phân tích các yêu cầu về trách nhiệm đối với người quản lý điều hành trong công ty cổ phần

13 0 0
phân tích các yêu cầu về trách nhiệm đối với người quản lý điều hành trong công ty cổ phần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty...7a Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần...7b Trách nhiệm của Hội đồng quản trị Công ty cổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA LUẬT

Họ tên sinh viên Trần Thị Thanh Thảo Mã số sinh viên E1900246

Lớp/môn học 190E0101/ Pháp luật về quản trị công ty (E01130_TC)

Họ tên giảng viên Gv Nguyễn Chí Nguyên

Tên đề tài Phân tích các yêu cầu về trách nhiệm đối với người quản lý điều hành trong Công ty cổ phần

Hạn nộp bài 8h00 ngày 10/07/2023 – 23h59 ngày 12/07/2023

Cam kết của sinh viên:

Tôi xin cam kết rằng tài liệu đính kèm là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu được sử dụng để tham khảo đã được ghi nhận và trích dẫn theo đúng quy định.

Chữ ký của sinh viên: Ngày: 12/07/2023

Trang 2

Phân tích các yêu cầu về trách nhiệm đối với người quản lý điều hành

1.2 Tìm hiểu về người quản lý trong Công ty cổ phần 4

a) Khái niệm người quản lý Công ty cổ phần 4

b) Điều kiện trở thành người quản lý trong Công ty cổ phần 5

2 Trách nhiệm của người quản lý trong Công ty cổ phần 5

2.1 Trách nhiệm chung của người quản lý công ty cổ phần 5

2.2 Trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty 7

a) Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 7

b) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 9

c) Trách nhiệm của Giám đốc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần 10

3 Điểm mới của Luật Doanh nghiệp 10

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là một công cụ để thực hiện hoạt động kinh doanh từ đó nó trở thành một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam Theo đó, doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau nhưng về cơ bản những sự khác biệt được tạo ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Như đã nói, doanh nghiệp đã tác động không nhỏ vào nền kinh tế thị trường, điều này cũng đồng nghĩa để có một vị trí đứng vững vàng thì yêu cầu đặt ra đó là việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp nhất cho nhu cầu và khả năng của bản thân? Vì điều này là rất quan trọng nó không chỉ tránh được những rủi ro mà còn là sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp.

Có thể nói, “Công ty cổ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển” Bởi lẽ, đây là một loại hình doanh nghiệp định hướng phát triển với mạng lưới1 rộng rãi, nguồn vốn lớn và lĩnh vực đa dạng phù hợp đối với những công ty có quy mô lớn Để thực hiện được những điểm ưu việt đó, cần phải có sự nỗ lực rất lớn trong công tác quản trị công ty mà hiệu quả của quản trị công ty phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả làm việc của người quản lý công ty Từ đó, cho thấy rõ người quản lý có sức ảnh hưởng và thẩm quyền khá lớn trong các quyết định của công ty Từ những ảnh hướng đó, trách nhiệm đối với người quản lý rất được xem trọng Trong phạm vi bài viết này, sẽ phân tích tìm hiểu rõ về trách nhiệm đối với người quản lý điều hành trong Công ty cổ phần.

NỘI DUNG

1 Lý luận chung về Công ty cổ phần và người quản lý trong Công ty cổ phần

Để biết được trách nhiệm của người quản lý điều hành trong Công ty cổ phần cần phải hiểu rõ thông tin, quy định cũng như cơ cấu tổ chức của CÔng ty cổ phần

1.1 Tìm hiểu về Công ty cổ phần

a) Khái niệm Công ty cổ phần

Công ty cổ phần2 là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn Vốn điều lệ của công ty sẽ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau còn gọi là cổ phần và chúng được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế Trong đó, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông với số lượng từ ba cổ đông trở lên.

1 Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp: vốn và quản lý trong công ty cổ phần (NXB Trẻ) tr.18

Trang 4

Công ty cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập so với những chủ thể sở hữu nó Cho nên, Công ty cổ

phần “có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy

định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”3

b) Đặc điểm Công ty cổ phần

Thứ nhất, “vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”4:

Đây là một đặc trưng của loại hình công ty đối vốn mà chỉ Công ty cổ phần mới có và bắt buộc vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau Trong đó, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Một cổ phiếu thể hiện mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.

Tham gia góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần Có bốn loại cổ phần như sau: Cổ phần phổ thông; cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết,5

cổ phần ưu đãi hoàn lại Bên cạnh đó, “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng

cổ phần phổ thông và được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp”6.

Tổng giá trị mệnh giá các loại cổ phần đã được đăng ký và được ghi trong Điều lệ công ty đó là vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp Kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng7 nhận đăng ký kinh doanh, những cổ đông nào sở hữu cổ phần phổ thông được yêu cầu phải thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời gian 90 ngày8

Thứ hai, “cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số

lượng tối đa”9:

Phân loại dựa trên vai trò đối với việc thành lập công ty gồm có: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu

ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”10, với số lượng tối thiểu là 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa Và cổ đông góp vốn là những cổ đông góp tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

Trang 5

Phân loại dựa trên cổ phần mà cổ đông sở hữu gồm có: Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông và bắt buộc phải có cổ đông phổ thông Và cổ đông ưu đãi là những cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức Đối với cá nhân thì không quan trọng nơi cư trú hay quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng cấm góp vốn thì đều có quyền tham gia Đối với tổ chức thì tất cả các tổ chức có tư cách pháp nhân, kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt trụ sở đăng ký, trừ các trường hợp bị cấm thì đều có quyền tham gia thành lập công ty cổ phần cũng như có quyền mua cổ phần của công ty.

Thứ ba, “cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”11 Có thể hiểu, công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty Theo đó, cổ đông chỉ được yêu cầu chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ bằng số vốn góp vào công ty, không liên quan đến tài sản riêng.

Thứ tư, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác Đây là một quy định nhằm mở rộng quyền cho các cổ đông nếu như vì một lý do nào đó mà không muốn tiếp tục đầu tư vào công ty nữa Tuy nhiên, có hai ngoại lệ không thể tiến hành hoạt động chuyển nhượng cổ phần được đó là trường hợp được quy định tại khoản 3, Điều 120khoản 1, Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2020 Việc ngoại lệ này nhằm tạo sự ràng buộc trách nhiệm của cổ động đối với công ty trong những giai đoạn mới được thành lập nhằm tạo sự ổn định về mặt tổ chức và nguồn vốn của công ty.

Thứ năm, “Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

doanh nghiệp”12 Bởi lẽ, nó đảm bảo có đầy đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân được quy định cụ thể tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thànhlập, đăng ký hoặc công nhận”.

Thứ sáu, “có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”13 Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của Công ty cổ phần, với cách thức huy động vốn linh hoạt đã giúp cho công ty chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.

11 Điểm c, khoản 1, Điều 111 LDN 202012 Khoản 2, Điều 111 LDN 2020

Trang 6

c) Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo, trừ các trường hợp về chứng khoán của pháp luật quy định khác Ta có, cơ quan bắt buộc phải có trong công ty là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cơ quan có thể có hoặc không đó là Ban kiểm soát

Trong đó, nếu công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông của tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có Ban kiểm soát; Đối với Hội đồng quản trị đó khi không thành lập Ban kiểm soát thì yêu cầu phải có tối thiểu 20% số thành viên trong Hội đồng là thành viên độc lập và có một Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Lưu ý, đối với công ty có 1 người đại diện theo pháp luật và điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty; Đối với công ty có hơn 1 người đại diện pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

1.2 Tìm hiểu về người quản lý trong Công ty cổ phần

a) Khái niệm người quản lý Công ty cổ phần

“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao

gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồngthành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”14 Theo quy định nêu trên, ta có thể hiểu về cơ bản một cá nhân để được coi là người quản lý cần đáp ứng hai điều kiện: Một là giữ chức danh quản lý trong công ty và hai là có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết hợp đồng hoặc giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy, người quản lý Công ty cổ phần cụ thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty

b) Điều kiện trở thành người quản lý trong Công ty cổ phần

Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần bắt buộc phải là thành viên Hội đồng quản trị Do đó,

cần đáp ứng về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị căn cứ vào khoản 1, Điều 155 Luật

Trang 7

doanh nghiệp 2020 Và “Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm,

bãi nhiệm.”15

Thành viên Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần được quy định số lượng thành viên tối thiểu là 3

người và tối đa là 11 người Như đã nói, cần phải đáp ứng về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội16 đồng quản trị căn cứ vào khoản 1, Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 Sau khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định như trên, thành viên Hội đồng quản trị không đương nhiên trở thành thành viên Hội đồng quản trị của công ty Cá nhân muốn trở thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải tự ứng cử hoặc được đề cử, sau đó được Đại hội đồng cổ đông bầu tại Cuộc họp đại hội đồng cổ đông.17

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong Công ty cổ phần bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại

Điều 64 Luật doanh nghiệp 2020 Và do “Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người

khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”18

2 Trách nhiệm của người quản lý trong Công ty cổ phần

Từ những khái quát trên cho thấy rõ Công ty cổ phần là loại hình khó quản lý vì số lượng thành viên lớn, dẫn đến trách nhiệm đặt lên vai của người quản lý điều hành là rất lớn.

2.1 Trách nhiệm chung của người quản lý công ty cổ phần

Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây :19

Thứ nhất, “thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của

pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông”:

Quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp thì người quản lý cũng phải có trách nhiệm tuân thủ thực hiện Điều này đảm bảo rằng họ luôn thực hiện quyền hạn trong giới hạn pháp lý.

15 Điểm i, khoản 2, Điều 153 LDN 202016 Khoản 1, Điều 154 LDN 202017 Khoản 3, Điều 148 LDN 202018 Khoản 1, Điều 162 LDN 2020

Trang 8

Điều lệ công ty là một tài liệu quan trọng được quy định rõ ràng cách thức tổ chức và hoạt động của công ty cho nên người quản lý cũng phải có trách nhiệm tuân thủ thực hiện theo quy định Điều này giúp cho việc hoạt động của công ty có trật tự và trình tự chuẩn mực đã đề ra

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quan trọng của công ty cổ phần, có thẩm quyền ra quyết định về các vấn đề quan trọng của công ty do đó người quản lý phải tuân thủ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Thứ hai, “thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo

đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty”:

Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng Trách nhiệm trung thực vì lợi ích của công ty; song song là trách nhiệm cẩn trọng đòi hỏi người quản lý phải đưa ra các quyết định và hành động dựa trên thông tin đầy đủ và chuẩn xác Trách nhiệm người quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng các hậu quả có thể xảy ra khi quyết định hay làm hành động nào đó.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ để bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty đòi hỏi người quản lý phải đưa ra các quyết định và hành động nhằm tối đa hóa giá trị và lợi ích cho công ty.

Thứ ba, “trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng

thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cánhân khác”:

Không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi Đây là một trách nhiệm quan trọng bởi lẽ nó xuất phát từ địa vị pháp lý của người quản lý đang có Do đó, người quản lý không được phép lạm dụng địa vị và chức vụ bản thân để thu lợi cá nhân hoặc tư lợi riêng.

Đồng thời, họ cũng không được sử dụng thông tin nội bộ, bí quyết kinh doanh, cơ hội kinh doanh hoặc tài sản của công ty sai mục đích nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác.

Thứ tư, “thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164

của Luật này”:

Trang 9

Thông báo kịp thời tức nhiệm vụ của người quản lý phải thông báo nhanh chóng, đúng thời hạn cần sử dụng thông tin nhằm đáp ứng cho việc công ty xử lý các vấn đề liên quan.

Thông báo đầy đủ tức nhiệm vụ của người quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin, không được phép giấu giếm hay cung cấp thông tin thiếu nhằm đáp ứng cho việc công ty xử lý các vấn đề liên quan.

Thông báo chính xác tức nhiệm vụ của người quản lý phải đảm bảo rằng thông tin thông báo là chính xác, không gây hiểu lầm hoặc nhầm lẫn và có giấy tờ chứng minh những nội dung mình thông báo là có căn cứ đảm bảo tính minh bạch và ngăn ngừa sự lạm quyền của người quản lý

Thứ năm, “trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.” Ngoài các trách nhiệm

được nêu thì người quản lý còn có trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty Thể hiện rằng bên cạnh trách nhiệm chung người quản lý sẽ còn có các trách nhiệm riêng gắn với từng chức vụ mà họ đảm nhận.

2.2 Trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

a) Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhận các nhiệm vụ của người đứng đầu công ty để thực hiện các chiến lược và kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển công ty bền vững Để làm được những điều đó thì,

Chủ tịch Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ chính sau đây: Lập chương trình, kế hoạch họa động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty20 Phân tích làm rõ:

Thứ nhất, nhiệm vụ triệu tập họp Hội đồng quản trị “Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp

Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây: Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viênđộc lập Hội đồng quản trị; Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lýkhác; Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị; Trường hợp khác do Điều lệ công ty quyđịnh.”21 Theo đó, các đề nghị phải “được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận

20 Khoản 3, Điều 156 LDN 2020

Trang 10

và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.” “Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hộiđồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này.Trường hợp không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịutrách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Chủ tịch Hội đồngquản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị”23 “Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồngquản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công tykhông có quy định khác Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình,các vấn đề thảo luận và quyết định Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp vàphiếu biểu quyết của thành viên Thông báo mời họp Hội đồng quản trị có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại,fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và bảo đảm đến được địa chỉ liênlạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.”24

Thứ hai, thay mặt Hội đồng quản trị ký các văn bản Ký tên trong văn bản thuộc thẩm quyền quyết

định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 149 Luật doanh nghiệp 2020 Ký tên với tư

cách là chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập quy định tại điểm b, khoản 2,

Điều 146 Luật doanh nghiệp 2020 Ký tên vào hợp đồng, giao dịch của Công ty khi Chủ tịch Hội đồng quản

trị là đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần

Thứ ba, trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm

vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo nguyên tắc quy định của Điều lệ công ty Trường hợp không có người được ủy quyền thì các25 thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

b) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

Chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần, Hội đồng quản trị có các nhiệm

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan