GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

354 0 0
GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DUNG

GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đức Minh và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô ở Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội đã chỉ bảo, góp ý, hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu cũng như nâng cao phương pháp, kỹ năng viết luận án.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn bè đã thổi lửa, tiếp sức cho tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Dung

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án 8

1.2 Những vấn đề cần đặt ra nghiên cứu trong luận án 42

1.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài và câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀPHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 49

2.1 Lý luận về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài 49

2.2 Lý luận pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 81

3.1 Thực trạng quy định về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài 81

3.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 113

3.3 Đánh giá pháp luật và thực hiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay 123

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 127

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆUQUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚCNGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAM 128

4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài 128

4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài 133

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WTO (World Trade Organization) : Tổ chức Thương mại Thế giới CPTPP (Comprehensive and

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)

: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương FTA (Free trade agreement) : Hiệp định thương mại tự do M&A (Mergers and Acquisitions) : Mua bán và sáp nhập R&D (Research and development) : Nghiên cứu và phát triển Nguyên tắc MFN (Most Favored

CIC (Credit Information Center) : Trung tâm Thông tin Tín Dụng FBA (Foreign Business Act) : Đạo luật kinh doanh nước

DCF (Discounted Cash Flow) : Dòng tiền chiết khấu ASC (Accounting Standards

AIC (Administration for Industry and Commerce)

: Hệ thống hóa chuẩn mực kế toán : Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc FCA (Financial Conduct Authority) : Cơ quan kiểm soát tài chính ACPR (Autorité de contrôle

prudentiel et de résolution) : Cơ quan giám sát và giải quyết thậntrọng AMF (Autorité des marchés

FINRA (the Financial Industry Regulatory Authority)

OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development)

: Cơ quan thị trường tài chính : Cơ quan quản lý ngành tài chính : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 7

FPI (Foreign Portfolio Investment) : Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Trang 8

QSDĐ : Quyền sử dụng đất MLI (Multilateral Convention to

Implement Tax Treaty Related Measures to Prevent Base Erosion and Profit Shifting)

: Công ước đa biên về thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận

BIT (Bilateral Investment Treaties) : Hiệp định đầu tư song phương EVFTA (European-Vietnam Free

Trade Agreement) : Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam

: Công nghệ thông tin : Luật Đầu tư

: Luật doanh nghiệp : Nghị định

: Thuế giá trị gia tăng : Thuế thu nhập cá nhân : Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng vào các quan hệ quốc tế song phương và đa phương Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển đất nước rất cao nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài được chính phủ chú trọng và quan tâm Điều này phản ánh rất rõ trong các văn kiện của Đảng mà gần đây, nhất là trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII năm 20211 Trên thực tế, đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã góp phần cải thiện và phát triển nền kinh tế Việt Nam Vì vậy, để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới thì cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, trong đó cải cách thể chế và cải cách thủ tục đầu tư, kinh doanh là những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt Sự cần thiết về nguồn vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày cũng tỷ lệ thuận theo tốc độ phát triển của đất nước Việt Nam cũng đã chứng minh được mình bằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm gần đây, đạt mức 6-7%/ năm Tình hình kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái ổn định và lãi suất ngân hàng được đánh giá ở mức hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của người dân Đồng thời, khi nhận góp vốn đầu tư nước ngoài,Việt Nam cũng sẽ nhận được những chuyển giao công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, kỹ thuật nước nhà, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo để tạo ra những giá trị và sản phẩm chất lượng nhất Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đóng góp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu trong nước Điều này sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Lượng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt

1https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-cong-san-viet-nam-3660, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Đại hội

Trang 10

đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam”, 2021.

Trang 11

trong những năm gần đây đặt ra những yêu cầu về việc hoàn thiện quy định pháp luật để phù hợp với bối cảnh thực tế hiện tại Xóa bỏ những rào cản, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngoại là những tiêu chí nghiên cứu quan trọng, cho thấy việc nghiên cứu đề tài góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp thiết Nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về đầu tư, đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục đích của luận án

Việc nghiên cứu đề tài “góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay” mang hai mục đích quan trọng về mặt lý thuyết và thực tiễn.

Về mặt lý thuyết, luận án sẽ nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thông qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện tại Luận án sẽ làm rõ các vấn đề về lý thuyết liên quan đến việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, thông qua việc nghiên cứu các khái niệm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam Đồng thời đưa ra những kiến giải mới về góp vốn, góp phần vào học thuyết pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Về mặt thực tiễn, luận án sẽ có giá trị tư liệu hướng dẫn thực tiễn, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch góp vốn an toàn, hiệu quả Thông qua việc đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho việc thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam Tư liệu trong luận án cũng là nguồn cung cấp thông tin và lượng kiến thức quan trọng cho các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu và quản lý việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ cải thiện và có tư liệu tham khảo để hoàn thiện tốt công tác quản lý.

Trang 12

2.2 Nhiệm vụ của luận án

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: (i) Sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu cần thiết và tổng quan tình hình nghiên cứu; lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận phù hợp để nghiên cứu pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam;

(ii) Hệ thống hóa, phân tích kiến thức, tri thức liên quan đến lĩnh vực góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; từ đó làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; (iii) Đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo các tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật Khảo sát, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để thấy được thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (iv) Đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở nước ta.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Hiến pháp; các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật hiện hành liên quan đến góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; các Hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương như WTO, CPTPP2, FTA… liên quan đến góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành được đề cập ở đối tượng nghiên cứu ở trên và thực tiễn thực hiện pháp luật trong một số nội dung chủ yếu Luận án nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau: (i) Các quy định chung, nguyên tắc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Chủ thể góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài và địa vị pháp lý của các chủ thể đó; (iii) Đối tượng góp

Trang 13

vốn ( tài sản, tiền mặt,

2 Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (“CPTPP”) ký kết tháng 03/2018.

Trang 14

quyền tài sản, chứng nhận quyền sử dụng đất, thương hiệu, sở hữu trí tuệ…) là nhà đầu tư nước ngoài; (iv) Điều kiện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (v) Phương thức góp vốn (Góp vốn bằng cách nào?) của nhà đầu tư nước ngoài; (vi) Hình thức và hợp đồng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (vii) Định giá tài sản góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (viii) Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (ix) Biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài;

Trong phạm vi luận án này, tác giả sẽ không nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến quản lý nhà nước đối với góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; Tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài đối với Nhà nước Việt Nam hoặc chính quyền địa phương trong góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Về tài sản góp vốn, trong phạm vi luận án, sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các loại tài sản pháp định, không nghiên cứu các loại tài sản ảo, tài sản kỹ thuật số khác.

- Phạm vi không gian: Luận án được nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn năm 2020 đến năm 2023 trong khoảng thời gian có hiệu lực và bắt đầu thi hành của Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp hiện hành.

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở và phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước, pháp luật và kinh tế; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về đầu tư nước ngoài, về kinh tế thị trường, về hội nhập quốc tế, về thu hút đầu tư, về sở hữu và bảo vệ sở hữu của nhà đầu tư.

Luận án có sử dụng cách tiếp cận chuyên ngành, liên ngành luật học để phân tích số liệu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: (i) Phương pháp phân tích và diễn giải: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án để trình bày, đánh giá và phân tích các quan điểm pháp lý về góp vốn của nhà đầu

Trang 15

tư nước ngoài (chương 2 và chương 3) Từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện

Trang 16

pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (ii) Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận án; (iii) Phương pháp thực chứng: Dựa trên những tư liệu thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài làm cơ sở để đối chứng, phân tích và đề xuất các giải pháp; (iv) Phương pháp tổng hợp, được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án khi đánh giá thực trạng pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài nhằm rút ra những kiến nghị đề xuất; (v) Phương pháp liên ngành luật học, so sánh luật học để phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam với nước khác Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác như: Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích - dự báo khoa học.

Chương 2: Lý luận về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Chương 3: Thực trạng pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

6 Những đóng góp mới của Luận án

Luận án đã có những tổng hợp nghiên cứu về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều góc độ Đưa ra những định nghĩa khoa học, chính xác về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, làm rõ những đặc điểm pháp lý và sự phân biệt đối với hoạt động góp vốn của nhà đầu tư trong nước.

Trang 17

Luận án đã trình bày, phân tích nguyên tắc, mục đích và phương thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Đề xuất các khái niệm, đặc điểm về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, góp phần làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận trong lĩnh vực này Luận án cũng tập trung phân tích góc độ cấu trúc nội dung, yêu cầu đối với pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các yếu tố tác động đến việc thực hiện các hoạt động trên.

Luận án đã cung cấp góc nhìn chuyên sâu về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài dưới góc độ pháp lý, góp phần vào việc nghiên cứu khoa học và thực tiễn áp dung pháp luật Các nghiên cứu trong luận án có tính ứng dụng cao, có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các cá nhân liên quan đến hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Đây là một nghiên cứu có chiều sâu và có giá trị khoa học Với nội dung trình bày chặt chẽ, logic, luận án đã cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài dưới góc độ pháp lý Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư hay doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

7.1 Ý nghĩa lý luận

Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều thay đổi so với Luật Đầu tư 2014, điều này cho thấy rằng Nhà nước rất chú trọng, quan tâm đến các quy định pháp luật và việc quản lý thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn kinh tế mới Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài sẽ giúp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp, đáp ứng nhu cầu với tình hình kinh tế hiện tại.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và đi vào phân tích sâu các quy định về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm rõ các vấn đề về lý thuyết liên quan

Trang 18

đến đầu tư nước ngoài, như các khái niệm, nguyên tắc, hình thức góp vốn Hay các

Trang 19

quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài hoặc quy định quản lý hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, đóng góp vai trò hệ thống hóa kiến thức về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở khoa học cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Học thuyết pháp lý về đầu tư nước ngoài sẽ được mở rộng hơn, mang đến lượng kiến thức và kinh nghiệm cho các quốc gia khác tham khảo trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài Nghiên cứu lý luận mang ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tầm nhìn, nâng cao nhận thức về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp một nền kinh tế thiếu hụt vốn, mở rộng kênh tài chính để tăng trưởng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Điều này cho thấy, việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam chính là góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam FDI góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị cạnh tranh và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mới, tạo điều kiện việc làm cho người dân và nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực Việc thu hút nguồn vốn FDI cũng sẽ nhận được sự chuyển giao công nghệ và tri thức tiên tiến từ các nước phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp sẽ được mở rộng mạng lưới phân phối, tiếp cận thị trường quốc tế, tăng khả năng xuất khẩu, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trong khu vực Điều này sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trang 20

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về góp vốn của nhàđầu tư nước ngoài

Các vấn đề lý luận về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài là những vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.

* Tình hình nghiên cứu khái niệm, đặc điểm nhà đầu tư nước ngoài

Tại Việt Nam, lý luận về nhà đầu tư nước ngoài cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Các khái niệm “nhà đầu tư”, “nhà đầu tư chuyên nghiệp” theo Luật Chứng khoán 20193; khái niệm “cổ đông”, trong đó có “cổ đông phổ thông”, “cổ đông ưu đãi”; “cổ đông sáng lập” theo Luật doanh nghiệp năm 2005; khái niệm “nhà đầu tư chiến lược” đã được giải thích trong bài viết của tác giả Nguyễn Minh Hằng (20104), “Khái niệm nhà đầu tư theo quy định của pháp Luật Chứng khoán và pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” tại Tạp chí Luật học số 9/2010.

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cũng được giải thích trong bài viết “Thực trạng pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Doãn Thị Nhung - Nguyễn Thị Lan Anh, Tạp chí Luật học, số 10/2012 Các tác giả đã phân tích và cho rằng do khái niệm nhà đầu tư nước ngoài không được giải thích đồng bộ ở văn bản dưới luật nên cần có sự giải thích thống nhất về khái niệm này để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật và quản lý nhà nước Tác giả đã dẫn chiếu đến bài viết của tác giả Mai Hữu Đạt, “Một số bất cập của pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và phương hướng hoàn

3 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 (Quốc hội ngày 26/11/2019) (“Luật chứng khoán 2019”)

Trang 21

Nguyễn Minh Hằng (2010), “Khái niệm nhà đầu tư theo quy định của pháp luật chứng khoán và pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 9/2010.

Trang 22

thiện” trong Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 3/2010, tr 32 với kiến nghị về

định nghĩa khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài như sau: “Nhà đầu tư nước

ngoài là cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài là tổchức được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài trước khi đầu tưvào Việt Nam cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện (không có tư cáchpháp nhân) của họ” Khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” cũng được giới thiệu

trong cuốn sách Pháp luật về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới của tác giả Tiến sĩ Trần Anh Tuấn và Tiến sĩ Trịnh Hải Yến xuất bản năm 20205; Hoặc cuốn cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của tác giả PGS.TS Đặng Hùng Võ xuất bản năm 20176 cũng nêu về khái niệm và đặc điểm của nhà đầu tư nước ngoài Trên cơ sở phân tích khái niệm nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2014, một số đặc điểm của nhà đầu tư nước ngoài đã được khái quát trong một số công trình nghiên cứu như: (i) Nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch nước ngoài; (ii) Nhà đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại nước ngoài; (iii) Nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy ở nước ta đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên

quan đến khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài”.

* Tình hình nghiên cứu lý luận về khái niệm góp vốn

Phương diện pháp lý của khái niệm góp vốn đã được phân tích trong nghiên cứu của các tác giả Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tấn trong cuốn “Luật thương mại Việt Nam dẫn giải”, Quyền II, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn (1972) Theo đó, góp vốn được hiểu là nghĩa vụ pháp lý quan trọng nhất của các thành viên, khi các thành viên cam kết góp vốn là họ đã tự ràng buộc mình trở thành con nợ của công ty do chính họ tạo lập nên, và công ty là pháp nhân đã trở thành chủ nợ của

5 Tiến sĩ Trần Anh Tuấn và Tiến sĩ Trịnh Hải Yến(2020), Pháp luật về đầu tư nước ngoài, giải quyết

tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

6PGS.TS Đặng Hùng Võ(2017), Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà đầu tư nước ngoài tại Việt

Trang 23

Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

Trang 24

chính người chủ của mình Nếu một thành viên đã đăng ký góp vốn mà không góp hoặc góp không đủ, không đúng hạn thì công ty sẽ đòi Việc góp chậm, thành viên phải trả lãi mà không cần phải có điều kiện là đã bị thúc nợ, và có thể phải bồi thường thiệt hại mà không cần phải chứng minh sự gian tình.

Bản chất của góp vốn được giải thích trong Giáo trình “Luật Thương mại -Tập 1” của Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Ở đó, giáo trình xác định:

“Bản chất của góp vốn xét dưới góc độ kinh tế là góp tài sản để tạo thành vốn

điều lệ của công ty, phần vốn góp của các cổ đông trở thành tài sản của côngty Nhờ đó mà công ty mới tiến hành được các hoạt động kinh doanh cũng nhưbảo đảm quyền lợi cho các đối tác của công ty Từ phương diện pháp lý, hànhvi góp vốn là hành vi chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty để đổi lấy quyềnlợi công ty Về phương diện lý luận sở hữu, thì công ty là chủ sở hữu tài sản,còn các cổ đông là chủ sở hữu công ty Các cổ đông cùng nhau khai thác côngty (đưa công ty vào hoạt động) để kiếm lời chia nhau Hành vi góp vốn để đổilấy quyền lợi từ công ty, khác với các hành vi mua bán tài sản, cho thuê tài sản.Nếu như hành vi bán tài sản, hay cho thuê tài sản thì người bán hay người chothuê tài sản sẽ nhận được ngay số tiền bán hoặc tiền cho thuê tài sản khichuyển giao tài sản đó Còn hành vi góp vốn khi chuyển giao quyền sở hữu tàisản cho công ty, thì người góp vốn sẽ nhận được “quyền lợi” từ công ty Quyềnlợi đó vừa có tính hữu hình vừa có tính vô hình và có chuyển đổi thành tiền,thông qua hoạt động của công ty bằng hình thức trả cổ tức, cùng với các quyềnlợi khác như, quyền được tham gia quản lý công ty, quyền được biết thông tinvề hoạt động của công ty…” Như vậy, có thể nhận thấy giáo trình đã đưa ra

khái niệm liên quan đến góp vốn ở nhiều khía cạnh khác nhau từ khía cạnh kinh tế đến khía cạnh pháp lý.

Gần đây nhất, chủ đề góp vốn thành lập công ty cổ phần được tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (2020) bàn luận trong bài viết “Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty cổ phần và thực tiễn thực hiện” Theo đó, góp vốn thành lập công ty cổ phần được giải thích là việc các nhà đầu tư góp tài sản thuộc sở hữu của mình để tạo thành tài sản chung ban đầu cho hoạt động của

Trang 25

công ty cổ phần,

Trang 26

được gọi là vốn điều lệ Đây là những tài sản đầu tiên của công ty cổ phần, được hình thành bởi sự đóng góp của các cổ đông sáng lập và được ghi công nhận thành vốn điều lệ của công ty Việc góp vốn thành lập công ty được thực hiện bằng việc đăng ký mua cổ phần của công ty và được ghi nhận tại Điều lệ công ty trước khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty trong thời hạn được phép theo quy định của pháp luật sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Hết thời hạn này, bất kỳ hành vi góp vốn nào cũng không được gọi là góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Ngoài ra, cũng có nhiều công trình khác có đi vào nghiên cứu, phân tích lý luận về góp vốn như cuốn sách: Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam7 năm 2019 của tác giả Phạm Tuấn Anh có nêu rõ khái niệm và bản chất

pháp lý của góp vốn thành lập công ty; Nguyễn Thị Dung (2010), Hoàn thiện

quy định về góp vốn và xác định tư cách thành viên công ty theo Luật doanhnghiệp năm 2005, Tạp chí Luật học, số 9/2010, tr.2837; Doãn Hồng Nhung

-Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

trong các doanh nghiệp Việt Nam, NXB.Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh

Tú (2017), Hoàn thiện pháp luật về góp vốn mua cổ phần của ngân hàng

thương mại, Tạp chí Luật học số 10/2017, tr.58-69; Nguyễn Thị Thu Trang

(2018)8, Góp vốn dưới góc độ quyền tự do kinh doanh, Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp, số 16/2018, tr.22-28 Trong các bài viết đó cho thấy nhận thức về về góp vốn như sau: Góp vốn thành lập doanh nghiệp là việc nhà đầu tư chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho doanh nghiệp, trong một số trường hợp việc chuyển quyền phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sau đó nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp.

7 Phạm Tuấn Anh(2019), Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà

8 Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “Góp vốn dưới góc độ quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16/2018.

Trang 27

Một số tác giả khác như tác giả Lê Ngọc Thắng, Đỗ Thị Thìn, Vũ Thị Loan, Tường Thanh Thảo phân tích rằng hành vi góp vốn vào công ty là việc một cá nhân hay tố chức chuyển dịch tài sản của mình (tiền, tài sản và quyền tài sản) theo một trình tự, thủ tục nhất định vào công ty và theo đó được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn Hơn thế nữa, các tác giả cũng đưa ra những phân tích về bản chất kinh tế và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn.

Phân tích Luật doanh nghiệp năm 2005, có tác giả Vũ Thị Loan đã đưa ra nhận định, đánh giá, phân tích về khái niệm góp vốn Theo họ, góp vốn luôn gắn liền với tài sản; góp vốn sẽ đưa tài sản của người góp vốn thành tài sản của công ty và thông qua góp vốn, người góp vốn sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu chung của công ty.

Có tác giả Dương Thị Thu phân tích khái niệm của góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phân biệt góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các hình thức đầu tư góp vốn khác Theo đó, góp vốn thành lập có vốn đầu tư nước ngoài là một hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua một hành vi pháp lý tự nguyện chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của ít nhất một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào một hoạt động sản xuất kinh doanh để thành lập một doanh nghiệp mới tại Việt Nam nhằm đảm bảo cho những chi phí đối với những hoạt động của công ty để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra của các nhà đầu tư.

Vấn đề lý luận về góp vốn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Theo quan niệm phổ biến, tác giả Lưu Thu Hà phân tích góp vốn được hiểu là việc một người đưa hay hùn tiền bạc hay tài sản vào một công cuộc kinh doanh nhất định và mong nhận được lợi ích từ đó Xét về mặt pháp lý, người góp vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người kinh doanh (thương nhân) để đổi lại những lợi ích từ việc góp vốn đó Góp vốn thành lập công ty là việc một người chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình vào công ty do tự mình hoặc cùng với người khác thành lập nhằm mục tiêu kiếm lời Tài sản góp vốn về nguyên tắc là tất cả các loại tài sản mà theo quy định của pháp luật Việt

Nam hiện nay bao gồm

Trang 28

Deleted:

Trang 29

vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 163, Bộ luật Dân sự 2005) Từ khái niệm, tác giả Lưu Thu Hà phân tích bản chất pháp lý của góp vốn là hành vi pháp lý làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn, làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của công ty và tạo lập ra công ty (một thực thể kinh doanh) thuộc sở hữu của người góp vốn hoặc thuộc sở hữu chung của những người góp vốn.

Hay bên cạnh đó còn có tác giả Tường Thanh Thảo đã phân tích khái niệm

góp vốn, đặc biệt ở khía cạnh nhà đầu tư nước ngoài dưới các góc độ sau: Thứ

nhất, góp vốn thường được hiểu là việc một người đưa hay hùn tiền bạc hoặc

tài sản vào một việc kinh doanh nhất định và mong nhận được lợi ích từ đó Với nhà đầu tư nước ngoài, tác giả đã đưa ra 03 hình thức nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn: (i) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập tổ chức kinh tế mới; (ii) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam; (iii) Nhà đầu tư góp vốn thực hiện hợp đồng trong đầu tư kinh

doanh; Thứ hai, hình thức tài sản góp vốn được thực hiện bằng nhiều loại tàisản đa dạng khác nhau; Thứ ba, về mặt pháp lý, khi góp vốn vào doanh nghiệp

thì người góp vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho thương nhân

để đổi lại những lợi ích từ việc góp vốn đó; Thứ tư, góp vốn được thực hiện ởcác thời điểm khác nhau; Thứ năm, tác giả đã đưa ra những đặc điểm riêng của

việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn như: hoạt động góp vốn nhà đầu tư nước ngoài gắn với việc di chuyển các tài sản giữa các quốc gia, làm tăng sản lượng tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đồng thời làm giảm lượng tài sản của nước đi đầu tư và khi nhà đầu tư góp vốn đầu tư kinh doanh vào doanh nghiệp ở Việt Nam trong một số ngành, nghề kinh doanh còn phải tuân thủ hạn mức về tỷ lệ góp vốn nhất định.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu lý luận về pháp luật về góp vốn của nhàđầu tư nước ngoài

* Tình hình nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, cơ cấu nội dung pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Lý luận pháp luật về khái niệm và đặc điểm pháp luật góp vốn của nhà

Trang 30

đầu tư nước ngoài cũng là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu

Trang 31

trong luận văn thạc sĩ Luật học vào năm 2020 “Pháp luật về góp vốn thành lập

công ty cổ phần và thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La”, tác giả Mai Đôn Hậu đã

có phân tích về khái niệm pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần Theo đó, luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thành lập công ty cổ phần Cũng theo các tác giả Mai Đôn Hậu để điều chỉnh các quan hệ trong việc góp vốn thành lập công ty cổ phần không chỉ có quy phạm pháp luật doanh nghiệp mà còn có cả vai trò điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác như luật dân sự, luật tài chính, Luật Sở hữu trí tuệ, luật thương mại… Bên cạnh lý luận về khái niệm pháp luật góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, cơ cấu nội dung pháp luật cũng có những công trình nghiên cứu nhất định.

Nội dung cơ cấu pháp luật góp vốn theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 về các nội dung: hình thức; quyền và nghĩa vụ; mức; tài khoản góp vốn đã được phân tích trong cuốn sách “Pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam” của hai tác giả Doãn Hồng Nhung và Nguyễn Thị Lan Anh được xuất bản năm 2012 tại Hà Nội bởi NXB.Tư pháp.

Bên cạnh công trình sách trên, nội dung cơ bản của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nội dung quy định của Luật đầu từ năm 2014 về góp vốn thành lập có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như trong công trình: Luận văn thạc sĩ

Luật học “Pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh

nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2011); trong cuốn sách

“Pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam9” được xuất bản năm 2012 bởi NXB.Tư pháp, Hà Nội được viết bởi hai tác giả Doãn Hồng Nhung và Nguyễn Thị Lan Anh; Dương Thị Thu (2014)

trong công trình “Góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

theo Luật Đầu tư năm 2014 và thực tiễn

9 Doãn Hồng Nhung và Nguyễn Thị Lan Anh (2011), Pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Trang 32

trong các doanh nghiệp Việt Nam, NXB.Tư pháp, Hà Nội

Trang 33

thi hành tại thành phố Hà Nội”; Tường Thanh Thảo (2017) trong công trình

“Pháp luật về hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thực

tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh” Các phân tích này hướng đến phân tích nội dung

pháp luật về: (1) Quy định các điều kiện về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và tiểu kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(2) Quy định về các chủ thể có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước; (3) Quy định về hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm các hình thức: góp vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam; (4) Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và thời hạn góp vốn, định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, hình thành tư cách thành viên góp vốn và chế tài xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Bàn về vấn đề Hợp đồng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Oanh trong Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện” đã phân tích những cơ sở lý luận của loại Hợp đồng này… Tác giả đi sâu vào phân tích theo hướng hợp đồng là hình thức pháp lý mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài Về bản chất, mua bán doanh nghiệp chính là 1 hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Tác giả cho rằng, hợp đồng này sẽ mang tính đặc biệt ở đối tượng của hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh sau hợp đồng Những khác biệt này được tác giả Nguyễn Ngọc Oanh phân tích ở các mặt như chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mục tiêu, thanh toán, giao nhận doanh nghiệp.

Trang 34

Cũng tìm hiểu về vấn đề này, Thạc sĩ Trần Thị Ngân trong bài viết “Một số vấn đề pháp lý về thỏa thuận góp vốn có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nghề luật số 4/2021” đã đưa ra nhiều quan điểm khác biệt Tác giả nêu được sự cần thiết của hợp đồng góp vốn trong việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Thứ nhất, Hợp đồng góp vốn có thể cho phép các bên thiết lập cơ chế điều hành, quản trị công ty linh hoạt hơn so với Điều lệ, trao/hạn chế một số quyền đặc thù cho một/một số bên trong hợp đồng; tạo ra cơ chế nhất trí/biểu quyết thông qua (các) vấn đề trọng yếu của công ty;… Thứ hai, Hợp đồng góp vốn giúp các bên trong hợp đồng cân bằng quyền lực, ngoài nguyên tắc “đối vốn” - bên nào sở hữu tỷ lệ vốn lớn, bên đó có nhiều quyền hơn, các bên có thể tạo lập những nguyên tắc khác như quyền của thành viên/nhóm thành viên sở hữu tỷ lệ vốn nhỏ Thứ ba, các bên trong hợp đồng góp vốn được quyền lựa chọn luật áp dụng và dự trù phương thức giải quyết tranh chấp trong tương lai Thứ tư, hợp đồng góp vốn giải quyết các vấn đề trước khi công ty được thành lập và khi công ty đã chấm dứt hoạt động Thứ năm, Hợp đồng góp vốn có tính bảo mật, không buộc phải thông báo, đệ trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam Tác giả đi sâu phân tích về luật áp dụng và cơ quan giải quyết khi xảy ra tranh chấp đối với Hợp đồng góp vốn có yếu tố nước ngoài Theo đó, tác giả cho rằng việc xác định pháp luật áp dụng đối với thỏa thuận góp vốn trước hết sẽ căn cứ trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với thỏa thuận góp vốn được xác định theo lựa chọn của các bên Tác giả phân biệt 2 khái niệm luật áp dụng và luật điều chỉnh Cụ thể hơn, ngay cả khi các bên trong Hợp đồng góp vốn lựa chọn luật áp dụng là luật pháp nước ngoài thì các quy định của pháp luật Việt Nam về hành chính (như xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, ) và hình sự sẽ vẫn điều chỉnh khi giải quyết một vấn đề cụ thể phát sinh từ hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Trang 35

Tác giả Trần Thu Yến trong bài viết “Quy định mới về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 202010” trên Tạp chí Nghề luật số 1/2022, đã có những phân tích về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài Theo đó, tác giả đã có những phân tích về việc Luật Đầu tư năm 2020 đã có sửa đổi tỉ lệ tổ chức kinh tế phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài chiếm 50% để ngăn chặn tình trạng như giả thiết nêu trên Nghĩa là, sự thay đổi nói trên của Luật Đầu tư năm 2020 đã khiến cho nhà đầu tư nước ngoài không còn cơ hội lựa chọn cơ cấu giao dịch theo hướng:

(i) chỉ nắm giữ trên 50% nhưng dưới 51% vốn điều lệ của công ty mục tiêu và (ii) kiểm soát công ty mục tiêu bằng tỷ lệ thông qua các quyết định quan trọng ở mức trên 50% và như thế (iii) công ty mục tiêu vẫn được đối xử như nhà đầu tư trong nước khi góp vốn trong công ty khác.

Cũng phân tích những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020, tác giả Nguyễn Thị Vân Anh11 đã đi sâu phân tích những điểm mới về thủ tục theo quy định Luật Đầu tư 202012 trong bài viết “Một số điểm mới về thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2020” tại Tạp chí Nghề luật số 4/2021 Bài viết đã phân tích các điểm mới như: Bổ sung quy định không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi góp vốn thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; minh bạch hóa điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; giảm tỷ lệ sở hữu vốn để áp dụng điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài (Từ 51% xuống còn 50%); bổ sung điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi góp vốn, phần vốn góp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng và quyền sử dụng đất; làm rõ các trường

10 Trần Thu Yến(2022), Quy định mới về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong

Luật đầu tư năm 2020, Học viện tư pháp 19/2/2022.

11 Nguyễn Thị Vân Anh (2021), “Một số điểm mới về thủ tục đầu tư của NĐTNN tại Việt Nam theo Luật

Trang 36

Đầu tư năm 2020”, Tạp chí Nghề luật số 4/2021.

12 Luật Đầu Tư số 61/2020/QH14 (Quốc hội ngày 17/06/2020) (“Luật Đầu tư 2020”)

Trang 37

hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông công ty.

Bên cạnh những công trình trên, có nhiều công trình, bài viết khác phân tích liên quan đến quy định của pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài như: Nguyễn Thị Liễu Hạnh (2014)13, Hậu quả pháp lý và cách thức xử

lý các vi phạm nghĩa vụ góp vốn khi thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanhnghiệp năm 2014, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 10(338)T5/2017, tr.49-54;

Nguyễn Thanh Hà (2021), Những điểm mới về góp vốn trong Luật Doanh

nghiệp năm 2020, Tạp chí Nghề luật số 2/2021, tr.61-63, 72; TS Cao Nhất

Linh (2020)14, Một số điều kiện đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức

góp vốn, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Tạp chí Công Thương…

Như vậy, qua nghiên cứu các công trình, có thể nhận thấy nội dung góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài được tập trung nghiên cứu ở các vấn đề sau: Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; thủ tục về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, một số nội dung pháp luật khác cũng được các tác giả nghiên cứu như: tài khoản nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; xử lý vi phạm liên quan đến góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài…

Cùng với đó, có nhiều công trình nước ngoài khác là nguồn tài liệu lý luận quý giá giúp tác giả hoàn thành luận án như:

Trong công trình “Foreign Investor Misconduct in International

Investment Law”15, tài liệu này đề cập đến các vấn đề về hành vi sai trái của nhà đầu tư nước

13 Nguyễn Thị Liễu Hạnh (2017), “Hậu quả pháp lý và cách thức xử lý các vi phạm nghĩa vụ góp vốn khi thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10 (338) T5/2017.

14 Cao Nhất Linh (2020), “Một số điều kiện đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế”, Tạp chí Công Thương, 2020.

Trang 38

Anna Kozyakowa, “Foreign Investor Misconduct in International Investment Law” (Tạm dịch “Hành vi sai trái của nhà đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư quốc tế”), NXB.Spinger

Trang 39

ngoài trong Luật Đầu tư quốc tế hiện đại, tập trung vào cách tiếp cận mà Luật Đầu tư quốc tế hiện đang hoạt động đã phát triển theo hướng hành vi sai trái của nhà đầu tư nước ngoài Thuật ngữ “hành vi sai trái” nhằm bao hàm các loại hành vi khác nhau của các nhà đầu tư nước ngoài mà hệ thống Luật Đầu tư quốc tế không chấp nhận - chẳng hạn như hành vi mà nó coi là bất hợp pháp, chống lại chính sách công, hoặc không phù hợp - và gây ra hậu quả pháp lý Tuy nhiên, hiếm khi Luật Đầu tư quốc tế trình bày rõ ràng những gì mà luật này coi là hành vi không được chấp nhận của nhà đầu tư, và chắc chắn không theo bất kỳ hình thức hệ thống nào Do đó, cuốn sách này giải quyết những câu hỏi sau: Những loại hành vi nào của nhà đầu tư không được chấp nhận về mặt pháp lý? Những cơ chế nào có sẵn để đối phó với hành vi không được chấp

nhận của các nhà đầu tư và hậu quả pháp lý là gì? Trong cuốn Foreign

Investment Law in China16 xuất bản năm 2019 của tác giả Michael J Moser đã

cung cấp một cái nhìn toàn diện về Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, bao gồm các quy định về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Hay trong cuốn International Investment Law: Treaties, Cases and Materials17 (2018) của tác giả Catherine Rogers, et al đã nêu tất cả các chủ thể góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, các cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài.

Trong bài viết “Remade in China: Foreign Investors and Institutional

Change in China”18, tài liệu phân tích cách các nhà đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác đang định hình các cải cách pháp lý, lao động và kinh doanh của Trung Quốc Wilson dựa trên các cuộc phỏng vấn với gần 100 nhà quản

16 Michael J Moser (2019) Foreign Investment Law in China( Tạm dịch: Pháp luật đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc), NXB Kluwer Law International, Hà Lan.

17 Catherine Rogers, et al (2018) International Investment Law: Treaties, Cases and Materials ( Tạm dịch: Luật đầu tư quốc tế: Hiệp ước, Vụ việc và Tài liệu), NXB Cambridge University Press, Vương Quốc Ạnh.

Trang 40

Scott Wilson, Remade in China: Foreign Investors and Institutional Change in China (Tạm dịch “Làm lại ở Trung Quốc: Nhà đầu tư nước ngoài và thay đổi thể chế ở Trung Quốc”).

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan