Luận văn thạc sĩ luật học: Tội trộm cắp tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam

99 2 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Tội trộm cắp tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHẠM THU HÀ

TOI TROM CAP TÀI SAN TRONG LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCChuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sựMã số : 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Quang Vinh

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn “Tội rộm cắp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam” là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Những nội dung trong luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Trương Quang Vinh Các kết qủa nghiên cứu là trung thực và chưa từng công bố ở các nghiên cứu khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2016 XÁC NHAN CUA GIẢNG VIÊN HUONG NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thu Hà

TS Trương Quang Vinh

Trang 3

Đề hoàn thành luận văn, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự chi bảo giảng dạy, giúp đỡ của các thầy cô trong trường Đại học Luật Hà Nội, đặc

biệt là khoa Pháp luật hình sự đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi, trang bị

cho tôi những hiểu biết, kiến thức dé nghiên cứu những van dé trong luận văn này trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.

Người tôi muốn đặc biệt cảm ơn là thầy giáo hướng dẫn của tôi, TS.

Trương Quang Vĩnh - trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.

Do kiên thức còn hạn chê nên luận văn sẽ không thê tránh khỏi những

thiêu sót, rât mong nhận được sự đóng góp của các thây cô và các bạn đọc cóquan tâm đên vân đê này đê đê tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 thang 08 năm 2016Học viên

Phạm Thu Hà

Trang 5

Bảng 1 Sô vụ và sô người phạm tội trộm cap tài sản so với sô vụ va sô người

phạm các tội xâm phạm sở hữu và phạm tội trên cả nước trong giai đoạn 2011- 2015

Bảng 2 Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số người

của tội phạm nói chung trên cả nước trong giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 3 Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản đã bị khởi tố, truy tố, xét xử trong giai đoạn 2011 — 2015

Bảng 4 Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã tuyên trong

giai đoạn 2010 — 2015

Trang 6

Chương 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE TOI TROM CAP TÀI SAN TRONG BỘ LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM o.u cccscsccscscssessesesessesessestseeseseeeees 7 1.1 Khái niệm tội trộm cắp tài Satie csecsesescsesceesescsesecscevsessecseseees 7 1.2 Lịch sử lập pháp về tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay St E311 EEEE1111111E151111111111111111 11111 ce 10

1.2.1 Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ 051850181006 .44 10 1.2.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 - E1 1221011111 12291 1111111190111 111kg 1 1 tre 16

1.2.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 đến trước khi ban hành BO luat hinh su 2015 wo 5 1 20

1.3 Tội trộm cap tài san quy định trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thé glỚi ¿SE 3 151511 11115111111111111111111111111111 01111111111 10 23

1.3.1 Tội trộm cắp tài sản quy định trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga 23 1.3.2 Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung

Ha _ Ặ QQQQQQQ HT TH TH TT HH nh 25

Chương 2: TỘI TROM CAP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HINH SỰ VIỆT NAM NAM 1990 - + 2+ SE+EEEE2E9E1212152121 221 xee 27 2.1 Các dau hiệu pháp ly cơ bản của tội trộm cắp tài sản - -: 27 2.1.1 Khách thé của tội trộm cắp tài sản - ¿2 +x+ESEE+xeEeEererees 27 2.1.2 Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản 2-5 2 s+s+cszx+ce2 32 2.1.3 Chủ thé của tội trộm cắp tài sản - ¿+ - SE Sv ke vEEErkekerrrrreea 40 2.1.4 Mặt chủ quan của tội trộm cắp 180 ằằ 43 2.2.1 Đường lối xử lý đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự -©5- 5c SE 1 12E121211211112112111121111 1111 tk 46

Trang 7

2.2.3 Đường lối xử lý đối với các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Hình sự - -55- 52s E21 1121112111111 1111111 te 59 2.2.4 Đường lối xử lý đối với các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều

138 Bộ luật Hình sự - 5-55 522SSE2E2212E12152121521112121211 1171121 xe 61 2.2.5 Hình phạt bổ sung -¿-¿- ¿St SE 3 1S 5E EEEE1EEE1111111111111 1111 1e 63 2.3 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam I999 -G- + 1 1 2131111111221 11 1111118031111 111g 1 1 kg 63 2.3.1 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tại Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999 2-52 5++S+2222E2E2xExerxerrsrree 63 2.3.2 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 226b Bộ luật hình sự năm 1999 - - 2 2222+2++xvzxezxezxerrsrxee 64 Chương 3: THUC TIEN AP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA ÁP DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA LUẬT HÌNH SỰ DOI VỚI TOI TRỘM CAP TÀI SẢN ¿+ S222 EE2EEEE2EE1E1211121215 21211221 xeE 66 3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản 66 3.2 Nguyên nhân của những tôn tai, bat cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự năm 1999 đối với tội trộm cắp tài sản 75 3.3.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản 77 3.3.2 Một số giải pháp khác 5-52 +s+x+E+ESEEEE2EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrree 79 KẾT LUẬN - SE Sc St St SE 15151111151111111111111111111111111111 1155111111111 e 87 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO csscscsssssessssessessescssesesesucseesseseees 89

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản và quyền sở hữu về tài sản là một trong những quyền quan trọng, thiết thân của con người và luôn chiếm được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lập pháp của bất kỳ quốc gia nào Trong các hình thái xã hội khác nhau, Nhà nước đều sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của con người và hành vi xâm hại đến quyền sở hữu của con người đều bị áp dụng những hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định như: trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm hoàn trả vật, tài sản trong pháp luật dân sự hay điều tra, truy tố, xét xử một người khi họ có hành vi xâm phạm quyền sở hữu ở mức độ nghiêm trọng Thông qua việc đánh giá coi hành vi xâm phạm quyền sở hữu của con người là tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người

phạm tội, Nhà nước luôn thể hiện thái độ đấu tranh không khoan nhượng đối với loại hành vi nay.

Nghiên cứu diễn biến tội phạm trong những năm vừa qua, trên phạm vi toàn quốc, có thể thấy rằng nhóm các tội xâm phạm sở hữu thuộc loại tội phạm có diễn biến phức tạp Tính chất phức tạp thé hiện ở hai điểm: số vụ liên tục tăng và mức độ nguy hiểm cũng ngày càng nghiêm trọng Hành vi

phạm tội xâm phạm sở hữu đã gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà

nước, của tô chức và tai sản của công dân, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm sở hữu trong những năm vừa qua cho thấy loại tội trộm cắp tài sản luôn chiếm một lượng đáng kê trong tong số các tội phạm hàng năm, trong đó, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm sở hữu có mức độ xảy ra nhiều nhất (năm 2015, chiếm 67,54% số vụ và 66,23% số người trên tong số vụ và số người phạm các tội xâm phạm sở hữu; chiếm 28,69% số vụ và 23,92% số người trên tổng số vụ và số người phạm tội nói chung trên phạm vi cả nước) Đây là loại tội diễn biến ngày một gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyét.

Tuy nhiên, với tình hình tội trộm cắp tài sản phức tạp như vậy, thực tiễn cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm

Trang 9

chưa chặt chẽ Ý thức tự bảo vệ tài sản của mình và tham gia bảo vệ tài sản của người khác trong nhân dân còn yếu Các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức kinh tế tuy có điều kiện về tài chính nhưng công tác bảo vệ tài sản còn lơ là mất cảnh giác, it quan tâm trong việc trang bi các phương tiện khoa hoc kỹ thuận để phục vụ cho việc phòng chống tội trộm cắp Bên cạnh đó, số đối tượng bị phạt tù sau khi mãn hạn tù dé hòa nhập cộng đồng còn chưa được quản lý chặt chẽ, do đó tỷ lệ tái phạm là rất cao.

Nhận thấy việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay dé từ đó đề ra những biện pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản Vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Tội trộm cắp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam” dé làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ thực trạng về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn cả nước cho

đến nay đã có không ít những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập 2” trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2015; “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam — Phân các tội phạm ” của Khoa Luật - Đại hoc Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phân các tội phạm, Tập 2” của tác giả Dinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh năm 2002; “Các tội xâm phạm sở hữu có tính chát chiếm đoạt tài sản ” của tác giả

Cao Thị Oanh (chủ biên), Nxb Tư pháp năm 2015.

Luận án tiên sĩ luật học “Trách nhiệm hình sự doi với các tội xâm

phạm sở hữu ” của tac giả Nguyên Ngọc Chí năm 2000; Luận án tiên sĩ luậthọc “Toi rộm cắp tài sản và dau tranh phòng chong tội này ở Việt Nam của tác giả Hoàng Van Hùng năm 2007; Luận văn Thạc sĩ Luật học “T76i tr6m cắp

Trang 10

Bên cạnh đó, còn phải ké đến các công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tình hình tội trộm cắp tài sản trên một địa bàn cụ thể như: Luận văn Thạc sĩ Luật học “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tac giả Dinh Quang Tuyền năm 2015; Luận văn Thạc sĩ Luật học “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Dang Thị Phương Linh năm 2014; Luận văn Thạc sĩ Luật học “Phong ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thúy An năm 2013.

Ngoài ra còn một số bài viết của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí, sách, báo khoa học đề cập tới tội trộm cắp tài sản như: “Quy định cua Bộ luật hình sự năm 1999 về “tội trộm cắp tài sản ” của tác giả Mai Bộ trên tạp chí TAND số 9 năm 2015; “Phân biệt một số dấu hiệu đặc trưng của lội trộm cap tài sản khi định tội danh” của tac giả Trần Mạnh Hà trên tạp chí TAND số 10 năm 2006; “Yếu tô định lượng tài sản đối với tội trộm cắp tài sản ` của tác giả Dương Vân Anh trên tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tôi cao số 23 năm 2014.

Các công trình nghiên cứu trên về cơ bản đã đánh giá khái quát được về nội dung, tình hình và thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên phạm vi cả nước hoặc trên một số địa bàn nhất định, từ đó rút ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng Tuy nhiên, việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản dưới góc

nhìn của Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự vẫn còn quá it tác gia

đề cập đến Vì VẬY, VIỆC tiếp tục nghiên cứu đề tài “7 oi trộm cắp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam” cả về phương diện lý luận và thực tiễn là điều

cân thiệt.

3 Đôi tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hìnhsự Việt Nam vé tội trộm cap tài sản, tìm hiệu thực trạng về tội trộm cap tài sản trong những năm gần đây.

Trang 11

trung vào quy định hiện hành của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng, từ đó luận văn đưa ra các đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự về loại tội phạm này, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cặp tài sản.

5 Cac câu hỏi nghiên cứu của luận van

Đê đạt được mục đích nêu trên, đê tài nghiên cứu phải trả lời được các câuhỏi sau đây:

- Toi trộm cap tài san là gi? Lich sử lập pháp hình sự của Việt Nam về loại tội phạm này từ khi Cách mạng tháng 8 thành công đến nay như thé nào? So sánh với tội trộm cắp tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới?

- Dau hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 và những điểm mới của tội này tại Điều 173 Bộ luật hình

sự năm 2015?

- Phan biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm cùng loại hoặc có

liên quan?

- Thực tiễn áp dụng qua các số liệu điều tra, truy tố, xét xử loại tội này trong thời gian 5 năm như thé nào?

- Cac giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội trộm cắp tài sản và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ

luật hình sự Việt Nam về tội trộm cặp tài sản?

Trang 12

- Phuong pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản pháp luật, các

công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến tội trộm cắp tài sản và công tác phòng chống loại tội phạm này.

- Phuong pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu phản ánh hoạt động phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn cả nước.

- Phuong pháp điều tra điển hình: nghiên cứu sâu một số vu án điểm hình cho từng loại phương thức, thủ đoạn gây án Từ đó rút ra những kết luận

phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- _ Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.

7 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng chống tội trộm cắp

tài sản.

- Vé mặt lý luận: luận văn đã tong hop cac quan điểm khoa học về tội trộm cắp tài sản, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản, qua đó góp phần hoàn thiện nội dung quy định của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999.

- Vé mặt thực tiễn: những giải pháp đề xuất nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.

- Luan văn có thé được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, cho người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trong thực tế Đồng thời là nguồn tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến pháp luật hình sự nói

chung và tội trộm cap tài sản nói riêng.

Trang 13

của luận văn gôm 3 chương:

Chương I Một sô vân đê chung về tội trộm cap tài sản trong Bộ luật

hình sự Việt Nam

Chương II Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt

Nam năm 1999

Chương III Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự đôi với tội trộm cap tài sản

Trang 14

MOT SO VAN DE CHUNG VE TOI TRỘM CAP TÀI SAN 1.1 Khai niệm tội trộm cắp tài sản

Trong lịch sử lập pháp Việt nam và các nước trên thế giới tồn tại hai khuynh hướng khác nhau khi quy định về tội trộm cắp tài sản trong văn bản pháp luật hình sự Khuynh hướng thứ nhất không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội trộm cắp tài sản mà mặc nhiên thừa nhận nó Khuynh hướng thứ hai có quy phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản' Ở mỗi giai đoạn lập pháp hình sự, Nhà nước ta đều ban hành các quy định về tội trộm cắp tài sản và đường lối xử lý người phạm tội, song các văn bản pháp luật của Nhà nước ta sau Cách mạng tháng 8 đều không đưa ra khái niệm về tội này, nghĩa là thể hiện theo khuynh hướng thứ nhất, không có quy phạm định nghĩa của khái niệm tội trộm cắp tài sản, chỉ quy định tội danh một cách đơn giản được thê hiện trong Điều 132, Điều 155 BLHS năm 1985 và Điều 13§ BLHS

năm 1999, Nhu vậy, cân tìm hiéu thé nao là tội trộm cap tài sản.

Qua nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước như Liên bang Nga, Malaixia, Cộng hòa liên bang Duc đều theo khuynh hướng thứ hai Cụ thé:

Theo Điều 158 BLHS Liên Bang Nga năm 1996 (có hiệu lực từ 01/07/1997) đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm trộm cắp: “Trém cap tài sản nghĩa là bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác thì bj Qua khái niệm này cho thấy hành vi phạm tội trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản, sự chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách bí mật và tài sản bị chiếm đoạt

phải là tài sản của người khác.

Ngoài ra, BLHS Liên bang Nga còn giải thích thêm “7ồi ôm cấp tài sản theo Diéu luật này được hiểu là hành vi lấy di và (hoặc) sử dung trái

' Hoàng Văn Hung (2007), Tôi trộm cắp tài sản và dau tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam, Luậnán Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.21.

? Nguyễn Minh Đạo, Phùng Văn Ngân, Vũ Thị Hương Giang, Nguyễn Đức Trung (dịch, 2011), Bộ Luật hìnhsự Liên bang Nga, Sách được tài trở bởi Sida, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.254-258.

Trang 15

chủ nhân khác tài sản này ” Như vậy, BLHS Liên bang Nga còn làm rõ thêmmục đích của người phạm tội là trục lợi.

Theo Điều 378 BLHS của Malaixia: “Người nào nhằm mục dich chiếm đoạt động sản của người khác mà lấy di tai san do thi bị xu là tội trộm cap 3

Tương tự như BLHS Malaixia, BLHS Cộng hoa Liên bang Duc cũng quy

định: “Người nào lấy đi một đô vật không cô định không phải của mình từ một người khác với chủ định chiếm đoạt trái pháp luật đồ vật cho mình hoặc cho một người thứ ba thì bị xứ phạt với hình phạt ” Với cách đưa ra khái niệm như trên cho thấy, BLHS hai quốc gia này cũng xác định trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt, tài sản bị chiếm đoạt cũng là tài sản của người khác và đối tượng tác động của loại tội này là động sản (những tài sản có thé di dời

từ nơi này đên nơi khác).

Nhu vậy, hau hêt các nước trên thê giới đêu hiêu trộm cap tài sản là

hành vi lây đi tài sản của người khác nhăm mục đích chiêm đoạt, trục lợi một

cách bí mật.

Nhà nước ta tuy không định nghĩa tội trộm cắp tài sản trong luật nhưng cũng có cách hiểu tương tự Theo từ điển pháp luật hình sự, định nghĩa trộm cap tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý.” Cách định nghĩa này cũng tương tự với định nghĩa được đưa ra trong GIáo trình trường Dai học Luật Hà Nội: “76i rộm cap tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ”." Như vậy, tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, tính chất của hành vi là lén lút, bí mật và đối tượng là tài sản đang có người quản lý.

3 Bộ Tư pháp (1998), Số chuyên đề về luật hình sự của một số nước trên thế giới, Tạp chí din chủ và phápluật 1998, tr.91.

“N guyén Ngọc Hòa, Lê Thi Sơn và Trần Hữu Tráng dịch (2011), Bộ Luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức,Sách được tài trở bởi Sida, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.392.

> Nguyễn Ngoc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, NXB Tư pháp (tr283)

5 Trường Dai học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Tập 2, Nxb Công an nhân dân, HàNội, tr.32

Trang 16

hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác ”.” Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên vẫn chưa thé hiện rõ được một số dau hiệu pháp lý khác của tội trộm cắp tài sản như dấu hiệu về lỗi, dấu hiệu về độ tuổi va năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể tội phạm.

Theo Tiến sĩ khoa học — Giáo sư Lê Cảm cho rằng dé đưa ra được khái

niệm tội trộm cắp tài sản, cần khẳng định tội trộm cắp tài sản phải thỏa mãn

đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, tức là thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm của nó là: a) bình điện khách quan - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý — tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c)bình diện chủ quan — tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm

` ` 3 As : z oA ` tA ^ z r4K:8

hình sự và du tuôi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cach có lỗi.

Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng đã đưa ra định nghĩa về tội trộm cắp tài sản “76i ộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của người khác với muc đích chiếm đoạt, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cô ý, xâm phạm các quyên sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp

Ag) 9

luật `.

Với cách định nghĩa trên, có thé thấy ngoài những đặc điểm về hình thức chiếm đoạt là lén lút, hành vi phạm tội là hành vi chuyên dịch bất hợp pháp tài sản của người khác làm tài sản của mình, khái niệm này đã làm rõ thêm các đặc điểm về lỗi của tội trộm cắp tài sản là lỗi có ý, người phạm tội phải đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS (những hành vi lay tài sản của người khác khi chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc ở tình trạng không có năng lực

TNHS thì không phải là tội phạm).

7 Đinh Văn Qué (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sư, Phan các tội phạm Tập 2, Nxb TP.Hồ Chi

Minh,tr 196.

Š Lê Cảm (2001), Giáo trình Luật hình sự (phân chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 105.? Hoàng Van Hùng, tlđd chú thích 1, tr.23.

Trang 17

Từ các phân tích trên, tác giả định nghĩa vê Tội trộm cap tai sản nhưsau: “7ô¡ rộm cap tài san là hành vi lén lút, bí mát chiêm đoạt tài san cuangười khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đu tuôi chịu tráchnhiệm hình sự thực hiện với lôi cô ý ”.

1.2 Lich sử lập pháp về tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay

Dé giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và toàn diện về quan niệm của nhà lập pháp trong chế độ xã hội khác nhau về tội phạm và hình phạt, từ đó nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về bản chất, dau hiệu pháp lý đặc thù của tội phạm và chính sách hình sự của nhà nước đối với người phạm tội trộm cắp tài sản sau đây tác giả lần lượt nghiên cứu các qui định pháp luật hình sự về tội trộm cap tai sản trong lich sử.

1.2.1 Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban

hành Bộ luật hình sự 1985

Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được tầm quan trọng của việc ồn định kỷ cương, pháp luật và đối phó với tình hình thực tế nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng và lần lượt ban hành các văn bản pháp luật hình sự quy định việc trừng tri tội trộm cắp tài sản như:

Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02/1946 trừng trị tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 73-SL ngày 17/08/1947 về các tội vi cảnh;

Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/03/1949 về tội trộm cắp tài sản quốc phòng trong thời chiến;

Thông tư 26-BK ngày 09/05/1949 của Bộ tư pháp hướng dẫn đường lỗi xử lý hành vi bắt được của rơi mà giữ lấy không trả hoặc không nộp cho nhà chức trách

Thông tư số 11-BK ngày 14/12/1949 của Bộ Nội vu, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp ấn định phương pháp đối phó với các vụ trộm cắp tại nơi có chiến

SỰ;

Trang 18

Nghị định 32-ND ngày 06/04/1952 của Bộ Tư pháp qui định đường lối

xét xử của tội trộm cắp, lừa đảo biên thủ tài sản

Thông tư 442-TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng tổng kết án lệ và hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm thông thường

Nghiên cứu các văn bản này cho thấy:

Quy định về tội trộm cắp tài sản ở giai đoạn nay đã tạo cơ sở kip thời cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản, góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Tuy nhiên, các văn bản qui phạm pháp luật thời kì này vẫn chưa phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản Thông tư 16-BK quy định: “Bat được của cải gi của người ta mà giữ làm của mình bị coi là ăn Cấp có thể bị phat tù từ 1 năm đến 05 năm, lại còn

bị phạt tiền nữa `.

Tội trộm cắp tài sản ở giai đoạn này được thê hiện như một quy định đơn giản với chế tài cụ thé Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, đường lỗi xét xử giữa các địa phương không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng Chính vì vậy, Thông tư 442-TTg năm 1955 đã quy định thống nhất một số tội phạm, trong đó tội trộm cắp được quy định ngay tại điểm đầu tiên: “Trộm cắp phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm; cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực, có dùng vũ khí đề dọa nạt thì phạt tù từ 3 đến 10 năm” Điểm đặc biệt của Thông tư này là cho phép áp dụng tương tự, có nghĩa là nếu ngoài tội

trộm cắp ra, đối với những tội tương tự với tội trộm cắp, các Tòa án có thé phạt theo như tội đó Mặt khác, trong khi xét xử, các Tòa án cần phải thận trọng, không được máy móc và cũng không nên quá linh động để làm sai lạc tinh thần chính sách trừng trị của Chính phủ, mà phải tùy nơi tùy lúc có chủ

trương trừng phạt cho đúng trong phạm vi đã quy định trên đây.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa của Việt Nam nham phục vụ lợi ích của toàn dân Để góp phần vào việc bảo vệ sự nghiệp này, việc ban hành sắc lệnh 267-SL năm 1957 là nhằm trừng trị những âm mưu hành động phá

Trang 19

hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trợ việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa Điều 2 và Điều 3 của Sắc lệnh 267 — SL có quy định về Tội trộm cắp tài sản nhưng dùng các thuật ngữ khác nhau: Điều 2 sử dụng thuật ngữ “trộm cắp

tài san” còn Điêu 3 sử dụng thuật ngữ “đánh cap bi mật Nha nước”.

“Điêu 2 Kẻ nào vì mục dich phá hoại mà trộm cap, lãng phi, làm hong,huy hoại, cướp bóc tài san của Nhà nước, cua hợp tác xã và cua nhân dán sẽ bị phạt từ 5 năm đến 20 năm tù.

Điêu 3 Kẻ nào vì mục dich phá hoại mà tiêt lộ, đánh cap, mua ban, do thám bí mát Nhà nước, sẽ bị phat từ 5 nam đến 20 năm tù ”.

Nhu vậy, trong giai đoạn từ sau Cách mang tháng 8 năm 1945, Nha

nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật hình sự đơn lẻ trong đó có quy

định về tội trộm cắp tài sản Trong các văn bản đó, pháp luật không quy định tên tội danh, chỉ quy định về tội phạm trộm cắp với các cách mô tả khác nhau Đối tượng tài sản của tội phạm này trong từng thời kỳ lịch sử có chính sách xử lý cho phù hợp với mục tiêu đấu tranh phòng chống tội phạm và thực hiện nhiệm vụ chính trị lịch sử của đất nước Các văn bản pháp luật đơn lẻ đó cùng với những hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư, Chỉ thị, Báo cáo, Tổng két, ) đã góp phan dau tranh chống tội phạm trộm cắp trong từng giai đoạn.

Cho đến năm 1970, do yêu cầu khách quan của việc tăng cường pháp chế XHCN, ngày 21/10/1970, Nhà nước ta đã thông qua 2 Pháp lệnh mới, trên tinh thần pháp điển hóa các văn bản pháp luật trước đó quy định về Tội trộm cap nói riêng và Tội xâm phạm sở hữu nói chung.

- Pháp lệnh thứ nhất là: Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tai sản XHCN do Lệnh số 149-LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bó.

- Pháp lệnh thứ hai là: Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tai sản riêng của công dân do Lệnh số 150-LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bô.

Trang 20

Hai pháp lệnh trên đã thay thế các luật lệ cũ về các tội phạm này vì không còn thích hợp nữa Trong đó, tội trộm cắp được quy định tại hai pháp lệnh với tên tội danh là Tội trộm cắp tài sản XHCN (Điều 7) và Tội trộm cắp tài sản riêng của công dân (Điều 6) tương ứng với hai hình thức sở hữu được quy định lúc đó là sở hữu tài sản XHCN và sở hữu tài sản riêng của công dân.

Điều 7 Pháp lệnh trừng trị các Tội xâm phạm tài sản XHCN quy định Tội trộm cắp tài sản XHCN.

“1 Kẻ nào trộm cap tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phat tù từ 6 tháng đên 5 năm.

2 Phạm tội trong những trường hợp sau đáy:

a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức;

c) Có móc ngoặc;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

e) Trộm tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có gia trị đặc biệt;

f) Dùng tài sản trộm cắp vào việc kinh doanh, bóc lột, dau cơ hoặc vào những việc phạm tội khác;

Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.

3 Phạm tội trong trường hop số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiễu tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung than hoặc bị xử tứ hình ”

Trong pháp lệnh này, “Tai sản XHCN bao gồm tài sản thuộc quyên sở hữu của Nhà nước (tức là sở hữu của toàn dân) và tài sản thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã và các tô chức hợp pháp khác của nhân dân (tức sở hữu tập thé)” Tài sản XHCN là thiêng liêng, tuyệt đối không ai được xâm phạm Mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản đó Chính vì giá trị to lớn đó mà mức hình phạt tối đa của tội này lên đến tử hình.

Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các Tội xâm phạm tài sản riêng của công dân

quy định Tội trộm cap tai sản riêng của công dân.

Trang 21

1 Kẻ nào trộm cap tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

2 Phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tô chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm.

3 Pham tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thi bị,

phạt tù từ 7 năm đến 15 năm `

Khác với tài sản XHCN, tài sản riêng của công dân được Nhà nước bảo

hộ gồm có của cải do sức lao động của công dân làm ra, của cải thu nhập một cách hợp pháp hoặc dé dành được, như tiền bạc, lương thực, quần áo, nhà ở, gia súc, xe cộ, tư trang, văn hóa phâm và đồ dùng riêng khác Mức hình phạt chỉ tối đa là 15 năm.

Về kỹ thuật lập pháp hình sự, hai bản pháp lệnh năm 1970 này đã xây dựng hoàn chỉnh cau thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sản công dân Các Điều luật này đều bao gồm một cấu thành tội phạm cơ bản và hai cau thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng định khung cụ thể, có các khung hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, góp phần phân hóa TNHS người phạm tội Ngoài ra, các nhà lập pháp thời kì này đã có sự phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu khác như tội cướp, tội cưỡng đoạt, tội tham ô, tội lừa đảo

hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiêm đoạt tài san,

Sau ngày 30/04/1975 thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã ban hành thêm một số văn bản pháp luật hình sự mới trừng tri các tội xâm phạm sở hữu.

Trang 22

Cụ thể ở miền Nam, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt.

Tại điểm b Điều 4 Sắc luật 03-SL/76 quy định về tội xâm phạm đến tài sản công cộng như sau: “Pham các tội chiếm đoạt tài sản khác như trộm cap, tham ô, lừa đảo, bội tín, cướp giật, cưỡng đoạt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm Pham tdi trộm cấp, tham 6, lừa đảo mà s6 tài sản chiếm đoạt rất lớn hoặc có nhiễu tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung than hoặc tử hình ”.

Điều 8 Sắc luật 03-SL/76 quy định về tội xâm phạm đến tài sản riêng của công dân như sau:

“Pham các tội chiếm đoạt khác như trộm cap, lừa dao, bội tín, cướp gidt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10 năm.

Pham tội trộm cắp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 nam.’

Nhu vậy, ở thời điểm này trên hai miền Nam, Bắc ton tại hai loại van bản pháp luật khác nhau cùng xử lý về một tội trộm cắp tài sản, đó là: Hai pháp lệnh ngày 21/10/1970 và Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 Nội dung cơ bản của các văn bản này đều thống nhất về tội danh và đường lối xử lý Tuy nhiên, so với các pháp lệnh thì các quy định của Sắc luật chỉ nêu tên tội danh mà không quy định cụ thé dấu hiệu pháp lý của tội phạm.

Dé áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật này, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 54/TATC ngày 06/07/1977 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất thì việc áp dụng pháp luật đối với hành vi phạm tội trộm cắp tài sản được thống nhất như sau: Ở miền Bắc vẫn áp dụng hai pháp lệnh ngày 21/10/1970 Ở miền Nam thì áp dụng Sắc luật 03 là chính, có tham khảo điều khoản tương ứng của Pháp lệnh ngày 21/10/1970 dé nắm rõ hơn dấu hiệu các tội phạm và áp dụng các hình phạt hợp lý hơn.

Trang 23

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực, pháp luật hình sự đã có quy định về loại tội phạm có hành vi trộm cắp để chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên do có nhiều loại văn bản được ban hành và áp dụng ở hai miền Nam, Bắc khác nhau nên không tránh khỏi những bất cập nhất định, nguyên tắc pháp chế khó được thực hiện Vì vậy, cần phải pháp điển hóa các quy định trong các văn bản pháp luật này dé đảm bảo tính thống nhất Bộ luật hình sự 1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 đã ra đời và đáp ứng được yêu cầu đó.

1.2.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban

hành Bộ luật hình sự 1999

Ngày 27/06/1985 Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa VI ban hành và có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/1986 đã khắc phục được tình trang các văn bản pháp luật chồng chéo, không thống nhất trước đó Tăng cường được tính pháp chế, đồng thời bảo vệ được quyền tài sản của công dân Sự ra đời của BLHS là sự pháp điển hóa các quy định về tội phạm và hình phạt từ năm 1945 đến năm 1985.

Theo quy định của BLHS 1985 thi tội xâm phạm sở hữu có kế thừa va phát triển các văn bản pháp luật trước đó, đặc biệt là hai Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và công dân ngày 21/10/1970 Do đề cao sở hữu Nhà nước và tập thể, chưa thật sự coi trọng đến sở hữu tư nhân nên trong giai đoạn này hành vi xâm phạm tài san Nhà nước luôn được coi là nghiêm trọng hơn xâm hại sở hữu tư nhân nên được các nhà lập pháp lúc bấy giờ quy định ở hai chương khác nhau và mức hình phạt cao nhất đối với tội trộm cắp XHCN là tử hình còn tội trộm cắp tài sản công dân là 20 năm Cụ thể: Chương IV là các tội xâm phạm sở hữu XHCN và chương V là các tội xâmphạm sở hữu công dân Có sự quy định như vậy là vì BLHS 1985 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta lúc đó chỉ có hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và hợp tác xã được quản lý và điều hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thống nhất từ trung ương đến cơ sở Trên cơ sở kế thừa

quy định của hai pháp lệnh ngày 21/10/1970 thì BLHS 1985 vẫn quy định là

Trang 24

hai tội: “Tội trộm cap tai san XHCN” và “Tội trộm cap tài sản riêng của côngdân” cụ thê như sau:

“Điều 132 Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam

giữ đên hai năm hoặc bi phạt tù từ sáu tháng đên năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm

đến mười hai năm: a) Có tô chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Hanh hung dé tau thoát;

d) Chiếm đoạt tai sản có giá tri lớn; đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười

năm dén hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 155 Tội trộm cắp tài sản của công dân.

I- Nguoi nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm

đên mười nam;a) Có tô chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung dé tau thoát;

Trang 25

c) Chiém đoạt tài sản có giá tri lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trong khác; đ) Tái phạm nguy hiểm

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy nămđên hai mươi nam.”

Theo quy định tại các Điều luật này, tội trộm cắp tài sản vẫn được cấu tạo bởi một CTTP cơ bản và hai CTTP tăng nặng và kế thừa các tình tiết tăng nặng định khung là: “phạm tdi có tổ chức ”; “phạm lội có tính chất chuyên nghiệp”: “chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn”; “tái phạm nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng khác ” BLHS 1985 cũng loại bỏ các tình tiết tăng nặng không còn phù hợp với thực tiễn như “có móc ngoặc”; “tài sản có gid trị đặc biệt”; “dùng tài sản trộm cắp vào việc kinh doanh, bóc lột dau cơ hoặc những việc phạm tội khác”; “gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác ” và bỗ sung tình tiết tăng nặng mới “hành hung để tau thodt” Tình tiết này là trường hợp người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ mà có hành vi chống trả người bat giữ, người bao vây bắt giữ như đánh, xô ngã, nhằm tau thoát.

Giai đoạn này, định lượng tài sản chưa được quy định tại điều luật nhưng thực tiễn xét xử có hướng dẫn áp dụng để xác định TNHS đối với nhóm tội này Tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn tình tiết “tài sản có giá trị lớn”,

“gdy thiệt hại nghiêm trọng đến tài san” như sau:

“Tại Nghị quyết số 04/HDTP ngày 29-11-1986 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân toi cao đã hướng dan rang thiệt hại tài sản dưới 100.000 đồng là “thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”, thiệt hại về tài sản từ 100.000 dong trở lên là “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” của tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng, số tiền bị chiếm đoạt khoảng từ 50.000 đông đến 100.000 đông được “coi là lớn”

Trang 26

Do tình hình lạm phát, giá cả không 6n định, nên các hướng dan nói trên nay không còn phù hợp nữa, vì vậy can thong nhất lại như sau: khoảng 5 tấn gạo, 5 tấn xăng, dâm lửa, phân đạm, 10 kg thuốc phién, 5 ta my chính, 2 tan đường trang loại 1, 2 lượng vàng, đối với tién va các loại tai sản, hang hóa, vật tư khác thì quy ra trị giá tương đương 5 tấn gạo - được coi là số lượng tài sản, hàng hóa, vat tu có giả trị lớn hoặc số lượng lớn, khi trị giá gấp 3 lần các mức nêu trên thì được coi là có giá trị lớn hoặc có số lượng rất lớn, nghĩa là thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Gây thiệt hại vé tai sản với giá trị lớn thì bị coi là gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, là gây hậu quả nghiêm trọng Gáy thiệt hại về tài sản với giá trị rất lớn thì bị coi là gáy thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, là gáy hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hướng dan trong mục này được áp dung đối với các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, các tội xám phạm sở hữu cua công dân, các tội có hậu quả là thiệt hại đến tài sản, ”

Ngoài ra, liên quan đến định lượng tài sản dé xác định câu thành tội trộm cắp tài sản và các khung hình phạt tăng nặng còn được hướng dẫn trong các Kết luận của Chánh án TAND tối cao tại hội nghị tong kết công tác ngành vào những năm 1991, 1993 và 1995 Những hướng dẫn này cùng với các quy định trong các Nghị quyết của Hội đồng thâm phán đã có hiệu lực áp dụng thống nhất trong một thời gian dài cho đến khi ra đời BLHS năm 1999 mà yếu tố định lượng đã được luật hóa.

Mặc dù các quy định của BLHS năm 1985 về tội trộm cắp tài sản đã có những phát triển đáng ké so với những quy định trước đây, tuy nhiên, các quy định này vẫn còn có một số hạn chế như: vẫn còn phân biệt tội trộm cắp tài sản XHCN với tội trộm cắp tài sản của công dân; khoảng cách giữa mức tối đa và tối thiểu của khung hình phạt còn rộng; chưa phân biệt được tội phạm với vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản Tuy đã được sửa đổi, bồ sung bốn lần vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997 nhưng những lần sửa đôi này chủ yêu đê phục vụ cho cuộc đâu tranh đôi với một sô tội phạm khác

Trang 27

nên những hạn chế trên vẫn chưa được khắc phục cho tới khi BLHS năm 1999 được ban hành.

1.2.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 đến trước khi ban

hành Bộ luật hình sự 2015

Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, các thành phần kinh tế bình đăng trước pháp luật đòi hỏi phải xem xét rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế, về sở hữu dé có những sửa đổi bổ sung thích hop cả về mặt dau hiệu pháp lý cũng như chính sách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới Ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X đã thông qua

BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (Bộ luật có

hiệu lực từ ngày 1/7/2000, sau đây gọi tắt là BLHS năm 1999),

Do chính sách của Dang và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Để làm được điều này, Nhà nước chủ trương, thông qua hệ thống pháp luật bảo đảm là các thành phần kinh tế được đối xử và bảo vệ ngang bằng trước pháp luật Do đó, việc chia hai nhóm tội xâm phạm quan hệ sở hữu không còn phù hợp vì điều này không phù hợp với bản chất của kinh tế thị trường — đòi hỏi một sự đối xử bình đăng của các thành phần kinh tế Mặt khác, sự quy định hai nhóm tội xâm phạm đến hai loại quan hệ sở hữu khác nhau đã nảy sinh ra những bat cập Trong nhiều trường hợp, người phạm tội chỉ quan tâm đến tài sản và giá trị tài sản mà không quan tâm đến nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu nào, nên gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi xác định tội danh cho người phạm tội Quan niệm về định tội danh theo ý thức chủ quan của người phạm tội, tuy giải quyết được một phần các van dé trước mắt là đáp ứng yêu cau coi trọng bảo vệ sở hữu XHCN, nhưng rõ ràng không đảm bảo tính khoa học, nhất là trong trường hợp không xác định được rõ ý thức chủ quan của người phạm tội hoặc trong

trường hợp người phạm tội có sự lẫn lộn giữa sở hữu XHCN và sở hữu riêng

Trang 28

của công dân Để phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, BLHS năm 1999 đã nhập hai chương của BLHS năm 1985 thành một chương với tên gọi “Các fội xâm phạm sở hữu `. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS 1999 như sau:

“Điều 138 Tội trộm cắp tài sản

1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bi xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung dé tau thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm

triệu đồng:

ø) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá tri từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng:

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Trang 29

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai

năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiém đoạt tai sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi

triệu đông.”

Khi quy định về tội trộm cắp tài sản trong BLHS 1999, các nhà lập pháp đã sử dụng yếu tố định lượng để phân biệt giữa hành vi phạm tội trộm cắp và hành vi trộm cắp nhưng chỉ bị coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính Theo đó, các tội xâm phạm sở hữu hau hết được lay mức khởi điểm từ 500.000 đồng trở lên để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và tùy theo giá trị tài sản mà mức hình phạt có thé thay đổi theo các khung hình phạt khác nhau Như vậy, nếu giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500.000 đồng trở lên thì được coi là tội phạm, dưới 500.000 đồng được xem là vi phạm hành chính Tuy nhiên, ranh giới này không phải là tuyệt đối khi mà giá trị tài sản mặc dù dưới 500.000 đồng nhưng người phạm tội lại thuộc một trong những trường hợp “gáy hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa an tích mà con vi phạm ` thì cũng có thê bị coi là tội phạm.

Bên cạnh đó, việc quy định 4 khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đã thu hẹp khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của một khung hình phạt, tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS chuẩn xác hơn.

Tuy nhiên, qua gần 10 năm thi hành, mặc dù BLHS năm 1999 đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải sớm khắc phục, đặc biệt là một số quy định của BLHS hiện hành tỏ ra không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, nhất là các quy định về mức định

Trang 30

lượng tối thiểu về giá trị tài sản hoặc giá trị thiệt hại để truy cứu TNHS đối với các tội xâm phạm tài sản và một sô tội phạm khác có liên quan đên tài sản.

Do vậy, việc sửa đôi bố sung BLHS là một đòi hỏi khách quan và cap thiết trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của nước ta Ngày 16/09/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đôi, b6 sung một số điều BLHS số 37/2009/QH2, có hiệu lực ngày 01/01/2010 Tại điểm a khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bố sung quy định: “Stra đổi cum từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279,280, 283, 289, 290 và 29” Như vay, trong lần sửa đổi này, luật đã điều chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2009/QH12 ngày 19/06/2009 về việc thi hành Luật sửa đổi bố sung một số điều của BLHS cũng quy định: “không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tô định tội khác: hành vi quy định tại khoản I các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài san bị chiêm đoạt có gia trị dưới hai triệu dong ” 1.3 Tội trộm cắp tài sản quy định trong Bộ luật hình sự của một số

nước trên thế giới

1.3.1 Tội trộm cap tài sản quy định trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga Trước đây trong BLHS năm 1960 ở Nga khi quy định về các tội xâm phạm sở hữu cũng có sự phân biệt sở hữu Nhà nước và sở hữu công dân Tuy nhiên đến BLHS năm 1996 (có hiệu lực từ 01/07/1997), hai chương tội xâm phạm sở hữu trên đã được nhập thành một chương, đó là sự thay đôi cần thiết va hợp ly trong BLHS 1999 của Liên bang Nga.” Tội trộm cap tài sản được quy định tại Điều 158 BLHS Liên bang Nga năm 1996 như sau:

“ Diéu 158 Tội trộm cap tài sản

'° Nguyễn Quốc Việt (1998), Bộ luật hình sự mới của Liên bang Nga, tap chí Dân chủ và Pháp luật — Sốchuyên dé về Luật hình sự một sô nước trên thê giới, tr 21.

Trang 31

1 Trộm cắp tài sản nghĩa là bí mát chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tiền đến tam mươi nghìn rúp hoặc phạt bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến sáu tháng hoặc bị phạt lao động bắt buộc đến một tram tam mươi giờ, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ sảu thang đến một năm, hoặc bị hạn chế tự do đến hai năm, hoặc bị phạt giam đến bốn tháng, hoặc bị phạt tù đến hai năm.

2 Hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện: a) bởi nhóm người có bàn bac từ trước;

b) kèm theo hành vi đột nhập trải pháp luật vào nhà hoặc nhà kho khác; c) kèm theo việc gây ra thiệt hại đáng ké cho công dân;

d) từ quân áo, túi xách hoặc đồ xách tay khác trên người người bị hại thì bị phạt tiền đến hai trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng, hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ mot trăm tam muoi giờ đến hai trăm bốn mươi giò, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ một năm đến hai năm, hoặc bị phạt tù đến năm năm có hoặc không kèm theo bị hạn chế tự do đến một năm.

3 Hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện:

a) Kèm theo hành vi đột nhập trai pháp luật vào nhà ở;

b) Từ ống dân dau mỏ, ống dan các sản phẩm dâu mỏ, ông dan ga; c) ở mức độ nghiêm trong

thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn đến năm trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến mười tám tháng, hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ 180 giờ đến 240 giờ, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ 1 đến 2 năm, hoặc bị phạt tù từ 5 năm có hoặc không kèm theo bị hạn chế tự do đến 1 năm.

Trang 32

4 Hành vi trộm cap tài san được thực hiện:a) Bởi nhóm có tô chức;

b) ở mức độ đặc biệt lớn

thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm có hoặc không kèm theo bị phạt tiền đến I triệu rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến 5

” năm có hoặc không kèm theo bị hạn chế tự do đến 2 năm

Như phân tích ở trên, BLHS Liên bang Nga theo khuynh hướng thứ hai,

nghĩa là có quy phạm định nghĩa khái niệm tội trộm cắp tài sản Theo đó, trộm cắp tài sản là hành vi lẫy đi tài sản của người khác và (hoặc) sử dụng trái pháp luật tài sản của người khác một cách bí mật nhằm mục đích chiếm đoạt,

trục lợi.

Về hình phạt, đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng, hình phạt tiền được áp dụng rộng rãi với tính chất là hình phạt chính, được lựa chọn với các hình phạt khác như lao động bắt buộc, lao động cải tạo, hạn chế tự đo, phạt giam, phạt tù Ngoài ra, hình phạt tiền cũng được coi là hình phạt bồ sung Bên cạnh cách quy định một số tiền cụ thé mà người phạm tội phải nộp, BLHS Liên bang Nga còn quy định người bi kết án phải nộp một số tiền bằng lương hoặc thu nhập khác của người đó trong một khoảng thời gian nhất định.

BLHS Liên bang Nga cũng cho thấy quan điểm tương đối khoan dung đối với người phạm tội trộm cắp tài sản Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù không quá 10 năm tù và phạt tiền đến 1 triệu rúp, trong khi đó, BLHS Việt Nam năm 1999 quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với người phạm tội trộm cắp tài sản là tù chung thân.

1.3.2 Tội trộm cap tài sản trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 264 BLHS Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa có hiệu lực ngày 01/10/1997 như sau:

Trang 33

Điều 264

Người nào trộm cap tài sản của công hoặc tu với số lượng tương đổi lớn hoặc trộm cắp nhiễu lan, thì bị phạt tù đến dưới 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế, kèm theo phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng lớn hoặc có những tình tiết nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và bị phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng đặc biệt lớn hoặc có những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tu chung thân và bị phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản; nếu có một trong những hành vi dưới đáy thì bị phạt tù chung than hoặc tu hình và bị tịch thutài san:

1 Trộm cap tiên, tai sản với sô lượng đặc biệt lớn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác;

2 Trộm cắp di sản quý hiếm, có tình tiết nghiêm trọng ”

BLHS Trung Hoa cũng giống như BLHS Việt Nam năm 1999 không mô tả bất kỳ một dấu hiệu pháp lý nào của tội trộm cắp tài sản.

Về hình phạt, BLHS Trung Hoa có quy định nghiêm khắc hơn so với

BLHS Việt Nam năm 1999 cũng như BLHS Liên bang Nga Theo đó, người

phạm tội trộm cắp tài sản có thé bị tử hình và bị tịch thu tài sản Ngoài hình phạt tù, BLHS Trung Hoa còn áp dụng hình phạt tiền, cải tạo lao động, quản chế là hình phạt chính, tuy nhiên Bộ luật không quy định cụ thể mức phạt tiền

mà người phạm tội phải nộp là bao nhiêu.

Trang 34

Chương 2

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 2.1 Các dấu hiệu pháp lý co bản của tội trộm cắp tài sản

2.1.1 Khách thể của tội trộm cấp tài sản

“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hai”'' Theo Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thé của luật hình sự là những quan hệ xã hội được xác định tại Điều 8 của BLHS: “độc lập, chủ quyên, thong nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ

quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hoá, quốc phòng, an

ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm

tính mạng, sức khỏe, danh du, nhân phẩm, tu do, tài san, các quyên, lợi ích hợp pháp khác cua công dân, xám phạm những lĩnh vực khác của trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa” Hành vi bi coi là tội phạm là hành vi gây thiệt hai hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc một sỐ quan hệ xã hội được xác định tỚI.

Điều 15 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phan theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiễu thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dang dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thê là nên tảng ”.

Cùng với việc quy định về chế độ sở hữu, Hiến pháp 1992 cũng xác định sự bảo hộ của Nhà nước đối với các hình thức sở hữu trong xã hội, tại Điều 28 Hiến pháp 1992: “Moi hoạt động sản xuất, kinh doanh bat hợp pháp, mọi hành vi pha hoại nên kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà

1 Trường Dai học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam — Tập 1, Nxb Cong an nhân dân,Hà Nội, tr.86.

Trang 35

nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tập thé và của công dân déu bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật ”

Hiến pháp 2013 tiếp tục khang định quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng và được hiến định Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1 Mọi người có quyên sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phan vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tô chức kinh tế khác.

2 Quyên sở hữu tư nhân và quyên thừa kế duoc pháp luật bảo hộ 3 Trường hợp thật cân thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị

trường ”

Khách thể của tội trộm cắp tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội trộm cắp tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu đối với tài sản Đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như tội cướp tải sản, tội bat cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản Đặc điểm này được thê hiện trong cau thành tội trộm cắp tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt Tuy nhiên, bên cạnh sự xâm phạm các quyền sở hữu, tội trộm cắp tài sản còn gây thiệt hại đến trật tự công cộng Khi tội trộm cắp xảy ra thì không chỉ người chủ sở hữu bị mất tài sản mà các hoạt động khác như sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt bình thường của chủ sở hữu cũng có thể bị ảnh hưởng, trật tự, an toàn xã hội nơi xảy ra tội

¬ ache oe

pham tro nén xau di.

Nội dung cua quan hệ sở hữu được thể hiện tại Điều 164 BLDS 2005: “Quyên sở hữu bao gom quyên chiếm hữu, quyên sử dụng và quyên định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Trong đó, quyền chiễm hữu là quyên năng của chủ sở hữu tự mình năm giữ, quản lý tài sản thuộc sở'? Hoàng Van Hùng, tldd chú thích 1, tr 24

Trang 36

hữu của mình; quyền sử dụng là quyền năng của chủ sở hữu khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu chuyên giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác (bán, trao đối, tặng cho, cho vay, ) hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó Tội trộm cắp tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, vì vậy, khi tội trộm cắp tài sản xảy ra đồng nghĩa với việc xâm phạm đồng thời đến cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng

và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

* Đôi tượng tác động của tội trộm cap tài san

“Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội

phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến dé gáy thiệt hại hoặc đe dọa gáy thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ “=

Cũng như các hành vi phạm tội khác, hành vi trộm cắp tài sản cũng có đối tượng tác động cụ thé, đó là tài sản — đối tượng vật chất mà nhờ đó tồn tại

quan hệ sở hữu Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 thì: “Tai sản bao gom vat, tiễn, giấy tờ có giá và các quyển tài sản” Tuy nhiên, khái niệm

đó của BLDS không hoàn toàn trùng lặp với khái niệm tài sản với tư cách là

đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Theo đó:

- Vật là một hình thức tài sản tồn tại dưới một dạng nhất định, có đặc trưng giá trị và có thê trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản nếu nó nằm trong sự chiếm hữu của con người hay có thể hiểu là tài sản đang có chủ Tài sản đang có chủ bao gôm:

+ Tài sản đang ở trong sự chiêm hữu của người khác, nghĩa là trong sựchi phôi vê mặt thực tê cua chủ tai sản hoặc người có trách nhiệm.

+ Tài sản đang còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản.

Dâu hiệu về sự quản lí tài sản thê hiện ở cho: tài sản được cat trong kho, trong

nhà, trong dụng cụ chứa đựng hoặc ở nơi có tường rào các loại thuộc chủ sở

hữu hoặc có sự trông coi thường xuyên hay nhất thời hoặc có dấu hiệu đặc

lở Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd chú thích 11, tr.94

Trang 37

định riêng thể hiện sự chiếm hữu theo phong tục, tập quán của ngành nghề hoặc địa phương.

Tài sản vô chủ do bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc hay chủ sở hữu chủ động từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc dịch chuyền tài sản ra khỏi phạm vi quan lý không phải là đối tượng của tội trộm cắp tài sản.

- Tiền bao gồm tiền Việt Nam và tiền nước ngoài Những loại tiền cũ có giá trị văn hóa, lịch sử khi bị trộm cắp không được coi là tiền theo nghĩa

này mà được coi là vật.

- Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá rất đa dạng Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 02/2005/QD-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 01 năm 2005 qui định: “Giấy to có giá là chứng nhận của tô chức tin dụng phát hành dé huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các diéu khoản cam kết khác giữa tổ chức tin dụng và người mua” Giây tờ có giá có nhiều hình thức khác nhau, tên gọi của giấy tờ có giá có thé là: kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu chứng chỉ tiền gửi, những loại giấy tờ này có tính chất là có thể định giá được băng tiền và khi đưa vào lưu thông dân sự, chúng có thê thay thế tiền với tính chất là một hình thức tài sản đặc thù chúng có thê trở thành đối tượng của tội trộm cắp tài sản Tuy nhiên, giấy tờ có giá lại được chia làm hai loại: Giấy tờ có giá hữu danh và giấy tờ có giá vô danh Theo Điều 4 của quy chế trên đây thì: “Gidy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyên sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá ”'ế.

Như vậy, chỉ có giấy tờ có giá vô danh mới trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Khi lấy đi loại giấy tờ này, người phạm tội có thể thực hiện được các quyền sở hữu đối với tài sản được giấy tờ đó xác nhận Họ có thể đem loại giấy tờ này đi chuyên nhượng như mua bán, tặng cho, trao

'4 Hoàng Van Hùng, tldd chú thích 1, tr 25, 26.

Trang 38

déi, mà không phải thỏa mãn thêm bat kỳ điều kiện nào có liên quan đến giấy tờ này Giấy tờ có giá hữu danh tuy có thể đem chuyển nhượng nhưng chỉ chủ sở hữu đứng tên trong giấy tờ đó mới có khả năng thực hiện được sự chuyên nhượng Vì vậy, giấy tờ có giá hữu danh không thể là đối tượng tác động của tội trộm cặp tài sản.

- Quyền tài sản: Đối với tài sản là “quyền tài sản” như quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ nó tồn tại đưới dạng vô hình không nhìn thấy, sờ thấy, gan liền với quyền nhân thân và cô định với một chủ thé nhất định được pháp luật công nhận Về mặt pháp lý, “quyên tài sản” phải được pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị nên không thé bị dịch chuyên trái phép bởi hành vi chiếm đoạt Do đó, “quyền tài sản” không là đối tượng tác động của tội trộm cap tài sản Những giấy tờ thé hiện quyên về tài sản như giấy biên nhận nợ, số tiết kiệm, là những giấy tờ chỉ bản thân người chủ sở hữu mới có khả năng sử dụng chúng trong giao dịch dân sự, do đó cũng không thể là đối tượng tác động của tội này.

Như vậy, xét về hình thức tài sản thì đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam là vật, tiền và giấy tờ có giá vô danh.

Do tính chất của hành vi phạm tội trộm cắp là lấy đi tài sản của người khác, vì vậy tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải tồn tại dưới dạng động sản Những tài sản thuộc loại bat động san có tinh chất có

định, không di đời được như đất đai, nhà cửa, ao hồ không là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Tuy nhiên, một số tài sản nếu tách riêng thì nó là động sản vì chúng có thể di đời được nhưng luật dân sự quy định là bất động sản do công dụng của nó như cửa gắn liền với ngôi nhà, cây cối trồng

trên đất Đối với những phần tài sản nhất định thuộc về một bất động sản này vẫn có thé là đối tượng của tội trộm cắp tài sản và hành vi tháo dỡ để chiếm đoạt vẫn bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản.

Đối với tài sản đặc thù do tính chất và công dụng đặc biệt, pháp luật có quy định riêng như: tàu bay, tàu thủy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, ma túy, chất phóng xạ không thé là đối tượng tác động của tội

Trang 39

trộm cắp tài sản dù nó có bị hành vi phạm tội xâm hại tới, mà nó sẽ là đối tượng tác động của các tội phạm khác như tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221 BLHS năm 1999), tội tàng trữ, vận chuyền, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS năm 1999)

Tài sản được pháp luật nói chung cũng như luật hình sự nói riêng bảo vệ, về nguyên tắc phải là tài sản hợp pháp Điều đó không có nghĩa là những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp của công dân không bị coi là hành vi phạm tội Những tài sản có được thông qua hành vi trái pháp luật mà có như đánh bạc, cướp giật, tham ô, mãi dâm, buôn bán ma túy, vẫn có thể là đối tượng

tác động của tội trộm cắp tài sản bởi khi thực hiện hành vi trộm cắp, nguol

phạm tội không cần biết đến nguồn gốc tài sản, không cần biết người đang năm giữ tài sản có hợp pháp hay không, mục đích của họ chỉ là mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác biến thành tài sản của mình Vì vậy, tính chất bất hợp pháp của tài sản không ảnh hưởng đến việc định tội, người lây đi tài sản bất hợp pháp này vẫn bị coi là tội phạm và bị truy cứu TNHS Việc coi những hành vi đó là trái pháp luật và có thê bị xử lý bằng biện pháp hình sự là cần thiết để bảo đảm trật tự chung của xã hội Do đó, hành vi lén lút lây đi tài sản bất hợp pháp này của người khác với mục đích chiếm đoạt vẫn bị coi là trái pháp luật và cau thành tội trộm cắp tai sản.”

2.1.2 Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Bât cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đêu có những biêu hiện ra bên ngoài

hoặc tồn tại bên ngoai mà con người có thể nhận biết được, đó là: - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

- Các điêu kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cu, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội )

! Hoàng Văn Hùng, tldd chú thích 1, tr.29;

Trang 40

Tổng hợp những mặt trên đây tạo thành mặt khách quan của tội phạm Nhu vậy, mặt khách quan của tội phạm là “mat bên ngoài của tội phạm, bao gom những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tôn tại bên ngoài thé giới khách quan” Khi đi tìm hiểu về mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản nghĩa là đi tìm hiểu từng yếu t6 cau thành mặt khách quan của tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

* Hanh vi khách quan cua tội trộm cap tài sản

Trong các yếu tô hợp thành của mặt khách quan trên đây, hành vi khách quan gây nguy hiểm cho xã hội là nội dung cơ bản nhất Những biểu

hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.

Không thé nói tới hậu quả của tội phạm cũng như những yếu tô khác (công cu, phương tiện, ), khi không có hành vi khách quan Hành vi khách quan là tác nhân gây ra biến đồi tình trạng của đối tượng bị tác động của tội phạm, và do

vậy nó chính là nguyên nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm Hành vi khách quan là cầu nối giữa khách thé và chủ thé của tội phạm Không có chủ thé tội phạm khi không có hành vi khách quan.

Hành vi khách quan của tất cả các tội phạm đều có đặc điểm chung là có tính gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Đó là một mặt của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Nếu hành vi của con người nói chung đều tác động vào những đối tượng nhất định thì hành vi

khách quan của tội phạm tác động vào những bộ phận của quan hệ xã hội làm

biến đổi tình trạng bình thường của chúng và qua đó gây thiệt hại cho các

quan hệ xã hội °.

Trong luật hình sự, hành vi được hiệu là những “biêu hiện” của conngười được thê hiện ra bên ngoài thê giới khách quan dưới những hình thức

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan