cảm ơn hạnh phúc yêu thương sức khỏe hiểu biết tha thứ

13 0 0
cảm ơn hạnh phúc yêu thương sức khỏe hiểu biết tha thứ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập biết ơn để đời mạnh khoẻ và hạnh phúc hơnLời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác.. Hãy:- Cảm

Trang 1

CẢM ƠN, HẠNH PHÚC, YÊU THƯƠNG, SỨC KHOẺ, HIỂU BIẾT, THA THỨ1 Cảm ơn

1.1 Tập biết ơn để đời mạnh khoẻ và hạnh phúc hơn

Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội.

1.2 Ngày hôm nay, hãy nói Cảm ơn!

Ta cảm nhận và bày tỏ lòng biết ơn theo nhiều cách: ngược về quá khứ (tìm lại những ký ức tích cực và biết ơn thời thơ ấu hoặc những phước lành trong quá khứ), hiện tại (không coi vận may là điều hiển nhiên) và tương lai (duy trì thái độ lạc quan và hy vọng) Biết ơn là phẩm chất có thể trau dồi thêm, nó sẽ phát triển mạnh hơn khi ta sử dụng và luyện tập Hãy:

- Cảm ơn gia đình: tri ân cha mẹ vì tất cả những điều tốt đẹp mà họ mang lại; nói với anh chị em rằng, bạn đánh giá cao sự hỗ trợ của họ; nói với bạn đời cảm giác được kết nối và yêu thương; nói với con cái rằng bạn tự hào về chúng như thế nào

- Cảm ơn cộng đồng: biết ơn lính cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên vệ sinh, đến y, bác sĩ, người bán thịt, các tình nguyện viên vì họ đã giữ cho chúng ta an toàn và giúp cuộc sống dễ dàng, tiện lợi hơn.

- Cảm ơn tự nhiên: vì mặt trời, âm thanh, cỏ cây, nước giúp ta sống và phát triển - Cảm ơn bản thân: tự nhìn cuộc đời mình bằng con mắt thấu hiểu và yêu thương Cảm ơn từng hơi thở, từng nhịp tim và những điểm không hoàn hảo của bản thân Cảm ơn cuộc sống của bạn ngày hôm nay, bao gồm cả những mảnh vụn vỡ, khổ đau

- Cảm ơn thú cưng vì những bài học về tình yêu thương vô điều kiện Nuôi dưỡng lòng biết ơn:

- Viết lời cảm ơn: Bạn có thể làm cho mình hạnh phúc hơn và nuôi dưỡng mối quan hệ với người khác bằng cách viết thư cảm ơn tác động của người đó đối với cuộc sống của bạn.

Trang 2

- Cảm ơn bằng tinh thần: Nghĩ về một người đã làm điều gì đó tốt đẹp cho bạn và cảm ơn người đó.

- Viết nhật ký biết ơn: Tạo thói quen viết ra hoặc chia sẻ suy nghĩ về những món quà bạn đã nhận được mỗi ngày.

- Chánh niệm: tập trung vào khoảnh khắc hiện tại mà không phán xét.

2 Hạnh phúc2.1 Khái niệm

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thoả mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao Ở con người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.

2.2 Những điều làm nên con người hạnh phúc

- Yêu những điều giản dị:

Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc khi mua một món đồ mới, đổi xe, thăng chức, lên lương… nhưng liệu bạn có cảm nhận được niềm vui trong suốt chặng đường dài để đạt được điều mình mong muốn đó không?

Đôi khi hạnh phúc lại đến từ những khoảnh khắc nhỏ trong cuộc sống thường ngày Đó có thể là lúc bạn lắng mình để nghe một ca khúc yêu thích, tận hưởng trọn vẹn một bữa sáng đơn giản hay chỉ là cuộc trò chuyện vui vẻ với người thân Những điều ước lớn lao có thể lâu mới đạt đến, sao không chọn những niềm vui bé nhỏ để làm động lực sống mỗi ngày!

- Sẵn sàng tạo và chia sẻ niềm vui:

Ở đâu có người hạnh phúc, ở đó có tiếng cười Tự thân người hạnh phúc luôn có sẵn sự lạc quan, nên họ biết cách tạo bầu không khí tươi vui Đối với họ, mang đến niềm vui và chia sẻ niềm vui chính là cách khiến bản thân hạnh phúc Họ biết cách động viên để người bi quan tự tin hơn, cũng như sẵn sàng chia sẻ sự hứng khởi khi người khác đạt được thành công.

- Đón nhận thử thách một cách tích cực:

Trang 3

Người hạnh phúc hiểu rõ những đổi thay là một phần của cuộc sống Vì thế, họ đón nhận mọi thử thách với tâm thế sẵn sàng Đồng thời, họ xem khó khăn như cơ hội để học tập những điều mới và rèn luyện bản lĩnh Đó là lý do họ dễ dàng đạt thành công hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn.

- Biết cách cân bằng công việc và cuộc sống:

Công việc và cuộc sống là hai mặt thiết yếu, có mối quan hệ tương hỗ Hiểu được điều đó, người hạnh phúc biết cách cân bằng quỹ thời gian cho công việc và cuộc sống Với thái độ ‘giờ nào việc nấy’, họ tập trung tối đa trong suốt 8 tiếng làm việc Do đó, họ bước ra khỏi văn phòng với tâm trạng thoải mái nhất và tận hưởng cuộc sống sau giờ làm một cách trọn vẹn Điều này giúp họ cảm thấy không vướng bận khi dành thời gian cho sở thích cá nhân Hơn thế, dành thời gian làm điều mình thích là cách để họ lấy lại năng lượng để làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.

- Giữ tinh thần cởi mở:

Người hạnh phúc đón nhận quan điểm người khác với tinh thần cởi mở, không phán xét và áp đặt Họ hiểu rõ việc giữ những định kiến và cái "tôi"chỉ làm tăng cảm xúc tiêu cực Thay vào đó, họ chọn cách lắng nghe để thấu hiểu, tôn trọng cảm xúc của người khác và đưa ra những lời khuyên phù hợp bằng sự cảm thông trọn vẹn.

- Tận hưởng niềm vui trong hiện tại:

Người hạnh phúc trân quý những khoảnh khắc họ đang trải qua, thay vì dành nhiều thời gian để tiếc nuối quá khứ hoặc âu lo cho tương lai Người hạnh phúc luôn tỉnh táo dự trù những tình huống có thể xảy ra và đối mặt với những rủi ro một cách sẵn sàng Họ luôn chủ động xây dựng các kế hoạch bảo vệ trong tương lai để yên tâm tận hưởng từng phút giây trong cuộc sống hiện tại Trong cuộc sống hiện đại, bảo hiểm nhân thọ được xem là một trong những giải pháp tối ưu giúp họ thực hiện điều này.

3 Yêu thương

3.1 Tình yêu thương là gì?

Tình yêu thương là một trong những cảm xúc không thể thiếu của con người, con vật Nó thể hiện nên cảm xúc, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn để từ đó con người có thể hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và có sự gắn bó liên kết với nhau hơn

Trang 4

Loại tình cảm này xuất phát từ trong tâm hồn, từ trái tim và được xem là tình cảm thiêng liêng nhất xuất phát từ thành ý của con người Mỗi người sẽ có cách biểu hiện tình cảm theo cách riêng.

Đối với từng đối tượng khác nhau thì tình yêu thương cũng có sự khác nhau Do đó chúng ta không thể đánh giá khái niệm bằng một cách cứng nhắc được Thay vào đó chính là sự thấu hiểu giữa người với người, giữa người với vật

Tình yêu thương có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng bất cứ cử chỉ được xuất phát từ chính tấm lòng lương thiện của mỗi con người Có thể nói sự yêu thương xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương.

3.2 Biểu hiện của sự yêu thương

Ai trong chúng ta cũng vậy, được người khác yêu thương, đùm bọc, chở che là điều vô cùng hạnh phúc Còn hạnh phúc hơn gấp nhiều lần nữa khi chúng ta cũng biết san sẻ sự yêu thương ấy đến rất nhiều người

Không đâu xa lạ, ở cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn luôn bắt gặp những hình ảnh vô cảm từ những vô tâm Điều đó khiến xảy ra nhiều sự việc đau lòng và nó khiến những người rơi vào hoàn cảnh như vậy đều cảm thấy cuộc sống là vô nghĩa, là những chuỗi ngày u ám, mù mịt, không vui vẻ

Tình yêu thương với gia đình

Đối với biểu hiện của tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình là chúng ta có thể cảm nhận được rõ nhận Ai trong chúng ta cũng có cội nguồn, cũng có những giây phút hạnh phúc thiêng liêng

Sự yêu thương của các thành viên trong gia đình sẽ thể hiện trong sự gắn kết giữa các thành viên Có thể là bố mẹ – con cái, ông bà – con cháu, anh chị – em Yêu thương trong gia đình chính là ngọn lửa nung nấu hạnh phúc mãi mãi Nếu như gia đình không có sự gắn kết với nhau thì chắc chắn sẽ để lại rất nhiều nỗi buồn và buồn đau cho các thành viên, nhất là những người lớn tuổi.

Yêu thương của ông bà dành cho con, cho cháu

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Cha mẹ dành tình yêu thương cho con, chấp nhận chịu khổ cực để nuôi dạy con nên người và lo cho con có cuộc sống tốt, đủ đầy nhất.

Con cái luôn lắng nghe và nghe lời ông bà, cha mẹ Biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn để gia đình luôn được êm ấm.

Anh chị em trong nhà luôn hòa thuận, yêu quý lẫn nhau.

Có thể nói tình yêu thương trong gia đình rất quan trọng Nó không chỉ mang đến niềm vui mà còn là động lực để mọi thành viên đều cố gắng để vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn.

Tình yêu thương mọi người

Trong giới hạn của yêu thương thì tình yêu thương giữa mọi người với nhau là không thể thiếu Có thể chỉ đơn giản là những hành động giúp đỡ những người già yếu đi qua đường, nâng đỡ những em bé bị bỏ rơi, tạo điều kiện cho những hoàn cảnh khó khăn có công ăn việc làm…Đó là sự yêu thương, là sự đùm bọc trong cộng đồng Cho dù không cùng máu mủ, ruột rà nhưng lại có tấm lòng lương thiện, biết sẻ chia

Sự cảm thông với những số phận đau khổ và bất hạnh hay sự quan tâm chia sẻ về vật chất, tinh thần đều là những hành động đẹp, biểu hiện của sự yêu thương Ngoài ra sự yêu thương còn nằm ở việc dám đứng lên chống lại cái xấu, bảo vệ chính nghĩa.

Tình yêu thương mang lại những giá trị vô cùng lớn lao, không thể cân đo đong đếm Chỉ biết một điều rằng, dù ít hay nhiều, trong mọi hoàn cảnh, tình cảm ấy cũng thật ấm áp và đáng quý biết bao.

3.3 Ý nghĩa của yêu thương con người

Yêu thương con người có rất nhiều ý nghĩa khác nhau Mỗi người có mỗi cách nhận định về sự yêu thương, nhưng chung quy lại đó chính là tấm lòng hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp.

Sự yêu thương có thể giúp con người đến gần với nhau hơn Từ đó có thể sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn nhất.

Người đón nhận tình yêu thương có thêm niềm tin vào cuộc sống Một chút sự đồng cảm, chia sẻ mà bạn gửi đến cho người đang khó khăn sẽ là nguồn động lực để giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống.

Trang 6

Thay đổi cái nhìn của mọi người trong xã hội

Tình yêu thương con người luôn là vô gia và chúng ta phải cảm ơn khi có những người luôn bên cạnh, luôn yêu thương và giúp đỡ mình

4 Sức khoẻ

4.1 Định nghĩa của “sức khỏe”

Năm 1948, cụm từ sức khỏe được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa như sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau.”

Năm 1986, WHO đã bổ xung và làm rõ hơn về định nghĩa sức khỏe là gì như sau: “Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất.”

Tới năm 2009, một số nhà nghiên cứu đã xuất bản trong Tạp chí Lancet cho rằng ý nghĩa của sức khỏe đơn giản là khả năng cơ thể thích ứng với các mối đe dọa và bệnh tật.

4.2 Các loại sức khỏe

Các loại sức khỏe bao gồm: Thể chất, tinh thần và xã hội Cụ thể như sau:

- Sức khỏe thể chất: Sức khỏe tốt về thể chất thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh.

- Sức khỏe tinh thần: Sức khỏe tinh thần nói tới cảm xúc và tâm lý của con người Sức khỏe tinh thần có tính quan trọng như sức khỏe thể chất Sức khỏe tinh thần không chỉ là sự vắng mặt những âu lo, phiền muộn mà nó còn dựa vào khả năng tận hưởng cuộc sống, khả năng đương đầu với khó khăn thử thách Hơn nữa, một người có sức khỏe tinh thần tốt là người rất giỏi trong việc cân bằng các yếu tố: tình cảm cá nhân, gia đình và tài chính.

- Sức khỏe xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan… Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội Càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.

Trang 7

4.3 Rèn luyện sức khỏe

- Tập luyện thể dục thể thao là việc mỗi cá nhân cần làm nhằm duy trì thể chất và sức khỏe toàn diện Tập luyện thường xuyên còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các “bệnh người giàu” như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng.

- Để chăm sóc sức khỏe tinh thần, điều đơn giản và dễ dàng nhất các bạn có thể làm đó chính là Thiền Bạn có thể thiền 30 phút mỗi ngày Sau khoảng thời gian ngắn sẽ đem lại những thay đổi đáng kể cho sức khỏe tinh thần của bạn.

- Để rèn luyện sức khỏe xã hội cần giữ được sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa Cá nhân, Gia đình và Xã hội.

5 Hiểu biết

5.1 Định nghĩa của “hiểu biết”

Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Hiểu là: 1/ Nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ Thí dụ: Hiểu vấn đề, hiểu câu thơ Đọc thuộc nhưng không hiểu 2/ Biết được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm của người khác Thí dụ: Tôi rất hiểu anh ấy Một con người khó hiểu Hiểu biết là: 1/ Biết rõ, hiểu thấu Thí dụ: Hiểu biết khá đầy đủ về tình hình Những hiểu biết cơ bản 2/ Biết và có thái độ cảm thông với người khác Thí dụ: Thái độ hiểu biết lẫn nhau Hiểu biết về bạn bè còn nông cạn”.

Nhà triết học vĩ đại người Anh, ông Francis Bacon (1561 - 1626) đã khẳng định về việc muốn hiểu biết nhiều phải học tập gian khổ, càng học nhiều càng tốt, vì không được học thì nguy, thì ngu dốt suốt đời Ông đã để lại một thành ngữ để đời cho con người: “Không có gì làm cho con người nghi ngờ nhiều bằng ít kiến thức”.

Tóm lại: Hiểu biết là sự tích lũy các sự việc và thông tin mà bạn đã học được hoặc có cơ hội trải nghiệm trong cuộc sống Hiểu biết có được khi bản thân nhận thức được vấn đề và có thông tin dữ kiện về nó Thực chất, hiểu biết là những sự kiện và ý tưởng mà chúng ta có được thông qua các nghiên cứu, khảo sát, quan sát hoặc trải nghiệm.

5.2 Ý nghĩa của sự hiểu biết

Trang 8

Những người có hiểu biết dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua.

Họ dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.

Họ còn dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó bằng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai.

Có thể thấy rằng, có hiểu biết và có được kiến thức là “đứng trên lưng người khổng lồ” Ý nghĩa của thuật ngữ “đứng trên vai người khổng lồ” là biết sử dụng những gì đã có để học tập và sáng tạo ra những điều tốt hơn để vươn cao hơn Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn, người đi sau có lợi thế tiến nhanh hơn, nếu biết tiếp thu và ứng dụng thành công nguồn tài nguyên khổng lồ về khoa học, công nghệ, tài chính trên thế giới.

5.3 Cách để có được “hiểu biết”

- Học tập bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh: Học tập từ bạn bè đồng nghiệp, luôn nhớ rằng họ là bạn, là đối thủ, nhưng cũng là những người thầy trên con đường ta đi Điều này sẽ cho bạn thấy rằng ai muốn thành công trong công thì học hỏi từ những người trên mình chưa đủ, phải học cả những người cạnh mình và dưới mình Luôn hướng về phía trước.

- Phát triển kỹ năng đã có: Tham gia mọi công việc của công ty điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo, các buổi seminar và những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp khác Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đầu tư một khoản cho việc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng để trau dồi thêm tri thức và kinh nghiệm hoạt động Càng tích lũy được nhiều tri thức bạn càng nắm bắt và điều khiển tốt hơn công việc của mình để trở thành một nhân viên năng động, sáng tạo.

Trang 9

- Luôn tư duy sáng tạo: Đừng đợi cái mới đến với bạn, hãy sáng tạo ra nó Sáng tạo và tư duy là 2 điều vô cùng quan trọng của con người Đừng để nó mai một đi theo thời gian - Lập kế hoạch và quản lý: Bạn nên lập kế hoạch phát triển và tích lũy cho bản thân Ví dụ: 5 năm đạt được gì về tiền bạc, danh vọng, vị trí… Điều này thúc đẩy bản thân bạn luôn cố gắng và nỗ lực Nhưng cũng nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống Nên biết đâu là cái bạn muốn đạt được, đừng để nó tự trôi hay lệ thuộc vào người khác Ví dụ: bạn là nhà con một, bố mẹ cho bạn vị trí tốt trong một doanh nghiệp nhà nước Lương đến tháng nhận, đến năm thì tự tăng, công việc nhàn hạ Nhưng nếu đấy không phải là cái bạn muốn thì hãy thay đổi Xin một công việc khác để có cơ hội phát triển.

6 Tha thứ

6.1 Định nghĩa của “tha thứ”

Tha thứ là cảm giác của con người khi bạn chấp nhận bỏ qua lỗi lầm của người khác để giúp mọi người nhận ra lỗi sai của mình và giúp bản thân bạn trở nên mạnh mẽ hơn Khi đã có thể cho lỗi sai của một ai đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc và nhận ra những bài học, kinh nghiệm mà vấn đề đó mang đến cho mình.

6.2 Ý nghĩa của sự tha thứ

Tha thứ là điều khó khăn nhất, nhưng cũng là điều cao cả nhất Biết tha thứ giúp trút bỏ hận thù, giận dữ, nỗi đau…, đem lại sự bình yên cho tâm hồn, nâng cao giá trị sống (lòng yêu thương, vẻ đẹp nhân văn) và trí tuệ của mỗi người.

- Tha thứ có thể hóa giải lỗi lầm, giúp người được tha thứ có được niềm tin vào cuộc sống vươn lên hướng thiện.

- Tự tha thứ cho lỗi lầm của chính mình giúp con người vượt lên nỗi đau, thoát khỏi sự dằn vặt của quá khứ, hướng thượng và hướng thiện.

Sự tha thứ vun đắp lòng khoan dung, xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm thấu hiểu của con người, cũng xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và minh triết Bởi con người nhân vô thập toàn, ai cũng có thể mắc sai lầm, gây tổn thương cho mình và người xung quanh Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình, thanh lọc tâm hồn con người, giúp người gần người hơn Nhân đạo khoan dung cũng là truyền thống quý báu tự ngàn đời của dân tộc ta.

Trang 10

6.3 Học cách tha thứ

Tha thứ là điều không hề dễ dàng trong cuộc sống và đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện mỗi ngày

a Trân trọng hiện tại, hạn chế suy nghĩ về quá khứ

Sự tha thứ không phải chỉ là thứ chúng ta nên cho đi mà còn là thứ nên được tìm kiếm Ai trong đời chẳng mắc sai lầm, ai trong đời chẳng từng làm người khác phật ý Nếu chỉ biết tha thứ cho người khác mà không tìm sự tha thứ cho chính mình, bạn sẽ gặp phải một cuộc sống cam chịu Thế nhưng nếu chỉ tìm sự tha thứ mà không biết cho đi, bạn sẽ là người độc ác.

Có 2 loại nhân quả là nhân quả tốt và nhân quả xấu, nhân quả tốt xuất hiện khi chúng ta biết cân bằng sự tha thứ giữa cho đi và nhận lại, nó sẽ giúp bản thân hạnh phúc, nội tâm bình thản hơn Thế nhưng, nếu để nó lệch đi, bạn sẽ gặp phải nhân quả xấu và nó sẽ cản trở con đường tìm hạnh phúc, tới với thành công.

Quá khứ là những điều đã qua và sẽ chẳng thể lấy lại được Chúng ta cần sống cho hiện tại và tương lai, vì thế, hãy gác lại những câu chuyện quả quá khứ Bởi những ký ức buồn bã, đau khổ quá quá khứ sẽ làm con người trở nên bế tắc và không thể cố gắng, nỗ lực cho hiện tại Mỗi chúng ta có thể học cách tha thứ từ việc xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực từ quá khứ, trân trọng cuộc sống mới và đi ra ngoài để cảm nhận những điều tích cực xung quanh

b Giữ thái độ và cảm xúc tích cực

Hãy luôn giữ thái độ sống tích cực, bạn nhé! Để học cách tha thứ cho một ai đó, trước hết, chính bản thân bạn phải cảm nhận được thái độ và cảm xúc của mình Hãy tự hỏi bản thân làm thế nào để vượt qua được những cảm xúc tiêu cực và chào đón một thái độ tích cực, tràn đầy năng lượng Có nhiều cách đơn giản để kết nối cảm xúc của bạn như nghe nhạc, đọc sách, tâm sự với bạn bè, đi dạo… Ngoài ra, mỗi chúng ta cần học cách yêu thương bản thân và tránh xa những ký ức buồn, tiêu cực Bạn có quyền lựa chọn hạnh phúc và vui vẻ, thay vì tìm đến những nỗi buồn và chìm đắm trong nó Khi cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc thì việc tha thứ cho người khác cũng sẽ dễ dàng hơn

c Học cách tha thứ cho đi

Ngày đăng: 24/04/2024, 10:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan