BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI DOANH NGHỆP DƯỢC Công ty Cổ phần Dược phẩm Công nghệ cao Abipha Địa chỉ Lô CN-2 khu CN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

93 1 0
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI DOANH NGHỆP DƯỢC Công ty Cổ phần Dược phẩm Công nghệ cao Abipha Địa chỉ  Lô CN-2 khu CN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆPTẠI DOANH NGHỆP DƯỢC

Giảng viên hướng

Trang 2

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆPTẠI DOANH NGHỆP DƯỢC

Giảng viên hướng

Trang 3

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2024

PHIẾU NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ABIPHA

Sinh viên: Hồ Văn Quỳnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các phòng ban của Công ty Cổ phần Dược phẩm Công nghệ cao Abipha đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty Em cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên tại các khoa phòng đã chỉ dạy và hướng dẫn em mọi công việc trong quá trình thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và quý thầy cô của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã giúp đỡ em trong thời gian qua và đã tạo điều kiện thuận lợi để em có một môi trường học tập tốt.

Cuối cùng em cũng xin gửi lời cản ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh động viên em trong suốt thời gian học tập trên giảng đường cũng như trong cuộc sống, là nguồn động lực giúp em tiếp tục phấn đấu trong học tập và công tác.

Trong quá trình thực tập, bước đầu tiếp cận với những điều mới lạ nên khó tránh khỏi những thiếu sót em kính mong nhận được những góp ý của quý thầy cô để hoàn thiện nâng cao kiến thức và kĩ năng của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

4 FEFO Hết hạn trước – xuất trước (First expired – First out) 3 FIFO Nhập trước – xuất trước (First in – First out)

5 GDP Thực hành phân phối tốt (Good Distribution Practices)

6 GLP Thực hành phòng kiểm nghiệm tốt (Good Laboratory Practices) 7 GMP Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices)

8 GSP Thực hành bảo quản tốt (Good Storage Practices)

9 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Origanization of Standard)

10 QA Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) 11 QC Kiểm tra chất lượng (Quality Control)

12 SOP Quy trình thao tác chuẩn (Standard Operating Procedure) 13 TPBVSK Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Quy trình kiểm soát tà liệu phòng ĐBCL 43

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 Logo Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Abipha 1 Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy Cổ phần Dược phẩm Công nghệ cao Abipha

Hình 2 2 Số tiểu phân tối đa cho phép trong 1m3 không khí 25

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1

1.1 Đôi nét về công ty 1

1.2 Giới thiệu chung về công ty 4

1.3 Giới thiệu các ngành, nghề kinh doanh 4

1.4 Các chức năng và nhiệm vụ của công ty 4

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 5

1.6 Mạng lưới hoạt động, kinh doanh của công ty 7

1.7 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong nhà máy của công ty 8

1.7.1 Chức năng và nhiệm vụ tại các phòng ban trong công ty 8

1.8 Các quy định trong an toàn lao động 15

1.8.1 Quy định an toàn thiết bị điện 15

1.8.2 Quy định cấp cứu người khi bị điện giật 16

1.8.3 Quy định an toàn thiết bị cơ khí 16

1.8.4 Quy định an toàn thiết bị áp lực 17

1.8.5 Quy định sử dụng bình xịt cứu hỏa 19

1.9 Nội quy trong nhà máy, xưởng, phòng thí nghiệm, kho 22

1.9.1 Nội quy kho 22

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP 24

2.1 Giới thiệu tổng quát cách thiết kế một nhà máy GMP 24

2.1.1 Chiến lược đảm bảo chất lượng 24

Trang 9

2.1.2 Các yếu tố góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm 24

2.1.3 Các thông số về môi trường 26

2.1.4 Các yêu cầu về GMP 26

2.2 Các nguyên tắc cơ bản GLP 32

2.3 Các nguyên tắc cơ bản của GSP 36

2.4 Phòng kiểm tra chất lượng 40

2.5 Giới thiệu các trang thiết bị phòng thí nghiệm 41

2.9 Kiểm tra quá trình hoàn thiện viên nang, viên nén 45

2.10 Nội dung kiểm tra quá trình đóng lọ viên nang, viên nén 46

2.11 Nội dung kiểm tra quá trình ép vỉ 46

2.12 Lưu đồ quy trình nhập kho và xuất kho nguyên liệu 47

Một số quy trình sản xuất viên nang và viên nén 48

Một số sản phẩm nổi bật của công ty được sản xuất tại nhà máy 48

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC CÔNG TY CỔ PHÂN DƯỢC PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ABIPHA 50

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 51

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1.Đôi nét về công ty

Công ty cổ phần Dược phẩm công nghệ cao Abipha là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại thuốc đông dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, thuốc tân dược… Abipha lấy khẩu hiệu “Tâm lớn trước sức khỏe cộng đồng” để giữ vững những giá trị đạo đức trong mọi bước đường phát triển Abipha đã có mặt trên thị trường 12 năm và có nhà máy sản xuất đạt top 5 nhà máy đạt chuẩn GMP lớn nhất miền Bắc Điều này chứng tỏ toàn bộ công ty đã phải cố gắng rất nhiều để không ngừng đầu tư, cải thiện chất lượng cho hệ thống sản xuất Abipha tập trung đến nghiên cứu, phát triển các công thức mới, tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải tiến và không ngừng đầu tư xây dựng hệ thống máy móc tân tiến, hiện đại để nâng cấp chất lượng trong quy trình sản xuất Abipha thường xuyên hợp tác với các đơn vị uy tín để nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt nhất như: Đại học Y Hà Nội, Viện khoa học Việt Nam, Viện kiểm nghiệm, Bộ Y tế, Viện dược liệu…

Hình 1 1 Logo Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Abipha Chặng đường hình thành và phát triển công ty

Năm Cột mốc hình thành, phát triển 22/11/201

Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Abipha được thành lập Slogan xuyên suốt là “Tâm lớn trước sức khỏe cộng đồng”

6/2012 Nhà máy với hệ thống máy móc, thiết bị hiện địa được đi vào sản xuất và chính thức sản xuất các sản phẩm đầu tiên của công ty

10/2012 Chi nhánh miền Trung tại Đà Nẵng được thành lập

Trang 11

Chi nhánh này chủ yếu phân phối, cung cấp các sản phẩm cho khu vực miền Trung, từ Quảng Bình đổ ra

Chi nhánh miền Nam thành lập tại Quận Tân Bình, TP.HCM

Chi nhánh này chủ yếu phân phối, cung cấp các sản phẩm cho khu vực miền Nam, từ Khánh Hòa đổ vào

10/2014 Thành lập Công ty thành viên: Công ty TNHH Thương Mại Isopharco 12/2014 Thành lập Công ty thành viên: Công ty Cổ phần Dược phẩm Ginic 6/2016 Thành lập Công ty thành viên: Công ty Cổ phần Dược phẩm Công nghệ

cao Abipha (Nhà máy Abipha - CNC)

Khởi công xây dựng Nhà máy đạt chuẩn GMP hiện đại hàng đầu miền Bắc với đầy đủ các dây truyền sản xuất cùng với hệ thống chiết xuất hiện đại

Văn phòng công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Abipha chuyển văn phòng mới tại về Tầng 33, tòa nhà C2 The D’Capitale, số 119 Đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

❖ Sứ mệnh

Abipha cam kết mang lại những giá trị tốt nhất với tất cả sự trân trọng và tâm huyết vì sức khỏe con người

❖ Tầm nhìn

Abipha trở thành một trong 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam về chăm sóc sức khỏe thông qua các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, chất lượng cao, kết hợp giữa các bài thuốc y học cổ truyền nhiều đời nay đến từ nhiều địa phương, văn hóa khác nhau sản xuất trong công nghệ hiện đại và cải tiến không ngừng giúp mang đến sản phẩm hoàn chỉnh nhất, hiệu quả tốt nhất.

Trang 12

❖ Giá trị cốt lỗi

Abipha phát triển dựa trên 6 giá trị cốt lõi, nền móng là:

Trang 13

o Trách nhiệm: Sẵn sàng gánh vác các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về những gì chúng tôi làm nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho công ty và cộng đồng.

o Tôn trọng: Tôn trọng là giá trị sống mà chúng tôi theo đuổi, được thể hiện qua sự coi trọng các mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.

o Sáng tạo: Luôn luôn học hỏi, tìm hiểu, cập nhật các phương pháp sản xuất mới các công nghệ hiện đại để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

o Tin cậy: Tài sản giá trị nhất mà công ty nhận được chính là sự tin tưởng của khách hàng Để tạo được niềm tin vững chắc, Abipha luôn đảm bảo cẩn thận, kỹ càng, nghiêm túc trong mọi quy trình sản xuất, nghiên cứu để đảm bảo thành quả cuối cùng sẽ đạt chất lượng tốt nhất.

o Hợp tác: Chúng tôi đề cao sự thiện chí và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên nhằm hoàn thành các mục tiêu chung trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi o Chất lượng: Chúng tôi nỗ lực để đạt được các chuẩn mực chất lượng cao nhất

trong tất cả những gì chúng tôi làm.

Sau gần 12 năm hoạt động, Abipha đã phân phối trên 100 sản phẩm có mặt khắp cả nước, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam Trong đó, có các sản phẩm tiêu biểu được người dùng đón nhận và tin tưởng sử dụng như: Trinh nữ hoàng cung Abipha; Dưỡng khớp Abipha; Xịt họng Abipolis;…

Các đóng góp của Abipha đối với ngành dược nói riêng và sự nghiệp chăm lo sức khỏe cộng đồng nói chung, đã được ghi nhận qua những giải thưởng được trao tặng Trong nhiều năm qua, Abipha đã vinh dự nhận được các danh hiệu như: Top 10 thương hiệu mạnh đất Việt; Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam; Top 10 Việt Nam Best Business; Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em; Thương hiệu nổi tiếng Asean; Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng…

Trang 14

1.2.Giới thiệu chung về công ty

Tên quốc tế: ABIPHA INTERNATIONAL PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: ABIPHARMA., JSC Mã số thuế: 0105659294

Địa chỉ: Số 5 Liền kề 15 khu Đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện: TRỊNH ĐÌNH ANH Ngày hoạt động: 22-11-2011

Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Hà Đông Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN

Vị trí tọa lạc:

⮚ Văn phòng Abipha tại Hà Nội : căn 01, Tòa C2 , Dự án The D’Capitale, số 119 Trần Duy Hưng, P Trung Hòa, Q Cầu Giấy, Hà Nội

⮚ Nhà máy CNC Abipha: Lô CN-2 khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương

1.3.Giới thiệu các ngành, nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là thuốc Đông dược, thuốc Tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc dùng ngoài, mỹ phẩm, thiết bị y tế, chiết xuất và chế biến dược liệu, sản phẩm chứa men vi sinh…

1.4.Các chức năng và nhiệm vụ của công ty

a, Chức năng của công ty

● Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Trang 15

● Thực hiện đúng quy định của Bộ lao động – thương binh và xã hội về việc ký kết các hợp đồng lao động, ưu tiên sử dụng lao động địa phương.

● Tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh tế.

Trang 16

● Đảm bảo sử dụng hiệu quả các yếu tố lao động và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động trong công ty.

● Thực hiện các chế độ, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của nhà nước ● Thường xuyên kiểm tra, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật.

b, Nhiệm vụ của công ty

● Xây dựng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dìa dài hạn đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ, hàng hóa.

● Xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp để sản xuất kinh doanh, tổ chức và theo dõi các hoạt động tài chính trong và ngoài công ty nhằm cân đối tình hình tài chính.

● Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính.

● Đảm bảo an toàn trong lao động cho người lao động.

● Tổ chức quản lý, khối lượng, đơn giá và quyết toán thu chi.

● Nghiên cứu các dự án mới; tìm kiếm các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh nhằm đi sâu phát huy năng lực chuyên môn của công ty.

1.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng giúp cho công ty vận hành sản xuất, kinh doanh một cách trơn tru, đồng thời cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng công ty, cũng như chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp.

Về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất thuốc, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP-WHO và các công trình như: trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn GLP và ISO 17025, trung tâm R&D có khả năng nghiên cứu các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế… với tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 450 – 500 tỷ

Trang 17

đồng Bên trong các nhà máy này, ngoài việc đầu tư mới 100%, tự động hóa cao, các dây chuyền sản xuất của công ty đều có hệ thống theo dõi kiểm tra bằng đồng hồ điện tử và điều khiển điện tử, đáp ứng các tiêu chuẩn cao về thiết bị sản xuất dược phẩm chủ yếu từ Ý, Đức và Hàn Quốc Đó là dây chuyền nang mềm, dây chuyền thuốc

Trang 18

nước, dây chuyền thuốc viên cốm bột, dây chuyền sơ chế dược liệu và dây chuyền ép vỉ Về cơ bản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đều đạt tiêu chuẩn GLP, GSP, GDP và GPP của ngành y tế.

Về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình hoạt động, quản lý, Công ty đã có trụ sở văn phòng riêng, trang bị đầy đủ hệ thống máy vi tính, máy in, máy photo và các văn phòng phẩm phục vụ công việc.

Ngày 04 tháng 9 năm 2020, Công ty cổ phần Dược phẩm Công nghệ cao Abipha(viết tắt là Nhà máy CNC Abipha) đã chính thức được cấp giấy chứng nhận “Thựchành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc” theo tiêu chuẩn GMP – WHO bởi CụcQuản lý Dược – Bộ Y tế.

Các mảng Sản xuất – Gia công – Phân phối đang thực hiện bao gồm:

– Thuốc không vô trùng: bao gồm các dạng Viên nang cứng, Viên nang mềm, Thuốc

dùng ngoài dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch dùng ngoài, dung dịch bơm trực tràng), Thuốc uống dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch, siro), Dạng bào chế rắn (thuốc bột, thuốc cốm), Thuốc dạng bán rắn (kem, gel, mỡ dùng ngoài), Viên nén (viên nén, viên nén bao phim, viên nén bao đường), Thuốc không vô trùng khác (dầu thuốc, cao thuốc, dầu gió, dầu xoa, cao xoa, viên nén sủi bọt, thuốc cốm sủi bọt, thuốc bột sủi bọt)

– Thuốc sinh học: bao gồm Thuốc uống chứa men vi sinh (viên nang cứng, thuốc bột,

thuốc cốm, hỗn dịch uống)

– Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: bao gồm các dạng Viên nang cứng, Viên nang

mềm, Thuốc dùng ngoài dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch), Thuốc uống dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch, siro), Dạng bào chế rắn (thuốc bột, thuốc cốm), Viên nén (viên nén, viên nén bao phim, viên nén bao đường), Viên hoàn (viên hoàn cứng, viên hoàn mềm).

– Nguyên liệu làm thuốc: bao gồm các dạng nguyên liệu từ dược liệu như Cao dược

liệu (cao đặc, cao lỏng, cao khô), cốm bột dược liệu, phiến, dược liệu đã chế biến, cồn thuốc, rượu thuốc, vị thuốc cổ truyền.

Trang 19

Bảng 1 1 Trang thiết bị máy móc của công ty

Trang 20

1.6.Mạng lưới hoạt động, kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Abipha có trụ sở đặt tại Hà Nội, ngoài ra còn mở thêm hai công ty thành viên là công ty TNHH Thương mại Isopharco (10/2014) và công ty cổ phần dược phẩm Ginic (12/2014) cũng đặt tại đây Không chỉ vậy, nhằm đắp ứng nhu cầu phát triển của ngành dược phẩm và nhu cầu của khách hàng, chuyên sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất và phối hợp sản phẩm, cũng như mở rộng thị trường, công ty đã thành lập thêm hay chi nhánh ở Đà Nẵng (10/2012) và ở

Trang 21

Thành phố Hồ Chí Minh (12/2012) Từ những công ty này, thuốc được phân phối đến hơn 15000 nhà thuốc và hơn 500 đại lý phân phối thuốc trên toàn Việt Nam.

Với định hướng và tầm nhìn chiến lược rõ ràng, công ty không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động kinh doanh trong nước mà còn có dự định xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tháng 11/2013, công ty triển khai mở rộng mạng lưới phân phối một số mặt hàng tiềm năng sang thị trường Nigeria, Ấn Độ và một số nước lân cận.

1.7 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong nhà máy của công ty

Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy Cổ phần Dược phẩm Công nghệ cao Abipha

1.7.1 Chức năng và nhiệm vụ tại các phòng ban trong công ty

a, Phòng hành chính nhân sự:

Chức năng

● Quản lý, sắp xếp thông tin giấy tờ, hồ sơ một cách khoa học, bao gồm tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, cập nhật.

● Công việc lễ tân bao gồm: hỗ trợ giải đáp, xử lý giao dịch với khách hàng, tổ chức hoạt động giao lưu nội bộ công ty.

● Thiết kế bảng lương, cân nhắc danh sách lương thưởng hợp lý cho nhân viên trong công ty.

● Theo dõi, kiểm tra, sắp xếp thông tin nhân viên của công ty.

Trang 22

● Thực hiện công việc liên hệ dịch vụ bảo trì cho các thiết bị, tài nguyên công ty ● Quản lý công tác nhân sự của doanh nghiệp.

Trang 23

● Tiếp nhận và xử lý các công việc nội bộ trong doanh nghiệp.

● Quản lý, theo dõi các vấn đề liên quan đến nhân sự, nhân viên công ty

● Thực hiện xử lý, quản lý, sắp xếp các giấy tờ, hồ sơ công ty như danh sách nhân sự, công văn, văn bản, quy chế công ty,….

● Lưu trữ, phát hành văn bản, con dấu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và pháp luật về tính pháp lý.

● Thực hiện các công việc như tổ chức sắp xếp các cuộc họp, hội thảo của công ty ● Soạn thảo các văn bản hành chính lưu hành nội bộ và các công văn, văn bản gửi

tới khách hàng hoặc cơ quan khác

● Lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng nhân sự để đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

● Tiếp cận các kênh truyền thông, mạng xã hội để đưa thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tốt

● Tạo mối liên kết với các nguồn cung ứng nhân lực dồi dào như: Trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị đào tạo nghề…

● Trực tiếp đề xuất với cấp trên các ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng công việc của nhân viên.

Trang 24

● Tính toán tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên.

● Thông báo các quy định, chính sách của công ty cho nhân viên: Ca làm việc, chấm công chuyên cần, tài khoản cá nhân, chính sách lương thưởng, chế độ bảo hiểm, nghỉ phép…

● Phụ trách quản lý và soạn thảo hợp đồng lao động của nhân viên.

Trang 25

● Theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ việc, thai sản hay hết hạn hợp đồng theo quy định.

● Phụ trách việc đăng ký và trích nộp các loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho nhân viên.

● Giải quyết các vấn đề liên quan đến ốm đau, thai sản cho nhân viên.

● Thực hiện lên kế hoạch, chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ năng nhằm trau dồi, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các phòng ban, nhân viên

● Hướng dẫn, đào tạo quy định, nội quy và văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên mới.

● Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên ● Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động bếp ăn công nghiệp tại nhà

máy, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn – thực phẩm b, Phòng nghiên cứu và phát triển

● Xây dựng, đề xuất cho Công ty chính sách, chiến lược phát triển mặt hàng, dự báo xu hướng phát triển, nhu cầu sản phẩm mới.

Trang 26

● Nghiên cứu xây dựng và đề xuất các qui chế, qui định, chính sách, chế độ của Công ty trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp hệ thống quản lý chất lượng.

● Phân tích sản phẩm từ yêu cầu khách hàng, các đơn vị kinh doanh và nhu cầu thị trường, dự báo đánh giá khả năng thực hiện

● Nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm mặt hàng mới.

Trang 27

● Nghiên cứu, thử nghiệm nguyên liệu mới, kỹ thuật – công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới

● Quản lý, kiểm soát quá trình thiết kế, thử nghiệm, thông số mặt hàng

● Tổ chức các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển mặt hàng

● Hỗ trợ các XN tổ chức, thực hiện các chương trình, hoạt động liên quan đến công tác thiết kế , phát triển mặt hàng sản phẩm mới.

● Tổ chức công tác Marketing, công tác quảng bá mặt hàng mới, công nghệ mới, để hỗ trợ công tác kinh doanh nội địa.

c, Phòng tài chính – kế toán

Chức năng

● Tổ chức thực hiện công việc theo đúng quy định của nhà nước.

● Hạch toán kế toán: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp các thông tin về tì sản của công ty như vốn chủ sở hữu, công nợ và các khoản thu chi.

● Tổng hợp thông tin: theo dõi các hoạt động liên quan đến nguồn vốn và thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến công tác tài chính trong doanh nghiệp.

● Tham mưu tư vấn: dựa và chuyên môn, kinh nghiệm và thông tin thu thập được bộ phận kế toán sẽ tư vấn, tham mưu cho Ban giám đốc những vấn đề liên quan đến chế độ kế toán cùng các hoạt động tài chính liên quan khác nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật.

● Xây dựng hệ thống thông tin tài chính ● Giám sát hóa đơn chứng từ.

Nhiệm vụ

● Hạch toán các khoản thu chi của doanh nghiệp: vốn, doanh thu, chi phí, công nợ, các tài sản cố định (công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu…),…

Trang 28

● Tham gia vào quản lý việc cho vay và các khoản đầu tư tài chính.

● Góp ý với ban giám đốc về việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và giám sát quá trình chấp hành các chế độ tài chính nội bộ của công ty và Nhà nước.

● Đảm bảo các kế hoạch tiêu dùng đúng kế hoạch và mang lại hiệu quả cao.

Trang 29

● Xây dựng các nội quy về tài chính như: quy trình thu – chi, công nợ – tiền vốn, định mức về lương/ thưởng, hàng tồn kho… và chính sách về việc chấp hành ● Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả lên ban quản lý.

● Cập nhật và tuyên truyền các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước đến các bộ phận khác.

● Kết hợp với các phòng ban liên quan để lên kế hoạch tài chính, kế toán ngắn hạn, dài hạn.

● Thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính, thống kê các kế hoạch theo quy định ● Báo cáo kết quả kinh doanh lên ban quản lý.

d, Khối kinh doanh

Chức năng

● Chức năng tham mưu ● Chức năng hướng dẫn.

● Xây dựng và phát triển nguồn khách hàng ● Chức năng theo dõi, kiểm soát và báo cáo ● Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Nhiệm vụ

● Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp ● Tiếp cận mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng tiềm năng.

● Lên chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ khâu sản xuất sản phẩm tới việc gia nhập thị trường và xây dựng quan hệ với khách hàng.

Trang 30

● Giám sát tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo theo đúng quy trình và kế hoạch.

● Phụ trách tìm hiểu thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác ● Phối hợp cùng ban Marketing đề xuất những chiến dịch quảng bá nhằm tiếp cận

khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao doanh số.

● Xây dựng chính sách bán hàng với lợi ích hấp dẫn riêng biệt cho từng nhóm khách hàng.

Trang 31

● Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, duy trì và mở rộng lượt khách hàng mới.

● Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng một cách khoa học, cẩn thận.

● Phòng ban chịu trách nhiệm chính đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp e, Khối sản xuất

● Kiểm soát kế hoạch sản xuất ● Quản lý quá trình sản xuất.

● Kiểm soát định mức nguyên vật liệu lao động ● Quản lý nhân sự.

● Quản lý tài liệu, hồ sơ sản xuất f, Khối chất l ư ợng

Chức năng

● Kiểm soát chất lượng sản phẩm ● Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

● Xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ● Đăng ký sản phẩm.

Nhiệm vụ

● Xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện việc kiểm soát chất lượng toàn diện trong quá trình sản xuất.

● Thống kê, phân tích dữ liệu chất lượng nguyên liệu sản phẩm quản lý rủi ro chất lượng và kiểm soát thay đổi trong quá trình sản xuất.

Trang 32

● Xây dựng chương trình và thực hiện theo dõi độ ổn định chất lượng sản phẩm ● Xử lý phản ánh, khiếu nại chất lượng; xử lý hàng trả về, hàng thu hồi, hàng không

đạt chất lượng.

● Tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở tất cả sản phẩm Công ty sản xuất ● Tổ chức kiểm nghiệm các chỉ tiêu của sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định.

● Tổ chức xây dựng và kiểm soát tài liệu, hồ sơ chất lượng.

Trang 33

● Tổ chức thẩm định, đánh giá, hiệu chuẩn, kiểm định định kì.

● Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá của các đơn vị bên ngoài cơ quan qunar lý nhà nước.

● Tổ chức thực hiện đào tạo nội bộ về chất lượng.

● Tổ chức thực hiện đăng ký sản phẩm, đăng ký quảng cáo và đăng ký kê khai giá ● Cập nhật các tài liệu, quy định, quy chế về chất lượng có liên quan.

g,Phòng đảm bảo chất l ư ợng (QA)

Phòng Đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm: tổ chức hệ thống chất lượng, kiểm soát thay đổi, kiểm soát sai lệch, ban hành tài liệu và kiểm soát hệ thống tài liệu, xuất xưởng sản phẩm xử lý khiếu nại và thu hồi sản phẩm, tự thanh tra, tự đánh giá, đánh giá nhà cung cấp, giám sát hoạt động khắc phục và phòng ngừa, đào tạo GMP, giám sát các chương trình thẩm định, chuẩn định và bảo trì bảo dưỡng.

h, Phòng kiểm tra chất l ư ợng (QC)

Phòng QC chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá các sản phẩm chất lượng đã được đăng kí của công ty, phối hợp tìm hiểu và giải quyết kịp thời các sự cố bất thường trong quá trình sản xuất, theo dõi việc lấy mẫu, kí duyệt các kết quả kiểm nghiệm về nguyên phụ liệu, bao bì trước khi đưa vào sử dụng, hoàn thành các hồ sơ tài liệu và giải quyết các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng.

l, Phòng cơ điện

● Giám sát, kiểm tra và bảo trì toàn bộ thiết bị sản xuất của công ty, đảm bảo các thiết bị luôn trong vai trò tốt nhất để có thể vận hành máy móc để đạt được hiệu quả và an toàn cao.

● Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ.

● Lập kế hoạch thay thế, sửa chữa và các hạng mục cần dự phòng đảm bảo thay thế kịp thời khi có sự cố xảy ra.

● Xưởng sản xuất.

Trang 34

● Nhiệm vụ của xưởng sản xuất là tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty theo đúng tiến độ cũng như nguyên tắc GMP ( Thực hành tốt sản xuất thuốc) của Bộ Y Tế quy định, thực hiện công tác quản lý và sử dụng các trang bị, công nghệ hiện đại, dụng cụ một cách hiệu quả.

Trang 35

1.8.Các quy định trong an toàn lao động1.8.1 Quy định an toàn thiết bị điện

Hệ thống điện bao gồm: Hệ thống điện động học, hệ thống hay chiếu sáng, hệ thống điện điều khiển.

Xưởng Cơ điện chịu trách nhiệm quản lý kỳ đầu lập kế hoạch sửa chữa, thay thế và lắp đặt mới hệ thống điện Chịu trách nhưng vẫn hành, theo dõi hoạt động của hệ đồng điện, đảm bảo an toàn, tiến thần và đạt hiệu quả sử dụng.

Các thiết bị điện đều được nối dây trung tính vào vỏ thiết bị điện Hệ thống thiết bị điện được đóng, ngắt bảo vệ theo từng cấp từ nguồn chính tới nơi sử dụng.

Nghiêm cấm việc sử dụng nguồn điện và thiết bị điện một cách tùy tiện, không đảm bảo an toàn Khi có sự cố không được sửa chữa, phải báo cho cán bộ kĩ thuật cơ điện giải quyết.

Các thao tác đóng , ngắt thực hiện dứt khoát, tránh nhầm lẫn giữa aptomat, công tắc điều khiển, ở các tủ điện động lực và điều khiển.

Khi kết thúc công việc, ra khỏi phòng phải tắt điện chiếu sáng và nguồn điện cho máy.

Khi mất điện phải tắt hết các thiết bị điện, đặc biệt các thiết bị làm lạnh Sau khi có điện phải đợi 3-5 phút mới được đóng điện cho máy.

Cấm sử dụng thiết bị khi dây dẫn và thiết bị điện bị hở, hỏng hoặc thiếu phần cách điện che chắn.

Cấm vệ sinh thiết bị, máy, khi nó đang có điện.

Cấm dùng đồ trót, vảy nước, dội nước vào thiết bị điện, đường dây điện.

Vệ sinh công nghiệp bên ngoài hệ thống thiết bị điện phải do người đã được huấn luyện thực hiện Vệ sinh công nghiệp bên trong phải do những người có trách nhiệm mới được thực hiện.

Trang 36

Khi có người bị tai nạn điện phải nhanh chóng tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện, cấp cứu cho người bị tai nạn tại chỗ, đồng thời báo cho người quản lý trực tiếp hoặc y tế công ty.

1.8.2 Quy định cấp cứu người khi bị điện giật

Mục đích: Hướng dẫn tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty thao tác cấp cứu người bị điện giật, có thể xử lý tốt khi gặp người bị điện giật để cứu nạn.

Các bước cấp cứu khi bị điện giật: Bước 1: Cắt điện ra khỏi đường đây.

Bước 2: Tách người đó ra khỏi nguồn điện bằng cách dùng bất cứ vật gì khô, tách nạn nhận ra khỏi dòng điện, tuyệt đối không dùng tay không thiết bị ướt để lỗi người đó ra khỏi nguồn điện, đồng thời phải hô to có người bị điện giật để có thêm người giúp đỡ

Bước 3: Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

Bước 4: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp mã vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân Nếu người bị điện giật có hiện tượng ngắt hoặc tim ngừng đập thì phải tiến hành biện pháp cấp cứu theo phương hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngoài lồng ngực Nếu nạn nhân còn tỉnh: kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng nhẹ, tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại, động viên an ủi để nạn nhân yên tâm.

Bước 5: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

1.8.3 Quy định an toàn thiết bị cơ khí

Chỉ người được giao nhiệm vụ phụ trách thiết bị, nhân viên Cơ điện được phân công hoặc trong trường hợp cần thiết người đã được đào tạo về vận hành và được cảnh báo các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sử dụng mới được vận hành thiết bị.

Trước khi vận hành thiết bị, người sử dụng thiết bị phải kiểm tra các thiết toàn, vị trí đứng theo đúng SOP quy định vận hành thiết bị Nghiêm cấm làm việc trên các thiết bị đã được cảnh báo là có nguy hiểm.

Trang 37

Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ khi máy dừng hẳn, không dùng các biện pháp cơ học để dừng máy Khi thiết bị đang hoạt động, nghiêm cấm: Tháo, lắp các bộ phận của máy gây nguy hiểm Tra dầu mỡ; Bảo dưỡng hay sửa chữa máy.

Khi ngừng làm việc, khi đi làm việc khác, cần lãi máy theo đúng SOP vận hành thiết bị, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển.

Tắt công tắc nguồn khi mất điện.

Kiểm tra thường xuyên thiết bị và kiểm tra trước khi vận hành Khi có lỗi thiết bị, cần báo cho trưởng bộ phận hoặc bộ phận cơ điện biết để có hình thức xử lý, đồng thời dán nhãn báo máy hỏng để cảnh báo cho các nhân viên khác.

Sau khi kết thúc sửa chữa hay điều chỉnh máy, phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, lập các bộ phận che chắn an toàn như cũ sau đó thử khởi động lại mấy theo đúng quy trình SOP vận hành thiết bị để kiểm tra.

1.8.4 Quy định an toàn thiết bị áp lực

Các thiết bị áp lực trong khu vực sản xuất bao gồm: Máy nén khí, bình tích khí, các nổi hấp, các bơm áp lực, xe nâng Các thiết bị này có thể bị nổ, vỡ gây ra và đập, đồng thời gây sức ép lên con người và các thiết bị lân cận.

Nguyên nhân gây ra sự cố

▪ Thiết bị được thiết kế không phù hợp với điều kiện làm việc ▪ Lắp đặt sai quy cách.

▪ Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật ▪ Điều kiện bảo dưỡng kém.

▪ Vận hành không đúng do người vận hành không được huấn luyện không được giám sát, nhắc nhở đầy đủ

Rủi ro đi kèm với thiết bị áp lực phụ thuộc vào các yếu tố:

Trang 38

▪ Áp suất bên trong hệ thống.

▪ Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị.

▪ Thời gian vận hành và điều kiện làm việc của thiết

Trang 39

▪ Tính phức tạp của quy trình vận hành.

▪ Tính khắc nghiệt của điều kiện vận hành (nhiệt độ cao hoặc thấp, mỗi chất gây ăn mòn, nứt )

▪ Và nhất là trình độ tay nghề và sự hiểu biết của những người thiết kế, chết tạo, lắp đặt, bảo trì, nghiệm thử và vận hành hệ thống thiết bị áp lực.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

● Vấn đề an toàn phải được quan tâm ngay từ khi đặt hàng, mua sắm thiết bị: Khi lắp đặt mới, phải đảm bảo thiết bị được thiết kế phù hợp với điều kiện làm việc của xưởng; Thiết bị phải được kiểm tra và nghiệm thu đầy đủ.

● Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị: Nắm được điều kiện vận hành thiết bị: áp suất, nhiệt độ, điều kiện mài mòn, ăn mòn ; Nắm được thông số giới hạn phạm vi vận hành an toàn của thiết bị cũng như tất cả các thiết bị khác có liên quan trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiết bị áp lực; Chỉ những người đã qua huấn luyện về vận hành, an toàn thiết bị áp lực và xử lý sự cố đạt yêu cầu mới được vận hành thiết bị đó; Không được vận hành, sử dụng áp kế, van an toàn, thiết bị chịu lực khi chưa được kiểm định, hết hạn kiểm định hoặc hư hỏng.

● Phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái làm việc: Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơ-le áp suất cũng như các thiết bị bảo vệ khác có mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ trong thiết bị vượt quá mức cho phép phải lắp đặt đầy đủ trên bình áp lực, hệ thống ống, Các thiết bị bảo vệ phải được cân chỉnh, cài đặt ở các thông số tác động phù hợp; Nếu có các thiết bị báo động, các thiết bị này phải được lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh sáng của chúng là dễ nhận thấy nhất Phải đảm bảo rằng các thiết bị bảo vệ luôn luôn ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng hoạt động; Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màng phòng hở phải có ống xã dẫn ra vị trí an toàn; Phải đảm bảo rằng chỉ những người có đủ trách nhiệm và thẩm quyền được phép thay các thông số cài đặt của các thiết bị bảo vệ.

● Thực hiện đầy đủ quá trình bảo dưỡng thiết bị: Phải lập kế hoạch bảo dưỡng cho

Trang 40

toàn bộ hệ thống các thiết bị áp lực trong xưởng, kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành,

18

Ngày đăng: 25/04/2024, 23:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan