sáng kiến kinh nghiệm

27 1 0
sáng kiến kinh nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi môn tin học 7 (báo cáo phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi môn tin học lớp 7)

Trang 1

PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CẤP CƠ SỞCỦA SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỂ XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ

Kính gửi: Kính gửi Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo Cao

A Thông tin chung

1 Tên sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học: “Biện pháp sử dụng

phương pháp trò chơi tương tác nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy thuật toán trong chương trình môn Tin học lớp 7 tại Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Cần Nông”.

2 Họ và tên tác giả sáng kiến/ chủ nhiệm đề tài: Lưu Văn Cương.3 Họ và tên đồng tác giả sáng kiến/ đồng chủ nhiệm đề tài

4 Văn bản công nhận sáng kiến/ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học

- Quyết định công nhận sáng kiến số……… ….ngày……tháng 4 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Cần Nông.

5 Bản chất sáng kiến/ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học5.1 Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học

5.1.1 Tính mới

- Sáng kiến lần đầu áp dụng tại trường PTDTBT TH&THCS Cần Nông nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy thuật toán trong chương trình môn Tin học lớp 7

- Sáng kiến mang tính lí luận và thực tiễn.

- Khi áp dụng phương pháp này, tôi thấy học sinh tự tin tự mình tìm ra được thuật toán cho những bài toán trong lập trình một cách chủ động và tích cực Hình thành thói quen giải quyết vấn đề theo từng bước, qua đó hiểu được thế nào là thuật toán Giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Học sinh cảm thấy hứng thú học tập với bộ môn này, các em từng bước chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo Bên cạnh đó, khi đã có hứng thú và sự yêu thích môn học, các em học sinh (đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương: Dao, Mông) sẽ không bỏ học nhiều, góp phần duy trì

Trang 2

được sĩ số lớp học vì các em cảm thấy hào hứng, thích thú khi đến trường, được khám phá kiến thức đặc biệt là niềm đam mê học môn Tin học.

- Phương pháp được áp dụng có cơ sở khoa học, mang tính thực tế, gần gũi, dễ thực hiện, học sinh có thể thực hiện thuật toán ở mọi lúc, mọi nơi, mang lại hiệu quả cao.

- Giáo viên có thể thiết kế nội dung bài toán phù hợp với thực tế của địa phương, với nhận thức của học sinh mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình GDPT mới 2018

- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng phong phú phục vụ cho dạy học, thu hút được sự chú ý của các em học sinh, từ đó các em sẽ thấy hứng thú với thuật toán, mạnh dạn khi trình bày ý tưởng của mình Các em cảm thấy việc học giống như là chơi trò chơi.

5.2 Tính sáng tạo, tính khoa học

- Bên cạnh việc dạy học theo phương thức truyền thống thì trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, bản thân tôi cũng luôn tự nâng cao bồi dưỡng chuyên môn, thay đổi phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để các em học sinh không thấy nhàm chán Tôi cũng đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra nội dung các trò chơi trong dạy học môn tin học 7 để thu hút, tạo hứng thú cho các em học sinh Tôi cũng luôn sắp xếp, phối hợp công việc một cách nhịp nhàng, khoa học, cung cấp các kiến thức cần thiết để các em phát triển cả về năng lực và phẩm chất đáp ứng mục tiêu môn Tin học 7 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

- Hiện nay, trong dạy học theo chương trình GDPT 2018 thì dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong đó chú trọng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh là một trong những phương pháp tối ưu và được áp dụng phổ biến nhất Với phương pháp này học sinh được tự mình khám phá, tìm tòi và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực nhất.

- Phương pháp được áp dụng trong sáng kiến có cơ sở, thực tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Nguồn tư liệu phong phú, đa dạng về cả thông tin, hình ảnh, ví dụ, trò chơi,… tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động dạy học để nâng cao khả năng tư duy thuật toán trong chương trình môn Tin học lớp 7 cho học sinh tại đơn vị.

Các biện pháp đã sử dụng

*Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp trò chơi tương tác

Trang 3

Dựa vào những nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tôi xin được đưa ra một số ví dụ minh họa thuật toán có thể hiểu như làm một trò chơi có tính tương tác với học sinh, mong muốn học sinh sử dụng tư duy để giải quyết.

*Tổng quát Quy trình xây dựng ví dụ minh họaBước 1: Chuẩn bị ví dụ minh họa

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa để đảm bảo ví dụ minh họa phải thể hiện được yêu cầu bài học, tránh đi sai, lan man.

- Tham khảo từ Internet, tham khảo từ các diễn đàn tin học để có được nhiều ví dụ minh họa hơn.

- Nghiên cứu thực tế lớp học để lựa chọn được ví dụ phù hợp với trình độ chung của lớp, phù hợp với thực tế địa phương.

Bước 2: Xây dựng

- Mục đích: nêu rõ mục đích là nhằm ôn luyện bài cũ hay là giới thiệu thuật toán mới.

- Đồ dùng phục vụ cho ví dụ minh họa thuật toán.

- Mời học sinh tham gia.

- Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên nhận xét và hỏi học sinh cách đã thực hiện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu sự liên quan giữa trò chơi và ví dụ - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu trình tự các bước tương ứng với ví dụ - Học sinh nêu được thuật toán của bài toán đã nêu trên.

- Giáo viên nhận xét và đưa ra thuật toán cuối cùng tương ứng với ví dụ.

*Ví dụ

Ví dụ 1: Khi dạy thuật toán tìm kiếm tuần tự

Bước 1: Nghiên cứu, tìm một trò chơi

giáo viên nghiên cứu một bài tập sau đây: Có 8 thẻ số (in trên bìa

màu-giáo viên tự làm), mỗi thẻ được ghi số ở một mặt và mặt còn lại không ghi gì

Trang 4

Đặt úp các thẻ số trên mặt bảng và xếp thành dãy như hình (mặt thẻ ghi số ở mặt úp).

Câu hỏi: Em hãy thảo luận (theo nhóm hoặc cặp đôi) để thực hiện việc tìm một số có trong dãy thẻ số và báo vị trí của thẻ số đó.

Bước 2: Xây dựng trò chơi

- Mục đích: phát triển khả năng tư duy giải quyết vấn đề của học sinh, học sinh sẽ tự tìm được thuật toán tìm kiếm tuần tự.

- Dụng cụ: 1 xấp thẻ gồm nhiều thẻ Mỗi thẻ được ghi vào một số nguyên bất kỳ Các thẻ phải giống nhau

- Gọi học sinh lên chơi.

- Cách chơi: Tìm 1 thẻ bất kì theo yêu cầu trong dãy trên bằng cách lật từng thẻ số

- Người chơi lật lần lượt từng tấm thẻ từ thẻ đầu tiên cho đến hết, so sánh số trên thẻ với số cần tìm Nếu số trên thẻ bằng số cần tìm thì bỏ tấm thẻ vào trong hộp Cứ như vậy cho đến hết.

Bước 3: Tiến hành trò chơi

- Giới thiệu trò chơi.

- Mời học sinh tham gia (ví dụ số cần tìm là số 44) - Học sinh tham gia.

Học sinh lật lần lượt từng tấm thẻ từ thẻ đầu tiên cho đến hết, so sánh số trên thẻ số với số cần tìm Nếu số trên thẻ bằng số cần tìm thì dừng lại và thông báo vị trí của số đó Nếu lật đến hết dãy mà không tìm thấy thì thông báo không có số cần tìm có trong dãy số đã cho (hình ảnh minh họa).

Trang 5

Học sinh lật thẻ số đầu dãy từ trái qua phải

Trang 6

Học sinh dừng lật và thông báo vị trí số cần tìm

Trang 7

- Sau khi chơi xong, giáo viên hỏi học sinh cách để tìm ra 1 số trong dãy

Trang 9

Từ đó giáo viên nhấn mạnh điều cốt lõi trong thuật toán tìm kiếm tuần tự: điều kiện của vòng lặp tìm kiếm: chừng nào chưa tìm thấy và chưa tìm hết thì còn tìm tiếp

Ví dụ 2: Khi dạy thuật toán tìm kiếm nhị phân

giáo viên muốn nâng cao hơn một chút, yêu cầu học sinh tư duy nhiều hơn Giáo viên mong muốn học sinh từ cách giải quyết vấn đề trong thuật toán tìm kiếm tuần tự liên hệ tìm ra thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Bước 1: Nghiên cứu, tìm một trò chơi

Xây dựng trò chơi như ví dụ 1, giáo viên đặt vấn đề: Có cách nào tìm nhanh 1 số trong dãy số theo yêu cầu mà không cần lật hết tất các các thẻ lên không?

Trang 10

Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên nhấn mạnh nhu cầu cần có thuật toán tìm kiếm khác để giải quyết bài toán tìm kiếm nhanh hơn và cách tìm kiếm nhanh hơn là tìm trên 1 danh sách đã được sắp xếp.

Bước 2: Xây dựng trò chơi

- Mục đích: phát triển khả năng tư duy giải quyết vấn đề của học sinh, thấy được tầm quan trọng của thuật toán sắp xếp.

- Dụng cụ: 1 xấp thẻ gồm 8 thẻ Mỗi thẻ được ghi một số nguyên bất kỳ Các thẻ phải giống nhau (hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc)

- Học sinh thảo luận theo cặp đôi.

- Cho đội giơ tay nhanh nhất để thực hiện.

- Cách chơi: Tìm 1 số bất kì theo yêu cầu trong dãy trên *Cách để học sinh có thể tìm được dễ dàng:

+ Giáo viên sắp xếp xấp thẻ số theo chiều tăng dần hoặc giảm dần (mặt số úp vào bảng không cho học sinh nhìn thấy, được đánh số thứ tự từ a1 đến a8).

+ Chia đôi lần 1: Học sinh lật tấm thẻ số chính giữa (a4) và so sánh số cần tìm với số trên tấm thẻ chính giữa Nếu thẻ số vừa lật bằng số cần tìm thì thông báo tìm thấy và báo vị trí của số đó (a4) Nếu số trên thẻ nhỏ hơn số cần tìm thì phạm vi tìm kiếm tiếp theo sẽ là dãy thẻ số nằm bên trái số thẻ vừa lật (a1, a2, a3), còn số trên thẻ lớn hơn số cần tìm thì phạm vi tìm kiếm tiếp theo sẽ là dãy thẻ số nằm bên phải số thẻ vừa lật (a5, a6, a7, a8).

+ Chia đôi lần 2: Tiếp theo học sinh lật thẻ số ở giữa (a2 hoặc a6) trong phạm vi tìm kiếm vừa xác định ở trên Nếu thẻ số vừa lật bằng số cần tìm thì thông báo tìm thấy và báo vị trí của số đó (a2 hoặc a6) Nếu số trên thẻ nhỏ hơn số cần tìm thì phạm vi tìm kiếm tiếp theo sẽ là dãy thẻ số nằm bên trái số thẻ vừa lật (a1 hoặc a5), còn số trên thẻ lớn hơn số cần tìm thì phạm vi tìm kiếm tiếp theo sẽ là dãy thẻ số nằm bên phải thẻ số vừa lật (a3 hoặc a7, a8).

+ Chia lần thứ 3: Phạm vi tìm kiếm

- Trường hợp còn một số (a3), học sinh lật thẻ và thông báo vị trí số cần tìm nếu thẻ số lật bằng số cần tìm, còn khác số cần tìm thì thông báo không có số cần tìm trong dãy số đã cho ban đầu.

- Trường hợp còn 2 thẻ số (a7, a8), học sinh lật thẻ a8 Nếu thẻ số lật bằng số cần tìm thì thông báo tìm thấy số cần tìm ở vị trí a8 Nếu thẻ số nhỏ hơn số cần tìm thì thông báo số cần tìm không có trong dãy số đã cho ban đầu Nếu thẻ số lớn hơn số cần tìm thì lật thẻ a7 Khi đó học sinh lật thẻ a7 và thông báo vị trí

Trang 11

số cần tìm nếu thẻ số lật bằng số cần tìm, còn khác số cần tìm thì thông báo không có số cần tìm trong dãy số đã cho ban đầu.

- Kết thúc thuật toán.

Bước 3: Tiến hành trò chơi

- Giới thiệu trò chơi (ví dụ hình ảnh minh họa)

- Cho học sinh thảo luận nhóm rồi mời nhóm xung phong nhanh nhất - Học sinh xung phong tham gia khi đã thảo luận xong.

- Học sinh thực hiện cách chia đôi dần dãy số để tìm kiếm một số trong dãy số đã sắp xếp thứ tự (hình ảnh minh họa)

Trang 12

Học sinh chia đôi dãy số lần thứ nhất

Học sinh chia đôi dãy số lần thứ hai

Trang 13

Học sinh thông báo tìm thấy số sau lần lật thứ ba

- Sau khi chơi xong, giáo viên hỏi học sinh cách để tìm thẻ có số theo yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại thuật toán - Học sinh thực hiện (hình ảnh minh họa).

Trang 14

Từ đó giáo viên nhấn mạnh: Để thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân, các thẻ phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

*Ví dụ 3: Khi dạy thuật toán sắp xếp

Trang 15

Trường hợp này nâng cao hơn một chút, yêu cầu học sinh tư duy nhiều hơn Giáo viên mong muốn học sinh từ cách giải quyết vấn đề liên hệ tìm ra thuật toán sắp xếp Bên cạnh việc sử dụng các tấm thẻ như 2 ví dụ nêu trên thì giáo viên có kết hợp thêm việc sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint để làm tăng thêm tính sinh động cho bài dạy

Bước 1: Nghiên cứu, tìm một trò chơi

*Ví dụ: cho dãy số 3, 7, 9, 10, 1, 2, 11 Tìm tập hợp nhỏ nhất sao cho tổng lớn hơn hoặc bằng 20 Ta dễ dàng nhận ra tập hợp đó là {10, 11}.

Giáo viên dự kiến tổ chức một trò chơi như sau: cho một xấp các thẻ, mỗi thẻ có ghi một số bất kỳ Yêu cầu lấy ra các thẻ sao cho tổng các số ghi trên thẻ lớn hơn hoặc bằng một số nào đó, và số thẻ lấy ra là ít nhất.

Bước 2: Xây dựng trò chơi

- Mục đích: phát triển khả năng tư duy giải quyết vấn đề của học sinh, thấy được tầm quan trọng của thuật toán sắp xếp, minh họa vòng lặp.

- Dụng cụ: 2 xấp thẻ hoặc nhiều hơn Trong mỗi xấp, các thẻ được ghi vào một số nguyên bất kỳ Các xấp thẻ phải giống nhau

- Số người tham: 2 hoặc nhiều hơn.

- Cách chơi: lấy tuần tự các thẻ sao cho tổng các số ghi trên thẻ lớn hơn hoặc bằng n.

*Cách để học sinh có thể tìm được dễ dàng: + Sắp xếp xấp thẻ theo chiều giảm dần.

+ Lấy tuần tự các thẻ đến khi tổng lớn hơn hoặc bằng x.

Trang 16

Bước 3: Tiến hành trò chơi

- Giới thiệu trò chơi.

- Mời học sinh tham gia, có thể là 2 hoặc nhiều hơn - Học sinh nào tìm được số thẻ ít nhất thì thắng.

- Sau khi chơi xong, giáo viên hỏi học sinh cách để tìm số thẻ nhỏ nhất *Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một thuật toán để tìm số thẻ ít nhất một cách dễ dàng.

B1: sắp xếp các thẻ theo chiều giảm dần các số ghi trên thẻ B2: lấy ra một thẻ từ xấp thẻ.

B3: tính tổng xem đã lớn hơn hoặc bằng x chưa, nếu chưa thì quay lại bước B2, ngược lại chuyển sang bước B4.

B4: cho biết các thẻ tìm được.

Giáo viên nêu vai trò của thuật toán sắp xếp trong trò chơi này, thuật toán này giúp cho việc tìm ra các thẻ ít nhất dễ dàng hơn Giáo viên nêu sự liên quan giữa trò chơi và một bài toán sau:

Cho một dãy các số nguyên a1, a2, …, an Lấy ra các số a[i] sao cho tổng các số này lớn hơn hoặc bằng một số x cho trước và số phần tử lấy ra là nhỏ nhất.

Giáo viên trình bày thuật toán để giải quyết bài toán trên *Sắp xếp dãy số a theo chiều giảm dần.

B1: Sắp xếp dãy số a theo chiều giảm dần; B2: Tong  0; i1;

B3: Tong:= tong + a[i]; i,i+1; b[i] a[i];

B4: Nếu i<=n và tong <x thì Quay lại B3, ngược lại chuyển sang B5; B5: Nếu tong lớn hơn hoặc bằng x thì liệt kê các số trong dãy b, ngược lại thông báo không tìm được các số theo yêu cầu bài toán.

Trang 17

Thông qua ví dụ trên, học sinh đã có thể tự mình tìm ra cách để lấy các thẻ bài theo yêu cầu một cách nhanh nhất bằng cách sắp xếp lại các thẻ đó Từ đây các em sẽ hình dung ra được cách sắp xếp các thẻ bài như thế nào nghĩa là phải tìm cách để duyệt được hết các thẻ đó, đồng thời các em sẽ thực hiện hoạt động so sánh giữa các thẻ bài đó từ những suy nghĩ này các em sẽ tư duy liên tưởng đến các bước trong thuật toán sắp xếp, từ đó các em hứng thú trong các tiết học và đạt kết quả tốt hơn

Trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là phát huy được hết tính tích cực, tư duy sáng tạo, phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của người học được Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm Vì vậy để dạy học có chất lượng và đạt hiệu quả tốt, người giáo viên cần phối kết hợp sử dụng linh hoạt và sáng tạo một số phương pháp dạy học Ngoài biện pháp 1: Sử dụng phương pháp trò chơi tương tác, tôi xin đưa ra thêm một số biện pháp:

*Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

- Theo định hướng giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, đề cao tính tự học, tự sáng tạo, tư duy tích cực của học sinh Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực môn Tin học hiện nay cũng là lấy học sinh làm chủ điểm, đồng thời hỗ trợ áp dụng kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống, giúp các em tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như một thuật toán Cụ thể, nội dung dạy học tích cực môn Tin học có thể kết hợp một số phương pháp dạy sau:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Với phương pháp này tôi tổ chức các tình huống (thường là ở phần khởi động) giúp học sinh tự phát hiện vấn đề, chủ động và tự giác giải quyết vấn đề đó Thông qua hoạt động này, học sinh hiểu bài, làm bài và rèn luyện khả năng tư duy cho bản thân.

- Bản thân luôn ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên trong dạy học, nghiên cứu, tham khảo thêm các bài giảng trên mạng internet, sử dụng phần mềm trình chiếu hỗ trợ cho tiết giảng để gây được hứng thú học tập cho các em (hình ảnh minh họa)

Ngày đăng: 25/04/2024, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan