Giáo Dục Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ 4-5 Tuổi Thông Qua Hoạt Động Vui Chơi Ở Các Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.pdf

142 0 0
Giáo Dục Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ 4-5 Tuổi Thông Qua Hoạt Động Vui Chơi Ở Các Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THU DUYÊN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ HỒNG NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan, nội dung nghiên cứu của luận vặn “Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên” là do quá trình nghiên cứu,

tìm hiểu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Chu Thị Hồng Nhung

Một số tài liệu, số liệu tham khảo (Nếu có) đều có trích dẫn nguồn trong luận văn Luận văn được phân tích khách quan trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan trên

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Duyên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cùng quý thầy, cô giáo phòng sau Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS Chu Thị Hồng Nhung, đã có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học giáo dục, đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn và bảo vệ trước hội đồng

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên Đặc biệt là Ban giám hiệu các trường Mầm non: MN Đồng Quang: MN Quang Trung; MN 19/5 TP; MN Trương Vương; MN Hoa Mai; MN Điện Lực ; MN Sư Phạm đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Cám ơn sự khuyến khích động viên của gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện thành công đề tài luận văn của mình

Tuy đã có nhiều cố gắng trong qua trình thực hiện luận văn nhưng không tránh hỏi thiếu sót, khuyết điểm Kính mong nhận được lời chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo các ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để luận văn có chất lượng và hoàn thiện hơn Tôi xin trân trọng cám ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022

Tác giả Nguyễn Thu Duyên

Trang 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Kết cấu luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 10

1.2 Khái niệm công cụ 12

1.2.1 Kĩ năng xã hội 13

1.2.3 Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 14

1.2.4 Hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo 15

1.3 Lí luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non 16

1.3.1 Đặc điểm phát triển kỹ năng xã hội của trẻ 4-5 tuổi 16

1.3.2 Vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi 19

1.3.3 Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi 20

1.3.4 Hình thức giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non 27

1.4 Lí luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non 28

1.4.1 Vai trò của hoạt động vui chơi đối với việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 28

Trang 5

1.4.2 Đặc thù của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo 31

1.4.3 Ưu thế của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ

1.4.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non 39

Kết luận chương 1 43

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN 44

2.1 Khái quát về công tác giáo dục mầm non trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên 44

2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 45

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 45

2.2.2 Nội dung khảo sát 45

2.2.3 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 45

2.2.4 Đối tượng khảo sát 47

2.2.5 Khách thể khảo sát 47

2.2.6 Tiến trình khảo sát 49

2.3 Kết quả khảo sát 50

2.3.1 Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên 50

2.3.2 Thực trạng về biểu hiện kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi trong qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non 64

2.3.3 Những khó khăn trong quá trình GDKNXH cho trẻ của giáo viên mầm non Thành Phố Thái Nguyên 66

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên 69

2.4.1 Những yếu tố khách quan 69

2.4.2 Những yếu tố chủ quan 70

2.5 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 70

2.5.1 Những mặt mạnh 70

Trang 6

2.5.2 Những tồn tại và hạn chế 71

2.5.3 Nguyên nhân 71

Kết luận chương 2 72

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 73

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 73

3.2 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên 73

3.2.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tuổi trong hoạt động vui chơi 73

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập tình huống để giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ trong hoạt động vui chơi 95

3.2.3 Biện pháp 3: Mở rộng vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội trong hoạt động vui chơi 100

3.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp với gia đình trong việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi 102

3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi 104

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 113

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Danh sách các CBQL các trường khảo sát 47

Bảng 2.2 Danh sách GV các trường khảo sát 47

Bảng 2.3 KNXH của trẻ tai các trường khảo sát 48

Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của GVMN các trường khảo sát 48

Bảng 2.5 Sự hình thành KNXH ở trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 50

Bảng 2.6 Quan niệm của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 51

Bảng 2.7 Nội dung GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 52

Bảng 2.8 Nhận thức của GVMN về vai trò của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 52

Bảng 2.9 Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi ở Thành phố Thái Nguyên hiện nay 59

Bảng 2.10 Thực trạng GV đánh giá mức độ biểu hiện KNXH của trẻ Mẫu 4-5 tuổi ở Thành Phố Thái Nguyên hiện nay 64

Bảng 2.11 Mức độ biểu hiện KNXH của trẻ 4-5 tuổi thông qua bài tập đo 65

Bảng 2.12 Những khó khăn của GVMN trong quá trình GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 66

Bảng 3.1 Tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất 113

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ trình độ chuyên môn của GVMN 48 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện vai trò của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 53 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện thời điểm tổ chức các trò chơi nhằm

GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 54 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của HĐVC đến sự phát triển

KNXH của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi 55 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ so sánh câu trả lời về “mức độ phối hợp giữa nhà

trường và phụ huynh” của GVMN và Phụ huynh 61Biểu đồ 2.6 Mức độ biểu hiện kĩ năng xã hội của trẻ 4-5 tuổi qua bài tập đo 65

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu phát triển toàn diện trẻ, hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu Với đặc thù của trẻ ở lứa tuổi này là đang làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội, trẻ bước vào cuộc sống với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành với việc hình thành tri thức cho trẻ, chúng ta cần hỗ trợ phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ ; rèn luyện cho trẻ biết cách bảo vệ bản thân, cách xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, cách thể hiện cảm xúc tiêu cực phù hợp, có một số kỹ năng tự phục vụ, ; hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực, biết hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

Giáo dục theo xu thế hội nhập hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ giá trị của mỗi cá nhân, giúp cho con người có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc Vì vậy, giáo dục phát triển toàn diện được coi là nhiệm vụ căn bản của GD&ĐT Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong đó xác định mục tiêu giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức cho người học chuyển sang trang bị những năng lực cần thiết như: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống” Trên cơ sở đó, chương trình đổi mới giáo dục mầm non (GDMN) đã xác định mục tiêu đào tạo là nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung của con người, phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những giá trị, những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng xã hội và chuẩn bị tiền đề tốt nhất đưa trẻ vào thế

giới của sự nhận thức Đặc biệt, nhấn mạnh giáo dục kỹ năng xã hội (Social Skills) là

một trong những nội dung, nhiệm vụ vô cùng quan trọng Các kỹ năng này được áp dụng vào việc nhận thức, giao tiếp, ứng xử giữa người với người hay tương tác cộng đồng, tập thể hoặc các tổ chức và thích ứng thành công trong xã hội

Trang 11

Kỹ năng xã hội (KNXH) cần phải được giáo dục ngay từ giai đoạn lứa tuổi mầm non - “Giai đoạn vàng” trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người KNXH giúp trẻ hoàn thiện bản thân, thích ứng với cuộc sống Đặc biệt, đối với trẻ 4 -5 tuổi, độ tuổi cần được trang bị những KNXH cần thiết nhằm chuẩn bị

cho trẻ sẵn sàng thích nghi với môi trường mới Nếu không trang bị cho trẻ vốn hiểu biết về xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thích ứng hoàn cảnh mới thì trẻ sẽ bị động, rụt rè nhút nhát thậm chí tự kỷ, không hòa nhập trong quá trình học tập Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và sự phát triển của mỗi đứa trẻ

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ hiểu được vấn đề và tự mình rút ra kết luận cho vấn đề được nêu Những kiến thức và kỹ năng mà trẻ có được qua hoạt động vui chơi không phải là sự áp đặt từ GV mà đó là kết quả của sự tìm tòi một cách chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức, điều khiển của GV

Trên thực tế hiện nay, giáo dục KNXH bắt đầu được quan tâm và thường xuyên được nhắc đến trong chương trình GDMN, tuy nhiên hầu hết còn mang tính chung chung, thiếu rõ ràng Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ em là một nội dung được đông đảo phụ huynh dư luận quan tâm, bởi đây một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với trẻ Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng nề dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều trẻ Hiện nay việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ ở các trường chưa đạt hiệu quả cao, giáo viên còn chậm đổi mới hình thức và phương pháp để giáo dục trẻ hiệu quả cao hơn

Với mong muốn để góp phần phát triển và nâng cao kỹ năng xã hội của trẻ ở

trường mầm non, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm mon Thành phố Thái nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái

Trang 12

Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay việc giáo dục KNXH cho trẻ còn nhiều hạn chế do GV còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển KNXH Nếu đề xuất được các biện pháp thúc đẩy quá trình trẻ phát triển các KNXH như kĩ năng hợp tác, phối hợp, thực hiện các quy tắc, quy định, tạo mối liên kết giữa trẻ với bạn trong vai chơi, phù hợp với bản chất của KNXH và đặc điểm của trẻ 4 -5 tuổi thì chúng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển các KNXH của trẻ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên-tỉnh Thái Nguyên

5.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên-tỉnh Thái Nguyên

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên-tỉnh Thái Nguyên, gồm: Trường MN Đồng Quang TP Thái Nguyên; Trường MN 19/5 TP Thái Nguyên; Trường Mầm non Quang Trung TP Thái Nguyên

Trang 13

6.2 Khách thể điều tra

Đề tài khảo sát trên 20 CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) và 60 giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên-tỉnh Thái Nguyên

Khảo sát 50 trẻ 4-5 tuổi tại các trường MN Đồng Quang Thành Phố Thái Nguyên, MN Quang Trung Thành Phố Thái Nguyên, MN 19/5 Thành Phố Thái Nguyên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Nhằm tổng quan tư liệu lịch sử trong nghiên cứu vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, so sánh chọn lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù hợp với tư tưởng của đề tài

Phương pháp hệ thống hóa lí luận: Nhằm xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đường lối phương pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm sư phạm

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra: sử dụng các kĩ thuật bảng hỏi, trắc nghiệm đối với các giáo viên mầm non và cán bộ quản lý nhằm đánh giá thực trạng giáo dục kỹ xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi của trẻ; sử dụng bài tập đo nhằm đánh

giá mức độ biểu hiện KNXH của trẻ 4-5 tuổi trong các trường mầm non

Phương pháp quan sát: Nhằm quan sát, ghi chép những biểu hiện của KNXH ở

trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non; quan sát quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi

Phương pháp phỏng vấn sâu: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lí, giáo viên mầm non, phụ huynh và trẻ 4 - 5 tuổi để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ 4-5 tuổi qua trải nghiệm của trẻ nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của

giả thuyết khoa học mà đề tài đã đưa ra

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tìm hiểu thực tế ở các trường mầm non để tổng kết kinh nghiệm giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo nói chung và

Trang 14

kinh nghiệm sử dụng các biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động vui chơi của trẻ nói riêng

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên mầm non, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ 4-5 tuổi, trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp giáo viên thường sử dụng để giáo dục KNXH cho trẻ độ tuổi này

7.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ

Phương pháp thống kê toán học: xử lí số liệu, kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu Phương pháp chuyên gia: thu thập ý kiến của các chuyên gia Tâm lí - Giáo dục về các tiêu chí đánh giá, các bài tập đo mức độ biểu hiện KNXH của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi; các nội dung và biện pháp giáo dục KNXH dựa vào trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi

8 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên -Tỉnh Thái Nguyên

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên -Tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Kỹ năng là vấn đề phức tạp và được nhiều nhà Tâm lý học, Giáo dục học đề cập đến Có thể tổng hợp thành các hướng nghiên cứu cơ bản sau:

- Hướng nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lý học hành vi: Đại diện là A.N.Leonchev, Watson J.,Toocđai E.L., Hull K., Skinner B.F., Tolmen E.C[18] quan điểm này nghiên cứu chủ yếu các hành vi và kỹ năng của động vật, từ đó suy ra các hành vi và kỹ năng của con người, coi kỹ năng là hành vi chỉ có ở của con người

- Hướng nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lý học hoạt động Có thể tập hợp thành các vấn đề về kỹ năng như sau:

+ Nghiên cứu bản chất, khái niệm kỹ năng Nhóm này có các quan điểm khác

nhau Quan điểm xem xét kỹ năng như là mặt kỹ thuật của hành động: M.R.Aufauvre

[23], A.N.Leonchew [16], G.Henry [23], Đinh Thị Kim Thoa [38],… Các tác giả này coi kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và

những điều kiện hành động Quan điểm xem xét kỹ năng như là biểu hiện năng lực của con người: Lêvitôv N.Đ [46], Kixegof X.I [50], Platonov K.K [48], Golubev

G.G [45], Nguyễn Ánh Tuyết [38], Thái Duy Tuyên [34], Huỳnh Văn Sơn [28], Các tác giả cho rằng kỹ năng không chỉ được hiểu là kỹ thuật mà còn đem lại kết quả cho hoạt động nghiên cứu kỹ năng như là một mặt năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình Tác giả Phạm Mạnh Hùng

lại cho rằng kĩ năng không phải là khả năng cũng không phải là năng lực, nó chỉ là hình thức biểu hiện của khả năng hay năng lực [20]

+ Nghiên cứu việc phân loại kỹ năng và mức độ hình thành kỹ năng: Theo Lêvitôv N.Đ [46], Kixegof X.I [50], Kixegof X.I phân biệt kỹ năng ở hai giai đoạn: Kỹ năng bậc thấp (gọi là kỹ năng nguyên sinh): Được hình thành lần đầu qua các hoạt động đơn giản, là cơ sở hình thành kỹ xảo Kỹ năng bậc cao (gọi là kỹ năng thứ sinh): hình thành lần thứ hai sau khi đã có tri thức và kỹ xảo [40] Rogier Xavier phân kỹ

Trang 16

năng ra thành hai nhóm: nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng hoạt động tay chân Rudic P.A đề cập đến kỹ năng bậc thấp, kỹ năng đầu tiên của hành động [49],…Các tác giả Platonov K.K.và Glubev G.G đã nêu rõ các điều kiện, các biểu hiện tâm lí của từng mức độ hình thành kỹ năng và đã chỉ rõ 5 mức độ hình thành kỹ năng [47] Theo Levitov N.D chia thành 2 mức độ kỹ năng đó là kỹ năng sơ đẳng và kỹ năng phát triển (phức tạp) [50] Tác giả Bùi Thị Xuân Lụa (2013) cho rằng việc hình thành kỹ năng có thể chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành sơ bộ, giai đoạn hoạt động với những kỹ năng chưa thành thạo, giai đoạn kỹ năng phát triển cao, và giai đoạn phát triển cao nhất của kỹ năng [22]

+ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo: A.N.Leonchiev [16], Ganperin P.I [50]; Tracy Syndone [31], Trong đó Tsebưseva V.V là người có công trong việc nghiên cứu kỹ năng, kỹ xảo, đưa ra các phương pháp hình thành kỹ năng, kỹ xảo [46] Nhóm tác giả: M.R.Aufauvre, Bouilly, và G.Henry đã đưa ra các khái niệm kỹ xảo và thói quen và cho rằng kỹ xảo được hình thành trên cơ sở kỹ năng bước đầu đã có, mặt khác cùng với việc rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng được củng cố và hoàn thiện [23]

+ Nghiên cứu kỹ năng học tập của người học và kỹ năng tổ chức các hoạt động sư phạm, kỹ năng thực hành sư phạm có các tác giả: Tracy Syndone [31], Lê Văn Hồng (2000) [18], Nguyễn Thị Oanh (1996) [26], Nguyễn Ánh Tuyết (35) [38], Bộ giáo dục và đào tạo (2013)Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học, Module MN [9]; Phạm Thị Châu (2000) [10]; Nguyễn Duy An (2011) [1];… Các tác giả đã nghiên cứu về kỹ năng học tập, điều kiện hình thành các kỹ năng độc lập học tập, kỹ năng vận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn và đưa ra các biện pháp hình thành các loại kỹ năng trong học tập

+ Nghiên cứu kỹ năng ở góc độ Tâm lý học lao động và giáo dục lao động, xem xét

vấn đề kỹ năng trong mối quan hệ giữa con người với máy móc, công cụ có các tác giả: TsebưsevaV.V [46]

Ngoài ra, các nhà Tâm lý học, Xã hội học phương Tây đã đi sâu nghiên cứu về kỹ năng tổ chức, lãnh đạo: McCauley, C D., & McCall, M W., Jr (Eds ) [50]; R.Balke, G.A.Yulk, A.Makenzic v.v Tác giả G.A.Yulk trong “Leadership in

Trang 17

organization” (Người lãnh đạo trong một tổ chức) đã đưa ra những kỹ năng tổ chức đặc trưng của một người lãnh đạo thành công trong đó nhấn mạnh các kỹ năng như giao tiếp, kiểm soát cảm xúc và tương tác [46]

* Các nghiên cứu về kỹ năng xã hội

Vấn đề KNXH đã được nhiều nhà khoa học quan tâm Các nghiên cứu ở nước ngoài có thể tập hợp thành các nhóm:

- Các tác giả nghiên cứu sự hình thành KNXH thông qua hoạt động tập thể: Piaget

Jean đã chỉ ra rằng sự hợp tác của trẻ em trong hoạt động nhóm sẽ tạo cơ hội để rèn luyện hành vi ứng xử Ông đã cho rằng chính sự giao lưu xã hội giữa các học sinh đã đẩy nhanh sự tiến triển nhận thức của trẻ [45] Vưgôtxki L.X đề cao sự tương tác giữa người học và môi trường, sự tương tác lẫn nhau giữa các học sinh, sự hợp tác với giáo viên đối với sự phát triển nhận thức của trẻ Quan điểm của Vưgôtxki chỉ ra sự cần thiết của mối quan hệ tương tác của trẻ với môi trường xung quanh, trẻ cần được sống trong mối quan hệ với những người xung quanh và trẻ cần có kỹ năng hợp tác [49] Krutexki V.A [46], Levitov N.Đ [47] đã nghiên cứu KNXH như một phương thức hành động của trẻ với môi trường xung quanh Bandura Albert (1977)

trong Social Learning Theory (thuyết học tập mang tính xã hội) Tư tưởng chính của

thuyết này là khi các cá nhân cùng làm việc hướng tới mục đích chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ khiến các học sinh hoạt động tích cực hơn để giúp nhóm và chính bản thân mình thành công Marilyn W Goodwin (1999) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa học hợp tác và việc hình thành các KNXH Tác giả đã cho rằng thông qua học nhóm hợp tác, người học hình thành những phẩm chất và KNXH như: Chia sẻ, thương lượng, kiểm soát và giao tiếp [48]

- Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu vai trò của KNXH: Mc Clelland và Morrison (2003) trong công trình: “The emergence of learning- related social skills in preschool children” (Sự xuất hiện của KNXH liên quan đến học tâp ở trẻ em mầm

non) đã xác định hành vi xã hội cụ thể có ảnh hưởng đến việc học và hiệu suất của trẻ em, chúng liên quan trực tiếp đến sự thành công trong học tập của trẻ nhỏ và sự điều chỉnh quá trình phát triển sau này [45] Nhóm tác giả: Dodge, McClaskey, & Feldman (1985), đã khẳng định rằng nếu một đứa trẻ phát triển không đầy đủ các KNXH thì chúng

Trang 18

sẽ gặp nhiều khó khăn ở môi trường học đường Chúng sẽ mất tự tin, thụ động và dễ dẫn đến tình trạng chán nản thậm chí mất kiểm soát hành vi hay tự kỷ

Diane Tillman (2011) đã nhấn mạnh đến vai trò của các KNXH trong việc hình

thành nhân cách của trẻ [45] Eileen Kennedy-Moore (2011) trong cuốn sách Smart Parenting for Smart Kids đã coi KNXH như những khả năng cần thiết để tạo ra và

duy trì các mối quan hệ với người khác Trong đó tác giả đưa ra ba quy trình KNXH cơ bản sử dụng để điều hướng thế giới xã hội: Quan sát, suy nghĩ, và hành động [48]

- Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu phân loại KNXH: Các nhà tâm lý học trẻ

em: Achenbach, Conner đã liệt kê ra nhóm KNXH ở lứa tuổi học sinh tiểu học gồm: Kỹ năng hợp tác kết bạn, kỹ năng đồng cảm và chia sẻ, kỹ năng tự kiềm chế, kiểm soát, kỹ năng quyết đoán, tự khẳng định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hòa nhập thích ứng môi trường học tập mới, kỹ năng thuyết phục [17] Caldarella và Merrell (1997) trong một nghiên cứu đã phân loại KNXH của thanh thiếu niên và trẻ em Nhóm tác giả xác định 5 hướng KNXH: hướng quan hệ với bạn bè; hướng kỹ năng tự quản; kỹ năng học tập; việc tuân thủ; hướng kỹ năng khẳng định [22] Nhóm tác giả:

Dodge, McClaskey, & Feldman (1985), trong nghiên cứu: “Phân loại Tình huống Xã hội Khó giải quyết đối với Trẻ em” đã khẳng định rằng nếu một đứa trẻ phát triển

không đầy đủ các KNXH thì chúng sẽ gặp nhiều khó khăn ở môi trường học đường Chúng sẽ mất tự tin, thụ động và dễ dẫn đến tình trạng chán nản thậm chí mất kiểm soát hành vi hay tự kỷ Nhóm tác giả đã xây dựng một thang điểm đánh giá để xác định các vấn đề KNXH trong sáu tình huống xã hội khác nhau: Khả năng hòa nhập nhóm bạn cùng trang lứa, ứng phó với hành động khiêu khích, ứng phó với thất bại, ứng phó với thành công, kỳ vọng của xã hội, và kỳ vọng của giáo viên Qua đó đưa ra các hướng giải pháp đối với từng loại tình huống [32]

- Các giả nghiên cứu KNXH với các khái niệm liên quan: kĩ năng tương tác xã hội, năng lực xã hội, thích ứng xã hội: McFall R.M (1982) nhấn mạnh đến sự khác

nhau giữa các KNXH và năng lực xã hội McFall định nghĩa các KNXH như là các hành vi cụ thể cần thiết để thực hiện thành thạo một nhiệm vụ Ông coi đó là một mặt của năng lực xã hội trong mỗi con người Gresham và Elliott (1990) coi KNXH là một mặt của thích ứng xã hội Đó là những mẫu ứng xử tập nhiễm hay học được,

Trang 19

được chấp nhận về mặt xã hội, giúp cá nhân có thể quyết định hành động và ứng xử một cách có hiệu quả với người khác, giúp người đó nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, tránh được những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Từ thập kỷ 80 trở lại đây vấn đề thông qua HĐVC để rèn luyện các KNXH cho trẻ MG được quan tâm nhiều hơn

Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh nhỏ được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học:

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm "Trò chơi của trẻ em" đã giới thiệu

về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo Bà đã phân tích cụ thể bản chất xã hội của trò chơi, cấu trúc, đặc điểm hoạt động chơi của trẻ em Tác giả chỉ ra rằng bản chất xã hội của trò chơi trẻ em và sự tác động tích cực của người lớn lên trò chơi của trẻ, khẳng định việc sử dụng trò chơi như một phương tiện giáo dục trẻ quan trọng [37]

Bên cạnh đó, trong “Giáo trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em” bà cũng

đã chỉ ra những hành vi văn hóa cần giáo dục cho trẻ dưới 6 tuổi Việc giáo dục những hành vi văn hóa này có liên hệ mật thiết với việc GDKNXH cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo như là: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với bản thân; Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với thiên nhiên; Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi; Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với người xung quanh

Theo tác giả Đào Thanh Âm: “Chơi là phương tiện giáo dục và thực hiện nhiệm vụ chung cho trẻ Mẫu giáo Chơi là hình thành “xã hội trẻ em”, trẻ tập hợp 9 thành nhóm, rủ nhau cùng chơi và mỗi thành viên trong nhóm phải phục tùng và thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu, nề nếp, quy định nhóm đề ra Trong “xã hội trẻ em” trẻ thiết lập các mối quan hệ và biểu hiện tình cảm thân ái, thông cảm lẫn nhau Trong “xã hội trẻ em” trẻ luôn năng động, trẻ tìm thấy vị trí của mình trong nhóm bạn bè, trẻ cảm thấy mình tự do thoải mái, và tin vào bản thân nhiều hơn Vì thế “xã hội trẻ em” là một hình thức đầu tiên giúp trẻ sống và làm việc cùng nhau ” [2] [3] [4]

Trang 20

Hai tác giả Phan Trọng Ngọ và Đinh Thị Tứ cùng đề cập đến vấn đề: “Các khía cạnh ảnh hưởng của bạn đến sự phát triển của trẻ: vai trò của bạn ngang hàng đối với trẻ, sự tương tác với bạn ngang hàng phát triển ở trẻ em các mô hình kỹ năng xã hội cơ bản, phát triển các ứng xử với bạn và người xung quanh ”[25]

Đồng quan điểm đó, tác giả Đinh Văn Vang nhận định ảnh hưởng của người lớn

trong việc giáo dục trẻ cũng như hình thành nhân cách: “Trẻ tìm hiểu cuộc sống người lớn qua trò chơi, câu chuyện cổ tích, qua đó lĩnh hội quy tắc, chuẩn mực đạo đức, phân biệt tốt - xấu”; không chỉ có vai trò của người lớn mà còn đối với bạn cùng trang lứa: “trẻ hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết phải phải thực hiện các quy tắc hành vi, rèn luyện các thói quen, hành vi đúng đắn trong hoạt động với bạn cùng tuổi” [41]

Điều này cho thấy sự tương tác của bạn bè trong khi tham gia HĐVC giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc hình thành các KNXH cần thiết Bạn bè vừa là đối tượng để trẻ thể hiện các KNXH vừa là chuẩn để trẻ so sánh các hành vi của mình Theo tác

giả Nguyễn Thị Hoà (2009), “ trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, việc chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục không thể thay thế” [17]

Năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã kí Công ước về Quyền trẻ em và cam kết thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người theo kế hoạch hành động Dakar: Nâng cao ảnh hưởng của nền giáo dục có chất lượng, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống

Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Hoà đã đề cặp đến việc GDKNXH cho trẻ qua

tác phẩm “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 4-5 tuổi”, tác giả nhận định “Trẻ từ 4 đến 6 tuổi thích kết bạn mới, Trẻ có thể hợp tác, nhận và hoàn thành nhiệm vụ, tôn 10 trọng quy tắc xã hội, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, quý trọng đồng tiền Những kỹ năng này thúc đẩy sự phát triển trí lực, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, lạc quan, dễ thích ứng với xã hội của trẻ” [17]

Sau nhiều năm nghiên cứu, Bộ Giáo dục và đào tạo đã xây dựng chương trình khung GDMN năm 2009 và bộ chuẩn phát triển trẻ em mẫu giáo, đây là kim chỉ nam cho GVMN trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Trong đó, tình cảm và kỹ năng xã hội được tách ra hẳn thành một trong năm lĩnh vực cần phải phát triển cho trẻ

Các quan điểm trên của các nhà khoa học đều đề cập về sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi cũng như thông qua HĐVC để giáo dục trẻ nói chung và GDKNXH cho trẻ nói riêng Nhưng hầu như ít người nghiên cứu về GDKNXH trong HĐVC

Trang 21

1.2 Khái niệm công cụ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kĩ năng, tùy theo cách tiếp cận, lý thuyết ứng dụng và đối tượng giáo dục

Theo Tracy Syndone: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó

hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế [31]

A.V.Pêtrôpxki cho rằng: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có thể lựa chọn và

thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra

Theo quan điểm của P.A Ruđic: Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng

thực tế các kiến thức đã tiếp thu để đạt kết quả trong một hình thức vận động cụ thể

Theo quan điểm của K.K Platônôp: Kỹ năng là khả năng của con người thực

hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ

Theo G.G Gulubev: Kĩ năng là năng lực của con người thực hiện công việc có

kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng

Tác giả Thanh Bình quan niệm: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri

thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [5]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt

động Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn v n hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định

Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Lê Thu Hương và Nguyễn Ánh Tuyết [32] cho

rằng: Kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Lụa [22] quan niệm: Kỹ năng là một dạng hành động

được thực hiện từ giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những

Trang 22

điều kiện sinh học, tâm lý cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định

Từ sự phân tích trên, trong khuôn khổ của đề tài ta có thể hiểu kỹ năng một

cách chung nhất: Kỹ năng là phương thức hành động trên cơ sở vận dụng những hiểu biết đã có vào thực tiễn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân nhằm đạt được kết quả của hoạt động theo mục tiêu đặt ra

Như vậy kĩ năng không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật mà còn là biểu hiện năng lực cá nhân Kĩ năng có mối quan hệ với kiến thức và thái độ của cá nhân

1.2.1 Kĩ năng xã hội

Theo tác giả Thanh Bình “kĩ năng xã hội là khái niệm chỉ những loại kĩ năng

hướng tới và được áp dụng trực tiếp (không gián tiếp qua cái gì) vào những quan hệ, hoàn cảnh, quá trình và đời sống xã hội công cộng để giúp cá nhân nhận thức, ứng xử,

giao tiếp và thích ứng xã hội thành công, hiệu quả ở những mức độ nhất định.” [5] Theo tác giả Đinh Thị Từ cho rằng: “kĩ năng xã hội là tất cả các kĩ năng hỗ trợ

tương tác và giao tiếp với người khác, những quy định xã hội và các quan hệ xã hội được tạo ra, được truyền đạt bằng lời và không lời” [25]

Theo tổ chức y tế thế giới - WHO [51], kĩ năng xã hội bao gồm các kĩ năng: kĩ

năng giao tiếp và truyền thông, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng thích ứng với cảm xúc của người khác, kĩ năng chia sẻ và hợp tác, kĩ năng gây thiện cảm

Vậy kĩ năng xã hội là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối quan hệ của cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Các kĩ năng xã hội là một tập hợp các kĩ năng giúp chúng ta giao tiếp, tương tác, thích nghi, hòa nhập với xã hội

Đối với trẻ mẫu giáo, kĩ năng xã hội có thể coi là một dạng hành động của trẻ nhằm thực hiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi với trường lớp, cộng đồng gần gũi

Trang 23

1.2.3 Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo * Khái niệm giáo dục:

Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo

Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục

Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học

Giáo dục kĩ năng xã hội là: Một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…

Theo Chương trình GDMN của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2021 thì nội

dung GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo gồm:

 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi:

- Bao gồm một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải đường)

- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự - Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận

- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình - Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”  Quan tâm bảo vệ môi trường:

- Tiết kiệm điện, nước - Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối

Những nội dung GDKNXH trên đây được ghi nhận làm cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo

Trang 24

1.2.4 Hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo: "trẻ học mà chơi, chơi mà học" Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất Đó là gia đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách Vì thế việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn

Vui chơi là một trong những nhu cầu đầu tiên để trẻ muốn chơi và thích chơi Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi là một trong những yếu tố quan trọng để kích thích não bộ và phát triển cơ thể của trẻ, vui chơi cũng là một hình thức thư giãn tuyệt vời Hơn nữa, việc vui chơi cũng là một cách tự nhiên giúp trẻ học tập, rèn luyện khả năng nhận thức khi trẻ có thể tập tiếp nhận - xử lý thông tin để giải quyết vấn đề, tăng cường khả năng sáng tạo và hiểu biết về môi trường xung quanh

Hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người của thế kỉ 21."Chẳng có một tâm hồn nào có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt dễ từ một hạt giống đã ươm sâu lòng nhân ái'' Thật vậy ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được cha m yêu thương, nâng niu, chăm sóc

Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện, sau này trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học, phù hợp và trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời

Tư duy, sự tập trung ở trẻ mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thông.Vì thế cần tạo cho trẻ

Trang 25

môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nh nhàng, tự nhiên hơn Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nh nhàng và đạt hiệu quả cao hơn

Đối với trẻ mầm non thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ cụ thể là: Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ Trong trò chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định Bản thân trò chơi buộc trẻ phải tập trung vào một số đối tượng được đưa vào trò chơi và nội dung của chủ đề chơi

Hoạt động vui chơi không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành tính chủ định, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò chơi thì những phẩm chất ý chí của trẻ cũng được hình thành như: Tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm, các kỹ năng xã hội khác nhau…

Trong quá trình tham gia các trò chơi, trẻ học được cách quản lý và chuyển đổi những cảm xúc tiêu cực thành tích cực, giảm bớt căng thẳng và trở nên vui vẻ, hòa đồng kết nối với mọi người xung quanh Không những thế, vui chơi cũng giúp trẻ học cách kết nối các mối quan hệ với bạn bè từ các hành động chia sẻ đến giúp đỡ lẫn nhau Qua việc vui chơi thường xuyên, con trẻ sẽ học được cách tin tưởng và hợp tác có hiệu quả với những người khác Ngoài những vai trò trên, vui chơi còn là một hoạt động mang lại rất nhiều niềm vui và hạnh phúc cho trẻ nhỏ Thế giới trò chơi sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ những điều tuyệt vời nhất!

Tóm lại, vui chơi là hoạt động không thể thiếu của trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non Vì chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện

1.3 Lí luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm phát triển kỹ năng xã hội của trẻ 4-5 tuổi

- Độ tuổi mẫu giáo nhỡ là giai đoạn vàng của trẻ em ở lứa tuổi “mẫu giáo” Tức

là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng

Trang 26

tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người

* Đặc điểm sự phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo nhỡ:

Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ

Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt Sự phân tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi 20 trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học

* Đặc điểm sự phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo nhỡ:

- Trẻ sử dụng thành thạo tiếng m đẻ theo các hướng:

+ Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng m đẻ: Trẻ biết nói diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói Vốn từ phát triển Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 4-5 tuổi là: Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn

+ Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng

+ Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ (nói ngọng, nói mất dấu …)

+ Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn

Trang 27

* Đặc điểm sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ:

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn Thể hiện:

+ Mức độ phong phú của các kiểu loại

+ Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn + Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn

+ Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn + Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển

Quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy

- Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa…

- Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:

- Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư

Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội… Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính

mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo…

- Ở trẻ 4-5 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng được phát triển ở trẻ Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện

thực khách quan

* Đặc điểm sự phát triển xúc cảm, tình cảm và ý chí của trẻ mẫu giáo nhỡ:

- Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:

- Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh

- Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm m con, ông bà, anh

Trang 28

chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ… Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống

+ Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ

+ Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ… Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đ p cần thực hiện để vui lòng mọi người

+ Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh… Cùng với những nhận thức về cái đ p tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học Trẻ ý thức rõ nét về cái đ p cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển

- Sự phát triển ý chí:

Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ… trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích

Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi m về là mọi việc phải xong cho m hài lòng

Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ

1.3.2 Vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi * Về mặt xã hội:

Xã hội ngày trở nên hiện đại, nền kinh tế thị trường làm cho cuộc sống con người thuận lợi hơn đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn thử thách Vì vậy, để hòa nhập với xã hội, để đương đầu với thử thách và vượt qua khó khăn đòi hỏi con người cần có những KNXH nhất định để tồn tại và phát triển

Trang 29

KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi lại càng quan trọng Nó là một trong năm lĩnh vực mà trẻ cần được phát triển để tạo tâm thế sẵn sàng cho việc mở rộng các mối quan hệ xã hội cũng như việc học tập sau này

Khi được trang bị KNXH, các em sẽ tự tin hơn bước vào cuộc sống xã hội và sống một cách ý nghĩa hơn Góp phần xây dựng một xã hội phồn vinh, an toàn và lành mạnh

* Về mặt giáo dục:

Việc trang bị KNXH cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi bằng những biện pháp giáo dục thích hợp giúp cho trẻ tự đánh giá về bản thân, đánh giá người khác một cách khách quan hơn Giúp trẻ nhận ra vai trò của mình trong cuộc sống, đặt nền móng cho con người hoàn thiện sau này

Mặt khác, biểu hiện KNXH của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi là một sự đánh giá về chất lượng giáo dục GDKNXH cho trẻ là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung

Tóm lại, KNXH có vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ Vì vậy việc trang bị

KNXH cho các em là việc vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.3.3 Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi * Mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi

Căn cứ bản chất, đặc trưng và đối tượng hướng tới của KNXH, căn cứ vào mục tiêu GD phát triển trẻ 4-5 tuổi có thể khái quát mục tiêu GD KNXH thành các mục đích cơ bản sau:

- Giáo dục KNXH góp phần phát triển năng lực nhận thức xã hội cho trẻ

Thông qua việc thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc (trực tiếp hay gián tiếp) các hiện tượng, sự kiện xã hội trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp trẻ rèn luyện và phát triển các kỹ năng như: quan sát, tư duy (phân tích, so sánh, khái quát hóa, trìu tượng hóa,… )

Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát hoạt động: “Có khách đến chơi nhà” Sau khi quan sát xong giáo viên tổ chức trò chuyện hỏi trẻ: Các con quan sát thấy gì? Khi khách đến nhà bé làm những việc gì? Hành động nhận quà của bạn nhỏ trong đoạn phim đó như thế nào, nếu là con lúc đó con sẽ làm gì,… Trẻ suy nghĩ và trả lời các câu hỏi thông qua quan sát các hình ảnh và qua các thao tác của tư duy nhờ vậy

Trang 30

năng lực nhận thức của trẻ được phát triển Học trải nghiệm giúp trẻ nhận thức những tình huống và từ đó định hướng thái độ, cách ứng xử phù hợp

- Giáo dục KNXH góp phần phát triển thái độ và tình cảm theo các giá trị nhân văn cho trẻ

Giáo dục KNXH giúp trẻ biết cảm thông chia sẻ với mọi người, biết yêu thương trân trọng những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, là nền tảng, cơ sở để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai Những gì trẻ thu nhận được thông qua quá trình quan sát, tư duy sẽ giúp trẻ biết các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để từ đó biết điều khiển, điều chỉnh, bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách phù hợp Trẻ được học cách ý thức về bản thân, về cộng đồng, ý thức được các hành vi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến những người khác Đó chính là cơ sở để trẻ có thể nuôi dưỡng được lòng cảm thông, tình yêu thương chia sẻ đối với mọi người, biết tôn trọng và đối xử tốt với những người xung quanh Giáo dục KNXH cho trẻ nhằm xây dựng vẻ đ p tâm hồn, phẩm chất con người, biết quý trọng bản thân, tăng sức đề kháng bảo vệ bản thân và phát triển năng lực hòa nhập với môi trường xung quanh hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai

- Giáo dục KNXH góp phần phát triển hành vi thích ứng với xã hội cho trẻ

Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thử thách đó và hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp rủi ro nguy hiểm Chính vì vậy giáo dục KNXH cho trẻ góp phần giáo dục hành vi, thói quen giúp cho trẻ dễ dàng ứng phó với tình huống trong cuộc sống

Từ nhận thức biết đúng - sai, biết những hành động nên hay không nên và với sự chi phối của thái độ, tình cảm trẻ sẽ điều khiển những hành vi của mình một cách phù hợp và hình thành được những thói quen tích cực trong các mối quan hệ xung quanh Giáo viên cần phối hợp với gia đình để giáo dục hình thành cho trẻ có những hành vi văn hóa và thói quen văn minh

Ví dụ: Xếp hàng nơi công cộng, bỏ rác vào thùng rác ở gia đình, nhà trường, nơi công cộng, Tham gia giao thông an toàn, …

Giáo dục KNXH giúp trẻ có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

Trang 31

- Giáo dục KNXH góp phần phát triển khả năng sẵn sàng thích nghi môi trường mới cho trẻ

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò của KNXH đối với chất lượng và kết quả học tập của trẻ ở tiểu học và các cấp học tiếp theo Nếu nhà giáo dục (gia đình, nhà trường, người lớn quanh trẻ) không trang bị cho trẻ vốn hiểu biết về xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thích ứng hoàn cảnh mới thì trẻ sẽ bị động, rụt rè nhút nhát thậm chí tự kỷ, không hòa nhập trong quá trình học tập KNXH giúp trẻ mạnh dạn tự tin, có tâm lý vui vẻ và tích cực hoạt động trong tập thể Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và sự phát triển của mỗi đứa trẻ

Tóm lại, giáo dục KNXH góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Đây là một nội dung, nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện bản thân, thích ứng với cuộc sống Đặc biệt, giáo dục KNXH góp phần nâng cao mức độ sẵn sàng đi học cho trẻ 4-5 tuổi, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình tham gia học tập, chất lượng học tập của trẻ ở tiểu học và các cấp học sau Và để đạt được những mục đích đó thì giáo dục KNXH chỉ có thể thực sự có hiệu quả khi chúng ta tiến hành thông qua con đường trải nghiệm

* Nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi

Theo Thạc sỹ Tâm lý học Phạm Trọng Ngọ, KNXH là nền tảng cho sự hội nhập của trẻ [32]

KNXH của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi là một nhóm kỹ năng nằm trong nội dung giáo dục kỹ năng sống thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi (các nhóm kỹ năng còn lại trong lĩnh vực này là: Nhóm kỹ năng kiểm soát cảm xúc và nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân)

Theo Chương trình GDMN của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2009 thì nội

dung GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi gồm:

 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi:

Bao gồm một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải đường)

- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự

Trang 32

- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận

- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình - Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”  Quan tâm bảo vệ môi trường:

- Tiết kiệm điện, nước - Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối

Theo Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và GVMN của Bộ Giáo

Dục và Đào Tạo năm học 2012-2013 thì KNXH của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi gồm:

 Kỹ năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh: Lễ phép với người trên; Quan tâm, nhường nhịn em nhỏ; Quan tâm, giúp đỡ bố m những việc vừa sức

 Kỹ năng hợp tác: thể hiện sự thân thiện, hòa thuận với bạn bè; Chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết; Cùng bạn hoàn thành một việc đơn giản; tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

 Kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: Nhận làm một việc trong gia đình phù hợp với trẻ, nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện công việc, hoàn thành công việc đến cùng

 Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Quy tắc giao thông (đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải đường, đi theo tín hiệu giao thông, không chơi dưới lòng đường, tránh xa ao, hồ, ); Quy tắc nơi công cộng (đi nh , nói khẽ, không làm ồn, không chen lấn, không xô đẩy, chờ đợi đến lượt, không bẻ cành, bứt lá, hái hoa, không trêu chọc các con vật, ); Quy tắc khi làm khách (trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá, la to, không tự ý sử dụng, di chuyển đồ đạc của chủ nhà, )

 Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Kỹ năng lắng nghe (nghe chăm chú, nhìn vào mắt người đối thoại; không ngắt lời, không nói leo); Kỹ năng thân thiện (Chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền; lễ phép với người trên, tôn trọng bạn, nhường nhịn em bé bằng cử chỉ đúng mực, câu nói đầy đủ); Kỹ năng bày tỏ ý kiến: mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình

 Kỹ năng tự phục vụ: tự cởi, mặc áo, sử dụng nhà vệ sinh, xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng

Trang 33

Theo Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và GVMN của Bộ

Giáo Dục và Đào Tạo năm học 2013-2014 thì KNXH của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi chia ra thành ba nội dung chính:

 Một là, ý thức về bản thân

Thể hiện sở thích, khả năng của bản thân Biết được điểm giống và khác nhau giữa mình với người khác Bước đầu ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học Thực hiện các công việc được giao Chủ động độc lập trong một số hoạt động Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến

 Hai là, hành vi và quy tắc ứng xử xã hội

Biết được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng cử chỉ, lời nói lễ phép, lịch sự Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận Yêu mến, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng - sai”, “tốt - xấu”

 Ba là, quan tâm đến môi trường

Tiết kiệm các nguồn vật liệu, nhiên liệu Giữ gìn vệ sinh môi trường Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối

Theo tác giả Lê Bích Ngọc, nội dung GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi gồm:  Kỹ năng hợp tác: dễ dàng kết bạn, thân ái chơi chung, cùng hoàn thành một việc đơn giản theo nhóm, hỗ trợ lẫn nhau, tìm kiếm sự giúp đỡ

 Kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: nhận một công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuổi; nổ lực vượt qua khó khăn; hoàn thành công việc đến cùng

 Kỹ năng thực hiện các quy tắc xã hội: quy tắc giao thông; quy tắc nơi công cộng; quy tắc trong vườn cây, trại chăn nuôi; quy tắc khi làm khách

 Kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi: sử dụng nh nhàng; không quăng, ném, vứt bừa bãi; để đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, sạch sẽ; tiết kiệm đồ dùng

 Kỹ năng quý trọng đồng tiền: biết tiền là do lao động của bố m làm ra, tiền cần thiết cho mọi người; đếm tiền; tiết kiệm tiền

Các nội dung giáo dục kĩ năng xã hội được giáo viên mầm non lựa chọn theo nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc vừa sức để đưa vào kế hoạch giáo dục năm/tháng/tuần và các hoạt động trong ngày

Trang 34

* Phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi

a Nhóm phương pháp trực quan

Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp làm mẫu, làm gương Những phương pháp này giúp trẻ quan sát, bắt chước, tập thử, thực hành thường xuyên những kĩ năng cần hình thành

- Phương pháp làm mẫu

Phương pháp này thường được sử dụng với những kĩ năng mà trẻ chưa biết Trẻ thường học bằng cách tri giác trực tiếp, do đó giáo viên cần làm hoàn chỉnh một kĩ năng trước mặt trẻ có kèm theo lời miêu tả để khuyến khích trẻ cùng làm theo

Giáo viên cần làm mẫu chậm rãi, rõ ràng chỉ dẫn cụ thể để trẻ tri giác trọn v n, chính xác kĩ năng cần hình thành đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao phải làm như vậy

- Phương pháp làm gương

Hầu hết trẻ nhỏ học các kĩ năng xã hội thường thông qua việc bắt chước những người lớn xung quanh Đặc biệt trẻ thường bắt chước những người lớn mà trẻ yêu mến Do đó cô giáo cần thể hiện tích cực các kĩ năng xã hội ở mọi lúc, mọi nơi trong các tình huống phù hợp để trẻ quan sát, bắt chước và làm theo

b.Nhóm phương pháp dùng lời

Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm phương pháp trò chuyện, giảng giải, sử dụng thơ, truyện, bài hát Những phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ để trẻ hào hứng thực hiện các kĩ năng xã hội tích cực

- Phương pháp trò chuyện

Việc người lớn tương tác, trò chuyện thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn GV và trẻ cùng trò chuyện, thảo luận về một vấn đề nhằm giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các kĩ năng và cách thực hiện trong cuộc sống

GV sử dụng những tình huống trong sinh hoạt hàng ngày, các kĩ năng ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người và môi trường xung quanh để làm nội dung trò chuyện với những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ và phù hợp với kĩ năng cần giáo dục Khuyến khích trẻ thể hiện thái độ tích cực đối với con người và môi trường xung quanh

Trang 35

- Phương pháp giảng giải

Phương pháp giảng giải được sử dụng để giải thích cho trẻ hiểu vì sao cần phải thực hiện và cách thực hiện các kĩ năng đó

GV hướng dẫn, giảng giải về kĩ năng xã hội bằng lời ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu để khơi gợi hứng thú đối với trẻ kèm theo hành động mẫu, hành động mô phỏng hoặc tranh ảnh Hành động mẫu, hành động mô phỏng cần rõ ràng, chuẩn mực Tranh ảnh về các kĩ năng cần thể hiện rõ ràng, đơn giản, tập trung vào kĩ năng đang hướng dẫn

- Phương pháp sử dụng thơ, truyện, bài hát

Các bài thơ, câu chuyện, bài hát luôn gợi nên những xúc cảm tích cực ở trẻ, giúp trẻ có những thái độ và kĩ năng ứng xử tốt đ p đối với con người và cuộc sống xung quanh Khi sử dụng các bài thơ, câu chuyện, bài hát để giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ chọn những tác phẩm có nội dung lành mạnh, phù hợp với từng chủ đề giáo dục cho trẻ Nội dung của tác phẩm phải phân biệt rõ cái gì tốt, các gì xấu, đâu là thiện, đâu là ác, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ phát triển của trẻ em ở mỗi độ tuổi

Khi truyền đạt (đọc, kể, ngâm, hát, giới thiệu ) giáo viên cần dùng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mang sắc thái biểu cảm để trẻ tiếp nhận dễ dàng và hứng thú

a Nhóm phương pháp thực hành

Nhóm phương pháp thực hành bao gồm các phương pháp trải nghiệm, trò chơi Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập và tích cực thực hành thường xuyên các kĩ năng xã hội cần thiết

- Phương pháp trải nghiệm

Để hình thành và có được các kĩ năng xã hội một cách bền vững trẻ cần được tạo các cơ hội để được trải nghiệm, tập luyện thường xuyên trong các hoạt động đa dạng của cuộc sống hàng ngày

GV tạo môi trường hấp dẫn (môi trường vật chất, môi trường xã hội), tạo nhiều cơ hội để kích thích trẻ tập thử và rèn luyện các kĩ năng

Tuy nhiên GV không áp đặt mà luôn luôn khuyến khích trẻ tích cực, tự tập, thực hiện các kĩ năng thường xuyên GV quan sát, bao quát để sẵn sàng giúp đỡ khi trẻ cần

- Phương pháp trò chơi:

Đây là phương pháp giáo dục đặc trưng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo Những trò chơi được sử dụng để giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ là: trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch

Trang 36

GV xác định kĩ năng cần hướng dẫn cho trẻ và chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng đó Trong trò chơi GV luôn khích lệ trẻ thay đổi thái độ, kĩ năng theo hướng tích cực GV nên tạo nên những tình huống chơi phong phú có thể xẩy ra trong cuộc sống thực để trẻ có cơ hội thể hiện, thử nghiệm và tích lũy kĩ năng theo nhiều cách khác nhau

Khi sử dụng phương pháp dùng trò chơi, giáo viên cần lưu ý mấy điểm sau đây: - Cần chọn những trò chơi có nội dung lành mạnh, bổ ích, phản ánh những mối quan hệ tích cực giữa người với người trong xã hội, tránh những trò chơi bạo lực hung hãn, những trò chơi phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống

- Khi tổ chức cho trẻ chơi cần chú ý giúp trẻ hình thành và điều chỉnh các mối quan hệ thực

- Cần thường xuyên tạo ra tình huống trong các trò chơi nhằm khơi gợi, tăng cường cho trẻ được trải nghiệm, thực hành, rèn luyện các thái độ, kĩ năng, kĩ năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh

Các phương pháp giáo dục kĩ năng xã hội nói trên được giáo viên mầm non lựa chọn và vận dụng linh hoạt trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, điều kiện cụ thể của trường/lớp để thực hiện mục đích, nội dung giáo dục kĩ năng xã hội trong các hoạt động khác nhau theo kế hoạch

1.3.4 Hình thức giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non

Thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xã hội theo Chương trình Giáo dục mầm non, bên cạnh đó, tăng cường các hình thức khác nhằm phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ

- Kết hợp các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: Cả lớp với cá nhân, nhóm nhỏ, các nhóm trẻ cùng sở thích, nhóm trẻ không cùng độ tuổi Chú ý đến khả năng, năng lực, sự hứng thú của trẻ để có biện pháp điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân của trẻ

- Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng xã hội, giá trị sống cho trẻ thông qua hoạt động chơi, hoạt động học và hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi dưới hình thức cả lớp / nhóm nhỏ và bồi dưỡng cá nhân phù hợp với khả năng của trẻ

Trang 37

1.4 Lí luận về giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non

1.4.1 Vai trò của hoạt động vui chơi đối với việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo: HĐVC giúp trẻ thể

hiện được bản thân như tính độc lập và tập khẳng định “cái tôi” thông qua “xã hội trẻ em” Khi tham gia HĐVC trẻ thực sự là một chủ thể tích cực Trẻ có thể tạo ra các tình huống và giải quyết nó, trẻ có thể bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên nhất mà không bị lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào Các kỹ năng của trẻ được hình thành trong HĐVC và ngược lại các kỹ năng này giúp trẻ chơi tốt hơn Mặt khác, HĐVC trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ vì nó chi phối tất cả các hoạt động khác của trẻ, nó ảnh hưởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ như nhận thức, tình cảm, KNXH, ngôn ngữ, là

nền tảng của việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ

HĐVC là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ: Khi tham gia

HĐVC, trẻ không những vận dụng những hiểu biết, những kỹ năng đã có vào trò chơi mà những kiến thức, kỹ năng mới cũng sẽ được hình thành trong quá trình chơi Khi chơi trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa kiến thức và kỹ năng hiện có với yêu cầu mới của trò chơi Bởi thế muốn chơi tốt trẻ phải ra sức học hỏi những kiến thức mới và rèn luyện những kỹ năng mới Thông qua trò chơi, giúp trẻ hiểu sâu sắc về thế giới xung quanh, cũng cố, mở rộng và chính xác hóa các biểu tượng Từ đó, nảy sinh nhu cầu có tri thức mới, thúc đẩy phát triển các quá trình tâm lý nhận thức và tính tích cực, sáng tạo của trẻ ngày càng được nâng lên một cách tự nhiên Đây còn là điều kiện, phương tiện rèn luyện các giác quan

Hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo vì thông qua các trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đ p của sự phong phú đa dạng ở màu sắc, hình khối, kích thước của đồ chơi, bên cạnh đó, trẻ còn có thể cảm nhận được cái đ p trong khi trẻ thực hiện vai chơi như lời nói nh nhàng, cử chỉ thân thiện, cách cư xử hòa nhã với mọi người xung quanh, Từ đó hình thành ở trẻ thị hiếu về cái đ p, yêu thích cái đ p và có nhu cầu, hứng thú tạo ra cái đ p

Thông qua HĐVC mà trẻ lĩnh hội được các thao tác, hành vi, kỹ năng lao động đơn giản Dần dần hình thành ở trẻ lòng yêu lao động Ngoài ra, trẻ còn biết quý trọng

Trang 38

những người lao động và các sản phẩm lao động Đặc biệt, HĐVC là phương tiện giáo dục và phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo

Như nhà giáo dục xô viết A.X.Macarencô đã khẳng định: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có ý nghĩa như ý nghĩa của hoạt động, công tác và sự phục vụ của người lớn vậy Trong khi chơi trẻ như thế nào thì sau này, khi lớn lên, trong công tác, phần lớn trẻ sẽ như thế ấy Do đó, việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi” [44]

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo:

HĐVC giúp trẻ thể hiện được bản thân như tính độc lập và tập khẳng định “cái tôi” thông qua “xã hội trẻ em” Khi tham gia HĐVC trẻ thực sự là một chủ thể tích cực Trẻ có thể tạo ra các tình huống và giải quyết nó, trẻ có thể bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên nhất mà không bị lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào Các kỹ năng của trẻ được hình thành trong HĐVC và ngược lại các kỹ năng này giúp trẻ chơi tốt hơn Mặt khác, HĐVC trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ vì nó chi phối tất cả các hoạt động khác của trẻ, nó ảnh hưởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ như nhận thức, tình cảm, KNXH, ngôn ngữ, là nền tảng của việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ

HĐVC là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ:

Khi tham gia HĐVC, trẻ không những vận dụng những hiểu biết, những kỹ năng đã có vào trò chơi mà những kiến thức, kỹ năng mới cũng sẽ được hình thành trong quá trình chơi Khi chơi trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa kiến thức và kỹ năng hiện có với yêu cầu mới của trò chơi Bởi thế muốn chơi tốt trẻ phải ra sức học hỏi những kiến thức mới và rèn luyện những kỹ năng mới Thông qua trò chơi, giúp trẻ hiểu sâu sắc về thế giới xung quanh, cũng cố, mở rộng và chính xác hóa các biểu tượng Từ đó, nảy sinh nhu cầu có tri thức mới, thúc đẩy phát triển các quá trình tâm lý nhận thức và tính tích cực, sáng tạo của trẻ ngày càng được nâng lên một cách tự nhiên Đây còn là điều kiện, phương tiện rèn luyện các giác quan

Trong quá trình chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ học được cách chia sẻ, quan tâm, thông cảm, yêu thương người khác, thể hiện bản thân đúng với các chuẩn mực của xã hội Có thể nói rằng vui chơi là cầu nối quan trọng giữa trẻ

Trang 39

với các qui tắc đạo đức, các hành vi văn hóa, giúp quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức ở trẻ diễn ra dễ dàng, tự nhiên và bền vững hơn Trong HĐVC trẻ lĩnh hội và trau dồi những phẩm chất đạo đức dũng cảm, thật thà,

Các nhà khoa học đã chứng minh, HĐVC mang lại niềm vui, sự thích thú, tinh thần sảng khoái, thúc đẩy phát triển thể lực cho trẻ Ví dụ như các trò chơi sáng tạo mang lại sự thích thú, vui vẻ khi sáng tạo ra cái mới còn các trò chơi vận động thì giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển thể chất và hoàn thiện các vận động cơ bản, ngoài ra còn giúp các giác quan linh hoạt, hệ thần kinh nhạy bén hơn nhưng một điều không thể thiếu là cần có sự hướng dẫn của giáo viên

Hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo vì thông qua các trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đ p của sự phong phú đa dạng ở màu sắc, hình khối, kích thước của đồ chơi, bên cạnh đó, trẻ còn có thể cảm nhận được cái đ p trong khi trẻ thực hiện vai chơi như lời nói nh nhàng, cử chỉ thân thiện, cách cư xử hòa nhã với mọi người xung quanh, Từ đó hình thành ở trẻ thị hiếu về cái đ p, yêu thích cái đ p và có nhu cầu, hứng thú tạo ra cái đ p

Thông qua HĐVC mà trẻ lĩnh hội được các thao tác, hành vi, kỹ năng lao động đơn giản Dần dần hình thành ở trẻ lòng yêu lao động Ngoài ra, trẻ còn biết quý trọng những người lao động và các sản phẩm lao động

Đặc biệt, HĐVC là phương tiện giáo dục và phát triển KNXH cho trẻ mẫu giáo Trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn, giao tiếp với cô và với bạn, trẻ sẽ hình thành được một số KNXH như: biết chia sẻ đồ chơi với bạn, biết chờ đến lượt, biết yêu cầu giúp đỡ khi gặp khó khăn, Ngược lại, nhờ có KNXH mà trẻ tham gia HĐVC được tốt hơn Có thể nói, HĐVC và KNXH có mối tương tác qua lại lẫn nhau rất rõ rệt, KNXH là điều kiện để trẻ tham gia HĐVC; HĐVC là nền tảng để hình thành và phát triển KNXH cho trẻ

Tóm lại, HĐVC có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Đặc biệt quan trọng hơn với việc hình thành và phát triển KNXH cho trẻ Vì thế GVMN cần chú trọng đến việc tổ chức cho trẻ tham gia HĐVC thường xuyên, đúng phương pháp và đồng thời có những biện pháp giáo dục phù hợp cũng như tận dụng

Trang 40

các cơ hội nảy sinh trong HĐVC để GDKNXH nói riêng và phát triển toàn diện cho trẻ nói chung

Tóm lại, HĐVC có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Đặc biệt quan trọng hơn với việc hình thành và phát triển KNXH cho trẻ Vì thế việc tổ chức

cho trẻ tham gia HĐVC thường xuyên, đúng phương pháp là điều rất cần thiết 1.4.2 Đặc thù của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo

Khác với các hoạt động khác, HĐVC có những đặc thù riêng Bởi vì, HĐVC không phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không buộc phải tuân theo một phương thức chặt chẽ

* Động cơ thỏa mãn trong quá trình chơi:

Trẻ càng lớn lại nảy sinh càng nhiều mâu thuẫn giữa khả năng có hạn và nhu cầu ngày một nâng cao HĐVC giúp trẻ giải quyết được mâu thuẫn trên, vì vậy chơi là nhu cầu rất tự nhiên của trẻ Động cơ chơi nằm ngay trong quá trình chơi của trẻ Trong khi chơi trẻ thấy được sự hấp dẫn, lôi cuốn của trò chơi càng làm cho trẻ thích thú say sưa hơn với trò chơi Chơi chỉ với mục đích là để thỏa mãn nhu cầu chơi, hoàn toàn không có sự bắt buộc, gượng ép Chính vì thế, HĐVC mang tính tự nguyện rất cao

* Tính kí hiệu, tượng trưng:

Trẻ có vốn kinh nghiệm càng phong phú thì càng sử dụng được nhiều ký hiệu tượng trưng phục vụ cho trò chơi một cách hiệu quả hơn Và trong quá trình chơi xuất hiện những tình huống cần sử dụng ký hiệu tượng trưng, đòi hỏi trẻ phải tưởng tượng sáng tạo và học hỏi được thêm kinh nghiệm từ trò chơi Cũng nhờ có trí tưởng tượng, sáng tạo ra những ký hiệu tượng trưng mà trẻ kéo gần khoảng cách giữa trò chơi và xã hội thực của người lớn, và cũng nhờ đó mà trẻ như có thể hòa vào cuộc sống người lớn rất tự nhiên

* Tính tự do:

Tính tự do thể hiện rất rõ trong HĐVC vì GVMN không được áp đặt trẻ từ nội dung chơi, hình thức chơi, cách chơi, bạn chơi, vai chơi, mà tất cả đều giao quyền cho trẻ, trẻ tự nghĩ ra, tự điều khiển cuộc chơi và tự dừng khi hết hứng thú chơi

Giáo viên không được phép áp đặt ý muốn chủ quan của mình lên trẻ, không được can thiệp sâu vào ý đồ chơi của trẻ, không bắt buộc trẻ GVMN chỉ đóng vai trò

Ngày đăng: 25/04/2024, 14:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan