phân tích hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh ý nghĩa thực tiễn

28 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh ý nghĩa thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nhau trên lý thuyết, thực tiễn và trích xuất những từ ngữ, câu văn đó dựa trên danh mục tài liệu tham khảo.Hiện nay nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CẠNH TRANH? Ý NGHĨA THỰC TIỄN.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tường Vi Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Tuyết Nhi

Phạm Thị Bích Vượng Nguyễn Ngọc Trà My Nguyễn Hoài Anh Lê Viết Phương TP Hồ Chí Minh - 2023

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ quý Thầy Cô

trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và thầy Nguyễn Minh Tuấn nói riêng Sau thời gian học tập tại đây, cùng với sự tận tâm và

nhiệt huyết của quý Thầy Cô đã truyền đạt cho nhóm em những kiến thức quý

báu về lý thuyết lẫn thực tiễn, cũng như những kỹ năng sống giúp nhóm em có động lực hơn để vượt qua những khó khăn buổi ban đầu khi bước vào trường

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, nhóm em xin chân thành

Trang 3

thành đề tài tiểu luận một cách tốt nhất.

Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và trình độ chuyên môn

Nhóm em xin cam kết bài tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm một phần trên nhiều phương tiện truyền thông khác

3

Trang 4

nhau trên lý thuyết, thực tiễn và trích xuất những từ ngữ, câu văn đó dựa trên danh mục tài liệu tham khảo.

Hiện nay nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Thực chất đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì lợi ích kinh tế và để tồn tại buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản tồn tại khách quan và không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hóa

Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là 4

Trang 5

động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng quy luật này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định…

Hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra như thế nào? Những tác động tích cực, tiêu cực của cạnh tranh và ý nghĩa thực tiễn ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể dưới đây.

5

Trang 6

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Chương 1:Phân tích hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 1 Một số khái niệm và những đặc điểm Chương 3:Ý nghĩa thực tiễn

3.1 Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3.2 Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường 3.3 Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất.

3.4 Cạnh tranh có tác động thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh.

3.5 Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Trang 7

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG NỀNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Một số khái niệm và những đặc điểm1.1 Nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu khác nhau cùng tham gia, vận động và cùng phát triển Dựa trên cơ chế là cạnh tranh, bình đẳng và ổn định Kinh tế thị trường sẽ hoạt động bằng cách sử dụng các lực lượng cung và cầu Để dựa vào đó xác định mức giá cả và số lượng phù hợp cho các hàng hóa, dịch vụ có trong nền kinh tế.Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường Theo Xmit (Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của Nhà nước Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là Kâynơ (J M Keynes) với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ".

-Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

So với những tổ chức kinh tế xã hội khác, kinh tế thị trường có đặc trưng riêng như:

+Các thành phần kinh tế, loại hình sở hữu tham gia vào kinh tế thị trường phải đa dạng Bởi vì đây được xem là điều tất yếu đối với kinh tế thị trường Góp phần quan trọng tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế vận động và phát triển Sự cạnh tranh ở đây vừa là môi trường, vừa là động lực để phát triển

+ Bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế mở Theo đó, thị trường trong nước sẽ gắn liền cùng với thị trường quốc tế

7

Trang 8

+ Giá cả của các sản phẩm, dịch vụ được hình thành theo nguyên tắc của thị trường.

+ Với chủ thể sản xuất, động lực tham gia vào nền kinh tế thị trường là lợi ích kinh tế Còn với chủ thể nhà nước, khi tham gia vào kinh tế thị trường bên cạnh lợi ích kinh tế, động lực còn phải đảm bảo được lợi ích xã hội.

+ Các thành phần trong nền kinh tế có tính tự chủ cao, hoạt động hoàn toàn độc lập Mỗi chủ thể tham gia kinh tế thị trường sẽ tự quyết định hoạt động của mình.

-Các chủ thể tham gia trong nền kinh tế thị trường

Nhà nước

Đối với kinh tế thị trường, chủ thể nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm soát độc quyền, xây dựng các thể chế/chính sách, phân phối lại của cải xã hội, quan tâm tới những yếu tố ngoại ứng,

Doanh nghiệp

Là chủ thể trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm/dịch vụ được trao đổi ở trên thị trường Vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội Mà còn thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế

Người tiêu dùng

Sức mua cũng như nhu cầu của người tiêu dùng là tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất Bởi vì bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế được sản xuất ra nhằm mục đích chính là để bán.

8

Trang 9

-Các loại hình kinh tế thị trường

Có 4 loại kinh tế thị trường phổ biến hiện nay có thể kể tới như:

Kinh tế thị trường tự do (Free market economy): Là nền kinh tế mà các

lực lượng thị trường sẽ chi phối các quá trình kinh tế chứ không phải là nhà nước

Kinh tế thị trường xã hội Social Market Economy): Là nền kinh tế mà nhà

nước sẽ bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại dựa trên sự cân bằng xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Là mô hình kinh tế của

Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là nền kinh tế được vận hành đầy đủ và đồng bộ dựa trên những quy luật của kinh tế thị trường Và bảo đảm định hướng xã hội phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước

Kinh tế thị trường tư bản nhà nước: Là nền kinh tế dựa trên hình thức sở

hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc tư bản nước ngoài Thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, ….

Sơ lược về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Nền KTTT ở Việt Nam là nền KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), tuân thủ các quy luật khách quan của KTTT, đồng thời gắn mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người do đó vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước lại càng trở nên quan trọng.

Tình hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Sau 35 năm đổi mới nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta ra khỏi nước thu nhập thấp, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

9

Trang 10

Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với tình hình mới Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được duy trì ở mức cao, bình quân tăng từ 4,45%/năm trong giai đoạn 1986 - 1990 lên 8,19%/năm giai đoạn 1991 - 1995.

Trong những giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại, song vẫn ở mức khá trong bối cảnh nền kinh tế liên tục đối diện với không ít khó khăn, thách thức xuất phát từ những yếu tố bên ngoài và bên trong.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 6,96%/ năm; giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,33%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6,32%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 5,91% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,99% Năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam nhưng tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn đạt mức 2,58%.

Năm 2022, với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ và phục hồi sau đại dịch, kinh tế Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao Cụ thể, quý II/2022, tăng trưởng kinh tế đạt 7,72% - mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, đưa tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6,42%.

Tăng trưởng GDP được đảm bảo đã tạo điều kiện mở rộng quy mô nền kinh tế Tính theo giá hiện hành, quy mô GDP năm 2021 của Việt Nam đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gấp gần 36 lần so với quy mô tương ứng của năm 1991 Chỉ số xếp hạng về quy mô GDP được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 76 thế giới năm 1991 đã tăng lên thứ 41 vào năm 2021 (Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về GDP.

10

Trang 11

Tháng 6/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, năm 2025, GDP Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 3 trong khu vực, chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan) Tiềm lực kinh tế được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới và khu vực.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng dần được cải thiện, thể hiện qua sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng, ngoài các yếu tố vốn, lao động và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 45,7%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011 - 2015 Điều này cho thấy, sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng: Nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Việt Nam đã chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới Hiện nay, có 69 nước công nhận Việt Nam có nền KTTT đầy đủ, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phám 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi.

Nổi bật là các FTA thế hệ mới: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1.

Tuy đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng, nhưng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam vẫn còn thiếu bền vững, chủ yếu tăng trưởng dựa trên đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng, trong khi chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, dựa trên năng suất các yếu tố tổng hợp mà căn bản là khoa học công nghệ và tri thức.

11

Trang 12

Khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới có xu hướng ngày càng bị nới rộng (cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người bình quân của thế giới hơn Việt Nam 3.900 USD, đến nay khoảng cách đã là hơn 8.000 USD và khoảng cách này tiếp tục tăng qua các năm)

1.2.Cạnh tranh

Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.

Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình” Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “ cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”.

cuốn “Các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hoạt động thương mại không lành mạnh” của Tổ chức thống nhất, tín thác vì người tiêu dùng (Ấn Độ) đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”.

Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì "cạnh tranh" được hiểu là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình" Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng

12

Trang 13

hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Mặc dù được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng Cạnh tranh có thể xuất hiện giữa những người bán hàng và cũng có thể xuất hiện giữa những người mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người bán hàng là phổ biến Ví dụ như: cạnh tranh giữa công ty Pepsi và Cocacola, giữa hãng điện thoại Samsung, Iphone, Nokia,… hay như cạnh tranh giữa các thương lái để thu mua nông sản …

- Bản chất của cạnh tranh là gì ?

Dưới giác độ kinh tế, cạnh tranh có bản chất sau:

- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách hàng

Trong kinh tế học, thị trường được xác định là cơ chế ttao đổi đưa người mua và người bán của một loại hàng hoá hay dịch vụ đến với nhau Đó đơn giản là giao dịch chứ không phải là địa điểm như mọi người thường nghĩ, nó hình thành khi người mua đồng ý trả một mức giá cho sản phẩm mà nhà cung cấp bán ra Trên thị trường, giữa khách hàng và nhà cung cấp, luôn luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau Khách hàng mong muốn mua được sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể, trong khi đó, nhà cung cấp mong muốn bạn được sản phẩm càng nhanh càng tốt để đầu tư phát triển sản xuất thu được nhiều lợi nhuận Khuynh hướng này là

13

Trang 14

nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để lôi kéo khách hàng về phía mình Để ganh đua với nhau, các chủ thể kinh doanh phải sử dụng các phương thức, thủ đoạn kinh doanh được gọi là các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp Kết quả của cuộc cạnh tranh trôn thị trường làm cho người chiến thắng mở rộng được thị phần, tăng lợi nhuận, kẻ thua cuộc mất khách hàng và phải ròi khỏi thị trường Quá trình cạnh tranh, ganh đua buộc các chủ thể kinh doanh phải xem xét lại mình để làm sao sử dụng tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả.

Chủ thể của cạnh tranh là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có tư cách pháp lí độc lập Cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất hai chủ thể trở lên và phần lớn là đối thủ của nhau Nếu không có đối thủ hay nói cách khác là tồn tại tình trạng độc quyền thì cạnh ttanh không thể diễn ra.

- Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường

Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua nhau, giành cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trường Tuy nhiên, cạnh tranh thường chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích như cùng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặc cùng tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự nhau Điều đó làm cho các doanh nghiệp có chung lợi ích tranh giành trở thành đối thủ của nhau Chúng ta khó có thể thấy có sự cạnh tranh giữa một doanh nghiệp sản xuất xi măng với một doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn uống hoặc cũng khó có cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất quần áo ở hai quốc gia chưa hề có quan hệ thương mại Bởi vậy, lí thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh khi chúng là đối thủ của nhau và sự cạnh tranh, ganh đua giữa các đối thủ đó được thể hiện trên thị trường Đặc biệt, đối với nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh, để xác định có hành vi này xảy ra hay không thì phải xác định chủ thể thực

14

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan