ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI) TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN, MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI HÀN QUỐC

14 0 0
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI) TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN, MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI HÀN QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa học xã hội ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI)... TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN, MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI HÀN QUỐC ThS. Phạm Thị Duyên, ThS. Nguyễn Thị Hoài Thanh1 1. MỞ ĐẦU Trong giao tiếp, khi chúng ta muốn khẳng định những điều mình biết thì thường sử dụng các câu tường thuật khẳng định; người ta sử dụng các câu phủ định khi phủ nhận những gì không đúng, không chính xác; còn khi muốn biểu thị sự ca thán, khen chê hành vi ứng xử của ai đó thì thường sử dụng câu tán thán hoặc tác động người khác bằng câu mệnh lệnh. Tuy nhiên, khi không rõ thông tin, hoặc cần xác minh một vấn đề… người ta thường sử dụng câu nghi vấn. Câu nghi vấn (câu hỏi) dùng để hỏi là một trong những tiểu hệ thống câu trong ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Hàn. Việc hiểu được các đặc trưng, đặc điểm cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc - ngữ nghĩa của câu nghi vấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy - học tiếng Hàn cho người Việt Nam và việc dạy - học tiếng Việt cho người Hàn Quốc. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này đã thống kê, phân loại và miêu tả các kiểu cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi trong tiếng Việt và tiếng Hàn để giúp người học, người dạy ngoại ngữ hạn chế những lỗi sai khi sử dụng tiểu loại câu nghi vấn này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, học tập tiếng Hàn ở nước ta cũng như giảng dạy tiếng Việt cho người ngước ngoài với tư cách như một ngoại ngữ. Bài nghiên cứu này tập trung thống kê, phân loại và miêu tả đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Hàn, chỉ ra được những điểm tương đồng và dị biệt về cấu trúc - ngữ nghĩa của tiểu loại câu hỏi này để đưa ra một số điểm lưu ý và đề xuất phương pháp nâng cao hiệu quả việc giảng dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc. , Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 623ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI)... 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Khái niệm cấu trúc - ngữ nghĩa Lê Quang Thiêm (1989) quan niệm: “Bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa của câu là một tầng mức cụ thể hoá bình diện câu xét theo mục đích phát ngôn và theo cấu trúc - chức năng. Cấu trúc - ngữ nghĩa của câu được hiểu là mối quan hệ quyện chặt giữa hình thức và nội dung của câu, giữa cấu trúc và ngữ nghĩa, giữa các lớp nghĩa của câu và mô hình thể hiện chúng.” Nếu quan niệm cấu trúc câu là hình thức thì nội dung tương ứng với hình thức đó là nghĩa của câu. Khi xác định câu theo cấu trúc - ngữ nghĩa tức là xác định cấu trúc trong liên hệ chặt chẽ với nội dung và ngược lại. Khi miêu tả cấu trúc - ngữ nghĩa của câu, ta phải làm rõ được các lớp nghĩa của câu bằng quan hệ cú pháp, trật tự các thành phần câu theo khuôn hình xác định. Tuy nhiên, sự khác nhau về nghĩa của câu phải được thể hiện bằng sự khác nhau về cấu trúc qua các khuôn hình câu khác nhau. “Cấu trúc nào thì nghĩa đó. Mỗi cấu trúc tương ứng với chức năng tải nghĩa nhất định. Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí - chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ câu. Nghĩa và cấu trúc là các nhân tố thường trực của tổ chức câu. Bởi vậy, khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu không thể không biết câu đó được cấu tạo như thế nào và đồng thời không thể không chú ý đến cấu trúc đó nhằm một mục đích thông báo gì” (Thuyết Hiệp, 1998, tr. 60). Tóm lại, cấu trúc - ngữ nghĩa của câu chính là sự thể hiện các lớp nghĩa bên trong của câu bằng trật tự từ và các quan hệ cú pháp cụ thể trong câu mà sự thể hiện đó phải được mô hình hóa bằng các khuôn hình. Câu hỏi chính danh (có từ hỏi) Câu hỏi là loại câu được phân loại theo mục đích phát ngôn. Câu hỏi được cấu tạo để hỏi và yêu cầu trả lời. Khi một câu hỏi được sử dụng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hỏi nhằm được người nghe đáp lại bằng một hành vi ngôn ngữ theo nội dung hỏi ta gọi đó là câu hỏi đích thực. Chính vì thế, câu hỏi còn được gọi là câu nghi vấn. Diệp Quang Ban (2005, tr. 226) định nghĩa về câu nghi vấn như sau: “Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó, và về mặt hình thức câu nghi vấn cũng có dấu hiệu đặc trưng nhất định”. Trên thực tế, khi sử dụng ngôn ngữ ta dễ dàng nhận thấy không phải ở bất cứ trường hợp nào câu hỏi cũng được sử dụng theo lối nói trực 624K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH tiếp, cũng có khi hỏi mà không nhằm tìm kiếm thông tin mà có thể là lời chào, để thể hiện cảm xúc trước một điều gì đó, hoặc để chia sẻ mong muốn, yêu cầu... Ở trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu câu nghi vấn (câu hỏi) - tiểu loại câu hỏi có từ hỏi (có đại từ nghi vấn). Cũng theo Diệp Quang Ban (2005), câu nghi vấn có đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu. Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn do đó ngay cả khi câu tách ta khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng vẫn có thể xác định được điểm hỏi. Có thể gọi loại câu này là “câu nghi vấn rõ trọng điểm”. Các đại từ nghi vấn thường gặp được quy thành nhóm như sau: - Hỏi về người: Ai - Hỏi về vật hay đối tượng hành động: Gì, cái gì - Hỏi về phương thức của hành động, đặc trưng, tính chất của sự vật: Như thế nào, thế nào... - Hỏi về vị trí trong không gian: Đâu, Chỗ nào… - Hỏi về thời gian: Lúc nào, Bao giờ, Hồi nào… - Hỏi về nguyên nhân: Sao, Vì sao, Tại sao… - Hỏi về số lượng: Mấy, Bao nhiêu… Các từ hỏi về người và vật có thể dùng để hỏi cho chủ thể hoặc khách thể. Tương ứng trong tiếng Hàn, câu nghi vấn có từ nghi vấn (의문사 ) như 무엇 (cái gì), 누구 (ai), 언제 (khi nào), 어디(đâu), 왜( tại sao), 어떻게 (bằng cách nào), 얼마 (bao nhiêu), 얼마나 (bao lâu)... Do tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, nên trật tự cú pháp cơ bản của tiếng Hàn là C - B – V, vì thế các từ hỏi này thường được đặt ở vị trí trước vị ngữ của câu và phải kết hợp với vĩ tố kết thúc câu dạng nghi vấn thì mới được coi là câu hỏi. Khác với những câu hỏi khác thường lên giọng ở cuối câu, thì câu hỏi có sử dụng từ hỏi phải hạ thấp giọng ở cuối câu. Ở dạng câu hỏi này, người nói đưa ra câu hỏi để nhằm tìm kiếm thông tin chưa biết, chưa hiểu và yêu cầu người nghe phải cung cấp những thông tin chưa biết đó. Các từ nghi vấn thường gặp trong tiếng Hàn được quy thành nhóm như sau: -누구 (Ai): câu hỏi về người -언제 (Khi nào, bao giờ ): câu hỏi về thời gian -어디 (Đâu): câu hỏi về địa điểm, nơi chốn -무엇 ( Gì, cái gì): câu hỏi về sự vật hay đối tượng hành động 625ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI)... -왜 ( Tại sao, Sao): câu hỏi về lý do, nguyên nhân -어떻게, 어떻다( Thế nào, như thế nào): câu hỏi về cách thức, tính chất - 몇, 얼마, 얼마나( Mấy, Bao nhiêu, Bao lâu): câu hỏi về số lượng -무슨, 어떤, 어느 + 명사( gì, thế nào, nào + danh từ): dùng để hỏi về đối tượng nào được chỉ ra trong nhiều đối tượng. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan bài viết Câu nghi vấn (câu hỏi) là một chủ đề nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở trong và ngoài nước. Ở trong nước, Nguyễn Thị Thìn (1994) trong luận án phó tiến sĩ đã nghiên cứu câu nghi vấn Tiếng Việt: một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi. Võ Đại Quang (2000) trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về đối chiếu song ngữ Anh - Việt ở bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi chính danh đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng của các kiểu loại câu hỏi chính danh Anh - Việt. Nguyễn Đăng Sửu (2002) đã đối chiếu câu hỏi tiếng Anh và câu hỏi tiếng Việt trong luận án tiến sĩ của mình. Trong phần đối chiếu câu hỏi đích thực, tác giả cũng đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt câu hỏi có từ nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt, nhưng vẫn chưa đi sâu vào phân tích cụ thể về mặt cấu trúc - ngữ nghĩa của tiểu loại câu hỏi này... Mặc dù cũng có nhiều công trình nghiên cứu về câu nghi vấn (câu hỏi) nhưng chủ yếu là các công trình nghiên cứu câu hỏi tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng, chứ chưa có bất cứ công trình nghiên cưu nào đi sâu vào phân tích đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) tiếng Việt và tiếng Hàn. Ở nước ngoài, Koak Hyo Dong (곽효동) ( 2010) đã nghiên cứu đối chiếu câu nghi vấn và từ nghi vấn Hàn - Trung trong luận văn thạc sĩ của mình. 왕페이 (Wang Phye Lee) (2011) cũng chọn đề tài “의문문에 대한 한- 중 대조 연구” (nghiên cứu đối chiếu Hàn - Trung về câu nghi vấn). 박영옥( Park Yoong Ok) (2013) với luận văn đối chiếu so sánh câu có hình thức nghi vấn trong tiếng Hàn và tiếng Đức. 윤경원 (Kyong Won Yoon) (2013) với đề tài “ 태국인 학습자를 위한 한국어 부정표 현 의문문에 관한 연구” (nghiên cứu câu nghi vấn có hình thức phủ định tiếng Hàn cho người học là người Thái Lan). Các tác giả trên đã nghiên cứu theo các hướng khác nhau với những mục đích khác nhau, nhưng đối tượng nghiên cứu đều xoay quanh các vấn đề liên quan đến câu nghi vấn. Tuy nhiên cho đến nay, đối chiếu đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa câu hỏi chính danh trong tiếng Việt và tiếng Hàn là đề tài hoàn toàn chưa được nghiên cứu. Chúng 626K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH tôi hi vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là tư liệu bổ ích đối với những ai đang học tập, nghiên cứu và sử dụng hai ngôn ngữ này. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực bài nghiên cứu này, trước tiên chúng tôi sử dụng p hương pháp thống kê, phân loại các loại câu hỏi có từ để hỏi trong tiếng Việt và tiếng Hàn, sau đó dùng phương pháp miêu tả để làm rõ các đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ để hỏi). Cuối cùng bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt về mặt cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Hàn. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt Dựa vào quan điểm của Diệp Quang Ban (2005) về câu nghi vấn và Lê Quang Thiêm (1989) về cấu trúc - ngữ nghĩa của câu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê được một số các cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt như sau: Stt Cấu trúc – ngữ nghĩa Câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) Ví dụ 1 Ai là cấu trúc câu hỏi về người Có chức năng làm chủ ngữ AI (CN) + VN + BN? Ai cho tao lương thiện? (Nam Cao tuyển tập.tr.67) Có chức năng làm BN trực tiếp CN+ VN +AI(BN)? Mình có biết ai đây không? (Nam Cao tuyển tập,tr.355) Có chức năng làm BN gián tiếp CN+VN+BN(TT)+ (CHO)AI (BNGT)? Tiền đếm rồi mày đưa cho ai? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn.tr.118) Có chức năng là TPP của CN,VN chỉ sự sở hữu. DT + CỦA AI (CN)+ VN? (TPP của CN) CN+ ( LÀ)+ DT+ CỦA AI (VN)? (TP P của VN) Con bé của nhà ai kháu thế? (Ngữ văn 11, tr.127 Có chức năng là TPP của TrN chỉ nguyên nhân CN+VN+ VÌDOBỞITẠI AI? Hắn hà tiện vì ai? (Nam Cao tuyển tập, tr.331) Có chức năng là TPP của TrN chỉ sự đồng hành CN+VN + VỚI AI? (cụm giới từ ‘Với’+từ hỏi Ai) Ngày mai con ăn với ai? Con ngủ với ai? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.8) 627ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI)... 2 Gì là cấu trúc câu hỏi về vật và đối tượng hành động. -Có chức năng làm chủ ngữ CÁI GÌVIỆC GÌCHUYỆN GÌ +VN +BN ? Việc gì mà nói đến ông Lý đấy? (Ngô Tất Tố Tắt đèn, tr.70) -Có chức năng làm bổ ngữ CN + VN+ GÌ (BN)? Từ sáng đến giờ, các bác đã ăn gì chưa? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn, tr.124 -Là TPP của TrN chỉ mục đích CN+ VN+ BN+ (ĐỂ) LÀM GÌ (TrN)? Y tháo hết cánh cửa ra làm gì? (Nam Cao tuyển tập, tr.59) -Là TPP của TrN chỉ nguyên nhân LÀM GÌ (MÀ)+ CN + VN +BN? Làm gì mà dao thớt bừa bộn thế? (Nam Cao tuyển tập. tr.363) -Là TPP của TrN chỉ phương tiện CN + VN +BN + BẰNG (CÁI) GÌ? Hắn đứng lên bằng gì? (Nam Cao tuyển tập, tr.53) 3 Nào là cấu trúc câu hỏi về thời gian, cách thức, lựa chọn. -Là TrN chỉ thời gian(tương lai) Khi nàobao giờ lúc nàohồi nào + CN+VN+BN? Anh định bao giờ mới có? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.48) -Là TrN chỉ thời gian (quá khứ) CN+VN+ BN+ Bao giờ Khi nàoHồi nào Lúc nào? Má dặn tao hồi nào? (Anh Đức - tác phẩm chọn lọc. tr.61) -Là TrN chỉ mức độ thời gian (thời hạn) Chừng nào + CN+VT+BN+TR? Chừng nào chị Ba về trên huyện? (Anh Đức - tác phẩm chọn lọc, tr.174) -Là TrN chỉ thời gian (thời điểm bắt đầu) Từ khi nàotừ lúc nàovào lúc nào + CN+VN+BN? Từ khi nào cậu ấy nghiện rượu thế? (Anh Đức- tác phẩm chọn lọc,tr.227) - Là một TP của TrN chỉ trạng thái, cách thức CN+ VN+ BN + NHƯ THẾ NÀO THẾ NÀOLÀM NHƯ THẾ NÀO..? Anh Mười sẽ giữ gìn anh em như thế nào? (Anh Đức - tác phẩm chọn lọc,tr.184) - Là bộ phận của CN,BN(cấu trúc câu hỏi chỉ sự lựa chọn) Thằng nào làm gì được ông? (Nam Cao tuyển tập,tr.46) 4 Đâu là cấu trúc câu hỏi về địa điểm, nơi chốn. - Là TrN chỉ địa điểm CN+VN+BN đâu (ở )đâu? Con chó cái nhà mày mua ở đâu thế? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.87) - Có chức năng làm chủ ngữ ĐÂU(CN)+VN? Đâu là chân lý? (Anh Đức- tác phẩm chọn lọc,tr.299) - Có chức năng làm vị ngữ CN+ĐÂU(VN)? Văn tự đâu? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.86) 5 Sao là cấu trúc câu hỏi chỉ nguyên nhân, cách thức. -Làm TrN chỉ nguyên nhân (TẠI VÌCỚLÀM...) SAO… + CN+VN+BN? Sao u lại bán chị ấy của con? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.99) -Là TrN chỉ tính chất, trạng thái, cách thức CN+VN+BN+SAORA SAOLÀM SAO? Số phận anh ấy sẽ ra sao? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.100) 628K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 6 B a o n h i ê u , Mấy là cấu trúc câu hỏi về số l ư ợ n g , số thứ tự. -Làm định ngữ cho DT-là BN trong câu CN+VN+ BAO NHIÊU MẤY + DT? Nó đẻ mấy con? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.59) -Làm TrN chỉ thứ tự CN+VN+ DT + (THỨ) BAO NHIÊU (THỨ) MẤY? Nó ngồi bàn thứ bao nhiêu? (Nó ngồi bàn thứ mấy?) (Anh Đức-tp chọn lọc,tr.215) -Làm TrN chỉ giá cả CN +VT +(GIÁ) BAO NHIÊU(MẤY)…? Đi làm như thế, ủy ban xã cấp cho em mỗi tháng bao nhiêu? (Anh Đức-tp chọn lọc,tr.167) -Làm TrN chỉ chỉ mức độ thời gian CN+VN+MẤYBAO NHIÊU+DT (chỉ thời gian)? Cấp chỉ huy cho về mấy đêm? (Anh Đức-tp chọn lọc,tr.39) -Là định ngữ của DT-là VN trong câu CN+ MẤYBAO NHIÊU TUỔI(VN)? Cô bao nhiêu tuổi nhỉ? (Nam Cao tuyển tập,tr.215) -Là định ngữ của DT-là CN trong câu MẤYBAO NHIÊU+DT(CN)+VN? Mấy anh em về thím? (Anh Đức-tp chọn lọc,tr.184) 4.2. Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh ( tiểu loại câu hỏi có từ hỏi)...

Trang 1

CÂU HỎI CHÍNH DANH (TIỂU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI) TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN,

MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI HÀN QUỐC ThS Phạm Thị Duyên*, ThS Nguyễn Thị Hoài Thanh**11 MỞ ĐẦU

Trong giao tiếp, khi chúng ta muốn khẳng định những điều mình biết thì thường sử dụng các câu tường thuật khẳng định; người ta sử dụng các câu phủ định khi phủ nhận những gì không đúng, không chính xác; còn khi muốn biểu thị sự ca thán, khen chê hành vi ứng xử của ai đó thì thường sử dụng câu tán thán hoặc tác động người khác bằng câu mệnh lệnh Tuy nhiên, khi không rõ thông tin, hoặc cần xác minh một vấn đề… người ta thường sử dụng câu nghi vấn

Câu nghi vấn (câu hỏi) dùng để hỏi là một trong những tiểu hệ thống câu trong ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Hàn Việc hiểu được các đặc trưng, đặc điểm cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc - ngữ nghĩa của câu nghi vấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy - học tiếng Hàn cho người Việt Nam và việc dạy - học tiếng Việt cho người Hàn Quốc Chính vì vậy, bài nghiên cứu này đã thống kê, phân loại và miêu tả các kiểu cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ để hỏi trong tiếng Việt và tiếng Hàn để giúp người học, người dạy ngoại ngữ hạn chế những lỗi sai khi sử dụng tiểu loại câu nghi vấn này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, học tập tiếng Hàn ở nước ta cũng như giảng dạy tiếng Việt cho người ngước ngoài với tư cách như một ngoại ngữ.

Bài nghiên cứu này tập trung thống kê, phân loại và miêu tả đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Hàn, chỉ ra được những điểm tương đồng và dị biệt về cấu trúc - ngữ nghĩa của tiểu loại câu hỏi này để đưa ra một số điểm lưu ý và đề xuất phương pháp nâng cao hiệu quả việc giảng dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc.

*,** Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Trang 2

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận

Khái niệm cấu trúc - ngữ nghĩa

Lê Quang Thiêm (1989) quan niệm: “Bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa của câu là một tầng mức cụ thể hoá bình diện câu xét theo mục đích phát ngôn và theo cấu trúc - chức năng Cấu trúc - ngữ nghĩa của câu được hiểu là mối quan hệ quyện chặt giữa hình thức và nội dung của câu, giữa cấu trúc và ngữ nghĩa, giữa các lớp nghĩa của câu và mô hình thể hiện chúng.”

Nếu quan niệm cấu trúc câu là hình thức thì nội dung tương ứng với hình thức đó là nghĩa của câu Khi xác định câu theo cấu trúc - ngữ nghĩa tức là xác định cấu trúc trong liên hệ chặt chẽ với nội dung và ngược lại Khi miêu tả cấu trúc - ngữ nghĩa của câu, ta phải làm rõ được các lớp nghĩa của câu bằng quan hệ cú pháp, trật tự các thành phần câu theo khuôn hình xác định Tuy nhiên, sự khác nhau về nghĩa của câu phải được thể hiện bằng sự khác nhau về cấu trúc qua các khuôn hình câu khác nhau “Cấu trúc nào thì nghĩa đó Mỗi cấu trúc tương ứng với chức năng tải nghĩa nhất định Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí - chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ câu Nghĩa và cấu trúc là các nhân tố thường trực của tổ chức câu Bởi vậy, khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu không thể không biết câu đó được cấu tạo như thế nào và đồng thời không thể không chú ý đến cấu trúc đó nhằm một mục đích thông báo gì” (Thuyết & Hiệp, 1998, tr 60).

Tóm lại, cấu trúc - ngữ nghĩa của câu chính là sự thể hiện các lớp nghĩa bên trong của câu bằng trật tự từ và các quan hệ cú pháp cụ thể trong câu mà sự thể hiện đó phải được mô hình hóa bằng các khuôn hình.

Câu hỏi chính danh (có từ hỏi)

Câu hỏi là loại câu được phân loại theo mục đích phát ngôn Câu hỏi được cấu tạo để hỏi và yêu cầu trả lời Khi một câu hỏi được sử dụng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hỏi nhằm được người nghe đáp lại bằng một hành vi ngôn ngữ theo nội dung hỏi ta gọi đó là câu hỏi đích thực Chính vì thế, câu hỏi còn được gọi là câu nghi vấn

Diệp Quang Ban (2005, tr 226) định nghĩa về câu nghi vấn như sau: “Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó, và về mặt hình thức câu nghi vấn cũng có dấu hiệu đặc trưng nhất định” Trên thực tế, khi sử dụng ngôn ngữ ta dễ dàng nhận thấy không phải ở bất cứ trường hợp nào câu hỏi cũng được sử dụng theo lối nói trực

Trang 3

tiếp, cũng có khi hỏi mà không nhằm tìm kiếm thông tin mà có thể là lời chào, để thể hiện cảm xúc trước một điều gì đó, hoặc để chia sẻ mong muốn, yêu cầu Ở trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu câu nghi vấn (câu hỏi) - tiểu loại câu hỏi có từ hỏi (có đại từ nghi vấn).

Cũng theo Diệp Quang Ban (2005), câu nghi vấn có đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn do đó ngay cả khi câu tách ta khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng vẫn có thể xác định được điểm hỏi Có thể gọi loại câu này là “câu nghi vấn rõ trọng điểm” Các đại từ nghi vấn thường gặp được quy thành nhóm như sau:

- Hỏi về người: Ai

- Hỏi về vật hay đối tượng hành động: Gì, cái gì

- Hỏi về phương thức của hành động, đặc trưng, tính chất của sự vật: Như thế nào, thế nào

- Hỏi về vị trí trong không gian: Đâu, Chỗ nào… - Hỏi về thời gian: Lúc nào, Bao giờ, Hồi nào… - Hỏi về nguyên nhân: Sao, Vì sao, Tại sao… - Hỏi về số lượng: Mấy, Bao nhiêu…

Các từ hỏi về người và vật có thể dùng để hỏi cho chủ thể hoặc khách thể.

Tương ứng trong tiếng Hàn, câu nghi vấn có từ nghi vấn (의문사 ) như 무엇 (cái gì), 누구 (ai), 언제 (khi nào), 어디(đâu), 왜( tại sao), 어떻게 (bằng cách nào), 얼마 (bao nhiêu), 얼마나 (bao lâu)

Do tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, nên trật tự cú pháp cơ bản của tiếng Hàn là C - B – V, vì thế các từ hỏi này thường được đặt ở vị trí trước vị ngữ của câu và phải kết hợp với vĩ tố kết thúc câu dạng nghi vấn thì mới được coi là câu hỏi Khác với những câu hỏi khác thường lên giọng ở cuối câu, thì câu hỏi có sử dụng từ hỏi phải hạ thấp giọng ở cuối câu Ở dạng câu hỏi này, người nói đưa ra câu hỏi để nhằm tìm kiếm thông tin chưa biết, chưa hiểu và yêu cầu người nghe phải cung cấp những thông tin chưa biết đó.

Các từ nghi vấn thường gặp trong tiếng Hàn được quy thành nhóm như sau: -누구 (Ai): câu hỏi về người

-언제 (Khi nào, bao giờ ): câu hỏi về thời gian -어디 (Đâu): câu hỏi về địa điểm, nơi chốn

-무엇 ( Gì, cái gì): câu hỏi về sự vật hay đối tượng hành động

Trang 4

-왜 ( Tại sao, Sao): câu hỏi về lý do, nguyên nhân

-어떻게, 어떻다( Thế nào, như thế nào): câu hỏi về cách thức, tính chất - 몇, 얼마, 얼마나( Mấy, Bao nhiêu, Bao lâu): câu hỏi về số lượng

-무슨, 어떤, 어느 + 명사( gì, thế nào, nào + danh từ): dùng để hỏi về đối tượng nào được chỉ ra trong nhiều đối tượng.

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan bài viết

Câu nghi vấn (câu hỏi) là một chủ đề nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở trong và ngoài nước

Ở trong nước, Nguyễn Thị Thìn (1994) trong luận án phó tiến sĩ đã nghiên cứu câu nghi vấn Tiếng Việt: một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi Võ Đại Quang (2000) trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về đối chiếu song ngữ Anh - Việt ở bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi chính danh đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng của các kiểu loại câu hỏi chính danh Anh - Việt Nguyễn Đăng Sửu (2002) đã đối chiếu câu hỏi tiếng Anh và câu hỏi tiếng Việt trong luận án tiến sĩ của mình Trong phần đối chiếu câu hỏi đích thực, tác giả cũng đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt câu hỏi có từ nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt, nhưng vẫn chưa đi sâu vào phân tích cụ thể về mặt cấu trúc - ngữ nghĩa của tiểu loại câu hỏi này

Mặc dù cũng có nhiều công trình nghiên cứu về câu nghi vấn (câu hỏi) nhưng chủ yếu là các công trình nghiên cứu câu hỏi tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng, chứ chưa có bất cứ công trình nghiên cưu nào đi sâu vào phân tích đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) tiếng Việt và tiếng Hàn.

Ở nước ngoài, Koak Hyo Dong (곽효동) ( 2010) đã nghiên cứu đối chiếu câu nghi vấn và từ nghi vấn Hàn - Trung trong luận văn thạc sĩ của mình 왕페이 (Wang Phye Lee) (2011) cũng chọn đề tài “의문문에 대한 한- 중 대조 연구” (nghiên cứu đối chiếu Hàn - Trung về câu nghi vấn) 박영옥( Park Yoong Ok) (2013) với luận văn đối chiếu so sánh câu có hình thức nghi vấn trong tiếng Hàn và tiếng Đức 윤경원 (Kyong Won Yoon) (2013) với đề tài “ 태국인 학습자를 위한 한국어 부정표 현 의문문에 관한 연구” (nghiên cứu câu nghi vấn có hình thức phủ định tiếng Hàn cho người học là người Thái Lan).

Các tác giả trên đã nghiên cứu theo các hướng khác nhau với những mục đích khác nhau, nhưng đối tượng nghiên cứu đều xoay quanh các vấn đề liên quan đến câu nghi vấn Tuy nhiên cho đến nay, đối chiếu đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa câu hỏi chính danh trong tiếng Việt và tiếng Hàn là đề tài hoàn toàn chưa được nghiên cứu Chúng

Trang 5

tôi hi vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là tư liệu bổ ích đối với những ai đang học tập, nghiên cứu và sử dụng hai ngôn ngữ này.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực bài nghiên cứu này, trước tiên chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại các loại câu hỏi có từ để hỏi trong tiếng Việt và tiếng Hàn, sau đó dùng phương pháp miêu tả để làm rõ các đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ để hỏi) Cuối cùng bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt về mặt cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Hàn.

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt

Dựa vào quan điểm của Diệp Quang Ban (2005) về câu nghi vấn và Lê Quang Thiêm (1989) về cấu trúc - ngữ nghĩa của câu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê được một số các cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt như sau:

Ai cho tao lương thiện?(Nam Cao tuyển tập.tr.67)

CN+VN + VỚI AI? (cụm giới từ

‘Với’+từ hỏi Ai)

Ngày mai con ăn với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.8)

Trang 6

(Nam Cao tuyển tập, tr.59)

-Là TPP của TrN chỉ nguyên nhân

LÀM GÌ (MÀ)+ CN + VN +BN?

Làm gì mà dao thớt bừa bộn thế?

(Nam Cao tuyển tập tr.363)

-Là TPP của TrN chỉ phương tiện

-Là TrN chỉ thời gian(tương lai)

Khi nào/bao giờ/ lúc nào/hồi nào + CN+VN+BN?

Anh định bao giờ mới có? (Ngô Tất Tố và Tắt đèn,tr.48)-Là TrN chỉ thời gian (quá khứ)

CN+VN+ BN+ Bao giờ/ Khi nào/Hồi

-Là TrN chỉ thời gian (thời điểm bắt đầu)

Từ khi nào/từ lúc nào/vào lúc nào + NÀO/LÀM NHƯ THẾ NÀO ?

Anh Mười sẽ giữ gìn anh em như thế nào?

(Anh Đức - tác phẩm chọn lọc,tr.184)

- Là bộ phận của CN,BN(cấu trúc câu hỏi

chỉ sự lựa chọn) Thằng nào làm gì được ông? (Nam Cao tuyển tập,tr.46)

Trang 7

-Làm định ngữ cho DT-là BN trong câu

CN+VN+ BAO NHIÊU/ MẤY + DT?

Đi làm như thế, ủy ban xã cấp cho em mỗi tháng bao nhiêu? (Anh

-Là định ngữ của DT-là VN trong câu

CN+ MẤY/BAO NHIÊU TUỔI(VN)?

Cô bao nhiêu tuổi nhỉ?(Nam Cao tuyển tập,tr.215)-Là định ngữ của DT-là CN trong câu

MẤY/BAO NHIÊU+DT(CN)+VN?

Mấy anh em về thím?(Anh Đức-tp chọn lọc,tr.184)

4.2 Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh ( tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Hàn

Qua thống kê, phân tích các câu hỏi được trích dẫn từ các sách giáo khoa, sách truyện chúng tôi đã tìm ra được các cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi ) trong tiếng Hàn như sau:

Trang 9

서있니? (Chi hye à, tại sao lại đứng dưới mưa vậy?) (이옥수, tr.124)

Trang 11

3.3 Đối chiếu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Hàn

Xét về số lượng cấu trúc - ngữ nghĩa

Chúng tôi đã thống kê được 27 cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và 31 cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Hàn.

Xét về đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa

Điểm tương đồng: Cả tiếng Việt và tiếng Hàn đều có các đặc điểm cấu trúc - ngữ

nghĩa giống nhau như:

- Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi về người: Ai

- Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi về vật và đối tượng của hành động: Gì - Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi về thời gian: Khi nào

- Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi về vị trí trong không gian: Đâu - Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi vể nguyên nhân: Sao

- Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi về số lượng và số thứ tự: Bao nhiêu, mấy - Cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi có từ hỏi hỏi về tính chất và cách thức: Thế nào, bằng cách nào

Điểm dị biệt: Do đặc điểm loại hình hai ngôn ngữ khác nhau, tiếng Việt thuộc

loại hình ngôn ngữ đơn lập nên trật tự cú pháp cơ bản là CN + VN + BN, trong khi đó tiếng Hàn lại thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính nên trật tự cú pháp cơ bản là CN + BN + VN, vì thế trật tự cú pháp trong mô hình khuôn hỏi ở hai ngôn ngữ là khác nhau

Các từ hỏi trong cấu trúc câu hỏi tiếng Việt có thể đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu Còn tiếng Hàn luôn đứng trước VN Định ngữ trong tiếng Việt luôn đứng sau danh từ, tiếng Hàn đứng trước danh từ.

Trong tiếng Hàn phải sử dụng các trợ từ đứng sau danh từ, đại từ để xác định thành phần câu (CN, BN, TrN) và sử dụng vĩ tố kết thúc đuôi câu để nhận biết được câu hỏi.

3.4 Một số điểm lưu ý khi dạy tiếng Việt cho người Hàn

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cấu trúc - ngữ nghĩa câu hỏi chính danh (tiểu loại câu hỏi có từ hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Hàn rất đa dạng và phong phú Về cơ bản, cả hai ngôn ngữ đều có các đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa các câu hỏi có từ để hỏi về người, về đối tượng, về không gian, thời gian… tương đối giống nhau Đây chính là một điểm

Trang 12

thuận lợi trong việc dạy và học hai ngôn ngữ trên Người Hàn trong quá trình học tiếng Việt sẽ dễ dàng áp dụng những câu hỏi có từ để hỏi vào đúng mục đích hỏi.

Một điểm tương đồng nổi bật giữa hai ngôn ngữ này là hệ thống các từ Hán Việt và Hán Hàn có cách phát âm tương đối giống nhau Chẳng hạn như: Học kì - 학기(hak-ki), chuẩn bị - (chun-bi), học phí - 학비 (hak-bi)… Do đó, trong quá trình giảng dạy, người dạy nên vận dụng nhiều hơn lợi thế này vào việc giảng dạy từ vựng, giao tiếp, kĩ năng nghe - đọc - viết Bên cạnh đó, trong tiếng Việt và tiếng Hàn còn nhiều từ vựng vay mượn từ ngôn ngữ ngoại lai như tiếng Anh Ví dụ: Tivi -텔레비전, radio - 라디오 , tennis - 테니스… Đây cũng là điều thuận lợi trong quá trình dạy và học tiếng Việt và tiếng Hàn.

Do đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn khác nhau nên trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người Hàn cần lưu ý một số điểm như sau: Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung, tiếng Việt cho người Hàn nói riêng, người dạy cần phải chú ý đến đặc điểm loại hình ngôn ngữ của người học Người học ngoại ngữ thường dùng những kinh nghiệm từ tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ đã học trước đó để học ngoại ngữ hiện tại Điều này có thể giúp cho người học tiếp thu ngoại ngữ thuận lợi nhưng cũng có thể tạo ra lỗi khi sử dụng ngôn ngữ Vì thế, người dạy cần biết đặc điểm loại hình ngôn ngữ của người học, chỉ ra những điểm khác biệt trong tiếng Việt và tiếng Hàn để có những phương pháp giảng dạy hiệu quả

Một điểm khó khăn đối với hầu hết người Hàn khi học tiếng Việt đó là học phát âm, vì do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, trong khi đó tiếng Hàn không có thanh điệu Các thanh điệu tiếng Việt được chia làm ba nhóm: Nhóm thanh điệu dễ phát âm có hai thanh (thanh không dấu và thanh huyền), nhóm trung bình là thanh sắc, nhóm khó phát âm là thanh ngã và thanh hỏi Tiếng Hàn không có thanh điệu nhưng 4 loại câu chính của tiếng Hàn là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ lại được phân biệt nhờ vào ngữ điệu “Câu trần thuật và câu mệnh lệnh kết thúc với ngữ điệu đi xuống như thanh huyền của tiếng Việt, câu nghi vấn được kết thúc với ngữ điệu đi lên gần như cao độ của thanh sắc trong tiếng Việt, câu thỉnh dụ kết thúc với ngữ điệu đi ngang, không thay đổi ngữ điệu ở đuôi câu gần giống thanh không dấu ở tiếng Việt” (Myung & nnk, 2015, tr 17 - 19) Đặc điểm này giúp cho người dạy có những lưu ý khi dạy phát âm và giúp người học phân biệt các thể loại câu trong tiếng Việt.

Một điểm nữa mà người dạy cần phải hết sức lưu ý khi dạy về câu nghi vấn có từ hỏi trong tiếng Việt cho người Hàn đó là các từ hỏi trong cấu trúc câu hỏi tiếng Việt có thể đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu còn tiếng Hàn luôn đứng trước vị ngữ Thêm vào đó, định ngữ trong tiếng Việt luôn đứng sau danh từ, tiếng Hàn đứng trước danh từ Trong tiếng

Ngày đăng: 25/04/2024, 07:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan