môn học cơ sở luật kinh tế đề tài công ty tnhh một thành viên

19 0 0
môn học cơ sở luật kinh tế đề tài công ty tnhh một thành viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNVIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

Môn học: Cơ sở luật kinh tế.TÊN ĐỀ TÀI: “ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN”.

NHÓM : 2

LỚP : LAW 403 D.

Đà Nẵng, ngày 2, tháng 3, năm 2022.

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 2

2.1 Khái quát chung 2

Trang 3

I MỞ ĐẦU.

Tính cấp thiết của đề tài: “ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”.

Pháp luật luôn được coi là yếu tố vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển cũng như bảo đảm an toàn trong môi trường không chỉ chính trị xã hội mà còn đóng vai trò vô cùng lớn trong sự phát triển xây dựng của bất kì nền kinh tế nào Trước đây, vào những năm 1945, Nước ta xây dựng chế độ bao cấp với sự quản lý chặt chẽ toàn bộ từ Nhà nước Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi của nên kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Các công ty doanh nghiệp đã được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật Xu hướng này mở ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp Từ đó sự thay đổi về mặt luật pháp để đảm bảo tính công bằng và quyền của các doanh nghiệp được thể hiện rõ hơn, nhiều hình thức pháp lý của doanh nghiệp như: “Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần …”, đã và đang được hình thành và khuyến khích hoạt động, mở rộng nhiều hơn Sự phát triển của các hình thức doanh nghiệp mới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay Bên cạnh đó, việc quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là một vấn đề quan trọng điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự hiểu biết sâu sắc về các loại hình doanh nghiệp và quá trình áp dụng để có thể tồn tại.

Sự phát triển dần theo hướng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang

không ngừng tạo động lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, điều này nhằm đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Luôn tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh điều này tạo ra cơ hội cho sự phát triển cho các nhà đầu tư Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước ta đã luôn không ngừng cải thiện, xây dựng phát huy để hoàn thiện hệ thống pháp luật Luật Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trải qua nhiều lần chỉnh sửa và hoàn thiện từ năm 1999, 2005, 2014 và cho đến nay là “Luật Doanh nghiệp 2020” đang được áp dụng tại Việt Nam Điều này đã tạo ra những lợi ích cũng như các bước đột phá cho các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam Ở Việt Nam, công ty TNHH một thành viên lần

Trang 4

đầu tiên được thừa nhận trong Luật Doanh nghiệp 1999, trong khi đó đối với pháp luật các nước trên thế giới, mô hình công ty này đã được thừa nhận cách đây nhiều năm và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp, phân tán được rủi ro, chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinh doanh khác mà không làm mất đi bản chất pháp lý của DN

Qua nhiều năm tồn tại và phát triển loại hình pháp luâ ht về công ty một thành viên vẫn luôn là một trong những loại hình có cơ cấu tổ chức và quản lý có thể nói là đảm bảo ngắn gọn, đầy đủ lợi ích và quan trọng trên nền kinh tế thị trường Điều đó góp phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế nước nhà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Luật Doanh nghiệp 2020 về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã có nhiều điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2014 Song đối với một số công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay tại Việt Nam có thể thấy những quy định này còn một số hạn chế nhất định cần phải được sửa đổi và hoàn thiện Và đây chính là lý do cấp thiết mà nhóm chọn đề tài: “ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” để xây dựng và phát triển cho bài luận của nhóm.

II NỘI DUNG.2.1 Khái quát chung.2.1.1.Khái niệm.

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2.1.2.Đặc điểm.

Thứ nhất, Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu công ty Chủ sở hữu công ty bao gồm và là nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về năng lực pháp luật, năng lực hành vi 2

Trang 5

dân sự và năng lực hành vi kinh doanh Đặc điểm này cũng là cơ sở pháp lý để phân biệt với doanh nghiệp tư nhân khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân Chủ sở hữu công ty được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

Thứ hai, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty được thực hiện theo trình tự và thủ tục chặt chẽ Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ với tư cách là một thương nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (TNHH) Đây là một điểm khác biệt so với chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (trách nhiệm vô hạn) Công ty TNHH một thành viên có sự tách bạch tài sản giữa tài sản chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm pháp lý của công ty trong quá trình hoạt động (vốn cam kết hoặc số vốn đã góp vào công ty).

Thứ tư, Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ

cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.( Khoản 1-Điều 78-LDN2020).

Thứ năm, Công ty không được phát hành cổ phiếu Việc phát hành cổ phiếu là một trong những hành vi nhằm tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình hoạt động của công ty Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phiếu cho thấy sự gia nhập của người ngoài vào công ty bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần Tuy nhiên, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của

Trang 6

Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Thứ sáu, Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam

kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức.

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làmchủ sở hữu.

Khoản 1, Điều 79, Luật DN 2020:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau

Trang 7

+ Chủ sở hữu công ty.

+ Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm (có thể kiêm nhiệm Giám đốc).

+ Giám đốc (có thể được thuê dược do Chủ tịch công ty kiêm nhiệm).

Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2.1.4 So sánh với các loại hình khác.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV với Doanh nghiệp tư nhân:

Khái niệm:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.( Khoản 1- Điều 74-LDN2020).

+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.(Khoản 1-Điều 188-LDN2020).

a Giống nhau:

Đều là loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu sáng lập Cả hai loại hình doanh nghiệp đều không được phát hành cổ phiếu.

Không được chuyển nhượng vốn/thêm thành viên Nếu chủ sở hữu muốn chuyển nhượng, nhận thêm phần vốn góp thì đều phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Trang 8

thời là chủ hộ kinh doanh.

- Là cá nhân Cá nhân này đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên

- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Góp vốn.

- Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

- Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không

* Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản

- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã

6

Trang 9

khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ:

- Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác - Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh kỳ một loại chứng khoán nào.

Tư cách pháp lý. - Có tư cách pháp nhân - Không có tư cách pháp nhân

Cơ cấu tổ chức.

- Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

- Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý.

Hạn chế quyền góp - Không bị hạn chế - Doanh nghiệp tư nhân không

Trang 10

góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

* Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên trờ lên.

Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.

a Giống nhau:

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên có những đặc điểm giống nhau cơ bản như sau:

Đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên đều có thể là tổ chức hoặc cá nhân là thành viên góp vốn.

Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình Có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, phá sản, giải thể tương tự như nhau Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp công ty TNHH chuyển thành công ty cổ phần.

Cả hai loại hình công ty đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

8

Trang 11

các chủ sở hữu công ty.

Tăng, giảm vốn điềulệ.

- Công ty TNHH tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải chuyển đổi thành loại

- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.

- Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần

Trang 12

vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: + Chủ tịch công ty, Giám đốc nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm

Trang 13

Ưu điểm lớn nhất của công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty mà không cần bạc bàn lấy ý kiến của nhiều người.

Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp Hoặc một số tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty Nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

Doanh nghiệp được quyền tự quyết định về hình thức hóa đơn, số lượng hóa đơn không hạn chế và chủ động trong việc xuất hóa đơn cho khách hàng;

Số lượng lao động không hạn bị hạn chế;

Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ Nhà đầu tư dễ kiểm soát.

b Nhược điểm:

Loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên sẽ không được phát hành cổ phiếu Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn

Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.

Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.

Trang 14

Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp cụ thể: Công ty TNHH MTV XNK Hào Phát được thành lập 29/11/2005, với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán hóa chất (trừ những hóa chất độc hại mạnh), sản xuất sơn, xây dựng công trình dân dụng, doanh nghiệp với vốn điều lệ là 400.000.000 đồng Khoản thời gian đầu mới thành lập công ty hoạt động khá thuận lợi, do là Công ty TNHH MTV nên việc đưa ra quyết định kinh doanh phụ thuộc vào Giám đốc, không cần bàn bạc thông qua người khác Sau 2 năm hoạt động, vì muốn mở rộng hoạt động nên Giám đốc cần huy động vốn thêm Tuy nhiên với hình thức Công ty TNHH MTV không thể phát hành cổ phiếu và huy động vốn từ nhà đầu tư Ngày 7/6/2007, công ty đã làm thủ tục chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV thành công ty cổ phần với mục đích huy động vốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

Kết luận: Hình thức Công ty TNHH MTV phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, hoạt động với cơ cấu đơn giản và cần ít vốn

2.2 Thực trạng, thực tiễn.

* Thực trạng về tình hình hoạt động của công ty TNHH MTV:

Thực tế từ tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp TNHH MTV hiện nay, đây là mô hình doanh nghiệp đáp ứng nhà đầu tư với nhiều ưu điểm sau: Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty; Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp; Chủ sở hữu công ty TNHH MTV chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.

12

Ngày đăng: 26/04/2024, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan