xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội 1

90 6 0
xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số nguyên tắc đề xuất quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá các hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội .... Chúng tôi đã thiết kế và thực nghiệm bộ công

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––

THIỀU THỊ THÀNH

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––

THIỀU THỊ THÀNH

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học) Mã số: 8 14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Hà Giang

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa được công bố ở các đề tài nghiên cứu khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả

Thiều Thị Thành

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, phòng Đào tạo và các phòng ban trung tâm trong trường, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức rất quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Trần Thị Hà Giang, là người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) K29, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn Đồng thời xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô Trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và hợp tác cùng tôi để tôi hoàn thành thiện luận văn này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã luôn cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Người thực hiện

Thiều Thị Thành

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu của vấn đề 5

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 7

1.2 Một số khái niệm công cụ 9

1.2.1 Công cụ 9

1.2.2 Đánh giá 10

1.2.3 Bộ công cụ đánh giá 11

1.3 Đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 12

1.3.1 Nội dung đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 12

1.3.2 Yêu cầu đánh giá đối với môn Tự nhiên và Xã hội 1 17

Trang 6

1.3.3 Vai trò của bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã

hội lớp 1 19

1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh giai đoạn đầu cấp tiểu học 20

1.4.1 Nhận thức cảm tính 20

1.4.2 Nhận thức lý tính 21

1.5 Thực trạng việc đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 23

1.5.1 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 23

1.5.2 Kết quả khảo sát thực trạng 24

1.5.3 Đánh giá chung về thực trạng 29

Kết luận chương 1 30

Chương 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 32

2.1 Một số nguyên tắc đề xuất quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá các hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 32

2.1.1 Đảm bảo phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học 32

2.1.2 Đảm bảo tính khả thi 33

2.1.3 Đảm bảo tính khách quan 33

2.1.4 Đảm bảo tính hệ thống 34

2.2 Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 35

2.2.1 Xác định yêu cầu cần đạt cần đánh giá 36

2.2.2 Lựa chọn loại công cụ đánh giá 38

2.2.3 Lựa chọn và sử dụng ngữ liệu 39

2.2.4 Thiết kế công cụ đánh giá 40

2.2.5 Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ đánh giá 43

2.3 Ví dụ minh hoạ bộ công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 1 45

2.3.1 Câu hỏi 45

2.3.2 Bài tập 45

2.3.3 Đề kiểm tra 48

Trang 7

Chương 3: KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM 63

3.1 Khái quát về khảo nghiệm sư phạm 63

3.1.1 Mục đích khảo nghiệm 63

3.1.2 Nội dung khảo nghiệm 63

3.1.3 Địa điểm, đối tượng khảo nghiệm 63

3.1.4 Kế hoạch, phương pháp tiến hành khảo nghiệm 64

3.2 Kết quả khảo nghiệm 64

3.2.1 Đánh giá tính khoa học của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 64

3.2.2 Đánh giá tính khả thi của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 65

3.2.3 Đánh giá tính cần thiết của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 66

3.2.4 Đánh giá tính giá trị của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 67

3.2.5 Đánh giá mức độ quan trọng của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 68

3.2.6 Đánh giá tính hiệu quả của quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 69

Kết luận chương 3 70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 35 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện tính khoa học của quy trình xây dựng bộ Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện tính giá trị của quy trình xây dựng bộ công cụ

đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 1 67 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của quy trình xây dựng bộ

công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 1 68 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của quy trình xây dựng bộ

công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 1 69

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đánh giá là một trong các thành tố trong quá trình dạy học và đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực giáo dục Qua việc đánh giá này, người dạy có thể có được một cái nhìn tổng thể về khả năng học tập của học sinh, từ đó có thể đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp nhất để giúp học sinh phát triển tối đa năng lực của mình Đánh giá hoạt động học tập cũng là một công cụ hữu ích giúp người dạy theo dõi quá trình học tập của học sinh, từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết để giúp học sinh nâng cao kết quả học tập Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động học tập cần được thực hiện một cách đúng đắn và khách quan để đảm bảo tính chính xác và công bằng Người đánh giá cần sử dụng các tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp để đưa ra kết quả đánh giá chính xác và đáng tin cậy

Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh đúng và khách quan là vô cùng quan trọng để giáo viên có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về việc hỗ trợ học sinh trong học tập Tuy nhiên, để thực hiện công việc này, cần phải có các bộ công cụ đánh giá phù hợp Vì vậy, để đánh giá hoạt động học tập của học sinh đúng và khách quan, cần xây dựng các bộ công cụ đánh giá mới, phù hợp với thực tế và có tính khách quan cao Các bộ công cụ đánh giá này cần tập trung đến cả quá trình học tập và kết quả cuối cùng của học sinh, đồng thời phải có tiêu chí đánh giá rõ ràng và được thống nhất giữa các giáo viên

Môn học Tự nhiên và Xã hội có vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông Môn học này giúp cho học sinh hiểu biết về những kiến thức khoa học cơ bản, các hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh đời sống, góp phần phát triển kiến thức và kỹ năng tổng quát của học sinh Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong môn học này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức

Trang 11

Bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1 sẽ bao gồm các tiêu chí đánh giá rõ ràng, được thiết kế để đánh giá đầy đủ các yêu cầu cần đạt của môn học Nó sẽ cung cấp các phương pháp đánh giá khác nhau, từ các bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập trắc nghiệm đến các bài tập tự luận và các bài thực hành trong lớp học, Đồng thời, bộ công cụ này còn cung cấp cho giáo viên một hệ thống đánh giá định hướng, giúp họ đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp với từng học sinh

Với những lý do trên, đề tài "Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1" được lựa chọn Việc xây dựng các bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập này sẽ giúp cho việc đánh giá được thực hiện đầy đủ, chính xác và có tính khách quan cao, đồng thời giúp nâng cao chất lượng giáo dục và hỗ trợ cho quá trình phát triển của học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm tra đánh giá

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1 một cách khoa học, phù hợp thì sẽ gia tăng giá trị độ tin cậy trong quá trình đánh giá từ đó giúp giáo viên và HS thu được những thông tin ngược cần thiết để điều chỉnh việc dạy và học hiệu quả

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bộ công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 1

Trang 12

5.2 Đề xuất quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội 1

5.3 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của quy trình đã thiết kế cũng như khẳng định tính hiệu quả của kết quả nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu bộ công cụ đánh giá trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1

6.2 Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An, Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về đánh giá và công cụ đánh giá Từ đó xem xét phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm tổng quan vấn đề nghiên cứu về đánh giá và công cụ đánh giá

- Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau:

+ Tìm kiếm, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau về bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

+ Dịch tài liệu, đọc, suy nghĩ các thông tin về bộ công cụ đánh giá (phân loại, vai trò,…);

+ So sánh, phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được; + Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng trắc nghiệm

- Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát thực trạng đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 trường TH Tràng An

7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát hoạt động dạy học qua các tiết học ở trường tiểu học: quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS tiểu học Trên cơ sở đó, tìm hiểu các phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá mà GV tiểu học sử dụng, hiệu quả của tiết dạy thông qua cách thức tác động của GV đến HS; quan sát

Trang 13

các biểu hiện của HS trong quá trình tiếp nhận đánh giá và thực hiện hoạt động tự đánh giá Trong quá trình quan sát có ghi chép diễn biến tiến trình các hoạt động, các biểu hiện, thái độ hành vi của người học, nhận xét, đánh giá kết quả thu được, so sánh với các phương pháp nghiên cứu khác

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Thực hiện hoạt động phỏng vấn đối với các GV để làm rõ hơn những thông tin về việc GV hiểu biết về xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học Qua việc trao đổi với GV cho thấy những phương pháp đánh giá GV có khả năng sử dụng thành thạo, những phương pháp GV cong lúng túng trong quá trình triển khai Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chu đáo, trật tự câu hỏi có thể thay đổi vị trí; một số nội dung có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp các đối tượng ở các vùng miền khác nhau

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Sau khi quá trình thực nghiệm sư phạm được triển khai tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm, xác định những ưu điểm của bộ công cụ đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội đã đề xuất, đồng thời nhận ra các hạn chế và tìm cách khắc phục

7.2.5 Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

Để xem xét tính hiệu quả, khả thi, luận văn được tiến hành khảo nghiệm hỏi ý kiến các GV

7.3 Các phương pháp nghiên cứu khác

Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm Excell để phân tích kết quả điều tra thực trạng, kết quả khảo nghiệm

Trong đó, các phương pháp nghiên cứu lí luận, điều tra bằng anket, tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệm sư phạm là phương pháp chủ yếu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Chương 2 Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Chương 3 Khảo nghiệm sư phạm

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

1.1 Tổng quan nghiên cứu của vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Các công trình khoa học nghiên cứu về bộ công cụ đánh giá phát triển từ những nghiên cứu cơ bản về đánh giá học tập

Hargreaves và cộng sự (2004) đã giới thiệu tổng quan về đánh giá, về phản hồi và cung cấp phản hồi trong đánh giá, đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của phản hồi trong việc thúc đẩy học tập của học sinh Bài báo trình bày những phát hiện từ phân tích này, trong đó xác định các chiến lược phản hồi được giáo viên sử dụng trong các lớp học tiểu học Sau đó, các tác giả thảo luận về hiệu quả của các biện pháp phản hồi trong việc thúc đẩy học tập của học sinh, dựa trên phân tích điểm kiểm tra của học sinh Họ thấy rằng các chiến lược phản hồi hiệu quả nhất là xây dựng và đặt câu hỏi, khuyến khích người học suy nghĩ sâu sắc về việc học của họ và tạo kết nối giữa các khái niệm khác nhau [14]

"Assessment for learning and teaching in primary schools" là một cuốn sách được viết bởi Briggs và cộng sự (2008) Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về thực tiễn đánh giá ở các trường tiểu học, tập trung vào mối quan hệ giữa đánh giá và học tập Cuốn sách bao gồm một loạt các chủ đề liên quan đến đánh giá, bao gồm đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết, tự đánh giá, đánh giá ngang hàng và phản hồi Nó cũng khám phá cách đánh giá có thể được sử dụng để cung cấp thông tin cho việc giảng dạy, hỗ trợ việc học của trẻ em và thúc đẩy hòa nhập và công bằng Các tác giả dựa trên bằng chứng nghiên cứu để minh họa cách đánh giá có thể được sử dụng hiệu quả ở các trường tiểu học Họ cung cấp hướng dẫn thực tế cho giáo viên về cách sử dụng đánh giá để tăng cường giảng dạy và cách thu hút trẻ em tham gia vào quá trình đánh giá [17]

Trang 15

Trong nghiên cứu về đánh giá quá trình ở tiểu học của Antoniou và James (2014), nhóm tác giả khám phá đánh giá quá trình sử dụng trong các lớp học tiểu học ở Síp, và phát triển một khung lí thuyết để phân tích và tìm hiểu hiểu các quy trình của đánh giá quá trình Nghiên cứu đã xác định được các chính sách và hoạt động thực tiễn phù hợp để thực hiện hoạt động đánh giá thường xuyên [9]

"Primary teachers' attitudes, intentions and practices regarding formative assessment" là một bài nghiên cứu khám phá thái độ, ý định và thực tiễn của giáo viên tiểu học liên quan đến đánh giá quá trình của Yan và cộng sự (2015) [20] Bài báo nhằm mục đích điều tra niềm tin và khả năng thực hành của giáo viên liên quan đến đánh giá hình thành, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đánh giá hình thành của họ Bài báo thảo luận về kết quả của nghiên cứu, cho thấy hầu hết giáo viên tiểu học có thái độ tích cực đối với đánh giá quá trình và tin rằng điều quan trọng là tăng cường học tập của học sinh Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tiết lộ rằng có một số rào cản ngăn cản giáo viên sử dụng đánh giá quá trình một cách hiệu quả, chẳng hạn như thiếu thời gian, nguồn lực và đào tạo

"Primary and secondary teachers' conceptions of assessment: A qualitative study" là một bài nghiên cứu xem xét các quan niệm đánh giá của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở của tác giả Remesal (2011) Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá niềm tin và thái độ của giáo viên đối với việc đánh giá, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn đánh giá của họ Bài báo thảo luận về kết quả của nghiên cứu, trong đó cho thấy giáo viên nắm giữ nhiều quan niệm đánh giá khác nhau, từ quan điểm truyền thống tập trung vào đo lường và chấm điểm, đến các quan điểm tiến bộ hơn ưu tiên đánh giá hình thành và phương pháp tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng quan niệm đánh giá của giáo viên bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, bao gồm kinh nghiệm giáo dục của chính họ, chính sách của trường và áp lực bên ngoài

Trang 16

như kiểm tra tiêu chuẩn Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu quan niệm của giáo viên về đánh giá để hỗ trợ phát triển các thực hành đánh giá hiệu quả hơn Nó cũng gợi ý rằng cần nghiên cứu thêm để khám phá mối quan hệ giữa quan niệm của giáo viên về đánh giá và thực tiễn đánh giá thực tế của họ [11]

Griffin (2017) với cuốn sách "Assessment for Teaching" [13]: Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về thực tiễn và chiến lược đánh giá có thể được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học hiệu quả Cuốn sách được chia thành ba phần: Phần một cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc đánh giá để giảng dạy, bao gồm thảo luận về mục đích đánh giá, các đặc điểm của thực hành đánh giá hiệu quả và vai trò của đánh giá trong việc thúc đẩy việc học của học sinh Phần hai của cuốn sách tập trung vào việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược đánh giá Phần này bao gồm một loạt các kỹ thuật đánh giá, bao gồm đánh giá hình thành và tổng kết, tự đánh giá, đánh giá ngang hàng và đánh giá do giáo viên hướng dẫn Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp xếp các nhiệm vụ đánh giá với mục tiêu học tập và cung cấp cho sinh viên phản hồi rõ ràng và mang tính xây dựng Trong phần ba, cuốn sách khám phá vai trò của đánh giá trong việc hỗ trợ các lĩnh vực khác nhau của chương trình giảng dạy, bao gồm đọc viết, tính toán, khoa học và nghệ thuật Tác giả cung cấp các ví dụ thực tế và nghiên cứu trường hợp để minh họa cách đánh giá có thể được sử dụng để hỗ trợ việc dạy và học hiệu quả trong các lĩnh vực này

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Ở trong nước cũng có một bộ phận nhà nghiên cứu quan tâm đến việc xây dựng bộ công cụ đánh giá các năng lực (năng lực chung và năng lực cụ thể) của học sinh Những nghiên cứu đó đều hướng đến các cấp học của giáo dục phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông), trong đó có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu sau:

Trang 17

Tác giả Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Ngân (2017) với bài báo:

“Xây dựng thang đo và bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học

sinh qua dạy học dự án” đã nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế thang đo năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trên cơ sở thang đo được đề xuất tác giả sử dụng dạy học dự án để xây dựng các công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn

đề [8]

Tác giả Cao Cự Giác và cộng sự (2019) với bài báo “Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học môn Hóa học của học sinh trường trung học phổ thông” Nhóm tác giả đã đề xuất các nguyên tắc xây dựng bộ công cụ: Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo tính toàn diện Đồng thời chỉ ra cơ sở xây dựng bộ công cụ: (1) Lí thuyết về đo lường và đánh giá trong khoa học giáo dục; Đánh giá nghiên cứu trước và sau tác động trong khoa học giáo dục; Chương trình môn Hoá học ở trường trung học phổ thông Từ đó, đề xuất quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá gồm 6 bước: Bước 1_xác định đối tượng, mục tiêu và nội dung đánh giá; Bước 2_Xây dựng khung năng lực hoá học bao gồm các năng lực thành phần và tiêu chí/ biểu hiện của năng lực đó; Bước 3_đánh giá các mức độ đạt được của mỗi tiêu chí; Bước 4_Thiết kế bộ công cụ đánh giá; Bước 5_ Thử nghiệm; Bước 6_Hoàn thiện [7

Tác giả Trần Thị Hoa (2020) với nghiên cứu “Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT” [2] đã khái quát, xây dựng lí thuyết về năng lực, xây dựng thang đánh giá năng lực đọc hiểu Tác giả đã phát triển một bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu dựa trên các tiêu chí về cấu trúc và các thành phần của năng lực đọc hiểu, đồng thời tuân thủ chuẩn nội dung và mục tiêu của chương trình ngữ văn lớp 10 THPT.[4]

Tác giả Phạm Thị Thu Hương (2021) với đề tài luận văn thạc sĩ: “Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động của học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm”, tác giả đã xác định được các bước

Trang 18

xây dựng bộ công cụ: Xây dựng cơ sở lí luận và mô hình nghiên cứu; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; Phân tích các yêu cầu cần đạt của năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 và đưa ra các tiêu chí cụ thể theo thang đánh giá của thông tư 27 (2020) - Bộ GD - ĐT; Thiết kế bộ công cụ và đem thử nghiệm Trên cơ sở đó, tác giả phân tích hệ số Cronbach Alpha, loại những biến không phù hợp và cho ra đời bộ công cụ chính thức [3]

Tác giả Nguyễn Trung Kiền (2021) với luận văn thạc sĩ “Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh tiểu học theo chương trình hoạt động trải nghiệm giáo dục phổ thông mới”: Tác giả đã xây dựng một cơ sở lí luận toàn diện về thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực phù hợp với cuộc sống của học sinh tiểu học, đồng thời áp dụng hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới Chúng tôi đã thiết kế và thực nghiệm bộ công cụ này để đánh giá năng lực thích ứng cuộc sống của học sinh tiểu học dựa trên các hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới.[6]

Trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu trong nước và thế giới có thể nhận thấy rằng, hiện nay có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến đánh giá nói chung và nghiên cứu về bộ công cụ đánh giá nói riêng Đặc biệt đối với bộ công cụ đánh giá, các tác giả hướng đến xây dựng bộ công cụ để đánh giá năng lực chung, đánh giá các năng lực đặc thù đối với từng môn học, ở các cấp học cụ thể Tuy nhiên, vẫn còn ít tác giả quan tâm việc xây dựng công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong quá trình học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học Do vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 1” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Công cụ

Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (2019): "Công cụ" là một thuật ngữ tiếng Việt được sử dụng để chỉ đến bất kỳ thiết bị vật lý hoặc dụng cụ

Trang 19

nào được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể hoặc đạt được một mục đích cụ thể

1.2.2 Đánh giá

Theo tác giả Howe (2020): Đánh giá được định nghĩa là một quá trình đo lường kiến thức, sự hiểu biết, năng lực hoặc kỹ năng của một người hoặc học sinh [15]

Đánh giá là một chiến lược liên tục thông qua đó việc học của học sinh không chỉ được theo dõi - một đặc điểm được chia sẻ với bài kiểm tra - mà còn tham gia vào việc đưa ra quyết định về mức độ mà hiệu suất của họ phù hợp với khả năng của họ

Theo Wiliam và Black (1996): Đánh giá được định nghĩa là một chức năng phục vụ quá trình, nó gợi ra bằng chứng mang lại các diễn giải tham chiếu xây dựng tạo cơ sở cho hành động thành công trong việc cải thiện hiệu suất, trong khi ưu tiên tính nhất quán của ý nghĩa giữa các bối cảnh và cá nhân [12]

Saravanan và cộng sự (2021): Đánh giá được định nghĩa là một hoặc nhiều quy trình xác định, thu thập và chuẩn bị dữ liệu cần thiết để đánh giá [19]

Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (2019): “đánh giá là việc đưa ra nhận định về giá trị và kết quả sau khi tham gia kiểm tra, đánh giá thành tích học tập cũng như rèn luyện của học sinh” Trong quá trình đánh giá, những thành tích học tập và rèn luyện của học sinh sẽ được đánh giá và nhận xét

Theo Thông tư 27/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Việc đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập và xử lý thông tin thông qua nhiều hoạt động khác nhau bao gồm: quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra và nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện của học sinh” Cùng với điều đó, GV cung cấp sự tư vấn, hướng dẫn và động viên cho các học sinh GV giúp học sinh hiểu rõ về kết quả học tập, quá trình rèn luyện và sự phát triển của các phẩm chất và năng lực cá nhân đồng thời cung cấp các thông tin chi tiết và số liệu cụ thể về những thành tựu và tiến bộ của học sinh tiểu học [2]

Trang 20

1.2.3 Bộ công cụ đánh giá

Theo các tác giả Nguyễn Công Khanh và cộng sự (2020)[1]: “Công cụ đánh giá trong giáo dục nói chung hay đánh giá trong dạy học nói riêng đều được hiểu là một phương pháp, phương tiện hay một kĩ thuật được sử dụng

trong quá trình đánh giá nhằm đạt được các mục đích đánh giá Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là “thu thập thông tin” để cung cấp cho GV và HS trong quá trình đánh giá và tự đánh giá”

Theo Gasparators (2012): Các công cụ đánh giá được định nghĩa là các kỹ thuật phân tích khác nhau có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các so sánh này.[10]

Horn và cộng sự (2020) cho rằng: Các công cụ đánh giá bao gồm các bài kiểm tra và bài tập, được sử dụng như một phần của quá trình thu thập bằng chứng có cấu trúc và đưa ra đánh giá về hiệu suất của một cá nhân so với các tiêu chuẩn quốc gia đã đăng ký.[16]

Theo Slavin và Davis (2006): Bộ công cụ đánh giá là tập hợp các phương tiện hoặc công cụ mà người dạy hoặc nhà quản lý dùng để đo lường hoặc xác định mức độ thành tựu học tập của học sinh Bộ công cụ này có thể bao gồm các bài kiểm tra, bài tập, bài làm, bài báo cáo hoặc bất kỳ phương tiện đánh giá nào khác mà người dạy hoặc nhà quản lý xem xét là hợp lý và có ý nghĩa Các bộ công cụ đánh giá này có thể được sử dụng để xác định mức độ thành tựu của học sinh trong lớp học hoặc để xác định xem họ đã đạt được các tiêu chuẩn được xác định trước.[18]

Nhìn chung, có thể hiểu bộ công cụ đánh giá là tập hợp các phương tiện hoặc công cụ mà người dạy sử dụng để đo lường hoặc xác định mức độ đạt được yêu cầu cần đạt của học sinh đối với một môn học cụ thể hoặc với các năng lực chung và phẩm chất; đồng thời còn là phương tiện để học sinh tự đánh giá cũng như đánh giá lẫn nhau để từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có kế hoạch cải tiến hành động

Trang 21

1.3 Đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

1.3.1 Nội dung đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1

1.3.1.1 Năng lực chung

Trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, giáo viên không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn đánh giá sự hình thành và phát triển của một số năng lực chung rất quan trọng ở học sinh Điều này giúp giáo viên và phụ huynh có cái nhìn toàn diện về sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện

Cụ thể, giáo viên sẽ đánh giá được năng lực tự chủ và tự học của học sinh Năng lực này cho thấy học sinh có khả năng tự quản lý thời gian, tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện, tìm kiếm thông tin và trau dồi kiến thức một cách hiệu quả

Ngoài ra, giáo viên còn đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh Năng lực này cho thấy học sinh có khả năng tương tác xã hội, giao tiếp một cách hiệu quả, trao đổi ý kiến và hợp tác với bạn bè và giáo viên trong quá trình học tập và các hoạt động khác

Cuối cùng, giáo viên còn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Năng lực này cho thấy học sinh có khả năng nhận biết và phân tích các vấn đề, tìm ra giải pháp phù hợp và sáng tạo trong quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày

1.3.1.2 Năng lực khoa học

Môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực khoa học bao gồm các thành phần như: “năng lực nhận thức khoa học; năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học” Chính vì vậy, trong quá trình đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 GV cần xác định rõ các năng lực thành tố của năng lực khoa học

Trang 22

Đối với năng lực nhận thức bao gồm các biểu hiện như [1]:

+ “Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như: Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình; Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở; Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở; Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình; Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp; Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học; Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó; Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội; Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý; Nêu được một số việc học sinh có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương; Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và con vật thường gặp; Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi; Nêu được tên, chức năng của các giác quan; Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh; Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng),…” [1]

+ “Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,…Cụ thể: Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình; Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở; Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video; Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây và con vật; Mô tả được bầu trời

Trang 23

ban ngày và ban đêm qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video; Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió, ở mức độ đơn giản” [1]

+ “Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh Cụ thể: Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở; Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền thống có sự tham gia của học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng, ” [1]

+ “So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí Cụ thể như: Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, ); Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người; So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao)” [1]

Đối với năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + “Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh Cụ thể như: Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình; Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và con vật thường gặp” [1]

+ “Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh Cụ thể: Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp; Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh, ; Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học; Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video; Nêu được một số công việc

Trang 24

của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội qua quan sát cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video; Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video; Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông; Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an toàn của bản thân; Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần; Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video” [1]

+ “Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành Cụ thể: Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai và con gái; Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, ); Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người; So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao); [1]

Đối với năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ “Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh Cụ thể: Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp; Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan; Nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày” [1]

+ “Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình; Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị

Trang 25

thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận; Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện; Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường; Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện; Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh” [1]

+ “Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống Cụ thể: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường; Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình; Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh; cách ứng

xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường; Có

ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những

người xung quanh cùng thực hiện, ” [1]

1.3.1.3 Phẩm chất

Môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 cũng như các môn học khác trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đều góp phần hình thành phẩm chất cho HS như: yêu nước, nhân ái, trung thực và trách nhiệm Chính vì vậy, trong quá trình đánh giá cũng cần xác định các biểu hiện phẩm chất của HS có thể đánh giá

được thông qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, cụ thể như sau:

+ Đối với phẩm chất yêu nước: đánh giá được tình yêu đối với thiên nhiên của HS thông qua việc HS chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi

Trang 26

+ Đối với phẩm chất nhân ái: đánh giá được việc HS có biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình và yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người khác hay không thông qua những hành động, việc làm thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, thầy cô và cộng đồng xung quanh

+ Đối với phẩm chất chăm chỉ: Dựa vào biểu hiện của phẩm chất nhân ái trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, xác định được các biểu hiện của phẩm chất cần đánh giá của HS qua biểu hiện: HS có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở nhà trường vào cuộc sống hay không như: Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp; Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học,

+ Đối với phẩm chất trung thực: đánh giá được sự trung thực của HS thông qua việc học tập, thảo luận và báo cáo kết quả học tập

+ Đối với phẩm chất trách nhiệm: sẽ đánh giá được việc HS có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân (trách nhiệm với bản thân); trách nhiệm với người xung quanh thông qua việc trao đổi, chia sẻ với người xưng quanh cùng thực hiện các hành động, việc làm bảo vệ sức khỏe bản thân: không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, biết giữ an toàn khi tiếp xúc với cây cối và con vật, sử dụng trang phục hợp lý phù hợp với thời tiết; đồng thời trách nhiệm với môi trường sống thể hiện việc biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, cây trồng, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh,…

1.3.2 Yêu cầu đánh giá đối với môn Tự nhiên và Xã hội 1

Để đánh giá đầy đủ các năng lực của học sinh trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp và công cụ đánh giá khác nhau Đối với đánh giá kiến thức, kĩ năng, giáo viên sử dụng các công cụ như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, hồ sơ học tập, Đánh giá thái độ của học sinh trong học tập cũng là một phần quan trọng của quá trình đánh giá

Trang 27

Mục tiêu của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của học sinh để giáo viên và nhà trường có thể điều chỉnh hoạt động dạy học và quản lý Đồng thời, quá trình đánh giá cũng hướng dẫn, khuyến khích, tạo động lực và hứng thú cho học sinh trong việc học tập

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học Giáo viên chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong học tập môn học Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh Trong quá trình đánh giá, giáo viên sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm và nhiều công cụ khác Tham gia đánh giá quá trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng

Đánh giá được thực hiện một cách công bằng và đáng tin cậy bằng cách đảm bảo tính khách quan, tôn trọng đặc điểm riêng của từng học sinh và không bị ảnh hưởng bởi tình trạng cá nhân, gia đình hay xã hội

Sau khi đánh giá, giáo viên cần cung cấp phản hồi đầy đủ và chính xác cho học sinh và phụ huynh về nhận xét của họ Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh để họ có thể tự đánh giá, đánh giá những người khác và cải thiện khả năng của mình Phản hồi cũng được sử dụng để cải thiện hoạt động dạy và học của giáo viên và trường học nói chung

Cuối cùng, việc đánh giá trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 là một phần quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục Nó không chỉ cung cấp thông tin về mức độ đáp ứng yêu cầu của chương trình môn học, mà còn giúp giáo viên, trường học và phụ huynh cải thiện hoạt động dạy và học của mình và tạo động lực cho học sinh trong quá trình học tập

Trang 28

1.3.3 Vai trò của bộ công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

1.3.3.1 Đối với học sinh

Việc sử dụng các bộ công cụ đánh giá có vai trò quan trọng giúp học sinh nâng cao và cải thiện kết quả học tập của bản thân như:

- Cung cấp cho học sinh mục tiêu học tập rõ ràng: Bộ công cụ đánh giá thường bao gồm các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn học tập rõ ràng mà học sinh phải đáp ứng Bằng cách cung cấp những kỳ vọng rõ ràng, học sinh có thể hiểu rõ hơn những gì họ phải học và cách họ sẽ được đánh giá; [5]

- Giúp HS xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong các lĩnh vực: Bộ công cụ đánh giá có thể giúp giáo viên xác định các lĩnh vực mà học sinh xuất sắc và các lĩnh vực mà họ có thể cần hỗ trợ thêm Thông tin này có thể được sử dụng để điều chỉnh hướng dẫn và cung cấp phản hồi có mục tiêu cho học sinh;

- Khuyến khích HS tự đánh giá và tự điều chỉnh việc học: Khi học sinh được phản hồi thường xuyên về sự tiến bộ và hiệu suất của họ, họ có nhiều khả năng làm chủ việc học của mình và trở nên tự điều chỉnh hơn Điều này có thể dẫn đến cải thiện động lực và sự tham gia vào học tập; [6]

- Nuôi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho HS: Bộ công cụ đánh giá có thể giúp thúc đẩy tư duy của HS được phát triển bằng cách nhấn mạnh đến thông minh và khả năng phát triển thông qua nỗ lực và sự kiên trì Trong quá trình học tập, HS nhận được phản hồi thường xuyên từ phía GV sẽ giúp các em có nhiều khả năng nảy sinh những ý tưởng sáng tạo, từ đó phát triển tư duy và coi những thách thức là cơ hội để học tập

1.3.3.2 Đối với giáo viên

Bộ công cụ đánh giá có thể giúp giáo viên dạy học phân hóa: Bằng cách sử dụng dữ liệu đánh giá từ bộ công cụ, giáo viên có thể xác định nhu cầu của

Trang 29

từng học sinh và điều chỉnh hướng dẫn của họ cho phù hợp Điều này có thể dẫn đến việc giảng dạy hiệu quả hơn và kết quả học tập tốt hơn.[6]

GV có thể xác định nhu cầu cá nhân của học sinh: Bộ công cụ đánh giá có thể cung cấp cho giáo viên thông tin về nhu cầu học tập của từng học sinh Điều này có thể bao gồm thông tin về kiến thức trước đây của học sinh, phong cách học tập và các lĩnh vực điểm mạnh và điểm yếu;

GV điều chỉnh hướng dẫn quá trình học tập nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân HS: Được trang bị thông tin này, giáo viên có thể điều chỉnh hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh Điều này có thể liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ bổ sung trong các lĩnh vực mà sinh viên đang gặp khó khăn hoặc mở rộng cơ hội học tập cho những sinh viên đã nắm vững tài liệu;

GV có thể sử dụng nhiều chiến lược giảng dạy khác nhau khi dạy học: Bộ công cụ đánh giá có thể giúp giảng viên xác định nhiều chiến lược giảng dạy khác nhau có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên Điều này có thể bao gồm phân biệt tốc độ giảng dạy, sử dụng hướng dẫn nhóm nhỏ và kết hợp các công cụ công nghệ để hỗ trợ học tập;

GV cung cấp phản hồi có mục tiêu cụ thể nhằm giúp HS đạt được kết quả học tập tốt nhất: Bộ công cụ đánh giá có thể được sử dụng để cung cấp phản hồi có mục tiêu cho từng học sinh, dựa trên nhu cầu học tập cụ thể của họ Điều này có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của họ, và đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc học của họ

1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh giai đoạn đầu cấp tiểu học

1.4.1 Nhận thức cảm tính

Tri giác của học sinh tiểu học là một khía cạnh quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ Tuy nhiên, nó có tính chất đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định Điều này cần được lưu ý để giúp trẻ phát triển tri giác một cách hiệu quả

Ở đầu tuổi tiểu học, tri giác của trẻ thường gắn với hành động trực quan Trẻ thích khám phá và khả năng cảm nhận của họ chủ yếu dựa trên các giác quan, đặc biệt là thị giác Trẻ có khả năng nhận biết màu sắc, hình dạng và kích

Trang 30

thước của các đối tượng quanh họ và sử dụng các giác quan này để tương tác với thế giới xung quanh

1.4.2 Nhận thức lý tính

a) Tư duy

Tư duy trực quan hành động là một trong những loại tư duy phổ biến ở trẻ em, trong đó tư duy được thể hiện thông qua hành động và trực quan Những trẻ có tư duy trực quan hành động thường có mối quan hệ mật thiết với các sắc thái cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tích cực như niềm vui, hứng khởi và kích thích Tư duy trực quan hành động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất tư duy khác, bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp, suy nghĩ trừu tượng và khái quát hóa

Tuy nhiên, theo sự phát triển của trẻ, các phẩm chất tư duy của họ cũng chuyển dần từ tính cụ thể đến tư duy trừu tượng khái quát Điều này thể hiện qua việc khả năng khái quát hóa của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi

b) Tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những yếu tố quan trọng để trẻ phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh Từ đó, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc phát triển tưởng tượng cho trẻ từ những năm đầu đời

Ở đầu tuổi tiểu học, tưởng tượng của trẻ còn rất đơn giản và chưa bền vững Tuy nhiên, qua việc trải nghiệm, học tập và tiếp xúc với thế giới xung quanh, tưởng tượng của trẻ bắt đầu được nâng cao và phát triển phong phú hơn Trẻ bắt đầu có khả năng tưởng tượng ra các tình huống phức tạp hơn, tạo ra những ý tưởng mới mẻ và phong phú hơn

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tưởng tượng của trẻ vẫn bị chi phối mạnh bởi các xúc cảm, tình cảm và sự việc, hiện tượng xung quanh Việc khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tưởng tượng của trẻ Do đó, việc đưa trẻ đến các hoạt động thực tế, trải

Trang 31

nghiệm, khám phá và học tập mới là rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tưởng tượng một cách toàn diện và phong phú hơn

c) Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một công cụ quan trọng trong quá trình học tập của học sinh tiểu học Nó không chỉ là phương tiện để truyền tải thông tin mà còn là cách để trẻ thể hiện ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của mình Khả năng sử dụng ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến việc học tập và giao tiếp của trẻ

Một điều đáng chú ý là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ có thể khác nhau giữa các em Có những trẻ sử dụng ngôn ngữ tốt hơn so với các bạn cùng lứa, trong khi đó có những trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ Điều này có thể gây ra sự chênh lệch trong kết quả học tập và ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ

Do đó, việc giáo dục và đào tạo về ngôn ngữ là rất quan trọng trong giai đoạn tiểu học Giáo viên cần đưa ra các hoạt động giúp trẻ nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình, bao gồm cả việc viết và đọc Họ cũng cần đảm bảo rằng môi trường học tập thuận lợi cho trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, bằng cách sử dụng tài liệu phù hợp và tạo ra các tình huống giao tiếp thú vị và ý nghĩa cho trẻ

d) Chú ý

Trẻ ở độ tuổi tiểu học đang ở giai đoạn phát triển quan trọng của khả năng chú ý và tập trung Khi trẻ trưởng thành hơn, khả năng kiểm soát và điều khiển chú ý của họ sẽ được cải thiện và ngày càng phát triển Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa có khả năng tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập

Trong thời gian này, trẻ đặc biệt quan tâm đến những môn học hoặc hoạt động có tính tương tác cao và có tính hấp dẫn, chẳng hạn như các bài học có đồ dùng trực quan sinh động, hình ảnh, trò chơi hoặc những giáo viên có ngoại

Trang 32

hình xinh đẹp, dịu dàng Những yếu tố này giúp trẻ dễ dàng hấp thụ và lưu giữ kiến thức, cải thiện khả năng tập trung và chú ý của trẻ trong quá trình học tập

Tuy nhiên, ngoài những yếu tố hấp dẫn trên, trẻ cũng cần được hướng dẫn và rèn luyện để cải thiện khả năng kiểm soát và điều khiển chú ý của mình Các hoạt động như đọc sách, giải đố, chơi game, tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và chú ý của mình Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ sẽ phát triển khả năng tập trung và chú ý đáng kể trong suốt quá trình phát triển của mình

1.5 Thực trạng việc đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1

1.5.1 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

1.5.1.1 Mục đích khảo sát

Thu thập các thông tin về thực trạng đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng của giáo viên tiểu học thuộc một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội; thực trạng việc xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học Tự nhiên và Xã hội

1.5.1.2 Nội dung khảo sát

Khảo sát nhằm đánh giá:

+ Nhận thức của giáo viên về các quy định trong đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ Thực trạng việc sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá ở tiểu học; + Thực trạng việc thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1

1.5.1.3 Đối tượng khảo sát

- Đối tượng khảo sát gồm có: 149 giáo viên tiểu học tại các trường tiểu

học: Tiểu học Ngọc Lâm quận Long Biên- Hà Nội, trường tiểu học Hoàng Diệu quận Đống Đa- Hà Nội, trường tiểu học Tràng An, tiểu học Trần Quốc Toản, tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Trưng Vương, tiểu học Thăng Long, tiểu học Điện Biên và tiểu học Võ Thị Sáu quận Hoàn Kiếm- Hà Nội

Trang 33

- Phương pháp, công cụ khảo sát: Xây dựng phiếu khảo sát theo thang Likert và gửi đến giáo viên thông qua mạng xã hội zalo,…

1.5.1.4 Địa bàn khảo sát:

Thành phố Hà Nội

1.5.2 Kết quả khảo sát thực trạng

1.5.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về các quy định trong đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

+ Nhận thức được đặc điểm của kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực

Nhìn vào kết quả trên cho thấy: có 1,3% giáo viên tự đánh giá còn nhận thức hạn chế về kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực; 34,9% giáo viên có nhận thức mức độ trung bình; 52,3% giáo viên có nhận thức tốt và 11,4% GV có nhận thức hoàn toàn tốt về đặc điểm của kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực

Có 1,3% GV tự đánh giá không thể kể được tên các phương pháp đánh giá sử dụng ở tiểu học; 34,2% GV có thể kể được 1 đến 2 phương pháp đánh giá;

Trang 34

52,3% GV kể được khá đầy đủ và 12,1% GV có thể hoàn toàn kể được đầy đủ, chính xác các phương pháp đánh giá sử dụng trong quá trình dạy học ở tiểu học

+ Kể tên được các công cụ sử dụng để đánh giá ở tiểu học:

Có 1,3% GV tự đánh giá không thể kể được tên các phương pháp đánh giá sử dụng ở tiểu học; 32,9% GV có thể kể được 2 đến 3 công cụ đánh giá; 52,3% GV kể được khá đầy đủ và 13,4% GV có thể hoàn toàn kể được đầy đủ, chính xác các công cụ đánh giá sử dụng trong quá trình dạy học ở tiểu học

+ Nêu được quy trình thực hiện đánh giá ở tiểu học:

Đối với quy trình thực hiện hoạt động đánh giá: có 3,4% GV tự đánh giá còn chưa nhận thức được quy trình thực hiện hoạt động đánh giá; 30,9% GV

Trang 35

nêu được vài bước của quy trình đánh giá nhưng chưa đúng theo trật tự của quy trình; 51,0% GV có nhận thức khá đầy đủ các bước của quy trình đánh giá; 14,8% GV có nhận thức đầy đủ về các bước và trật tự các bước thực hiện quy trình thực hiện hoạt động đánh giá

+ Trình bày đặc điểm từng công cụ đánh giá được sử dụng trong dạy học:

Đối với đặc điểm của từng công cụ đánh giá: có 4,0%% GV tự đánh giá còn hiểu biết hạn chế về công cụ đánh giá; 40,3% GV chỉ hiểu biết một vài công cụ đánh giá cơ bản; 44,3% GV có nhận thức khá đầy đủ về các công cụ đánh giá; 11,4% GV có nhận thức đầy đủ về các công cụ đánh giá

+ Mức độ thành thạo sử dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học Tự

Nhìn vào dữ liệu bảng trên ta có thể thấy, có 2,7% GV tự đánh giá mức độ không thành thạo sử dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội; có 37,6% GV sử dụng các phương pháp đánh giá trong dạy

Trang 36

học Tự nhiên và Xã hội ở mức độ bình thường; 46,3% GV thành thạo dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học Tự nhiên và Xã hội và 13,4% GV đạt mức độ hoàn toàn thành thạo sử dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học Tự

Nhìn vào dữ liệu bảng trên ta có thể thấy, có 2,7% GV tự đánh giá mức độ hoàn toàn không thành thạo; có 5,4% GV không thành thạo; 40,3% mức độ trung bình; 45,0% mức độ thành thạo và chỉ có 6,7% GV tự đánh giá đạt mức độ hoàn toàn thành thạo trong việc thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học Tự nhiên và Xã hội

1.5.2.2 Thực trạng xây dựng bộ công cụ trong đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội

+ Tần suất xây dựng các công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và

Theo dữ liệu của bảng trên ta thấy: công cụ đánh giá là câu hỏi được sử dụng với tần suất nhiều nhất (thi thoảng: 24,2%, 59,7% thường xuyên, 14,8%

Trang 37

luôn luôn được sử dụng) Đứng thứ hai là bài tập: có 26,2% GV tự đánh giá luôn luôn sử dụng bài tập trong đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội, 53,0% GV thường xuyên sử dụng bài tập, có 12,1% GV thi thoảng sử dụng công cụ là bài tập Đối với đề kiểm tra, do môn Tự nhiên và Xã hội là môn học chú trọng đến đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình), không có bài kiểm tra định kì nên đề kiểm tra thường được sử dụng sau khi HS học xong mỗi một chủ đề nên tỷ lệ GV lựa chọn phương án thi thoảng lớn nhất (56,4%), có 1,3% GV chưa từng sử dụng đề kiểm tra trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Tiếp theo là bảng kiểm, có tới 17,4% GV tự đánh giá chưa từng sử dụng bảng kiểm, 21,5% GV hiếm khi sử dụng Tuy nhiên, cũng có tới 34,9% GV thường xuyên sử dụng bảng kiểm

+ Tần suất thiết kế công cụ đánh giá hướng đến các năng lực đặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội:

Theo dữ liệu của bảng trên ta thấy: đối với năng lực nhận thứ khoa học (các chỉ báo hành vi kể, nêu, nhận biết, trình bày, ) được hướng đến nhiều nhất

Trang 38

với trên 70% ở mức độ thường xuyên và luôn; trong khi đó các hành vi như Phân tích tình huống liên quan đến sức khoẻ con người, Giải quyết vấn đề, trao đổi, chia sẻ cùng thực hiện thì còn ít chú ý đánh giá đến

1.5.3 Đánh giá chung về thực trạng

Trong quá trình giáo dục, việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh là rất quan trọng để đánh giá được năng lực và tiến bộ của học sinh Đối với môn học Tự nhiên và Xã hội, việc đánh giá hoạt động học tập càng trở nên quan trọng hơn khi môn học này có sự đa dạng và phong phú về nội dung, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng tư duy logic, phân tích và đánh giá thông tin

Tuy nhiên, hiện nay thực trạng xây dựng bộ công cụ trong đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội vẫn còn nhiều hạn chế Các bộ công cụ đánh giá thường chỉ tập trung vào khía cạnh kiến thức (chú trọng năng lực nhận thức) mà chưa quan tâm nhiều đến năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh cũng như năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Nhiều giáo viên chưa tự mình tự thiết kế bộ công cụ đánh giá mà chỉ đánh giá dựa vào một số công cụ có sẵn Do đó, đánh giá hoạt động học tập của học sinh chưa đạt được tính đồng nhất và khách quan

Trang 39

Kết luận chương 1

1.1 Trong các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về việc xây dựng các công cụ đánh giá Tuy nhiên, với môn học Tự nhiên và Xã hội trong chương trình giáo dục tiểu học năm 2018, việc phát triển bộ công cụ đánh giá vẫn còn khá mới và chưa thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều tác giả Điều này tạo ra một khoảng trống đáng kể trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá cho quá trình học tập của học sinh Vì vậy, việc khai thác và xây dựng một bộ công cụ đánh giá chất lượng cho môn học Tự nhiên và Xã hội 1 trở thành một vấn đề cấp bách trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam hiện nay Những nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời hỗ trợ giáo viên trong việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh một cách chính xác và khách quan

1.2 Công cụ đánh giá là một phương tiện linh hoạt có thể được sử dụng bởi cả người học và người dạy để thu thập thông tin cần thiết và đánh giá những thành tích hoặc khó khăn trong quá trình học tập Các bộ công cụ đánh giá có thể được thiết lập và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của người sử dụng Bộ công cụ đánh giá bao gồm 7 loại công cụ đánh giá chính, bao gồm: câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, hồ sơ học tập, bảng kiểm, thang đo và bảng mô tả tiêu chí Sử dụng các công cụ đánh giá này một cách hiệu quả có thể giúp đánh giá toàn diện các năng lực và phẩm chất của học sinh

1.3 Giai đoạn đầu cấp tiểu học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ, bởi đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về bản thân, môi trường xã hội và các giá trị đạo đức Trẻ ở độ tuổi này có khát khao khám phá, học hỏi và tỏa sáng cá nhân, đồng thời có khả năng tập trung và suy nghĩ logic cao hơn so với trước đó Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kiến thức, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn và bạn bè, và vì vậy, họ cần sự quan tâm, động viên và hướng dẫn để phát triển toàn diện

Trang 40

1.4 Thực trạng xây dựng bộ công cụ trong đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội vẫn còn nhiều hạn chế Các bộ công cụ đánh giá thường chỉ tập trung vào khía cạnh kiến thức (chú trọng năng lực nhận thức) mà chưa quan tâm nhiều đến năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh cũng như năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Nhiều giáo viên chưa tự mình tự thiết kế bộ công cụ đánh giá mà chỉ đánh giá dựa vào một số công cụ có sẵn Do đó, đánh giá hoạt động học tập của học sinh chưa đạt được tính đồng nhất và khách quan

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan