tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETINGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh”Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị ThuỷSinh viên thực hiện: Trương Quốc Thái

Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 3

Chương I MỞ ĐẦU I) Lý do chọn đề tài

Vào ngày 19/03/2024 em là Trương Quốc Thái sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing trong quá trình học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã được hỗ trợ có cơ hội đi tham quan, nghiên cứu tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995).

Ở đây, chúng em được tiếp cận và quan sát các tài liệu, chứng cứ, hiện vật lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ từ đó thấy sự tàn độc về tội ác chiến tranh thực dân Mỹ đã gieo giắt lên Việt Nam Điều này giúp chúng em hiểu rõ hơn về diễn biến cuộc kháng chiến

cũng như thấy được sự khốc liệt của chiến tranh.

Là một tòa nhà với 3 tầng, bảo tàng này sở hữu diện tích sàn lên đến 4.522 mét vuông và không gian trưng bày ngoài trời 3.026 mét vuông Tổng cộng, bảo

tàng lưu trữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh Mỗi khu vực trưng bày thường xuyên giới thiệu hơn 1.500 tài liệu và hiện vật theo các chuyên đề cụ thể.

1 Chuyên Đề “Thế Giới Ủng Hộ Việt Nam Kháng Chiến Chống Mỹ 1954 -1975”

Trang 4

Với hơn 100 bức ảnh và 145 tài liệu cùng hiện vật, chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt

Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975" là một bức tranh đầy màu sắc về sự đoàn kết của nhân dân trên toàn thế giới, bao gồm cả những người dân Mỹ, trong việc ủng hộ cuộc chiến tranh dân tộc của Việt Nam Những bức ảnh và tài liệu, hiện vật trong chuyên đề này sẽ đưa bạn vào một hành trình đầy cảm xúc khi được xem lại những cuộc mít tinh, biểu tình, hội nghị, hội thảo, biểu ngữ cộng đồng, của nhân dân từ khắp mọi châu lục Bên cạnh những tài liệu này, bạn còn có cơ hội nhìn những kỷ vật được những cựu chiến binh Mỹ, những người đã từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam, tặng cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Điều này thể hiện sự kính trọng của họ đối với nhân dân Việt Nam và sự hối tiếc khi đã tham gia vào cuộc chiến tranh không chính đáng.

2 Chuyên Đề “Hồi Niệm”

Đây là một dự án do hai nhà báo ảnh người Anh, Tim Page và Horst Faas thực hiện Với sự hỗ trợ của Thông tấn xã Việt Nam, họ đã tổng hợp một bộ sưu tập độc đáo gồm 275 bức ảnh về chiến tranh Việt Nam Đặc biệt, những bức ảnh này được chụp bởi 134 phóng viên đến từ 11 quốc gia khác nhau, tất cả đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường ở Đông Dương Trên từng bức ảnh, những phóng viên đã truyền đạt những câu chuyện chân thực và cảm xúc về chiến tranh, những góc khuất và những biểu tượng của sự hy sinh Chuyên đề "Hồi niệm" không chỉ là một sự tôn vinh đối với những người lính và dân thường đã đánh đổi cuộc sống của họ trong chiến tranh mà còn là một lời tri ân sâu sắc đối với những phóng viên dũng cảm, người đã dấn thân vào cuộc chiến để ghi lại những câu chuyện quan trọng và đáng nhớ về chiến tranh ở Việt Nam.

3 Chuyên Đề “Việt Nam - Chiến Tranh Và Hòa Bình”

Chuyên đề "Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình" là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Nhật Bản Ishikawa Bunyo Năm 1998, ông đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại các thành phố lớn của Nhật Bản, mang tên "Chiến tranh và hòa bình - Việt Nam 35 năm", trưng bày tổng cộng 260 tác phẩm ảnh tư liệu về Việt Nam Đặc biệt, cũng vào năm 1998, ông Ishikawa Bunyo quyết định tặng 123 tác phẩm ảnh của mình cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 5

4 Chuyên Đề “Tội Ác Chiến Tranh Xâm Lược”

"Tội ác chiến tranh xâm lược" là bộ sưu tập đầy cảm xúc tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn bộ sưu tập bao gồm tổng cộng 125 bức ảnh, 22 tài liệu và

243 hiện vật, chứa đựng những bằng chứng và chứng tích đáng sợ về tội ác và hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược đối với đất nước và nhân dân Việt Nam Những bức ảnh, tài liệu và hiện vật trong chuyên đề này là những minh chứng đáng kinh ngạc về sự đau khổ và mất mát mà chiến tranh đã gây ra "Tội ác chiến tranh xâm lược" là một lời nhắc nhở về ý nghĩa của hòa bình và nhân đạo, và cũng là một lời kêu gọi cho một thế giới không chiến tranh, không xâm lược, nơi mọi người có cơ hội sống trong hòa bình và tự do

5 Chuyên Đề “Chất Độc Da Cam Trong Chiến Tranh Ở Việt Nam”

Đây là bộ sưu tập tập trung vào tác động của chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam, bao gồm 42 ảnh phóng sự của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Goro Nakamura Những bức ảnh trong chuyên đề này không chỉ tái hiện lại những hình ảnh của chiến tranh ở Việt Nam mà còn tập trung vào thảm họa chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra Chúng làm rõ về những hậu quả nghiêm trọng và cả những đau đớn mà nhân dân Việt Nam phải chịu do việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh Chuyên đề này là một lời nhắc nhở về những tác động lâu dài của chiến tranh và tác hại của việc sử dụng chất độc trong cuộc chiến.

6 Chuyên Đề “Hậu Quả Chất Độc Da Cam”

Chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam” tại bảo tàng là phần quan trọng trong việc tạo ra nhận thức về những tác động của chất độc da cam đối với người dân Việt Nam Bộ sưu tập này bao gồm 100 bức ảnh, 10 tài liệu và 20

hiện vật Những hình ảnh, tài liệu và hiện vật trong chuyên đề này tập trung vào việc phác họa những hậu quả thảm khốc của chất độc màu da cam, một loại hóa chất mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam Chúng thể hiện những thương tổn và khối u ác tính đã gây ra cho nhân dân và môi trường Việt Nam.

7 Chuyên Đề “Những Sự Thật Lịch Sử”

Trang 6

Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chuyên đề "Những sự thật lịch sử" là một hành trình qua 66 hình ảnh, 20 tài liệu, và 153 hiện vật giới thiệu một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

8 Chuyên Đề “Chế Độ Lao Tù Trong Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam” Bộ sưu tập “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam” tiết lộ về những gì đã diễn ra trong hệ thống lao tù đáng sợ trong thời kỳ chiến tranh xâm lược tại Việt Nam Chuyên đề này bao gồm 40 bức ảnh, 14 bảng trích, bản đồ và 21 hiện vật.

Trong đó, chuyên đề “Tội Ác Chiến Tranh Xâm Lược” và chuyên đề “Hậu Quả Chất Độc Da Cam” mang lại ấn tượng khó quên nhất với em Đất nước của chúng ta có được nền hoà bình như ngày hôm nay, những người tham gia chiến tranh đã phải chịu đựng biết bao đau khổ về thể xác lẫn tinh thân, chuyên đề này đã vạch rõ tội ác của Mỹ khi chúng xâm lược nước ta và để lại biết bao nhiêu tội ác man rợ

CHƯƠNG 2 “ HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC DA CAM” 2.1 Nguyên nhân về cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam

Chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến chống lại lực lượng du kích, năm 1961, một số cố vấn quân sự Mỹ đã đề xuất “sáng kiến” sử dụng chất độc da cam vì nó có thể “khai quang”, tức là làm trống đồng cỏ, quân đội Việt Nam sẽ không có nơi ẩn nấp, ngụy trang và Không quân Mỹ tha hồ thả bom cắt tuyến đường Trường Sơn.

Tháng 8/1961, hóa chất diệt cây bắt đầu được vận chuyển đến Việt Nam Các hóa chất này được chứa trong các phùng phuy (mỗi thùng chứa 55 gallons) với mã màu khác nhau: chất màu hồng, chất màu xanh lá cây, màu xanh da trời, màu tía, màu da cam.

Bất chấp sự phản đối của một số nghị sĩ Mỹ và dư luận quốc tế, ngày 20/11/1961, Tổng thống John F.Kennedy quyết định sử dụng chất diệt cỏ và làm rụng lá cây (gọi chung là chất độc diệt cây) để phá hoại mùa màng, thảm thực vật nhằm ngăn chặn sự chi viện của nhân dân miền Bắc cho cuộc chiến đấu của miền Nam.

Quyết định này được chính quyền Ngô Đình Diệm ủng hộ nồng nhiệt Diệm cho rằng, ông ta “biết Cộng sản đang ở đâu” và tin chắc rằng chiến dịch này sẽ thành công mỹ mãn Ngay từ đầu năm 1962, chương trình rải chất độc diệt cây đã

Trang 7

được triển khai trên quy mô lớn, ở nhiều vùng thuộc các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở vào.

2.2 Sơ lược về chất độc da cam

Chất độc da cam là hỗn hợp hai loại thuốc diệt cỏ 2-4-D và 2-4-5-T, là một trong những hỗn hợp chất độc nguy hiểm nhất Chất dioxin thực ra là một chất lỏng trong suốt; cái tên “da cam” xuất phát từ các thùng có sơn màu cam dùng để chứa và vận chuyển loại chất độc này.

Khi được rải xuống một khu rừng, chất độc da cam tiêu diệt toàn bộ thảm thực vật bất kể loại nào Chúng phá huỷ rễ cây, làm lá khô héo và rụng, biến một khu rừng rợp lá xanh trở nên trơ trụi, chết chóc Không chỉ vậy, chất độc da cam còn ngấm xuống đất, ngăn chặn sự phát triển của các loại cây sau này, phá huỷ ngành nông nghiệp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người 2.3 Chiến dịch Ranch Hand

Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14 Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962.[1]

2.3.1 Các loại chất diệt cỏ sử dụng

Các loại chất diệt cỏ được đựng trong các thùng chứa, mỗi thùng chứa có dung tích 208 lít, được đánh dấu bằng một băng màu tương ứng với mỗi loại chất diệt cỏ (da cam, xanh lá cây, tía, ) Trái với nhiều người lầm tưởng, các hóa chất này không có màu tám

loại chất diệt cỏ khác nhau từng được Quân đội Mỹ sử dụng hoặc thử nghiệm với khối lượng nhỏ, trong giai đoạn 1962 - 1964 Trong số các hóa chất này, chất Da cam và Siêu Da cam là loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm

Trang 8

61% tổng khối lượng được sử dụng Đa số các chất này có chứa hàm lượng dioxin rất cao.

2.4 Hậu quả của chất độc da cam

Gần 50 năm sau chiến tranh, loại chất hóa học chết người – chất độc da cam/dioxin vẫn đang tiếp tục tàn phá sức khỏe của hàng triệu người Việt Nam ngày nay, tác động tiêu cực đến môi trường và những thế hệ tương lai của đất nước.

2.4.1 Đối với môi trường

Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát triển Đến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con Tiếp theo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.

Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật Động vật chết vì thiếu thức ăn, vì không

có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc Những con sống sót phải di chuyển tới những nơi khác, cho dù điều kiện sống ở những nơi mới đó không hoàn toàn thuận lợi cho chúng Có thể nói rằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó là hệ sinh thái nghèo kiệt xơ xác Những nơi rừng mọc lại, bụi

lau, tre, nứa là nơi ẩn nấp tốt cho họ hàng nhà chuột Thiên địch của chuột là cầy, cáo còn lại rất ít, hơn nữa sức sinh sản của chúng không thể so sánh được với sức sinh sản của chuột Kết quả những nơi đó chuột chiếm ưu thế Tóm lại, chất diệt cỏ làm mất cân bằng sinh thái môi trường.

Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút

2.4.2 Đối với con người

Trang 9

Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư.

Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần hoặc có hình hài dị dạng Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc

mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội Ngay nay, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồng cảm, quan tâm giúp

đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn Tóm lại, hậu quả của việc sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam là to lón, lâu dài, phức tạp, chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa có cách nào khắc phục được hoàn toàn nhanh chóng

CHƯƠNG 3 TỘI ÁC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC 3.1 Các cuộc thảm sát của Mỹ

3.1.1 Cuộc thảm sát ở Thạnh Phong năm 1969

Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), lực

Trang 10

lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.[1] Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".

Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60 Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực hiện một loạt phóng sự về sự kiện trên Nhóm biệt kích gồm Kerrey dẫn đầu và 5 lính khác Theo lời kể của các nhân chứng, đầu tiên, đội biệt kích của Kerrey vào một nhà dân, dùng dao giết những người trong nhà Theo Gerhard Klann, một thành viên trong nhóm, những người này gồm 2 ông bà già và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi Kerrey nhận trách nhiệm cho các vụ giết người này với tư cách chỉ huy đội Ông nói với tạp chí New York Times rằng "Quy trình tiêu chuẩn là phải loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán" (Standard operating procedure was to dispose of the people we made contact with)

Sau đó, theo lời của Kerrey, đội biệt kích thấy có súng bắn từ giữa làng nên bắn trả từ xa, kết quả là chỉ tìm thấy các xác chết là phụ nữ và trẻ em Còn Gerhard Klann và nhân chứng người Việt là bà Phạm Thị Lãnh (hai người được phỏng vấn độc lập) cùng khẳng định rằng đơn vị lính Mỹ không hề bị tấn công, và các nạn nhân đã bị tập trung lại để bắn bằng súng máy tự động ở cự li gần

- Lời kể của nhân chứng

Theo lời kể bà Bùi Thị Lượm, nạn nhân duy nhất sống sót sau thảm sát Thạnh Phong, không có ai khác may mắn sống sót trong đêm đó Trong số 21 người chết, có một người cô và một người mợ đang

mang thai Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng, con số chính xác là 23 nạn nhân[7].

"Đêm đó, tôi đang ngủ thì nội gọi Tôi bò ra cửa hầm thì thấy mọi người ngồi chụm lại với nhau, lính biệt kích bao quanh Rồi đột ngột bọn chúng bắn từng loạt."

"Đêm đó ở Thạnh Phong, không có người đàn ông nào có mặt, chỉ có người già, phụ nữ, trẻ nhỏ đứng trân mình trước làn đạn "Nhiều

người chết mà chẳng còn lành lặn Có người già chết mà tay vẫn chắp trên trán như đang quỳ lạy."

" ba đứa bé là cháu nội ông Bùi Văn Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưng vẫn bị lính biệt kích Mỹ sát hại."

3.1.2 Cuộc thảm sát ở Mỹ Lai 1968

Ngày đăng: 26/04/2024, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan