ĐỀ TÀI Rào cản môi trường đối với xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam vào thị trường châu Âu (EU)

56 1 0
ĐỀ TÀI Rào cản môi trường đối với xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam vào thị trường châu Âu (EU)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-oOo -

BÀI THẢO LUẬN

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Rào cản môi trường đối với xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam vào thị trường châu Âu (EU)

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM iii

MỞ ĐẦU iv

NỘI DUNG 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 Một số khái niệm cơ bản 1

1.1.1 Khái niệm hàng rào kỹ thuật 1

1.1.2 Khái niệm hàng rào kỹ thuật môi trường 1

1.1.3 Khái niệm biện pháp kiểm dịch động thực vật 2

1.2 Phân loại rào cản kỹ thuật môi trường 2

1.3 Tác động rào cản môi trường đến thương mại quốc tế 3

CHƯƠNG 2: RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU (EU) 5

2.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU 5

2.2 Các hàng rào môi trường của thị trường EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam 8

2.2.1 Rào cản kỹ thuật môi trường của EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam 8

2.2.1.1 Các quy định về bao gói và dán nhãn, nhãn sinh thái 8

2.2.1.2 Tiêu chuẩn tiếp thị 10

2.2.1.3 Các tiêu chuẩn, chứng nhận khác 10

2.2.2 Biện pháp kiểm dịch động thực vật của EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam 12

2.2.2.1 Các yêu cầu an toàn thực phẩm 12

2.2.2.2 Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất 14

2.2.2.3 Kiểm dịch thực vật 19

2.2.2.4 Đánh giá sự phù hợp và chế tài 20

2.3 Năng lực đáp ứng các rào cản môi trường của thị trường EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam 22

2.3.1 Đáp ứng rào cản kỹ thuật môi trường 22

2.3.1.1 Đáp ứng các quy định về bao gói và dán nhãn, nhãn sinh thái 22

2.3.1.2 Đáp ứng tiêu chuẩn tiếp thị 28

Trang 3

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 40

3.1 Định hướng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU 40

3.2 Kiến nghị giải pháp 43

3.2.1 Về phía Nhà nước 43

3.2.2 Về phía các cơ quan bộ ngành 45

3.2.3 Về phía doanh nghiệp 46

3.2.4 Với hộ nông dân, hợp tác xã 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 4

42 Dương Thị Ngọc Liên 21D130122 Chương 1 43 Cao Thị Thuỳ Linh 21D130212 2.1 + 2.4 44 Đào Thị Thuỳ Linh 21D130004 2.2.2 + 2.3.3 45 Đặng Kiều Linh 21D130258 Thuyết trình

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, trên cơ sở lợi ích chung, với các cơ chế toàn diện, đáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới

Thị trường châu Âu (EU) là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ) EU luôn là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ), khối lượng ngày càng tăng, giúp Việt Nam bù đắp được thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, Hàn Quốc Riêng đối với ngành hàng trái cây, EU là thị trường đứng hàng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Hiện các doanh nghiệp vẫn tìm cách đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang EU để tận dụng tối đa lợi thế về hàng rào thuế quan từ Hiệp định EVFTA Do đó, dự kiến năm 2024 tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường này sẽ đạt con số từ 20% trở lên

Bên cạnh sự tăng trưởng rõ rệt trong xuất khẩu, ở EU có các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo trái cây nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu về môi trường và an toàn thực phẩm Việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật này là rất quan trọng để các nhà xuất khẩu trái cây Việt Nam tiếp cận thị trường EU Bài thảo luận này xem xét thực trạng đáp ứng các rào cản kỹ thuật môi trường trong xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU, nêu bật những thách thức và cơ hội đối với ngành

Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Rào cản môi trường đối với xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam vào thị trường châu Âu (EU)” Trong

phạm vi đề tài này, nhóm đề cập tới rào cản kỹ thuật môi trường và rào cản kiểm dịch động

thực vật với mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng tiêu

chuẩn kỹ thuật TBT môi trường đồng thời thúc đẩy cho các doanh nghiệp của Việt Nam thành công hơn nữa trong hoạt động xuất khẩu trái cây vào thị trường EU

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT) hay rào cản kĩ thuật thương mại, là những quy định, tiêu chuẩn hoặc thủ tục có thể khiến việc xuất khẩu hàng hóa sang một quốc gia khác trở nên khó khăn hơn TBT thường là trở ngại lớn cho các nhà xuất khẩu so với thuế quan (phí nhập khẩu) (Theo World Trade Organization - WTO)

Các biện pháp kỹ thuật này (bao gồm các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn) về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá ở mức độ cần thiết và không được tạo ra các hạn chế trá hình đối với hoạt động thương mại quốc tế, Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu Trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”

1.1.2 Khái niệm hàng rào kỹ thuật môi trường

Theo Trung tâm nghiên cứu APEC: "Hàng rào kỹ thuật về môi trường được định nghĩa là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; các hạn chế thương mại đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs"

Hàng rào kỹ thuật về môi trường là một loại hàng rào phi thuế quan được dựng lên không chỉ nhằm mục đích bảo hộ cơ bản mà còn hướng đến bảo vệ chất lượng môi trường sinh thái của quốc gia Từ đó, có thể nhận thấy đây cũng chính là cơ sở vững chắc cho loại hình bảo hộ này được tiếp tục duy trì, hoàn thiện và phát triển

Hàng rào kỹ thuật môi trường là một dạng rào cản kỹ thuật trong thương mại Tuy nhiên chưƣa có một khái niệm chính thống, những rào cản thương mại môi trường được hiểu là tất cả các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn quy định cho sản phẩm, bao bì và ghi nhãn sản phẩm, các quá trình liên quan đến sản phẩm từ sản xuất đến phân phối tiêu dùng

Trang 7

nhằm trực tiếp hay gián tiếp đảm bảo môi trường và gây cản trở đối với thương mại quốc tế

* Lý do hình thành hàng rào kỹ thuật môi trường trong thương mại quốc tế

- Sự quan tâm đến mục tiêu bảo vệ môi trường: Vấn đề khác nhau dẫn đến các biện

pháp khác nhau

- Các quy định có thể trực tiếp: bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, môi trường

không khí, bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nước, bảo vệ cuộc sống và an toàn của các loại động, thực vật…

- Các quy định có thể gián tiếp: hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các hàng

nông sản, quy định về kiểm tra thú y, quy định các chất phụ gia trong thực phẩm, quy định về danh mục hóa chất được phép dùng, bị cấm trong sản xuất và chế biến…

- Vấn đề môi trường được nhiều nước, cộng đồng quốc tế quan tâm: MEAs, WTO,

RATs…

- “Lợi dụng” sự hợp pháp của các quy định về môi trường đưa ra các quy định cao hơn sự cần thiết nhằm mục đích bảo hộ mậu dịch trong nước

1.1.3 Khái niệm biện pháp kiểm dịch động thực vật

Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật

Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê…)

1.2 Phân loại rào cản kỹ thuật môi trường

Theo nghiên cứu của Trung tâm đối thoại chính sách CPD Bangladesh (2009) hàng rào kỹ thuật môi trường lại được chia làm 3 nhóm chính:

- Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường: Được chia làm hai nhóm là các tiêu

chuẩn về sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất

● Các tiêu chuẩn về sản phẩm bao gồm những quy định về phẩm chất mà hàng hóa phải đạt được như yêu cầu về hình thức, hàm lượng dinh dưỡng tối thiểu, hàm lượng chất độc hoặc phát thải (maximum toxicity or noxious emission) tối đa

● Các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất liên quan tới điều kiện sản xuất nên sản phẩm đó

Trang 8

- Quy định về gắn nhãn môi trường: Nhãn môi trường phải cung cấp thông tin cho

người sản xuất và người tiêu dùng về tác động của sản phẩm tới sức khỏe người tiêu dùng và tới môi trường Ngoài ra, nhãn môi trường còn cung cấp một số thông tin về phẩm chất sản phẩm và điều kiện sản xuất ra sản phẩm đó Nhãn môi trường có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc

- Các công cụ kinh tế như phí và thuế môi trường: Khoản phí và thuế này được tính

toán dựa vào đặc tính sản phẩm, ví dụ như hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thô hoặc chính sản phẩm dầu thô đó cũng bị đánh thuế Mục đích của các công cụ kinh tế này là để tăng nguồn thu cho chính phủ và định hướng sản xuất và tiêu dùng, không sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm bị đánh thuế cao

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Lan, có 2 nhóm hàng rào kỹ thuật về môi trường chính là nhóm đánh thuế tài nguyên và nhóm tiêu chuẩn về môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn sinh thái:

Áp dụng đánh thuế tài nguyên: Các nước phát triển xây dựng các tiêu chuẩn hàng

hóa trong đó quy định nghiêm ngặt hàm lượng tài nguyên thô như là một biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên Như vậy, hàng hoá của các nước đang phát triển muốn nhập khẩu vào các nước này sẽ phải chịu thuế nhiều hơn vì hàm lượng tài nguyên thô lớn, điều đó hạn chế lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên

Sử dụng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn, dán nhãn sinh thái: Biện pháp

này được dùng như tạo cầu bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước, chống lại các sản phẩm và công nghệ nhập khẩu với lý do các sản phẩm và công nghệ này không đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước sở tại

1.3 Tác động rào cản môi trường đến thương mại quốc tế

Đối với nước xuất khẩu

- Giúp nâng cao chất lượng của hàng hóa xuất khẩu

- Có thể khiến các công ty sản xuất nhỏ trong nước phá sản do không kịp thích ứng với các tiêu chuẩn mới

- Tốn thêm nguồn lực cho việc nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận

- Các nước nhập khẩu cũng có thể lợi dụng cho việc bảo hộ ngày sản xuất trong nước, từ đó khiến các nước xuất khẩu khó có thể cạnh tranh

Đối với nước nhập khẩu

- Loại trừ các sản phẩm chất lượng kém ra khỏi thị trường, buộc nhà xuất khẩu phải nâng cao chất lượng

Trang 9

- Đảm bảo nguồn hàng hợp vệ sinh và ổn định cho tương lai - Bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng

- Việc áp đặt các tiêu chuẩn quá cao có thể khiến các nước nhập khẩu không kịp đáp ứng, từ đó gây gián đoạn nguồn cung

Trang 10

CHƯƠNG 2: RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU (EU)

2.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU

Việt Nam hiện xuất khẩu trái cây đến hơn 40 thị trường, trong đó Trung Quốc là đối tác lớn nhất (hơn 70%) tiếp đến là EU, Mỹ, Hàn Quốc Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, có thể thấy trái cây Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, nhu cầu tất yếu cần phát triển và gia tăng xuất khẩu sang những thị trường khác, trong đó EU là thị trường tiềm năng Bởi vì, nông sản Việt Nam và EU không có sự cạnh tranh mà bổ trợ nhau

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của trái cây Việt Nam năm 2022

Nguồn: Trade map EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của rau quả Việt Nam Trong khi đó, trái cây là nông sản chủ lực của Việt Nam, là ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất Hàng năm, nhiều loại trái cây nhiệt đới được châu Âu nhập khẩu với giá trị tăng nhanh hơn lượng nhập khẩu

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2015-2022

Trang 11

Nguồn: Trademap

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu trái cây của EU giai đoạn 2015-2022

Nguồn: Trademap Nhập khẩu trái cây Việt Nam của EU có xu hướng tăng từ 540,76 triệu USD lên 757,65 triệu USD trong giai đoạn 2015- 2022 Tỷ trọng mặt hàng trái cây Việt Nam còn rất

Trang 12

hạn chế so với tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU, cụ thể giá trị nhập khẩu trái cây từ Việt Nam của EU chiếm 1,4% (năm 2022) tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU Bên cạnh đó, sản phẩm của Việt Nam cũng gặp phải cạnh tranh từ nhiều đối thủ, chủ yếu đến từ các nước đang phát triển ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi Những con số này, ngoài việc chỉ ra tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU còn yếu, cũng cho thấy tiềm năng rất lớn để mở rộng thị phần tại thị trường này

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây từ Việt Nam sang châu Âu từ 2015 - 2022

Nguồn: Trademap Chỉ có 5 mặt hàng trái cây Việt Nam (mã 0801, 0804, 0805, 0810, 0811) có giá trị xuất khẩu hơn 1 triệu USD sang EU Trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (91,1%) là Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc bóc vỏ (mã 0801) Tiếp theo là nhóm Dâu tây tươi, quả mâm xôi, quả mâm xôi, quả lý chua trắng hoặc đỏ, lý gai và chiếm tỷ trọng thứ hai (3,5%)

EU là một trong những thị trường lớn nhất về rau, củ quả tươi, các nhà cung cấp có thể bán rộng rãi sản phẩm của mình trên toàn châu âu Hơn 80% hàng xuất khẩu tươi là cung cấp trong nội địa Châu Âu Đối với trái cây trong mùa, Nam Âu là đối thủ cạnh tranh lớn của các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển Các tổ chức trồng trọt ở Châu Âu được tổ chức tốt và đã tối ưu hóa các công cụ tiếp thị của họ, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội và bán hàng trực tuyến Việt Nam cần làm quen với các khả năng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các công nghệ thông tin khác để sử dụng ở châu Âu

Trang 13

2.2 Các hàng rào môi trường của thị trường EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam

2.2.1 Rào cản kỹ thuật môi trường của EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam

2.2.1.1 Các quy định về bao gói và dán nhãn, nhãn sinh thái * Các quy định về bao gói và dán nhãn

Trong vấn đề quản lý bao bì và phế thải bao bì, Liên Minh Châu Âu quy định rất chặt chẽ trong Chỉ thị 94/62/EEC Trái cây Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng phải tuân theo các yêu cầu của Chỉ thị này Quy định này được Liên Minh Châu Âu đưa ra nhằm mục đích hạn chế tối thiểu phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường Chỉ thị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì Phế thải bao bì là các loại bao bì hay vật liệu làm bao bì được bỏ ra sau khi đã kết thúc quá trình vận chuyển, chuyên chở, phân phối hay tiêu dùng Chẳng hạn như container thải ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển hàng hoá, túi ni lông loại ra sau khi dùng sản phẩm

- Quá trình sản xuất và thành phần của bao bì phải tuân theo các yêu cầu sau:

+ Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng

+ Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động đối với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi

+ Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã

- Đối với bao bì có thể tái sử dụng, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu nêu trên còn phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

+ Tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử dụng lại một số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình thường

+ Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động + Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không được tái sử dụng trong thời gian dài và thành phế thải

- Đối với việc thu hồi và tái chế bao bì phải tuân theo các quy định:

+ Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được thì phải được sản xuất theo cách làm để nó có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu được dùng vào việc sản xuất

Trang 14

thành những sản phẩm có thể bán được, chỉ cốt sao phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu Việc định ra tỷ lệ này có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại vật liệu làm bao bì

+ Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng phải thu được tối thiểu lượng calo cho phép

+ Nói chung là phải tái chế đạt 50-60% rác bao bì tính bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt để thu lại năng lượng

+ Loại bao bì không thể tái sử dụng, phải đem đốt thì phải đảm bảo là không làm ảnh hưởng môi trường bởi các khí độc hại thải ra

Bảng 2.1: Mức giới hạn đối với hóa chất trong sản xuất bao bì Nói tóm lại, các nhà xuất khẩu trái cây Việt Nam nắm được những yêu cầu này để trở thành và tiếp tục làm đối tác thương mại của doanh nghiệp EU Các nhà xuất khẩu phải đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về môi trường, nghĩa là bao bì (bao bì vận chuyển, bao

Trang 15

bì thương mại, ) phải được giới hạn và có thể tái chế Mức giới hạn đối với một số hoá chất sử dụng trong sản xuất bao bì

* Nhãn sinh thái

Đối với trái cây có nguồn gốc hữu cơ muốn xuất khẩu vào thị trường EU cần đáp ứng các quy định của tổ chức chức chứng nhận hữu cơ của Thụy Điển (KRAV) hoặc tổ của Hà Lan (EKO) Hay nói cách khác các sản phẩm trái cây có nhãn KRAV hoặc EKO được chứng nhận đáp ứng hoặc vượt qua các quy định hữu cơ của Liên minh Châu Âu

2.2.1.2 Tiêu chuẩn tiếp thị

Quy định 543/2011 của EU điều chỉnh các tiêu chuẩn tiếp thị cho chất lượng và độ chín của trái cây và rau quả tươi Tiêu chuẩn tiếp thị được chia ra làm 2 loại: i) Tiêu chuẩn tiếp thị cụ thể (SMS) được áp dụng với 10 loại rau quả tươi và ii) Tiêu chuẩn tiếp thị chung (GMS) được áp dụng cho các sản phẩm rau quả tươi khác Cả sản phẩm SMS và GMS đều phải tuân thủ tiêu chuẩn chung về chất lượng và độ chín tối thiểu, tương đối phù hợp với tiêu chuẩn Codex với trái cây và rau quả tươi (Codex, 2007) Các sản phẩm SMS cần đáp ứng thêm các yêu cầu bổ sung được quy định riêng cho chúng, theo đó các sản phẩm được phân thành 3 hạng (từ thấp nhất đến cao nhất) và ít nhất phải đáp ứng chất lượng thấp nhất để được bán ở thị trường EU Ngoài ra, sản phẩm SMS phải có Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn Sản phẩm được dùng để chế biến hoặc làm thức ăn chăn nuôi sẽ được miễn các tiêu chuẩn tiếp thị nếu chúng được ghi nhãn rõ ràng là “sản phẩm dùng để chế biến” hoặc “thức ăn cho động vật”

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn tiếp thị với trái cây tươi ở thị trường EU là bắt buộc Trái cây tươi nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên kiểm tra ở biên giới EU Nếu sản phẩm đã được kiểm tra tại nước xuất xứ, quốc gia đó có thể yêu cầu Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn từ EU (EU conformity check certificate) Khi đó, sản phẩm sẽ không bị kiểm tra thêm ở biên giới EU Việc này có thể được EU chấp thuận nếu như EU nhận thấy rằng nước xuất khẩu đã đáp ứng các tiêu chuẩn tiếp thị của EU Việc chấp thuận có thể cho tất cả hoặc chỉ một số loại rau quả tươi Tuy nhiên nếu EU phát hiện một lượng đáng kể hàng nhập khẩu không tương ứng với thông tin được nếu trong giấy chứng nhận, EU có thể đình chỉ việc chấp thuận với quốc gia đó Hiện tại chỉ có 9 quốc gia được EU chấp thuận cấp giấy chứng nhận này

2.2.1.3 Các tiêu chuẩn, chứng nhận khác

- Quy định về môi trường, an toàn sức khỏe

Trang 16

Theo quy định này, EU cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm có chứa các chất bị cấm (RS) EU đã ban hành một loạt các thông tư quy chuẩn, luật, sắc luật văn bản liên quan đến vấn đề này

Quy định REACH (đăng ký đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng các loại hóa chất); quy định EC số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 18/12/2006 đã thành lập cơ quan hóa chất Châu Âu với mục đích là đảm bảo mọi loại hóa chất được sử dụng ở EU trong nhập khẩu hay xuất khẩu đều phải đáp ứng được Các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn: Buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng và xử lý an toàn các hóa chất do mình tạo ra Thay thế các chất có nhiều khả năng gây hại bằng những chất ít nguy cơ gây hại hơn trong khả năng có thể

Các tiêu chuẩn về chất lượng: hiện tại hai hệ thống tiêu chuẩn mang tính phổ biến nhất áp dụng tự nguyện cho hàng may mặc nhập khẩu vào EU là tiêu chuẩn ISO 14001 và EMAS (The European Eco - Management and Audit scheme)

Tiêu chuẩn ISO 14001 cụ thể hơn là tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý môi trường Được áp dụng với mọi doanh nghiệp/ tổ chức không phân biệt về quy mô lớn nhỏ ra sao Tiêu chuẩn này được coi là khung chuẩn, là định hướng giúp doanh nghiệp/ tổ chức quản lý các vấn đề liên quan tới môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình

Quản lý sinh thái và Đề án Kiểm toán (EMAS) là một công cụ quản lý môi trường tự nguyện, được phát triển vào năm 1993 bởi Ủy ban châu Âu Nó cho phép các tổ chức để đánh giá, quản lý và liên tục cải thiện môi trường của họ Các chương trình được áp dụng trên toàn cầu và mở cửa cho tất cả các tổ chức tư nhân và công cộng

Cả hai đều dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng của WTO và ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn EMAS chủ yếu được áp dụng tại Đức Hệ thống này tương đối khó đối với doanh nghiệp và tốn rất nhiều chi phí nên các doanh nghiệp hầu hết áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001

- Các điều kiện về lao động

Cùng với các quy định về chất lượng sản phẩm, khâu đóng gói bao bì, mẫu mã EU cũng quan tâm đến việc cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Những quy định về điều kiện lao động và trách nhiệm xã hội được EU áp dụng theo tiêu chuẩn SA 8000

SA8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phát triển bởi CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency) hiện nay được gọi là SAI (Social Accountability International) và một số các tổ chức khác, được

Trang 17

hình thành năm 1997 Việc áp dụng SA8000 vào hệ thống quản lý giúp thúc đẩy việc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp

Theo đó, một số chiến dịch được thực hiện như chiến dịch quy chuẩn đạo đức, quy tắc thương mại công bằng, trong đó xem xét các vấn đề về chi phí ăn uống, mức độ tự do trong công ty, không phân biệt đối xử điều kiện về an toàn và sức khỏe nơi làm việc,

- Quy định về tiêu chuẩn và phân loại chất lượng

Hàng rau quả tươi nhập khẩu từ nước ngoài vào EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng thị trường chung của EU Ngoài ra, EU còn đưa ra các yêu cầu bổ sung riêng cho từng loại sản phẩm rau quả Các sản phẩm nhập khẩu sẽ được kiểm tra thường xuyên và nếu không tuân thủ các quy định này thì sẽ không được phép tiêu thụ tại đây Nếu sản phẩm nhập khẩu không nằm trong tiêu chuẩn chất lượng của EU, thì các tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (UNECE) sẽ được áp dụng

Những lô hàng rau quả tươi nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU theo tiêu chuẩn EC cần phải có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn (Certificate of conformity) Các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường EU được dùng để chế biến yêu cầu phải có Giấy chứng nhận sử dụng công nghiệp (Certificate of industrial use)

- Quy định về Thực hành sản xuất tốt (GMP)

GMP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lí an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lí an toàn thực phẩm ISO 22000

EU thực hiện quy định GMP đối với nhà sản xuất nguyên liệu và những sản phẩm có thể tiếp xúc với thực phẩm Quy định này không áp dụng trực tiếp đối với nhà sản xuất ngoài EU, nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp tới họ vì khách hàng từ EU sẽ yêu cầu về chất lượng sản phẩm

- Tiêu chuẩn BRC (của Hiệp hội Bán lẻ Anh - British Retail Consortium) là một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hàng đầu về vấn đề an toàn thực phẩm, bao bì, lưu kho và phân phối được nhiều công ty bán lẻ và siêu thị lớn áp dụng Đây cũng là tiêu chuẩn mà nhiều khách hàng EU hiện đang yêu cầu nhà XK thực phẩm phải đáp ứng

2.2.2 Biện pháp kiểm dịch động thực vật của EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam

2.2.2.1 Các yêu cầu an toàn thực phẩm

Các yêu cầu về an toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm có nguồn gốc không từ động vật được quy định trong Quy định số 178/200212 (Luật Thực phẩm chung) và số

Trang 18

852/2004 (về Vệ sinh thực phẩm), cùng với một số văn bản dưới luật và văn bản thực thi Theo các quy định này, các nhà sản xuất thực phẩm phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh cơ bản chung để đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi sản xuất thức ăn Mặc dù những quy định này chỉ áp dụng với các nhà sản xuất thực phẩm của EU, các nhà xuất khẩu từ nước thứ ba cũng gián tiếp bị ảnh hưởng vì cần phải tuân thủ các quy định này thì mới có thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này Quy định ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà xuất khẩu nước ngoài là quy định về các thủ tục quản lý an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc Phân tích các mối nguy hiểm và điểm kiểm soát quan trọng (the Hazard Analysis and Critical Control Point - HACCP) Các thành viên EU được yêu cầu đảm bảo rằng các doanh nghiệp thực phẩm nước ngoài tuân thủ các nguyên tắc HACCP trong sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang EU Các yêu cầu HACCP không áp dụng với quá trình sản xuất đầu vào, nghĩa là giai đoạn trồng các loại trái cây tươi không phải tuân thủ theo các yêu cầu này Tuy nhiên, tất cả các quy trình sản xuất sau thu hoạch cần tuân thủ các nguyên tắc HACCP HACCP đưa ra 7 nguyên tắc cần phải thực hiện nhằm ngăn chặn các mối nguy hại trong quá trình sản xuất ra thành phẩm:

- Nguyên tắc 1: Tiến hành Phân tích mối nguy (Mối nguy Sinh học; Hóa học và vật lý)

- Nguyên tắc 2: Xác định các Điểm kiểm soát tới hạn (CCP) - Nguyên tắc 3: Xác định các Ngưỡng tới hạn của CCP - Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát Điểm tới hạn - Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động khắc phục

- Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục kiểm tra – xác minh - Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu

Mặc dù các nhà xuất khẩu nước ngoài không bắt buộc phải cung cấp chứng nhận HACCP tại biên giới nhập khẩu, họ vẫn cần lưu giữ tất cả các hồ sơ và bằng chứng để chứng minh việc tuân thủ nguyên tắc HACCP Đồng thời, để đề phòng, các nhà nhập khẩu EU thường yêu cầu cung cấp chứng nhận HACCP kèm theo sản phẩm trái cây đã được chế biến Với trái cây tươi, các nhà nhập khẩu EU cũng thường yêu cầu một số loại chứng nhận an toàn thực phẩm; phổ biến nhất là GLOBAL G.A.P Ngoài đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, GlobalGAP còn liên quan tới đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường và xã hội thông qua giảm lượng hóa chất sử dụng, có trách nhiệm về sức khỏe và an toàn lao động GlobalGAP được phát triển từ EurepGAP Phạm vi EurepGAP gồm: sản xuất quả, rau, khoai tây, salad, hoa cắt cành và gia súc chăn nuôi

Trang 19

Mặc dù HACCP, GLOBAL G.A.P và các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm khác đang ngày càng phổ biến, chủ yếu các doanh nghiệp lớn mới đáp ứng được các hệ thống này Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt từ các nước kém phát triển và đang phát triển, việc tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu của các hệ thống này vẫn là một thách thức Bởi vì để có thể thực hiện hệ thống HACCP hiệu quả, một doanh nghiệp cần phải đầu tư vào cả nguồn nhân lực và tài chính để phát triển và vận hành hệ thống Ở Việt Nam, hệ thống HACCP và GLOBAL G.A.P vẫn còn mới với nhiều các nhà sản xuất thực phẩm Những năm gần đây, những hệ thống này đã được sử dụng phổ biến hơn nhưng chủ yếu bởi các công ty xuất khẩu lớn sang các thị trường yêu cầu các loại chứng nhận đó, như EU

Quy định chung về kiểm soát, kiểm tra sản phẩm: Tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU đều bị kiểm tra xem sản phẩm có phù hợp theo các quy định trong luật về thực phẩm có liên quan của EU

Trong chính sách an toàn thực phẩm, EU cũng đưa ra tiêu chí về nhiễm vi khuẩn trong thực phẩm (thực phẩm có mang vi sinh vật, độc tố, chất chuyển hóa của nó), quy định về dư lượng tối đa chất gây ô nhiễm trong sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể

Đối với nguyên liệu và đồ vật tiếp xúc với thực phẩm (ví dụ như bao bì), EU cũng có quy định nhằm ngăn ngừa những biến đổi không cho phép trong thành phần của thực phẩm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người

Các lô hàng nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận vệ sinh và an toàn thực vật để thể hiện tình trạng sản phẩm, biện pháp kiểm tra và chữ ký xác nhận của cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia trước khi gửi hàng EU cũng có quy định riêng về vật liệu đóng gói làm từ gỗ không được chứa sâu bệnh

EU vừa đưa ra quy định sửa đổi về kiểm dịch thực vật Theo đó, từ ngày 01/9/2019 EU áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt hơn đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU, trong đó có Việt Nam

2.2.2.2 Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất

Việc sản xuất trái cây liên quan đến nhiều công đoạn như trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và chế biến Mỗi công đoạn này đều có thể có những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sự an toàn của trái cây và gây rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng Những mối nguy thường gặp là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trong quá trình sinh trưởng và tạp chất (các mối nguy hại sinh học, hóa học, vật lý) vô tình xâm nhập trong quá trình chế biến

i) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Trang 20

- Quy định về dư lượng hoặc giới hạn hóa chất được sử dụng Nhiều quốc gia sử

dụng quy định danh mục hóa chất cấm sử dụng trong quá trình nuôi, trồng, chế biến hàng nông sản hoặc quy định về dư lượng hóa chất, giới hạn hóa chất được sử dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của con người, của động & thực vật

Hầu hết các quốc gia có quy định về mức độ dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc bảo vệ thực vật trong hoặc trên các sản phẩm thực phẩm, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường Các sản phẩm nhập khẩu cũng phải đáp ứng yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới được tiếp cận và bán tại các thị trường nhập khẩu Tuy nhiên, vì hiện tại không có một hệ thống tiêu chuẩn MRL quốc tế, các quốc gia khác nhau thường áp dụng những tiêu chuẩn MRL khác nhau lên cùng một sản phẩm Mặc dù Codex đã xây dựng Codex MRL cho thuốc bảo vệ thực vật như một tiêu chuẩn tham khảo cho các quốc gia, hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trên bình diện quốc tế về việc tuân theo Codex MRL Hầu hết các nước phát triển duy trì các tiêu chuẩn MRL của riêng mình New Zealand là một trong số ít quốc gia phát triển tự động công nhận Codex MRL

EU có tập hợp MRL của riêng mình, và được nhiều quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn vào EU tuân thủ Năm 2008, EU hài hòa hóa quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của các nước thành viên, và thiết lập các quy định MRL chung tại Quy định EC số 396/2005 (và các quy định sửa đổi) Tất cả các sản phẩm thực phẩm, kể cả sản phẩm nhập khẩu, sẽ bị trục xuất khỏi thị trường Châu Âu nếu chúng có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn mà Quy định đặt ra Các quy định MRL của EU với thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng cho cả sản phẩm thực phẩm tươi và đã qua chế biến Với các sản phẩm chế biến, MRL được xem xét dựa trên MRL của các nguyên liệu tươi và có tính đến độ cô đặc hoặc pha loãng của sản phẩm trong quá trình chế biến

Với những loại thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục của Quy định trên, một mức MRL mặc định thấp 0,01mg/kg được áp dụng như một biện pháp phòng ngừa Điều này đặc biệt liên quan đến các sản phẩm nhập khẩu được trồng bên ngoài EU và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục được Quy định Tuy nhiên, vấn đề là mức MRL mặc định của EU rất thấp, trong khi số lượng những loại thuốc bảo vệ

thực vật được chấp thuận bởi EU lại ít hơn rất nhiều so với Trung Quốc và Mỹ (Bảng 2.2) New Zealand và Canada cũng đặt mức MRL mặc định, tuy nhiên, mức này cao hơn 10 lần so với EU (Bảng 2.2) Về lý thuyết, một nước xuất khẩu có thể yêu cầu EU

thiết lập một mức MRL cho các loại thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục trong

Trang 21

Quy định của EU Nhưng thực tế thì yêu cầu này rất khó để thực hiện, bởi quy trình nộp đơn và phê duyệt rất phức tạp và tốn kém

Bảng 2.2: So sánh quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của một số thị trường nhập khẩu trái cây Việt Nam

Quốc gia Tự động công

Nguồn: Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn

Chú thích: “-“ là không tìm thấy dữ liệu

Hệ thống quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU còn phức tạp vì được cập nhật thường xuyên Mỗi năm, Quy định 396/2005 được sửa đổi nhiều lần Tiêu chuẩn MRL của một số loại thuốc bảo vệ thực vật được xem xét sửa đổi liên tục, khiến các nhà xuất khẩu nước ngoài khó cập nhập và tuân thủ theo Thêm vào đó, mức MRL EU áp dụng với một số sản phẩm cụ thể rất khác với mức mà Codex hay các quốc gia khác áp dụng Vì các sản phẩm không chỉ xuất khẩu vào thị trường EU mà còn vào nhiều thị trường khác, sự khác nhau trong tiêu chuẩn của từng thị trường có thể khiến các nhà xuất khẩu nhầm lẫn và khó tuân thủ hơn Chẳng hạn, xoài Việt Nam xuất khẩu

Trang 22

sang EU, Mỹ và Nhật Bản phải tuân thủ các mức MRL khác nhau với một số loại thuốc bảo vệ thực vật, trong đó hầu hết MRL của EU chặt chẽ hơn so với các nước khác

Bảng 2.3: So sánh chỉ số MRL một số loại thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Codex

Nguồn: Số liệu được thu thập từ trang web của Codex, EU, Mỹ và Nhật Bản cùng với Báo cáo USDA cho số liệu về MRL của Trung Quốc

Trong khi hệ thống quy định của EU về MRL nghiêm ngặt hơn đáng kể so với tiêu chuẩn quốc tế (Stoll, Douma, & Abel), một số người mua thậm chí còn yêu cầu mức MRL của sản phẩm thấp hơn mức luật định (CBI, 2016a) Các tiêu chuẩn MRL tư này đôi khi không dựa trên căn cứ khoa học, và đơn giản được đặt ra để thu hút người tiêu dùng và tăng lợi nhuận cho người bán Tuy nhiên, chúng lại tạo thêm một rào cản nữa cho các nhà xuất khẩu nước ngoài

ii) Tạp chất

Trang 23

Tạp chất là các chất tồn tại trong các sản phẩm thực phẩm, vô ý nhiễm phải trong quá trình sản xuất thực phẩm, chẳng hạn, trong quá trình trồng trọt, chế biến, đóng gói và bảo quản Mặc dù hàm lượng tạp chất trong thực phẩm thường thấp và vô hại cho người tiêu dùng, hầu hết các quốc gia đều áp dụng quy định về tạp chất thực phẩm để phòng ngừa Nguyên tắc của EU về kiểm soát tạp chất thực phẩm được nêu chi tiết trong Quy định của Hội đồng số 35/93/EEC, và quy định hàm lượng tối đa đối với các tạp chất thực phẩm được chỉ định trong Quy định của Ủy ban số 1881/2006 Cũng như thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng giới hạn với tạp chất được cập nhật thường xuyên Bên cạnh các giới hạn chung cho thực phẩm, cũng có giới hạn đối với một số sản phẩm cụ thể Các tạp chất thường gặp nhất ở các sản phẩm trái cây (tươi, sấy khô và đông lạnh) là độc tố nấm (aflatoxins, ochratoxin A, patulin), kim loại nặng (chì, thiếc và cadmium) và các tạp chất vi sinh (salmonella, norovirus, virus viêm gan A)

Mức tối đa cho một loại tạp chất trong cùng một sản phẩm có thể khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia Các mức do EU đặt ra thường thấp hơn các mức của Codex và các nhà nhập khẩu khác; ví dụ, như đã thấy ở mức tối đa đối với aflatoxin và chì trong trái cây Mức độ chịu đựng tạp chất thấp này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của EU

Bảng 2.4: So sánh mức tối đa đối với một số tạp chất trên trái cây giữa EU, Mỹ, Trung Quốc và Codex

Ngoài ra, chiếu xạ là phương pháp phổ biến để xử lý các tạp chất vi sinh và đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng, được cho phép tại hơn 50 quốc gia, trong đó có cả những nước nghiêm ngặt như Mỹ, Úc, New Zealand (Tiêu chuẩn thực phẩm Úc New Zealand, 2017) Tuy nhiên, EU không cho phép sử dụng phương pháp này cho các loại trái cây và rau quả chế biến Với các sản phẩm tươi, EU chỉ cho phép

Trang 24

sản phẩm nhập khẩu được xử lý chiếu xạ tại một cơ sở được EU chấp nhận Hiện nay Việt Nam chưa có cơ sở nào như vậy, và do đó buộc phải xử lý nhiệt khi xuất khẩu sang EU Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm trái cây thối nhanh hơn, trong khi khoảng cách giữa Việt Nam và EU rất xa, mất nhiều thời gian vận chuyển

2.2.2.3 Kiểm dịch thực vật

Các yêu cầu vệ sinh liên quan đến điều kiện vệ sinh và kiểm dịch động thực vật EU có các quy định về kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật (bao gồm trái cây) từ bên ngoài EU, nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi các sinh vật gây hại như sâu bệnh Chỉ thị 2000/29/EC của Ủy ban Châu Âu thiết lập một bộ quy định thống nhất về điều kiện kiểm dịch thực vật và được áp dụng cho tất cả các đối tác thương mại của EU Thực vật và sản phẩm từ thực vật nhập khẩu không được phép chứa các sinh vật gây hại nguy hiểm được quy định trong Chỉ thị này

Chỉ thị cũng lập danh mục những sản phẩm bị cấm nhập khẩu vào EU, và danh mục những sản phẩm thuộc diện kiểm soát tại biên giới EU và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để xác nhận việc tuân thủ các quy định của EU Khi đã vào lãnh thổ EU, sản phẩm nhập khẩu được cấp hộ chiếu thực vật và có thể được lưu hành tự do đến các nước thành viên EU Trong 9 nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu tiềm năng Việt Nam, không có sản phẩm nào bị cấm và chỉ có 4 sản phẩm (xoài, chanh, chanh leo và ổi - chỉ ở dạng tươi) phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) của nước xuất khẩu, nhưng phải tuân theo mẫu của EU EU chỉ sử dụng một mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, áp dụng cho cả thực vật và sản phẩm từ thực vật, và phù hợp với các quy định của Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC)

Bên cạnh những biện pháp trên, vật liệu đóng gói thực vật hoặc sản phẩm thực vật được làm từ gỗ cũng không được chứa sâu bệnh EU đã ban hành quy định về bao bì và vật liệu lót bằng gỗ dựa trên ISPM15 của IPPC (Chỉ thị 2005/15/EC) Chỉ thị này yêu cầu tất cả các bao bì bằng gỗ phải được xử lý bằng nhiệt hoặc xông hơi bằng methyl bromua, và được đóng dấu ISPM15 Hầu hết các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam cũng có quy định về vật liệu đóng gói bằng gỗ theo IPPC, bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Trung Quốc

Một điểm cần lưu ý là khác với các nước phát triển như Mỹ, Úc và Nhật Bản, EU không yêu cầu giấy phép nhập khẩu với thực vật và sản phẩm từ thực vật nhập khẩu Thay vào đó, các nhà nhập khẩu muốn được quyền nhập khẩu thực vật và sản phẩm từ thực vật cần phải được đăng ký ở một nước thành viên EU với số đăng ký chính thức Ngoài ra, nhà nhập khẩu phải khai báo với cơ quan hải quan tại điểm nhập cảnh trước khi mỗi lô hàng

Trang 25

đến Mặc dù quy trình này tạo thêm gánh nặng hành chính cho quá trình nhập khẩu nói chung, nhưng nghĩa vụ này lại thuộc về các nhà nhập khẩu, chứ không phải các nhà xuất khẩu Hơn nữa, quá trình đăng ký nhập khẩu tốn ít thời gian và tiền bạc hơn so với quá trình để đạt được giấy phép nhập khẩu bởi quá trình này thường đi kèm với quy trình phân tích rủi tốn kém và phức tạp

Quy định về kiểm dịch thực vật hiện tại của EU dường như ít nghiêm ngặt hơn so với một số nước phát triển cao khác Tuy nhiên, Đạo luật mới về Sức khỏe Thực vật 2016 của EU, được ban hành để thay thế Chỉ thị 2000/29/EC và sẽ có hiệu lực từ ngày 14/12/2019, sẽ thiết lập nhiều biện pháp kiểm soát hơn với việc nhập khẩu thực vật và sản phẩm từ thực vật Một trong những thay đổi quan trọng nhất có ảnh hưởng đến trái cây nhập khẩu là tất cả các sản phẩm thực vật sống (thay vì chỉ quy định một số như quy định hiện tại) sẽ cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Ngoài ra, EU có thể áp đặt các lệnh hạn chế hoặc cấm tạm thời với việc nhập khẩu thực vật và các sản phẩm từ thực vật nước ngoài mà họ có “ít kinh nghiệm kiểm dịch thực vật” và “nguy cơ dịch hại vẫn chưa được biết” và có thể duy trì cho đến khi có thêm các phân tích khoa học (Quy định 2016/2031 của EC, trang 2) Do đó, theo quy định của đạo luật mới, tất cả các loại trái cây của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ phải tuân theo yêu cầu về chứng nhận kiểm dịch thực vật và các quy định về dịch hại nghiêm ngặt hơn

2.2.2.4 Đánh giá sự phù hợp và chế tài

Với mục đích đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu tuân thủ các quy định của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật, EU không chỉ tiến hành kiểm tra hàng hóa ở các cửa khẩu mà còn ở bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi sản xuất thực phẩm Các hình thức kiểm tra gồm có kiểm tra tài liệu, kiểm tra nhận dạng ngẫu nhiên hoặc kiểm tra thực tế trực tiếp Việc này đòi hỏi các loại thực phẩm nhập khẩu phải được theo dõi và có thể truy xuất được trên toàn bộ chuỗi cung ứng, do đó thực phẩm không an toàn có thể nhanh chóng được thu hồi Nếu có sự vi phạm các quy định của EU hoặc có khả năng gây rủi ro cho sức khỏe con người hoặc thực vật, EU sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ dựa trên “nguyên tắc phòng ngừa” Nguyên tắc này từ lâu đã được nhiều nước coi là một chính sách bảo hộ của EU, vì nguyên tắc cho phép EU và các nước thành viên bỏ qua các bằng chứng khoa học khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa tạm thời đối với các sản phẩm nhập khẩu

Chế tài của EU với các sản phẩm thực phẩm vi phạm các quy định rất nghiêm khắc Nếu vi phạm liên quan đến rủi ro mất an toàn thực phẩm, Hệ thống cảnh báo nhanh trực tuyến về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) có thể được kích hoạt để gửi thông báo đến tất cả các nước thành viên EU Từ đó, các cơ quan nước thành viên có thể áp dụng các

Trang 26

biện pháp phù hợp, mà hình thức cực đoan nhất là đình chỉ nhập khẩu (tất cả hoặc một phần) từ nước vi phạm Nếu vi phạm có liên quan tới sức khỏe thực vật, lô hàng có thể bị tiêu hủy hoặc đưa ra khỏi EU Chỉ trong rất ít trường hợp, khi cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên EU nhận thấy những phương pháp điều trị thích hợp giúp loại bỏ nguy cơ sâu hại, lô hàng có thể lưu hành ở thị trường EU Trong trường hợp việc vi phạm bị lặp lại, các mặt hàng vi phạm và nước nhập khẩu sẽ được đưa vào danh sách cảnh báo của EU Khi đó, sản phẩm sẽ chịu sự kiểm tra tăng cường hoặc các điều kiện nghiêm ngặt hơn (ví dụ: yêu cầu phải có giấy chứng nhận sức khỏe và/ hoặc báo cáo phân tích rủi ro)

Tuy vậy, tỷ lệ từ chối các sản phẩm nông nghiệp của EU vẫn thấp hơn một số nước có thu nhập cao khác

Biểu đồ 2.5: Số lượng sản phẩm nông nghiệp bị từ chối trên mỗi đơn vị nhập khẩu theo giá trị trong giai đoạn 2002-2011 khi xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật Bản và Úc

Nguồn: UNIDO, 2015

Trong 4 bốn đối tác thương mại trên, EU là đối tác có tỷ lệ từ chối trên mỗi triệu đô nhập khẩu trái cây và rau quả Việt Nam thấp nhất trong giai đoạn 2002- 2010 (Biểu đồ 2.5) Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ từ chối có xu hướng giảm ở các nước Mỹ, tỷ lệ này ở EU lại tăng Thêm vào đó, Việt Nam nằm trong top 5 đối tác của EU có tỷ lệ bị từ chối sản phẩm nông nghiệp cao nhất trong cùng thời kỳ Hai lý do chính của rau quả và trái cây Việt Nam bị từ chối là vi phạm giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn tạp chất

Biểu đồ 2.6: Số lần bị từ chối trên 1 USD rau quả xuất khẩu của Việt Nam

Trang 27

Nguồn: United Nations Industrial Development Organization (UNIDO), 2012 2.3 Năng lực đáp ứng các rào cản môi trường của thị trường EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu của Việt Nam

2.3.1 Đáp ứng rào cản kỹ thuật môi trường

2.3.1.1 Đáp ứng các quy định về bao gói và dán nhãn, nhãn sinh thái

Khả năng đáp ứng của Việt Nam đối với các quy định về ghi nhãn của EU đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu đang dần được cải thiện Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản cần được tháo gỡ để Việt Nam có thể tận dụng tối đa thị trường xuất khẩu tiềm năng này

Dưới đây là một số điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam trong việc đáp ứng các quy định về nhãn dán của EU:

1 Nỗ lực của cơ quan quản lý - Bộ Công Thương:

+ Hội thảo, tập huấn:

• Tổ chức hội thảo "Hệ thống quy định về tiêu chuẩn-quy chuẩn và ghi nhãn của EU" năm 2020

• Phối hợp với Vụ Khoa học & Công nghệ tổ chức hội thảo "Thống nhất quy chuẩn ghi nhãn xuất khẩu hàng sang EU" năm 2023

Trang 28

• Hội thảo “Xu hướng sử dụng bao bì bền vững và xuất khẩu nông sản” năm 2023

+ Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc:

• Dự án "Hỗ trợ phát triển và ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu" giai đoạn 2018-2023

• Hỗ trợ 50 doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc tế

+ Cung cấp thông tin:

• Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương: https://moit.gov.vn/ • Trang web của Trung tâm WTO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EU)

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: + Nâng cao chất lượng sản phẩm:

• Chương trình quốc gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 • Chương trình phát triển sản xuất trái cây an toàn, chất lượng cao giai đoạn

2021-2025

+ Kiểm tra, giám sát:

• Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP, ISO 22000 • Kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, kim loại nặng

+ Khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn quốc tế:

• Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP,

• Dự án "Ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho trái cây"

+ Nghiên cứu, phát triển giải pháp truy xuất nguồn gốc:

• Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên mã QR

• Hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ blockchain

2 Nỗ lực của doanh nghiệp:

- Đầu tư hệ thống truy xuất nguồn gốc:

PAN Group: Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các loại trái cây như thanh long, xoài, dứa

Ngày đăng: 24/04/2024, 22:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan