nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân nssi của học sinh thpt thành phố đà nẵng

29 0 0
nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân nssi của học sinh thpt thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN 1

A PHẦN MỞ ĐẦU: 1

I Lý do chọn đề tài 1

II Mục đích nghiên cứu 2

III Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi đề tài 2

1 Đối tượng nghiên cứu 2

2 Khách thể nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

IV Nhiệm vụ nghiên cứu 2

V Giả thuyết nghiên cứu 2

VII Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập thông tin 3

4.2 Phương pháp xử lý thông tin 3

4.3 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo chỉ tiêu: 3

B PHẦN NỘI DUNG: 3

CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

I Tổng quan công trình nghiên cứu 3

II Một số khái niệm cơ bản 4

1 Học sinh THPT: 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 4

2 Hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh THPT 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Đặc điểm của hành vi THHBT của học sinh THPT 4

2.3 Nguyên nhân thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh THPT 5

2.4 Ảnh hưởng của hành vi tự hủy hoại bản thân đối với học sinh THPT .5

2.5 Giải pháp .6

Trang 3

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 6

1 THỰC TRẠNG CỦA HÀNH VI THHBT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .6

4.2 MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT VỀ HÀNH VI THHBT .7

4.3 SỰ THAM GIA CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CHUYÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG KHÔNG CHUYÊN VÀO HÀNH VI THHBT .8

4.4 SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TRONG HÀNH VI THHBT Ở HỌC SINH THPT .9

4.6 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU HÀNH VI THHBT Ở HỌC SINH THPT .11

C KẾT LUẬN 12

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 13

HƯỚNG PHÁT TRIỀN CỦA ĐỀ TÀI .14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

DANH MỤC PHỤ LỤC 16

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

1

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

Các vấn đề tâm lý nói chung và các hành vi tự hủy hoại bản thân (THHBT) trong học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng đã trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam Theo thống kê, có đến 1/10 thanh thiếu niên tự hành xác mình, người bệnh luôn có khuynh hướng làm chính bản thân mình đau Họ sẵn sàng dùng dao cắt vào tay, chân; bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm vào tường, tự tát vào mặt…1 Từ đó cho thấy sự hiện diện của loại hành vi này trong môi trường học đường ở mức độ cảnh báo Tuy nhiên, một bộ phân học sinh chưa có nhận thức rõ ràng về loại hành vi này, dẫn tới các hành vi không phù hợp như sự biến tướng nguy hiểm của lối sống Emo (đề cao phong cách sống mạnh mẽ bày tỏ cảm xúc của mình - Emotion), …

Trong đề tài này, chúng em hướng đến mục tiêu nghiên cứu về thực trạng, mức độ phổ biến, biểu hiện, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của hành vi tự hủy hoại đối với các bạn học sinh THPT ở Đà Nẵng Từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng hành vi và nâng cao nhận thức phù hợp với học sinh

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn Chúng em đã tiến

hành khảo sát các bạn học sinh hiện tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở các khối lớp bằng bảng câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn

Đóng góp mới của nghiên cứu chính là đưa ra những nhận định về thực trạng hành vi THHBT đang diễn ra ở học sinh THPT tại thành phố Đà Nẵng (nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng); từ đó có những giải pháp phù hợp với lứa tuổi học sinh nhằm giảm thiểu hành vi và nâng cao nhận thức của học sinh

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát kinh nghiệm trong nước và quốc tế về giáo dục tâm lý học đường, dự án xây dựng các biện pháp tác động giảm thiểu hành vi tự hủy hoại, nâng cao nhận thức của học sinh Các biện pháp được xây dựng theo hướng sử dụng tác động đồng đẳng thông qua chia sẻ và thảo luận qua diễn đàn trên mạng xã hội, hoạt động cùng xây dựng, trao đổi sách hướng dẫn (handbook)

A PHẦN MỞ ĐẦU: I Lý do chọn đề tài

Hành vi tự hủy hoại bản thân (NSSI) dù đã được nghiên cứu rộng rãi trong hơn một thập kỷ, nhưng những hành vi này vẫn chưa thực sự được nhiều người quan tâm và chưa được nhận thức đúng về mức độ nghiêm trọng Số liệu thống kê về tự chấn thương cho thấy hiện tượng đáng lo ngại này đang là mối nguy hiểm thực sự trên toàn thế giới (theo CDC- Trung tâm kiểm soát và điều trị bệnh) Một phân tích về tình trạng tự hủy hoại của NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kì) cho thấy trong khi ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi, tỉ lệ này khác nhau ở các độ tuổi khác nhau Trong đó, lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ cao nhất, với 17% người tham gia khảo sát thừa nhận đã từng tự hủy hoại ít nhất một lần trong đời Tỉ lệ NSSI ở lứa tuổi thanh thiếu niên cũng được chứng minh cao ở mức báo động (13-23% người trẻ) trong nhiều nghiên cứu (Klonsky and Muehlenkamp, 20072; Nock, 20093) Nghiêm trọng hơn là, mặc cho sự hiện diện đang trên đà gia tăng của hành vi, hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên tự gây thương

Nock MK Why do people hurt themselves? New insights into the nature and functions of self-injury Current Directions in Psychological Science 2009

Trang 6

2

tích thường không tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc chúng có thể miễn cưỡng tiết lộ mối quan tâm của mình với chuyên gia (Nixon, Cloutier, & Jansson, 20084; Whitlock, Eckenrode, & Silverman, 20065) Từ thực trạng này trên toàn thế giới, chung em đặt những câu hỏi như sau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Vậy nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến suy nghĩ thực hiện hành vi, thực trạng hành vi trong lứa tuổi vị thành niên hiện nay như thế nào và những biện pháp nào có thể ngăn chặn hành vi lệch lạc này? Những câu hỏi đó đã khuyến khích chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi tự hủy hoại bản thân (NSSI) của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” để tìm câu trả lời thích đáng, góp phần cung cấp cơ sở để kiểm soát hành vi THHBT ở học sinh THPT tốt hơn

II Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu thực trạng, mức độ phổ biến, biểu hiện, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của hành vi tự hủy hoại nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu hành vi cũng như loại bỏ định kiến sai lệch về hành vi, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh THPT về loại hành vi này

III Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và phạm vi đề tài

1 Đối tƣợng nghiên cứu: hành vi THHBT của học sinh THPT ở Đà Nẵng 2 Khách thể nghiên cứu: 350 học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Phạm vi nội dung:

Tìm hiểu học sinh trung học phổ thông ở Đà Nẵng về: thực trạng, mức độ phổ biến (cao, trung bình, thấp) biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của hành vi tự hủy hoại

3.2 Đối tượng khảo sát: 350 học sinh từ lớp 10 tới 12 (ngẫu nhiên) 3.3 Địa bàn: một số trường THPT trên thành phố Đà Nẵng

IV Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi THHBT ở học sinh THPT

2 Đánh giá thực trạng hành vi và nhận thức của học sinh THPT ở Đà Nẵng

3 Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp giảm thiểu

hành vi, nâng cao nhận thức của học sinh về hành vi này

V Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Hành vi tự hủy hoại bản thân phổ biến trung bình trong môi trường học

đường của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Giả thuyết 2: Học sinh THPT nhận diện được các hành vi và tác hại của THHBT

Giả thuyết 3: Học sinh trường THPT chuyên tham gia thực hiện hành vi THHBT nhiều

hơn các học sinh trường THPT không chuyên Nguyên nhân chính là do áp lực học tập, áp lực thành công

Giả thuyết 4: Cả học sinh nam và học sinh nữ đều từng thực hiện các hành vi tự hủy hoại

Có sự khác biệt về giới trong số lượng, trong đó, học sinh nữ chiếm tỉ lệ cao hơn

Giả thuyết 5: Nguyên nhân chính của hành vi THHBT là do các bạn muốn đương đầu với

những nỗi đau và sự căng thẳng ở bên trong

4 Nixon, MK, Cloutier, P and Jansson, SM (2008) Nonsucidal self-harm in youth: A population-based survey Journal of the Canadian Medical Association, 178, 306–312;

Whitlock, J., Eckenrode, J., and Silverman, D (2006) Self-injurious behaviors in a college population Pediatrics, 117, 1939–1948

Trang 7

3

Giả thuyết 6: Có thể giảm thiểu hành vi THHBT thông qua các tác động nâng cao nhận

thức với các hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh, từ đó hình thành cách ứng xử phù hợp và hiểu biết đúng đắn về hành vi

VII Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập tài liệu thứ cấp: đề tài thu thập những thông tin liên quan trên các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp chí khoa học, các bài viết trên báo điện tử

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được tiến hành bằng bảng hỏi (được nhóm tác giả tham khảo từ bảng NSSI-AT) Mô tả mẫu khảo sát thể hiện ở bảng 3.1

- Phương pháp phỏng vấn sâu: 19 trường hợp học sinh THPT (ngẫu nhiên)

4.2 Phương pháp xử lý thông tin

- Về các tài liệu thứ cấp: tổng hợp, chọn lọc, phân tích các dữ kiện có liên quan - Về bảng hỏi: tiến hành nhập liệu và xử lý các dữ liệu bằng phần mềm SPSS, Word - Về phỏng vấn sâu: tiến hành ghi ch p nhanh, thu băng trong quá trình phỏng vấn Sau đó gỡ băng và chọn lọc các luận điểm có liên quan áp dụng vào đề tài

4.3 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo chỉ tiêu:

- Dung lượng: 350 - Giới tính: Nam – Nữ

- Độ tuổi: từ 15-17 tuồi

B PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I Tổng quan công trình nghiên cứu

1 Trong nước

Trong những năm gần đây, hành vi THHBT là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu Năm 2016, tác giả Hồ Thu Hà đã có những đóng góp trong nghiên cứu về hành vi tự gây tổn thương ở trẻ vị thành niên, nghiên cứu thực trạng, các mô hình lý giải, các chiến lược phòng ngừa & can thiệp trong trường học (Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội) Năm 2017, Huỳnh Văn Sơn đã tiến hành phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu qua “Nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại bản thân – hướng nghiên cứu cần quan tâm ở học đường” (Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh, việc phát hiện và giúp đỡ kịp thời học sinh có hành vi tự hủy hoại bản thân là một điều cấp thiết TS tâm lý Trần Thành Nam, giảng viên Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, trước đây ông từng có nghiên cứu vấn đề này ở đối tượng là học sinh THPT Tuy tỷ lệ học sinh có suy nghĩ, hành vi hành hạ bản thân thấp hơn nhưng sự thật có nhiều em đã tự hành hạ mình Thế giới cũng có khoảng 15-25% trẻ vị thành niên từng có hành vi tự làm tổn thương mình Tuy đã có những nghiên cứu nhất định, thế nhưng thuật ngữ hành vi THHBT cũng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, thậm chí một số nhà giáo dục vẫn còn có biểu hiện n tránh khi đề cập

2 Ngoài nước

Năm 1985, nhóm tác giả Kathryn Kelley và cộng sự đã tiên phong nghiên cứu sâu về hành vi tự hủy hoại thông qua nghiên cứu “Tự hủy hoại mãn tính: Khái niệm, đo lường và nguyên nhân ban đầu” Đến năm 1988, tác giả Baumeister và Scher, hai nhà Tâm lí học, có những đóng góp sớm nhất cho vấn đề nghiên cứu này từ năm 1988 Hai tác giả đã chỉ ra được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi tự hủy hoại Có thể nói, sau những năm 1990, hành vi tự hủy hoại bắt đầu được quan tâm nhiều hơn trên bình diện lí thuyết lẫn

Trang 8

4

thực tiễn Hành vi tự hủy hoại được nghiên cứu dần dần như một biểu hiện hành vi mang tính độc lập mà không còn nhìn nhận như một biểu hiện trong hành vi lệch chuẩn

Nhìn chung, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi THHBT ở các lứa tuổi nói chung và ở tuổi vị thành niên nói riêng Các nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra cơ chế tâm lí, nguyên nhân và mức độ biểu hiện bên ngoài của hành vi tự hủy hoại Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập các mức độ biểu hiện hành vi tự hủy hoại mà chỉ dừng ở mặt biểu hiện hành vi tự hủy hoại của bản thân

II Một số khái niệm cơ bản 1 Học sinh THPT:

1.1 Khái niệm

Học sinh trung học phổ thông nằm trong giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai, với độ tuổi từ 15 tới 17

1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chưa thực hoàn thiện về nhận thức cũng như tâm sinh lý, vì vậy gia đình thường có tác động lớn đên suy nghĩ và hành vi của trẻ Đặc biệt, phần lớn bạn trẻ cảm thấy bị stress ở nhiều mức độ khác nhau, và lý do stress chủ yếu chịu sự tác động của tình cảm cá nhân Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các em dễ dàng thay đổi cảm xúc cũng như có những chiều hướng cảm xúc khác nhau, nhất thời Các vấn đề về tình cảm cá nhân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến stress ở vị thành niên cùng với những vấn đề khác như học tập, mối quan hệ bạn bè… Bên cạnh đó, yếu tố mạng xã hội, sự phát triển của mạng Internet cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của vị thành niên Đây là lứa tuổi còn chưa phát triển hoàn thiện nên khi gặp vấn đề khó khăn chưa đủ nhận thức đúng đắn để nhìn nhận vấn đề Do vậy, các em thường dùng đến những biện pháp tiêu cực để giải quyết vấn đề, một trong số cách được lựa chọn là tự hủy hoại bản thân

2 Hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh THPT 2.1 Khái niệm

Tự hủy hoại bản thân (NSSI) là một dạng cụ thể của các hành vi tự gây thương tích có định trước hướng vào đối tượng là chính bản thân chủ thể, dẫn tới thương tổn trực tiếp các mô của cơ thể mà không kèm theo ý định tự tử (Nock và Favazza 20096) NSSI có mối liên hệ với một số lĩnh vực về triệu chứng tâm lý khác nhau (ví dụ: rối loạn nhân cách, rối loạn ngoại hóa và nội tâm hóa; Nock và cộng sự 2006), và đã được chứng minh là yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến những ý định và hành vi tự sát (Asarnow et al., 20117

; Bryan, Bryan, Ray-Sannerud, Etienne, & Morrow, 20148)

2.2 Đặc điểm của hành vi THHBT của học sinh THPT

Hành vi THHBT bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: đánh/đấm vật thể nhằm gây thương tích cho bản thân; tự cào, cắt cơ thể, nghiện máy tính, nghiện thức ăn, Trong đó, tự cắt có vẻ là loại tự gây thương tích phổ biến nhất (Claes & Vandereycken, 20079;

6 Nock, M K., & Favazza, A R (2009) Nonsuicidal self-injury: Definition and classification

Asarnow JR, Porta G, Spirito A, Emslie G, Clarke G, Wagner KD, Brent DA Suicide attempts and nonsuicidal self-injury in the treatment of resistant depression in adolescents: findings from the TORDIA study Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry 2011;50(8):772–781

Bryan CJ, Bryan AO, Ray-Sannerud BN, Etienne N, Morrow CE Suicide attempts before joining the military increase risk for suicide attempts and severity of suicidal ideation among military personnel and

veterans Comprehensive Psychiatry 2014;55(3):534–541

9 Claes., Vandereycken W (2007a) Is there a link between traumatic experiences and self-injurious behaviors in eating-disordered patients? Eat Disord 15, 305–315

Trang 9

5

Klonsky, 200710) Trong khi một vài nghiên cứu cho rằng NSSI xảy ra nhiều hơn ở nữ11,

các nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng không có sự khác biệt chắc chắn nào về giới tính12 Thông thường, tuổi trung bình bắt đầu các hành vi NSSI là từ 12-14 tuổi, và NSSI phổ biến hơn đáng kể ở tuổi vị thành niên so với tuổi trưởng thành (Muehlenkamp, Williams, Gutierrez, & Claes, 200913 Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng NSSI là một hiện tượng đa văn hóa ở thanh niên, với tỷ lệ tương đương của NSSI ở các nước phương Tây (ví dụ: Hoa Kỳ và Châu Âu; Giletta và cộng sự 201214) và ở các nước Đông Á (ví dụ: Trung Quốc; Muehlenkamp và cộng sự 201215

2.3 Nguyên nhân thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh THPT

Hầu hết bệnh nhân từng thực hiện các hành vi THHBT có nhiều lý do để tham gia vào hành vi này Lý do phổ biến nhất đối với NSSI (41%) là “để cảm thấy một điều gì đó” Các lý do khác được báo cáo ở mức bằng hoặc cao hơn 33% là “cố gắng nhận được phản ứng từ ai đó, ngay cả khi nó là tiêu cực”, “để ngăn chặn cảm giác tồi tệ”, “để kiểm soát tình hình”, “để cho bản thân làm khi ở một mình”, "để thu hút sự chú ý" và "để giảm bớt cảm giác tê liệt hoặc trống rỗng" Từ đó, có thể thấy rằng phần lớn thanh thiếu niên báo cáo hai lý do chính dẫn đến NSSI nằm ở các mối quan hệ xã hội và kiểm soát cảm xúc cá nhân16 Mục đích chính thực hiện hành vi NSSI là để điều chỉnh và quản lý những suy nghĩ tiêu cực17 Khi thiếu niên cảm thấy bị choáng ngợp bởi những cảm giác tiêu cực, NSSI có thể là một chiến lược hiệu quả, mặc dù có hại, để ngăn chặn hoặc giảm bớt những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này

2.4 Ảnh hưởng của hành vi tự hủy hoại bản thân đối với học sinh THPT

Đối với các vết thương ngoài da, mặc dù THHBT dẫn đến chảy máu nhẹ hoặc bầm tím và có thể để lại sẹo, nhưng nó hiếm khi gây ra thương tích đủ nghiêm trọng để cần đến sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp Thanh thiếu niên với NSSI có mức độ kích thích sinh lý cao hơn khi thực hiện một nhiệm vụ khó khăn so với thanh thiếu niên không thực hiện NSSI18 NSSI cũng có thể điều chỉnh cảm xúc bằng cách tăng trải nghiệm tình cảm Thanh thiếu niên có thể có những trải nghiệm chủ quan về cảm xúc “tê liệt” hoặc “trống rỗng” hoặc cảm thấy mất kết nối với người khác NSSI có thể giúp thanh thiếu niên đạt được cảm giác kiểm soát, cảm thấy phấn khích, hoặc ngừng các trải nghiệm phân ly.198,29 Nó cũng mang

10 Klonsky E D (2007) The functions of deliberate self-injury: a review of the evidence Clin Psychol 27, 226–239

11 Laye-Gindhu A, Schonert-Reichl KA Nonsuicidal self-harm among community adolescents: understanding the

“whats” and “whys” of self-harm J Youth Adolesc

Jacobson CM, Gould M The epidemiology and phenomenology of non-suicidal self-injurious behavior among adolescents: A critical review of the literature

13 Muehlenkamp, J.J., Williams, K.L., Gutierrez, P.M., & Claes, L (2009) Rates of non-suicidal self-injury in high school students across five years Archives of Suicide Research, 13, 317-329

Giletta, M., Scholte, R H., Engels, R C., Ciairano, S., & Prinstein, M J (2012) Adolescent non-suicidal self-injury: a cross-national study of community samples from Italy, the Netherlands and the United States Psychiatry Research, 197, 66–72

Muehlenkamp, J J., Claes, L., Havertape, L., & Plener, P L (2012) International prevalence of adolescent non-suicidal self-injury and deliberate self-harm Child and Adolescent Psychiatry and Mental Health, 6, 1–9.

16 Lloyd Richardson và cộng sự, 2007, trang 1189, Characteristics and functions of non-suicidal self-injury in a community sample of adolescents

17 Klonsky ED The functions of deliberate self-injury: A review of the evidence Clin Psychol Rev 200727(2)226-239

Nock MK, Mendes WB Physiological arousal, distress tolerance, and social problem–solving deficits among

adolescent self-injurers J Consult Cin Psychol

19 Gratz KL Risk factors for and functions of deliberate self-harm: an empirical and conceptual review Clin Psychol

Sc Pract 200310(2)192–205

Trang 10

6

lại cho thanh thiếu niên trải nghiệm “được sống” Một đi đã bắt đầu, tự hại có thể gây nghiện và khó để chấm dứt hoàn toàn20 Theo Cooper và cộng sự (2007), những người tham gia vào NSSI có nguy cơ tử vong do tự sát cao hơn 30% so với những người không tự gây thương tích21

2.5 Giải pháp

Nhiều nghiên cứu và bài báo trong nước và quốc tế đã nêu ra hay liệt kê nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi NSSI của học sinh THPT Việc này cần sự tham gia của gia đình, bạn bè, thầy cô, v.v và tác động của nhiều yếu tố khác nhau Trong số tất cả những giải pháp cụ thể đã được nghiên cứu thì những giải pháp có sự can thiệp của những người hoặc tác động chuyên môn về tâm lý tạo ra hiệu quả và ảnh hưởng đáng kể hơn, cụ thể là tham gia tâm lý trị liệu Mặc dù số lượng các phác đồ điều trị được thiết kế đặc biệt cho NSSI khá thấp, ngày càng có nhiều bằng chứng về hiệu quả của các phương pháp điều trị tâm lý đối với NSSI ở thanh thiếu niên Nhìn chung, không có phương pháp điều trị cụ thể nào có thể giải quyết tận gốc của vấn đề22 Điều trị nên bao gồm các nội dung sau: thiết lập động cơ điều trị, giáo dục tâm lý, xác định các yếu tố kích hoạt hoặc duy trì NSSI, truyền đạt các kỹ năng hành vi thay thế cho NSSI và các chiến lược giải quyết xung đột, và tuân thủ các hướng dẫn điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần mắc bệnh23

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1 THỰC TRẠNG CỦA HÀNH VI THHBT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giả thuyết 1: Hành vi tự hủy hoại

bản thân có mức độ phổ biến trung

bình trong môi trường học đường của

Kết luận: Hành vi tự hủy hoại bản

thân phổ biến trung bình trong môi

trường học đường của học sinh THPT thành phố Đà Nẵng Giả thuyết 1 được chứng minh đúng

20 Nixon MK, Cloutier PF, Aggarwal S Affect regulation and addictive aspects of repetitive self-injury in hospitalized

adolescents J Am Acad Child Adolesc Psychiatry

Cooper N, Kapur R, Webb M, Lawlor E, Guthrie K, Mackway-Jones E Suicide after deliberate self-harm: a 4-year cohort study American Journal of Psychiatry 2007

22 Ougrin D, Tranah T, Stahl D, Moran P, Asarnow JR J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 2015 Feb

23 Plener PL, Fegert JM, Kaess M, Kapusta ND, Brunner R, Groschwitz RC, In-Albon T, Resch F, Becker K Z Kinder

Trang 11

7

4.2 MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT VỀ HÀNH VI THHBT

Giả thuyết 2: Học sinh THPT nhận diện được các biểu hiện và các tác hại của hành vi

THHBT; tuy nhiên, phần lớn các bạn chưa có thái độ đúng về hành vi này Mức độ nhận diện đúng về hành vi THHBT của học sinh THPT ở biểu đồ 4.2.1

Kết luận 1: Học sinh nhận diện đúng hành vi THHBT

Mức độ nhận thức của học sinh về tác hại của các hành vi THHBT ở biểu đồ 4.2.2

Phỏng vấn sâu cũng cho thấy học sinh THPT nhận thức đúng về tác hại nghiêm trọng của hành vi THHBT:

Bạn B.A.T: “Nếu không được ứng dụng các biện pháp phù hợp và đúng thời điểm thì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý nặng ở độ tuổi vị thành niên Điều đó sẽ rất nặng nề vì sẽ rất khó để đưa mọi thứ trở về trạng thái cũ.”

Bạn Đ.T.T: “Tất nhiên là sẽ gây nên hàng loạt các vụ thương tích từ nhẹ đến nặng Nó sẽ dần trở thành một trào lưu vô cùng xấu và sẽ ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến việc hành hạ bản thân hơn nữa”

Bạn Đ.Q.H: “THHBT này sẽ khiến một người trở nên trầm tính hẳn, ngại giao tiếp, thu mình lại và khiến các mối quan hệ trong xã hội xa cách và nhạt dần Nhiều bạn trẻ không còn tìm thấy niềm vui ở người khác và đặc biệt là ở chính con người mình nữa”

Kết luận 2: Phần lớn học sinh THPT ở thành phố Đà Nẵng nhận thức đúng cả về khái

niệm lẫn tác động tiêu cực của hành vi THHBT

Bảng 4.2.3 Thái độ của học sinh THPT đối với với hành vi THHBT (N=350)

B đã thực hiện qua các hành vi tự hủy hoại như tuyệt thực, lấy đồ vật sắc nhọn cắt lên phần da ở tay B chia sẻ với A về tình trạng này thì A được biết B làm vậy để thu hút sự

Trang 12

Ngoài ra, ở tư cách nạn nhân THHBT, phần lớn học sinh lựa chọn không chia sẻ với người

khác về tình trạng của bản thân, được thể hiện trong bảng 4.2.4

Giả sử bạn từng thực hiện các hành vi THHBT, liệu bạn có sẵn

Kết luận 3: Số liệu khảo sát cho thấy đại bộ phận học sinh có thái độ đúng với nạn nhân

của hành vi Tuy nhiên, trong trường hợp là nạn nhân hành vi, phần lớn học sinh THPT có cách ứng xử chưa phù hợp (59.4%)

3 SỰ THAM GIA CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CHUYÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG KHÔNG CHUYÊN VÀO HÀNH VI THHBT

Giả thuyết 3: Học sinh trường THPT chuyên tham gia thực hiện hành vi THHBT nhiều

hơn các học sinh trường THPT không chuyên

Trang 13

9

Phỏng vấn sâu đối với 9 bạn học sinh trường chuyên thì có 5 bạn cho rằng áp lực học tập, áp lực thành công từ ba mẹ chính là nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi THHBT

Bạn N.T.H: “Mình nghĩ phần lớn học sinh trường chuyên được kỳ vọng khá cao, điều này gây áp lực rất lớn đối với các bạn Nỗi lo khi ra trường, thất nghiệp theo thời gian lớn dần Các hành vi tự tổn hại sẽ xuất hiện nhiều hơn”

Bạn Đ.T.T.H: “Trước đây, mình thường hay bỏ bữa ăn một cách cố ý Mình không hề biết đó là hành vi tự gây tổn hại Mình làm vậy đơn giản để thể hiện sự phản đối với mẹ mình vì bị ép đi tới các lớp học thêm rất nhiều”

Kết luận: Với cùng số lượng học sinh được khảo sát thì học sinh trường THPT chuyên

tham gia thực hiện hành vi THHBT nhiều hơn các học sinh trường THPT không chuyên Giả thuyết 3 được chứng minh đúng

4 SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TRONG HÀNH VI THHBT Ở HỌC SINH THPT Giả thuyết 4: Cả học sinh nam và học sinh nữ đều từng thực hiện các hành vi tự hủy hoại

Có sự khác biệt về giới trong số lượng, trong đó, học sinh nữ chiếm tỉ lệ cao hơn

Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy cả nam và nữ học sinh THPT từng có ý định thực hiện

và đã từng thực hiện các hành vi THHBT Trong đó, có sự khác biệt về giới khi học sinh

Trang 14

10

nữ tham gia vào các hành vi THHBT nhiều hơn các nam học sinh (chủ yếu là đã từng thực hiện) Giả thuyết 4 được chứng minh đúng

5 NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI THHBT Ở HỌC SINH THPT

Giả thuyết 5: Nguyên nhân chính của các hành vi THHBT là do các bạn muốn giải phóng

những nỗi đau và sự căng thẳng ở bên trong

Kết quả khảo sát các nguyên nhân xuất phát từ nhận thức cá nhân có thể dẫn tới hành vi THHBT được thể hiện ở bảng 4.5.1 (N=350)

Vì tôi thích nhìn những vết sẹo hoặc hình dạng của những vết thương 88 25.1

Kết quả khảo sát các nguyên nhân xuất phát từ các mối quan hệ trong gia đình, xã hội có thể dẫn tới hành vi THHBT được thể hiện ở bảng 4.5.2

Mối quan hệ với ba mẹ

Mối quan hệ với thầy cô

Mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh

Như vậy, nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi THHBT ở học sinh THPT để đương đầu với những nỗi đau và căng thẳng ở bên trong (lo âu, …)

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan