kinh tế vi mô chương 3 lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

32 1 0
kinh tế vi mô chương 3 lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm tiêu dùng:Tiêu dùng là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào thông qua việc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHLỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 47B

KINH TẾ VI MÔ

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNGGIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỐC PHONG

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Lý thuyết hữu dụng: 3

1 Khái niệm tiêu dùng: 3

2 Các giả định: 3

3 Một số khái niệm cơ bản: 3

4 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng: 8

4 Sự dịch chuyển đường ngân sách 13

5 Bài tập kham khảo: 14

III.Đường bàng quan: 17

1 Khái niệm: 17

2 Đồ thị: 18

3 Tỷ lệ thay thế biên (MRS) 19

4 Tính chất đường IC 19

5 Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan: 20

6 Ứng dụng của đường bàng quan: 22

IV.Tiêu dùng tối ưu: 23

1 Lựa chọn tối ưu là gì? 23

2 Điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu: 24

3 Tác động của sự thay đổi trong thu nhập lên sự lựa chọn của người tiêu dùng:……….25

4 Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả hàng hóa thay đổi: 26

5 Ý nghĩa của thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu với các lý thuyết khác trong kinhtế vi mô: 27

6 Bài học rút ra từ việc tiêu dùng trong thực tế: 28

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO: 30

Trang 3

Khi bước vào một cửa hàng, bạn đứng trước hàng ngàn món mà bạn có thể sẽ mua Những vì những giới hạn tài chính của bản thân, bạn không thể mua tất cả những thứ mà bạn muốn Vì thế, với những gì bạn có, bạn cần cân nhắc về giá tiền của chúng và mua một nhóm hàng hóa phù hợp nhất với mong muốn và nhu cầu của mình.

Cách tốt nhất để được hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu theo ba bước Bước thứ nhất là xem xét thị hiếu của người tiêu dùng Bước thứ hai, chúng ta phải tính đến một thực tế là người tiêu dùng phải đối mặt với những thực tế về ngân sách – thu nhập của họ có hạn và nó hạn chế lượng hàng hóa mà họ có thể mua Bước ba là kết hợp thị hiếu của người tiêu dùng và các giới hạn về ngân sách để xác định những lựa chọn của người tiêu dùng.

I Lý thuyết hữu dụng: 1 Khái niệm tiêu dùng:

Tiêu dùng là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào thông qua việc

Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định như sau:

- Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được, và đơn vị đo lường là đơn vị hữu dụng (Util, viết tắt là đvhd).

- Tất cả các sản phẩm đều có thể chia nhỏ - Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý

3 Một số khái niệm cơ bản:a Hữu dụng (U - Utility):

- Hữu dụng là sự thỏa mãn hay lợi ích mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

- Đơn vị đo lường: độ hữu dụng (đơn vị hữu dụng).

b Tổng hữu dụng (TU – Total Utility):

- Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn đạt được khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.

- Tổng hữu dụng mang tính chủ quan vì sở thích của mỗi người về các hàng hóa và dịch vụ là không giống nhau.

Trang 4

- Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng, điều này không đồng nghĩa với việc tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì tổng hữu dụng càng tăng Thông thường, ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên; đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng hữu dụng có thể không đổi hoặc sẽ sụt giảm Điều này có thể được nhận biết dễ dàng qua việc quan sát cuộc sống xung quanh.

- Tổng hữu dụng có thể được biểu diễn bằng 03 cách là bằng bảng dữ liệu, đồ thị và

Hàm hữu dụng: mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa được tiêu dùng và mức

tổng hữu dụng mà người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng số lượng hàng hóa đó (TU = TU(X))

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Tiêu dùng một hàng hóa X: TU = f(X)

Tiêu dùng một giỏ hàng hóa X, Y, Z, : TU = f(X, Y, Z, )

c Hữu dụng biên (MU – Marginal Utility):

Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

MU là độ dốc của đường TU

Tổng hữu dụng thay đổi một lượng ∆TU khi số lượng sản phẩm X thay đổi một lượng

∆X, thì hữu dụng biên của X sẽ được tính theo công thức:

MUX=∆ TU ∆ X

Với:

∆ TU: sự thay đổi của tổng hữu dụng (TU TU2− 1¿

∆ X sự thay đổi số lượng sản phẩm X (X2−X1¿

Ngoài ra, nếu các đơn vị hàng hóa là rời rạc thì hữu dụng biên của X sẽ được tính theo công thức:

MU =TUX−TUX−

Trang 6

Với:

TUXtổng hữu dụng do việc sử dụng X số lượng sản phẩm.

TUX −1 tổng hữu dụng đạt được trước sản phẩm X

Hữu dụng biên có thể được biểu diễn bằng 02 cách là bằng bảng dữ liệu và đồ thị.

d Quy luật hữu dụng biên giảm dần:

Khái quát quy luật hữu dụng biên giảm dần:

“Khi sử dụng số lượng ngày càng nhiều một loại sản phẩm nào do, trong khi số lượngcác sản phẩm khác được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên củasản phẩm này sẽ giảm dần.”

*Mối quan hệ giữa hữu dụng biên (MU) và tổng hữu dụng (TU):

- Vì hữu dụng biên là phần hữu dụng tăng thêm trong tổng hữu dụng khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, nên tổng hữu dụng và hữu dụng biên có mối quan hệ mật thiết như sau:

Khi sử dụng thêm sản phẩm thứ i mà người tiêu dùng vẫn còn cảm thấy hữu dụng (MU > 0), vẫn tiếp tục góp phần làm tổng hữu dụng tiếp tục tăng (TU tăng).

Khi sử dụng đến sản phẩm thứ n, thì người tiêu dùng cảm thấy bão hòa, chẳng còn hữu dụng (MU = 0), thì tổng hữu dụng đạt tối đa (TU max - cân bằng tiêu dùng).

Trang 7

Khi sử dụng thêm sản phẩm thứ m, người tiêu dùng lại trở nên khó chịu, chán ngán (MU < 0), thì tổng hữu dụng sẽ giảm (TU giảm).

- Ví dụ: Thực tế, các nhà hàng buffet không bao giờ sợ lỗ vì họ nắm rõ về quy luật hữu dụng biên giảm dần Rằng ban đầu người tiêu dùng sẽ vô cùng thỏa mãn với vài đĩa thức ăn, nhưng đến khi đạt đến giới hạn nhất định, tức đã đạt tới mức tổng hữu dụng tối đa thì không thể tiếp tục ăn tiếp Nếu tiếp tục, mức hữu dụng cận biên của họ sẽ giảm về âm và không còn cảm thấy thỏa mãn nữa Các nhà hàng buffet biết rõ điều này và điều chỉnh giá thành của một suất buffet sao cho lớn hơn hoặc bằng mức tổng hữu dụng tối đa trung bình của người tiêu dùng để có thể thu về lợi nhuận

Mối tương quan giữa hữu dụng biên và đường cầu:

- Đơn vị hữu dụng: đơn vị tiền tệ (chuyển từ đvhd trừu tượng sang đơn vị tiền tệ cụ

thể) Có thể dùng đơn vị tiền tệ để đo lường hữu dụng thông qua số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả

- Đường cầu: Với mỗi mức giá, đường cầu cho biết số lượng sản phẩm mà người tiêu

dùng muốn mua và có khả năng mua Đường cầu phụ thuộc vào giá cả mà giá cả của 1 sản phẩm được tính bằng đơn vị tiền tệ

- Trong phần này, ta sẽ vận dụng khái niệm hữu dụng, hữu dụng cận biên và quy luật hữu dụng biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía bên phải

- Nhìn vào các đồ thị dưới, chúng ta thấy được hữu dụng cận biên và giá có quan hệ qua lại với nhau theo tính quy luật sau:

Hữu dụng biên của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn

Hữu dụng biên của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng giảm thì sự chi trả của người tiêu dùng cũng giảm

Như vậy, có thể dùng giá để đo hữu dụng biên của việc tiêu dùng 1 loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó

- Nếu so sánh, ta thấy có sự tương tự về dạng đường cầu và dạng đường hữu dụng biên, nói cách khác, đằng sau đường cầu chứa đựng hữu dụng biên giảm dần của người tiêu dùng và do chính quy luật hữu dụng biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về bên phải

Trang 8

4 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng:

- Mục tiêu của người tiêu dùng luôn là tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đạt thỏa mãn cao nhất (do nhu cầu của con người là vô hạn) Tuy nhiên, do bị giới hạn về ngân sách nên người tiêu dùng chỉ có thể chọn tiêu dùng tối ưu cho các hàng hóa, dịch vụ

- Để tìm ra phương án tiêu dùng tối ưu thì cần phải thực hiện bài toán sau: một người tiêu dùng mức thu nhập nhất định (I = I0) dành để mua 2 loại sản phẩm X và Y, với đơn giá của X là Px và giá của Y là Py Sở thích của người này được mô tả qua bằng

(hay hàm) hữu dụng biến Chọn phương án tiêu dùng tối ưu là phương án có tổnghữu dụng đạt tối đa (TUmax).

Giả sử như người tiêu dùng đang cân nhắc sử dụng 2 sản phẩm X và Y Ta sẽ có các

Trang 9

Và khi:

Như vậy, nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng là trong khả năng chi tiêu có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho hữu dụng biên tính trên 1 đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm được mua phải bằng nhau:

{MUx MUy= X+Y =I

Nghĩa là, hữu dụng tối đa (mục tiêu người tiêu dùng) phải thỏa 02 điều kiện sau: Tổng số tiền người tiêu dùng chi để mua các hàng hóa, dịch vụ phải bằng thu nhập (I) của người tiêu dùng

MU trên một đơn vị tiền tệ cuối cùng của các hàng hóa dịch vụ phải bằng

X, Y: số lượng hàng hóa X, Y mà người tiêu dùng mua;

Px, Py: giá của hàng hóa X, Y;

I :thu nhập của người tiêu dùng;

MUx, MUy hữu dụng biên hàng hóa X, Y

Ví dụ thực tế:

Giả sử cá nhân B có thu nhập là 14 đvt , chi mua 2 sản phẩm X và Y với đơn giá các sản phẩm là Px = 2 đvt /kg và Py =1 đvt /lít Sở thích của B đối với hai sản phẩm được thể hiện qua biểu hữu dụng biên trong bảng dưới:

Trang 10

Gọi x, y là số lượng của sản phẩm X và Y Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thỏa mãn 02 điều kiện để nêu trên Từ đó, ta

Để thỏa điều kiện ta chọn các phối hợp sao cho hữu dụng biên của X cũng gấp 2 lần hữu dụng biên của Y (vì P = 2Py) x

Các cặp thỏa điều kiện là: x = 1 và y = 3; x = 2 và y = 4; x = 3 và y = 5; x = 4 và y = 6; x = 6 và y = 7

Trong đó chỉ có phối hợp: x = 4 và y = 6 là thỏa mãn điều kiện: 4 x 2 + 6 x 1 = 14 đvt Như vậy, phương án trên dùng tối ưu là: x = 4 kg và y = 6 lít

Lúc này hữu dụng biên tính trên 1 đvt cuối cùng của hai sản phẩm là 7 đvhd:

- Thặng dư tiêu dùng (CS: Consumer surplus) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó

- Công thức: CS = ∑¿¿

- Hay: Thặng dư của người tiêu dùng (CS) = Tổng giá trị lợi ích người tiêu dùng đạt được (TU) – Tổng chi phí người tiêu dùng phải trả (TC)

CS = TU - TC

Trang 11

II Đường giới hạn ngân sách:1 Khái niệm:

a Khái niệm:

- Sự giới hạn ngân sách: là sự giới hạn mà người tiêu dùng phải đối mặt do thu nhập giới hạn của họ.

- Đường ngân sách (Budget Line - B): là tập hợp các sự liên kết của 2 hàng hoá khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua với mức thu nhập và giá cả của 2 hàng hoá đó - Nếu gọi I là mức thu nhập, F là lượng thực phẩm cần mua, C là lượng quần áo - Đường ngân sách thể hiện tất cả các kết hợp của F với C mà tổng số tiền chi tiêu bằng

Trang 12

- Rổ hàng (giỏ hàng): sự kết hợp số lượng của 2 hay nhiều loại hàng hoá.

- Đường giới hạn ngân sách: Đường tập hợp tất cả các rổ hàng mà người tiêu dùng có thể mua khi dùng hết ngân sách.

I: Thu nhập của người tiêu dùng OM = I/P : thể hiện sản lượng Y tối đay mà người tiêu dùng mua được ON = I/P : là lượng X tối đa mà ngườix tiêu dùng mua được.

Trang 13

Có: P = 20.000đ/chai x P = 10.000đ/ổy Ngân sách chi: 200.000đ

Điểm chắn trên trục tung của đường ngân sách là F Nếu di chuyển từ F đến E thì sẽ chi tiêu càng ít tiền cho nước uống và chi tiêu càng nhiều cho thức ăn Có thể dễ dàng thấy số chai nước phải từ bỏ để có thêm 1 đơn vị thức ăn là tỷ lệ giữa giá nước uống và giá của thức ăn.

Điểm chắn trên trục tung thể hiện lượng nước uống tối đa có thể mua được với thu nhập 200.000đ, nếu tất cả thu nhập được chi dùng cho nước uống

Điểm chắn trên trục hoành cho chúng ta biết bao nhiêu đơn vị thức ăn tối đa có thể mua được với thu nhập 200.000đ, nếu tất cả thu nhập được chi dùng cho thức ăn.

3 Đặc điểm:

- Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về phía phải.

- Độ dốc của đường ngân sách: là tỷ lệ giá của 2 loại hàng hóa mang dấu âm Độ lớn của độ dốc cho chúng ta biết tỷ lệ mà 2 loại hàng hóa có thể được thay thế cho nhau mà không làm thay đổi tổng số tiền chi tiêu.

Ví dụ 1: A có thu nhập I = 1.000 đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương

Trang 14

- Thu nhập thay đổi: khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi, đường ngân

sách sẽ dịch chuyển song song sang phải Ngược lại khi chỉ có thu nhập giảm, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang trái.

- Giá sản phẩm thay đổi: khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu giá của sản

phẩm X tăng lên thì đường ngân sách sẽ xoay vào phía trong quanh tung độ góc (I/Py) Nếu có giá sản phẩm X giảm, thì chiều xoay ngược lại

5 Bài tập kham khảo:

Ví dụ 2: Giả sử, một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.000.000đ dùng để mua 2 sản

phẩm X và Y Với Px = 20.000đ/sản phẩm, Py = 5.000đ/sản phẩm Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: TU=( X−2 ) ×Y

Yêu cầu: viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau.

Trang 15

Dạng 3: X =50−1 4Y

Ví dụ 3: Giả sử hàng tuần sinh viên này nhận được số tiền 600 ngàn đồng từ gia đình,

giá của 1 ổ bánh mì là 10 ngàn đồng và giá của 1 quyển sách là 20 ngàn đồng Hình 3.12 mô tả đường ngân sách I1, trục tung biểu diễn số ổ bánh mì và trục hoành biểu diễn số quyển sách Tại điểm A, sinh viên này tiêu dùng 60 ổ bánh mì và không có quyển sách nào Tại điểm G, sinh viên này có được 30 quyển sách và không có ổ bánh nào Tại điểm C anh ta có 40 ổ bánh và 10 quyển sách Tương tự như vậy, tất cả các điểm nằm trên đường I1 là các kết hợp giữa bánh mì và sách mà sinh viên này có thể mua được Độ dốc của đường ngân sách phản ánh tỷ lệ mà người tiêu dùng có thể trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác Trong hình 3.12, độ dốc của đường ngân sách bằng ∆ Y∆ X=−2

là tỷ số giá của hai hàng hóa lấy với dấu âm Độ lớn của độ dốc cho ta biết tỷ lệ theo đó hai hàng hóa có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi tổng số tiền chi tiêu.

Tiếp ví dụ trên, bây giờ giả sử thu nhập của người sinh viên tăng lên gấp đôi, 1.200 ngàn đồng/tháng (tức 1,2 triệu đồng/tháng), trong khi giá bánh mì và sách vẫn không đổi

Trang 16

Ta thấy rằng với mức thu nhập mới, nếu anh ta dùng hết để mua bánh mì, anh ta sẽ mua được 120 ổ bánh; nếu anh ta dùng hết để mua sách, anh ta sẽ mua được 60 quyển sách Hình 3.13 sẽ mô tả các kết hợp mới này Ta thấy nếu thu nhập tăng lên gấp đôi, người sinh viên này có thể tăng gấp đôi số lượng bánh mì và sách mua được, đường ngân sách sẽ dịch chuyển ra phía ngoài (sang phải) song song với đường ngân sách cũ, tức từ

I1 sang I2 Ngược lại, nếu thu nhập của anh ta giảm xuống thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong (sang trái), từ I1 sang I3.

Chúng ta giả sử cũng với 600 ngàn đồng thu nhập mỗi tuần, nhưng bây giờ giá sách giảm đi một nửa, từ 20 ngàn đồng xuống còn 10 ngàn đồng Khi đó, nếu dùng hết số tiền có được để mua bánh mì, người sinh viên này vẫn mua được 60 ổ bánh, giao điểm của trục tung với đường ngân sách vẫn không thay đổi Nhưng nếu dùng hết số tiền này để mua sách, người sinh viên này có thể mua được 60 quyển sách, tức anh ta có thể mua được gấp đôi số sách so với trước đây Lúc này, giao điểm của đường ngân sách với trục tung đã thay đổi, dịch ra phía ngoài như trên hình 3.14

Trang 17

Độ dốc của đường ngân sách lúc này đã thay đổi từ −Px

=−2 sang - 1 thể hiện rằng để có thêm 1 quyển sách, sinh viên này chỉ cần phải từ bỏ 1 ổ bánh mì thay vì 2 ổ bánh mì như trước đây Trên hình 3.14, chúng ta tìm được đường ngân sách mới I2 bằng cách lấy giao điểm với trục tung làm gốc quay đường ngân sách ban đầu I1 ra phía ngoài Ngược lại, khi giá sách tăng từ 20 ngàn đồng/quyển lên 30 ngàn đồng/quyển thì đường ngân sách quay vào trong tới đường I3.

Tương tự như vậy, ta có thể tìm được những đường ngân sách mới khi giá bánh mì thay đổi còn giá sách được giữ không đổi bằng cách lấy trục hoành làm gốc, quay đường ngân sách lên trên (nếu giá bánh mì giảm) hoặc xuống dưới (nếu giá bánh mì tăng) như trên hình 3.15

Thực tế cho thấy toàn bộ lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng có thể được thiết lập trên cơ sở các sở thích thỏa mãn ba tiền đề mô tả trên đây và một số giả định mang tính chất học thuật khác Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy tiện lợi khi mô tả sở thích

bằng hình ảnh, thông qua việc sử dụng một dạng đồ thị gọi là đường bàng quan.

III.Đường bàng quan:1 Khái niệm:

- Đường bàng quan:

Indifferent curve, kí hiệu IC.

Đường bàng quan chỉ ra tất cả những sự kết hợp tiêu dùng đem lại cùng một mức độ lợi ích.

Ngày đăng: 24/04/2024, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan