đề tài dự án nhập khẩu và cung cấp thiết bị nội soi tại việt nam

51 2 0
đề tài dự án nhập khẩu và cung cấp thiết bị nội soi tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên doanh nghiệp viết tắt: ASIA TAC CO., LTD.Tên dự án: Nhập khẩu và cung cấp thiết bị nội soi của Olympus, Nhật Bản tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam.Địa điểm: phường Tân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TP Hồ Chí Minh - Năm 2021

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang 4

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦ

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

1.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 2

1.5.2 Căn cứ pháp lý của chủ đầu tư 4

1.5.3 Điều kiện kinh doanh chủ đầu tư 4

1.5.4 Chính sách hỗ trợ 4

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỊ TRÍ DỰ ÁN 5

2.1 Mô tả vị trí của dự án 5

2.2 Bản đồ liên kết vùng 5

2.3 Bản đồ quy hoạch quận 7 6

2.4 Lợi thế thương mại 7

2.5 Hạn chế 8

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 9

3.1 Tốc độ tăng trưởng của thị trường 9

3.2 Khách hàng của công ty 11

Trang 5

5.2 Mô tả công việc của từng chức danh 21

5.3 Kế hoạch tuyển dụng 23

5.3.1 Chuẩn bị tuyển dụng nhân sự 23

5.3.2 Quá trình tuyển chọn nhân sự 23

5.4 Kế hoạch đào tạo 24

CHƯƠNG 6 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25

CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 25

7.1 Thông số của dự án 25

7.1.1 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án 25

7.1.2 Doanh thu của dự án 25

8.3 Phân tích rủi ro về kỹ thuật 35

8.4 Phân tích rủi ro về nhân lực 36

8.5 Phân tích rủi ro về tài chính 36

8.5.1 Phân tích độ nhạy một chiều 36

8.5.2 Phân tích độ nhạy hai chiều 37

CHƯƠNG 9 HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 38

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

Từ viết tắtNội dung đầy đủ

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của Việt Nam còn rất thiếu, lạc hậu và phát triển chưa đồng đều ở các tỉnh thành Với nền kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập được nâng cao thì nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn Đối mặt với những thách thức, khó khăn đó ngoài việc phải đem lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư còn góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm của người lao động.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và hợp tác quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, mỗi doanh nghiệp dù ở bất cứ thành phần kinh tế nào, bất cứ ngành nghề nào đều phải đối mặt với những khó khăn thách thức và sự cạnh tranh khốc liệt Trước những khó khăn thử thách này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả Từ đó, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một con đường kinh doanh riêng để tìm ra được cơ hội đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp mình Để làm được điều đó Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia cần có một kế hoạch nghiên cứu và xây dựng dự án đầu tư hiệu quả để phát triển một cách bền vững trong tương lai.

Các thành viên nhóm đã đưa ra ý tưởng thành lập dự án “Nhập khẩu và cung

cấp thiết bị nội soi tại Việt Nam” Nhóm tin tưởng và hy vọng đây sẽ là dự án mang

lại thành công cho Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia cũng như ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

Sau thời gian tìm hiểu và phân tích, nhóm đã hoàn thành tiểu luận này Với nỗ

lực của nhóm và sự hướng dẫn tận tình của thầy, những nội dung và yêu cầu phân tích đã được thể hiện trong tiểu luận Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế nên việc phân tích dự án không tránh khỏi những sai sót

Nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy!

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Giới thiệu về chủ đầu tư

Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia Tên doanh nghiệp viết tắt: ASIA TAC CO., LTD.

Tên dự án: Nhập khẩu và cung cấp thiết bị nội soi của Olympus, Nhật Bản tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam.

Địa điểm: phường Tân Phong, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.Lý do đầu tư dự án

Việt Nam đang đẩy mạnh hiện đại hóa các cơ sở và thiết bị y tế công để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu tình trạng quá tải bệnh viện.

Nhu cầu đầu tư thiết bị y tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và tập trung vào các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu.

Công ty có lợi thế nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế Nhằm gia tăng lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Thiết bị y tế nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và không hạn chế hạn ngạch.

1.4.Mục tiêu đầu tư

Đầu tư với mục tiêu trở thành công ty có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị y tế tại Việt Nam, trở thành một công ty lớn mạnh, là lựa chọn hàng

Trang 11

đầu đối với bệnh viện cũng như các chủ đầu tư nhờ uy tín và khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động cho nhân viên công ty Trong lộ trình đi lên theo xu hướng hội nhập, công ty sẽ mở rộng mạng lưới kinh doanh và đa dạng hóa các hoạt động king doanh trong tương lai.

Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn.

Đầu tư để mang lại lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

1.5.Căn cứ pháp lý của dự án

1.5.1 Căn cứ pháp lý lập dự án

Quyết định số 2426/QĐ-BYT ngày 15/05/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật chung về trang thiết bị y tế theo quy định của ASEAN.

Thông tư 33/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc quy định danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật.

Thông tư số 20/CT-BYT ngày 01/10/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác đấu thầu nhằm đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả trong ngành y tế.

Thông tư số 64/2020/TT-BTC ngày 08/07/2020 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp phí trong lĩnh vực y tế.

Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/07/2020 của Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Nghị định số 03/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung điều 68 Nghị đinh 36/20161ND-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý TTBYT đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 169/20181ND-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/05/2019 Bộ Tài chính về việc hướng dẫn

Trang 12

Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

1.5.2 Căn cứ pháp lý của chủ đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0312673096 ngày 04/03/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp cho Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia.

Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được cấp cho công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia.

1.5.3 Điều kiện kinh doanh chủ đầu tư

Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Asia có đầy đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế và có đủ diều kiện để nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.

1.5.4 Chính sách hỗ trợ

Nghị định 03/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế sẽ được gia hạn tới hết 31/12/2022

Thiết bị y tế nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và không có hạn chế hạn ngạch.

Trang 13

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỊ TRÍ DỰ ÁN 2.1 Mô tả vị trí của dự án

Địa chỉ: 43 đường số 40, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Vị trí thuộc phường Tân Phong, quận 7, nằm ở phía nam của TP Hồ Chí Minh, có ranh giới địa lý:

- Phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và TP Thủ Đức - Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh.

- Phía Nam giáp huyện Nhà Bè.

- Phía Bắc giáp quận 4 và TP Thủ Đức.

Hiện trạng khu đất nằm ở phía Đông Nam của thành phố Quận 7 hiện tại gồm có 10 phường: Tân Phong, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân

1171,34 ha; đất nông nghiệp 1386,7 ha; sông rạch là 1017, 9 ha

2.2 Bản đồ liên kết vùng

Trang 14

Hình 2.1 Bản đồ liên kết vùng của dự án (chụp vệ tinh)

Hình 2.2 Bản đồ vị trí của dự án

2.3 Bản đồ quy hoạch quận 7

Bản đồ quy hoạch quận 7 là mô hình kết hợp của 3 dạng: phát triển tập trung, phát triển phân tán và phát triển theo trục Cụ thể bản đồ như sau:

Phát triển tập trung: là khu vực Phú Mỹ Hưng, đây được coi là trung tâm của quận 7, nơi có đầy đủ các nhu cầu thiết yếu đến nâng cao Các công trình trung tâm vui chơi giải trí, thương mại, y tế, trường học, v.v.

Phát triển phân tán: các trung tâm công cộng thuộc cấp phường, xã được lấy làm phát triển phân tán Gồm một số công trình chung như: khu vực hành chính, thương mại, chợ, y tế, trường học,…

Phát triển theo trục: khu vực các tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Nguyễn Văn Linh, đường Huỳnh Tấn Phát, đường Đào Trí cùng tuyến 15B.

Đối với 1 số cảng dọc khu vực sông Sài Gòn sẽ quy hoạch vào đợt sau là: Cảng Vict, Gas, Bến Nghé, v.v

Trang 15

Bản đồ quy hoạch chung của quận 7:

Hình 2.3 Bản đồ quy hoạch quận 7

2.4 Lợi thế thương mại

Nằm tại trung tâm của quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Là quận có mật độ dân số cao và hiện đại bậc nhất của TP Hồ Chí Minh.

Trang 16

Tập trung nhiều bệnh viện lớn như FV, Tâm Đức, Phụ Sản và các phòng khám tư nhân hiện đại.

Có nhiều dự án bệnh viện đang được đầu tư xây dựng.

Người dân có mức thu nhập cao và nhiều người nước ngoài sinh sống.

2.5 Hạn chế

Chi phí thuê mặt bằng cao và giá tăng sau mỗi năm Phương tiện giao thông đông đúc, thường xuyên kẹt xe.

Trang 17

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG3.1. Tốc độ tăng trưởng của thị trường

Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng vốn đầu tư thị trường thiết bị và vật tư y tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh Tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế tại Việt Nam năm 2010 ước đạt 515 triệu USD, đến năm 2016 tổng vốn đầu tư là 950 triệu USD và đến năm 2020 con số này tăng lên 1,4 tỉ USD Đến 90% các sản phẩm trên thị trường hiện tại đều là nhập khẩu, đặc biệt là trong các phân khúc cao cấp như sản phẩm chẩn đoán hình ảnh Các thiết bị thuộc phân khúc cao cấp như chẩn đoán hình ảnh đều có nguồn gốc nhập khẩu (chủ yếu từ Nhật Bản và Đức).

Theo dự báo của Bộ Y tế, thị trường thiết bị y tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ từ 18 - 20% trong giai đoạn 2020-2025, hầu hết các thiết bị y tế hiện đều phải nhập khẩu Thực tế, hơn 90% thiết bị y tế tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc và Singapore.

Hình 3.1 Thị trường thiết bị y tế Việt Nam

Nguồn: Bộ Y tế

Trang 18

Tại các bệnh viện công trên cả nước, trang thiết bị y tế cho khoa chẩn đoán hình ảnh đang bị thiếu Hơn nữa, các thiết bị hiện có cũng đã lạc hậu và cần được thay thế Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, Chính phủ Việt Nam khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị y tế bằng cách áp thuế nhập khẩu thấp và không hạn chế hạn ngạch.

Thị trường thiết bị y tế thường đươc chia thành các nhóm sản phẩm như: thiết bị tiêu hao, chẩn đoán hình ảnh, sản phẩm nha khoa, chỉnh hình và các bộ phận giả, sản phẩm hỗ

Bảng 3.1 Bảng chi tiêu các nhóm sản phẩm thiết bị y tế

STTLĩnh vực(triệu VNĐ)Quy mô Chi tiêu bình quânđầu người (VNĐ)

Trang 19

6 Các thiết bị y tế khác 10,016,317 102,902

Nguồn: Bộ Y tế

Theo Bộ Y tế, thị trường ngành thiết bị y tế tăng trung bình 18% mỗi năm Thị trường thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn Theo Business Monitor International (BMI) dự báo chi tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021.

Tính đến năm 2019, Việt Nam có 1.346 bệnh viện, trong đó có 1.161 bệnh viện công, đây là khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh TBYT Các bệnh viện tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 42%, còn lại ở các tỉnh, thành phố khác Trong năm 2020 thành phố Hồ Chí Minh đã mua sắm trang thiết bị y tế lên tới 900 triệu USD (theo Bộ Y tế).

Hình 3.3 Số bệnh viện công và tư ở Việt Nam

Trang 20

- Bệnh viện tư nhân.

- Trường Đại học và Viện nghiên cứu - Đại lý phân phối.

Dựa trên khách hàng hiện có của công ty và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới.

Khu vực địa lý: khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam.

3.3 Mô tả sản phẩm của dự án

Sản phẩm cung cấp là thiết bị chẩn đoán hình ảnh về nội soi tai mũi họng và nội soi tiêu hóa của Olympus, Nhật Bản.

Đặt tính nổi bật của sản phẩm:

Nội soi dạ dày có chức năng nội soi dải tần hẹp NBI (Narrow Band Imaging) với ánh sáng có bước sóng 415nm và 540nm cho phép quan sát sắc nét hình ảnh để chẩn đoán ung thư sớm.

Hình 3.4 Thiết bị nội soi tai mũi họng và tiêu hóa

Sản phẩm hiện tại của công ty đang phân phối là Fujinon, Nhật Bản: do sản phẩm đã có thời gian phân phối trên thị trường hơn 5 năm, với công nghệ đã cũ chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng do tốn nhiều chi phí bảo trì và khách hàng cần mua thiết bị mới thay thế.

Sản phẩm trên thị trường có đặc tính tương tự với sản phẩm phân phối:

Trang 21

Nội soi ống cứng, ống mềm Karl Storz của Đức và GE của Mỹ đang được sử dụng ở thị trường Việt Nam

Thiết bị nội soi xuất xứ từ Đức và Mỹ có giá bán và giá phụ kiện thay thế cao hơn Olympus của Nhật với cùng tính năng kỹ thuật.

Khách hàng Việt Nam rất tin tưởng và hài lòng với thiết bị y tế của Nhật Bản với giá thấp hơn của Đức và Mỹ nhưng chất lượng rất tốt.

Đặt tính nổi bật của thiết bị nội soi:

Nội soi dạ dày, mật tụy ngược dòng với chức năng nội soi dải tần hẹp NBI (Narrow Band Imaging) cho phép quan sát sắc nét hình ảnh để chẩn đoán ung thư sớm.

Nội soi tai mũi họng bằng ống mềm thay thế cho nội soi ống cứng.

Nội soi kết hợp với siêu âm để chẩn đoán giai đoạn các khối u đường tiêu hóa, đánh giá các giai đoạn ung thư hay xác định vị trí của các u nội tiết.

Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm cung cấp:

Các bệnh viện có nhu cầu rất lớn về thiết bị nội soi với công nghệ kết hợp siêu âm

Cần có chức năng nội soi dải tần hẹp NBI để chẩn đoán ung thư sớm

Phân đoạn thị trường:

Khách hàng của công ty tập trung ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam Khách hàng là các bệnh viện, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu và các đại lý phân phối trung gian.

Về đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là các doanh nghiệp cung cấp thiết bị về nội soi ở thành phố Hồ Chí Minh như:

- Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật - Công ty thiết bị y tế Anh Khoa.

- Công ty TNHH DV & TM Hoàng Phúc Thanh - Công ty CP đầu tư và phát triển y tế An Sinh

Trang 22

3.4 Kế hoạch marketing

Tham gia các triển lãm về trang thiết bị y tế để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

Thường xuyên giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến lãnh đạo, trưởng khoa, các bác sỹ của các bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, v.v.

Hợp tác với các bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện 115, bệnh viện Đại học Y dược, v.v để tài trợ các khóa huấn luyện về nội soi cho các bác sỹ ở tuyến tỉnh (KV miền Trung-Tây Nguyên và miền Nam) về chuyên môn nội soi.

Kết hợp với Sở Y tế tổ chức các hội nghị, hội thảo về trang thiết bị y tế Tổ chức các hội thảo chuyên ngành y tế tại các trường Đại học.

Các hoạt động marketing cho dự án như đã nêu trên và dự trù chi phí marketing từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 được thể hiện chi tiết cho từng năm trong bảng 3.2

Trang 23

Thiết bị nội soi được bán trực tiếp và bán qua trung gian phân phối (các nhà bán buôn, nhà bán lẻ) để cung cấp cho khách hàng Mô hình kênh phân phối của công ty được thể hiện ở hình 3.5.

Đối với các trung gian phân phối việc cung cấp thiết bị được phân chia theo khu vực địa lý cụ thể, cho từng nhà phân phối để cung cấp cho khách hàng.

Đối với việc công ty bán thiết bị trực tiếp tới khách hàng thông qua đấu thầu trực tiếp hoặc đấu thấu online cũng được quy định cụ thể khu vực để đảm bảo quyền lợi của trung gian phân phối.

Riêng đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh, công ty sẽ cung cấp thiết bị cho thị trường này Đối với các nhà nhà phân phối trung gian có khả năng bán được thiết bị cho khách hàng (ví dụ có mối quan hệ thân thiết, …) thì sẽ thỏa thuận với công ty để được bán cho khách hàng trong khu vực này.

Hình 3.5 Mô hình kênh phân phối của Công ty ASIA TAC

Sản phẩm cung cấp ra thị trường bao gồm 4 thiết bị chính: 1 Nội soi tiêu hóa.

2 Nội soi phế quản 3 Nội soi mật tụy.

4 Nội soi tai - mũi - họng.

Giá bán thiết bị được công ty đưa ra dựa vào giá nhập khẩu thiết bị với các chi phí liên quan và so sánh giá của đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường để đưa ra

Trang 24

mức giá phù hợp nhất Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng, khu vực khác nhau sẽ có mức giá phù hợp.

Giá bán dự kiến đưa ra là giá bán trung bình cho mỗi thiết bị Giá bán cho mỗi thiết bị được tính dự kiến trong thời gian là 5 năm như ở bảng 3.3 Năm thứ 1 dự kiến số lượng bán ra là 50% công suất ban đầu, các năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 tăng lần lược mỗi năm là 10% và năm thứ 5 tăng là 95% công suất ban đầu

Bảng 3.3 Bảng dự kiến bán hàng theo từng năm

ĐVT: đồng

DANHMỤCTHIẾT BỊ

SỐ LƯỢNG BÁN DỰ KIẾN TỪNG NĂM (THIẾT BỊ)

Trang 25

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 4.1 Lựa chọn công nghệ

Thiết bị nội soi được lựa chọn có công nghệ siêu âm kết hợp nội soi Công nghệ siêu âm kết hợp nội soi cho ra hình ảnh chuyên biệt giúp bác sĩ thấy được cơ quan khó tiếp cận như tuyến tụy hay phát hiện những khối u nằm sâu trong ổ bụng với mức độ xâm lấn tối thiểu.

Sử dụng dây nội soi có gắn đầu dò siêu âm giúp chẩn đoán và can thiệp những tổn thương về đường tiêu hóa, mật, tụy, các tổn thương niêm mạc và ngoài niêm mạc ống tiêu hóa.

Siêu âm nội soi với chọc hút sinh thiết kim nhỏ cho phép đánh giá sự liên quan với các hạch lân cận so với các khối u, phát hiện sự xâm lấn của khối u ra các cơ quan xung quanh.

Ngày đăng: 26/04/2024, 19:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan