Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính

94 2 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI

BÙI MAI QUYNH

PHÁP LUẬT VE KIEM SÁT XÉT XỬ HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hành chính

Mã số: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS Trần Kim Liễu

HÀ NỘI- 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dan của các thay cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên cứu dé tài luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Tran Kim Liễu — cô giáo kính mén đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dan, chỉ bảo và tạo mọi diéu kiện cho tôi trong suốt quả trình thực

hiện nghiên cứu Luận văn của mình.

Dong thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giảm hiệu, toàn thể quý thay cô, cán bộ trong Phòng Dao tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật Hành chính — Hiến pháp và can bộ Thư viện trường Đại hoc Luật Hà Nội đã tạo mọi diéu kiện thuận lợi cho tôi trong suot qua trinh hoc tap,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc si.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã luôn ở cạnh động viên và giúp đồ tôi trong quá trình học tập và

thực hiện dé tài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thay cô trong hội dong chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2016Túc giả

Bùi Mai Quỳnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dân là Tiến sĩ Tran Kim Liễu Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong dé tai này là trung thực Những số liệu phục vu cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghỉ rõ trong phan tài liệu tham khảo Ngoài ra, dé tài còn sử dung một số nhận xét, đúnh giá cũng như số liệu của các tac giả, cơ quan tô chức khác và cũng thể hiện trong phân tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kế!

quả luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2016Tac giả

Bùi Mai Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN LOI CAM DOAN

PHAN MO ĐẦU - 5-52 1 E1 1 1E112111111111111111111111111 11111111 | Chương 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE KIEM SÁT XÉT XU HANH CHÍNH - 2-52 E+E2E2EEEEEEEEEXEE18111121121111121111.11.11 11111 crx 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm của xét xử hành chính 2- 2s z+szcs2 7 1.1.1 Khải niệm về xét xử hành chính -:+s+s+e+EsEsESEEEE+E+tserrsrsrsres 7 1.1.2 Đặc điểm của xét xử hành chính -s+s+e+xsxsEEexttrtrtrtsxsrsrsree 9 1.2 Khai niệm, đặc điểm của kiểm sát xét xử hành chính 12 1.2.1 Khái niệm kiểm sát xét xử hành chỉnh - s- s+sec+xersered 12 1.2.2 Đặc điểm của kiểm sát xét xử hành chính ccccece sec: 14 1.3 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử hành chính 2 Í

1.3.1 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử hành chính đối với nhà nước 21 1.3.2 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử hành chính doi với công dân 25 1.4 Các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về kiểm sát xét xử

anh CHINN 001 5 28

1.4.1 Y thức chính trị, pháp luật, đạo đức cách mạng và kỹ năng nghề nghiệp của Kiểm sát VỈÊN 5-52 Sk‡E+EEEEEEEEEEEEEE112111111111 111.116 28 1.4.2 Mitc độ hoàn thiện của pháp luật về kiểm sét xét xử hành chinh 32 1.4.3 Ý thức pháp luật của cơ quan, người tham gia 1 tụng hành chính 34

DAE TRG GI NET (it gi THĂ HT TUG nan sees ranh ssn a Sa eR 35

Kết luận chương I - 6S +s‡Sk‡EEEEEEEEEE1E1121111111111 111111111 crk 5} Chuong 2: THUC TRANG THI HANH PHAP LUAT VE KIEM SAT XET XU HANH CHÍNH TU THUC TIEN TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI 38 2.1 Thực trang pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính 38 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính tại thành phố Hà Nộii - St SE E11 1211118111111111111111111111 1111111111111 crk 53

2.2.1 Thực trạng xét xử hành chính tai thành phố Hà Nội - 53

Trang 5

2.2.2 Thực trạng kiểm sát xét xử hành chính tại thành phố Hà Nội 54 2.2.3 Nguyên nhân những vướng mắc và bất cập trong thực hiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành CHINN cececccscccscscscscscscsssvsvsvsvsvscscscscscscscseseseseseseseess 6S Kết luận chương 2 ¿- 5c s 5z SE 1 EEE121121511211211115 1111.1111 re 68 Chương 3: HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE KIEM SÁT XÉT XỬ HANH CHÍNH - 2 SsSE+EE£EE2E12152152171711111111121111 11.1111 txeE 69

3.1 Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử

hành chính - - 2 2 2 £2S£+E£+E£EE#EEEEEEEEEEEEEEEE12E22122127171 71212 crk 69

3.1.1 Việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính phải thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước 69 3.1.2 Việc hoàn thiện pháp luật vê kiểm sát xét xử hành chính phải tạo hành lang pháp lý làm rõ trách nhiệm, quyên hạn của Kiểm sát viên khi tham gia kiểm sát xét xử hành chính - Set SE E111 cv ra 70 3.1.3 Việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính phải hướng tới bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức 7] 3.1.4 Việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính phải phù hop với thực tiễn và có sự thông nhất với các văn bản pháp luật khác 7] 3.2 Những kiến nghị và giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét

xử hành chínhh - - - s6 s11 E111 E21 991011910 ng 71

3.2.1 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm sát

XÉI XU hành CÍHÌH << 1 E119 E91 ng He ces 73

3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm sát xét

Kết luận chương 3 - 5-2 s1 SE 21211211211111111111 11111 grx 81 PHAN KET LUẬN 52 SE SE 211112112112111211 111111111 te 82 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2+c+2zxze+cze 84

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU 1 Tinh cấp thiết của đề tài

Xuất phát từ đặc thù của các khiếu kiện hành chính là khiếu kiện giữa một bên là cá nhân, cơ quan, tô chức với một bên là cơ quan Nhà nước hoặc người có thấm quyên trong cơ quan Nhà nước, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã đặt ra yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia t6 tung, bao dam su binh dang giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như trong pháp luật tố tụng hành chính, thì nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tac mang tính hiến định Nó yêu cầu mọi chu thé phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất và thượng tôn của pháp luật Thiết chế để đảm bảo cho các yêu cầu mọi chủ thê phải chấp hành trong thực tiễn áp dụng pháp luật chính là Viện kiểm sát Trong t6 tụng hành chính, Viện kiểm sát đóng vai trò rất quan trọng bởi tranh chấp hành chính là tranh chấp giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân, cơ quan, tô chức Dé thực hiện được chủ trương, quan điểm của Dang, góp phần đảm bảo cho việc giải quyết các vụ hành chính được khách quan, chính xác, bảo bệ được quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, đòi hỏi công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của Viện kiểm sát phải được quan tâm, chú trọng, nâng cao hơn nữa về chất lượng, hiệu quả.

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật quy định, để kiểm sát việc

Trang 7

tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tô tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính nhằm đảm bảo việc giải quyết có căn cứ, kịp thời, đúng pháp luật, góp phần vào việc bảo vệ các quyên và lợi ích của các chủ thé tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hành chính.

Hoạt động kiểm sát các vụ án hành chính trong thời gian qua cho thay Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt công tác kiểm sát lĩnh vực này, qua đó không những Viện kiểm sát đã góp phần bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư pháp, tăng cường cơ chế kiểm soát đối với việc thực hiện quyền tư pháp, mà còn góp phần bảo vệ các quyết định hành chính đúng pháp

luật nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước ở

địa phương, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm sát vẫn còn những hạn chế và vướng mắc, bất cập dẫn đến hiệu quả, chất lượng công tác chưa cao Về khách quan: Luật Tố tụng hành chính, Thông tư liên tịch, Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính, Quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát cũng chưa được quy định day đủ, trong đó thiếu các cơ chế quy định về quyền hạn của Viện kiểm sát dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát.

Nhằm đánh giá đầy đủ những hạn ché, vuong mac trong thuc tiễn, từ đó dé ra những giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác kiểm sát trong thời gian tới, nên việc nghiên cứu dé tài “Pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính” là cần thiết, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần giải quyết được những vướng mắc về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm sát xét xử vụ án hành chính, hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và là nguồn cung cấp tài liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học pháp lý về việc giải quyết vụ án hành chính.

Trang 8

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ra đời cũng như thời điểm hiện tại khi Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 đã được thông qua, có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm sát xét

xử hành chính ở Việt Nam như:

1) “Vai trò của Viện kiểm sát trong vụ dn hành chính và van dé độc lập xét xử” của tác giải Nguyễn Hoàng Anh (2010);

2) Luận văn Thạc sỹ Luật: “Chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên sơ cấp của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Thắng (2012);

3) “Thực trạng các quy định của Luật © tụng hành chính trong công tac kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính” của tác giả Nguyễn Thị Dùng (2014);

4) “Hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát với việc bảo đảm nguyên tắc khi xét xử, thẩm phản và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật” của tac giả Hoàng Thi Quynh Chi (2014);

5) “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật 6 tụng hành chính” của tac giả

Lam Nguyên (2015);

Những công trình nói trên tập trung nghiên cứu ở khía cạnh có liên quan

tới những vấn đề kiểm sát xét xử hành chính cũng như vai trò của kiểm sát viên trong tô tụng hành chính Kết quả các công trình nghiên cứu trên được sử dung làm nguồn tài liệu tham khảo bồ ích cho luận văn Tuy nhiên kê từ khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được thông qua cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu thực sự cập nhật những van dé liên quan đến giải quyết án hành chính và đặc biệt là thông qua thực tế tại thành phố Hà Nội Việc nghiên cứu chuyên sâu về kiểm sát xét xử hành chính là rất cần thiết bởi từ khi Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 ra đời cho đến nay, khi Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 sửa đôi đã có hiệu lực pháp luật đã đặt ra rất nhiều van dé lý luận và thực tiễn nhất là trong bối cảnh một địa bàn cụ thê khá phức tạp như thành

3

Trang 9

phố Hà Nội, nơi mà hoạt động kiểm sát xét xử hành chính đang gặp nhiều vẫn đề bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, đặt ra những thách thức cần được quan tâm, giải quyết kịp thời.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ luật học, luận văn tập trung nghiên cứu quy định cụ thé của pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính, chủ yếu là các quy định của Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 và năm 2015 qua thực tiễn kiểm sát xét xử hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay.

4 Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài

Mục tiêu hướng tới của luận văn là trên cơ sở phân tích quy định pháp

luật hiện hành về kiểm sát xét xử hành chính, luận văn đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá hoạt động kiểm sát xét xử hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả kiểm sát xét xử hành chính Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ đưa ra và giải quyết các vẫn đề sau:

1) Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tong hợp các quy định pháp luật hiện hành về kiểm sát xét xử hành chính, có sự so sánh giữa quy định của Luật tố

tụng hành chính năm 2010 và 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

2) Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm sát xét xử án hành chính tại thành phố Hà Nội — từ đó rút ra những điểm thành công, nêu lên những hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn kiểm sát xét xử

hành chính, cũng như lý giải nguyên nhân của thực trạng này.

3) Từ thực tiễn đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính cũng như nâng cao chất lượng kiểm sát xét xử hành chính, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nâng cao vị thé, uy tín của ngành tư pháp theo đúng tinh than cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa.

Trang 10

5 Các cầu hỏi nghiên cứu của luận văn

Thứ nhất, về van dé lý luận

Kiểm sát xét xử hành chính có ý nghĩa như thế nào đối với Nhà nước cũng như đối với công dân? Việc thực thi pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính được đảm bảo bởi các điều kiện như thế nào? Tác động của các điều kiện này ra sao? Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính bao gồm những nội dung gi?

Thứ hai, vé van dé thực tiễn

1) Thực trạng pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính diễn ra như thế nào? Nội dung và thủ tục kiểm sát xét xử hành chính được quy định ra sao?

2) Thur tiễn thi hành pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính tại thành phố Hà Nội có những kết quả nào đã được và đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc gì? Đâu là nguyên nhân của các khó khăn vướng mắc đó?

3) Dé hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính cần đưa ra những kiến nghị và giải pháp như thế nào?

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, về phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê

nin, quan điểm của Đảng, Nhà nước pháp quyền về giải quyết án hành chính Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hop, phân tích khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn giải quyết án hành chính, so sánh các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa đôi bố sung năm 1998 và 2006, Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 và Luật Tố tụng Hành chính năm năm 2015 và các văn bản khác có liên quan Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn, tổng kết số liệu từ năm 2013 đến nay trong hoạt động kiểm sát xét xử án hành chính của ngành tư pháp thành phố Hà Nội.

Trang 11

7 _ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Thứ nhất, về ý nghĩa khoa học

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở lý luận và thực tiễn dé hoàn thiện tô chức và thực hành quyền kiểm sát xét xử hành chính Đồng thời, luận văn sẽ là cơ sở khoa hoc cho việc sửa đổi, bố sung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về van dé kiểm sát xét xử hành chính.

Thứ hai, về ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho việc tận dụng và kế thừa sự hiệu quả của các quy định pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính, mặt khác dé ra những giải pháp khắc phục vướng mắc, bat cập từ những quy định pháp luật về vấn đề này Thêm vào đó, góp phần tập trung triển khai công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát xét xử hành chính cho các cán bộ kiểm sát nhân dân Và cuối cùng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hoặc

can trở trong hoạt động xét xử vụ án hành chính.

8 Co cấu của luận văn

Nội dung luận văn gồm phần mở đầu, 03 chương, kết luận và danh mục

tài liệu tham khảo.

Chương 1 Những van đề lý luận về kiểm sát xét xử hành chính.

Chương 2 Thực trạng thi hành pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội.

Chương 3 Hoàn thiện pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính.

Trang 12

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE KIEM SÁT XÉT XU HANH CHÍNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm của xét xử hành chính

1.1.1 Khái niệm về xét xử hành chính

Hoạt động xét xử hành chính đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử Ở thời kỳ Cộng hòa quý tộc Sparta, Hội đồng năm quan sát được thành lập dé đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trong đó có chức năng tư pháp Còn ở thành bang Aten, Tòa bồi thâm là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất được bau ra hàng năm băng phương pháp bỏ phiếu ở Hội nghị công dân), Việt Nam trước đời nhà Nguyễn vị chủ tịch pháp đình hàng xã thường là vị xã trưởng, vì trong thời kỳ nay xã trưởng là người có uy tín nhất trong xã Nhưng tình hình này đã thay đổi han dưới triều Nguyễn kê từ năm 1802 trở đi đó là Tiên chỉ - đệ nhất kì mục là người xét xử?2, Ở Trung Quốc cô đại, dưới vua, tại trung ương bộ Hình có

chức năng trông coi hình pháp, xét xử và ngục tung; tại địa phương, các quanquản lý hành chính cũng kiêm nhiệm luôn chức năng xét xử.

Trong khoa học pháp lý quốc tế hiện đại, khi nhắc đến cụm từ “xé/ xử” (adjudication), người ta sẽ nghĩ ngay đến phương thức giải quyết tranh chấp băng biện pháp hòa binh® sir dụng một bên thứ ba độc lập dé đưa ra kết luận về vụ tranh chấp Trong khi ở một số các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, xét xử là hoạt động pháp lý của cả tổ chức tòa án và trọng tải thì ở Việt Nam hiện nay, xét xử là nghiệp vụ chuyên môn và duy nhất của hệ thống tòa

(1) Tran Văn Nam (2009), Về sự hình thành cơ quan công 6 trên thế giới, Nhà nước vàpháp luật, SỐ 4(252), tr 19-25.

(2) Nguyễn Minh Tuấn (2007), Tòa án và xét xử thời phong kiến, Label: Lịch sử nhà nước

và pháp luật Việt Nam, tại địa chỉ http://tuanhsl.blogspot.com/2007/I 1/xt-x-thi-k-phong-kin html, ngày truy cập 26/05/2016.

(3) Christopher Gorse, Dr David Johnston and Dr Martin Pritchard (2012), OxfordDictionary of Construction, Surveying and Civil Engineering, Series: Oxford Paperback

Reference, Tir can tra: Adjudication.

Trang 13

án Theo từ điển của trường Đại học Oxford, xét xử là quá trình đưa ra quyết định chính thức về việc ai đúng trong sự bất đồng giữa hai nhóm, tổ chức; các quyết định đó được thực hiện® Trong hán tự Trung Hoa, xét xử bắt nguồn từ cụm từ: FFE IEEE (thâm lý thử án), tức là xét xử vụ án Trong bảng giải thích

thuật ngữ của văn phòng tiểu bang Washington (Hoa Kỳ), xét xử là quá trình pháp lý mà theo đó cơ quan tài phán sẽ xét chứng cứ và lập luận, bao gồm cả biện hộ pháp lý được đưa ra bởi các bên đương sự dé đi đến một quyết định hoặc ban án mà trong đó xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quanTM Tiếp đến, chúng ta cần làm rõ nội dung của thuật ngữ “vụ án” Xét về mặt tách nghĩa, “vụ” là sự việc không hay, rắc rối xảy ra cần phải giải quyết, “an” là sự kiện liên quan đến pháp luật đã được đưa ra tòa để xét xử Như Vậy, có thé hiểu một cách cơ bản nhất, vụ án là sự việc không hay, rac Tối, tranh chấp đã xảy ra giữa các chủ thê trong quan hệ pháp luật được đưa ra tòa để giải quyết Trong khi đó, bản thân khái niệm “hành chính” cũng được giải thích dưới nhiều khía cạnh khác nhau Theo từ điển Oxford, hành chính (Administration) là các hoạt động được thực hiện dé lập kế hoạch, tổ chức và điều hành một doanh nghiệp, trường học hoặc tổ chức khacTM, tức là nói đến sự quản lý nội bộ Hán Việt từ điển cũng đã định nghĩa hành chính (7#) là việc năm giữ chính quyền quốc gia, thi hành chính trị, quản lí sự vụ quốc gia theo lãnh thé như nội chính, ngoại giao, giáo dục, quân sw ” Như vậy, vu án hành chính được đề cập ở đây phải là vụ án liên quan tới hoạt động quản lý

(4) Oxfrord University Press, Oxford learner’s dictionary, từ can tra: Adjudication

(nguyén van: the process of making an official decision about who is right in adisagreement between two groups or organizations; the decision that is made), tai dia chi:http://www.oxfordlearnersdictionaries.com, ngày truy cập 26/05/2016.

(5) Washington State Office of Administrative Hearings, Glossary for AdministrativeHearings, Retrieved 16 July 2015, tai dia chi: http://www.oah.wa.gov/glossary.shtml, ngàytruy cập: 27/05/2016.

(6) Oxfrord University Press, tldd, chủ thích (4), từ can tra Administration (the activities

that are done in order to plan, organize and run a business, school or other institution).

(7) Han Việt từ điển, từ cần tra 41, tại địa chỉ: http://nguyendu.com.free.fr/hanviet/,

ngày truy cập 27/05/2016.

Trang 14

hành chính nhà nước, được giải quyết tại tòa án có thâm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, do cá nhân, tô chức hoặc chính cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Có thể nói, xét xử hành chính là một trong những giai đoạn của thủ tục tố tụng hành chính Xét xử hành chính một chuỗi các hoạt động thụ lý, xem xét, kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, kiến nghị, yêu cầu, kết luận, ra phán quyết để giải quyết vụ án hành chính chính xác Có thể định nghĩa xét

xử như sau:

Xét xử hành chính là việc tòa án nhân dân có thẩm quyên thụ lý và đưa vụ đn ra xét xử công khai tại phiên tòa theo thủ tục 16 tung hanh chinh nham bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

1.1.2 Đặc điểm của xét xử hành chính

Xét xử hành chính, dưới góc độ nào đó, được nhìn nhận là một biện

pháp giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống tư pháp có tính tối ưu hơn cả Đồng thời, nó cũng có những đặc trưng so với việc xét xử các vụ án khác nói riêng và quá trình giải quyết tranh chấp trong quan hệ pháp luật nói chung.

Về mục đích, xét xử hành chính là hướng tới xem xét về tính hợp pháp đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh và danh sách cử tri Với ý

nghĩa cơ bản, việc xét xử hành chính hướng tới các mục đích chung của nhà

nước là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhân Đặc biệt hơn, kết quả của hoạt động xét xử hành chính nhằm hướng tới việc bảo đảm tính ôn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.

Về thấm quyền, xét xử hành chính là thẩm quyền của tòa án nhân dân Trước đây, tòa án nhân dân cấp huyện không tổ chức phân tòa hành chính mà giao cho các thâm phán hành chính chuyên trách, từ cấp tỉnh trở lên, các tòa án hành chính được thành lập bên cạnh các phân tòa hình sự, dân sự, kinh tế và lao

Trang 15

động®) thì theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13, tòa án nhân dân cấp huyện đã có thé có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và

người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính”) Bên cạnh tòa án nhân dân cũng

có Tòa án quân sự nhưng các tòa này được tô chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam dé xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án

khác theo quy định của luậtf®, không xét xử án hành chính.

và pháp luật áp dụng, bên cạnh việc xem xét pháp luật nội dung, việc xét xử hành chính được thực hiện theo trình tự, thủ tục tư pháp do pháp luật tố tụng hành chính quy định Các văn bản có hiệu lực liên quan đến xét xử vụ án hành chính có thé kế đến như Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 và Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính hướng dẫn việc tố tụng hành chính đối với những vụ án hành chính.

Về đối tượng của xét xử hành chính, theo Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính số 93/2015/QH13, đối tượng của xét xử hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chinh); quyết định kỷ luật buộc thôi việc (công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống); quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri, 2 Có thê thấy răng, đối tượng của xét xử hành chính cũng có sự tương đồng với một số quốc gia trên thế giới, chăng hạn như Trung Quốc Trong Luật Tố tụng Hành chính Trung Hoa có 12 đối tượng được tòa án hành chính thụ ly, trong đó đáng lưu ý nhất là quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật này ghi

(8) Xem Mục A, B, chương III Tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/0H10.(9) Xem khoản 1 Diéu 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH11.(10) Xem Điều 49 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13.

(11) trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước

trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phu quy định;

các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tô chức; và

các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý

hành vi can trở hoạt động 16 tụng.

(12) Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với đối tượng khởi kiện trong vụ án dân sự thường làquyên sở hữu, quyên sử dụng, quyên thừa kế, giao dich dân sự, hợp dong dân sự

Trang 16

nhận trường hợp một cơ quan hành chính được cho là đã giải quyết sai trong van dé lương hưu theo luật13, Quy định nay cũng tương đồng với pháp luật Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao cũng xác định đây là đối tượng của xét xử

hành chính),

và đương sự tham gia vụ án hành chính, bên bị kiện thường là cơ quan, ca nhân có chức vụ, địa vi và có kha năng chi phối nhất định Với tư cách là chủ thể quản ly và điều hành xã hội, những cơ quan, cá nhân này có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước thực hiện các hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là ban hành các quyết định han\ chính và thực hiện hành vi dé tác động đến các cá nhân, cơ quan, tô chức xã

hội Và trên thực tế, không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với sự tác động của chủ thé quản lý đót5, Thường thì các vụ án hành chính đều là án “dan kiện quan”, Tòa an làm trung gian phân xử, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết án hành chính của Toa an", Trong tố tụng hành chính không có khái niệm “nguyén đơn”, “bị don” như tô tụng dân sự, mà các đương sự ở đây là “øgười khởi kiện ” và

“người bị kiện `.

(13)'0BANXJKfHBIÍTHIEVAE, hiệu lực từ ngày 01/05/2015, tại địa chỉ:

http://www.spp.gov.cn/sscx/201502/120150217_91466.shtml, truy cập ngày 30/05/2016.

(14) Mục 2 Công văn 105/TANDTC-PC&QLKH thi hành Luật bảo hiểm xã hội 2016, Toaán Nhân dân toi cao.

(15) Tran Quang Huy (2015), Ủy quyên trong lố tụng hành chính gây không it trở ngại cho

cơ quan xét xử, Báo công ly, tại địa chỉ: http://congly.com.vn/hoat-dong-toa-an/nghiep-

vu/uy-quyen-trong-to-tung-hanh-chinh-gay-khong-it-tro-ngai-cho-co-quan-xet-xu-96170.html, truy cập ngày 30/05/2016.

(16) Thái Văn Đoàn (2012), Một số nội dung cơ bản của vụ án hành chính và thu tục 16tụng hành chính, Trang thông tin điện t Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng, tại địa chỉ:

http://vksdanang.gov.vn/index php ?language=viknv=news &op=vanbanmoi/MOT-SO-

NOI-DUNG-CO-BAN-CUA-VU-AN-HANH-CHINH-VA-THU-TUC-TO-TUNG-HANH-CHINH-547, truy cập ngày 30/05/2016.

II

Trang 17

1.2 Khai niệm, đặc điểm của kiểm sát xét xử hành chính 1.2.1 Khải niệm kiểm sát xét xử hành chính

Nói đến hoạt động kiểm sát là đề cập đến chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Nhìn lại lịch sử hình thành cơ quan kiểm sát tư pháp thì cơ quan này ra đời muộn hơn so với hệ thống tòa án và kiểm sát chi là chức năng bổ trợ của chức năng công tố Năm 1302, dưới triều vua Philippe IV ở Pháp, Viện công tố đầu tiên được ra đời nhưng chức năng chính là bảo vệ nhà Vua, sau đó mới tách ra khỏi Nghị viện và có chức năng giám sát ngân khố và công việc tố tụng hình sựt?0®, Năm 1772, ở nước Nga đã hình thành một co quan

nhà nước đặc thù có ảnh hưởng mạnh mẽ với chức năng giám sat, có nhiêm

vụ kháng nghị các quyết định và hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan và quan chức nào, thông báo cho nhà vua về những vi phạm pháp luật được phát hiện được gọi là Viện công tố Thời kỳ này các Viện công tố đã thực hiện các chức năng giám sát gần giống như kiểm sát chung của Viện kiểm sát Liên xô sau này Mãi đến năm 1922, Viện kiểm sát Liên xô mới được thành lap", Trung Quốc thời kỳ phong kiến cũng có các tòa ngự sử (sát viện) giữ chức năng giám sat về việc quan lại Ở Việt Nam, tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân cũng có tên là Viện công t6®, sau đó Điều 105 Hiến pháp năm 1959 mới

(17) Trần Văn Nam, tldd, chú thích (1), tr 19.

(18) Theo nha sử học người Nga V.I Veritenhicép thì Viện công duoc xem như là “đôi

mắt của nhà vua để thông qua đó có thể theo dõi sự vận hành của toàn bộ bộ máy nhànước có đúng hay không” Trọng tâm trong hoạt động của Viện công t6 Pháp là bảo vệ

ngân quỹ nhà nước Lúc đó hoạt động xét xử của tòa dn là một trong những nguồn thuchính của ngân quỹ nhà nước do vậy công t6 viên có nhiệm vụ phát hiện và đưa các vụviệc vi phạm pháp luật của nhà vua đến tòa án để xử lý và tác động sao cho quyết định của

tòa án có lợi cho nhà nước.

(19) Nguyễn Thái Phúc, Viện kiểm sát hay Viện công t6, tạp chí Khoa học pháp lý số

2(39)/2007, đăng lại tại địa chỉ:

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=284: vkshvct&catid=108:ctc20072&ltemid=110, truy cập ngày 01/05/2016.

(20) Ngày 29/4/1958, tai kỳ hop thir VIII, Quốc Hội khóa I, Quốc hội đã thảo lugn đề áncủa Chính phủ: Thành lập Tòa án toi cao và hệ thong Tòa án, Viện công 16 trung ương và

Trang 18

sửa thành Viện kiểm sát nhân dân, với chức năng chính là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân Qua các thời kì tiếp theo, Viện kiểm sát nhân dân được biết đến nhiều hơn với tư cách là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tố tụng Hành chính và các văn bản hướng dan thi hành thì Viện Kiểm sát có quyền giám sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động tổ tụng hành chính Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo quy định của trình tự giám sát xét xử đối với bản án Tòa đã tuyên và có hiệu lực nếu phát hiện sai phạm theo quy định của pháp luật Vậy thì kiểm sát có nghĩa là gì?

Về ngôn ngữ học, kiểm sát là một tổ hợp từ ghép tiếng Hán — Việt có cách viết phon thé là #222, được tạo bởi từ # (tra xét, lục xét) và từ #š (coi xét) Kiểm sát cũng được biết đến là hoạt động kiểm tra và giám sát Biện pháp giám sát chủ yếu của Viện Kiểm sát đối với hoạt động tố tụng hành chính là kháng nghị hoặc đưa ra kiến nghị với Tòa án??, Trong các văn pháp lý được dịch sang tiếng Anh của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc thì kiểm

sat được dich là Supervise (supervising, supervision), nghĩa là phải chịu trách

nhiệm về ai đó hoặc việc gì đó và chắc chắn rằng tất cả mọi thứ được thực hiện một cách chính xác, an toàn Để hoạt động kiểm sát sát được đúng đắn

và có hiệu quả thì bản thân cá nhân, cơ quan thực hiện hoạt động này phảithực sự vô tư và khách quan.

hệ thong Viện công tố Cả hai cơ quan tach khỏi Bộ Tu pháp Tòa an toi cao và Viện công !Õ

trung ương có nhiệm vụ, quyên hạn ngang Bộ và trực thuộc Chính phủ.

(21) Hán Việt từ điển, từ tra: Kiểm sát, tại địa chỉ: http://hvdic.thivien.net/, truy cập ngày12/06/2016.

(22) Ngo Phi Phi (Hoc vién Kiểm sát viên quốc gia Trung Quốc), Chế độ kiểm sát TrungQuốc, đăng lại trên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Thông tin khoa học, tại địa chỉ:http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/659 truy cập ngày 12/06/2016.

13

Trang 19

Như vậy, có thé thay rang thuật ngữ “kiểm sát xét xử hành chính” được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động mang tính quyền lực, nó là trách nhiệm cũng như quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tư pháp Qua quá trình tìm hiểu và phân tích nội hàm của các thuật ngữ có liên quan, khái niệm “kiểm sát xét xử hành chính ” được hiệu như sau:

Kiểm sát xét xử hành chính là việc Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra, giám sát và đưa ra ý kiến trên cơ sở pháp luật về hoạt động xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân có thẩm quyên theo thủ tục t tụng hành chính nhằm dam bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động t6 tụng hành chính và bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

1.2.2 Đặc điểm của kiểm sát xét xử hành chính Thứ nhất, về chủ thể của hoạt động kiểm sát

Hoạt động kiểm sát xét xử hành chính là thâm quyên của Viện kiểm sát nhân dân, bởi lẽ đây là cơ quan được Đảng và nhà nước trao cho quyền kiểm

sát hoạt động tư pháp, mà trong đó xét xử hành chính lại là một phân nhánhcủa hoạt động này.

Hệ thống tổ chức viện kiểm sát nhân dân cũng tương tự như hệ thống tòa án nhân dân, có sự đối trọng và ngang bằng nhất định, bao gom: Vién kiém sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Viện kiểm sát quân sự các cấp Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tô chức bộ máy gồm có Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; và, Viện kiểm sát quân sự trung ương Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra,

Điêu tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác Cơ câu tô

Trang 20

chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, ngoài Ủy ban kiểm sát, Văn phòng thì có các viện và tương đương Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ có Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các phòng và tương đương Ở cấp huyện, những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công

tác và bộ máy giúp việc),

Trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, Viện kiểm sát các cấp tự quản lý chặt chẽ hoạt động của mình Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quản lý tình hình và kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quản lý tình hình và kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý tình hình và kết quả hoạt động của

toàn ngành.

Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ quyền có nhiệm vụ tô chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng hành chính Khi thực hiện nhiệm vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ quyền thực hiện nhiệm vu, quyền hạn quy định tại Điều 42 Luật Tổ tụng

Hành chính năm 2015.

Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các cấp được Viện trưởng phân công nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 43 và Điều 44 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015; chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên về nghiệp vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu sự lãnh dao thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tôi cao Kiêm sát viên, Kiêm tra viên, Chuyên viên được phân công(23) Diéu 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13.

15

Trang 21

kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Viện trực tiếp phụ trách đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh; Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo phòng nghiệp vụ, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Lãnh đạo Vụ và Lãnh đạo Viện trực tiếp phụ trách đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên các cấp được phân công kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính có quan diém khác với quan điểm của Lãnh đạo trực tiếp phụ trách thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyên bảo lưu quan điểm của minh và báo cáo với Lãnh đạo cấp trên Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh thì báo cáo đồng chí Viện trưởng, đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì báo cáo với đồng chí Lãnh đạo phụ trách trực tiếp Trường hợp vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo đồng chí Viện trưởng Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì báo cáo Lãnh đạo Viện trực tiếp phụ trách Ý kiến của lãnh đạo cấp cao hơn là ý kiến cuối cùng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thit hai, về phạm vì kiểm sát xét xử hành chính

Nhắc đến phạm vi kiểm sát xét xử hành chính là nhắc đến thời điểm Viện kiểm sát có quyền “can thiệp” giám sát hoạt động xét xử xử vụ án hành chính của cơ quan tòa án Khoản 2 Điều 23 Luật Tổ tụng Hành chính năm 2010 và khoản 2 Điều 25 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 đều quy định rằng: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án Vậy đâu là thời điểm bắt đầu và kết thúc công tác kiểm sát xét xử hành chính? Nếu suy nghĩ một cách máy móc, thì Viện kiểm sát chỉ can thiệp khi tòa chấp nhận thụ lý vụ án, còn trường hợp tòa trả lại đơn khởi kiện sẽ năm ngoài giai đoạn xét xử hành chính Để khắc phục cách hiểu cứng

nhac này, Quy chê vê công tác kiêm sát việc giải quyét các vụ án hành chính

Trang 22

của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giải thích rõ: “Công tac kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính bắt dau từ khi Tòa án xử lý don khởi kiện đến khi kết thúc việc giải quyết vụ dn” Như vậy, khi tham gia kiểm sát xét xử hành chính, Kiểm sát viên sẽ kiểm tra, giám sát và đưa ra ý kiến pháp luật các hoạt động trả lại đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thấm, theo thủ tục phúc thấm, theo thủ tục giám đốc thâm, tái thấm; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; và, kiểm sát thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao.

Dưới góc độ luật học, hoạt động kiểm sát chung không chỉ đơn thuần là kiểm tra, giám sát theo trình tự t6 tung ma con kiém tra, giám sat việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các cơ quan hành pháp từ cấp Bộ trở xuống, của chính quyền địa phương các cấp, của các cơ quan, tổ chức va công dân trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, để thông qua đó kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý khắc phục vi phạm pháp luật như thực hiện không

đúng luật hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trái với luật So với

việc kiểm sát chung, kiểm sát xét xử hành chính có tính chất đặc thù, giới hạn trong thủ tục tố tụng hành chính.

Tht ba, về đối tượng kiểm sát xét xử hành chính

Nhiều câu hỏi đặt ra, kiểm sát viên sẽ kiểm tra, giám sát những van dé gi, nội dung gi trong giai đoạn thụ ly và xét xử vụ án hành chính Với tinh chất là hoạt động kiểm sát, không phải hoạt động công tố, cho nên đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành t6 tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính#® Bên cạnh

Viện trưởng viện kiêm sát, Kiêm sát viên và Kiêm tra viên, những người tiên

(24) Diéu 3 Dự thảo quy chế Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính 2016

(25) Điều 2 Dự thảo quy chế Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính 201617

Trang 23

hành tố tụng hành chính gồm có Chánh án tòa án, Tham phán, Hội thầm nhân dân, Tham tra viên và Thư ký tòa án người tham gia tô tụng Những người tham giá tố tụng bao gồm đương sự (người khởi kiện, người bị kiện), người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

(Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý), người làm chứng, người giám định, người

phiên dịch Khi thực hiện quyền kiểm sát, Viện kiểm sát sẽ kiểm tra và giám sat các hoạt động tố tụng để xem xem người tiễn hành t6 tụng đã thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình chưa, người tham giá t6 tụng đã thực hiện quyền ra sao và nghĩa vụ của họ như thế nào.

Theo quy định tại Điều 25 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính Tuy nhiên, phương thức để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử hành chính (kiểm sát trực tiếp hay kiêm sát qua văn bản), địa vị pháp lý của Kiểm sát viên khi tham gia giải quyết vụ án hành chính cũng còn có những bất cập Ví dụ điển hình như, tại phiên tòa sơ thâm, theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010: “Kiểm sát viên phát biểu ÿ kiến về việc tuân theo pháp luật tung trong quá trình giải quyết vụ dn của Tham phán, Hội đông xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia lÕ tụng hành chính, ké từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi Hội dong xét xử nghị dn” Theo đó, néu Viện kiểm sát chỉ thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, không phát biểu về nội dung vụ án và

quan điêm về việc giải quyét vụ an???” thì Kiêm sát viên tham gia phiên tòa(26) Thông tr liên tịch số 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 1.8.2012 hướng danthi hành một số điều của Luật Tổ tụng Hành chính năm 2010 Trong do, có phan hướngdan Kiểm sát viên phát biểu ý kiến tại phiên tòa hành chính sơ thẩm Điểm b khoản I Diéu14 Thông tư này khang định ro: Phát biếu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của nhữngngười tham gia 16 tụng hành chính, kê từ khi thu lý vụ án cho đến trước thời điểm Hộidong xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ an.

(27) Lý giải cho quy định này, trong Tờ trình số 04/TTì r-TANDTC ngày 10/04/2015 về dựám Luật Tổ tụng Hành chính của của Tòa án nhân dân tối cao có giải thích rằng: Viện

Trang 24

sơ thâm có được hỏi các đương sự không? Nếu được thì hỏi về những vấn đề gì? Về nội dung vụ án hay về thủ tục tố tung? Day là những vấn đề chưa được làm 168), Nhu vậy, việc tham gia của Kiểm sát viên tại phiên tòa chang có ý nghĩa gì trong quá trình giải quyết vụ án dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự đã làm hạn chế quyền của Viện kiểm sát đối với các vụ án sơ thâm, Mặt khác, cũng có quan điểm cứng ran hơn về van dé này, cho rang “mac dù Luật TỔ tụng Hành chính không quy định Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về nội dung, nhưng Luật không cam Kiểm sát viên xét hỏi về nội dung giải quyết vụ án doi với những van dé chưa được Hội dong xét xử làm rõ, nhằm giúp cho Hội dong xét xử nghị dn và tuyên án đúng pháp luật và buộc thé các đương sự phải trả lời, nếu không trả lời thì coi như chấp nhận đã thực hiện hành vi trái pháp luật và thua kiện "9® Khắc phục những hạn chế trên, Luật Tổ tụng Hành chính năm 2015 đã mở rộng phạm vi kiểm sát, không chỉ là về mặt tuân thủ pháp luật của cá nhân, co quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà còn kiểm sát cả về mặt giải quyết nội dung vụ án.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 25 Luật này quy định: “Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyên, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mat năng lực hành vì dân sự, người bị hạn chế

nang lực hành vi dan sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Uy ban nhân

kiểm sát chỉ có vai trò là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong to ộ tung hành

chính, Viện kiểm sát không giữ chức năng công to nên Kiểm sát viên không phát biểu quan

điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyét vụ án hành chính.

(28) Báo cáo số 04/BC-TANDTC ngày 29/01/2015 về Tổng kết 3 năm thi hành Luật t6 tụnghành chính của Tòa án nhân dân lối cao.

(29) Nguyễn Thị Dùng, Thực trạng các quy định của Luật lÕ tụng hành chính trong côngtác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, tại địa chỉ:

http://vksquangnam gov vn/index.php? option=com_content&view=article&id=942%3Athc-trng-cac-quy-nh-ca-lut-t-tng-hanh-chinh-trong-cong-tac-kim-sat-gii-quyt-cac-v-an-hanh-chinh&catid=104%3Akim-sat-vien-vit&ltemid=172&lang=vi, truy cập ngày 05/06/2016.

(30) Nguyễn Thị Dùng, tldd, chú thích (42).

19

Trang 25

dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giảm hộ đứng ra khởi kiện vu dn hành chính dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp cho người đó” Với quy định này, thực tế sẽ rất khó có người đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, người mắt năng lực hành vi dân sự nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến lợi ích của họ do chính Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (hoặc cơ quan hành chính cấp trên) nơi người chưa thành niên, người mat năng lực hành vi dân sự cu tru”,

Thứ tư, về mục tiêu của hoạt động kiểm sát xét xử hành chỉnh

Công bằng, bình dang và dân chủ không chi là các tiêu chuẩn, các nguyên tắc được thừa nhận chung thê hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền mà còn là đòi hỏi đối với các hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn bộ xã hội và nhân dân Công băng, bình đẳng trọng hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật của Viện kiểm sáttrong kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính nói riêng phải “tao điều kiện và dam bảo mọi cơ quan, t6 chức và công dân được bình dang trước pháp luật; bảo dam mọi vi phạm phải được xử ly nghiêm mình theo đúng pháp luật, bất luận người vi phạm là ai, có địa vị như thé nào trong xã hội ”6?, Kiểm sát xét xử hành chính là một trong các nội dung của hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp Khi Tòa án xét xử những khiếu kiện của người khởi kiện với cơ quan và những người có thâm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nên khi tham gia giải quyết, rất cần sự giám sát và phối hợp của Viện kiểm sát Mặt khác, đây là một trong những phương thức bảo vệ quyên và lợi ích của công dân khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính, đồng thời hoạt động kiểm sát cũng góp phan đảm bảo cho hoạt động hành chính quản lý nhà nước đúng pháp luật Điều quan trong và cốt lõi trong vụ án hành chính là quyên, lợi ích hợp pháp của

các bên đương sự bị xâm hại, mà nguyên nhân bat dau từ việc vi phạm pháp(31) Lam Nguyên (2015), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật t6 tụng hành chính, tại dia chỉ:

http://vnmedia vn/phap-luat/vu-an-noi-tieng/201502/kiem-sat-viec-tuan-theo-phap-luat-to-tung-hanh-chỉnh-45 9896/, truy cập ngày 07/06/2016.

(32) Nguyễn Thi Dùng, tldd, chú thích (42).

Trang 26

luật của một bên, hoặc cả hai bên đương sự trong vụ án hành chính Do đó,

các đương sự cần tiếng nói từ người có trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm giúp họ thay được, nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình®3, Như vậy, mục tiêu của hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính là bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật, kịp thời; qua đó góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh va thông nhất),

1.3 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử hành chính

Cũng giống như cơ quan tư pháp khác, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Do đó, sự có mặt của Viện kiểm sát có vai trò quan trọng trong các giai đoạn tố tụng hành chính Mục đích của công tác kiểm sát xét xử hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính của Tòa kịp thời, đúng pháp luật35' Công tác kiểm sát này không chỉ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với nhà nước mà còn đối với công dân.

1.3.1 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử hành chính đối với nhà nước

Thứ nhất, dam bảo tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Trước những yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội

chủ nghĩa, cải cách tư pháp cũng như việc hội nhập quốc tế, đòi hỏi ngành kiểm sát nhân dân phải tiếp tục đôi mới toàn diện các lĩnh vực công tác, nhằm tổ chức thực hiện tốt quyền công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhất là

(33) Nguyễn Thị Dùng, tldd, chú thích (42).

(34)Thuc trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết án hành chính,

tại địa chỉ: http://vksbentre.gov.vn/index.php/nghien-cu-phap-lut/799-the-trng-va-gii-phap-nang-cao-cht-Ing-kim-sat-vic-gii-quyt-an-hanh-chinh, truy cập ngày 06/06/2016 (35)Điều 1 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính ban hành kèm theo Quyếtđịnh 573/2012/QD-VKSTC-V12 ngày 15 10 2012 cua Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao; Diéu I Dự thảo quy chế Công tac kiểm sát việc giải quyết các vụ án hànhchính năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân ti cao.

Zl

Trang 27

kiểm sát các hoạt động xét xử hành chính Mục tiêu cao nhất của hoạt động kiểm sát là phục vụ sự phát triển của đất nước theo đường lối của Đảng Do đó, Đảng và Nhà nước đều mong muốn các quyết định áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát đều phải khách quan, nghiêm minh, thống nhất và đúng pháp luật dé gop phan to lớn vào công cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, góp phân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (b6 sung, phát triển năm

2011) và các văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng

phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới Đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp, Đại hội XI của Dang đã dé ra chủ trương day mạnh việc thực hiện Chién lược cải cách tu pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; đồng thời dé ra những yêu cau cụ thể về tiếp tục đôi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; đổi mới các thủ tục tố tụng tư pháp Trên cơ sở đó, Dang ta chỉ rõ: “Viện kiểm sát được tổ chức phù hop với hệ thống tô chức tòa án, bảo dam tot hơn các diéu kiện dé viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyên công 6 và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công 16 trong hoạt động diéu tra, gan công t với hoạt động diéu tra "9%, Theo đó, về thực hành quyền kiểm sát

xét xử hành chính là chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho

ngành kiểm sát nhân dân thực hiện Dưới góc độ vĩ mô, các hoạt động kiểm sát xét xử hành chính của Viện kiểm sát nhân dân sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc

tuân thủ đường lôi, chính sách của Đảng và Nhà nước đê ra.

(36) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, HàNội, 2011, tr 250-251, trích trong tài liệu: “Nguyễn Hòa Bình (2013), Tiếp tục đối mới tổchức và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân dép ứng yêu cẩu, nhiệm vu trong tình

hình moi, Tạp chí Cộng san”.

Trang 28

Tht hai, dénh giá thực chất hoạt động của tòa án; dong thời phát hiện,

ngăn ngừa và xứ ly những vi phạm pháp luật trong xét xử hành chính

Dưới góc độ lý luận, quyền lực nhà nước dù được tô chức theo nguyên tac nào, phân công hay phân quyền, đều luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ và toàn diện, nhằm bảo đảm không xảy ra sự lạm quyền”, Vì vậy, cùng với sự thừa nhận quyền lực nhà nước thì phải thiết lập sự giám sát đối với quyền

lực nhà nước Hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử hành chính

nói riêng là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, do đó, hoạt động này cũng cần phải chịu sự kiểm tra, giám sát không chỉ thuộc nhiệm vụ của nội bộ cơ quan tòa án mà còn có sự góp mặt của cơ quan kiểm sát nhân dân Hoạt động kiểm sát xét xử hành chính của Viện kiểm sát sẽ góp phần bảo đảm nguyên tắc “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Phải nhẫn mạnh rằng, chức năng kiểm sát hoạt động xét xử hành chính có đối tượng kiểm sát là việc tuân theo pháp luật về thủ tục tố tụng hành chính Một mặt, nhằm hướng tới đánh giá công tác tô chức và hoạt động xét xử hành chính của tòa án có thực chất tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa hay không: mặt khác, thiết lập một hàng rào phòng thủ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật tố tụng hành chính của không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng mà còn người tham gia tố tụng và cá nhân, tô chức, cơ quan khác có liên quan.

Có thé thấy, kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và xét xử hành chính nói riêng là chức năng Hiến định của Viện kiểm sát nhân dân, có nội dung giám

sát mọi hoạt động của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thực hiện

một số hoạt động tư pháp trong quá trình thụ lý vụ án và xét xử tại tòa nhằm bảo

(37) Hoàng Thị Quỳnh Chi (2014), Hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát với việcbảo đảm nguyên tắc “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo phápluật”, tại dia chỉ http://vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-4498, truy cập ngày 02/06/2016.

BÁC,

Trang 29

dam cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất®®, Cụ thé hơn nữa, trong t6 tụng hành chính, sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hành chính, đảm bảo đúng thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, tránh vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến trường hợp bản án bị hủy để xét xử lại Hơn thế nữa, với sự có mặt của Kiểm sát viên góp phần nâng cao tỉnh thần, trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong hoạt động xét xử, là một trong những cơ sở giải quyết vụ án được đúng đắn và triệt dé,

Thứ ba, hỗ trợ chức năng xét xử vụ ăn hành chính của toa an

Về tính chất hoạt động, do kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là hoạt động giám sát nhà nước, nên trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát chỉ xem xét đối tượng kiểm sát ở góc độ có hợp pháp hay không Do vậy, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát không cản trở hoạt động bình thường của

Tòa an, mà ngược lại có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với công tác xét xử vụ án

hành chính, góp phần bảo đảm các phán quyết của Toà án phải có căn cứ, hợp pháp cả về luật nội dung và luật về thủ tục tố tụng.

Chức năng thực hành quyền giám sát được thực hiện trong hoạt động xét

xử hành chính của tòa án, từ khi xử lý đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, mở phiên

đối thoại, phiên xét xử cho đến khi nghị án, đưa ra phán quyết Khi phát hiện

các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình xét xử hành chính, Viện

kiểm sát có thê hỗ trợ Tòa án kịp thời bằng cách kiến nghị, yêu cầu chấm dứt

vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm Đặc biệt, trong qua

trình thu thập chứng cứ, Viện kiểm sát cũng góp phan không nhỏ dé khai thác thông tin, tài liệu hữu ích cung cấp cho tòa án Chăng hạn như trong phần thủ

(38) Nguyễn Văn Thắng (2012), Chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên sơ cấp của Viện Kiểmsát nhân dân cấp huyện ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hànhchính quốc gia Hồ Chi Minh, Hà Nội Tr 13.

CT rường Đại học Kiểm sát Hà Nội, chuyên mục Thông tin khoa học, Bàn về sự có mặtcủa Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên hop trong TỔ tụng hành chính, tại dia chỉ:http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/344, truy cập ngày 02/06/2016.

(40) Hoàng Thị Quynh Chi, tldd, chu thích (23).

Trang 30

tục hỏi tại tòa, nếu hội đồng xét xử chưa hỏi hết những van đề mau chốt của vụ án, Kiểm sát viên sẽ hỏi người khởi kiện, người bị kiện để làm rõ vấn đề Hoặc, Kiểm sát viên có thé hỗ trợ tòa bang cach nhận xét những van dé còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với

chứng cứ khác của vụ an.

Hơn thế nữa, để hỗ trợ chức năng xét xử vụ án hành chính của tòa án, trong báo cáo công tác thường niên, ngành kiêm sát cũng có trao đổi bằng văn bản với ngành tòa án về những vướng mắc khi thực hiện hoạt động giám sát xét xử hành chính, đồng thời cũng hợp tác với Tòa án trong việc xây dựng các văn bản pháp luật dé thi hành đúng và thống nhất các quy định của Luật Tố tụng hành chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, chăng hạn như Thông tư liên tích số 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.

1.3.2 Ý nghĩa của kiểm sát xét xử hành chính đối với công dân Thứ nhất, hướng tới bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân

Ngay từ giai đoạn thụ lý vụ án, Viện kiểm sát cũng đã thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát của mình Khi thâm phán từ chối thụ lý vụ án, thâm

phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện Văn bản trả lại đơn

khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp Nếu thấy có vấn đề sai sót, ví dụ như vẫn còn thời hiệu khởi kiện, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn quy định để Tòa án xem xét lại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người khởi kiện.

Dễ nhận thấy răng, trong quan hệ pháp luật hành chính thì cá nhân, cơ quan, tô chức khởi kiện thường là bên yếu thế Do đó, khi có xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện hành chính thì việc thu thập các chứng cứ chứng minh lại không dé dàng đối với họ Ban thân người dân không hè có nghiệp thu thập chứng cứ và không thé biết được nguồn tài liệu nào sẽ là chứng cứ quan trọng giúp mình giải quyết tranh chấp Mặt khác, có những tài liệu, chứng cứ nằm ở

nhiêu cá nhân, cơ quan, tô chức khác nhau nên nêu cá nhân, cơ quan, tô chức

25

Trang 31

đó không cung cấp cho Tòa án thì ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đó, Tham phán không thé ra được phán quyết đúng được và nếu ra phán quyết sai sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Do đó, trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ không chỉ là quyền, nghĩa vụ của đương sự, trách nhiệm của Tòa án mà còn là trách nhiệm của Viện kiểm sát Quy định nay đảm bảo cho việc hỗ sơ được xây dựng day đủ, toàn diện hơn trước khi Tòa án đưa ra phán quyết giải quyết vụ án hành chính.

Tht hai, nâng cao ¥ thức chấp hành pháp luật của người dân

Viện kiểm sát nhân dân khi tham gia vào hoạt động xét xử vụ án hành chính là tham gia với tư cách người tiễn hành tố tụng Đặc biệt trong phiên xét xử sơ thâm, sau khi những người tham gia tô tụng tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biéu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tô tụng của Tham phán, Hội thắm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kế từ khi thụ ly cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án Ở phiên tòa phúc thâm, Kiểm sát viên cũng thực hiện vai trò này.

Về nguyên tắc, tòa án sẽ xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bi mật nghé nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín Khi xét xử công khai, ngoài sự hiện diện của các bên đương sự là cá nhân, cơ quan, tô chức còn có những người dự thính tham gia phiên tòa, chủ yêu là người dân quan tâm về van đề pháp luật Ban thân những người dự thính không thể nam bắt bao quát tổng thể qúa trình tố tụng xét xử vụ án hành chính ra sao, họ không hiểu hết được các căn cứ cũng như quy trình vận hành trước và trong phiên tòa, không biết được hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai Do đó, với sự tham gia của Kiểm sát viên nhân dân, hoạt động kiểm sát được thiết lập xuyên xuốt cả quá trình tố tụng hành chính.

Trang 32

Kiểm sát viên có quyền nhận xét về tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ trong quá trình tố tụng, đồng thời kiến nghị các biện pháp khắc phục, bổ sung giúp quá trình xét xử vụ án hành chính được toàn diện va đúng dan Chính những hoạt động kiểm sát này của đại diện Viện kiểm sát sẽ góp phần tác động đến tâm ly và nhận thức pháp luật của người dân, dé họ hiểu được bản thân mình sẽ hành xử như thế nào tại phiên tòa và cả khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính trong đời sống thường ngày Điều cần nhấn mạnh hơn nữa, không chỉ thực hiện một mình, Viện kiểm sát sẽ chủ động phối hợp với cơ quan Tòa án dé tuyên truyền, vận động người dân tự giác chấp hành tốt các quy định

của pháp luật hành chính cũng như các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan

thông qua các chương trình, hội thảo và sự kiện tư vẫn.

Thứ ba, tạo thêm niềm tin pháp luật vào ngành kiểm sát nhân dân

Hoạt động kiểm sát của ngành kiểm sát nhân dân muốn phát huy được vai trò trong xã hội thì phải tao ra được niềm tin, sự tín nhiệm cho người dân Đây cũng chính là một trong những ý nghĩa cốt lõi, không chỉ ttrong hoạt động kiểm sát tư pháp nói chung mà còn cả trong kiểm sát xét xử vụ án hành chính nói riêng Các chủ thê thực hiện quyền khiếu kiện hành chính là các cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong đó phần lớn là người dân Mà trong đó, quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ bất bình đắng giữa một bên năm giữ, thực thi quyền lực nhà nước và một bên là cá nhân, cơ quan, tô chức thông thường Do đó, khi phát sinh tranh chấp trong quan hệ này, người dân thường là bên yếu thé Hơn nữa, do đặc thù của các lĩnh vực pháp luật phức tap và chuyên sâu, do đó với địa vị là người dân bình thường, ho không thé am hiểu tường tận về các vấn đề pháp luật, đặc biệt là quy trình tố tụng hành chính khi họ quyết định khiếu kiện ra tòa.

Tòa án là cơ quan xét xử, giúp người dân giải quyết được những khúc mắc, tranh chấp nảy sinh trong quan hệ pháp luật hành chính Tuy nhiên,

27

Trang 33

mong muốn của người dân là cần có một cá nhân, cơ quan pháp luật nào đó có quyền lực, chức năng giám sát quá trình xét xử vụ án hành chính giúp họ; bởi lẽ, không phải lúc nào họ cũng có khả năng tài chính dé tiếp cận với luật sư hay đủ điều kiện để cầu cứu với trợ giúp viên pháp lý Người dân trông chờ vào sự hiện diện của Kiểm sát viện tại phiên tòa, giám sát các hoạt động xét xử vụ án hành chính đã tuân thủ quy trình tố tụng hành chính và cơ quan tiễn hành t6 tụng, người tham gia tố tụng có thực hiện đúng cũng như đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình hay chưa.

Hon thé nữa, kiểm sát xét xử vụ án hành chính sẽ giúp người dân giám sắt xem có cơ quan, tô chức, cá nhân nào can thiệp, chi phối vào việc xét xử của Tham phán, Hội thẩm nhân dân hay không mà bản thân họ không đủ khả năng dé thực hiện điều này Như vậy, qua các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, giám sát xét xử hành chính của Viện kiểm sát, thực sự có tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc nâng cao niềm tin pháp luật của người dân vào ngành kiêm sát nhân dân.

1.4 Các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về kiểm sát

xét xử hành chính

1.4.1 Y thức chính trị pháp luật, đạo đức cách mang và kỹ năng nghề nghiệp của Kiểm sát viên

Ý thức chính trị Kiểm sát viên có ý nghĩa tiên quyết trong việc hình thành lý tưởng sống và lập trường tư tưởng của không chỉ bản thân từng cá nhân Kiểm sát viên mà còn của cả ngành kiểm sát Tiền dé đầu tiên đó là thấm nhuần chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp cho Kiểm sát viên có một thế giới quan khoa học và tạo dựng một nhân sinh quan cộng sản Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, ý chí và tinh thần kiên quyết bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,

Trang 34

sống theo một chân lý cao quý thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng của Kiểm sát viên sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền kiểm sát đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Y thức chính trị của Kiểm sát viên là van dé cốt lõi, nó nhắc nhở bản thân những người bảo vệ pháp luật như Kiểm sát viên phải tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật gan liền với lợi ích chung của xã hội Ý thức chính trị ở trình độ cao của Kiểm sát viên, một mặt sẽ là nhân tố để đảm bảo các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính được áp dụng đúng đắn và chính xác, mặt khác giúp cho Kiểm sát viên có được những bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả Chính vì lẽ đó, một trong những tiêu chuẩn quan trọng trước tiên dé xem xét bổ nhiện kiểm sát viên theo khoản 1 Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13la: “La công dân Việt Nam trung thành với TỔ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tot, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thân kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa `'.

Ý thức pháp luật được xem là điều kiện quan trọng, là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là cơ sở hình thành văn hoá pháp lý của các chủ thé pháp luật, tạo cho chủ thé có khả năng và kỹ năng sử dụng có hiệu quả cơ chế điều chỉnh pháp luật dé bảo vệ lợi ích cho bản thân mình, cho nhà nước và cho xã hội, xử sự đúng đắn, phù hợp trong các mối quan hệ xã hoi Với vai trò là một người kiểm tra và giám sát quyền lực, Kiểm sát viên cần có những hiểu biết, những quan niệm về pháp luật và việc áp dụng pháp luật Khác với những người thông thường,

(41) Nguyễn Minh Đoan (2004), Yếu lô tâm lý pháp luật trong quá trình nâng cao ý thứcpháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2004, đăng lại trên địa chỉ:

http://www hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=418:yttlpltgtncytplonthn&ltemid=107, truy cập ngày 03/06/2016.

29

Trang 35

Kiểm sát viên thường xuyên tiếp xúc với pháp luật, có điều kiện học tập, nghiên cứu pháp luật và là chủ thể áp dụng pháp luật nên thường có ý thức pháp luật cao Trong hoạt động thực hành quyền kiểm sát xét xử vụ án hành chính, ý thức pháp luật của Kiểm sát viên là một yếu tô vô cùng quan trọng và cần thiết để áp dụng pháp luật một cách chính xác và đúng đắn Trường hợp nhận thức pháp luật của Kiểm sát viên ở mức độ thấp rất dễ dẫn đến việc hiểu sai nội dung của quy phạm pháp luật; đánh giá, xem xét quy trình tố tụng hành chính hoi hot, dé dé xảy ra vi phạm về mặt tố tụng khi giải quyết vụ án hành chính Ngược lại, trình độ nhận thức pháp luật của Kiểm sát viên ở tầm cao thì quyết định, kiến nghị của Kiểm sát viên sẽ khách quan và công minh.

Đạo đức cách mạng là cơ sở nòng cốt tạo lên nhân cách Kiểm sát viên và xác lập vi tri cua Kiém sat vién trong xã hội Dao đức, phẩm chất của Kiểm sát viên bao gồm những đức tính trung thực, thăng thắn, nhân ái, đũng cảm, công băng, trách nhiệm, sự tự tin, dám nghĩ, dám làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kiểm tra, giám sát xét xử vụ án hành chính Hoạt động thực hành quyên kiểm sát là công việc xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp của các hành vi tố tụng hành chính và đưa ra những kiến nghị kịp thời để bảo vệ các quyền của con người, lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, Nhà nước Cho nên, khi Kiểm sát viên thực hành quyền kiểm sát thì không thé không lay tiêu chí đạo đức cách mạng làm ngọn đuốc soi đường Muốn dân tin, dân yêu thì bản thân người bảo vệ pháp luật cũng phải ý thức được rằng tiếp thu và phát huy dao đức cách mang là một yêu cầu không thé thiếu Việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng theo những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chi công, vô tư” sẽ giúp cho Kiểm sát viên xây dựng một bản lĩnh chính trị khi hoạt động thực hành quyền giám sát hoạt động xét xử vụ án hành chính nhăm đưa ra những kiến nghị công tâm, thấu tình, đạt lý và hợp pháp.

Nêu không ý thức được vân đê này, Kiêm sát viên có thê vướng vào lôi suy

Trang 36

nghĩa máy móc và cứng nhắc, dễ xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật tố

tụng hành chính.

Kỹ năng nghề nghiệp là một yếu tố cần thiết và không thê bỏ qua đối với Kiểm sát viên Những kiến nghị của Kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyên kiểm sát là sản phẩm của cả một quá trình nghiên cứu, cân nhắc, trăn trở và lao động nghiêm túc Chính ý thức pháp luật sẽ là cơ sở để hình thành và trau đồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác Điều cần có nhất của một người kiểm sát đó là phong thai dinh đạc, tự tin, quyết đoán, chính xác và khoa hoc khi thao tác quy trình áp dụng pháp luật dé kiểm tra, giám sát từng vụ án hành chính cụ thé Chăng hạn như, trong quá trình thụ lý vụ án hành chính, kiểm sát viên cũng cần phải làm rõ van đề áp dụng pháp luật dé xem xét yêu cầu khởi kiện có được chấp nhận hay không và chấp nhận những vấn đề gì Muốn xem xét được Kiểm sát viên cần phải sử dụng kỹ năng nghiệp vụ để đánh giá chứng cứ, xác định sự thật khách quan của yêu cầu khởi kiện trên cơ sở đối chiếu, phân tích các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, nghiên cứu kỹ quan điểm của các chủ thể tham gia tô tụng (thông qua bản trình bay quan điểm của họ và các lời khai do Toà án lập) để từ đó làm rõ sự thật khách quan của quan hệ đang có tranh chấp, cũng như những mâu thuẫn trong các lời trình bày, lời khai của các đương sự, trên cơ sở đó chuẩn bị lý lẽ, căn cứ pháp lý để bảo vệ hoặc bác bỏ các tài liệu cũng như yêu cầu của các đương sự.

Vốn sống hay kinh nghiệm sống cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thực hành quyền kiểm sát của Kiểm sát viên phiên trong xét xử vụ án hành chính Sự trải nghiệm của Kiểm sát viên về đời sông xã hội càng cao, bắt kịp được những thay đổi của xã hội sẽ là nhân tố giúp cho Kiểm sát viên đưa ra những quyết định áp dụng pháp luật càng chính xác, linh hoạt và hiệu quả Do đó, một trong những tiêu chuẩn dé bố nhiệm Kiểm sát viên ngoài vốn kiến thức pháp lý được đảo tạo trong môi trường đại học và khóa

3l

Trang 37

đào tạo nghiệp vụ, thì cũng cần có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp luật Sự am hiểu đời sống xã hội là tổng hợp những kiến thức, những kha năng ứng xử phù hợp của con người trước thực tiễn sinh động của đời sống xã hội Để đánh giá đúng và khách quan về hồ sơ, tài liệu của vụ án hành chính, Kiểm sát viên không thể thiếu kiến thức về xã hội, về cuộc sống thực tiễn, điều đó sẽ giúp ích cho Kiểm sát viên không chỉ đưa ra những kiến nghị áp dụng pháp luật chính xác mà còn có khả năng ứng phó được những sự cố có thê xảy ra trong hoạt động xét xử vụ án hành chính, chăng hạn như việc xác định những sự kiện nào là sự kiện bất khả kháng dé kháng cáo cua người khởi kiện, kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ.

Có thé nói răng, ý thức pháp luật cũng như kỹ năng nghé nghiệp của Kiểm sát viên có một vai trò cức kỳ quan trọng trong hoạt động thực hành quyền giám sát xét xử vụ án hành chính Ý thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ không phải dễ dàng mà có được, nó được hình thành và phát triển qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, học tập và rèn luyện.

1.4.2 Mức độ hoàn thiện của pháp luật về kiểm sát xét xử hành chính Quy định pháp luật về kiểm sát hành chính đầy đủ và toàn diện sẽ là môi trường pháp lý thích hợp để Kiểm sát viên thực hiện tốt được chức năng giám sat xét xử vụ án hành chính của mình Hoạt động kiểm sát xét xử hành chính được quy định ở rất nhiều các văn bản pháp lý khác nhau như Hiến pháp, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tố tụng Hành chính, Nghị quyết thi hành, Nghị định hướng dẫn, Thông tư liên tịch, công văn nội bộ ngành và các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử vụ án hành chính của ngành kiểm sát Tính đến thời điểm này, Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 vừa mới có hiệu lực nên các giai đoạn thực hiện kiểm sát xét xử hành chính trước đây vẫn tuân thủ theo quy định của Luật Tố tung Hành chính năm 2010 Theo quy định của luật này, xuất phát từ vị trí của một cơ

Trang 38

quan tiễn hành tố tụng hành chính, Viện kiểm sát sẽ thực hiện nghiệp vụ kiểm sát tố tụng hành chính trong giai đoạn xét xử sơ thấm, giám đốc thẩm, tái thâm khi kháng nghị bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính và tham gia, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thâm, giám đốc thâm, tái thâm Riêng trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thâm, Viện kiểm sát chỉ có vai trò là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng hành chính, Viện kiểm sát không giữ chức năng công tố nên Kiểm sát viên không phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính, tức là không thé can thiệp giải quyết vấn đề nội dung của vụ án Đây cũng là một hạn chế lớn đối với hoạt động thực hiện nghiệp vụ kiểm sát xét xử hành chính Quy định này đã được xem xét và sửa đổi trong Luật Tố tụng Hành chính năm 2015.

Pháp luật tố tụng hàng chính cũng quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án bằng các biện pháp như lấy lời khai đương sự; lấy lời khai của người làm chứng: đối chất; xem xét thâm định tại chỗ; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân cơ quan tô chức cung cấp chứng cứ Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định pháp luật này trên thực tế thì lại không có tinh khả thi, chang hạn như quy định về thành phan tham gia xem xét, thâm định tại chỗ không có Viện kiểm sát tham gia, trong khi biện pháp xem xét thâm định tại chỗ là biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng trong giải quyết vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, biện pháp này đảm bảo cho Viện kiểm sát xem xét, đánh giá trực tiếp các chứng cứ nên gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ để giải quyết án đúng quy định của pháp luật Ngay trong Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, quy định này vẫn còn bị bỏ ngỏ Dễ nhận thấy, các

hoạt động kiêm sát của Kiêm sát viên đêu phải tuân theo các quy định của

33

Trang 39

pháp luật Do đó, dù có khả năng thực hiện nhưng kiểm sát viên cũng chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ kiểm sát theo quy định của pháp luật tô tụng

hành chính.

1.4.3 Ý thức pháp luật của cơ quan, người tham gia to tụng hành chính Muốn hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hành chính được thực hiện có hiệu quả thì ngoài những yếu tố về mức độ hoàn thiện pháp luật thì ý thức pháp luật của các cơ quan tiến hành tổ tụng, người tham giá tô tụng cũng tác động ít nhiều Hiện nay, những tiêu cực xã hội có xu hướng tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng, gây ra những

tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ Đặc

biệt nhất là những vấn đề chạy án, môi giới hối lộ ngay trong quá trình xét xử vụ án hành chính Một thực tế cần phải thắng than thừa nhận rằng, bên cạnh một lực lượng đông đảo đội ngũ Kiểm sát viên, Tham phán, Hội thầm, Thư ký phiên tòa liêm khiết, công tâm và có trách nhiệm trong khi thực thi nhiệm vụ, thì vẫn còn một số ít thành phần bị sa ngã, bị cám dỗ, trở thành nạn nhân của tệ nạn hối lộ và tiêu cực xã hội.

Ngoài quan hệ công tác, Kiểm sát viên còn có các mối quan hệ xã hội

như các quan hệ gia đình, bạn bè Tâm lý nhờ vả vào người thân, hàng xóm

láng giềng của mình quan tâm giải quyết những vụ án có lợi cho mình vẫn còn tồn tại khá phô biến Tư tưởng “nhdt thân, nhì quen ” đã ăn sâu vào trong lối suy nghĩ, hành động của phan lớn người dân và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thực hành quyền kiêm sát của Kiểm sát viên Bên cạnh đó, ngoài sự tác động của người thân thì Kiểm sát viên cũng khó tránh khỏi sự nhờ vả, yêu cầu, ép buộc của những người có chức, có quyên tham gia vào hoạt động tố tụng Đặc biệt với cơ chế bổ nhiệm Kiểm sát viên theo nhiệm kỳ hiện nay thì sự phụ thuộc của Kiểm sát viên vào những người có chức có quyên, thủ trưởng đơn vị là điều khó tránh khỏi Nếu Kiểm sát viên không vững vàng:

Trang 40

không kiên quyết bảo vệ pháp luật và sự công băng thì sự có mặt của kiểm sát viên cũng như vai trò kiêm sát hoạt động tố tụng hành chính cũng chỉ là danh

nghĩa trên văn bản.

1.4.4 Tác động từ dw luận xã hội

Dư luận xã hoi), hay còn gọi là công luận (public opinion), chính là sự

phán xét, đánh giá của người dân trong xã hội đối với các vẫn đề mà họ quan tâm Trong thời đại bùng nỗ thông tin như hiện nay, cộng thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của phương tiện truyền thông đại chúng, dư luận xã hội đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ vào quá trình quản lý và phát triển đất

nước Việc khen chê, tuyên dương hay phê phan của công luận có một sứcmạnh không nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng cá nhân

trong xã hội cũng như trong nhà nước Đối với hoạt động thực hành quyền kiểm sát xét xử vụ án hành chính, mặc dù chỉ là một khía cạnh trong hoạt động tư pháp, nhưng việc sử dụng quyền giám sát, kiểm tra đối với tố tụng hành chính như thế nào và phạm vi đến đâu lại càng được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt Bởi vì hoạt động thực hành quyền kiểm sát là khía cạnh đặc trưng và tiêu biéu dé thể hiện tính pháp chế và dân chủ dé bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, thể hiện hoạt động kiểm soát quyền lực tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã giao phó cho ngành kiểm sát Cũng bên cạnh đó, công tác giám sát xét xử vụ án hành chính cũng góp phan quan trọng vào việc giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc không chỉ tại phiên họp, phiên tòa xét xử mà còn cả của cuộc sống xã hội, ý thức tuân thủ và phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra Các phương tiện thông tin đại chúng là là kênh truyền tải tin tức, đồng thời cũng là

(42) Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phánxét danh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực

tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện doi với các tập thé, giai cấp, xã hội nói chung và thái độcông khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các van dé của cuộc sống xãhội có động chạm đến các lợi ích chung của họ (B K Paderin).

35

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan