Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet

81 0 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRẤN HƯƠNG LIÊN

BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI TRONG MOI TRUONG INTERNET

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sựMã số: 60.38.30.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Hải Yến

HÀ NOI - NĂM 2016

Trang 2

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài cece c7 2 22212222 | 2 Tình hình nghiên cứu đề tải - - c c2 2212221111211 1115511152 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu -‹ - c << s+cszs2 3 4 Mục tiêu của việc nghiên cứu TP oe ccc ccceccccecceccecceeceececeuseeeeuseueens 4

5 Các câu hỏi nghiên CỨu -. ‹ c2 222222213111 1113 3 xe 4

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài -cc-c c2 112112211225 E112 11x24 5 7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cccc S222 ssa 5 8 Kết cấu của luận VAN eee ecceccecceececceccececeeceuseeceeceecuseuteuteuteuseanes 5

Nội dung

Chương 1 Khái quát về bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet 7 1.1 Khái quát về bảo hộ tên thương mại - - - << - << << << === <<7

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tên thương mại 7 1.1.2 Điều kiện bảo hộ tên thương mại . ‹ 8

1.1.3 Can cứ xác lập quyền đối với tên thương mại . - <<: 10

1.1.4 Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa | NGs sé kh sa ue Hới lê ke me 11

1.1.4.1 Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu I1

1.1.4.2 Phân biệt tên thương mại với chỉ dẫn địa lý - : 14

1.2 Khái quát về bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet 16 1.2.1 Khái quát về môi trường Internet, tên miễn và mang xã hội - 16

1.2.1.1 Khái quát về môi trường Infternet ‹ c2 ccss: 16

1.2.1.2 Khái quát về tên miễn cc ceccceeecceeeccueeeeueecseeceaeeeas 18 1.2.1.3 Khái quát về mạng xã hội - ¿c2 22222 2111111111 1xx rrrree 22 1.2.2 Mỗi quan hệ giữa tên thương mại và môi trường lnternet 25

1.2.3 Khai niệm bảo hộ tên thương mại trong môi trường lnferH€f 28

Trang 3

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo hộ tên thương mại trong

môi trường Ín{ern€f - se - «se e2 9 95 0909090 60 0609096 0 0903 61 59 30

2.1.1 Hệ thông pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo hộ tên thương mại trong môi

081159158 0119)811xiAAaaaiaaaÝỶÝÝ 30

2.1.2 Quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại và các giới hạn quyền đối với tên thương mại ¿c2 1122221222 se2 34

2.1.3 Quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại 36

2.1.4 Quy định về biện pháp xử lý xâm phạm quyền đối với tên thương mại 38

2.1.5 Quy định của pháp luật Việt Nam về xung đột quyền giữa tên thương mại và nhãn hiỆu - C02011 váy 42 2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến việc bảo hộ tên thương mại trong mỗi triường Internets sss ssexeccs sen ons ois ois gác ga wae wi vá Gia kh đà gNIÁNGG HS Sử Kiên đá wi S38 442.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ tên thương mại liên quan đến tên miỄn c c1 1122211122 11121 1111111111111 1 111135111 xk: 45 2.2.2 Hành vi xâm phạm tên thương mai trong môi trường Internet 52

2.3 Thực tiễn bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet 56

2.3.1 Tranh chấp tên miền liên quan đến tên thương mại 56

2.3.2 Xâm phạm tên thương mại trên Infernet - 63

2.3.3 Xung đột quyền trong bảo hộ tên thương mai và nhãn hiệu trên Internet 66

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ tên thương mại trong môi

Trang 4

Trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay, nhất là với sự bùng né của công nghệ

thông tin thì tên miền và các trang thông tin điện tử đang dần trở thành một công

cụ hữu hiệu dé hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu va

mở rộng phạm vi kinh doanh của mình trên toàn thế giới Một tên miễn, trang web hay một trang mạng xã hội gắn liền với thương hiệu đang là một công cụ marketing hữu hiệu được các chủ thé kinh doanh sử dụng Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, có không ít người đã lợi dụng, chiếm hữu tên

miền, website và cả các trang mạng xã hội trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với tên các thương hiệu nói riêng và tên thương mại nói chung nhăm mục đích giả mạo dé kiếm lợi, đầu cơ tên miền, hạ thấp uy tín của chủ thé đó Cùng với sự gia tăng về số lượng của tên miền, các trang thông tin điện tử, việc gia tăng các hành vi xâm phạm đối với các đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ ngày càng gia tăng, đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển Những hành vi đó có thé dé dàng được thực hiện như vậy một phan là do quy định của pháp luật vẫn còn thiếu chặt chẽ và một phần không nhỏ khác là các doanh nghiệp, chủ thé

kinh doanh đã không chú trọng đến việc bảo vệ tên miền, website hay trang mạng xã hỗi mang thương hiệu của mình và chưa đặt ra các biện pháp bảo vệ cần

thiết đối với các đối tượng đó, dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp xảy ra và thiệt hại lên đến hàng ty đồng, chưa kể đến việc uy tin, sự yêu mến của công chúng dành cho các doanh nghiệp, chủ thé kinh doanh đó bị tổn hai nghiêm trọng.

Trước đây Nhà nước cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật về vấn đề

bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet, ví dụ như Thông tư

09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 Hướng dẫn về quản lý và sử dụng nguồn

Trang 5

bản này vẫn còn nhiều bắt cập và thiếu sót, chưa giải quyết được các vấn đề xảy

ra trong thực tiễn Trong những năm gần đây, pháp luật Việt Nam đã chú trọng

hơn đến các van đề về bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh van dé này, có thé kế đến Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng

dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Thông tư 09/2014/TT-BTTTT ngày

19/08/2014 Quy định chỉ tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, nhằm giải quyết các vấn đề xâm phạm tên thương mại trên Internet xảy ra trên thực tế Mặc dù các văn bản pháp luật đã có những quy định mới liên quan đến vấn đề bảo hộ tên thương

mại trên Internet song những quy định trên vẫn chưa đáp ứng được những yêu câu mà thực tiên đặt ra.

Xuất phát từ thực tế nói trên, việc nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet từ đó khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này là cần thiết, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ đang gia tăng Với những lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo hộ tên thương mại

trong môi trường Internet’.

2 Tình hình nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong môi trường

Internet nói chung và bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet nói riêng

đã nhận được sự quan tâm của nhiêu nhà khoa học Có thê kê đên như công trình

Trang 6

Đặng Thị Hồng Tuyến (2013), “Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN — Một số

van dé lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội; Nguyễn Thị Định (2014), “Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền — Pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội Những công trình kế trên chủ yếu đề cập đến cạnh tranh không lành mạnh, một phần của nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên Internet Một số công trình nghiên cứu khác nghiên cứu việc bảo hộ một đối tượng cụ thé của quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến tên miền, một ứng dụng trên Internet như Nguyễn Thị Hồng Linh (2014), “Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật — Đại học quốc gia Hà Nội; Huỳnh Thị Sương Mai (2013), “Quyền chống CTKLM

trong trường hợp tên miền xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu”, Luận văn

thạc sĩ luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam — Viện khoa học xã

hội Như vậy các công trình trước đây chưa nghiên cứu vẫn đề bảo hộ tên thương

mại trên môi trường Internet một cách toàn diện.

3 Đôi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các quy định về bảo hộ tên thương mại trong môi trường cụ thé đó là môi trường Internet Tên thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với một chủ thé kinh doanh và việc sử dụng tên thương mại trên Internet đang dần trở thành một công cụ hữu hiệu đem lại nhiều lợi ích cho các chủ thé kinh doanh nhưng cũng có không ít bất cập tồn tại xung quanh vấn đề này Vì vậy các quy định về bảo hộ tên thương mại trên Internet cần phải được nghiên

cứu một cách cụ thê.

Trang 7

chung, bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet nói riêng Trong phạmvi luận văn, tác gia tập trung vào việc phân tích các quy định của pháp luật Việt

Nam về các tên miền, các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội ảnh hưởng đến việc bảo hộ quyền đối với tên thương mại, thực tiễn và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật này Luận văn cũng chỉ đề cập đến các tranh chấp trong lĩnh vực đân sự đối với việc bảo hộ tên thương mại mà không đề cập đến các tranh chấp mang tính hành chính.

4 Mục tiêu việc nghiên cứu dé tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ nội dung cơ bản của các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ tên thương mại trong môi trường

Internet Bên cạnh đó đề tài cũng nêu ra những bất cập trong các quy định pháp

luật, thực trạng của van dé và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp

luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại trong môi trường

5 Cac câu hỏi nghién cứu

- Mối liên hệ giữa bảo hộ tên thương mại và môi trường Internet, các quy định giao thoa giữa hai vấn đề này?

- Thực tiễn về việc áp dụng pháp luật về môi trường Internet liên quan đến

tên thương mại ở Việt Nam?

- Han chế và vướng mắc của việc áp dụng pháp luật bảo hộ tên thương mại

trong môi trường Internet?

- _ Giải pháp cụ thé nhăm góp phan hoàn thiện các quy định pháp luật?

Trang 8

cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tong hợp được sử dụng khi phân tích các van dé về bảo hộ tên thương mại nói chung và bảo hộ tên thương mại trong môi

trường Internet nói riêng, khái quát những nội dung cơ bản của các vấn đề

được nghiên cứu;

- Phương pháp so sánh nhằm tìm hiểu các quy định cũ và mới được ban hành của pháp luật về tên thương mại trong môi trường Internet.

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

7.1 Ý nghĩa khoa hoc

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật Việt Nam về van dé bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet, cụ thé là các quy định pháp luật về quy định về đăng ký, sử dụng, định đoạt các ứng dụng trên

Internet liên quan đến việc bảo hộ tên thương mại Đồng thời các đề tài cũng chỉ

ra những van dé bất cập của pháp luật Việt Nam trong van dé bảo hộ tên thương mại trên Internet từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ tên thương mại trên Internet, dé tài đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các van đề còn tồn tại Các giải pháp này sẽ góp phan vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet hiện nay.

8 Két cau của luận văn

Trang 9

Chương 1: Tổng quan về bảo hộ tên thương mai trong môi trường Internet

Chương 2: Thực trạng bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet tại ViệtNam

Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ tên thương mạ

Trang 10

1.1 Khái quát về bảo hộ tên thương mại 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tên thương mại

Tên thương mại là một đối tượng quan trọng của quyền Sở hữu công

nghiệp (SHCN) và trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về tên thương

Theo từ điển thuật ngữ luật học, tên thương mại là “/ A name, style, or

symbol used to distinguish a company, partnership, or business (as opposed to aproduct or services); the name under which a business operates A trade name isa means of identifying a business — or its products or services — to establish

goodwill It symbolizes the business’s reputation ”! tam dịch là “1 Một cái tên, phong cách, hoặc biểu tượng được sử dụng dé phân biệt một công ty, đối tác,

hoặc một công việc kinh doanh (trái với một sản phẩm hoặc các dịch vụ); cái tên

mà dưới nó là một công việc kinh doanh được tiến hành Một tên thương mai là

một phương tiện dé nhận dạng một công việc kinh doanh — hoặc là sản phẩm,

dịch vụ của nó — dé thiết lập sự thiện chí Nó biểu tượng hóa danh tiếng của công

việc kinh doanh”.

Theo WIPO, tên thương mại được gọi là “trade name” hoặc “brand name”

và được hiểu là “a name other than its charter name that a corporation uses to identify itself’ (một cái tên khác với tên điều lệ mà doanh nghiệp sử dụng để nhận định chính mình)”.

' Black’s Law Dictionary — Second pocket edition — Editor in Chief Bryan A Garner — St Paul, MINN., 2001* How to protect your business, Professional and Brand name David A Weinstein John Wiley & Sons, 1990-p.10

Trang 11

(SHTT 2005) như sau: Tên (hương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh dé phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi ẩó với chủ thé kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.

Qua khái niệm trên ta có thé thay rang khái niệm về tên thương mại của

Việt Nam cũng tương đồng với các khái niệm khác về tên thương mại trên thế giới Tên thương mại là tên mà chủ thé kinh doanh dùng dé phân biệt chủ thé đó với các các chủ thé kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh “Khu vực kinh doanh” là khu vực địa lý nơi chủ thé kinh doanh có bạn

hàng, khách hàng hoặc có danh tiêng.

Từ khái niệm nêu trên, ta có thê thay rang tên thương mai có các đặc diém sau:

- Tén thương mại là tên gọi mà một cá nhân, tổ chức dùng trong kinh doanh để xưng danh, giao dich với khách hàng, đối tác Tên của các chủ thé

không hoạt động kinh doanh thì không được coi là đối tượng bảo hộ của tên thương mại Vì vậy tên thương mại luôn gắn liền với một tô chức, cá nhân và được xác lập thông qua hoạt động kinh doanh.

- Tên thương mai dùng dé phân biệt chủ thé kinh doanh này với chủ thé

kinh doanh khác trong cùng một khu vực và lĩnh vực kinh doanh.

- _ Tên thương mại phải là tập hợp các chữ phat âm được và có nghĩa, có thé có chữ sé.

- Cá nhân, tô chức hoàn toàn tự do lựa chọn tên thương mại để sử dụng

trong hoạt động kinh doanh.

1.1.2 Diéu kiện bảo hộ tên thương mại

Trang 12

kinh doanh mang tên thương mai đó với chủ thé kinh doanh khác trong cùng lĩnh

vực và khu vực kinh doanh `.

Tính có khả năng phân biệt được quy định tại Điều 78 Luật SHTT 2005,

cụ thê:

“1 Chứa thành phan tên riêng, trừ trường hop đã được biết đến rộng rãi do sử

2 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nham lần với tên thương mai mà

người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

3 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nham lân với nhãn hiệu của người

khác hoặc với chỉ dan địa ly đã được bảo hộ trước ngày tên thương mai đó được su dụng”.

Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh sử dụng tên thương mại nhằm

mục đích phân biệt mình với các chủ thé kinh doanh khác Vì vậy tên thương mại phải có thành phan tên riêng và không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với tên thương mai trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh,

không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ Lĩnh vực và khu vực kinh doanh là hai điều kiện Song song với nhau, nếu thiếu một trong hai yếu tổ trên thì tên thương mại sẽ không được bảo hộ Điều này có thé hiểu là nếu tên thương mại của các chủ thê kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự nhưng các chủ thể đó lại hoạt động trong các

lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thuộc các khu vực địa lý khác nhau thì vẫn được bảo hộ.

Trang 13

1.1.3 Căn cứ xác lập quyên đối với tên thương mại

Một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về SHCN là Công ước Paris Điều khoản về bảo hộ tên thương mại đã tồn tại ngay từ văn ban đầu tiên

cua Công ước Paris vào năm 1883.

Để đảm bảo quyền cho các nước thành viên, quy định xác lập quyền đối

với tên thương mại, ở phần Nội dung của Công ước, việc xác lập quyên đối với

tên thương mại được quy định như sau:”Các „ước thành viên phải bảo hộ tên

thương mại mà không được đặt ra yêu cầu về việc nộp đơn yêu cẩu bảo hộ hoặc dang ký” Cụ thé hóa điều này, Điều 8 Công ước Paris quy định tên thương mai được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ky, bất ké tên thương mại đó có hay không là một phan của một nhãn hiệu Như vậy, dù tại một quốc gia thành viên, tên thương mại bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước thì mới được bảo hộ nhưng nếu một tổ

chức, cá nhân tại quốc gia thành viên khác mà quốc gia đó không yêu cầu phải đăng ký tên thương mại mới được bảo hộ, thì quốc gia yêu cầu phải đăng ký vẫn phải tuân thủ theo Công ước, vẫn có nghĩa vụ bảo hộ tên thương mại cho tên

thương mại đó.

Cũng tương tự như Điều 8 Công ước Paris, pháp luật Việt Nam quy định quyền SHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó (Điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005) Cụ thể hóa Điều này, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT 2005 về SHCN quy định:”Quyên SHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương tng với khu vực (lãnh thé) và lĩnh vực kinh doanh mà không can thực hiện thủ tục dang ký”.

Trang 14

Việc sử dụng trên thực tê tên thương mại cũng bao gôm cả việc sử dụngtên thương mại như là một tên miên, sử dụng tên thương mại trên các website.Mà việc sử dụng tên thương mại như là một tên miên, sử dụng trên các website

thì vấn đề khu vực kinh doanh lại càng trở nên phức tạp Chúng ta biết rằng tên miên, website có thê được biệt đên trên toàn quôc gia, toàn thé giới, một tên

thương mại có khách hàng, bạn hàng hoặc được biết đến trên toàn thế giới là

điêu hoàn toàn có thê.

1.1.4 Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu và chỉ dân địa ly

Tên thương mai, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa ly đều là các đối tượng bao hộ

SHCN, chịu sự điều chỉnh của Luật SHTT 2005, tuy chúng là các đối tượng

SHCN khác nhau nhưng lai dé xảy ra tình trạng trùng hoặc gây nhầm lẫn.

1.1.4.1 Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu

Tên thương mại và nhãn hiệu là 2 đối tượng độc lập của quyền SHCN,

giữa 2 đối tượng nay có sự khác biệt như sau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Tên thương mại

Chức Là dâu hiệu dé phân biệt hàng | Là tên gọi của tô chức, cá nhân năng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ | dùng trong kinh doanh để phân

sở sản xuât, kinh doanh khác

biệt chủ thể kinh doanh mang tên

gọi đó với chủ thể kinh doanh

khác trong cùng lĩnh vực và khu

vực kinh doanh

Trang 15

Thành Gôm những từ ngữ, hình ảnh, | Là tập hợp các chữ cái có thé phần cấu | chữ cái (có thể cả chữ số), hình | kèm theo chữ số, phát âm được tạo ve hoặc sự kết hợp của tất cả các | Có thể chứa một hoặc hai thành yêu tố trên được thể hiện bằng | phần đó là thành phần mô tả và

một hoặc nhiều màu sắc khác | thành phần phân biệt.

nhau Những dấu hiệu phải có

khả năng phân biệt.

Pham vi | Được bảo hộ trên phạm vi cả |Được bao hộ trên phạm vi cả

bảo hộ nước nước nếu không bị trùng trong

khu vực và lĩnh vực kinh doanh

Căn cứ | Theo quyết định của cơ quan | Do hoạt động thực tế sử dụng tên xác lập | Nhà nước có thâm quyền: cấp | thương mại đã đăng kí trong giấy quyền văn băng bảo hộ, quyết định | phép đăng kí kinh doanh dé tiến

công nhận hành các hoạt động thương mại

Thời hạn | 10 năm kế từ ngày nộp đơn đăng | Được bảo hộ nêu doanh nghiệp

bảo hộ kí bảo hộ và được gia hạn liên | còn duy trì hoạt động kinh doanh

tiếp dưới tên thương mại đó

Co quan | Cục SHTT Cục SHTT

quản lí Bộ kế hoạch đầu tư

Phòng kinh doanh ở địa phươngSửdụng | Một nhãn hiệu chỉ được sử dụng | Tên thương mại được sử dụng của chủ thê kinh doanh.

Một tên thương mại có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu cho hàng

hóa, dịch vụ của mình.

Trang 16

Doanh nghiệp có thê sử dụng | Tên thương mại được thừa nhậnhoặc không sử dụng nhãn hiệu | trong quá trình sử dụng, không

cho sản phâm, dịch vụ của mình | phụ thuộc vào việc đăng kí. Dé tránh gây ra tình trạng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu, pháp luật SHTT đã dé ra các tiêu chí bị coi là trùng

hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với các đối tượng này khi xác lập quyền

hoặc sử dụng.

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT 2005 về bảo vệ quyền SHTT 2005 và quản lý nhà nước về SHTT 2005 quy định các tiêu chí bị coi là trùng và tương tự đến mức gây nhằm lẫn với tên thương mai bao gồm: (1) Dấu hiệu trùng với tên thương mại về cấu tao từ ngữ (kế cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái); (2) dấu hiệu tương tự về cách cấu tạo (kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái) gây nhằm lan cho người tiêu dùng về chủ thé kinh

doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định tiêu chí để

bị coi là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với nhãn hiệu :” một đấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nẾu có Cùng cẩu tao, cách trình bày (k cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nham lân với nhăn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dé dàng phân biệt với nhau về cau tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nham lần cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu".

Như vậy tên thương mại và nhãn hiệu không bị coi là trùng hoặc tương tự khi

Trang 17

không trùng hoặc tương tự đên mức gây nhâm lân vê cách câu tạo, kê cả cáchphát âm, phiên âm đôi với chữ cái.

1.1.4.2 Phân biệt tên thương mại với chỉ dân địa lý

Là dâu hiệu đê chỉ sản phâm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Là tên gọi của tô chức, cá nhân

dùng trong kinh doanh để phân

biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh kèm theo chữ số, phát âm được Có thể chứa một hoặc hai thành

phần đó là thành phần mô tả và thành phân phân biệt.

Phạm vi bảo hộ toàn thê giới Được bao hộ trên phạm vi cả

nước nếu không bị trùng trong

khu vực và lĩnh vực kinh doanh

Chỉ dẫn dia lý thuộc vê Nha nước Tổ chức, cá nhân hoặc cơ

quan quản lý hành chính địa

phương nơi có chỉ dẫn địa lý

đăng ký văn băng bảo hộ để sử

dụng chỉ dẫn địa lý đó.

Do hoạt động thực té sử dụng tên

thương mại đã đăng kí trong giấy

phép đăng kí kinh doanh dé tiến

hành các hoạt động thương mại

Trang 18

chỉ rõ một sản phâm hàng hóa cónguôn gôc được sản xuât từ khuvực địa phương nào.

Thời hạn | Bảo hộ vô thời hạn Được bảo hộ nêu doanh nghiệp

bảo hộ còn duy trì hoạt động kinh doanh

dưới tên thương mại đóCơ quan | Nhà nước, UBND tỉnh phân | Cục SHTT

quản lí công trách nhiệm quản lý cho | Sở kế hoạch đầu tư, phòng đăng các cơ quan, hiệp hội ký kinh doanh ở địa phương(trường hợp tên thương maitrùng với tên doanh nghiệp)

Sử dụng | Chỉ dẫn địa ly được sử dung đê | Tên thương mại được sử dụng cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh.

Một tên thương mại có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu cho hàng

hóa, dịch vụ của mình.

Tên thương mại được thừa nhậntrong quá trình sử dụng, khôngphụ thuộc vào việc đăng kí.

Điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định tiêu chí để

bị coi là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với chỉ dẫn địa lý :” mét

dau hiệu bị coi là trùng với chỉ dan địa ly nếu giống với chi dan địa lý được bảohộ về cau tạo từ ngữ, kê cả cách phát âm, phiên âm doi với chữ cải, ý nghĩa hoặc

về hình ảnh, biếu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dan địa lý; một dấu hiệu

bi coi là trơng tự dén mức gáy nhâm lân với chỉ dan địa ly nêu tương tự dén mứcgáy nham lan với chỉ dán địa ly đó về cau tạo từ ngữ, kê cả cách phat âm, phiênâm đôi với chữ cải, ý nghĩa hoặc về hình anh, biêu tượng thuộc phạm vi bảo hộcua chỉ dân địa lý ”.

Trang 19

Vậy tên thương mại và chỉ dẫn địa lý không bị coi là trùng hoặc tương tự

đến mức gây nhẫm lần nếu không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn về cầu tao từ ngữ, ké cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái.

1.2 Khái quát về bảo hộ tên thương mai trong môi trường Internet 1.2.1 Khải quát về môi trường Internet, tên miễn và mang xã hội

1.2.1.1 Khái quát về môi trường Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công

cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dit liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn

mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và cáctrường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn câu.

Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng,

một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò

chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dich vụ thương mại và chuyên ngân và các dịch vụ về y té giao dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khống lồ trên Internet.

Nguồn thông tin không lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thong các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World

Wide Web) Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên

Trang 20

kết với nhau bang các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chi URL và nó có thé được truy nhập băng cách sử dụng Internet Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 nhờ sự phát triển của các trình duyệt web và hệ quản trị nội dung nguồn mở đã khiến

cho website trở nên phổ biến hơn, thế hệ web 2.0 cũng góp phan đây cuộc cách mạng web lên cao trào, biến web trở thành một dạng phẩn mêm trực

tuyến hay phần mềm như một dich vụ.

Cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay Qua đó, người muốn sử dụng Internet có

thể chọn một trong những cách thức này và đăng ký sử dụng và trả phí với nhà

cung cấp dịch vụ Internet Sau khi thành lập và chọn được cách thức truy cập Internet, người sử dụng còn phải sử dụng một số phần mềm tiện ích, trình duyệt web để tiếp cận với nguồn tài nguyên mình cần trên Internet Các phần mềm tiện ích, trình duyệt web này thường được xây dựng bởi các nhà cung cấp phần mềm

sau đó được đưa tới tay người sử dụng Internet một cách miễn phí hoặc trả phí.

Các phần mềm tiện ích, trình duyệt web phải được hiểu là một kênh trung gian để truy cập tài nguyên Internet, người dùng có thể chọn sử dụng hoặc không, Tuy nhiên, đối với trường hợp không sử dụng, người sử dụng Internet chắc chắn sẽ không thé truy nhập, sử dung tài nguyên hiệu quả, hoặc phải tự lập trình cho

mình cả một công cụ hồ trợ đê có thê khai thác một cách hiệu suât hơn.

Trong số những ứng dụng của Internet thì tên miền của chính chủ thể kinh

doanh và mạng xã hội là hai ứng dụng được các nhà marketing lựa chọn làm

phương tiện quảng bá thương hiệu và phương tiện kinh doanh nhiều hơn cả, vì vậy hành vi xâm phạm các quyền SHTT trên hai ứng dụng này xảy ra nhiều hơn

cả

Trang 21

Đề có thê khai thác, sử dụng các dịch vụ và ứng dụng trên mạng Internet chúng ta cần phải xác định được vị trí của mỗi máy tính và vị trí của mỗi máy

tính được thé hiện thông qua tên miền Tên miễn của chính chủ thể kinh doanh như là một “dia chỉ” của chủ thé kinh doanh trên Internet Người tiêu dùng, đối

tác hoặc nhà đầu tư của chủ thé kinh doanhcó thé dé dàng tìm được chủ thé kinh

doanh trong hàng triệu dữ liệu trên Internet nhờ tên miền này Mạng xã hội là

một ứng dụng của Internet va mạng xã hội của chủ thé kinh doanh, cũng giống như tên miền, là “địa chi” của chủ thé kinh doanh trong một biển các trang mạng xã hội khác nhau Sau khi đã truy cập vào tên miền và trang mạng xã hội của chủ thể, người tiêu dùng cũng như các đối tac, nhà đầu tư có thé dé dàng tìm kiếm thông tin về chủ thể kinh doanh, tìm hiểu về các sản phẩm, dich vụ mà chủ thé kinh doanh cung cấp.

1.2.1.2 Khái quát về tên miền

Tên miền là sự nhận dạng vi tri của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng

Internet Mỗi địa chi bang chữ này phải tương ứng với một địa chi IP dạng sé Nó là hình thức đại diện, hay dùng những tên dễ nhận biết để thay cho những địa

chỉ đa phân được đánh dâu băng sô.

Tên miên có những đặc điêm sau:

Tứ nhất, tên miền dung để định danh các địa chỉ trên Internet cho một cá

nhân, tô chức nào đó.

Thứ hai, tên miền thường được đặt theo tên doanh nghiệp hoặc tên thương

mại, nhãn hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ Tên miền được đặt theo tên doanh

nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, tên sản phâm hoặc dịch vụ như vậy dé quang

Trang 22

bá sản phâm của mình một cách rộng rãi trên Internet, bảo vệ thương hiệu và đê

cho người tiêu dùng và đôi tác có thê dê dàng tìm kiêm được sản phâm, dịch vụcủa mình.

Thứ ba, tên miền có tính duy nhất, tức là một tên miền đã có cá nhân hoặc

tổ chức sử dụng thì cá nhân, tổ chức khác không được sử dụng tên miền đó nữa.

Mặt khác pháp luật hiện hành ở nước ta không quy định số lượng tên miễn tối đa

một cá nhân hoặc tổ chức được phép đăng kí nên rất dé xảy ra tình trạng một cá nhân, tô chức đăng kí nhiều tên miền với mục đích bán lại cho chủ doanh nghiệp,

chủ sở hữu sản phẩm, dịch vụ muốn đăng kí tên miền cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của họ.

Thứ tư, tên miền do các cá nhân, tổ chức tự chọn phải không có các cụm từ xâm phạm lợi ích quốc gia hoặc không phì hợp với đạo đức xã hội, thuần phong

mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc dé tránh sự hiểu nhằm hoặc

xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt

(VD: trung tâm Internet VN đã từ chối tên miền lon.com.vn và buoi.com.vn) Thứ năm, vê phạm vi bảo hộ, tên miên có thê được bảo hộ trên phạm vi

toàn thê giới đôi với tên miên cap cao được đăng kí; cũng có thê được bảo hộtrên lãnh thô Việt Nam đôi với tên miên câp quôc gia.

Tứ sáu, về thời hạn bảo hộ, tên miền được bảo hộ từ 1 đến 9 năm khi đăng kí, có thể gia hạn và có thé được bảo hộ vô thời hạn nếu đóng phí gia hạn và không vi phạm quyền SHTT 2005 của người khác.

Tên thương mại là các dâu hiệu, thông tin vê hàng hóa, dịch vụ và thuộcnhóm các chỉ dân thương mại (găn với uy tín) Còn tên miên là các địa chỉ đượcđịnh danh trên Internet Tên miên khác với nhãn hiệu và tên thương mại chủ yêu

Trang 23

ở phân đuôi tên miên, mặc dù phân đâu có thê là trùng nhau Sau đây là một sô

diém khác biệt cơ bản giữa tên miên với tên thương mại.

Chứcnăng

Là tên gọi của tổ chức, cá

nhân dùng trong kinh doanh

để phân biệt chủ thể kinh

doanh mang tên gọi đó với

chủ thé kinh doanh khác trong nghĩa hoặc không có nghĩa; phần

đuôi bao gồm tên miền các cấp:

tên miền quốc tế, tên miền quốc

gia, tên miền cấp 2, tên miền cấp

Phạm vibảo hộ

Được bao hộ trên phạm vi cả

nước nếu không bị trùng trong

khu vực và lĩnh vực kinhdoanh

Có thé được bảo hộ trên phạm vi toàn thé giới đối với tên miền cấp cao được đăng kí; cũng có thể được bảo hộ trên phạm vi lãnh thô Việt Nam đối với tên miền cấp

quôc gia

Trang 24

Do hoạt động thực tế sử dụng

Căn cu Thực hiện thủ tục đăng kí vớixác lập | tên thương mại trung tâm Internet Việt Nam

Thời hạn | Được bảo hộ nếu doanh | Từ I đến 9 năm khi đăng kí, có thể bảo hộ nghiệp còn duy trì hoạt động | gia hạn và có thé được bảo hộ vô kinh doanh dưới tên thương | thời hạn nếu đóng phí gia hạn và

mại đó không vi phạm Luật SHTT 2005

2005 của người khác

Cơ quan | Cục SHTT 2005 Trung tâm Internet Việt Nam

quản lí (VNNIC) trực thuộc bộ thông tin

và truyền thông

Sử dụng | Tên thương mại được sử dụng | Tên miền mang tính duy nhất cho tất cả các hàng hóa, dịch

vụ của chủ thể kinh doanh Một tên thương mại có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu cho

hàng hóa, dịch vụ của mình.

Mỗi chủ thể có thể có một

hoặc nhiều tên thương mại.

Tên thương mại được thừanhận trong quá trình sử dụng,không phụ thuộc vào việcđăng kí.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hoặc không sử dụng tên miền

Trang 25

Như vậy tên miền là một khải niệm độc lập hoàn toàn với các đối tượng

khác của quyền SHCN Tuy rang, tên miền chưa phải là đối tượng của luật SHTT 2005 Tuy nhiên, nó vẫn có mỗi quan hệ mật thiết với nhãn hiệu, tên

thương mại hay với cả chỉ dẫn địa lí — những đối tượng của quyền SHCN theo

Luật SHTT 2005 2005 Tên miền góp phần khuếch trương hình ảnh, danh tiếng,

phát triển hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hướng tới các đôi tượng người tiêu

dùng mà doanh nghiệp đó muốn hướng tới; mang lại lợi thế về cạnh tranh và sự

thành công cho doanh nghiệp trên thị trường Trước đó, việc doanh nghiệp có

đăng kí được một tên miền trùng với nhãn hiệu, hay tên thương mại hay không thì mới tạo ta được những lợi thế như trên.

1.2.1.3 Khái quát về mạng xã hội

Những năm đầu của thé ky 21 đánh dấu sự trỗi dậy của mạng xã hội (social network) như một kênh trao đổi, cung cấp, lưu trữ và chia sẻ thông tin, tài

nguyên hữu hiệu Về bản chất, mạng xã hội không phải là một bước đột phá trong công nghệ và khoa học mà chỉ là bản mở rộng của mạng nội bộ - một kháiniệm và mạng đã được sử dụng từ trước cả khi Internet hình thành Mạng xã hội là một mạng nội bộ tiếp cận cho gần như tất cả đối tượng người sử dụng trên

toàn cầu hoặc trong một vùng lãnh thổ nhất định, thông qua hệ thống máy chủ hỗ trợ (servers) lớn và trải rộng Mạng xã hội (social network) với phạm vi tiếp cận rộng khắp, khả năng khai thác mở và khai thác lẫn nhau của người dùng đã trở thành một địa điểm “trong mơ” cho việc giải tri, trao đôi, học tập và cả kinh

doanh nữa.

Social Network Site hay mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó

lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính

cộng đồng đó Theo từ điển Oxford, mạng xã hội là:”A dedicated website or

Trang 26

other application which enables users to communicate with each other by posting

information, comments, messages, images, etc’, tam dich là “Một trang web

chuyên dụng hoặc ứng dụng khác cho phép người sử dung dé giao tiếp với nhau

bang cách đăng tải thông tin, bình luận, tin nhắn, hình ảnh ” Còn theo khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đưa ra định nghĩa về mạng xã hội

như sau:”Mang xã hội (Social Network) là hệ thống thông tin cung cấp cho

người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trú, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và

trao đối thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các

hình thức dịch vụ tương tự khác”.

Mang xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau.

Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng Trang web thông thường cũng giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hap dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo ra các

ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác và tạo ra dòng tin

rồi cùng lan truyền dòng tin đó Mạng xã hội có những tính năng như chat,

e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog va xã luận Mạng đôi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách dé các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (vi dụ như tên trường hoặc tên thành phó), dựa trên thông tin cá nhân (như dia chi e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo,

hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán Ngày nay với sự bùng

nô của Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, các doanh nghiệp, tô chức

> http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/social-network

Trang 27

nhận thấy rằng đây là một mảnh đất màu mỡ dé họ quảng bá, phát triển thương

hiệu của mình.

Với những đặc điểm đó, lợi ích mà mạng xã hội có thể mang lại cho doanh

nghiệp bao gồm:

- _ Thiết lập quan hệ với số đông khách hàng mục tiêu;

- Lan truyền thông tin nhanh chóng;

- Cac hoạt động trực tuyến truyền cảm hứng cho các cuộc hội thoại trong

thế giới thực;

- Thong tin cá nhân chân thực với người dùng;

- Co hội để kế về doanh nghiệp va sản phẩm, đồng thời tăng độ nhận biết

thương hiệu;

- Gia tăng trải nghiệm cho người dùng.

Mạng xã hội được dùng như một hình thức làm marketing truyền miệng

trên môi trường Internet Rất nhiều các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng Facebook, Twitter hoặc MySpace dé kết nối với cộng đồng về sản phẩm, dịch vụ cũng như hoạt động kinh doanh của họ Có thé kế đến một vài doanh nghiệp lớn kết nối cả

link mạng xã hội của họ trên website chính thức như Pepsico, công ty

Coca-Cola Các trang mạng xã hội của các doanh nghiệp thường lấy tên thương mại và nhãn hiệu của mình dé đặt cho trang mạng xã hội, qua đó dé người tiêu dùng cũng như đối tác có thể đễ dàng tìm kiếm và cập nhật thông tin về các sản phẩm,

dịch vụ của doanh nghiệp Lượng người truy cập vào các trang mạng xã hội lớn

hơn và thường xuyên hơn rất nhiều so với các website Thêm vào đó là các ứng dụng mạng xã hội được hỗ trợ cài đặt dé dàng trên các thiết bị điện thử như điện

thoại di động, máy tính bảng như một chương trình của phần mềm các thiết bị

điện thử đó nên khả năng truy cập càng dé dàng Đó là điều rất thuận lợi cho việc

Trang 28

quảng bá các sản phẩm, dich vụ cũng như quảng bá các chiến lược mới của

doanh nghiệp Với khả năng lan truyền thông tin nhanh như vậy, mạng xã hội có thể mang lại tiềm năng marketing rất lớn cho doanh nghiệp nhưng đồng thời

cũng có thể phá hỏng danh tiếng của một doanh nghiệp một khi những tin tức bất lợi được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp Và thực tế

chỉ ra rằng không phải trang mạng xã hội nào mang tên Pepsi hoặc Coca-Cola

đều là trang mạng xã hội của công ty Pepsi hoặc công ty Coca-Cola.

Trong các trang mạng xã hội hiện nay, hình thức phố biến nhất vẫn là các

trang mạng xã hội cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân cho các

khách hàng của mình Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử

do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tô chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp Các trang mạng xã hội lớn

nhất hiện nay đều theo mô hình này, có thé kế đến như Facebook, Twitter,

Myspace Đặc trưng của các trang mạng xã hội này đó là tính lan truyền nhanh

chóng và rộng rãi Một thông tin hay hình ảnh được đưa lên mạng xã hội thì chỉ

một vài giây sau có thé thu hút hang trăm lượt “like” va “share” Các nhà kinh doanh đã lợi dụng đặc điểm này của mạng xã hội để quảng bá thương hiệu cũng

như các sản phẩm, dịch vụ của họ Tên gọi và nội dung của các trang mạng này

hoàn toàn là do người sử dụng tạo dựng nên Việc này tạo ra các trang cá nhâncho người sử dụng tự do lựa chọn nhưng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho

các chủ thể khác do tính chất lan truyền nhanh chóng, khó kiểm soát và kiểm

chứng được nội dung các thông tin mà người sử dụng cập nhật lên.

1.2.2 Mỗi quan hệ giữa tên thương mại và môi trường Internet

Trang 29

Trong môi trường kỹ thuật số năng động như ngày nay, Internet góp phần

không nhỏ vào thành công của một chủ thể kinh doanh Nếu một chủ thê biết cách khai khác những giá trị mà Internet có thé mang lại thì lợi ích mà chủ thé kinh doanh có thê có được là rất lớn.

Mặt tích cực:

Đầu tiên, môi trường Internet là nơi để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình, mà thương hiệu được người tiêu dùng nhận biết trước hết là nhờ tên thương mai Sự phô biến rộng khắp toàn cầu cùng với lượng lớn người dùng là một yếu tô rất quan trọng để các chủ thể kinh doanh lựa chọn làm công cụ

quảng bá hình ảnh.

Thứ hai, Internet là một môi trường kinh doanh lý tưởng.

Môi trường Internet là một môi trường mở và dễ tiếp cận với tất cả mọi

người từ mọi nơi, vì thế, tên thương mại trong môi trường Internet có vai trò rất

lớn đối với hình ảnh của kinh doanh của chủ thế và sự thiện chí của khách hàng và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm mà chủ thê cung cấp Tên thương mại còn được pháp luật bảo hộ về mặt thương mại, tức là một chủ thé có tên thương

mại sẽ đương nhiên là một chủ thé chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mai.

Do vậy, một sản phẩm được cung cấp bởi chủ thể có tên thương mại sẽ có xu hướng đáng tin cậy hơn so với một chủ thê không chuyên cung cấp.

Trong mối quan hệ tương hỗ, tên thương mại nếu có danh tiếng tốt sẽ góp

phần thúc đây hoạt động kinh doanh của chủ thê trong môi trường Internet: giúp chủ thé có khả năng bán được sản phẩm nhiều hon vi chất lượng được “coi” là tốt hơn, nhận diện tên thương mại được đây mạnh thông qua việc quảng bá rộng rãi và đặc tính dễ truy cập Ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh của chủ thể

Trang 30

trong môi trường Internet kém, tạo dựng danh tiếng không hay, chúng sẽ có ảnh

hưởng nhất định tới tên thương mại trong môi trường thật Chủ thé sẽ bị đánh giá không tốt về chất lượng sản phẩm, tên thương mại dễ bị quên lãng trong “biển

kinh doanh”.

Mặt tiêu cực:

Internet là một môi trường kinh doanh và quảng bá lý tưởng, nhưng nó

cũng có khả năng đem đến những thiệt hai không thé lường trước được Môi trường Internet được ví như “xã hội ảo” cũng vì những mặt tương đồng với “xã

hội thực” của nó Sự tự do phát ngôn và tự do truy cập thông tin của Internet đôi

khi sẽ mang lại những ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của chủ thể Những sai sót nhỏ, những bê bối nội bộ sẽ rất dé dàng bị bới móc và tuyên truyền rộng rãi hơn trên môi trường Internet làm cho khách hàng bị ảnh hưởng

trong việc đánh giá chất lượng của sản pham chủ thé kinh doanh cung cấp Nghiêm trọng hơn nữa, là những vu khống, đặt điều với mục đích không tốt sẽ dễ dàng lan truyền hơn trên môi trường Internet vì đặc tính dễ truy cập và tốc độ

lan truyền của nó Những trường hợp này, chủ thể kinh doanh cũng như tên thương mại sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất có thể khó mà phục hồi lại nguyên vẹn khi thông tin sai lệch ké trên bị đính chính Và sẽ là một thảm hoa đối với chủ thé kinh doanh khi tên thương mại của họ được sử dụng bởi người dùng khác trên môi tường Internet để mạo danh với mục đích xấu Những ton thương do mạo danh khi được phục hồi sẽ vẫn để lại những nghi ngờ đối với khách hàng và khách hàng tiềm năng vì họ sẽ băn khoăn về khả năng chủ thé kinh doanh thông qua xử lý nội bộ sẽ biến “chính danh” thành “mạo danh” dé xóa bỏ những tin đồn xâu, vu khống gây ảnh hưởng đến uy tín của mình Ngoài

ra nêu một chủ thể kinh doanh xây dựng thương hiệu hay hình ảnh của công ty

dựa trên một tên gọi nhưng không sở hữu được tên gọi đó trên mạng thông tin

Trang 31

Internet thì điều tất yếu sẽ dẫn đến việc một lượng khách hàng chuyến sang mua hàng hóa hoặc sử dụng dich vụ của chủ thé khác, gây thiệt hại lớn về doanh thu cho chủ thé kinh doanh.

1.2.3 Khai niệm bảo hộ tên thương mai trong môi trường Internet

Bao hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng là việc Nhà nước đưa ra các quy định về điều kiện bảo hộ, xác lập quyền, nội dung quyền của chủ sở, phạm vi bảo hộ quyền, xâm phạm quyên và các biện pháp bảo vệ Việc bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet cũng bao gồm các quy

định về điều kiện bảo hộ, xác lập quyên, nội dung quyền của chủ sở hữu, phạm

vi bảo hộ quyền, xâm phạm quyền và các biện pháp bảo vệ, tuy nhiên những quy định này không phải áp dụng trực tiếp đối với tên thương mại mà áp dụng gián tiếp qua các quy định pháp luật đối với các ứng dụng trên Internet như tên miễn,

website hay các trang thông tin điện tử Vậy ta có thể hiểu Bảo hộ tên thương

mại trong môi trường Internet là việc Nhà nước dé ra các quy định về việc đăng

ky, sử dụng, định đoạt các ứng dụng trên Internet không được phép xâm phạm

tên thương mại và dé ra các quy định xác định các hành vi vi phạm cũng như các

biện pháp bao vệ tên thương mai trên Internet.

Từ những phân tích về mối liên hệ giữa tên thương mại và môi trường

Internet ở trên, ta có thé thấy việc bảo hộ tên thương mại trên Internet có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể kinh doanh Nếu tên thương mại được bảo hộ tốt trên Internet, một doanh nghiệp có thé thu được lợi nhuận rất lớn, từ đó có thé đóng góp thêm cho ngân sách của nhà nước thông qua việc nộp thuế Lợi nhuận cao cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng, từ đó tạo

thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đây sự phát triển của đât nước.

Trang 32

Việc đề ra các quy định bảo hộ tên thương mại trên Internet một cách chặt chẽ, hiệu quả cũng sẽ thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Chúng

ta biết răng ngày nay hầu như tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng các ứng dụng

trên Internet như một kênh quảng bá hình ảnh và kinh doanh Tên thương mại

được bảo hộ trên Internet tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài

khi họ đầu tư vào Việt Nam.

Việc bảo hộ cũng có ý nghĩa với Nhà nước và xã hội, vì việc bảo hộ giúp

phân định rach ròi nguồn thông tin đáng tin cậy và nguồn thông tin có khả năng là giả mạo Từ đó, Nhà nước có thê xác định được đối tượng vi phạm, xã hội có thể lọc được thông tin về chủ thể kinh doanh, từ đó người tiêu dùng cũng chọn

được chủ thê kinh doanh uy tín, chất lượng cho nhu cầu của mình.

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG BẢO HO TÊN THƯƠNG MẠI TRONG MOI TRUONG INTERNET TẠI VIỆT NAM

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về việc bao hộ tên thương mại trong

môi trường Internet

2.1.1 Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo hộ tên thương mại

trong môi trường Internet

Việc bảo hộ theo khái niệm được nêu ở phần trước của Chương này chỉ là

khái niệm mang tính chất lý tưởng Trên thực tế, việc bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet rất phức tạp vì những quan hệ pháp luật sẽ đan xen và

sẽ bị tác động ở những mức độ khác nhau khi tiễn hành bảo hộ tên thương mai

trong môi trường Internet Hơn nữa, vì tốc độ phát triển của môi trường Internet

nhanh nên hành lang pháp lý cho những ứng dụng mới, quan hệ mới phát sinh

trong môi trường Internet thường thiếu và đôi khi còn mâu thuẫn khi áp dụng vào thời điểm hiện tại Từ tất cả những lý do trên, hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet còn chưa thực sự có hệ thông, mà là những quy định riêng lẻ ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

- Luật SHTT 2005 năm 2005 được sửa đổi, bỗ sung năm 2009.

Luật SHTT 2005 là khung pháp lý co bản đối với bảo hộ tên thương mai, đưa ra định nghĩa và quyền, nghĩa vụ của chủ thể sử dụng tên thương mại đối với tên

thương mại Do đó, việc sử dụng tên thương mại trong môi trường Internet cũng năm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định liên quan trong Luật SHTT

2005 Ngoài ra, Luật SHTT 2005 còn quy định các hành vi xâm phạm quyền đối

với tên thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Trang 34

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT 2005 về SHCN, được sửa đổi b6 sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đôi, b6 sung một số điều của Nghị định số ND-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT 2005 về SHCN.

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT

2005 về SHCN đưa ra các quy định chi tiết hơn cho việc xác lập, giới hạn và

hạch toán chi phí liên quan tới tên thương mại Trong Nghị định này, khái niệm

tên thương mại trong mội trường Internet cũng không được nhắc đến, Tuy nhiên , điều đó không loại trừ phạm vi bảo hộ trong môi trường Internet của tên thương mại bởi vì “Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thô

kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thé mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp” — quy định tại khoản 2 Điều 16 và quy định tại Điều 17 về “Tôn trọng quyền được xác lập trước”.

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi, bố sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tu số 01/2007/TT-BLKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đôi, bố sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCNngày 31/7/2010 và Thông tư số01/⁄2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đối, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009, Thông tư 05/2013/TT-04/2009/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật

Trang 35

SHTT 2005 về SHCN, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-13/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2011.

Thông tư hướng dan chi tiết hon nữa một sô nội dung liên quan tới tên thương

mại bao gôm việc xác lập tên thương mại và các thủ tục đôi với các quyên

SHCN khác phải tránh sự nhằm lẫn với tên thương mại của người khác.

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp va Thông tư 11/2015/TT-BKHCN Quy

định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP

ngày 29/08/2013 của chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực sở hữu công nghiệp.

- Luật Cạnh tranh năm 2004

Luật Cạnh tranh năm 2004 đưa ra một chương về “Hành vị cạnh tranh không

lành mạnh”, đây là khung pháp lý cơ bản để xác định vi phạm đối với việc bảo

hộ tên thương mại nói chung và tên thương mại trong môi trường Internet nói

riêng Trong đó, có 4 hành vi có thé sẽ có tính chất vi phạm đối với việc bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet đó là: hành vi “Chi dẫn gây nhằm lẫn” (Điều 40), hành vi “Gièm pha doanh nghiệp khác” (Điều 43), hành vi “Gây rối

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác” (Điều 44), hành vi “Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” (Điều 45).

Tuy nhiên, việc bảo hộ trong phạm vi Luật cạnh tranh bi han chế với đối tượng

áp dụng chỉ là doanh nghiệp Khắc phục nhược điểm trong quy định của Luật cạnh tranh, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh đã ra đời với quy định tài Điều 5 qua

Trang 36

đó cho phép xử phạt hành chính đối với cá nhân, tô chức có hành vi cạnh tranh

không lành mạnh.

Theo đó, văn bản pháp luật về cạnh tranh đã bảo hộ tên thương mại trong môi

trường Internet dưới hình thức “Cạnh tranh không lành mạnh” đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Luật Công nghệ thông tin (CNTT) năm 2006.

Luật CNTT đã dành mục 3 Chương II dé quy định về “Ứng dụng CNTT trong thương mại” trong đó quan trọng nhất là quy định tại khoản 2 Điều 29 về “Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong thương mại”:

“2 Hoạt động thương mại trên môi trường mạng phải tuán thủ quy định của

, Luật này, pháp luật về thương mại và pháp luật về giao dịch điện tit.’

Qua quy định này, việc bảo hộ đối với tên thương mại trong môi trường Internet

cũng được khăng định bởi vì mọi chủ thé có trách nhiệm tuân thủ quy định của

pháp luật về thương mại khi hoạt động thương mại trên môi trường mạng Đó là

những quy định về bảo hộ tên thương mại trong Luật SHTT 2005 và văn bản

pháp luật liên quan; là những quy định về “cạnh tranh không lành mạnh” trong

Luật cạnh tranh và văn bản pháp luật liên quan.

Cụ thể hơn, pháp luật còn đưa ra quy định đối với việc xử lý tranh chấp tên miền (địa chỉ website) tại Điều 16 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Trong đó, việc tranh chấp có thê xuất phát từ nguyên nhân sử dụng tên miền trùng hoặc giống đến mức nhằm lẫn với tên, nhãn hiệu thương mại của chủ thể được bảo hộ vào các mục đích ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của chủ thé có tên thương mại được bảo hộ.

Trang 37

Hiện nay, việc bảo hộ tên thương mại trong môi trường Internet còn có sự liên hệ

nhất định với 2 Thông tư hướng dẫn của Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Thông tư 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng

thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội và Thông tư

24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Về biện pháp xử lý tên miền vi phạm pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông

cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN quy định về Hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đôi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Quyết định 38/2014/QĐ-TTg ngày 01/07/2014 Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet ra đời, kèm theo đó là Thông tư 16/2016/TT-BTTTT ngày 28/06/2016 Hướng dẫn chuyển nhượng

quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá quy định về việc việc chuyên nhượng tên miên.

2.1.2 Quy định về quyền sở hữu công nghiệp doi với tên thương mai và các giới hạn quyên doi với tên thương mai

Khoản 2 Điều 121 Luật SHTT 2005 quy định:”Cjw sở hữu tên thương mại

là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh

Theo quy định tại Điều 123 Luật SHTT 2005 về Quyên của chủ sở hữu đối

với đối tượng SHCN thì chủ sở hữu có 3 quyền: quyền sử dụng va cho phép người khác sử dụng tên thương mại, ngăn cấm người khác sử dụng tên thương mại và quyền định đoạt đối với tên thương mại.

Trang 38

- Quyén su dụng tên thương mại: Sử dụng tên thương mai là việc thực hiện hành

vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thê hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phâm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp

dịch vụ quảng cáo (khoản 6 Điều 124 Luật SHTT 2005) Quyền sử dụng này bao gồm cả việc sử dụng tên thương mại trên Internet Việc sử dụng tên thương mại trên Internet có thé là các hành vi sử dụng tên thương mai làm tên miền dé quảng

bá và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, thiết lập trang mạng xã hội mang tên

thương mại dé quảng bá thương hiệu, kết nối với người tiêu dùng.

- Quyền ngăn cắm người khác sử dụng tên thương mại: Theo khoản 1 Điều 125 Luật SHTT 2005 quy định chủ sở hữu đối tượng SHCN và tô chức, cá nhân được trao quyền sử dụng có quyền ngăn cắm người khác sử dụng đối tượng SHCN Chủ sở hữu quyền SHCN có thé yêu cầu các cơ quan có thẩm quyên can thiệp

khi phát hiện ra một chủ thé bat kỳ có những biểu hiện vi phạm như: sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử

dụng trước đó cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc cho sản phẩm, dịch vụ

tương tự gây nhằm lẫn về chủ thé kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh

doanh dưới tên thương mại đó, sử dụng tên thương mại trên Internet mà xâmphạm đên quyên và lợi ích của chủ sở hữu tên thương mại,

- Quyền định đoạt đối với tên thương mại: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, chủ sở hữu của tên thương mại phải chịu rất nhiều nghĩa vụ liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước như: phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế Vì vậy chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyên nhượng tên thương

mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyên

nhượng phải được tiễn hành cùng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (khoản 3 Điều 139 Luật SHTT 2005), việc chuyển

Trang 39

nhượng này cũng bao gồm chuyên nhượng hoạt động quảng bá thương hiệu, hoạt

động kinh doanh trên Internet

Chủ sở hữu tên thương mại cũng có những giới hạn nhất định về quyền đối với tên thương mại Khoản 4 Điều 21 Luật SHTT 2005 quy định tên thương

mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thé kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thé kinh doanh khác trong cùng

lĩnh vực và khu vực kinh doanh Khu vực kinh doanh theo khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 là khu vực địa lý nơi chủ thé kinh doanh có ban hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng Tuy nhiên, định nghĩa này gây ra nhiều vấn đề pháp lý phát sinh Liệu theo định nghĩa này “khu vực kinh doanh” có thể được hiểu là bất kỳ khu vực địa lý nào mà các doanh nghiệp phân phối sản phẩm đến hay là nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính hoặc có hiện diện thương mại của mình? Số lượng cụ thé cho tiêu chí lượng khách hàng và bạn hàng của chủ thể kinh doanh tại một khu vực địa lý là bao nhiêu, nếu theo định nghĩa nay thì liệu l người cũng được coi là có bạn hàng va có khách hàng? Cơ sở nao để xác định được

danh tiếng của một chủ thé kinh doanh? Chưa kể đến việc nếu chủ thé kinh

doanh thực hiện hoạt động của mình trên Internet thì khách hàng, bạn hàng và

danh tiếng của chủ thé đó hoàn toàn có thé có trên phạm vi toàn cầu 2.1.3 Quy định về hành vi xâm phạm quyên đối với tên thương mai

Theo từ điển Tiếng Việt 2001 giải thích: Xam phạm là phạm đến, động

đến Xâm phạm quyên là hành vi của một cá nhân, tổ chức động chạm đến quyén

lợi của tô chức, ca nhan khác.

Xâm phạm quyền SHCN là hành vi không phải do chủ thé quyền tiến hành

hoặc không phải là người được pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép làm tôn hại đến quyên và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối

Trang 40

tượng SHCN Đây cũng là hành vi xâm phạm độc quyền của chủ sở hữu đối

tượng công nghiệp mà không thuộc vào những trường hợp giới hạn quyền

Khoản 2 Điều 192 Luật SHTT 2005 quy định mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn

thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử

dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhằm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại Chỉ dẫn thương mại là : ” các dau hiệu, thông tin nhằm hướng dan thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dân địa lý, kiểu dang bao bì cua hàng hoá, nhăn hàng hod” (khoản 2 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) Cũng theo khoản 3 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc sử dụng chỉ dẫn thương mại bao

gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán,

quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khâu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương

mại đó.

Vậy ta có thé hiểu hành vi xâm phạm tên thương mại là hành vi gắn tên thương mại hoặc chỉ dẫn trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với tên thương mại lên hàng hóa, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo dé bán, tàng trữ dé bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn tên thương mại hoặc chỉ dẫn trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với tên thương mại đó của những chủ thể không có quyền sở

hữu đối với tên thương mại đó, không phải là người được pháp luật hay cơ quan

có thẩm quyền của nhà nước cho phép, cũng không thuộc vào những trường hop

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan