KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI QUẢNG NAM

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Cơ khí - Vật liệu UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH ---------- PHAN THỊ HƯƠNG KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 UBNN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA : LÝ – HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện PHAN THỊ HƯƠNG MSSV: 2113012937 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn TS. TRẦN THANH DŨNG MSCB: Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi ,các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác . Tác giả khóa luận Phan Thị Hương LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân . Tôi xin chân thành cảm ơn : Ban giám hiệu trường Đại Học Quảng Nam Xin chân thành cảm ơn quý Thầy , Cô giáo khoa Lý – Hóa – Sinh trường Đại Học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các kết quả nghiên cứu này . Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của thầy T.S Trần Thanh Dũng trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này . Xin gởi đến quý thầy cô trong hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc nhất . Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ , động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Quảng Nam , tháng 04 , năm 2017 Tác giả khóa luận Phan Thị Hương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CV : Hệ số biến động 2. LSD0.05 : Độ sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức xác suất 95 3. CT :Công thức 4. STT : Số thứ tự 5. NSLL : Năng suất lí thuyết 6. NSG : Ngày sau gieo DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên 1 Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ở Việt Nam từ năm 2004- 2012 2 Bảng 2.1. Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam 3 Bảng 3.1. Tỉ lệ mọc qua các kì theo dõi 4 Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm 5 Bảng 3.3. Số cành cấp 1 qua các kì theo dõi 6 Bảng 3.4. Chiều dài cành cấp 1 qua các giai đoạn 7 Bảng 3.5. Số lá trên cây qua các kì theo dõi 8 Bảng 3.6. Số nốt sần hữu hiệu qua các giai đoạn 9 Bảng 3.7. Tình hình bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây lạc vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại Núi Thành, Quảng Nam 10 Bảng 3.8. Tình hình bệnh héo rũ do nấm Sclerotium rolfsii Saccqua các công thức 11 Bảng 3.9. Hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ của các loại thuốc khảo nghiệm 12 Bảng 3.10. Diễn biến tỉ lệ bệnh đốm lá qua các kì theo dõi 13 Bảng 3.11. Diễn biến chỉ số bệnh đốm lá qua các kì theo dõi 14 Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh lỡ cổ rễ qua các kì theo dõi 15 Bảng 3.13. Hiệu lực của các loại thuốc tham gia thí nghiệm đối với bệnh 16 Bảng 3.14. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên 1 Biểu đồ 2.1. Đặc trưng nhiệt độ, độ ẩm, lương mưa, số giờ nắng từ tháng 01 -32017 2 Biểu đồ 3.1. Chiều cao thân chính qua các kì theo dõi 3 Biểu đồ 3.2. Chiều dài cành cấp 1 qua các thời kì theo dõi 4 Biểu đồ 3.3. Số lá trên thân trên cây qua các kì theo dõi 5 Biểu đồ 3.4. . Diễn biến tỉ lệ bệnh héo rũ 6 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ bệnh qua các kì theo dõi 7 Biểu đồ 3.6. Chỉ số bệnh đốm lá qua các kì theo dõi Tỉ lệ bệnh qua các kì theo dõi MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3 5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3 6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 3 Phần II. NỘI DUNG .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Giới thiệu về cây lạc........................................................................................ 4 1.1.1. Phân loại khoa học (Scientific classification) ............................................. 4 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 4 1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây lạc ..................................................................... 6 1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ................................................................ 10 1.3. Những nghiên cứu về bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc và biện pháp phòng trừ .............................................................................................................. 13 1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước. ........................................................................................................... 13 1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc trên thế giới........................................................................................................................ 13 1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc trong nước......................................................................................................................17 1.3.2. Các nghiên cứu về biện pháp hóa học phòng trừ bệnh chết cây bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước. ...................................................................... 18 1.4. Tổng quan các loại thuốc thí nghiệm ............................................................ 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 20 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 20 2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................. 21 2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu. ........................................................................ 26 2.4 Quy trình canh tác cây lạc ............................................................................. 26 2.5. Điều kiện nghiên cứu .................................................................................... 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30 3.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc dến sinh trưởng, phát triển của cây lạc qua các giai đoạn ............................................................................................................... 30 3.1.1. Tỷ lệ mọc sau khi gieo ở các công thức thí nghiệm ...................................... 30 3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm vụ Đông Xuân 2016- 2017 tại Núi Thành, Quảng Nam. .......................................... 31 3.1.3. Số cành cấp 1 ............................................................................................. 32 3.1.5. Số lá trên thân và số nốt sần qua các kì theo dõi ....................................... 36 3.2. Tình hình bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây lạc qua các giai đoạn ...... 38 3.3. Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc đến khả năng phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc. .......................................................................................................... 39 3.3.1. Diến biến tình hình bệnh héo rũ sau phun các loại thuốc khảo nghiệm ... 39 3.3.2. Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.................................... 41 3.4. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến một số bệnh hại chính trên cây lạc ........ 42 3.4.1. Diễn biến bệnh đốm lá Cercospora sp qua các kì theo dõi ở các công thức thí nghiệm............................................................................................................. 42 3.4.2. Diễn biến bệnh lỡ cổ rễ qua các kì theo dõi ở các công thức thí nghiệm .. 45 3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................ 46 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 48 1. Kết luận ............................................................................................................ 48 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 48 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 49 PHẦN V. PHỤ LỤC................................................................................................. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với mục tiêu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Do đó, nước ta cần thiết chú trọng tăng cường diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng công nghiệp trong đó có cây lạc. Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thảo hàng năm, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới. Lạc được coi là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước. Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm của thế giới. Ngoài giá trị sử dụng như là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, cây lạc còn có khả năng cải tạo đất vì vậy nó là một trong những cây trồng quan trọng và có giá trị trong hệ thống luân xen canh cây trồng tại Việt Nam. Lạc là cây trồng nguyên liệu có khả năng phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu ăn, công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ..., hạt lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng cho nên nó là thực phẩm giàu năng lượng cho con người. Cây lạc đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam vì có diện tích khá lớn trong cơ cấu cây trồng của tỉnh và có giá trị kinh tế cao so với một số cây trồng khác. Năm 2005, diện tích lạc tại Quảng Nam là 8960 ha với sản lượng 12.760 tấn; năm 2010, diện tích lạc khoảng 10.000 ha với sản lượng khoảng 16.000 tấn. Năm 2015 diện tích đạt 11.000 ha với sản lượng khoảng 18.000 tấn. Diện tích trồng lạc tăng lên qua các năm vì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả qua trồng lạc. Tuy diện tích ngày càng tăng nhưng năng suất vẫn không tăng đáng kể, vấn đề hạn chế năng suất lớn nhất chính là bệnh hại, đặc biệt là bệnh chết cây con sau 2 khi mọc và bệnh héo rũ thường xảy ra lúc cây lạc đang đâm tia gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu về giống, BVTV, kỹ thuật canh tác đã được thực hiện và có nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt bệnh héo rũ do tập đoàn nấm đất phát sinh gây hại nặng trên cây lạc gây khó khăn cho người sản xuất trong việc phòng trừ. Tại Núi Thành - Quảng Nam bệnh héo rũ càng xuất hiện phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch. Thông thường bà con nông dân phun thuốc hóa học khi thấy trên ruộng có nhiều cây bị héo rũ, đồng thời cũng không biết loại thuốc nào có hiệu quả phòng trừ tốt nhất nên hiệu quả phòng trừ không cao. Theo quan điểm của công tác bảo vệ thực vật thì phòng bệnh là chính, trừ bệnh phải kịp thời, an toàn và hiệu quả, do đó việc xác định được loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên lạc cần phải đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ trên cây Lạc trong vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Quảng Nam” với mục đích giúp người dân phòng chống bệnh chết cây, bệnh héo rũ ở cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người trồng lạc. 2. Mục tiêu của đề tài Tìm ra được loại thuốc trừ bệnh héo rũ và bệnh chết cây hiệu quả nhất trên cây lạc ở địa bàn nghiên cứu trong vụ Đông xuân 2016 - 2017. 3. Đối tượng nghiên cứu - 5 loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên câylạc: Iprodione (Rovral 50WP) ; Hexaconazole (Anvil 5SC); (Metalaxyl M + mancozeb) Ridomil Gold 68WG, Pencycuron (Monceren 250 SC),Tebuconazole (Folicur 430 SC) 3 4. Phạm vi nghiên cứu. - Địa điểm: Xã Tam Thạnh - Núi Thành - Quảng Nam - Thời gian nghiên cứu : Vụ Đông xuân 2016 -2017 (từ tháng 12017 – 62017). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học - Giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong học tập vào trong thực tiễn đời sống. - Tăng cường năng lực cho sinh viên, giúp bản thân hiểu rõ hơn các chất điều hòa sinh trưởng. - Các kết quả của đề tài sẽ cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học về tác hại của bệnh héo rũ trên cây lạc và tác động của các loại thuốc trừ bệnh thế hệ mới đến sự phát sinh phát triển của bệnh héo rũ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài ứng dụng vào sản xuất nhằm hạn chế tác hại của bệnh héo rũ trên cây lạc góp phần làm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 4 Phần II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây lạc Cây lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ. Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng vói sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc. Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê tìm thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu. Người ta đã phát hiện ở đây nhiều ngôi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ tốt. Trong đó có nhiều vại dựng quả lạc. Những mẫu vật về lạc phát hiện ở AnCôn có liên quan với văn hoá trước AnCôn được xác định vào khoảng 750-500 năm trước công nguyên. Theo tài liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây khoảng 3800 năm. 1.1.1. Phân loại khoa học (Scientific classification) Bộ (ordo) Đậu (Fabales) Họ (familia) Đậu (Fabaceae) Phân họ (subfamilia) Đậu (Faboideae) Tông (tribus) Rút dại (Aeschynomeneae ) Chi (genus) Lạc (Arachis ) Loài (species) Arachis hypogaea 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố Cây lạc (Arachis hypogaea ) với khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ. Loài lạc (Arachis hypogaea ) có thể được thuần hóa đầu tiên ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (Nam Mỹ), nơi mà các chủng hoang dã nhất còn phát triển cho đến ngày nay. Ở Nam Mỹ, nhiều nền văn hóa tiền Columbus, chẳng hạn như nền văn hóa Moche, đã mô tả cây lạc trong nghệ thuật của họ. 5 Ở Peru, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây lạc khoảng 7.600 năm. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây lạc ở các thuộc địa ở Nam và Trung Mỹ, từ đó cây lạc được lan truyền trên toàn thế giới bởi các thương nhân châu Âu. Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ. Cây lạc đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và sau đó lan rộng ra khắp châu Á. 4 Ở Việt Nam, lịch sử trồng lạc chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn cũng chưa đề cập đến cây lạc. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ mà người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18. Trước thế kỷ 19, cây lạc ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu khai thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc. Hiện nay cây lạc có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam Hình 1.1. Cây lạc 6 1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây lạc Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng  Rễ Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m. Tuy nhiên đại bộ phận rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0-30cm (chiếm 60-80 trọng lượng). Trọng lượng rễ thay đổi tuỳ thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất. Bộ rễ phát triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc. Hình 1.2. Rễ lạc  Thân, cành Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mền, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15-25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống, tuỳ vào điều kiện ngoại cảnh. Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống. + Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành. Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính. Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm. Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên. Cặp cành 7 này xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật. Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2. Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1và 3 cho nên cành 3,4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5,6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cạp cành thứ 3. + Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên. Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1. Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2. Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5,6 lá trên thân chính. Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả. Các cành mô tả trên đều là cành quả. Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50-70 tổng số hoa, quảcây; tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20-30 và tầng cành 3 thường dưới 10 số hoa, quả. Hình 1.3. Thân, cành lạc  Lá lạc - Lá: Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4-9cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6-8 lá chét. Lá chết không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ theo giống. Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt. (Đất nhiều nước quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn lá màu xanh tối). Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định N hoạt động mạnh cung cấp 8 đủ N cho cây thì lá có màu xanh đậm. Có thể - Sự phát triển của bộ lá Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20-25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50-80 lá. Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳhình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá. Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chieèu cao thân. Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh. Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả- hạt (30-35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già. Hình 1.4. Lá lạ c Đặc điểm cơ quan sinh thực  Hoa Cấu tạo hoa Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái. Hình 1.5. Hoa lạc 9 - Đặc tính ra hoa của lạc Hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2-7 hoa có khi tới 15 hoa. Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ. Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá đó một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang 1 lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa. Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 25. Như vậy, chùm hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có khích thước rất nhỏ.  Quả và hạt Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả.Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất. Tia thường dài không quá 15cm. Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2-7cm dưới mặt đất. Hình 1.6. Quả, hạt lạc Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1-8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc. Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong. Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong. Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng mô mềm rất dầy. Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và biến mất khi hạt già. 10 Hình dạng quả Hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc. Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, đều kiện phơi. Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bóng Hình dạng hạt Hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp súc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to. Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím. Có vân hoặc không. Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một đặc tính giống. Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác. Số hạt trong 1 quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt. Quả có 1 hạt giống nào cũng có. Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt. Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt , hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn. Tỷ lệ hạt quả bến động từ 68-80; Thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác. 1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt 237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấnha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn. Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấnha. Đến giai đoạn 1995 - 2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấnha cao nhất trong giai đoạn này. Theo FAOSTAT (2012)12, giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấnha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82 tấnha đưa cây lạc 11 đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 - 50 triệu USDnăm. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ở Việt Nam từ năm 2004-2012 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạha) Sản lượng (nghìn tấn) 2004 263,70 17,80 469,00 2005 269,60 18,10 489,30 2006 246,70 18,70 462,50 2007 254,50 20,00 510,0 2008 255,30 20,80 530,20 2009 245,00 20,90 510,90 2010 231,40 21,10 487,20 2011 223,80 20,90 468,70 2012 220,50 21,30 470,60 Nguồn: niêm giám thống kê năm 2012 Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đông Nam bộ (29.575 ha). Diện tích còn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 6264 tỉnh thành, chỉ có hai 8 tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau. Trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha). Tuy nhiên, trong giai đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên và cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới 0,5 – 0,6 tấnha (năng suất lạc của thế giới năm 2010 đạt 1,523 tấnha). Năng suất lạc giữa các tỉnhthành trong cả nước có sự chênh lệch đáng kể. Năng suất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận là 0,71 tấnha đạt thấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấnha đạt 12 cao nhất. Các tỉnh có năng suất lạc cao là Trà Vinh (4,08 tấnha), Nam Định (3,6 tấnha), Tây Ninh (3,28 tấnha) và Hưng Yên (3,1 tấnha). Đặc biệt là Tây Ninh, tỉnh có diện tích trồng lạc lớn thứ 2 và năng suất đứng thứ 3 trong cả nước.8 Tại Quảng Nam, cây lạc được trồng khá phổ biến và đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu cây trồng ngắn ngày của tỉnh. Lạc được trồng 2 vụnăm: vụ Đông xuân và vụ Hè thu, trong đó vụ Đông xuân được trồng với diện tích lớn. Diện tích hằng năm ước đạt khoảng 10.000 ha với năng suất bình quân từ 16 – 18 tạha. Tuy diện tích trồng lạc khá lớn so với các tỉnh miền Trung nhưng năng suất và sản lượng còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Điều này một mặt do diện tích trồng còn manh mún, một mặt là do tình hình sâu bệnh hại. Do vậy, lạc chủ yếu được dùng để ép dầu dùng trong gia đình, chưa phải là cây trồng sản xuất hàng hóa của tỉnh. Tại huyện Núi Thành cây lạc (còn gọi là cây đậu phụng) là cây trồng truyền thống của nông dân Quảng Nam và là cây trồng có diện tích đứng thứ 3 sau cây lúa và cây ngô. Hiện toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha lạc, là một tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất khu vực Duyên Hải Nam trung Bộ. Tiềm năng diện tích lạc của Quảng Nam còn có thể mở rộng hơn nữa nhờ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được đẩy mạnh (theo số liệu của Viện cây lương thực, thực phẩm thì riêng Quảng Nam diện tích cây lạc có thể phát triển trên 20.000 ha). Cây lạc còn là một trong rất ít loài cây trồng có đầu ra tốt và ổn định trong nhiều năm liền. Diện tích trồng lạc tập trung chủ yếu ở vụ Đông Xuân (chiếm từ 80 – 83 diện tích); lạc ở vụ Hè, Hè Thu phần lớn diện tích được phân bổ ở vùng trung du, miền núi. Chủ yếu sản xuất bằng giống lạc sẻ Tây Nguyên - giống này có năng suất thấp và có những biểu hiện của thoái hóa giống như: độ đồng đều kém, nhiễm nặng bệnh chết ẻo (cả hai loại là héo xanh vi khuẩn và lở cổ rễ)... Diện tích trồng lạc vụ Đông Xuân tại Núi Thành 790ha đã tỉa xong và bắt đầu phân cành ra hoa và hình thành quả ,do điều kiện thời tiết thất thường nên dự kiến năng suất lạc sẽ thấp hơn so với các năm . 13 1.3. Những nghiên cứu về bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc và biện pháp phòng trừ Các kết quả nghiên cứu bệnh chết cây thường xuất hiện khi lạc mới mọc mầm do nấm Rhizoctonia sp. gây ra, bệnh héo rũ trên cây lạc thường do tập đoàn vi sinh vật gây ra như nấm Fusarium sp., Sclerotium sp., vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, đây là các đối tượng khó phòng trừ vì nguồn bệnh thường nằm trong đất và có thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày (đối với nấm hại) và từ 10 – 15 ngày (đối với vi khuẩn gây hại), chính vì vậy khi thấy cây bị héo rũ thi việc phun thuốc không còn hiệu quả. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy bệnh héo rũ trên lạc thường xuất hiện vào thời điểm sau khi chấm dứt đâm tia và hình thành quả non. Do đó việc nghiên cứu sử dụng các loại thuốc vừa có đặc tính phòng và và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cần phải được tiến hành vào thời điểm bệnh thường xuất hiện có thể sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm phòng trừ bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên lạc góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng lạc. 1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước. 1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc trên thế giới Bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất lạc, bệnh hại lạc là do một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn 20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong ñó nhóm bệnh nấm hại lạc chiếm đa số và gây thiệt hại mạnh nhất. Cũng theo D.J.Allen and J.M.Lenne, 199810 có khoảng 40 loại bệnh hại lạc đáng chú ý đóng vai trò quan trọng trên thế giới chia làm 5 nhóm bệnh hại. Có thể nói, nhóm bệnh héo rũ gây chết cây hại lạc là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm. Những cây bị nhiễm bệnh phần lớn bị héo và chết, nếu còn sống sót thì mất khả năng cho năng suất hoặc năng suất thấp, chất lượng kém. Cũng vì thế mà có những nghiên cứu về nhóm bệnh này cách đây hàng thế kỷ. Có thể tóm tắt một số nấm gây bệnh héo chết cây hại lạc như sau: a. Bệnh héo rũ gốc mốc đen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh 14 Theo D.J.Allen and J.M.Lenne, 1998 bệnh héo rũ gốc mốc đen được phát hiện lần đầu tiên tại Sumatra vào năm 1926 nhưng từ những năm 1920 người ta đã phát hiện ra nấm gây biến dạng mầm củ và hạt lạc. Theo N.KoKalis-Burelle, 1997 ở Châu Á, bệnh được ghi nhận đầu tiên tại Andhara Pradesh năm 1980. Hiện nay, bệnh héo rũ gốc mốc đen được coi là bệnh hại nguy hiểm tại các vùng trồng lạc trên thế giới, thiệt hại do bệnh gây ra ước tính từ 1-50 năng suất 17 .Nấm A.niger gây ra hiện tượng thối hạt, lạc chết mầm và chết héo cây con trong vòng 30 ngày sau trồng. Trên vết bệnh, sợi nấm và cành bào tử phân sinh thường được quan sát thấy ở vùng cổ rễ và xuất hiện rất nhanh sau khi hạt nẩy mầm. Sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào cổ rễ, đoạn thân ngầm sát mặt đất làm cho biểu bì, vỏ thân bị nứt rạn, thâm đen, thối mục, làm cho cây bị héo rũ, chết khô. A.niger tồn tại trong đất, trên hạt giống với tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh lên tới 90. Nấm bệnh truyền qua đất và có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện biến động lớn của độ ẩm đất, chất lượng hạt giống kém và tỷ lệ sát thương cao. Độc tố do nấm sản sinh gây ra ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như rễ quăn xoắn, biến dạng ngọn, thậm chí cả các axit béo tự do trong hạt cũng chứa độc tố. Nấm A.niger là loài nấm đất gây bệnh héo rũ trên hạt đồng thời là nấm hại hạt điển hình 23. Trên thế giới ñã có rất nhiều nghiên cứu về nấm A.niger, người ta đã phân lập được 37 loài gây hại trên thực vật. b. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Do nấm Sclerotium rolfsii Sacc. S. rolfsii gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới2. Thiệt hại về năng suất do bệnh gây ra ước tính khoảng 25 - 80. Ở vùng Geogia của Mỹ, tổn thất do bệnh gây ra ước tính 43 triệu USD năm (N.KoKalis-Burelle, 1997). S. rolfsii là loài nấm có phổ kí chủ rộng, có khả năng lây nhiễm trên 500 loài cây ký chủ thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm, đặc biệt là trên những cây thuộc các họ đậu đỗ, bầu bí, cà và một số loài rau trồng luân canh với cây họ đậu. Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các mùa vụ trồng: lạc xuân và lạc thu. Các giống lạc đang trồng phổ biến ngoài sản xuất đều có thể bị nhiễm bệnh nhưng ở mức độ khác nhau. Mức độ phát sinh và tác hại của bệnh thường xảy ra trong 15 điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém, trên đất trồng độc canh, đất cát pha, thịt nhẹ. Bệnh phát triển nhẹ trên đất thịt nặng, đất luân canh với cây lúa nước. Bệnh thường xuất hiện trên đồng ruộng từ sau trồng 16-23 ngày trở đi, bệnh có xu hướng tăng dần vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa- hình thành quả. Nấm gây bệnh phát sinh phát triển xâm nhiễm thuận lợi nhất trong điều kiện nhiệt độ 25-300 C, ẩm độ cao 2. Nấm không những gây hại trên cây lạc mà còn gây hại trên nhiều đối tượng khác như cà chua, ớt,…Trên ớt thì bệnh thối thân do nấm S.rolfsii gây ra là một bệnh nghiêm trọng nhất có nguồn gốc từ đất và gây thiệt hại lớn vì gây chết hàng loạt cây con trong vườn ươm và chết cây trên vườn trồng. Nhiều nghiên cứu về nấm cho thấy: S. rolfsii có khả năng sản sinh ra một lượng lớn axit oxalic. Độc tố này xâm nhập làm biến đổi màu ở trên hạt và gây nên những đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn đầu phát triển bệnh. S. rolfsii có sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, trên vết bệnh hình thành hạch nấm màu trắng khi non, và khi già có màu nâu, đường kính hạch nấm từ 1- 2 mm. Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, hạt, đất trồng lạc mà còn có mặt trên tàn dư của các cây trồng khác. Đặc biệt hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong tầng đất canh tác. Sức sống của hạch trong đất là 56 - 73 sau 8 - 10 tháng. c. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum ): Bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum gây ra là bệnh phổ biến và gây hại lớn ở châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, châu Á. Bệnh gây hại nghiêm trọng và là một hạn chế lớn cho nghề sản xuất lạc ở nước ta. Tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Uganda, cũng như ở nước ta và các nước Đông Nam Á, thiệt hại hàng năm trong phạm vi từ 5-80, trung bình từ 10-40 năng suất (Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mẫn, 1999) 3. Bệnh gây thiệt hại lớn trên vừng và lạc tại Trung Quốc bệnh hại nặng trên cây lạc tại Malaysia... Ở Việt Nam hàng năm ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa với tỷ lệ bệnh là 15-35 (Hong N.X và V.K.Mehan, 1991) 9. Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc được phát hiện đầu tiên vào năm 1905 ở Indonesia (Van breda Haa, 1906). Năm 1912 bệnh héo xanh vi khuẩn được phát 16 hiện Granville, bắc Califonia Mỹ (Fulton, H.R và CTV) 13. Bệnh phát hiện ở Trung Quốc năm 1930 tại các tỉnh phía Nam, còn ở Uganda bệnh được phát hiện từ năm 1938, và được coi là bệnh quan trọng nhất trên cây lạc (Opio, A.P và CTV) 22. Nghiên cứu về mức độ phổ biến của vi khuẩn gây bệnh, tác giả Nguyễn Thị Ly và cs (1996) 6 cho rằng bệnh thường gây hại nặng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc trên đất cát xen canh với cây dứa và một số cây trồng cạn khác. Một số nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh: Vi khuẩn gây bệnh Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchi et al. trước đây có tên là Pseudomonas solanacearum Smith. Sau này do nhận thấy vi khuẩn này có một số đặc điểm khác với Pseudomonas nên có tên gọi là Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchi et al. . Vi khuẩn được Smith E.F nghiên cứu từ năm 1895 trên cây cà chua, cà và khoai tây ở Mỹ. Tại hội nghị quốc tế lần thứ hai về bệnh héo xanh vi khuẩn được tổ chức ở Pháp năm 1997 đã thống nhất đổi tên thành là Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchi et al.. Bệnh HXVK phân bố rộng rãi, phổ biến và gây hại nghiêm trọng ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm và ẩm trên thế giới 15; 18. Trên cây lạc, bệnh HXVK đã được công bố ở Indonesia vào năm 1905 và mức độ gây hại có thể làm giảm năng suất 90 đối với lạc, 16 đối với cà chua và 18 đối với khoai tây. Hàng năm ước tính thiệt hại do bệnh HXVK trên lạc từ 50.000 đến 150.000 tấn (Machmud et al. , 1994) 21 Ở Trung Quốc, bệnh HXVK gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng và phân bố rộng rãi không chỉ có trên cây cà chua, cây cà, khoai tây, thuốc lá, gừng mà còn gây hại phổ biến trên cây gỗ như ôliu, cây dâu (He, 1986) 16. Trên cây lạc bệnh HXVK được phát hiện từ những năm 1930 ở những vùng trồng lạc phía Nam. Với diện tích trồng lạc 3,3 triệu ha, hàng năm có tới 200.000 ha (khoảng 6 trong tổng diện tích) bị nhiễm bệnh với mức độ phân bố rộng rãi ở 17 tỉnh trồng lạc. Mức độ nhiễm bệnh rất khác nhau và thay đổi theo vùng với 1-5 ở các vùng có luân canh lạc-lúa, 10-30 ở những vùng khô, còn những 17 vùng bị nặng tỷ lệ này lên đến 50. Bệnh gây thiệt hại ước tính từ 45.000-65.000 tấn lạc hàng năm (Tan et al, 1990) 24. 1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc trong nước. Theo Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Xuyến (1991)6, trong những năm qua , tại Việt Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng nghiên cứu về bệnh héo do A.niger, S.rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc thông báo triệu chứng và nguyên nhân bệnh , chứ chưa đi vào khảo sát các biện pháp phòng trừ. A.niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001)2 . Còn S.rolfsii hại phổ biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở Đông Nam Bộ, tỉ lệ bệnh 8-10. Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng cục bộ tỉ lệ bệnh có thể lên tới 20-25 (Nguyễn Thị Ly, 1996)5 . S.rolfsii gây hại trên lạc vụ thu mạnh hơn lạc vụ xuân do thời tiết thuận lợi cho nấm phát triển, bệnh xuất hiện vào thời kỳ cây lạc chớm ra hoa đến thời kỳ đâm tia tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn so với vụ xuân. Các giống lạc có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt, thế cây đứng, tán gọn, lá nhỏ, kháng cao với bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm hẳn so với các giống có thời gian sinh truởng dài. Đồng thời tác giả tiến hànhkhảo sát hiệu quả ức chế của hai loài nấm đối kháng Trichoderma harzianum và Trichoderma viride đối với Sclerotium solfsii. Kết quả cho thấy cả Trichoderma viride và Trichoderma harzianum đều có khả năng ức chế Sclerotium solfsii trên môi truờng PGA. Hiệu lực ức chế Sclerotium solfsii của Trichoderma viride đạt 75,2 cao hơn so với Trichoderma harzianum đạt 73,4. Hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi Trichoderma viride được xử lý trước khi nấm Sclerotium solfsii phát triển xâm nhập vào cây trồng (Ngô Bích Hảo, 2004,)3 . 18 1.3.2. Các nghiên cứu về biện pháp hóa học phòng trừ bệnh chết cây bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước. Việc quản lý héo vi khuẩn bằng phương pháp vật lý, hoá học, sinh học và văn hoá đã được điều tra trong nhiều thập kỷ. Elphinstone 11 đã nghiên cứu sâu về bệnh héo vi khuẩn vào năm 2005, và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về chủ đề này Acibenzolar-S-methyl (ASM) đã được đề xuất để tạo ra sức đề kháng hệ thống 14. Sự kết hợp của ASM và thymol làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tăng sản lượng lạc, trong khi đó ASM hoặc thymol đơn thuần không. Silicon hoặc Si và chitosan làm giảm tỉ lệ héo do vi khuẩn gây ra thông qua kháng thuốc gây ra. Wang và cộng sự báo cáo rằng kháng Si qua trung gian liên quan đến sự gia tăng số lượng vi sinh vật trong đất cũng như hoạt động của enzyme đất (urease và acid phosphatase) 25 . Việc ngâm hạt trong dung dịch natri clorua thấp đã được tìm thấy trước đây làm tăng sức sống của cây và khả năng chịu đựng của R. solanacearum trong lạc 19. Đồng thời, cần quan sát kỹ triệu chứng bệnh và diễn tiến phát triển của bệnh để có hành động phù hợp. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 30g Ridomil MZ 72WP + 5cc Score 250EC pha với 10 lít nước để phun . 1.4. Tổng quan các loại thuốc thí nghiệm Iprodione (Rovral 50WP) Thuộc nhóm Dicarboximide, Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Kìm hãm sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển sợi nấm. Thuốc trừ nấm phổ rộng, trừ nhiều loại nấm như Alternaria, Botrytis, Corticium, Fusarium, Helminthosporium, Monilia, Phoma, Sclerotinia trên nhiều cây trồng khác nhau. Hexaconazole (Anvil 5SC) Thuốc nhóm Triazole, Là nhóm thuốc mới, với nhiều hoạt chất trừ nấm, phổ rộng, được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ 20 cho đến nay. Cơ chế 19 tác động: đều kìm hãm sự tách methyl của steroid, dẫn đến kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol. Một số thuốc khác còn kìm hãm sinh tổng hợp gibbellelin và ergosterol (Triadimenol). Hậu quả làm ngừng sự phát triển của ống mầm và sợi nấm; ngăn cản hình thành giác bám hay giác mút và kìm hãm bào tử nảy mầm. Các thuốc trong nhóm đều là loại thuốc nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, phổ rất rộng, được dùng để phun lên cây, xử lý giống. Một số thuốc trong nhóm chỉ có tác dụng xử lý giống. Lượng dùng thấp. Thuốc có thể xâm nhập vào cây nhanh, vận chuyển hướng ngọn. Ridomil Gold 68WG (Metalaxyl M + mancozeb) Thuốc hỗn hợp của nhóm thuốc Phenyl amid và nhóm thuốc Alkyllenbis dithiocarbamat. Được phát hiện từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và trừ bệnh. Phổ rộng. Thấm qua rễ, thân, lá, vận chuyển hướng ngọn, đến mọi bộ phận của cây. Kìm hãm sinh tổng hợp protein trong nấm bằng cách gây trở ngại cho việc tổng hợp RNA của ribosom. Liều dùng 250-400gha. Pencycuron (Monceren 250 SC) Thuộc Nhóm Phenyl urea, được phát hiện năm 1981. Kìm hãm phân chia tế bào. Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ, trừ bệnh Rhizoctonia solani và Pellicularia spp . trên khoai tây, lúa, bông, mía, rau cây cảnh bằng phun lên cây, xử lý giống hoặc xử lý đất. Tebuconazole (Folicur 430 SC): Cùng gốc với thuốc Anvil 5SC 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống lạc sẽ Tây Nguyên được sản xuất đại trà tại xã Tam Thạnh- Núi Thành- Quảng Nam. - 5 loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc: 1 Iprodione (Rovral 50WP): 2 Hexaconazole (Anvil 5SC) 3 Metalaxyl M + mancozeb (Ridomil Gold 68WG) 4 Pencycuron (Monceren 250 SC) 5 Tebuconazole (Folicur 430 SC) 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng , phát triển và năng suất của cây lạc. - Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến bệnh héo rũ hại lạc - Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến một số bệnh hại chính trên cây lạc 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại. Diện tích ô như sau: - Diện tích ô 6m2 ( 3 m x 2 m) - Diện tích thí nghiệm: 18 x 6 m2 = 108 m2 . - Diện tích cách li và bảo vệ: 20 m 2 - Tổng diện tích thí nghiệm: 128 m 2 - Mật độ và khoảng cách gieo: 20 cm x 15 cm x 1 câyhốc 21 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 6 công thức: 1 Không xử lý thuốc, Phun nước lã (Đối chứng) 2 Xử lý giống trước khi gieo và Phun Rovral 50WP 3 Xử lý giống trước khi gieo và Phun Anvil 5 SC 4 Xử lý giống trước khi gieo và Phun Ridomil Gold 68WP 5 Xử lý giống trước khi gieo và Phun Monceren 250 SC 6 Xử lý giống trước khi gieo và Phun Folicur 430 SC  I, II, III : là 3 lần nhắc lại Các loại thuốc được xử lý như sau: - Xử lý khô: Dùng 2,5 g hoặc 2,5 ml thuốc thí nghiệm trộn đều với 1 kg hạt giống theo từng công thức thí nghiệm. Trộn xong rồi gieo ngay. - Sau khi chấm dứt đâm tia (khoảng 35-40 ngày sau gieo) tiến hành phun các loại thuốc theo từng công thức thí nghiệm theo...

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH

- -

PHAN THỊ HƯƠNG

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN

2016-2017 TẠI QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

Trang 2

UBNN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA : LÝ – HÓA - SINH - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN

2016-2017 TẠI QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi ,các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả khóa luận Phan Thị Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân

Tôi xin chân thành cảm ơn :

Ban giám hiệu trường Đại Học Quảng Nam

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy , Cô giáo khoa Lý – Hóa – Sinh trường Đại Học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các kết quả nghiên cứu này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của thầy T.S Trần Thanh Dũng trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

Xin gởi đến quý thầy cô trong hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc nhất Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ , động viên tôi hoàn thành khóa luận này

Quảng Nam , tháng 04 , năm 2017 Tác giả khóa luận

Phan Thị Hương

Trang 5

5 NSLL : Năng suất lí thuyết

6 NSG : Ngày sau gieo

Trang 6

3 Bảng 3.1 Tỉ lệ mọc qua các kì theo dõi

4 Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm

5 Bảng 3.3 Số cành cấp 1 qua các kì theo dõi

6 Bảng 3.4 Chiều dài cành cấp 1 qua các giai đoạn

7 Bảng 3.5 Số lá trên cây qua các kì theo dõi

8 Bảng 3.6 Số nốt sần hữu hiệu qua các giai đoạn

9 Bảng 3.7 Tình hình bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây lạc vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại Núi Thành, Quảng Nam

10 Bảng 3.8 Tình hình bệnh héo rũ do nấm Sclerotium rolfsii Saccqua các công thức

11 Bảng 3.9 Hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ của các loại thuốc khảo nghiệm

12 Bảng 3.10 Diễn biến tỉ lệ bệnh đốm lá qua các kì theo dõi

13 Bảng 3.11 Diễn biến chỉ số bệnh đốm lá qua các kì theo dõi

14 Bảng 3.12 Tỷ lệ bệnh lỡ cổ rễ qua các kì theo dõi

15 Bảng 3.13 Hiệu lực của các loại thuốc tham gia thí nghiệm đối với bệnh

16 Bảng 3.14 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Đặc trưng nhiệt độ, độ ẩm, lương mưa, số giờ nắng từ tháng 01 -3/2017

2 Biểu đồ 3.1 Chiều cao thân chính qua các kì theo dõi

3 Biểu đồ 3.2 Chiều dài cành cấp 1 qua các thời kì theo dõi

4 Biểu đồ 3.3 Số lá trên thân trên cây qua các kì theo dõi

5 Biểu đồ 3.4 Diễn biến tỉ lệ bệnh héo rũ 6 Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ bệnh qua các kì theo dõi

7 Biểu đồ 3.6 Chỉ số bệnh đốm lá qua các kì theo dõi Tỉ lệ bệnh qua các kì theo dõi

Trang 8

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1 

1 Lí do chọn đề tài 1 

2 Mục tiêu của đề tài 2 

3 Đối tượng nghiên cứu 2 

Phần II NỘI DUNG 4 

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 

1.1 Giới thiệu về cây lạc 4 

1.1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification) 4 

1.1.2 Nguồn gốc và phân bố 4 

1.1.3 Đặc điểm sinh học của cây lạc 6 

1.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 10 

1.3 Những nghiên cứu về bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc và biện pháp

1.3.2 Các nghiên cứu về biện pháp hóa học phòng trừ bệnh chết cây bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước 18 

1.4 Tổng quan các loại thuốc thí nghiệm 18 

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20  2.1 Đối tượng nghiên cứu 20 

2.2 Nội dung nghiên cứu 20 

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20 

Trang 9

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20 

2.3.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 21 

2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu 26 

2.4 Quy trình canh tác cây lạc 26 

2.5 Điều kiện nghiên cứu 27 

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 

3.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc dến sinh trưởng, phát triển của cây lạc qua các giai đoạn 30 

3.1.1 Tỷ lệ mọc sau khi gieo ở các công thức thí nghiệm 30 

3.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm vụ Đông Xuân 2016- 2017 tại Núi Thành, Quảng Nam 31 

3.1.3 Số cành cấp 1 32 

3.1.5 Số lá trên thân và số nốt sần qua các kì theo dõi 36 

3.2 Tình hình bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây lạc qua các giai đoạn 38 

3.3 Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc đến khả năng phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc 39 

3.3.1 Diến biến tình hình bệnh héo rũ sau phun các loại thuốc khảo nghiệm 39 

3.3.2 Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm 41 

3.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến một số bệnh hại chính trên cây lạc 42 

3.4.1 Diễn biến bệnh đốm lá Cercospora sp qua các kì theo dõi ở các công thức thí nghiệm 42 

3.4.2 Diễn biến bệnh lỡ cổ rễ qua các kì theo dõi ở các công thức thí nghiệm 45 

3.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 46 

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 

1 Kết luận 48 

2 Kiến nghị 48 

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 

PHẦN V PHỤ LỤC  

Trang 10

PHẦN I MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với mục tiêu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp Do đó, nước ta cần thiết chú trọng tăng cường diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng công nghiệp trong đó có cây lạc

Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thảo hàng năm, thuộc họ Đậu

(Fabaceae) Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới Lạc được coi là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm của thế giới

Ngoài giá trị sử dụng như là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, cây lạc còn có khả năng cải tạo đất vì vậy nó là một trong những cây trồng quan trọng và có giá trị trong hệ thống luân xen canh cây trồng tại Việt Nam

Lạc là cây trồng nguyên liệu có khả năng phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu ăn, công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ , hạt lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng cho nên nó là thực phẩm giàu năng lượng cho con người

Cây lạc đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam vì có diện tích khá lớn trong cơ cấu cây trồng của tỉnh và có giá trị kinh tế cao so với một số cây trồng khác Năm 2005, diện tích lạc tại Quảng Nam là 8960 ha với sản lượng 12.760 tấn; năm 2010, diện tích lạc khoảng 10.000 ha với sản lượng khoảng 16.000 tấn Năm 2015 diện tích đạt 11.000 ha với sản lượng khoảng 18.000 tấn Diện tích trồng lạc tăng lên qua các năm vì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả qua trồng lạc

Tuy diện tích ngày càng tăng nhưng năng suất vẫn không tăng đáng kể, vấn đề hạn chế năng suất lớn nhất chính là bệnh hại, đặc biệt là bệnh chết cây con sau

Trang 11

khi mọc và bệnh héo rũ thường xảy ra lúc cây lạc đang đâm tia gây thiệt hại nghiêm trọng

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu về giống, BVTV, kỹ thuật canh tác đã được thực hiện và có nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt bệnh héo rũ do tập đoàn nấm đất phát sinh gây hại nặng trên cây lạc gây khó khăn cho người sản xuất trong việc phòng trừ

Tại Núi Thành - Quảng Nam bệnh héo rũ càng xuất hiện phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch

Thông thường bà con nông dân phun thuốc hóa học khi thấy trên ruộng có nhiều cây bị héo rũ, đồng thời cũng không biết loại thuốc nào có hiệu quả phòng trừ tốt nhất nên hiệu quả phòng trừ không cao

Theo quan điểm của công tác bảo vệ thực vật thì phòng bệnh là chính, trừ bệnh phải kịp thời, an toàn và hiệu quả, do đó việc xác định được loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên lạc cần phải đặt ra

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ trên cây Lạc trong vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Quảng Nam” với mục đích giúp người dân phòng chống bệnh

chết cây, bệnh héo rũ ở cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người trồng lạc

2 Mục tiêu của đề tài

Tìm ra được loại thuốc trừ bệnh héo rũ và bệnh chết cây hiệu quả nhất trên cây lạc ở địa bàn nghiên cứu trong vụ Đông xuân 2016 - 2017

3 Đối tượng nghiên cứu

- 5 loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên câylạc: Iprodione (Rovral 50WP) ; Hexaconazole (Anvil 5SC); (Metalaxyl M +

mancozeb) Ridomil Gold 68WG, Pencycuron (Monceren 250 SC),Tebuconazole (Folicur 430 SC)

Trang 12

4 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Xã Tam Thạnh - Núi Thành - Quảng Nam

- Thời gian nghiên cứu : Vụ Đông xuân 2016 -2017 (từ tháng 1/2017 – 6/2017)

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

- Giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong học tập vào trong thực tiễn đời sống

- Tăng cường năng lực cho sinh viên, giúp bản thân hiểu rõ hơn các chất điều hòa sinh trưởng

- Các kết quả của đề tài sẽ cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học về tác hại của bệnh héo rũ trên cây lạc và tác động của các loại thuốc trừ bệnh thế hệ mới đến sự phát sinh phát triển của bệnh héo rũ

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của đề tài ứng dụng vào sản xuất nhằm hạn chế tác hại của bệnh héo rũ trên cây lạc góp phần làm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận

Trang 13

Phần II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về cây lạc

Cây lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng vói sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc

Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê tìm thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu Người ta đã phát hiện ở đây nhiều ngôi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ tốt Trong đó có nhiều vại dựng quả lạc Những mẫu vật về lạc phát hiện ở AnCôn có liên quan với văn hoá trước AnCôn được xác định vào khoảng 750-500 năm trước công nguyên Theo tài liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây khoảng 3800 năm

1.1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification)

1.1.2 Nguồn gốc và phân bố

Cây lạc (Arachis hypogaea) với khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một

năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ

Loài lạc (Arachis hypogaea) có thể được thuần hóa đầu tiên ở các vùng

thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (Nam Mỹ), nơi mà các chủng hoang dã nhất còn phát triển cho đến ngày nay

Ở Nam Mỹ, nhiều nền văn hóa tiền Columbus, chẳng hạn như nền văn hóa Moche, đã mô tả cây lạc trong nghệ thuật của họ

Trang 14

Ở Peru, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây lạc khoảng 7.600 năm

Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây lạc ở các thuộc địa ở Nam và Trung Mỹ, từ đó cây lạc được lan truyền trên toàn thế giới bởi các thương nhân châu Âu

Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ

Cây lạc đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và sau đó lan rộng ra khắp châu Á [4]

Ở Việt Nam, lịch sử trồng lạc chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn cũng chưa đề cập đến cây lạc

Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ mà người Trung Quốc gọi cây lạc Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18

Trước thế kỷ 19, cây lạc ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu khai thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc

Hiện nay cây lạc có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam

Hình 1.1 Cây lạc

Trang 15

1.1.3 Đặc điểm sinh học của cây lạc

* Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng

 Rễ

Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m Tuy nhiên đại bộ phận rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0-30cm (chiếm 60-80% trọng lượng) Trọng lượng rễ thay đổi tuỳ thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất Bộ rễ phát triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc

Hình 1.2 Rễ lạc

 Thân, cành

Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mền, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng, hoặc có cạnh Thân có 15-25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều

hay ít tuỳ thuộc vào giống, tuỳ vào điều kiện ngoại cảnh Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống

+ Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành

Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên Cặp cành

Trang 16

này xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2 Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1và 3 cho nên cành 3,4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5,6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cạp cành thứ 3

+ Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1 Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2

Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5,6 lá trên thân chính Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả Các cành mô tả trên đều là cành quả Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (că ̣p cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50-70% tổng số hoa, quả/cây; tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20-30% và tầng cành 3 thường dưới 10% số hoa, quả

Hình 1.3 Thân, cành lạc

 Lá lạc

- Lá: Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4-9cm Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6-8 lá chét Lá chết không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ theo giống Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt (Đất nhiều nước quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn lá màu xanh tối) Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định N hoạt động mạnh cung cấp

Trang 17

đủ N cho cây thì lá có màu xanh đậm Có thể

- Sự phát triển của bộ lá

Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20-25 lá Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50-80 lá Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳhình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chieèu cao thân Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả- hạt (30-35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già

Hình 1.4 Lá lạc

* Đặc điểm cơ quan sinh thực

 Hoa

Cấu tạo hoa

Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng

hoa, nhị đực và nhị cái

Hình 1.5 Hoa lạc

Trang 18

- Đặc tính ra hoa của lạc

Hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2-7 hoa có khi tới 15 hoa Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá đó một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang 1 lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 2/5 Như vậy, chùm hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có khích thước rất nhỏ

 Quả và hạt

Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả.Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất Tia thường dài không quá 15cm Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2-7cm dưới mặt đất

Hình 1.6 Quả, hạt lạc

Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1-8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết

đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt Mỏ quả, độ

thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc

Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng mô mềm rất dầy Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và biến mất khi hạt già

Trang 19

Hình dạng quả

Hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo

lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại

cảnh đất trồng lạc, đều kiện phơi Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bóng

Hình dạng hạt

Hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp súc với hạt bên cạnh thường thẳng Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím Có vân hoặc không Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một đặc tính giống Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác Số hạt trong 1 quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt Quả có 1 hạt giống nào cũng có Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt , hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn Tỷ lệ hạt quả bến động từ 68-80%; Thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác

1.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt 237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha Đến giai đoạn 1995 - 2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này Theo FAOSTAT (2012)[12], giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc

Trang 20

đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 -

Nguồn: niêm giám thống kê năm 2012 Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đông Nam bộ (29.575 ha) Diện tích còn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, chỉ có hai 8 tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau Trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha) Tuy nhiên, trong giai đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên và cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới 0,5 – 0,6 tấn/ha (năng suất lạc của thế giới năm 2010 đạt 1,523 tấn/ha) Năng suất lạc giữa các tỉnh/thành trong cả nước có sự chênh lệch đáng kể Năng suất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận là 0,71 tấn/ha đạt thấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấn/ha đạt

Trang 21

cao nhất Các tỉnh có năng suất lạc cao là Trà Vinh (4,08 tấn/ha), Nam Định (3,6 tấn/ha), Tây Ninh (3,28 tấn/ha) và Hưng Yên (3,1 tấn/ha) Đặc biệt là Tây Ninh, tỉnh có diện tích trồng lạc lớn thứ 2 và năng suất đứng thứ 3 trong cả nước.[8]

Tại Quảng Nam, cây lạc được trồng khá phổ biến và đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu cây trồng ngắn ngày của tỉnh Lạc được trồng 2 vụ/năm: vụ Đông xuân và vụ Hè thu, trong đó vụ Đông xuân được trồng với diện tích lớn Diện tích hằng năm ước đạt khoảng 10.000 ha với năng suất bình quân từ 16 – 18 tạ/ha

Tuy diện tích trồng lạc khá lớn so với các tỉnh miền Trung nhưng năng suất và sản lượng còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của nó Điều này một mặt do diện tích trồng còn manh mún, một mặt là do tình hình sâu bệnh hại Do vậy, lạc chủ yếu được dùng để ép dầu dùng trong gia đình, chưa phải là cây trồng sản xuất hàng hóa của tỉnh

Tại huyện Núi Thành cây lạc (còn gọi là cây đậu phụng) là cây trồng truyền thống của nông dân Quảng Nam và là cây trồng có diện tích đứng thứ 3 sau cây lúa và cây ngô Hiện toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha lạc, là một tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất khu vực Duyên Hải Nam trung Bộ Tiềm năng diện tích lạc của Quảng Nam còn có thể mở rộng hơn nữa nhờ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được đẩy mạnh (theo số liệu của Viện cây lương thực, thực phẩm thì riêng Quảng Nam diện tích cây lạc có thể phát triển trên 20.000 ha) Cây lạc còn là một trong rất ít loài cây trồng có đầu ra tốt và ổn định trong nhiều năm liền

Diện tích trồng lạc tập trung chủ yếu ở vụ Đông Xuân (chiếm từ 80 – 83 % diện tích); lạc ở vụ Hè, Hè Thu phần lớn diện tích được phân bổ ở vùng trung du, miền núi Chủ yếu sản xuất bằng giống lạc sẻ Tây Nguyên - giống này có năng suất thấp và có những biểu hiện của thoái hóa giống như: độ đồng đều kém, nhiễm nặng bệnh chết ẻo (cả hai loại là héo xanh vi khuẩn và lở cổ rễ)

Diện tích trồng lạc vụ Đông Xuân tại Núi Thành 790ha đã tỉa xong và bắt đầu phân cành ra hoa và hình thành quả ,do điều kiện thời tiết thất thường nên dự kiến năng suất lạc sẽ thấp hơn so với các năm

Trang 22

1.3 Những nghiên cứu về bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc và biện pháp phòng trừ

Các kết quả nghiên cứu bệnh chết cây thường xuất hiện khi lạc mới mọc

mầm do nấm Rhizoctonia sp gây ra, bệnh héo rũ trên cây lạc thường do tập đoàn vi sinh vật gây ra như nấm Fusarium sp., Sclerotium sp., vi khuẩn Pseudomonas

solanacearum, đây là các đối tượng khó phòng trừ vì nguồn bệnh thường nằm

trong đất và có thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày (đối với nấm hại) và từ 10 – 15 ngày (đối với vi khuẩn gây hại), chính vì vậy khi thấy cây bị héo rũ thi việc phun thuốc không còn hiệu quả Các nghiên cứu cũng đã cho thấy bệnh héo rũ trên lạc thường xuất hiện vào thời điểm sau khi chấm dứt đâm tia và hình thành quả non Do đó việc nghiên cứu sử dụng các loại thuốc vừa có đặc tính phòng và và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cần phải được tiến hành vào thời điểm bệnh thường xuất hiện có thể sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm phòng trừ bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên lạc góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng lạc

1.3.1 Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước

1.3.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc trên thế giới

Bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất lạc, bệnh hại lạc là do một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn 20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong ñó nhóm bệnh nấm hại lạc chiếm đa số và gây thiệt hại mạnh nhất Cũng theo D.J.Allen and J.M.Lenne, 1998[10] có khoảng 40 loại bệnh hại lạc đáng chú ý đóng vai trò quan trọng trên thế giới chia làm 5 nhóm bệnh hại

Có thể nói, nhóm bệnh héo rũ gây chết cây hại lạc là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm Những cây bị nhiễm bệnh phần lớn bị héo và chết, nếu còn sống sót thì mất khả năng cho năng suất hoặc năng suất thấp, chất lượng kém Cũng vì thế mà có những nghiên cứu về nhóm bệnh này cách đây hàng thế kỷ Có thể tóm tắt một số nấm gây bệnh héo chết cây hại lạc như sau:

a Bệnh héo rũ gốc mốc đen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh

Trang 23

Theo D.J.Allen and J.M.Lenne, 1998 bệnh héo rũ gốc mốc đen được phát hiện lần đầu tiên tại Sumatra vào năm 1926 nhưng từ những năm 1920 người ta đã phát hiện ra nấm gây biến dạng mầm củ và hạt lạc Theo N.KoKalis-Burelle, 1997 ở Châu Á, bệnh được ghi nhận đầu tiên tại Andhara Pradesh năm 1980

Hiện nay, bệnh héo rũ gốc mốc đen được coi là bệnh hại nguy hiểm tại các vùng trồng lạc trên thế giới, thiệt hại do bệnh gây ra ước tính từ 1-50% năng suất

[17] Nấm A.niger gây ra hiện tượng thối hạt, lạc chết mầm và chết héo cây con

trong vòng 30 ngày sau trồng Trên vết bệnh, sợi nấm và cành bào tử phân sinh thường được quan sát thấy ở vùng cổ rễ và xuất hiện rất nhanh sau khi hạt nẩy mầm Sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào cổ rễ, đoạn thân ngầm sát mặt đất làm cho biểu bì, vỏ thân bị nứt rạn, thâm đen, thối mục, làm cho cây bị héo rũ, chết khô

A.niger tồn tại trong đất, trên hạt giống với tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh lên tới

90% Nấm bệnh truyền qua đất và có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện biến động lớn của độ ẩm đất, chất lượng hạt giống kém và tỷ lệ sát thương cao Độc tố do nấm sản sinh gây ra ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như rễ quăn xoắn, biến dạng ngọn, thậm chí cả các axit béo tự do trong hạt cũng chứa độc tố

Nấm A.niger là loài nấm đất gây bệnh héo rũ trên hạt đồng thời là nấm hại

hạt điển hình [23] Trên thế giới ñã có rất nhiều nghiên cứu về nấm A.niger, người ta đã phân lập được 37 loài gây hại trên thực vật

b Bệnh héo rũ gốc mốc trắng

Do nấm Sclerotium rolfsii Sacc S rolfsii gây hại phổ biến ở các vùng trồng

lạc trên thế giới[2] Thiệt hại về năng suất do bệnh gây ra ước tính khoảng 25 - 80% Ở vùng Geogia của Mỹ, tổn thất do bệnh gây ra ước tính 43 triệu USD/

năm (N.KoKalis-Burelle, 1997) S rolfsii là loài nấm có phổ kí chủ rộng, có khả

năng lây nhiễm trên 500 loài cây ký chủ thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm, đặc biệt là trên những cây thuộc các họ đậu đỗ, bầu bí, cà và một số loài rau trồng luân canh với cây họ đậu

Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các mùa vụ trồng: lạc xuân và lạc thu Các giống lạc đang trồng phổ biến ngoài sản xuất đều có thể bị nhiễm bệnh nhưng ở mức độ khác nhau Mức độ phát sinh và tác hại của bệnh thường xảy ra trong

Trang 24

điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém, trên đất trồng độc canh, đất cát pha, thịt nhẹ Bệnh phát triển nhẹ trên đất thịt nặng, đất luân canh với cây lúa nước Bệnh thường xuất hiện trên đồng ruộng từ sau trồng 16-23 ngày trở đi, bệnh có xu hướng tăng dần vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa- hình thành quả

Nấm gây bệnh phát sinh phát triển xâm nhiễm thuận lợi nhất trong điều kiện nhiệt độ 25-300C, ẩm độ cao [2]

Nấm không những gây hại trên cây lạc mà còn gây hại trên nhiều đối

tượng khác như cà chua, ớt,…Trên ớt thì bệnh thối thân do nấm S.rolfsii gây ra là

một bệnh nghiêm trọng nhất có nguồn gốc từ đất và gây thiệt hại lớn vì gây chết hàng loạt cây con trong vườn ươm và chết cây trên vườn trồng

Nhiều nghiên cứu về nấm cho thấy: S rolfsii có khả năng sản sinh ra một

lượng lớn axit oxalic Độc tố này xâm nhập làm biến đổi màu ở trên hạt và gây nên những đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn đầu phát triển bệnh

S rolfsii có sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, trên vết bệnh hình thành

hạch nấm màu trắng khi non, và khi già có màu nâu, đường kính hạch nấm từ 1- 2 mm Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, hạt, đất trồng lạc mà còn có mặt trên tàn dư của các cây trồng khác Đặc biệt hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong tầng đất canh tác Sức sống của hạch trong đất là 56 - 73% sau 8 - 10 tháng

c Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum): Bệnh héo xanh do vi

khuẩn R solanacearum gây ra là bệnh phổ biến và gây hại lớn ở châu Mỹ, châu

Phi, châu Úc, châu Á Bệnh gây hại nghiêm trọng và là một hạn chế lớn cho nghề sản xuất lạc ở nước ta Tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Uganda, cũng như ở nước ta và các nước Đông Nam Á, thiệt hại hàng năm trong phạm vi từ 5-80%, trung bình từ 10-40% năng suất (Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mẫn, 1999) [3] Bệnh gây thiệt hại lớn trên vừng và lạc tại Trung Quốc bệnh hại nặng trên cây lạc tại Malaysia Ở Việt Nam hàng năm ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa với tỷ lệ bệnh là 15-35% (Hong N.X và V.K.Mehan, 1991) [9]

Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc được phát hiện đầu tiên vào năm 1905 ở Indonesia (Van breda Haa, 1906) Năm 1912 bệnh héo xanh vi khuẩn được phát

Trang 25

hiện Granville, bắc Califonia Mỹ (Fulton, H.R và CTV) [13] Bệnh phát hiện ở Trung Quốc năm 1930 tại các tỉnh phía Nam, còn ở Uganda bệnh được phát hiện từ năm 1938, và được coi là bệnh quan trọng nhất trên cây lạc (Opio, A.P và CTV) [22]

Nghiên cứu về mức độ phổ biến của vi khuẩn gây bệnh, tác giả Nguyễn Thị Ly và cs (1996) [6] cho rằng bệnh thường gây hại nặng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc trên đất cát xen canh với cây dứa và một số cây trồng cạn khác

Một số nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh: Vi khuẩn gây bệnh

Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchi et al trước đây có tên là Pseudomonas solanacearum Smith Sau này do nhận thấy vi khuẩn này có một

số đặc điểm khác với Pseudomonas nên có tên gọi là Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchi et al Vi khuẩn được Smith E.F nghiên cứu từ năm 1895 trên

cây cà chua, cà và khoai tây ở Mỹ Tại hội nghị quốc tế lần thứ hai về bệnh héo xanh vi khuẩn được tổ chức ở Pháp năm 1997 đã thống nhất đổi tên thành là

Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchi et al

Bệnh HXVK phân bố rộng rãi, phổ biến và gây hại nghiêm trọng ở vùng

nhiệt đới, á nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm và ẩm trên thế giới [15]; [18] Trên cây lạc, bệnh HXVK đã được công bố ở Indonesia vào năm 1905 và mức độ gây hại có thể làm giảm năng suất 90% đối với lạc, 16% đối với cà chua và 18% đối với khoai tây Hàng năm ước tính thiệt hại do bệnh HXVK trên lạc từ 50.000

đến 150.000 tấn (Machmud et al., 1994) [21]

Ở Trung Quốc, bệnh HXVK gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng và phân bố rộng rãi không chỉ có trên cây cà chua, cây cà, khoai tây, thuốc lá, gừng mà còn gây hại phổ biến trên cây gỗ như ôliu, cây dâu (He, 1986) [16] Trên cây lạc bệnh HXVK được phát hiện từ những năm 1930 ở những vùng trồng lạc phía Nam Với diện tích trồng lạc 3,3 triệu ha, hàng năm có tới 200.000 ha (khoảng 6% trong tổng diện tích) bị nhiễm bệnh với mức độ phân bố rộng rãi ở 17 tỉnh trồng lạc Mức độ nhiễm bệnh rất khác nhau và thay đổi theo vùng với 1-5% ở các vùng có luân canh lạc-lúa, 10-30% ở những vùng khô, còn những

Trang 26

vùng bị nặng tỷ lệ này lên đến 50% Bệnh gây thiệt hại ước tính từ 45.000-65.000

tấn lạc hàng năm (Tan et al, 1990) [24]

1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên cây lạc trong nước

Theo Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Xuyến (1991)[6], trong những năm qua , tại Việt Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng nghiên cứu về bệnh héo do A.niger, S.rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc thông báo triệu chứng và nguyên nhân bệnh , chứ chưa đi vào khảo sát các biện pháp phòng trừ

A.niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây bệnh héo

rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001)[2]

Còn S.rolfsii hại phổ biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở Đông

Nam Bộ, tỉ lệ bệnh 8-10% Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng cục bộ tỉ lệ bệnh có thể lên tới 20-25% (Nguyễn Thị Ly, 1996)[5]

S.rolfsii gây hại trên lạc vụ thu mạnh hơn lạc vụ xuân do thời tiết thuận lợi

cho nấm phát triển, bệnh xuất hiện vào thời kỳ cây lạc chớm ra hoa đến thời kỳ đâm tia tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn so với vụ xuân

Các giống lạc có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt, thế cây đứng, tán gọn, lá nhỏ, kháng cao với bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm hẳn so với các giống có thời gian sinh truởng dài Đồng thời tác giả tiến hànhkhảo sát hiệu quả ức chế của hai loài nấm

đối kháng Trichoderma harzianum và Trichoderma viride đối với Sclerotium

solfsii Kết quả cho thấy cả Trichoderma viride và Trichoderma harzianum đều

có khả năng ức chế Sclerotium solfsii trên môi truờng PGA Hiệu lực ức chế

Sclerotium solfsii của Trichoderma viride đạt 75,2% cao hơn so với Trichoderma harzianum đạt 73,4% Hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi Trichoderma viride được

xử lý trước khi nấm Sclerotium solfsii phát triển xâm nhập vào cây trồng (Ngô

Bích Hảo, 2004,)[3]

Trang 27

1.3.2 Các nghiên cứu về biện pháp hóa học phòng trừ bệnh chết cây bệnh héo rũ trên cây lạc ở trong và ngoài nước

Việc quản lý héo vi khuẩn bằng phương pháp vật lý, hoá học, sinh học và văn hoá đã được điều tra trong nhiều thập kỷ Elphinstone [11] đã nghiên cứu sâu về bệnh héo vi khuẩn vào năm 2005, và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về chủ đề này

Acibenzolar-S-methyl (ASM) đã được đề xuất để tạo ra sức đề kháng hệ thống [14] Sự kết hợp của ASM và thymol làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tăng sản lượng lạc, trong khi đó ASM hoặc thymol đơn thuần không Silicon hoặc Si và chitosan làm giảm tỉ lệ héo do vi khuẩn gây ra thông qua kháng thuốc gây ra Wang và cộng sự báo cáo rằng kháng Si qua trung gian liên quan đến sự gia tăng số lượng vi sinh vật trong đất cũng như hoạt động của enzyme đất (urease và acid phosphatase) [25 ] Việc ngâm hạt trong dung dịch natri clorua thấp đã được tìm thấy trước đây làm tăng sức sống của cây và khả năng chịu đựng của R solanacearum trong lạc [19]

Đồng thời, cần quan sát kỹ triệu chứng bệnh và diễn tiến phát triển của bệnh để có hành động phù hợp Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben phun hai lần cách nhau 7 ngày Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 30g Ridomil MZ 72WP + 5cc Score 250EC pha với 10 lít nước để phun

1.4 Tổng quan các loại thuốc thí nghiệm

Iprodione (Rovral 50WP)

Thuộc nhóm Dicarboximide, Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ và diệt trừ Kìm hãm sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển sợi nấm Thuốc trừ

nấm phổ rộng, trừ nhiều loại nấm như Alternaria, Botrytis, Corticium, Fusarium,

Helminthosporium, Monilia, Phoma, Sclerotinia trên nhiều cây trồng khác nhau

Hexaconazole (Anvil 5SC)

Thuốc nhóm Triazole, Là nhóm thuốc mới, với nhiều hoạt chất trừ nấm, phổ rộng, được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ 20 cho đến nay Cơ chế

Trang 28

tác động: đều kìm hãm sự tách methyl của steroid, dẫn đến kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol Một số thuốc khác còn kìm hãm sinh tổng hợp gibbellelin và ergosterol (Triadimenol) Hậu quả làm ngừng sự phát triển của ống mầm và sợi nấm; ngăn cản hình thành giác bám hay giác mút và kìm hãm bào tử nảy mầm

Các thuốc trong nhóm đều là loại thuốc nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, phổ rất rộng, được dùng để phun lên cây, xử lý giống Một số thuốc trong nhóm chỉ có tác dụng xử lý giống Lượng dùng thấp Thuốc có thể xâm nhập vào cây nhanh, vận chuyển hướng ngọn

Ridomil Gold 68WG (Metalaxyl M + mancozeb)

Thuốc hỗn hợp của nhóm thuốc Phenyl amid và nhóm thuốc Alkyllenbis dithiocarbamat Được phát hiện từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20 Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và trừ bệnh Phổ rộng Thấm qua rễ, thân, lá, vận chuyển hướng ngọn, đến mọi bộ phận của cây Kìm hãm sinh tổng hợp protein trong nấm bằng cách gây trở ngại cho việc tổng hợp RNA của ribosom Liều dùng 250-400g/ha

Pencycuron (Monceren 250 SC)

Thuộc Nhóm Phenyl urea, được phát hiện năm 1981 Kìm hãm phân chia tế bào Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ, trừ bệnh Rhizoctonia solani và Pellicularia spp trên khoai tây, lúa, bông, mía, rau cây cảnh bằng phun lên

cây, xử lý giống hoặc xử lý đất

Tebuconazole (Folicur 430 SC): Cùng gốc với thuốc Anvil 5SC

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Giống lạc sẽ Tây Nguyên được sản xuất đại trà tại xã Tam Thạnh- Núi

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng , phát triển và năng suất của cây lạc

- Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến bệnh héo rũ hại lạc

- Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến một số bệnh hại chính trên cây lạc

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại Diện tích ô như sau:

Trang 30

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 6 công thức:

1/ Không xử lý thuốc, Phun nước lã (Đối chứng) 2/ Xử lý giống trước khi gieo và Phun Rovral 50WP 3/ Xử lý giống trước khi gieo và Phun Anvil 5 SC

4/ Xử lý giống trước khi gieo và Phun Ridomil Gold 68WP 5/ Xử lý giống trước khi gieo và Phun Monceren 250 SC 6/ Xử lý giống trước khi gieo và Phun Folicur 430 SC

 I, II, III : là 3 lần nhắc lại

Các loại thuốc được xử lý như sau:

- Xử lý khô: Dùng 2,5 g hoặc 2,5 ml thuốc thí nghiệm trộn đều với 1 kg hạt giống theo từng công thức thí nghiệm Trộn xong rồi gieo ngay

- Sau khi chấm dứt đâm tia (khoảng 35-40 ngày sau gieo) tiến hành phun các loại thuốc theo từng công thức thí nghiệm theo liều lượng khuyến cáo của mỗi loại thuốc.(Trên 1 sào Anvil 5 SC: 200 ml/bình 16 lít, Ridomil Gold 68WP:50g/bình 16l , Monceren 250 SC :360ml/bình 16 lít , Rovral 50WP:50ml/bình 16 lít , Folicur 430 SC: 60ml/bình 16 lít)

2.3.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu:

* Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc đến chỉ tiêu sinh trưởng, phát

Trang 31

triển và năng suất của cây lạc

- Tỷ lệ mọc

- Theo dõi chiều cao cây (cm): đo từ chỗ phân cặp cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính

- Theo dõi sự ra lá

+ Xác định tổng số lá trên thân chính

- Theo dõi sự phát sinh và phát triển của cành lạc

+ Xác định chiều dài cặp cành cấp 1 đầu tiên một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển

+ Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: Đếm số nốt sần hữu hiệu/cây - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

+ Mật độ cây cuối vụ

+ Số quả/cây (bao gồm: Số quả chắc/cây, tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả 3 hạt + Khối lượng 100 quả, 100 hạt, tỷ lệ nhân

- Môi ô theo dõi 2 hàng giữa ô, mỗi hàng theo dõi 20 cây Đánh dấu từng cây theo dõi từ lúc có cành cấp 1 đầu tiên để theo dõi cho đến cuối vụ Mật độ cây/m2 x Khối lượng 100 quả x Số quả/ cây

Bệnh héo rũ được theo dõi 7 ngày/lần từ lúc mọc – thu hoạch (Tính tỷ lệ bệnh) Đếm toàn bộ số cây bệnh ở 2 hàng giữa ô thí nghiệm, sau đó tính tỷ lệ bệnh

Số mẫu điều tra: Tối thiểu 30 cây ngẫu nhiên/điểm

Trang 32

Cách điều tra: Đếm số cây bị bệnh

Các chỉ tiêu cần theo dõi và công thức tính - Tỷ lệ cây bị bệnh (%); Công thức tính

Tổng số cây bị hại

Tổng số cây điều tra

Đối với bệnh chết cây con tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo công thức Abbott

Đối với bệnh héo rũ tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo

- C: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng (Không xử lý thuốc) - T: Tỷ lệ bệnh ở công thức thí nghiệm (Xử lý thuốc)

Nếu trước khi phun có bệnh xuất hiện thì tính theo công thức Henderson-Tilton

Ta x Cb

Hiệu lực (%) = (1 - - ) x 100 Tb x Ca

Trong đó: Ta: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý sau phun Tb: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý trước phun

Ca: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng sau phun Cb: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng trước phun

* Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến một số bệnh hại chính trên cây lạc

Trang 33

- Bệnh đốm đen, đốm nâu, bệnh gỉ sắt Số mẫu điều tra: 10 lá kép/điểm

Cách điều tra : Ngoài đồng lấy 10 lá kép ngẫu nhiên/điểm Đếm số lá bị bệnh và phân cấp hại các lá đó, ghi nhận cấp bệnh phổ biến Phân cấp lá bệnh theo các cấp như sau:

9là cấp bệnh cao nhất trong thang phân cấp

Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến bệnh héo rũ hại lạc

Bệnh chết cây con (tính tỷ lệ bệnh) được theo dõi 7 ngày/lần từ lúc mọc đến lúc có hoa

Bệnh héo rũ được theo dõi 7 ngày/lần từ lúc mọc – thu hoạch (Tính tỷ lệ bệnh) Đếm toàn bộ số cây bệnh ở 2 hàng giữa ô thí nghiệm, sau đó tính tỷ lệ

Trang 34

bệnh

Số mẫu điều tra: Tối thiểu 30 cây ngẫu nhiên/điểm Cách điều tra: Đếm số cây bị bệnh

Các chỉ tiêu cần theo dõi và công thức tính - Tỷ lệ cây bị bệnh (%); Công thức tính

Tổng số cây bị hại

Tổng số cây điều tra

* Đối với bệnh chết cây con tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo công thức Abbott

* Đối với bệnh héo rũ tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo

- C: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng (Không xử lý thuốc) - T: Tỷ lệ bệnh ở công thức thí nghiệm (Xử lý thuốc)

Nếu trước khi phun có bệnh xuất hiện thì tính theo công thức Henderson-Tilton

Ta x Cb

Hiệu lực (%) = (1 - - ) x 100 Tb x Ca

Trong đó: Ta: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý sau phun Tb: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý trước phun

Ca: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng sau phun Cb: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng trước phun

Trang 35

2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu trung bình được so sánh bằng phân tích phương sai một nhân tố ,LSD, P < 0.05 bởi phần mềm Statistic 9.0 Các số liệu được tính trung bình và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel 2013

2.4 Quy trình canh tác cây lạc

- Thời vụ: Gieo trồng ngày 20/1/2017

- Làm đất và lên luống: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 0,25 m, cao 20 cm

- Mật độ và khoảng cách gieo: 20 cm x 15 cm x 1 cây

- Phân bón: 30 N + 90 P2O5 + 60 K2O + 400 kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1 – 3 – 2 Tương đương 160 kg SA + 600 kg Lân nung chảy + 120 kg KCl

- Bón lót:

Vôi được bón lót 10 kg/sào (500 m2) trước khi rạch hàng Dùng cuốc rạch sâu 5-7 cm, hàng cách hàng 30 cm, hàng ngoài cách mép luống 15 cm Phân hoá học gồm 30 kg lân nung chảy + 3 kg kali + 4 kg SA/sào, trộn đều và rải xuống rạch Sau khi bón phân, lấp một lớp đất dày 2-3cm để hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân

- Dặm tỉa: Dặm tỉa để đảm bảo mật độ theo từng công thức

- Bón thúc khi cây có 2-3 lá thật: 4 kg SA + 3 kg kali + 5 kg vôi bột Vôi được bón riêng không trộn với các loại phân khác

- Xới lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-12 ngày), xới phá váng, kết hợp làm cỏ và bón phân, không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển

- Xới lần 2: Khi cây có 7-8 lá thật (sau mọc 30-35 ngày), trước khi ra hoa nên xới sâu 5-6 cm giữa hàng, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, chú ý không vun gốc

- Xới lần 3: Xới và kết hợp vun gốc sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày Lúc này bón 5 kg vôi còn lại, tung đều lên lá để tạo điều kiện cho tia quả hút vôi tăng số quả và độ chắc của hạt

Trang 36

- Tưới nước: 15 – 20 ngày tưới nước 1 lần Nếu trời mưa thì lần tưới sau tính từ ngày mưa

- Phòng trừ sâu bệnh: Chủ động phòng, trừ sâu bệnh bằng cách bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời Chú ý đề phòng dế, kiến, mối hại quả và bệnh héo xanh do vi khuẩn

2.5 Điều kiện nghiên cứu

 Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông xuân 2016 – 2017

Mỗi một loại cây trồng thích ứng với một điều kiện sinh thái nhất định, chính những điều kiện đó sẽ tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình phát triển của cây trồng Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu

Yếu tố thời tiết luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt khi điều kiện thời tiết thuận lợi, cụ thể là các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày phù hợp Ngược lại khi các điều kiện thời tiết không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết là một trong các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát sinh phát triển của bệnh hại lạc Khi điều kiện thời tiết không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhưng lại phù hợp cho sự phát sinh gây hại của các loại dịch bệnh Khi cây trồng sinh trưởng và phát triển kém thì tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công xâm nhập và gây bệnh Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, là nơi giao thoa của hai chế độ khí hậu tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc Có số giờ chiếu sáng và lượng bức xạ nhiệt hàng năm thuộc vào hàng cao so với cả nước, thời tiết khí hậu nói chung thuận lợi cho sản xuất

Trang 37

Bảng 2.1 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam

(Nguồn: số liệu tại Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quảng Nam)

Biểu đồ 2.1 Đặc trưng nhiệt độ, độ ẩm, lương mưa, số giờ nắng từ tháng 01

-3/2017

Kết quả thu thập số liệu qua bảng 2.1 và biểu đồ1 cho thấy:

Tháng 1: Nhiệt độ trung bình thấp 22,50C, có ngày nhiệt độ hạ xuống còn 17,20C làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì cây con

Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 21,90C, nhiệt độ thấp nhất là 16,60C Tuy nhiên có ngày nhiệt độ cao hơn tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì phân cành, ra hoa và đâm tia

Tháng 3: Giai đoạn lạc đâm tia rộ và hình thành quả Nhiệt độ trung bình 24,50C, nhiệt độ có cao hơn so với tháng 2 là điều kiện thuận lợi cho bệnh héo rũ

Trang 38

Số giờ nắng cao (182 giờ), số ngày mưa giảm (7 ngày) tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cây lạc

Ngày đăng: 26/04/2024, 20:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan