khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh điềm đến du lịch đà nẵng năm 2022

81 1 0
khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh điềm đến du lịch đà nẵng năm 2022

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Du lịch là ngành kinh tế ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới, Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI, du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu Với vai trò ngày càng tăng của Du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du lịch, coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế xã hội Điều đó làm gia tăng áp lực với các nước quan tâm phát triển du lịch phải nâng cao năng lực cạnh tranh (gọi tắt là NLCT) thu hút khách du lịch Do đó, NLCT trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công về dài hạn của một quốc gia hay điểm đến trong việc thu hút khách quốc tế Sự tăng trưởng du lịch về cả cung và cầu đã làm gia tăng áp lực với các địa phương trong việc duy trì sự phát triển và nâng cao năng lực canh tranh Vì vậy năng lực canh tranh trở thành một nhân tố quan trong quyết định đến sự thành công của một điểm đến du lịch Năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực vừa là mục tiêu phát triển của điểm đến, bởi nó sẽ gia tăng cơ hội thu hút du khách, thúc đẩy du lịch phát triển cũng như kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển như may mặc, ăn uống, xây dựng…

Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch toàn cầu vả cả nước, du lịch Đà Nẵng đã tăng trưởng mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng được xem là trung tâm du lịch lớn của cả nước Sau hơn 20 năm phát triển, du lịch Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả đáng kể: điểm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, tính đến hết năm 2020, số lượt khách quốc tế giảm 69,2 % và khách nội địa giảm 58,4% so

nghiêm trọng đến hoạt động du lịch trên địa bàn, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 1,17 triệu lượt khách, giảm 55,8% so với 2020; khách quốc tế ước đạt 110 ngàn lượt, giảm 84,2% so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt gần 1,06 triệu lượt, giảm 45,5% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 2.554 tỷ đồng, giảm 36,6% so với năm 2020

Trang 2

Năm 2022, du lịch Đà Nẵng lựa chọn thông điệp "Enjoy Danang- Tận hưởng Đà Nẵng" để thu hút, mời gọi du khách đến với thành phố, trong đó tập trung xúc tiến, quảng bá các sản phẩm thế mạnh như du lịch sức khỏe và nghỉ dưỡng biển, golf, MICE Ngoài ra, chính quyền thành phố cam kết đồng hành với ngành du lịch trong đầu tư phát triển các sản phẩm mới và làm mới các sản phẩm vốn đã có thương hiệu để hấp dẫn du khách Điển hình nhất là KDL Sun World Ba Na Hills đang triển khai đầu tư giai đoạn hai với nguồn lực lớn, nâng cấp, mở rộng nhiều hạng mục mới trong vòng 3 năm tới.

Hiểu rõ về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng, biết được vị trí của Đà Nẵng trên bản đồ du lịch Việt Nam sẽ là những căn cứ quan trọng để có những giải pháp giúp ngành du lịch Đà Nẵng vực dậy và phát triển Với những lý

do đó, nhóm em đã chọn đề tài “ Khảo sát đánh giá năng

lực cạnh tranh điềm đến du lịch Đà Nẵng năm 2022”.

Kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần nào đó giúp các nhà quản lý du lịch có các hoạch định phát triển cho du lịch thành phố đạt được những mục tiêu đề ra.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Đà Nẵng năm 2022 Từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch, nâng cao năng lực cạnh trạnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Với mục tiêu chung đã nêu ở trên , nội dung nghiên cứu của đề tài này như sau:

- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch - Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh trạnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng.

- Đánh giá năng lực cạnh trạnh điểm đến du lịch Đà Nẵng với các điểm đến khác.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Nẵng trong năm 2022.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh tranh Điểm đến của Du lịch đà nẵng trên cơ sở lấy ý

Trang 3

kiến của những trang website, giáo trình, của những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch hoặc các tổ chức, các doanh nghiệp, các viện trường có liên quan.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Nghiên cứu điểm đến du lịch Đà Nẵng

Phạm vi thời gian:

+ Thời gian thu thập số liệu: giai đoạn 2020-2021

+ Các nội dung định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh tại điểm đến Đà Nẵng được luận giải và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2022.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tìm hiểu các số liệu từ các trang web, sách báo cũng

như các đề tài đã được nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Sử dụng để phân tích hiện trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh trạnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng.

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.1.Khái quát về điểm đến du lịch

-Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch(Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài

Trang 5

nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.

- Cracolici và Nijkamp (2009) cho rằng: “Điểm đến du lịch là tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, văn hóa, nghệ thuật, môi trường khác biệt tạo nên một sản phẩm tổng thểthu hút du khách”

-Ngoài ra, điểm đến du lịch còn được hiểu là nơi tập trung nhiều điểm du lịch, hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ khác.Điểm đến du lịch là nơi có thể xảy ra các hoạt động kinh tế-xã hội do du lịch gây ra.

Có nhiều cách phân loại điểm đến du lịch, theo tiêu chí địa lý thì phân thành 3 cấp độ:

Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực:

Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã chia 157 nước thành viên của tổ chức này trên thế giới ra làm 6 khu vực du lịch, đó là các khu vực: châu Phi, châu Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông và Nam Á* Sự phân chia các điểm đến du lịch này không chỉ cho biết số lượng khách du lịch quốc tế của khu vực mà còn cho biết thu nhập du lịch từ khu vực này Mỗi khu vực không chỉ đón tiếp khách du lịch quốc tế từ các châu lục khác đến mà còn đón tiếp khách du lịch từ các nước trong khu vực Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực có tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm lớn nhất Vì thế, các nước trong khu vực ASEAN thường xuyên hợp tác tổ chức các sự kiện để quảng cáo ASEAN như một điểm đến du lịch hấp dẫn, trung tâm du lịch hội nghị và du lịch chữa bệnh của thế giới.

Điểm đến du lịch mang tính quốc gia:

Các nước trong khu vực vừa hợp tác với nhau để xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch của khu vực, nhưng cũng vừa cạnh tranh và thu hút nguồn khách đến với đất nước mình Mỗi nước đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến tham quan du lịch để xây dựng hình ảnh của đất nước trong tâm trí của mọi người trên thế giới như một điểm du lịch "an toàn và thân thiện" Để thu hút được nguồn khách quốc tế, ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, mỗi nước phải tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật, một mặt tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách đến du lịch, mặt khác tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả Bên cạnh đó, các nước phải

Trang 6

tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển du lịch như: sân bay, bến cảng, nhà ga, đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc

Điểm đến du lịch mang tính địa phương:

Nhiều điểm tham quan du lịch không chỉ mang tính địa phương mà là thương hiệu du lịch của quốc gia Nói đến Thái Lan người ta thường hình dung đến điểm du lịch Pattaya, Phuket, nói đến Indonesia người ta nghĩ đến điểm du lịch Bali, hoặc nói đến du lịch nước Mỹ người ta mong muốn đến điểm du lịch Las Vegas Các điểm đến nay thu hút hàng triệu lượt khách du lịch hàng năm Nhắc đến du lịch Việt Nam thì không thể không nhắc tới Đà Nẵng, Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang, Hạ Long…

Một ĐĐDL là một phức hợp nhiều yếu tố cấu thành, theo đ bao gồm sáu yếu tố chính sau đây:

Hình 1.1 Các yếu tố cơ bản của điểm đến du lịch a)Tính hấp dẫn và thu hút khách của điểm đến du lịch

Tính hấp dẫn của ĐĐDL là một yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du l ch và xây dựng hình ảnh của ĐĐDL, nó được thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du l ch có sức thu hút khách du l ch cao và khả năng đáp ứng những nhu cầu của

Trang 7

du khách đi tới điểm du l ch đ trên nguyên tắc “dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiện nghi” Tính hấp dẫn của ĐĐDL còn phụ thuộc vào các yếu tố về mặt chính tr , KT-XH như: vấn đề an toàn, nhận thức cộng đồng về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch

b)Cơ sở hạ tầng du lịch và các tiện nghi phục vụ

Đó là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch, nó giữ vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến việc khai thác các tài nguyên du lịch và khả năng phục vụ du khách Để ĐĐDL hấp dẫn cần có CSVC kỹ thuật, hạ tầng du lịch được đầu tư c hệ thống và đồng bộ, đầy đủ các tiện nghi.

c)Sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến du lịch

Mặc dù ĐĐDL có sức hấp dẫn nhưng vẫn không khai thác hiệu quả được là do gặp phải những khó khăn khi tiếp cận điểm đến đến Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận ĐĐDL gồm: khoảng cách giữa ĐĐDL và thị trường khách, điều này chỉ thuận lợi khi có mạng lưới các phương tiện vận chuyển khách đa dạng, dễ dàng và nhanh chóng; đối với khách du lịch quốc tế, đó là việc cải tiến, rút ngắn thời gian cấp thị thực để đơn giản thủ tục nhất d) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Du lịch là hoạt động dịch vụ, hoạt động này phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, đó là những người trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ du khách cũng như cộng đồng dân cư, người dân bản địa đều có thể tham gia vào hoạt động dịch vụ này Vì vậy, trình độ và tính chuyên nghiệp trong phục vụ sẽ là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của một ĐĐDL Thái độ phục vụ khách du lịch, khả năng ứng xử, các phong tục tập quán, nếp sống hằng ngày của người dân bản địa có tác động mạnh mẽ đến mỗi du khách, nếu được thực hiện tốt thì đó sẽ là cách hiệu quả để quảng bá, tuyên truyền về ĐĐDL.

e) Giá cả, các chi phí liên quan tại điểm đến du lịch

Đối với nhiều du khách thì yếu tố về giá cả dịch vụ tại ĐĐDL có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn ĐĐDL đó của họ Với những người thu nhập trung bình, khả năng chi trả có hạn thì họ sẽ cân nhắc lựa chọn các ĐĐDL không quá đắt đỏ Tuy nhiên, với những khách có tiềm lực tài chính lớn, khả năng chi trả cao thì giá cả không phải là vấn đề bận tâm đối với họ.

f) Hình ảnh của điểm đến du lịch

Với mỗi ĐĐDL thì tính độc đáo, sự hấp dẫn riêng có của ĐĐDL đó là yếu tố tạo ra sự khác biệt so với ĐĐDL khác Điều này sẽ

Trang 8

giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ĐĐDL đó trong việc thu hút khách du lịch Tính độc đáo và sự khác biệt của ĐĐDL cần được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi để có thể tạo dựng được ấn tượng, hình ảnh tốt đẹp cho ĐĐDL và có chỗ đứng trong tâm trí của khách du lịch và các bên liên quan.

1.1.2.Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh

Trường phái kinh tế học cổ điển xem cạnh tranh là cách thức chống lại các đối thủ và cách thức này sẽ giúp cho người lao động hoàn thiện khả năng đồng thời tiết chế được hoạt động tư bản Trường phái kinh tế học hiện đại thì phân tích cạnh tranh rất bao quát từ cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay giữa các sản phẩm.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu một cách đầy đủ: Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường.

Tùy theo cách thức tiếp cận khác nhau, có thể phân chia cạnh tranh thành các loại khác nhau:

- Cạnh tranh lành mạnh: Là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là “Không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”

hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy đó chính là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.

- Cạnh tranh tự do và độc quyền:

+ Cạnh tranh tự do hay cạnh tranh hoàn hảo: Là loại cạnh tranh theo các quy luật thị trường mà không có sự can thiệp của các chủ

Trang 9

thể khác Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường

+ Cạnh tranh độc quyền: Là sự cạnh tranh mang tính chất “ảo”, thực chất cạnh tranh này là sự quảng cáo để chứng minh sự đa dạng của một sản phẩm nào đó, để khách hang lựa chọn một trong số những sản phẩm nào đó của một doanh nghiệp nào đó chứ không phải của doanh nghiệp khác.

Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dung để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

1.1.3.Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Năng lực cạnh tranh của điểm đến là tập hợp các yếu tố nguồn lực như tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính , các chính sách, thể chế và con người của một điểm đến tạo ra một hình ảnh về sự phát triển du lịch bền vững, có hiệu quả, hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch và đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đếndu lịch

Điểm đến du lịch tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu củ du khách và được cấu thành bởi các yếu tố sau:

- Điểm hấp dẫn du lịch: Vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Điểm hấp dẫn du lịch có thể là những khu, tuyến, điểm du lịch, những khu vực, cảnh quan, thiên nhiên, văn hóa, sự kiện… có những điểm khác biệt hoặc đặc sắc, tạo sức hút nhất định đối với khách du lịch.

- Giao thông vận tải (khả năng tiếp cận nơi đến): sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả là điều kiệncăn bản cho sự thành công của các điểm đến du lịch.Tạo điều kiện cho việc di chuyển du khách trở nên dễ dàng, thoải mái, tiết kiệm và an toàn Các điểm

Trang 10

đến dễ tiếp cận khi chất lượng đường xá, đầu mối giao thông, cùng tốc độ, tiện nghi của các phương tiện vận chuyển, cả đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không được chú ý và đầu tư đúng mức

- Nơi ăn nghỉ: các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi cho du khách thư giãn, nghỉ ngơi thông mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt và ấn tượng khó quên về các món ăn và đặc sản của địa phương.

- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại nơi đến du lịch Khả năng cung cấp tiện nghi và các dịch vụ hỗ trợ biểu lộ bản chất đa ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch Các nơi đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho cả khách hàng và ngành du lịch thông qua các tổ chức du lịch địa phương Những dịch vụ này bao gồm: quảng bá cho nơi đến; lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát sự phát triển của nơi đến; tư vấn và phối hợp với các doanh nghiệp khác ở địa phương; cung cấp một số tiện nghi nhất định

- Các hoạt động bổ sung: kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt động ‹kinh doanh khác nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng Việc tổ chức các dịch vụ bổ sung đáp ứng đủ các nhu cầu của khách du lịch, kèo dài mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành Các hoạt động bổ sung như: vui chơi giải trí, spa

- Đặc điểm của điểm đến: Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch vụ, thái độ của người dân địa phương, khả năng tiếp cận, chất lượng môi trường, an toàn và an ninh Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch

- Đặc điểm của du khách: Sự thỏa mãn, hình ảnh, đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng tài chính Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách.

Trang 11

- Hành vi của các công ty lữ hành: Uy tín, hoạt động marketing, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin Nhân tố này thể hiện tính chuyên nghiệp của con người trong hoạt động kinh doanh du lịch và sẽ tác động đến cách nhìn của du khách trong việc lựa chọn và trung thành với điểm đến.

- Các nhân tố bên ngoài: Tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ, những nhân tố không thể kiểm soát được Những yếu tố này tác động đến tâm lý của khách du lịch trong việc lựa chọn điểm đến du lịch.

1.3 Thiết kế nghiên cứu:

1.3.1.Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Trước đây, các công trình nghiên cứu về cạnh tranh trong du lịch thường quan tâm chủ yếu đến yếu tố giá cả, lợi thế cạnh tranh và cũng thường chỉ được chú trọng ở tầm vi mô Nhưng thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu du lịch đã ý thức và nhận định được còn nhiều biến số khác bên cạnh lợi thế cạnh tranh và yếu tố giá cả đế xác định NLCT của ĐĐDL Để hiểu rõ hơn về NLCT điểm đến, đồ án đề cập đến mô hình lý thuyết điển hình về NLCT điểm đến là mô hình của Crouch & Ritchie.

Năm 1999, Crouch & Ritchie phát triển mô hình về NLCT điểm đến trên cơ sở khái niệm về lý thuyết lợi thế so sánh của Ricacdo (1776), lý thuyết lợi thế cạnh tranh “mô hình viên kim cương NLCT quốc gia” của M Poter (1990,1998) để đưa ra mô hình lý thuyết NLCTcuar ĐĐDL.

Năm 2003, dựa trưa kết quả nghiên cứu năm 1999, Crouch & Ritchie đã phát triển và xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá NLCT của ĐĐDL bằng phương pháp phân tích cấp bậc Mối quan tâm chính của nghiên cứu này là xem xét tính cạnh trạnh điểm đến có được duy trì và phát triển như các đối thủ cạnh tranh khác hay không Kết quả mô hình NLCT của ĐĐDL gồm 5 nhóm yếu tố chính và 36 yếu tố thành phần

Trang 12

1.3.1.3 Ưu và nhược điểm của mô hình Kiểm soát và đánh giá Môi trường cạnh tranh

Trang 13

-Xác định được thành của một điểm đến đó là: lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.

-Thể hiện được các yếu tố cốt lõi của du lịch.

-Đã bao quát được hầu hết các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.

* Nhược điểm:

-Các yếu tố chưa được mô hình hóa gọn gàng.

-Chưa làm rõ được các yếu tố trong mô hình tác động như thế nào đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.

-Chỉ dựa vào việc khảo sát một nhóm, khó khăn trong việc khảo sát khách du lịch.

1.3.2.Các thành phần và giả thuyết nghiên cứu

a) Giả thuyết H1: Nhân tố thu hút khách du lịch có tác động cùng chiều đến hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn b) Giả thuyết H2: Nhân tố giá cả có tác động cùng chiều đến năng

lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cảm nhận của quý khách về giá cả phù hợp càng cao thì sự hài lòng của quý khách càng cao.

c) Giả thuyết H3: Nhân tố nguồn lực phát triển du lịch có tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Khi các nguồn lực đảm bảo và phát triển thì năng lực cạnh trạnh được nâng cao.

d) Giả thuyết H4: Nhân tố xây dựng thương hiệu và marketing điểm đến tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

e) Giả thuyết H5: Nhân tố sự hài lòng có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Khi sự hài lòng cao thì năng lực cạnh trạnh điểm đến du lịch cũng cao.

1.3.3.Quy trình nghiên cứu

Trang 14

1.3.4.Thiết kế thang đo

Để đánh giá mức độ quan trọng, đáp ứng, hoàn thành, nghiên cứu đã đề ra những quan điểm, tiêu chí dựa trên thang đó Likert 5 mức độ theo quy ước: 1=Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Trung lập; 4=Đồng ý; 5=Hoàn toàn đồng ý.

Dưới đây là các thang đo đề xuất dựa vào mô hình nghiên cứu:

nhân văn của điểm đến Nghiên cứu định lượng chính thức

(Kiểm tra thang đo và mô hình)

Viết báo cáo nghiên cứu

Phân tích Cronbachalpha, EFA,CFA, Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu tài

liệu thứ cấp, phỏng vấn khách DL) Thang đo nháp cuốicùng, bảng hỏi hoàn hà hThang đo nháp lần

đầu Nghiên cứu tài liệu ( cơ sở lý thuyết,

khái niệm nghiên cứu, mô hình và giả thuyết)

Nghiên cứu định tính (Phương pháp

Nghiên cứu định lượng chính thức (Kiểm tra thang đo và mô hình)

Viết báo cáo nghiên cứu

Phân tích Cronbachalpha, EFA,CFA, Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu tài

liệu thứ cấp, phỏng vấn khách DL) Thang đo nháp cuốicùng, bảng hỏi hoàn hà h

Trang 15

quốc gia và quốc tế

Trang 16

tay xây dựng thương hiệu

phương tiện thông tin đại chúng

mạnh mẽ hình ảnh du lịch

công cộng, các nguồn rác thải được xử lý nhanh chóng.

kinh doanh du lịch được triển khai thường xuyên

1.3.5.Các phương pháp thống kê được sử dụng

-Thống kê mô tả:

Thống kê mô tả được dùng cho mục đích thống kê các thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, nghề nghiệp,nơi ở…

Trang 17

Một số thông số sử dụng trong thống kê mô tả:

- Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha:

Cronbach alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) - Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA Việc tiến hành phân tích nhân tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS 20.0 với phương pháp trích các nhân tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay nhân tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc nhân tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố) và điểm dừng khi trích nhân tố có Eigenvalue là 1.0

-Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) có nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu

-Phân tích hồi quý tuyến tính:

Các nhân tố được trích ra trong phân tích nhân tố được sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5%.

Sau khi kết luận là hai biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình có mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Trang 18

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI ĐANG NGHIÊNCỨU

2.1.Giới thiệu tổng quan về Đà Nẵng:

2.1.1 Lịch sử hình thành thành phố Đà Nẵng:

Giữa thế kỉ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỉ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những lại tàu thuyền lớn, đáy sau, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản, dịch vụ thương mại cũng phát đạt.

Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương.

Đầu thế kỉ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu phương Tây Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật được đầu tư Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.

Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung Ương và

Ngày đăng: 26/04/2024, 19:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan