skkn chủ nhiệm tiểu học

38 0 0
skkn chủ nhiệm tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhằm chia sẻ với những khó khăn của PHHS, đảm bảo tốt sức khỏe cho các em học sinh, đồng thời góp phần thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nên hầu hết các trường ti

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

PHẦN I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai - Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước Do vậy, việc giáo dục học sinh ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng và cần thiết Học sinh biết tự phục vụ thì mới thấy quý trọng bản thân, hình thành những kỹ năng sống tích cực Từ đó, giúp học sinh cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực (tâm hồn, thể trạng, trí tuệ, tinh thần); Xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh từ lứa tuổi tiểu học là cơ sở giúp các em phát triển toàn diện về (thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ), hình thành những yếu tố đầu tiên của trong nhân cách học trò.

Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên hầu hết các bậc cha mẹ đều bận rộn với công việc Vì thế, họ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa đón và chăm sóc khi các con học 2 buổi trên ngày theo quy định của Bộ Giáo Dục Nhằm chia sẻ với những khó khăn của PHHS, đảm bảo tốt sức khỏe cho các em học sinh, đồng thời góp phần thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nên hầu hết các trường tiểu học đã tiến hành tổ chức hoạt động “nuôi ăn bán trú”.

Trên thực tế, nhiều em học sinh chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân Thời gian đầu mới ăn bán trú các em còn rất lóng ngóng trong việc sắp đặt khay cơm trước và sau khi ăn Nhiều em còn chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và rửa mặt sau khi ngủ dậy Nhiều em khi ngủ dậy không cất gối, gấp chăn chiếu cho gọn gàng trước khi ra ngoài lớp Không những thế, trong những năm gần đây hiện tượng ngộ độc thực phẩm trong các trường học trên khắp cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng xảy ra khá nhiều Những vụ ngộ độc ấy đã khiến các em học sinh đau bụng, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn có trường hợp tử vong Theo báo cáo của Bộ Y Tế trong năm 2022, cả nước xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 1359 người bị ngộ độc, trong đó có 18 người tử vong Mới đây nhất, theo chuyên gia của Bộ Y Tế, vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại trường Ischool Nha Trang khiến hàng trăm em học sinh nhập viện, 1 trường hợp tử vong là vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhất

Trang 2

trong học đường từ trước tới nay Điều này thật sự đáng quan ngại với xã hội nói chung và những người làm giáo dục nói riêng khi đa số những nạn nhân nằm trong độ tuổi học sinh.

Với trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, tôi đã nhận thức xây dựng việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ cơ bản nói riêng thói quen sinh hoạt tốt để tự phục vụ bản thân, ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh, có các kĩ năng để nhận biết thực phẩm lành mạnh từ đó hình thành những tố chất cần của người “công dân toàn cầu” vô cùng cần thiết đối với học sinh tiểu học Là một giáo viên tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ với mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức hoạt động nuôi ăn bán trú trong nhà trường Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chăm sóc nuôi ăn bán trú góp phần phòng chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh lớp 3

PHẦN II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

A MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN1 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

Năm học 2022 – 2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3G Sĩ số lớp tôi là 42 em Trong đó có 20 em học sinh nữ và 22 em học sinh nam Qua quá trình theo dõi các em trong sinh hoạt, trong giờ bán trú tôi nhận thấy nhiều em chưa có thói quen mời trước khi ăn, ăn cơm chưa gọn gàng, đánh đổ canh khi ăn, vừa ăn vừa trò chuyện, em thì ăn quá chậm, em thì ăn rất nhanh, một số em không biết quan tâm đến bạn bè xung quanh, không có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn Nhiều em còn mang quà vặt, thích ăn những sản phẩm như mì tôm sống, bột canh, mì ống những sản phẩm nguồn gốc không rõ ràng, rẻ tiền Một số em chưa có kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm cùng các bạn để thực hiện những hoạt động chung như kê bàn ghế, gấp chăn gối Cá biệt có những em vì ham vui nên đã có hành vi chốn vào trong tủ đồ, trong nhà vệ sinh và chốt cửa lại, khiến cô giáo và các bạn lo lắng đi tìm trong một khoảng thời gian khá dài Có thể nói, nhiều em kĩ năng ăn uống, giữ gìn vệ sinh kỹ năng tự phục vụ bản thân chưa tốt

Trang 3

2 Nguyên nhân

Từ thực tế giảng dạy và làm công tác giáo viên chủ nhiệm ở một trường Tiểu học, tôi nhận thấy học sinh tiểu học nói chung và các em học sinh lớp 3 nói riêng chưa có những kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Các em còn nhỏ, các em chưa tự ý thức được những việc mình cần làm và nên làm khi tham gia những hoạt động tập thể chung nhất là hoạt động bán trú tại trường học Nhiều phụ huynh quá quan tâm đến con nên thường làm hộ, làm giúp hoặc chỉ nhắc nhở bằng lời mà không chỉ dạy tận tình nên các em chưa biết cách và chưa có cơ hội để trải nghiệm thực tế Vì thế, các em có thái độ trông chờ người lớn chuẩn bị và phục vụ cho mình

Tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 3 còn hiếu động, thích nô nghịch, mải chơi; các em thích nhanh chóng được đi chơi cùng các bạn nên thường có hành vi và thái độ lười lao động

Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, một số em ở với ông bà nên thiếu sự quan tâm của gia đình, đôi khi còn phó mặc việc giáo dục con cho thầy cô giáo Vì thế, các em chưa có các kĩ năng sống cần thiết

Hầu hết các hoạt động chuẩn bị cho bữa ăn bán trú của các em học sinh đều được cô giáo và các bác cấp dưỡng chuẩn bị và phục vụ Các em chưa có cơ hội được tự tay làm những việc phục vụ cho cá nhân mình nên chưa có thói quen và các kĩ năng tự phục vụ một cách thuần thục.

Một lý do khách quan mang lại là 2 năm lớp một, lớp hai của các em gắn liền với 2 năm của đại dịch COVID 19 nên hầu hết việc học và sinh hoạt của các em diễn ra ở nhà Các em thiếu sự dạy dỗ kèm cặp và rèn luyện từ các thầy cô giáo Vì thế khi lên lớp ba kỹ năng của các em rất kém và thiếu tính tự lâp.

Rất nhiều em học sinh được bố mẹ cho tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt mà không quản lí chặt chẽ, các em thường có hành vi bớt tiền lại để mua những đồ chơi, thực phẩm được tẩm ướp nhiều hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc nhưng lại được trình bày bắt mắt trong vỏ bọc và mùi vị hấp dẫn khiến các em tò mò và lựa chọn Các quán vỉa hè, quán xung quanh cổng trường mọc lên như nấm với đủ kiểu chiêu trò dụ dỗ các em như bán chịu, cho đổi sữa, bánh, đồ dùng học tập mới, mua một tặng một, giữ tiền hộ khi các em có tiền với mệnh giá lớn để bán dần …

Trang 4

Các em học sinh tiểu học lại quá non dại, dễ tin, chưa ý thức, chưa làm chủ được bản thân trước những cám dỗ, các em lại rất hứng thú với các sản phẩm mới, độc lạ, đẹp mắt và kích thích vị giác nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.

Là một giáo viên chủ nhiệm trẻ, mang trong mình nhiều nhiệt huyết và nhận được sự tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường tiểu học Nguyễn Trãi – một ngôi trường với bề dày truyền thống DẠY TỐT – HỌC TỐT, là địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình không chỉ học tập mà còn chăm nuôi bán trú rất tận tình và chu đáo Tôi đã ý thức suy nghĩ và luôn trăn trở trước thực trạng này của hầu hết các em học sinh Tôi luôn tự hỏi là làm cách nào để các em tự lập hơn, chăm ngoan hơn và có ý thực tự rèn luyện bản thân tốt hơn Đặc biệt tôi quan tâm vấn đề là làm thế nào để giúp các em học sinh hình thành và rèn luyện được những kỹ năng tự phục vụ bản thân trong học tập và các hoạt động bán trú, các em biết cách phòng chống ngộ độc an toàn thực phẩm

Vì thế tôi đã tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chăm sóc nuôi ăn bán trú góp phần phòng chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh lớp 3.

B MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN

1 Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm thể chất, bệnh lý, thói quen ăn uống của các em học sinh trong lớp bán trú.

Mỗi học sinh có một đặc điểm, thói quen ăn uống sinh hoạt khác nhau Trẻ em tiểu học cần được quan tâm chăm sóc một cách tỉ mỉ nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện về sức khỏe, thể chất và trí tuệ Vì thế, tìm hiểu đặc điểm thể chất, bệnh lý, thói quen ăn uống của các em học sinh trong lớp bán trú để thấu hiểu từng em và chăm sóc các em đạt hiệu quả là điều vô cùng cần thiết Sau khi nhận được “Đơn xin tham gia lớp bán trú” của học sinh, tôi đã có những trao đổi với các bậc phụ huynh trên nhóm Zalo của lớp và gửi phiếu khảo sát thông tin tới các gia đình.

Qua việc tìm hiểu trên, tôi có thể hiểu thêm về thói quen ăn, uống của các em Tôi biết được những em thường ăn nhanh, nuốt vội để nhanh chóng được đi chơi Có những em lại ăn rất chậm, lười nhai và gia đình thường xuyên phải nhắc nhở.

Trang 5

Nhiều em không thích ăn rau, ăn canh và đặc biệt là tôi hiểu được bệnh lý như đại tràng, dạ dày, hen suyễn và một số thực phẩm mà các em dễ gây dị ứng do bố mẹ thông tin lại Điều này rất quan trọng và cần thiết để tránh cho giáo viên và các em có tiền sử dị ứng tránh được những rủi do không đáng có Từ những thông tin mà gia đình các em cung cấp, tôi dùng một cuốn sổ nhỏ để làm “Nhật Ký Bán Trú” Trong cuốn sổ đó tôi ghi lại và theo dõi đặc điểm ăn uống của từng em, bệnh lý, số điện thoại và địa chỉ của gia đình Hàng ngày tôi thường có thói quen xem lại cuốn sổ đó và ghi chép thêm những bổ sung cần thiết.

Hiểu được những đặc điểm thể chất, thói quen ăn uống và bệnh lý của các em tôi bắt đầu phân loại theo từng nhóm và có những phương án điều chỉnh phù hợp Cụ thể như sau:

Với những bạn có thói quen ăn nhanh, ăn nhiều có thể chất khỏe mạnh tôi thường động viên khuyến khích các em ăn ăn chậm, nhai kĩ Khẩu phần của các em tôi phát sau; động viên các em hỗ trợ cô giáo trong việc quản lí lớp bán trú Ngoài ra, nếu các em có nhu cầu ăn thêm hơn so với các bạn một chút tôi bổ sung thêm cơm, canh… đảm bảo cho các em đủ no, từ đó có sức khỏe tốt.

Còn với các em có thể trạng nhỏ bé hoặc ăn chậm, kén ăn tôi phát khẩu phần cho các em trước, xếp các em ngồi ở bàn phía trên Động viên các em thực hiện theo đúng nội quy về thời gian ăn Tôi sẽ cân đối điều chỉnh suất ăn của các em đó cho phù hợp với thể trạng nhưng cũng không quên động viên nhắc các em nhai kĩ và cố gắng hơn mỗi ngày để ăn đồng đều như các bạn.

Với những bạn hay nói chuyện và ham chơi, tôi thường sắp xếp vị trí ngồi phía bàn trên gần với giáo viên Dưới sự quan sát của cô các em tự điều chỉnh và có ý thức tốt hơn để thực hiện hoạt động ăn cho phù hợp.

Đối với những em có bệnh lý về đường tiêu hóa, tôi thường xuyên theo dõi thực đơn của nhà trường từ đầu tuần Với những thực phẩm dễ gây dị ứng cho em đó tôi sẽ chủ động đổi món cho em để đảm bảo bữa ăn của em vẫn phong phú và đầy đủ nhóm chất.

Trang 6

Một số phiếu thông tin cá nhân của học sinh lớp 3G

2 Giải pháp 2: Lập kế hoạch thực hiện dạy các kỹ năng cơ bản giúp học sinh tiểu học tự phục vụ bản thân và phòng chống ngộ độc an toàn thực phẩm.

Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn Nó như ngọn đèn dẫn lối cho chúng ta thực hiện Vì vậy, nếu xác định được kế hoạch coi như ta đã thành công được một

Trang 7

nửa công việc Đồng thời việc xây dựng kế hoạch sẽ giúp giáo viên tiến hành công việc một cách khoa học, có lộ trình mà không nóng vội

Nhìn vào thực tế của lớp cũng như của đa số các em học sinh tiểu học hiện nay Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong vấn đề giáo dục kỹ năng sống nhất là các kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng nhận biết và phòng chống an toàn thực phẩm trong lớp mình chủ nhiệm Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo học sinh của lớp mình chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như sau:

* Mục tiêu

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của GVCN, của đội bán trú xung kích, của các em học sinh trong lớp cũng như các bậc phụ huynh học sinh.Từ đó thay đổi hành vi, nếp sống phù hợp nhằm rèn luyện được các kỹ năng cơ bản giúp các em tự phục vụ bản thân không chỉ khi sinh hoạt ở trường mà còn ở nhà và trong các hoạt động sinh hoạt tập thể khác.

- Đảm bảo 100% học sinh của lớp sẽ được rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết phòng chống ngộ độc thực phẩm và thực hiện được đúng các kỹ năng mà các em đã được học.

- 100% trẻ được đảm bảo an toàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm, hoặc những vấn đề về đường tiêu hóa.

- Xây dựng quy chế lớp bán trú an toàn (Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội xung kích bán trú)

- Xây dựng môi trường học tập: “Xanh – Sạch – Đẹp – An Toàn”.

Trang 8

-Xây dựng quy chế lớp bán trú an toàn và phổ biến nội quy bán trú do nhà trường và lớp đề ra.

- Tìm hiểu đặc điểm thể chất, bệnh lý và thói quen ăn,

Tháng 10 - Cung cấp kiến thức để học sinh hiểu vai trò quan trọng của việc cần rèn luyện kỹ năng Tự phục vụ bản thân và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong đời sống hàng ngày nhất là giờ bán trú.

- Tuyên truyền và trao đổi với phụ huynh vai trò, sự cần thiết cũng như kế hoạch và cách thức rèn luyện các kỹ năng cơ bản giúp học sinh tự phục vụ , kiến thức, kỹ năng phòng chống và biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm khi ở nhà Từ đó phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên trong việc nhắc nhở hành vi và rèn luyện thói quen cho các con ở mọi lúc, mọi nơi.

- Đội bán trú xung kích của lớp phát huy vai trò của mình: Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Rửa tay trước khi ăn và rửa mặt sau khi ngủ dậy + Hỗ trợ cô giáo chia cơm, canh cho các bạn.

+ Theo dõi các bạn trong lớp thực hiện đúng nội quy của lớp bán trú Với những bạn có hành vi chưa đúng cần báo cáo với giáo viên để kịp thời nhắc nhở.

Giáo viên Học sinh

Trang 9

+ Theo dõi sức khỏe của các bạn và cần thông báo với cô giáo khi các bạn có biểu hiện về sức khỏe như đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn …

Trong các môn học khác

Giáo dục dạy kĩ năng tự phục vụ và phòng tránh ngộ độc thực phẩm tích hợp trong các môn Tự nhiên xã hội và Hoạt động trải nghiệm với những bài học và chủ đề phù

-HS được cung cấp các kiến thức về một số kỹ năng tự phục vụ cần thiết cho học sinh tiểu học và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua lời giảng và làm mẫu của giáo viên Các bài tập trắc nghiệm, bài tập trong trò chơi “Hái hoa dân chủ” để củng cố Rèn luyện từ các tình huống, ở các tiết học KNS hay tiết học hoạt động tập thể.

-HS được rèn kỹ năng xem nhãn mác và hạn sử dụng của các sản phẩm thông thường.

- HS có thói quen uống nước đúng cách, giữ vệ sinh trong ăn uống như rửa cốc uống nước hằng ngày, uống nước xong nhớ để gọn gàng, không ăn quà vặt, xem hạn sử dụng sản phẩm, không làm đổ, làm rơi vãi thức ăn, bỏ rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học sạch sẽ

- HS biết cách gấp chăn, chiếu, kê bàn ghế và có thái độ tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình Biết phối hợp và làm việc nhóm với bạn khi thực hiện các nhiệm vụ

HĐTQ và đội bán trú xung kích của lớp tổ chức cho HS lớp tôi chơi các trò chơi: Hái hoa dân chủ, Ai nhanh ai đúng,vòng quay kỳ diệu … để các em củng cố và ôn lại những kiến thức lý thuyết về các kỹ năng

Giáo viên Học sinh

Trang 10

đã học, những kiến thức về an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc khi ở trường.

+ Các em cùng nhau xem video và thi thực hành các kỹ năng như uống nước đúng, thi gấp chăn, chiếu, quần áo…

+ Thực hiện đóng vai xử lý tình huống khi các bạn chưa thực hiện tốt nội quy hoặc bạn có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm…

Tháng 4,5 (Tuần 33, 34)

- Kết hợp với tổng phụ trách Đội, đoàn thanh niên tổ chức hội thi về tìm hiểu an toàn và phòng chống ngộ

3 Giải pháp 3: Thành lập Đội bán trú xung kích để hỗ trợ và đồng hành cùng

giáo viên trong việc chuẩn bị và phân chia suất ăn trong giờ bán trú.

Học sinh lớp 3 còn khá nhỏ và chưa có tính tự lập cao nhưng các em lại rất thích được làm việc và thể hiện mình Chính vì đặc điểm tâm lý rất dễ thương này tôi đã lập Đội bán trú xung kích Đây chính là cánh tay đắc lực hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong mỗi buổi bán trú.

Nhiệm vụ của các thành viên trong đội là theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ các bạn trong lớp thực hiện theo đúng nội quy của nhà trường, của lớp bán trú.

Ngoài những nội quy do nhà trường đề ra thì riêng với lớp tôi cũng có thêm một số nội quy nữa để phù hợp với lớp:

- Trước khi ăn các em phải rửa mặt, rửa tay sạch sẽ - Thời gian ăn tối thiểu là 15 phút và tối đa là 25 phút.

- Các ngày chẵn trong tuần các bạn nam có nhiệm vụ chia khay, chia cơm còn các bạn nữ kê bàn ghế, chuẩn bị chăn gối trước khi ngủ Các ngày lẻ sẽ đổi ngược lại Điều này sẽ đảm bảo công bằng và giúp các em đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng như nhau.

Trang 11

- Sau khi ngủ dậy, tất cả học sinh sẽ có nhiệm vụ cất chăn, gối, sắp xếp bàn ghế để chuẩn bị buổi học chiều.Riêng Đội bán trú xung kích sẽ hỗ trợ thêm phần chia bữa phụ và giám sát các bạn ăn bữa phụ đầy đủ Trong thực tế đã xảy ra hiện tượng một số em học sinh lớp lớn có hành vi sử dụng sản phẩm của bữa phụ để đổi quà sau khi tan học tại các quán quanh cổng trường Điều này khiến cho giáo viên chúng ta có nhiều lo lắng và trăn trở Vì vậy tôi nghĩ Đội bán trú xung kích sẽ theo dõi và yêu cầu các bạn sử dụng sản phẩm ngay tại lớp sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề trên.

Hình ảnh Đội bán trú xung kích đang chia cơm cho các bạn trong lớp.

4 Giải pháp 4: Hướng dẫn HS kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết, kĩ năngphòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm

4.1 Một số kĩ năng cơ bản dành cho học sinh

Trên cơ sở yêu cầu của chương trình giáo dục 2018, từ thực tế việc tổ chức cho học sinh tham gia bán trú tôi đã xác định một số kĩ năng cần thiết mà học sinh cần nắm được Cụ thể như sau:

- Học sinh biết tự rửa mặt, rửa tay: trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, sau khi ngủ dậy.

Trang 12

- Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không khạc nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch tiết kiệm và hợp lý.

- Biết cách ăn uống nhẹ nhàng, từ tốn sạch sẽ Biết giữ gìn vệ sinh bàn ăn và lau dọn khi bị bẩn Biết cách bê và xếp khay ăn sau khi đã dùng xong.

- Học sinh biết tự mặc, tự cởi quần áo, và gấp, cất gọn gàng khi không sử dụng Biết gấp cất trải nệm, gối.

- Biết đọc nhãn, mác sản phẩm để khiểm tra hạn sử dụng cũng như sự khác biệt về mùi vị khi sản phẩm chưa được bảo quản đúng cách và cẩn thận.

- Biết nhận phân biệt và nhận diện những loại thực phẩm an toàn lành mạnh với những thực phẩm mất vệ sinh.

- Có kỹ năng đơn giản góp phần phòng chống và xử lý tình huống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và mọi người xung quanh.

- Có thái độ yêu thương gia đình và tiết kiệm bằng hành động tự ăn sáng tại nhà, không tiêu tiền và mua quà vặt tại các quán ven đường Biết tự bảo vệ bản thân và nói không với những thực phẩm nguy hại, không rõ nguồn gốc.

4.2 Quy trình hướng dẫn học sinh các kĩ năng cơ bản

-Bước 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được cách thức và yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng cần hình thành bằng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.

-Bước 2: Làm mẫu các thao tác của kĩ năng bằng tranh ảnh hoặc video hoặc GV tự làm động tác mẫu.

-Bước 3: GV tổ chức cho các em thực hành tại lớp (cá nhân hoặc theo nhóm) Có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ để tạo hứng thú và cơ hội cho các em trải nghiệm thực tế Trong quá trình đó, GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương các em làm tốt Ngoài ra, GV có thể tập trước cho các em trong đội bán trú xung kích để các em đó làm mẫu và hướng dẫn cho các bạn khác làm theo và cùng thực hành theo

Trang 13

a) Bước 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được ích lợi, cách thức và yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng rửa tay

GV dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu để cung cấp cho HS những thông tin sau:

* Lợi ích của việc rửa tay đúng cách

- Rửa tay là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng chống dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thực hiện Người dân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ cần xây dựng kỹ năng và thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

- Các nhà khoa học cho biết: “Rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca bệnh liên quan đến hô hấp”.

* Tác hại của việc không giữ vệ sinh đôi tay

-Hành động đưa tay không sạch dụi mắt, miệng, chạm mặt vô tình mang vi khuẩn, virus vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm.

- Rửa tay với nước không chưa đủ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ Bởi nước chỉ làm trôi những vết bẩn nhìn thấy được nhưng không diệt được virus, vi khuẩn Bàn tay sau khi rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh Trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như SARS, Cúm A (H5N1, H1N1)

* Quy trình rửa tay đúng cách

-Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

-Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

-Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay -Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia -Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái).

Trang 14

-Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay.

Chú ý: Rửa tay bằng nước và xà phòng khi bàn tay có vết bẩn Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 30 giây Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.

b) Bước 2: Giáo viên làm mẫu các thao tác của kĩ năng rửa tay

Sau khi đã cung cấp cho các em những kiến thức quan trọng về lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và quy trình rửa tay đúng cách theo 6 bước của Bộ Y Tế Tôi tiến hành làm mẫu để cho các em quan sát Tôi thực hiện chậm từng bước một kết hợp với sự diễn giải bằng lời thật ngắn gọn và dễ hiểu kết hợp hướng dẫn HS trên tranh minh họa Tranh minh họa các bước rửa tay được dán ở khu vực rửa tay để cho cacsem học sinh dễ nhìn, dễ quan sát và thực hiện tốt hơn.

c) Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tại lớp

Trang 15

Đây là bước rất quan trọng và có vai trò quyết định trong việc giúp các em thực hiện đúng kỹ năng Sau khi xem giáo viên làm mẫu, các em sẽ thực hành rửa tay cùng nhau tại vị trí bồn rửa tay Các em sẽ thực hành luyện tập theo nhóm rồi nói lại cho nhau nghe quy trình rửa tay 6 bước Điều này sẽ giúp các em củng cố và khắc sau hơn Học phải đi đôi với hành, có được trải nghiệm bằng hành động thì các em mới ghi nhớ và hào hứng thực hiện.

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương và khích lệ

Giáo viên cần nhận xét và có những đánh giá cụ thể sau khi các em thực hành kỹ năng rửa tay Điều này sẽ giúp các em hiểu được những điều mà mình đã làm được và sửa lại những điều còn thiếu xót Giáo viên cũng không quên động viên và khích lệ các em để các em có thêm động lực và niềm tin nhiều hơn nữa.

Giáo viên và đội sung kích bán trú cần thường xuyên theo dõi và nhắc nhở các bạn thực hiện rửa tay , từ đó các em sẽ tạo nên thói quen tốt và tự giác thực hiện ở

Trang 16

mọi lúc mọi nơi Sự thành thạo khi thực hiện các bước rửa tay các em còn dí dỏm nhảy múa cùng nhau khi xem video dân vũ rửa tay https://youtu.be/-dVY4neQ6M0

4.3.2 Kỹ năng bê khay cơm, bê bát canh

a)Bước 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được ích lợi, cách thức và yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng bê khay cơm , bê bát canh

* Lợi ích của việc bê khay cơm, bê bát canh đúng cách.

Khi các em biết cách bê khay cơm, bê bát canh đúng cách thì sẽ rất ít xảy ra tình trạng đánh đổ, rơi rớt cơm canh ra bàn ghế, nền nhà, đảm bảo vệ sinh, văn minh nơi công cộng Khi các em chú tâm thực hiện cách bê đúng cũng sẽ rèn luyện khả năng tập trung và tính cẩn thận khi làm việc.

b)Bước 2: Giáo viên làm mẫu các thao tác của kĩ năng bê khay cơm, bê bát canh

* Hướng dẫn thao tác: GV hướng dẫn bằng lời, khi bê đồ các em cần bê bằng hai tay, chân bước chậm, mắt nhìn thẳng, tập trung cao và rất cẩn thận

* GV làm mẫu: thực hiện bê khay cơm và bê bát canh bằng 2 tay trước mắt các em kết hợp với giảng giải hoặc cho HS làm tốt lên làm mẫu cho các bạn quan sát

c)Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tại lớp

- GV tổ chức cho HS thực hành thao tác bê khay cơm GV theo dõi, uốn nắn giúp các em thực hiện tốt kĩ năng Các em luyện tập cùng nhau và vận dụng vào các hoạt động khác hàng ngày.

- GVthường xuyên tuyên dương, động viên khích lệ các em dù đó là những cố gắng nhỏ nhất Các em rất vui khi được giáo viên quan tâm và khen ngợi

4.3.3 Kỹ năng mời cô, bạn bè và khách khi tới thăm lớp vào giờ ăn trưa.

a) Bước 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được ích lợi, cách thức và yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng mời cô và các bạn

* Lợi ích của việc thực hiện lời mời đúng.

Truyền thống của người Việt Nam ta đó là trước khi ăn những người thân trong gia đình thường có lời mời cơm theo thứ từ người bề dưới mời người bề trên Truyền thống đó vẫn được phát huy, gìn giữ đến ngày nay Lời mời đúng thể hiện sự văn

Trang 17

minh trong giao tiếp và thái độ tôn trọng với người được mời Vì vậy việc dạy cho học sinh có kỹ năng mời cơm trước khi ăn là cần thiết và hữu ích * Yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng mời cô và các bạn

Khi mời hai tay các em đặt ngay ngắn sau khay cơm, mắt nhìn thẳng hướng về phía cô Mời to, rõ ràng và đều nhau với thái độ trân thành: “Chúng em mời cô ăn cơm ạ”; “Tớ mời các bạn ăn cơm”.

Trong tình huống có khách là phụ huynh tới thăm, hoặc các bác cấp dưỡng đến chăm lo cho các em, thầy cô giáo tới quan tâm động viên và giám sát hoạt động của các em trong giờ bán trú.Các em cũng cần nhanh gửi lời mời với thái độ chân thành Sau khi mời xong các em nhẹ nhàng cầm thìa và đợi sự cho phép của giáo viên.

b) Bước 2: Giáo viên làm mẫu các thao tác của kĩ năng mời cô và các bạn.

* GV làm mẫu: GV hướng dẫn thao tác bằng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu kết hợp với làm mẫu hoặc mời các bạn trong đội xung kích làm mẫu

Trong các buổi bán trú, giáo viên chủ động mời và làm gương cho các em học tập và noi theo Khi mời GV luôn có thái độ vui vẻ, âm vực giọng nói thể hiện sự hào hứng để truyền tới các em năng lượng tích cực hơn.

c) Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tại lớp

Sau khi hướng dẫn và làm mẫu GV yêu cầu HS thực hành lời mời Trong những buổi đầu tôi yêu cầu các em mời 2 đến 3 lần Các em đã hiểu và biết cách mời to, rõ ràng và thể hiện được thái độ chân thành khi mời cô giáo và vui tươi khi mời bạn bè Sau đó, GV thường xuyên nhắc nhở và cho HS thực hành trong các giờ bán trú Đồng thời tư vấn để PHHS theo dõi, nhắc nhở HS trong thời gian sinh hoạt tại gia đình.

4.3.4 Kỹ năng ăn

a) Bước 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được ích lợi, cách thức và yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng ăn.

* Lợi ích của việc thực hiện kỹ năng ăn đúng.

Người xưa dạy rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để khuyên dạy chúng ta cần học cách ăn cho đúng và phù hợp với từng hoàn cảnh Học sinh tiểu học khi biết cách ăn và thực hiện hành vi ăn đúng sẽ có lợi về sức khỏe đồng thời thể hiện

Trang 18

được văn hóa trong ăn uống; Giúp các em tự tin hơn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

* Quy trình thực hiện ăn đúng cách

Khi ăn tay thuận cầm thìa, xúc từng miếng vừa phải đưa nhẹ lên miệng tránh đưa miếng quá to sẽ khiến em khó nhai, dễ rơi vãi, nguy hiểm hơn là gây sặc hoặc nghẹn dẫn đến tắc đường thở do em ăn quá to và nuốt quá vội.

Ta cần ăn từ tốn, nhai nhẹ nhàng, nhai thật kỹ và tập trung khi ăn Thời gian ăn tối thiểu là 15 phút và tối đa là 25 phút Khi ăn các em không nói chuyện riêng, không cười đùa chêu chọc nhau, không tranh giành đồ ăn của nhau và quan trọng là các em cần ăn hết khẩu phần ăn của mình

Tư thế ngồi thẳng lưng, mắt nhìn xuống khay cơm, tay thuận cầm thìa xúc nhẹ nhàng và đưa lên miệng, tránh phát ra âm thanh, tiếng động khi nhai.

Sau khi ăn xong, các em cần ngồi lại nghỉ ngơi không được chạy nhảy, vận động mạnh Nếu vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn no sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa Cuối cùng sau khi đã nghỉ ngơi các em chủ động đi rửa mặt, rửa tay, xúc miệng, uống nước và đi vệ sinh để chuẩn bị vào giờ ngủ.

b) Bước 2: Giáo viên làm mẫu các thao tác của kĩ năng ăn hiệu quả.

Giáo viên ngồi đúng tư thế, thực hiện làm mẫu cho học sinh quan sát kết hợp với lời giảng giải chân thành, trong sáng, dễ hiểu Ngoài ra Gv có thể cho HS trong đội xung kích làm mẫu hoặc cho HS xem video về việc thực hiện kĩ năng khi ăn uống

c) Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tại lớp

GV tổ chức cho HS thực hành luyện tập, đánh giá nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau Giáo viên quan sát và sửa tư thế ngồi cũng như cách cầm thìa, cách ăn, uống lịch sự cho từng em học sinh.

-Giáo viên tuyên dương các em đã thực hành tốt và khích lệ các em thực hiện chưa tốt để các em cố gắng và nỗ lực hơn Giáo viên lưu danh các em thực hành tốt lên bảng danh dự của lớp để ghi nhận sự tiến bộ vượt trội của các em.

Trang 19

4.3.5 Kỹ năng gấp chăn

a) Bước 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được ích lợi, cách thức và yêu cầu thực hiện các thao tác của những kỹ năng gấp chăn

* Lợi ích của việc gấp chăn đúng

Khi các em biết cách gấp chăn đúng sẽ giúp các em thực hiện thao tác một cách dễ dàng và thành thạo hơn, tiết kiệm được thời gian và đạt hiệu quả cao hơn về mặt

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan