nghiên cứu thành phân hóa học và hoạt động sinh học của củ dòm thu hái ở huyện đại từ thái nguyên

73 0 0
nghiên cứu thành phân hóa học và hoạt động sinh học của củ dòm thu hái ở huyện đại từ thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THÀNH NAM NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CỦ DÒM STEPHANIA DIELSIANA Y.C.WU THU HÁI Ở HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH

SINH HỌC CỦA CỦ DÒM (STEPHANIA DIELSIANA Y.C.WU)

THU HÁI Ở HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH

SINH HỌC CỦA CỦ DÒM (STEPHANIA DIELSIANA Y.C.WU)

THU HÁI Ở HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

Ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8.44.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Hương

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

TS Nguyễn Thị Thanh Hương

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thanh Hương - người đã tin tưởng giao đề tài, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong trong Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các bạn học viên cao học K28, phòng thí nghiệm Hóa Hữu cơ và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2022

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

1 Mục tiêu của đề tài 2

2 Nội dung nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết quả đạt được 2

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1. Khái quát về chi Stephania 3

1.1.1. Vị trí của chi Stephania trong hệ thống phân loại thực vật 3

1.1.2. Đặc điểm phân bố chi Stephania ở Việt Nam 4

1.1.3. Đặc điểm thực vật học chung của các loài trong chi Stephania 6

1.1.4 Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Stephania phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam 8

1.2.Khái quát về loài Stephania dielsiana Y.C.Wu 12

1.2.1.Đặc điểm thực vật học 12

1.2.2.Công dụng của loài Stephania dielsiana Y.C.Wu 14

1.3.Các nghiên cứu đã có về thành phần hóa học của chi Stephania 14

1.3.1.Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Stephania 14

1.3.2.Thành phần hóa học của loài Stephania dielsiana Y.C.Wu 31

1.4.Hoạt tính sinh học của loài Stephania dielsiana Y C Wu 33

Chương 2 THỰC NGHIỆM 36

2.1.Đối tượng nghiên cứu 36

Trang 6

2.3.4.Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào đối với tế bào nuôi cấy dạng đơn lớp 37

2.4.Phương pháp định tính các nhóm hợp chất hữu cơ 39

2.5.Thực nghiệm 41

2.5.1.Quá trình phân lập các chất từ mẫu củ loài Stephania dielsiana Y.C.Wu 41

2.5.2.Số liệu phổ của các chất phân lập được 43

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

13C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nguyên tử 13C

1H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nguyên tử 1H

DMEM Dulbecco’s Moddified Eagle Medium DMSO Dimethyl sulphoxide

D1 Stephanine D2 Oxostephanine

ESI-MS Phổ khối phân giải cao EtOAc Ethyl acetate

FBS Fetal bovine serum (huyết thanh phôi bò)

H358 Tế bào ung thư biểu mô cuống phổi và phế nang ở người HeLa Tế bào cổ tử cung

HepG2 Tế bào ung thư gan

IC50 Nồng độ gây ra tác dộng sinh học cho 50% mẫu thử nghiệm SK-LU1 Tế bào ung thư phổi

MeOH Methanol

NCI National Cancer Institute OVCAR-8 Tế bào ung thư buồng trứng

RD Ung thư cơ vân SKC Sắc ký cột

Trang 8

Bảng 3.1 Kết quả định tính một số nhóm chất hữu cơ có trong cặn chiết từ mẫu củ loài Stephania dielsiana Y.C.Wu 44

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Củ của loài S sinica Diels 6

Hình 1.2 Củ của loài S glabra (Roxb.) Miers 6

Hình 1.3 Lá của loài S japonica (Thunb.) Miers 7

Hình 1.4 Lá của loài S longa Lour .7

Hình 1.5 Hoa của loài S sinica Diels 7

Hình 1.6 Hoa của loài S glabra (Roxb.) Miers 7

Hình 1.7 Quả của loài S longa Lour 8

Hình 1.8 Quả của loài S cambodica Gagnep 8

Hình 1.9 Mô tả thực vật loài Stephania brachyandra Diels 9

Hình 1.10 Hình củ, cành hoa và hạt loài Stephania kiunanensis H.S Lo et M Yang 10

Hình 1.11 Hình thân, lá và củ loài Stephania kwangsiensis H S Lo 11

Hình 1.12 Mô tả thực vật loài Stephania longa Lour 11

Hình 1.13 Mô tả thực vật loài Stephania tetranda S Moore 12

Hình 1.14 Mẫu củ của loài Stephania Dielsiana Y.C.Wu tươi và khô 13

Hình 1.15 Lá và quả của loài Stephania Dielsiana Y.C.Wu 13

Hình 3.1 Phổ khối ion dương ESI-MS của chất D1 45

Hình 3.2 Phổ 1H-NMR của chất D1 47

Hình 3.3 Phổ 1H-NMR (giãn) của chất D1 47

Hình 3.4 Phổ 13C-NMR của chất D1 49

Hình 3.5 Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của chất D1 49

Hình 3.6 Công thức cấu tạo của hợp chất D1 50

Hình 3.7 Phổ khối ion dương ESI-MS của chất D2 50

Trang 10

MỞ ĐẦU

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°26′B đến 21°37′B và từ 105°29′Đ đến 105°46′Đ, có địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa

- Phía Đông Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên - Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương

- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.[80]

Huyện Đại Từ có tới 9 xã nằm bên sườn Đông của dãy Tam Đảo nên được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển cây dược liệu Minh chứng là nhiều loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao như: Trà hoa vàng, ba kích, sa nhân, xạ

đen,… và đặc biệt là củ Dòm (Stephania dielsiana Y C WU)[8] được tìm thấy mọc

tự nhiên trong các cánh rừng thuộc chân dãy Tam Đảo, được dân gian sử dụng để tạo nên các bài thuốc quý từ nhiều đời nay

Vườn quốc gia Tam đảo với diện tích 34.995 ha là rừng là bảo tàng lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm với 5 kiểu thảm thực vật chính, khoảng 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt đới Có 42 loài đặc hữu và 64 loài thực vật đặc hữu quý hiếm Khu vực chân Tam đảo có khí hậu quanh năm nóng ẩm mưa nhiều nên có vai trò to lớn trong việc phát triển và bảo tồn tài nguyên dược liệu[81]

Chi Stephania từ lâu đã được sử dụng để chiết xuất ra các dược liệu làm thuốc

an thần, điều trị mất ngủ, giảm đau, điều hòa nhịp tim, dãn cơ trơn,… hầu như không có tác dụng phụ Do nhu cầu sử dụng lớn, tình trạng khai thác các loài của chi

Stephania trong tự nhiên một cách tự phát khiến loài chúng trở thành một trong những

loài thực vật quý hiếm, bị khai thác nhiều có nguy cơ tuyệt chủng, xếp ở cấp độ V trong Sách đỏ Việt Nam, nhóm IIA theo nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [32]

Củ Dòm có tên khoa học là Stephania dielsiana Y C Wu[9], chi Stephania,

họ Tiết dê (Menispermaceae), còn có tên gọi “Củ gà ấp”, là loài dây leo, sống nhiều năm, có phần rễ củ nằm ngang mọc ở dưới mặt đất Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy củ Dòm có tác dụng làm thuốc chữa đau đầu, sốt rét, phù thũng, đau lưng, chân tay nhức mỏi, đau bụng, đau dạ dày, kiết lỵ, đại tiện ra máu… Ngoài ra một số loại thuốc có thành phần chiết xuất từ củ Dòm có tác dụng đặc hiệu đối với một số trường

Trang 11

hợp rối loạn tâm thần chức năng, trạng thái căng thẳng tinh thần, suy nhược thần kinh, mất ngủ dai dẳng nguyên nhân do tâm thần Từ đó đã chứng minh được kinh nghiệm sử dụng củ Dòm làm thuốc trong dân gian

Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về thành phần hóa học cũng như các hoạt tính sinh học của củ Dòm để làm căn cứ khoa học, tìm kiếm các chất mới có hoạt tính tiềm năng, nhất là hoạt tính giảm đau, an thần, hạ sốt, giải co thắt cơ trơn và độc tính đối với một số tế bào Việc nghiên cứu về thành phần và hoạt tính của củ Dòm ở huyện miền núi Đại từ- Tỉnh Thái Nguyên là hướng nghiên cứu nhằm khẳng định tác dụng dược lí, nâng cao chất lượng sử dụng cây thuốc hiệu quả,

an toàn và phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương

1 Mục tiêu của đề tài

- Phân lập, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của củ Dòm (Stephania dielsiana Y C WU) ở Đại Từ - Thái Nguyên

- Xác định hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc của chất phân lập được

2 Nội dung nghiên cứu

Từ mục tiêu đặt ra, đề tài có các nội dung chính sau:

1 Thu mẫu nghiên cứu (củ Dòm - Stephania dielsiana Y C Wu) tại chân núi

Tam Đảo- Huyện Đại Từ- Tỉnh Thái Nguyên Tạo tiêu bản, xác định tên khoa học 2 Tạo mẫu củ sấy khô và dịch chiết từ nguyên liệu thu được

3 Khảo sát thành phần cặn chiết bằng dung môi phù hợp 4 Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 02 chất

5 Xác định hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc của chất phân lập được

3 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp sắc ký như: Sắc ký bản mỏng, sắc ký cột để phân lập các chất

- Sử dụng các phương pháp phổ như: Phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều và 2 chiều để xác định cấu trúc các chất phân lập được

- Dùng phương pháp thử hoạt tính invitro để xác định hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc chất phân lập được

4 Kết quả đạt được

- Tạo dịch chiết từ mẫu củ Dòm và phân lập các chất từ dịch chiết thu được - Xác định cấu trúc của các chất phân lập được

- Xác định hoạt tính sinh học của các dịch chiết hoặc chất phân lập được

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái quát về chi Stephania

Chi Stephania là một chi lớn thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) trên thế giới,

có khoảng 100 loài phân bố ở nhiều vùng trên thế giới như Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản), Nam Á (Ấn Độ), Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar)…[16]

1.1.1 Vị trí của chi Stephania trong hệ thống phân loại thực vật

João de Loureiro (1717-1791) lần đầu tiên đặt tên cho chi Stephania vào năm

1790, sau đó tiếp tục nhiều nhà phân loại thực vật nghiên cứu và hoàn thiện dần như Hook & Thoms (1855), Benth & Hook (1862), Miers (1866), Contr (1871), Diels (1910), Forman (1956), Lo (1978) [78], [101] Các hệ thống phân loại phần lớn

hiện nay đều xếp chi Stephania vào họ Tiết dê (Menispermaceae) thuộc bộ Hoàng liên (Ranunculales) [45], [60] Riêng Thorn cũng xếp chi Stephania vào họ Tiết dê

nhưng ở bộ Hoàng liên gai (Berberidales) [45]

Các nhà khoa học Việt Nam như Nguyễn Tiến Bân, Lê Khả Kế, Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn đều sử dụng hệ thống phân loại của Takhtajan (được chỉnh sửa bổ sung năm 1996) là bỏ bậc phân loại phân bộ

Menispermineae, và đi đến kết luận chi Stephania có vị trí trong hệ thống phân loại

thực vật như sau:

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae) Bộ Hoàng liên (Ranunculales)

Họ Tiết dê (Menispermaceae) Chi Stephania Lour

Các nghiên cứu cho thấy trong 73 chi của họ Tiết dê trên thế giới, ở Việt Nam

có 17 chi, trong đó chi Stephania có quan hệ họ hàng gần gũi với 2 chi khác là Cissampelos L và Cyclea Arn Ex Wight do cùng là cây dây leo, có cuống đính vào

phiến lá, bộ nhị có các nhị liền nhau thành một trụ, bao phấn hàn liền thành 1 bệ

ngang, các chi này chỉ khác nhau ở cụm hoa, của chi Stephania là cụm hoa xim tán kép, của 2 chi Cissampelos L và Cyclea Arn Ex Wight là cụm hoa xim tán đơn

[50], [69]

Trang 13

1.1.2 Đặc điểm phân bố chi Stephania ở Việt Nam

Theo các tài liệu đã công bố chi Stephania ở Việt Nam có 22 loài, phân bố rộng

khắp ba miền Bắc – Trung – Nam trên các loại địa hình khác nhau, mọc hoang ở vùng núi cao đến vùng đồng bằng, có loài mọc ngay trên bãi cát hoặc gò hoang ven biển

Miền Bắc: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,

Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La, Nam Định, Ninh Bình,…

Miền Trung: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc

Lắc, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên,

Miền Nam: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng

Tàu…

Phân bố các loài thuộc chi Stephania được thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Phân bố một số loài thuộc chi Stephania tại Việt Nam

1 S brachyandra Diels Bình vôi núi cao,

Bình vôi nhị ngắn Lai Châu, Lào Cai

Lào Cai, Yên Bái, Bắc cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Cao

Trang 14

STT Tên loài Tên Việt Nam Phân bố TLTK

8 S hernandifolia

(Willd.) Walp Dây mối, Xạ chen

Lào Cai, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh

16 S pierrei Diels Bình vôi,

Dây đồng tiền Bình Định, Phú Yên [18], [29]

17 S polygona N.H Xia

& V.T Chinh Bình vôi

Lâm Đồng, Thừa Thiên

Lào Cai, Yên Bái, Hà

Giang, Quảng Ninh [6], [22]

Trang 15

1.1.3 Đặc điểm thực vật học chung của các loài trong chi Stephania

Đặc điểm chung của chi Stephania như sau:

Hình thái: Dây leo sống lâu năm hoặc hàng năm, hầu hết mảnh khảnh; thân

non thường nhẵn, xanh nhạt, xanh bóng hoặc xanh thẫm; thân già thường có rãnh dọc, mụn cóc sần sùi màu nâu xám, nâu đen hoặc màu nâu đất, thân gỗ hay thân cỏ [25], [59], [67] Gốc thân phình thành củ, có mang rễ dạng sợi; củ rất đa dạng về hình thái, kích thước và màu sắc; củ thường có dạng hình cầu, hình trứng, hình trụ hay có hình dạng bất định Khối lượng của củ thường từ 0,5÷2 kg nhưng cũng có loài có thể nặng hơn 50 kg Màu sắc vỏ củ có nhiều thay đổi (nhẵn, xù xì, màu nâu sáng nhạt, xám tro hay đen, ) tùy thuộc vào từng loài, tuổi cây và môi trường sống Thịt củ nạc hoặc có lẫn những vằn xơ, màu trắng ngà, vàng tươi, vàng nhạt tới cam hoặc đỏ nâu, đỏ tươi tùy theo loài [2], [25]

Hình 1.1 Củ của loài S sinica Diels Hình 1.2 Củ của loài S glabra

(Roxb.) Miers

Lá: Mọc cách, so le; cuống lá thường mảnh, dài 2÷20 cm, hai đầu phình lên,

có khi gấp khúc ở gốc [26]; cuống lá đính vào phiến lá từ 1/15 đến 1/3 chiều dài phiến lá; phiến lá mỏng hoặc dày, nhẵn bóng hoặc rải rác có lông, hình khiên, hình lọng, hình tam giác rộng, hình trứng - tam giác, tam giác tròn hoặc gần tròn, mép lá nguyên hoặc chia thùy; gân lá dạng chân vịt gồm 8 - 10 gân lá xuất phát từ đỉnh cuống lá Chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tù hoặc gần tròn; gốc lá gần tròn, phẳng hoặc gần hình tim Màu sắc của phiến lá tùy thuộc vào từng loài (màu xanh nhạt, xanh vàng nhạt, xanh đậm, xanh nâu nhạt hoặc đốm tía [25], [50]

Trang 16

Hình 1.3 Lá của loài S japonica

(Thunb.) Miers

Hình 1.4 Lá của loài S longa Lour

Hoa: Đơn tính khác gốc; cụm hoa đực và cái thường mọc từ kẽ lá hay mọc

trên thân cây già không lá [33], thường có dạng tán đơn, tán kép, xim tán kép, hình đầu đến tán ngù [25], có cuống, đơn độc hay xếp theo kiểu chùm ít nhất ở các nhánh của tán cấp 1 (hoặc 2), các nhánh cuối cùng đôi khi không đều hoặc đôi khi các xim tụ họp thành đầu hình đĩa [33] Hoa đực thường có cấu tạo đối xứng tỏa tròn, đài 6÷8, rời, xếp thành 2 vòng, bằng nhau hay không bằng nhau, đài ít nhiều hình trái xoan ngược, cánh hoa rời nhau có 3 hoặc 4 cánh, hình trứng ngược, mép bên nhiều khi gập vào trong (hình vỏ sò), màu vàng hay trắng xanh Nhị 2÷6, thường 4, chỉ nhị dính nhau tạo thành ống hình trụ, bao phấn dính nhau thành hình đĩa với 4 - 8 ô nứt ngang Hoa cái đối xứng hay bất đối xứng, đài thường 1, cánh hoa 2, hình dạng giống như ở hoa đực Bầu hình trứng, lá noãn 2 (nhưng chỉ có 1 phát triển thành hạt, 1 lá noãn bị thoái hóa), vòi rất ngắn hoặc không có, núm nhụy từ 4÷6 chia thùy ngắn hoặc rách, choãi ra hình dùi [5], [33], [50]

Hình 1.5 Hoa của loài S sinica Diels Hình 1.6 Hoa của loài S glabra

(Roxb.) Miers

Trang 17

Quả: Hạch, hình gần tròn, hình trứng, hình trứng ngược, trứng bầu, 2 bên dẹt;

quả trưởng thành cuống quả lệch về một phía gần với dấu vết còn lại của núm nhụy; quả chín màu vàng đậm hay đỏ tươi nhẵn bóng; hạt (vỏ quả bên trong) hình móng ngựa, trứng dẹt hoặc hơi tròn, lưng mang một dải hình móng ngựa gồm 2 hoặc 4 dãy dọc các bướu (gai) hay những gờ ngang (vân); giá noãn có lỗ thủng hoặc không Đặc điểm hình thái của hạt đặc trưng cho từng loài, là dấu hiệu quan trọng để giám định tên loài [26] Cây mầm có lá mầm ít nhiều bằng rễ mầm, bao quanh bởi nội nhũ [33]

Hình 1.7 Quả của loài S longa Lour Hình 1.8 Quả của loài S cambodica

Gagnep

Sinh thái, sinh trưởng và phát triển: Các loài thuộc chi Stephania thường

sinh trưởng trong các cánh rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh Thường mọc trên các đỉnh núi hay các sườn núi đá vôi, núi đất xen lẫn đá, các dải đất ven sông hoặc đôi khi là ven biển Thích hợp ở nhiệt độ trung bình 21÷23oC, lượng mưa 2000÷2500 mm, ưa đất nhiều mùn, độ pH = 6,5÷7 Một số loài có thể ở độ cao 2800 m so với

mực nước biển Hầu hết các loài thuộc chi Stephania đều ưa sáng, ưa đất có độ ẩm

trung bình, đặc biệt là giai đoạn ra hoa tạo quả [25]

1.1.4 Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Stephania phân bố chủ yếu ở miền

Bắc Việt Nam

1.1.4.1 Loài Stephania brachyandra Diels

Tên thường dùng: Bình vôi núi cao [25]

Tên gọi khác: Bình vôi nhị ngắn [32]

Phân bố: Lào Cai, Lai Châu [6], [25], [32]

Đặc điểm thực vật học: Cây thân leo nhỏ và yếu; toàn thân không lông; rễ củ

to có màu vàng nhạt Lá đơn mọc so le, cuống lá dài, phiến lá hình trứng nhọn hoặc

Trang 18

tam giác tròn [32]; gốc lá bằng hoặc hơi lõm, ngọn lá nhọn, có 10 gân hình chân vịt, kéo dài từ đỉnh cuống lá [9] Cụm hoa đực xim tán kép, cuống dài từ 3÷5 cm, mỗi cuống thứ cấp mang 5÷15 hoa, 6 đài dài, mảnh, màu xanh nhạt xếp thành 2 vòng, hoa có 3 cánh màu vàng cam, cong dạng vỏ hến và ngắn hơn nhiều so với đài; nhị dính nhau thành ống, bao phấn dính nhau dạng đĩa tròn [25] Cụm hoa cái dạng đầu, tạo thành bởi 7 đến 9 xim tán có cuống rất ngắn tạo thành [32]; cuống cụm hoa dài 2÷3 cm, đài hoa nhỏ màu lục nhạt hình mác rộng đầu nhọn Hoa có 2 cánh màu vàng cam mọc cùng về một phía với đài hoa; bầu hình trứng ngược, cuống ngắn, núm nhuỵ 4÷5 thuỳ Quả hình trứng ngược hơi dẹt, trên lưng có 4 hàng gai, đinh gai phồng to dạng đầu hoặc dạng mũ đinh Giá noãn có lỗ hình trứng đảo ở giữa [9]

Hình 1.9 Mô tả thực vật loài Stephania brachyandra Diels

1.1.4.2 Loài Stephania kiunanensis H.S Lo et M.Yang

Tên thường dùng: Bình vôi

Phân bố: Lạng Sơn [34]

Đặc điểm thực vật học: Cây dây leo dài, bề mặt củ nhiều nốt sần, toàn cây

không lông Lá có cuống, phiến lá dạng gần tròn hình tam giác Cụm hoa đực xim tán kép, mọc ở nách lá hoặc trên chồi nách ngắn, mập, không có lá; đỉnh cuống cụm hoa có 6÷7 xim tán Hoa đực nhỏ có cuống ngắn 0,5 mm có 6 đài xếp 2 vòng, 3 lá đài vòng ngoài hình mác đảo hẹp; hoa có 3 cánh hình quạt gần tròn, cong, lõm đều, phía trong gốc cánh hoa có 2 tuyến; nhị hoa đính thành cột ngắn, bao phấn liền thành đĩa nứt ngang Hoa cái gần dạng đầu, có cuống dạng sợi nhỏ; đỉnh cuống cụm hoa có 6÷7 xim nhỏ; gốc mỗi xim nhỏ có 1 lá bắc dạng gai nhỏ mềm; mỗi xim có 6

Trang 19

hoa; hoa cái nhỏ gần như không có cuống, 1 đài hình trứng ngược, 2 cánh hoa hình tròn cong dạng vỏ hến; bầu hình trứng đường kính 4÷5 mm, núm nhụy có 5 thùy, dạng gai, ngả ra phía ngoài Quả hạch hình trứng đảo, có 2 hàng vân trên lưng, hai đầu tụ trong tạo thành 4 hàng vân Có lỗ ở giá noãn[34]

Hình 1.10 Hình củ, cành hoa và hạt loài Stephania kiunanensis H.S Lo et M Yang

1.1.4.3 Loài Stephania kwangsiensis H S Lo

Tên thường dùng: Bình vôi Quảng Tây [6], [25]

Phân bố: Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Lạng Sơn [6], [9], [14],

Đặc điểm thực vật: Thân leo thảo; toàn cây không lông; rễ củ lớn Lá đơn

nguyên, mọc cách; phiến lá hình tròn dạng tam giác đến gần hình tròn Cụm hoa đực và cái đồng hành, không phải dạng đầu; cuống cụm hoa dài 2÷7 cm.; cuống tán giả dài 0,5÷2 cm [9] Hoa đực: đài 6, xếp 2 vòng, vòng ngoài hình mác đảo, dạng thìa; cánh hoa 3, màu vàng cam; cột nhị cao 0,7÷1 mm Bao phấn 4, dính lại thành đĩa Hoa cái: đài 1, gần như hình trứng, cánh hoa 2, hình trứng Quả hạch vỏ quả trong hình trứng đảo, dài khoảng 5 mm, rộng 4 mm, trên lưng có 4 hàng gai, mỗi hàng gai có 18 đến 19 gai dẹt, dạng móc; giá noãn có lỗ ở giữa [25]

Trang 20

Hình 1.11 Hình thân, lá và củ loài Stephania kwangsiensis H S Lo

1.1.4.4 Loài Stephania longa Lour

Tên thường dùng: Lõi tiền [9], [14]

Tên gọi khác: Dây lõi tiền rễ dài [5]

Phân bố: Cao Bằng, Thừa Thiên Huế [6], [9], [22]

Đặc điểm thực vật học: Cây thân thảo leo dài từ 1÷4 m, có rễ dài, không

có củ, có rễ phụ; thân mảnh và cứng leo, cuốn, không có gai, có nhánh Lá mọc so le, phiến lá hình lọng, không lông [6] Cụm hoa tán, mọc ở nách lá, có cuống chung dài phân thành 3÷6 cuống nhỏ không đều nhau mang hoa màu trắng Quả xoan dài màu đỏ tươi, hạt hình móng ngựa, có cạnh và u [5], [14]

Hình 1.12 Mô tả thực vật loài Stephania longa Lour

1.1.4.5 Loài Stephania tetranda S Moore

Tên thường dùng: Phấn phòng kỷ [5]

Phân bố: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Ninh [6], [22]

Trang 21

Đặc điểm thực vật học: Cây dây leo sống nhiều năm; thân mềm dài 2,5÷4

m; vỏ thân màu xanh nhạt, gốc hơi đỏ; rễ củ nằm ngang mặt đất, thuôn dài hơn củ bình vôi, khi cắt ngang có màu vàng rõ, ít xơ, đường kính lên tới 6 cm Lá hình khiên mọc so le; hoa nhỏ mọc thành tán đơn, khác gốc; hoa đực có 4 đài, 4 cánh hoa, 4 nhị; hoa cái có bao hoa nhỏ như hoa đực, có 1 lá noãn Quả hạch khi chín màu đỏ, hình cầu hơi dẹt [6]

Hình 1.13 Mô tả thực vật loài Stephania tetranda S Moore

1.2 Khái quát về loài Stephania dielsiana Y.C.Wu

1.2.1 Đặc điểm thực vật học

Tên thường dùng: Củ dòm [25], [32]

Tên gọi khác: Bình vôi nhựa tím, cà tòm, củ gà ấp [25], [32]

Phân bố trong nước tại các vùng: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang (Na Hang,

Chiêm Hóa), Bắc Kạn, Thái Nguyên (Đại Từ), Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh,

Hà Nội (Ba Vì), Quảng Nam (Trà My, Trà Mai, Trà Giác) [7]

Đặc điểm thực vật học: Stephania dielsiana Y.C.Wu là cây dạng dây leo, sống

nhiều năm, có phần rễ củ nằm ngang và mọc thầm ở dưới mặt đất Củ thon, dài hơn củ bình vôi, có hình dạng giống như tư thế gà mái đang ấp trứng nên còn được gọi là Củ gà ấp Khi cắt ngang, thân củ có màu vàng rõ rệt, ít xơ, đường kính có thể lên

đến 6cm

- Thân leo, nhỏ, không lông, mọc bò dưới đất, có thể dài từ 2,5–4 m Vỏ thân có màu xanh xám nhạt, hơi đỏ ở phía gốc

- Lá thường phát triển so le, có hình khiên, lá dài khoảng 4 – 6cm, rộng 4,5–6 cm Cuống lá dài, phiến hình trứng nhọn hoặc hình tim, gốc lá bằng hoặc hơi lõm, ngọn lá nhọn, có từ 9-12 gân, tỏa tròn xuất phát từ đỉnh của cuống lá

Trang 22

- Hoa đực có hình dạng xim tán kép, cuống cụm hoa dài 1,3-2 cm, gồm 8-12 tán kép Mỗi tán lại gồm 7-11 tán nhỏ, cuống tán rất ngắn Có 6 đài, màu tím, xếp 2 vòng, kích thước đều nhau 3 cánh hoa rời, đều nhau, xếp xen kẽ lá đài, màu đỏ cam, hình trứng ngược

- Hoa cái có hình dạng xim tán kép gần dạng đầu, cuống cụm hoa dài 1,2 cm, gồm 6-7 tán kép Mỗi tán kép có cuống dài 1,5-2 mm, gồm 6 hoa nhỏ Có 1 đài, màu vàng xanh đập về phía gốc 2 cánh hoa rời, xếp lệch về một phía, hình trứng ngược, dày, nạc Bầu hình trứng ngược, thẳng, núm nhụy chia 5 thùy

- Quả hình trứng ngược, dài 0,8-1,2 cm khi chín có màu đỏ tươi Hạt hình móng ngựa, trên lưng có 4 hàng gai nhọn Mỗi hàng 13-17 gai, giá noãn có lỗ thủng ở giữa

- Mùa hoa tháng 4–5, quả tháng 6–7 Mọc chồi thân hoặc từ cổ rễ vào đầu mùa xuân Sau khi bị chặt phá, phần còn lại vẫn có khản năng tái sinh, Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng Thường mọc ở rừng kín thường xanh ẩm đã trở nên thứ sinh; đôi khi cũng gặp ở rừng núi đá vôi, ở độ cao 300 – 600m

Hình 1.14 Mẫu củ của loài Stephania Dielsiana Y.C.Wu tươi và khô

Hình 1.15 Lá và quả của loài Stephania Dielsiana Y.C.Wu

Trang 23

1.2.2 Công dụng của loài Stephania dielsiana Y.C.Wu

Tác dụng chữa bệnh: loài Stephania đã được sử dụng như một vị thuốc từ lâu

Rễ dùng làm thuốc an thần, gây ngủ, làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù, giảm đau [32] Củ Dòm còn được dùng để hạ huyết áp nhanh, có tác dụng làm giãn mạch vành, làm tiêu hao lượng oxygen ở tim, tăng lượng máu đến mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, chống viêm, giảm đau… Người ta sử dụng phần củ, tán thành bột, phơi khô, được dùng dưới dạng sắc, có thể dùng độc vị hoặc dùng phối với các vị thuốc khác để chữa viêm khớp, bí tiểu, huyết áp cao, điều trị đau dây thần kinh…

1.3 Các nghiên cứu đã có về thành phần hóa học của chi Stephania

1.3.1 Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Stephania

Đã có nhiều công trình nghiên cứu loài thuộc chi Stephania (họ Menispermaceae)

cho thấy thành phần hóa học trong các loài thuộc chi này rất phong phú với hơn 150 hợp chất alkaloid cùng với flavonoid, lignans, steroid, terpenoid và coumarins đã được phân lập và xác định cấu trúc trong chi này và nhiều hợp chất đã được đánh giá có hoạt tính sinh học cao

1.3.1.1 Alkaloid

Alkaloid là một trong những hợp chất hữu cơ thường gặp trong các loài thực vật, có tác dụng dược lí rất cao lên cơ thể người và động vật, nhất là hệ thần kinh

Các alkaloid đã phân lập từ các loài trong chi Stephania Lour và có thể xếp vào 9

nhóm : benzylisoquinoline, bisbenzylisoquinoline, aporphine, proaporphine, protoberberine, morphinan, hasubnan, stephaoxocan và eribidine

a Các alkaloid nhóm Benzylisoquinoline

Các alkaloid này đều có cấu trúc chung là benzylisoquinoline, chúng được phân

lập ra thành 13 hợp chất từ 7 loài trong chi Stephania

Cấu trúc chung của nhóm Benzylisoquinoline

Trang 25

Là alkaloid đặc biệt được hình thành bởi 2 phân tử benzylisoquinoline đối quang đime hóa qua con đường oxi hóa phenolic Những hợp chất này có hoạt tính sinh học

rất tốt, một số alkaloid nhóm này được phân lập từ chi Stephania như Cepharanthine,

Tetrandrine, Cycleanine rất có giá trị trong ngành dược

Cấu trúc chung của nhóm Bisbenzylisoquinoline

Trang 30

Loài Stephania venosa là loài có nhiều hợp chất thuộc nhóm này nhất trong chi Stephania với 5 hợp chất Có tổng cộng 8 hợp chất được phân lập từ 9 loài

Cấu trúc chung của nhóm Proaporphine

Trang 31

Nhóm Protoberberine có 26 hợp chất phân lập từ 22 loài, trong đó một số loài có

nhiều alcaloid đã phân lập thuộc nhóm này như: S glabra, S venosa, S intermedia, S cepharantha, S macrantha, S succifer Trong nhóm này có một số hợp chất đã

được sử dụng làm thuốc như: L-tetrahydropalmatine, Palmatine, Stepholidine,

Trang 32

Cấu trúc chung của nhóm Protoberberine

Trang 33

STT Tên chât Cấu trúc Tên loài TLTK

Có 21 hợp chất thuộc nhóm này được phân lập từ 17 loài trong chi Stephania Trong đó loài Stephania cepharantha có nhiều hợp chất thuộc nhóm này nhất

Trang 34

Cấu trúc chung của nhóm Morphinan

Trang 36

STT Chất Cấu trúc Loài TLTK

g Các alkaloid nhóm Hasubanan

Nhóm Hasubanan có hơn 20 hợp chất đã phân lập được và xác định cấu trúc

Cấu trúc chung của nhóm Hasubanan

Ngày đăng: 25/04/2024, 15:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan