tranh tài giải pháp pbl 396 nghiên cứu cây tràm trà melaleuca alternifolia

42 0 0
tranh tài giải pháp pbl 396 nghiên cứu cây tràm trà melaleuca alternifolia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 2.1 Bảng hàm lượng thành phần hóa học có trong tinh dầu Bảng 3.1 Bảng thành phần nguyên liệu bào chế Clater Toner 12Bảng 5.1 Bảng danh sách đối thủ cạnh tranh trên

Trang 1

TRANH TÀI GIẢI PHÁP PBL 396

NGHIÊN CỨU CÂY TRÀM TRÀ

(Melaleuca alternifolia)

ĐÀ NẴNG 2021

Trang 2

NGHIÊN CỨU CÂY TRÀM TRÀ

(Melaleuca alternifolia)

ĐÀ NẴNG 2021

Trang 3

Chương 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 7

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 7

2.1.2.Địa điểm thu hái 7

2.1.3.Phương pháp nghiên cứu 7

3.2.1.Quy tình chiết tinh dầu Tràm Trà 13

3.2.2.Quy trình bào chế toner 14

Trang 4

3.3.2.Quy trình bào chế toner 15

Chương 4 BÁO BÌ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM4.1 Bao bì ngoài 17

4.2 Bao bì trong 19

Chương 5 MARKETING SẢN PHẨM CLATER TONER5.1 Marketing 20

5.2 Giới thiệu công ty và sản phẩm 20

5.2.1.Giới thiệu công ty 20

5.2.2.Giới thiệu sản phẩm Clater Toner 21

5.6.2.Chiến lược giá 24

5.6.3.Chiến lược phân phối 25

5.6.4.Chiến lược xúc tiến 26

5.7 Chính sách marketing sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng 29

5.7.1.Chính sách sản phẩm 29

5.7.2.Chiến lược về giá 29

5.7.3.Chiến lược phân phối 30

5.7.4.Chiến lược xúc tiến 30

5.8 Chính sách marketing sản phẩm trong giai đoạn bão hòa 30

5.9 Chính sách marketing sản phẩm trong giai đoạn suy thoái 31KẾT LUẬN

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Từ viết tắtNghĩa Tiếng AnhNghĩa Tiếng Việt

BD1 Dimethylpolysiloxane Cột sắc ký khí FID Flame Ioniation Detector Máy dò ion hóa ngọn lửa GC Gas-Chroma tography Hệ thống sắc ký khí HSV Herpes Simplex Virus Virus gây mụn rộp MFC Minimum Fungicidal Concentration Nồng độ kháng nấm tối thiểu MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu IUPAC International Union of Pure and

Applied Chemistry

Liên minh quốc tế về hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng TVC Televison Commercial Quảng cáo truyền hình

VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng hàm lượng thành phần hóa học có trong tinh dầu

Bảng 3.1 Bảng thành phần nguyên liệu bào chế Clater Toner 12

Bảng 5.1 Bảng danh sách đối thủ cạnh tranh trên thị trường 23

Bảng 5.2 Bảng tổng chi phí sản xuất trên sản phẩm 24

Trang 8

Số hiệu hìnhTên TrangHình 1.1 Cây Tràm Trà ( Melaleuca alternifolia) 2

Hình 2.4 Chạy GC phân tích tinh dầu Tràm Trà Tiền Giang 10

Hình 2.5 Chạy GC phân tích tinh dầu Tràm Trà Úc 11

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chưng cất tinh dầu Tràm Trà 13

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng có xu hướng hướng tới các sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn góc từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về các loại cây thảo dược-dược liệu để tạo ra các sản phẩm tinh khiết từ thiên nhiên là một vấn đề có tầm nhìn.

Thành phần của các sản phẩm từ thiên nhiên chủ yếu từ tinh dầu thực vật hoặc một phần tinh chất được chiết xuất từ lá, hoa, quả, hạt, củ, rễ, vỏ của những loại cây giàu tinh dầu, nhiều công dụng trị liệu là hướng nhắm đến đầu tiên

Tại nước ta thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho sự phát triển của các cây thuộc chi Tràm (Melaleuca) trong nước cũng như các cây được du nhập từ nước ngoài đặc biệt cây Tràm Trà (Melaleuca alternifolia).

Do có tác dụng sát khuẩn cao nên tinh dầu Tràm Trà giàu terpinen-4-ol là loại đa tác dụng, không hại da, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như nước súc miệng, mỹ phẩm bôi da, nước hoa, dầu gội đầu, xà phòng thơm, kem đánh răng Tinh dầu Tràm Trà cũng được dùng chữa một số bệnh ngoài da thông thường như mụn trứng cá, mụn cóc, mụn nhọt, mụn rộp, bỏng, côn trùng cắn, bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân [8], [13], [15].

Nhận thấy được tiềm năng sử dụng mỹ phẩm hiện nay của nước ta cũng như điều kiện thiên nhiên cho phát triển cây Tràm Trà Tuy nhiên trên thị trường các sản phẩm toner phần lớn là có nguồn gốc tổng hợp các chất hóa học, đứng trước vấn đề đó chúng tôi lợi dụng đặc tính vượt trội của cây Tràm Trà để nghiên cứu và đưa ra sản phẩm toner Tràm Trà.

Từ những lý do trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu cây Tràm Trà

(Melaleuca alternifolia)” với 2 mục tiêu:

1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, tác dụng sinh học và công dụng của cây Tràm Trà (Melaleuca alternifolia).

2 Bào chế toner Tràm Trà (Clater Toner) và xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm.

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN CÂY TRÀM TRÀ1.1 Về thực vật

Cây Tràm Trà thường được biết đến với tên gọi tiếng anh là Tee Tree hay Australia Tee Tree Ngoài ra nó còn được biết đến với các tên khác như: Narrow-leaf paperbark, Narrow-leaf teatree, Tràm lá kim.

Tên khoa học: Melaleuca alternifolia Vị trí phân loại của Tràm Trà:

Thân: Loài cây bụi cao từ 2-7m, thân đại mộc, thẳng nhưng xoắn vặn, vỏ mềm,

dày, xốp, màu trắng, màu tro, phân tán, tróc ra cho nhiều mày mỏng thành dề lớp.

Nhánh nhỏ, mảnh mai, hơi xụ rũ xuống như liễu.

Lá: Lá đột, được sắp xếp dạng vòng, tuyến tính dài khoảng 10-35mm, rộng khoảng

1mm, cuống lá dài khoảng 1mm, phiến lá nhẵn.

Trang 11

Hoa: Hoa màu trắng nở vào mùa xuân mọc thành chùm từ 3-5cm, mỗi hoa đơn có

cánh rộng, dài khoảng 2-3mm Nhị hoa dạng bó gồm 30-60 nhị đơn, dạng sợi dài từ 6-12mm, vòi nhụy dài 3-4mm.

Quả: Quả hình chén đường kính 2-3mm có lỗ ở giữa, chứa nhiều hạt nhỏ [4], [5], [6].1.1.2 Đặc điểm phân bố

1.1.2.1.Trên thế giới

Phân bố chủ yếu tại Australia, ở các vùng ven biển phía Bắc New South Wales và ở phía Nam Queensland [14].

1.1.2.2.Tại Việt Nam

Tràm Trà (Melaleuca alternifolia) được du nhập vào nước ta vào năm 1986 còn được gọi là Tràm úc, Tràm lá kim Tràm Trà lúc mới du nhập được trồng tại một số tỉnh như: Hà Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Phú Yên… nhưng trồng với số lượng ít Đến năm 1995, bác sĩ Nguyễn Hoàng Tâm kết hợp với Úc đã trồng với quy mô lớn hơn tại xã Lộc Thành-huyện Lộc Ninh-tỉnh Bình Phước, bước đầu khai thác tinh dầu với lượng lớn và xuất khẩu [6], [7], [8].

Hiện nay, Tràm Trà được trồng tại các vùng ngập nước như Đồng Tháp Mười, vùng khô hạn như Đông Nam Bộ, vùng khô hạn nhưng có nước tưới như Tây Ninh Điều này chứng tỏ Tràm Trà có khả năng thích nghi rất rộng [6], [7], [8].

1.2 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây Tràm Trà chủ yếu có ở tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây Tràm Trà bao gồm hơn 50 hợp chất, chủ yếu là monoterpenes, sesquiterpenes, và các dẫn xuất của rượu, trong đó thành phần chính bao gồm terpinen-4-ol; 1,8-cineole; γ-terpinene; α-γ-terpinene; α-terpineol; α-terpinolene [8], [9], [10], [14], [15], [16], [17].

Trang 12

Tổng quan một số thành phần chính trong tinh dầu Tràm Trà

Năng suất quay cực: 0,933 - 0,935 Tan trong ethanol, không tan trong nước.

Hoạt tính sinh học: Kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus…

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu Tràm Trà có khả năng chống oxy hóa Tác dụng chống oxy hóa của Tràm Trà được thể hiện là nhờ chứa các hoạt chất terpinene,

Trang 13

terpinolene, γ-terpinene Hoạt tính của các chất chống oxy hóa của tinh dầu Tràm Trà được so sánh với chất chống oxy hóa tiêu chuẩn thương mại – butylated hydroxytoluene [11], [15] 1.3.1.2 Kháng vi sinh vật

Kháng khuẩn

Tinh dầu Tràm Trà có tính diệt khuẩn vì chứa các thành phần: Terpinen-4-ol; αterpineol; 1,8-cineol; α-pinene; β-pinene; linalool Trong đó terpinen-4-ol; linalool và α-terpineol có hoạt tính cao nhất Các chất này thấm qua màng tế bào vi khuẩn nó sẽ phá hủy cấu trúc của thành và màng tế bào, làm mất vật chất, mất khả năng duy trì tính nội cân bằng, sự hô hấp bị ức chế [8], [13].

Kháng vi nấm

Tinh dầu Tràm Trà chứa các hoạt chất như terpinen-4-ol, α-terpineol, β-pinene, α-pinene, 1,8-cineol Những hoạt chất này có khả năng tấn công màng tế bào, ức chế sự hình thành ống mầm hoặc làm thay đổi hệ sợi (nấm) nên nó có tính diệt nấm Có khả năng kháng nấm tốt với nhiều loại nấm (như các loại nấm thuộc họ Candida (22 loại), họ Malassezia furfur (26 loại), trong đó MIC thường từ 0,03 - 0,50%, MFC thường từ 0,12 – 2,00% [8], [19].

Kháng virus

Tinh dầu Tràm Trà có khả năng kháng virus gây bệnh Herpes (bệnh mụn rộp) là HSV, hoạt tính kháng virus chủ yếu do các cấu tử terpinen-4-ol, αterpineol, 1-8-cineole [13].

Chống viêm

Tinh dầu Tràm Trà có khả năng chống viêm vì nó có chứa các hoạt chất là terpinen Trong đáp ứng viêm do histamin, các hoạt chất này cho phép bạch cầu trung tính hoạt động hoàn toàn và loại bỏ các kháng nguyên ngoại lai [8].

1.3.2 Công dụng

1.3.2.1.Trong y học

Điều trị các nhiễm trùng ở mắt: Terpinen-4-ol trong tinh dầu Tràm Trà sẽ tiêu diệt các loại bọ ve gây viêm mắt và mất thị lực trong bệnh Demodicosis.

Loại bỏ nấm móng ở bàn tay, bàn chân.

Trang 14

Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở âm đạo.

Hỗ trợ điều trị hôi miệng: Trong tinh dầu Tràm Trà có chứa dẫn xuất terpineol thường được cho vào trong các nước súc miệng thường ngày giúp ức chế sự hình thành vi khuẩn, làm sạch răng lợi đảm bảo cho hơi thở luôn thơm mát [8], [13].

1.3.2.2.Trong khoa học

Tại nước ngoài, sự tìm hiểu về tinh dầu Tràm Trà được áp dụng trong các phương pháp nhuộm của các môn khoa học như vi sinh học để tìm hiểu sự khác biệt của vi khuẩn gram âm, gram dương.

Tinh dầu Tràm Trà được nghiên cứu kĩ càng để phát minh ra các loại thuốc thoa ngoài da có khả năng kiểm soát màng sinh học gây bệnh một cách an toàn, lành tính trong tương lai.

Nghiên cứu các dẫn xuất đặc biệt của tinh dầu Tràm Trà như terpineol và α-pinene để tìm ra chất kháng vi khuẩn P.Acnes gây mụn.

Tinh dầu Tràm Trà được điều chế trong nhiều dạng sản phẩm khác nhau từ dầu gội đầu, sữa rửa mặt, toner, serum cho đến kem dưỡng ẩm có tác dụng trị liệu và phòng ngừa [8], [13], [15].

1.3.2.3.Trong làm đẹp

Trị mụn: Tinh dầu Tràm Trà sẽ giúp hỗ trợ điều trị mụn, ức chế các khuẩn mụn và rút ngắn quá trình làm khô nhân mụn

Tinh dầu Tràm Trà chứa các hoạt chất limonene, 1.8-cineol, α-terpinene có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm, kích thích nang tóc phát triển, kích thích mọc tóc, giúp chân tóc khỏe mạnh, điều trị gàu.

Ngâm chân: Ức chế sự hình thành vi khuẩn nên được pha chung với nước ngâm chân có thể loại bỏ đi mùi hôi và phòng ngừa bệnh nấm chân.

Chống oxy hóa: Trong tinh dầu có chứa một lượng chất chống oxy hóa như Sabinene, limonene.

Kiểm soát dầu thừa, làm sạch bã nhờn: Điều tiết lượng dầu trên da và giúp làm sạch lỗ chân lông.

Trang 15

Xông mặt giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giúp thư giãn [11], [15].

Chương 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Cây Tràm Trà ở giai đoạn cây 4-5 năm tuổi

2.1.2 Địa điểm thu hái

Thu hái lá cây Tràm Trà ở vùng trồng Tiền Giang vì nơi này có điều kiện sống tốt cho cây và lượng tinh dầu thu được tốt.

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1 Nghiên cứu về thực vật

Phương pháp hình thái

Là phương pháp dựa vào đặc điểm bên ngoài của cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của thực vật [19].

Cách tiến hành: Quan sát bằng mắt thường, kính lúp hoặc kính hiển vi để tìm đặc điểm chi tiết của các bộ phận cây Tràm Trà bao gồm: Thân, lá, rễ, cụm hoa, hoa, quả, hạt.

Phương pháp giải phẫu

Là phương pháp dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên trong của tế bào, mô và các cơ quan của cây cỏ Việc nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu có thể xác lập được mối quan hệ họ hàng gần gũi hay bậc phân loại thấp hơn như xác lập các tiêu chuẩn phân loại cho các chi, loài trong một họ [19].

Cách tiến hành: Quan sát qua tiêu bản vi phẫu của thân, lá, phiến lá, cuống lá Gồm 5 bước:

Hình 2.1 Sơ đồ bước tiến hành soi vi phẫu

Trang 16

2.1.3.2.Nghiên cứu thành phần hóa học

Sử dụng tinh dầu Tràm Trà được chiết từ lá được thu hái ở Tiền Giang, tiến hành định tính và định lượng bằng phương pháp sắc ký khí (GC).

Nguyên tắc: bao gồm hai quá trình là quá trình tĩnh và quá trình động Trong đó,

quá trình tĩnh được mô tả bằng nhiệt động học, còn quá trình động bao gồm cả quá trình chuyển khối lượng mô tả bằng động lực học Các đại lượng đặc trưng cho hai quá trình trên là thời gian lưu, hệ số phân bố, độ phân giải [12].

Kỹ thuật thực nghiệm: thiết bị GC-5200

Mẫu khảo sát ở dạng lỏng sẽ được tiêm vào bộ nạp mẫu (được gia nhiệt sang dạng khí), được khí mang dẫn đến hệ thống cột tách Sau khi được tách, các cấu tử lần lượt đi vào detector và chuyển thành tính hiệu điện Tín hiệu này dược xử lý rồi chuyển sang bộ phận ghi nhận kết quả.

Khí mang sử dụng là khí Nitrogen Cột sắc ký: cột mao quản

Detector: FID (flame ionization detector) là một trong những detector thông dụng nhất Nó có độ nhạy cao Hơn nữa, FID thích hợp cho mẫu khảo sát có chứa Cacbon [12].

Trang 17

Hình 2.2 Sơ đồ thiết bị GC520002.2 Kết quả thực nghiệm và nhận xét

2.2.1 Nghiên cứu về thực vật

Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây Tràm Trà là phần lá, nơi đây tập trung nhiều tinh dầu Quan sát hình thái thấy được lá đột, được sắp xếp dạng vòng, tuyến tính dài khoảng 10-35mm, rộng khoảng 1mm, cuống lá dài khoảng 1mm, phiến lá nhẵn.

Hình 2.3 Soi tuyến tinh dầu trên lá Tràm Trà

Trang 18

2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học

Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu Tràm Trà ở Tiền Giang và ở Úc được cho ở bảng dưới.

Bảng 2.1 Bảng hàm lượng thành phần hóa học có trong tinh dầu Tràm Trà

Trang 19

Hình 2.5 Chạy GC phân tích tinh dầu Tràm Trà Úc.[12]Nhận xét:

Từ kết quả phân tích trong bảng 2.1 cho thấy có thể sử dụng phương pháp sắc ký khí để vừa định tính và định lượng cho hoạt chất Terpiner-4-ol có trong tinh dầu Tràm Trà.

Mẫu tinh dầu Tràm Trà ở Tiền Giang đều có hàm lượng terpinen-4-ol (37.46%) cao hơn mẫu tinh dầu Tràm Trà ở Úc (36.62%)

Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy tinh dầu Tràm Trà ở Việt Nam có hàm lượng các cấu tử có khả năng kháng khuẩn cao (Terpinen-4-ol, p-cymene, γ –terpinene, α -terpineol) nhưng trong đó hàm lượng cấu tử terpinen-4-ol cao hơn so với hàm lượng cấu tử terpinen-4-ol có trong mẫu tinh dầu Tràm Trà ở Úc

Trang 20

Các nguyên liệu khác được phân chia làm 2 pha là pha dầu và pha nước với mục đích dễ dàng kiểm soát nồng độ liều lượng của từng chất.

3.2.1 Quy trình chiết tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu Tràm Trà được chiết tách ra khỏi lá cây Tràm Trà bằng phương pháp cất kéo hơi nước theo sơ đồ sau đây:

Nguyên liệu thô

Cho nguyên liệu vào nồi chưng cất và thêm khoảng 1/3 nồi nước

Xác định hiệu xuất chiết

trên nguyên liệu thô Nguyên liệu được chưng cất ở 100oC trong 4-5 tiếng

Là át ố i h hà để

Trang 21

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chưng cất tinh dầu Tràm Trà

3.2.2 Quy trình bào chế Toner

Toner hay còn gọi là nước hoa hồng là một bước chăm sóc da mặt về cơ bản, nó là một loại mỹ phẩm đặc biệt giúp làm sạch, cấp nước, làm mịn được sử dụng sau khi rửa mặt hoặc trước khi dưỡng ẩm.

Toner Tràm Trà được bào chế dưới dạng nhũ tương và theo quy trình đồng nhất hóa các thành phần có trong sản phẩm Được bào chế theo quy trình dưới đây:

Dùng diethyl ether để thu lại toàn bộ tinh dầu chiết được ngưng tụ tinh dầu

Làm khan nước với sodium sulfate

Tinh dầu Tràm Trà

Trang 22

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình phối trộn toner

Trang 23

3.2.3 Mô tả chi tiết quy trình

3.2.3.1 Quy trình chiết tinh dầu Tràm Trà

Chuẩn bị dụng cụ: nồi áp suất, ống sinh hàn, bếp, bình lắng gạn, dụng cụ đựng

tinh dầu, tủ lạnh.

Chuẩn bị nguyên liệu: cây Tràm Trà, dung dịch diethyl ether, sodium sulfate.Tiến hành:

Xử lý mẫu: Phân loại lá tốt với lá hư tổn Tiến hành chưng cất tinh dầu:

Làm sạch dụng cụ chưng cất (nồi áp suất) Cho nước vào khoảng ¼ nồi

Cho mẫu cần chiết vào.

Đóng nắp nồi, vặn chặt tránh thoát khí ra ngoài.

Gắn dây dẫn vào bộ ống sinh hàn (nước làm lạnh sẽ đi từ dưới lên trên và ra ngoài) Sau khi đun sôi nguyên liệu hạ nhỏ lửa dể tránh tình trạng phá hủy tinh dầu Sau khi thu được tinh dầu cho vào chai thủy tinh dung tích từ 4-10ml rồi bảo quản trong nhiệt độ phòng hay bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-5 C o

3.2.3.2.Quy trình bào chế toner

Chuẩn bị dụng cụ: máy đồng nhất hóa, dụng cụ chứa toner.Chuẩn bị nguyên liệu:

Pha dầu: Tinh dầu Tràm Trà.

Pha nước: Glycerin, hyaluronic acid, vitamin B5, vitamin B3, salicylic acid Chất diện hoạt: Tween 80.

Phương pháp nhũ hóa: Nhũ hóa bằng máy đồng nhất hóa.

Quá trình tạo thành nhũ tương xảy ra bằng cách cho hỗn hợp chất lỏng qua lỗ hẹp dưới áp lực lớn.

Chất lỏng dưới áp lực lớn được cho qua khoang giữa lỗ hẹp không chuyển động và cần phễu chuyển động Cần phễu được dịch chuyển nhờ trục vít

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan