skkn quản lý tiểu học

286 0 0
skkn quản lý tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính vì thế tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông ở trường Tiểu học Xuân Hồng ” với mong muốn góp phần đổi mới nhận thức, nâng c

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trường Tiểu học Xuân Hồng thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nơi tôi công tác được thành lập từ việc thực hiện sáp nhập 3 trường Tiểu học A, B, C của xã Xuân Hồng ngày 01/7/2019 Năm học 2022 – 2023 nhà trường có 1306 học sinh với 43 lớp và 69 cán bộ, giáo viên Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hăng say, nhiệt tình, tự giác, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục Nhà trường có 02 giáo viên giỏi cấp Quốc gia; 15 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 42 giáo viên giỏi cấp Huyện, không có giáo viên yếu kém Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có ý thức tự giác, tâm huyết, trách nhiệm, đoàn kết, tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Chi bộ Đảng có 67 Đảng viên bằng 95,71%, chi bộ luôn là chi bộ trong sạch, vững mạnh Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Xuân Trường, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Xuân Hồng Hội CMHS luôn quan tâm phối hợp với nhà trường ủng hộ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất tăng cường thiết bị học tập Bên cạnh đó, việc sáp nhập 3 trường tiểu học trên địa bàn xã thành trường Tiểu học Xuân Hồng đã tạo lên sức mạnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Tính từ khi sáp nhập năm 2019 đến nay, nhà trường luôn đứng trong tốp đầu của huyện, đã 2 lần được nhận Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của UBND tỉnh Nam Định Nhiều cá nhân được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp Có thể nói “bề dày văn hoá” của trường Tiểu học Xuân Hồng sẽ tạo lập được uy tín, niềm tin nếu chúng ta lan toả mạnh những nét đẹp đó trong cộng đồng.

Như chúng ta đã biết: Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực luôn nhận được sự quan tâm của người dân và toàn xã hội Mỗi chính sách, sự thay đổi của ngành giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nếu công tác truyền thông trong các cơ sở giáo dục không theo kịp sự phát triển sẽ bị tụt hậu, kéo theo đó là hàng loạt những hệ luỵ, những vấn đề nảy sinh khi thông tin, mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình học sinh, chính quyền địa phương và xã hội bị gián đoạn Có thể nói, công tác truyền thông luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng Việc thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ là cơ hội để quảng bá hình ảnh của nhà trường đến với người dân, phụ huynh học sinh giúp họ có sự lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng, rộng rãi của công nghệ thông tin, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng to lớn trong đời sống xã hội Đặc biệt là internet - một nền tảng thông tin xã hội lớn với sự tham gia của hàng tỷ người trên thế giới Nhu cầu của người sử dụng dịch vụ internet ngày càng đa dạng, số lượng người tham gia sử dụng dịch vụ internet ngày càng tăng, các hình thức dịch vụ ngày càng phong phú Các phương tiện truyền thông xã hội, như Facebook, Youtube, Tiktok, Zalo… đã thực sự trở thành “trung tâm phân phối thông tin” và “thị trường truyền thông xã hội” Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông mới trên nền tảng internet đã làm thay đổi cách thức tương tác và giao tiếp trong cộng đồng.

Trang 2

Vậy làm thế nào để trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như ngày nay, nhà trường có thể truyền tải những thông điệp ý nghĩa và hoạt động của mình tới cộng đồng? Đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở Lý giải được điều này, tôi đã mất khá nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu Bám sát kế hoạch giáo dục nhà trường, được sự tư vấn, động viên của đồng chí hiệu trưởng, tôi đã phối kết hợp cùng đồng nghiệp đẩy mạnh công tác truyền thông bởi tôi nghĩ: nếu làm tốt công tác truyền thông sẽ tạo được uy tín bởi truyền thông ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống con người Chính vì thế tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông ở trường Tiểu học Xuân Hồng ” với mong muốn góp phần đổi mới nhận thức, nâng cao giá trị nhà trường, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, tạo dựng uy tín, tạo lập được niềm tin, góp phần quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu nhà trường.

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Thực trạng nhà trường khi chưa đẩy mạnh công tác truyền thông:

Truyền thông chính là những hoạt động lan truyền thông tin, nó sẽ không thực sự đem lại hiệu quả nếu bên tiếp nhận thông tin được truyền tải không chủ động.

Khi chưa đẩy mạnh công tác truyền thông, đội ngũ giáo viên nhà trường thường có quan niệm: nhiệm vụ của họ là làm tốt công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người giáo viên và không xác định được vai trò quan trọng của nhiệm vụ truyền thông, những việc làm, kết quả giáo dục của bản thân, của nhà trường đến với mọi đối tượng trong xã hội.

Mặt khác, sự quan tâm của cán bộ quản lý trong công tác truyền thông cũng còn hạn chế Đôi khi còn có suy nghĩ: thực hiện nhiệm vụ của người quản lý trường học còn có nhiều công việc, nhiều áp lực, đồng thời chưa có nghiệp vụ về công tác truyền thông, chỉ cần làm tốt công tác quản lý là được.

Bản thân cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường thiếu kĩ năng tiếp nhận và xử lý thông tin, đôi khi còn lúng túng trong việc truyền đạt các thông tin cần thiết của nhà trường đến cộng đồng.

Các thành viên trong nhà trường chưa được tập huấn về công tác truyền

tin qua hình thức nào? Nội dung truyền thông có gì đặc biệt, có cấu trúc ra sao ? Hình thức truyền thông chưa đa dạng, phong phú.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Đứng trước thực trạng đó, nhận thức được sự cần thiết phải đẩy mạnh nhiệm vụ truyền thông trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh vai trò, hiệu quả của công tác truyền thông trong nhà trường Tôi đã dụng 7 giải pháp sau đây:

Trang 3

+ Giải pháp 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo chỉ Chi bộ, Ban giám hiệu.

+ Giải pháp 2: Tuyên truyền thông qua việc quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo về công tác truyền thông tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, giúp giáo viên trong trường hiểu rõ vai trò của công tác truyền thông

+ Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, chi tiết đảm bảo tính khả thi.

+ Giải pháp 4: Đa dạng phương thức truyền thông

+ Giải pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên khi tham gia truyền thông

ngoài nhà trường tham gia công tác truyền thông

+ Giải pháp 7: Đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng, hàng kì

Sau đây, là cách thực hiện cụ thể từng giải pháp mà tôi đã áp dụng:

2.1 Giải pháp 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu.

Xác định được vai trò quan trọng của công tác truyền thông, ngay từ đầu năm học Ban chi uỷ đã xác định đây là một trong các nhiệm vụ hết sức quan trọng Chính vì thế Ban chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã họp và phân công tôi với cương vị là Phó bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường trực tiếp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác truyền thông của nhà trường trong năm học 2022 – 2023 một cách chi tiết, cụ thể.

Được sự phân công của Ban chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tham mưu với Ban chi uỷ, Ban giám hiệu thành lập Ban truyền thông nhà trường

DANH SÁCH

Ban truyền thông trường Tiểu học Xuân Hồng năm học 2022 - 2023

(Kèm theo Quyết định số: 54/QĐ-THXH, ngày 26 tháng 7 năm 2022

của Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Hồng)

Trang 4

STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ

Sau khi được thành lập, với nhiệm vụ được phân công là Trưởng ban của Ban truyền thông, tôi đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông của nhà trường trong năm học 2022 – 2023.

thành viên đảm bảo nguyên tắc: phân công công việc sao cho đúng người, đúng việc Tôi đã thành lập 3 nhóm như sau:

Với các thành viên có khả năng tìm kiếm tư liệu tốt tôi phân công vào

viết tốt Nhóm chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc duyệt tin bài là các đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách tại các điểm trường trong đó tôi đảm nhận trọng

trường do đồng chí Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

2.2 Giải pháp 2: Tuyên truyền thông qua việc quán triệt đầy đủ cácvăn bản chỉ đạo về công tác truyền thông tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên giúp mọi người hiểu rõ vai trò của công tác truyền thông.

Để cán bộ, giáo viên nhân viên trong trường làm tốt công tác truyền thông thì việc tuyên truyền, quán triệt các văn bản của các cấp tới đội ngũ là một việc làm hết sức quan trọng Ý thức được điều này nên ngay từ đầu năm học, khi nhận được kế hoạch số 1653/KH –SGDĐT ngày 19/10/2022 của Sở Giáo dục và Đào

tạo Nam Định với nội dung “Kế hoạch công tác truyền thông về giáo dục và đàotạo năm học 2022 - 2023” tôi đã triển khai trong phiên họp hội đồng giáo dục

tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách mới của ngành, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực giáo dục, giới thiệu và tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; những giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo… để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thấm nhuần văn bản và mường tượng được các nội dung cần phải truyền tải trong công tác truyền thông nhà trường.

Trang 5

2.3 Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, chi tiết đảmbảo tính khả thi.

Xây dựng kế hoạch là một việc làm hết sức quan trọng Nó giúp ta có hướng đi cụ thể để đạt được mục tiêu phấn đấu Để xây dựng kế hoạch truyền thông đảm bảo tính khả thi thì việc xác định mục tiêu cần phải đặt lên hàng đầu Bởi theo tôi mục tiêu truyền thông trong giáo dục nhà trường sẽ khác xa mục

đạt thì khó mà có hiệu quả.

Chính vì thế, sau khi xác định được mục tiêu, tôi đã tiến hành xây dựng theo một quy trình cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Xây dựng nội dung truyền thông

+ Thứ hai: Phổ biến các hình thức truyền thông

+ Thứ ba: Thông tin các địa chỉ truyền thông trong nhà trường tới ban TT+ Thứ tư: Triển khai các bước truyền thông tới các thành viên.

Để công tác truyền thông được đảm bảo tính chặt chẽ thống nhất, có chọn

lọc, tôi đã tập trung nghiên cứu kĩ hơn khi xây dựng nội dung (bước 1) cũngnhư các bước tiến hành truyền thông (bước 4) Với tôi:

* Về xây dựng nội dung truyền thông: Cần phải bám sát nội dung giáo dục nhà trường, kế hoạch truyền thông của Sở GD&ĐT, các tin “thời sự”trong tuần,

trong tháng.Nội dung truyền thông cần tập trung vào những mặt sau đây:

gương tiêu biểu trong hoạt động dạy học, giáo dục, phong trào văn nghệ, thể thao.

vào lớp 1, công tác xã hội hoá giáo dục.

nội dung quy trình, cách thức thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn hoá ứng xử trong nhà trường, điều kiện đảm bảo chất lượng, kiểm định giáo dục.

về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, các tấm gương điển hình, các hoạt động ngoại khoá…

* Về các bước truyền thông:Tôi đã tiến hành xây dựng theo các bước như sau:

đảm bảo phản ánh chân thực, khách quan của sự việc, hiện tượng cần truyền thông Tư liệu, bài viết của các thành viên được nộp về Ban biên tập tại địa chỉ Email: nopbaocaoxh@gmail.com

truyền thông đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng truyền thông.

Trang 6

- Bước 3: Duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung của tin bài (Trưởng ban và các Phó trưởng ban trực tiếp duyệt, sau khi duyệt xong gửi bài viết, tư liệu về địa chỉ Email: nguyenvantoan1971xh@gmail.com (email của Hiệu trưởng nhà trường) và lưu trữ bằng tài khoản Microsoft của người duyệt trên nhóm HĐGD TH XUÂN HỒNG tại thư mục 2022-2023\BÀI VIẾT TRUYỀN THÔNG)

và chuyển tiếp lên Fanpage nhà trường

và xây dựng kế hoạch truyền thông cho tháng sau và các tháng tiếp theo.

Sau khi đã xây dựng xong dự thảo kế hoạch truyền thông, tôi chuyển bản dự thảo tới các thành viên để xin ý kiến đóng góp bổ sung Khi tất cả đã thống nhất, tôi thông báo công khai tới hội đồng giáo dục nhà trường và tiến hành triển khai thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công Hàng tháng có đánh giá, báo

kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa trong các tháng tiếp theo.

2.4 Giải pháp 4: Đa dạng phương thức truyền thông.

Trên cơ sở xây dựng kế hoạch truyền thông, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực truyền thông tới đội ngũ của Ban truyền thông nói riêng và đội ngũ CBQL, giáo viên nhà trường nói chung Trong nội dung bồi dưỡng đã hệ thống, đa dạng hoá các phương thức để làm tốt công tác truyền thông Cụ thể:

2.4.1 Truyền thông tới CMHS thông qua các phiên họp CMHS nhà trường Có lẽ, đây là phương thức truyền thông mang tính truyền thống nhưng nếu có cách thức tổ chức tốt, có nội dung truyền thông cụ thể thì mang lại hiệu quả vô cùng to lớn Ngay trong phiên họp CMHS đầu tiên của năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung họp đầy đủ, chu đáo; lựa chọn hình thức họp trực tuyến tới tất cả các lớp, mỗi lớp là 1 điểm cầu, điểm cầu trung tâm là điểm cầu của đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đồng thời Hiệu trưởng thay mặt Ban giám hiệu trực tiếp triển khai tất cả các thông tin tới toàn thể CMHS của 43 lớp Hình thức họp đó đã có hiệu quả không ngờ đến, tất cả CMHS đều được theo dõi, tiếp thu trực tiếp tất cả các nội dung, tất cả các băn khoăn, thắc mắc của CMHS đều được Hiệu trưởng giải đáp thoả đáng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

Trang 7

9

Trang 8

2.4.2 Truyền thông qua phương thức hệ thống phát thanh hàng ngày tại

các điểm trường, qua pano, áp phích.

Để lan toả giá trị văn hoá nhà trường, tôi còn hướng các thành viên trong

việc chia sẻ những hình ảnh, những sự kiện xung quanh khuôn viên trường qua hệ thống loa phát thanh, qua pano, áp phích Hàng tuần, Ban giám hiệu chỉ đạo ban chỉ huy Liên đội chuẩn bị các nội dung mang tính thiết thực, phù hợp với từng thời điểm để xây dựng nội dung phát thanh hàng ngày tại các điểm trường như: Thực hiện cổng trường an toàn; Tháng an toàn giao thông; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện; Phòng chống Covid-19; Phòng chống dịch bệnh; Uống thuốc tẩy giun; Nói lời hay, làm việc tốt; Giữ sạch trường em; Mỗi phát ngôn, mỗi lời nói của giáo viên trên hệ thống phát thanh đều được kiểm duyệt của trưởng, phó ban truyền thông nhà trường Đây là một hình thức, một phương tiện trực quan có thể làm cho trường nổi bật và trở nên độc đáo hơn, tác động trực tiếp đến các đối tượng một cách nhanh nhất mà không cần phải kèm theo phụ trợ.

Các nội dung đó đã được phát thanh hàng ngày vào đầu giờ học (khi CMHS đưa con đến trường) và cuối các giờ học (khi CMHS đón con) từ đó CMHS đều biết được các nội dung mà nhà trường triển khai đến học sinh và cần có sự hỗ trợ của CMHS Cũng từ đó, CMHS cùng nhau thực hiện rất hiệu quả Cũng từ công tác truyền thông đó mà cả 3 điểm trường đều có những hình ảnh đẹp, CMHS nghiêm chỉnh chấp hành, trật tự, ngay ngắn xếp xe khi đến đón học sinh.

Trang 9

Ảnh CMHS xếp xe trong sân trường khi đi họpCMHS đầu năm học

Thực hiện mô hình cổng trường ATGTCMHS xếp xe ngay ngắn khi đón con

tan học mỗi ngày

2.4.3 Truyền thông qua phương thức nhóm Zalo của các lớp

Sử dụng phương thức truyền thông trực tiếp là chưa đủ Để thông tin tới CMHS nhanh chóng, tiện lợi, ban giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm truyền thông gián tiếp qua việc tạo zalo nhóm lớp Nhóm chat zalo giữa giáo viên và phụ huynh không chỉ là nơi cập nhật tình hình lớp, mà đây còn là một cộng đồng những người cùng quan tâm nuôi dạy con cái; chia sẻ những kiến thức, giúp đỡ nhau trong việc thấu hiểu tâm lý con Thông qua nhóm, thầy cô giáo cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc giáo dục học sinh, giúp giải đáp các thắc mắc của các bậc phụ huynh một cách nhanh chóng Chỉ cần một người có câu hỏi, giáo viên và các phụ huynh khác nếu biết đều có thể trả lời ngay, và cả nhóm đều nắm được thông tin hữu ích Đây là một phương thức truyền thông gián tiếp thực sự tiện lợi cho giáo viên chủ nhiệm Dưới đây là một số thông tin trong nhóm zalo lớp 5B3!

Trang 11

2.4.4 Truyền thông qua phương thức đăng tin bài trên Website, Fanpage Nhà trường làm công tác truyền thông trên 2 địa chỉ sau:

- Website: http://thxuanhong.namdinh.edu.vn/ - Fanpage: https://www.facebook.com/thxuanhong

đăng tải trên các địa chỉ trên, có rất nhiều tin bài đã được các Fanpage của huyện

Với sức mạnh của các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục cũng đã có những sự thay đổi ngoạn mục theo chiều hướng tích cực hơn với sự xuất hiện

trường lớn nhất cấp Tiểu học huyện Xuân Trường, nơi có nhiều giáo viên trẻ đạt chuẩn thì việc sử dụng các cách khác nhau để áp dụng các phương tiện truyền

được sự chú ý tìm đến của người đọc? Bởi thế tôi đã chỉ đạo các thành viên

Cách 1:Sử dụng trang Facebook (Fanpage), zalo để đưa tin trường lớp.

trước đây thì giáo viên, nhân viên nhà trường có thể tận dụng những tiện ích của

học sinh, cha mẹ các em có thể cập nhật thông tin một cách dễ dàng Sử dụng

động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng ngày, hàng tuần.

Dưới đây là một số bài đăng ngắn gọn được sử dụng qua trang face của nhà trường!

Trang 13

15

Trang 14

Đặc biệt trong thời điểm dịch covid diễn biến phức tạp thì đây là một

được thông tin để cho học sinh tạm dừng đến trường, đi tiêm phòng văcxin… qua

Trang 15

Cách 2: Viết bài đưa lên trang website của nhà trường theo địa chỉ

https://thxuanhong.namdinh.edu.vn/ và https://thxuanhong.edu.vn/.

Đây là một cách làm đòi hỏi ban biên tập của trường sẽ mất nhiều thời gian và dày công hơn Song bù lại cha mẹ học sinh khi truy cập vào trang

trường Áp dụng cách này với trường mình, để mang tính đồng đều các bài viết trong tháng, tôi đã phân công một cách cụ thể, giao trách nhiệm cho từng thành

tháng ít nhất có 3 bài viết đưa trên trang website Khuyến khích, động viên các thành viên tích cực có số bài viết nhiều hơn dự định Riêng bản thân tôi tự đề ra mỗi tháng mình phải có ít nhất một bài đăng trên trang website này Và dưới đây là bảng phân công cho các thành viên trong ban truyền thông:

TT Họ và tên Nhiệm vụ Tháng đăngbài viết

1 Đặng Thị Lan

Phụ trách chung, viết và duyệt tin bài của GV tại điểm trường được phân công phụ

Viết 4 bài, duyệt tin bài của GV tại điểm trường được

phân công phụ trách Tháng 9, 10, 1, 4, 5 3 Đào Thị Nguyệt Viết 4 bài, duyệt tin bài củaGV tại điểm trường được

phân công phụ trách Tháng 11, 12, 2, 3 4 Đặng Hồng Trường Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 4, 5, 6 5 Nguyễn Thị Hồng Chọn chủ đề và viết tối thiểu Tháng 10,11, 12

Trang 16

TT Họ và tên Nhiệm vụ Tháng đăngbài viết 3 bài trong năm học.

6 Đỗ Anh Dũng Chọn chủ đề và viết tối thiểu2bài trong năm học Tháng 1, 3 7 Nguyễn Thị Thu Thuỷ Chọn chủ đề và viết tối thiểu2bài trong năm học. Tháng 10, 1 8 Phan Thị Huyền Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 1, 2, 3 9 Phạm Thanh Hùng Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 1, 2, 3 10 Đặng Thị Kim Chi Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 4, 5, 6 11 Đặng Thị Thanh Hương Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 10,11, 12 12 Nguyễn Thuý Hà Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 4, 5, 6 13 Nguyễn Thị Giang Chọn chủ đề và viết tối thiểu3 bài trong năm học. Tháng 10,11, 12

Với hình thức truyền thông này, tôi đã lưu ý các thành viên trong việc thu thập thông tin phục vụ công tác truyền thông phải đảm bảo tính chính xác, biên tập tin bài ngắn gọn, khoa học, chú ý đến các vấn đề mang tính thời sự để kịp thời có tin xuất bản.

2.5.Giải pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên,nhânviên khi tham gia truyền thông.

Để đẩy mạnh công tác truyền thông thì việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết Làm công tác truyền thông mà không hiểu được vai trò, cách thức truyền thông thì khó có thể đẩy mạnh được phong tráo, khó có thể giúp đỡ được đồng nghiệp Muốn làm được điều đó thì trước hết mình phải hiểu, phải nắm được bản chất của vấn đề, phải có nền tảng chắc để các thành viên gửi gắm niềm tin Có như thế việc bồi dưỡng mới có hiệu quả Tôi cho rằng việc đưa tin, viết bài của nhà giáo không cần cao

ràng, phải mạch lạc mới gây được sự chú ý của người đọc, người xem Từ suy nghĩ đó kết hợp với việc tìm hiểu, đọc tài liệu trên các website, tôi đã tập trung nâng cao năng lực bồi dưỡng cho giáo viên nhà trường thông qua việc tập huấn

một bài truyền thông – cái mà giáo viên còn băn khoăn, vướng mắc nhiều nhất Tôi đã hướng giáo viên mình tập trung vào những nội dung chính sau đây:

Trang 17

-Thứ nhất: Cần phải xác định được chủ đề, nội dung cần đưa tin Chủ đề, nội dung đó thuộc lĩnh vực nào? Với lĩnh vực đó thì nên đặt vấn đề ra sao ? Dẫn dắt thế nào ? Minh chứng cần đưa ra như thế nào để tạo sức thuyết phục.

-Thứ hai: Lựa chọn hình ảnh, tư liệu phù hợp khi viết bài truyền thông.

Đây là khâu tưởng chừng có vẻ dễ dàng hơn cả song nó cũng đòi hỏi các thành viên khi tham gia đưa tin truyền thông phải biết chọn lọc, sắp xếp hình ảnh, tư liệu sao cho dễ dàng, hợp lý Vì vậy khi chủ định viết bài, đưa tin, người tham gia truyền thông phải định hình trong đầu bố cục về mặt nội dung để từ đó sưu tầm tranh ảnh, tư liệu cho phù hợp Có nhiều cách để thiết kế các hình ảnh vào trong bài viết Thường thì ban biên tập chúng tôi áp dụng linh hoạt: hoặc là xen kẽ trong từng nội dung Hoặc là để sau bài viết Điều đó còn phụ thuộc vào nội dung của người đưa tin.

Chẳng hạn với một bài viết là thơ thì chắc chắn không thể xen kẽ, cắt ngang mạch thơ của tác giả mà nên đưa vào phần cuối bài Trong bài viết của cô giáo Đặng Thị Kim Chi – GV trường tôi với bài “ Nói với các em” thì đây chính là một minh chứng!

NÓI VỚI CÁC EM

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11, trong lòng tôi lại trào dâng những cảm

xúc thật khó tả: những mong nhớ, những kỷ niệm, những ánh mắt, nụ cười của các em làm tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc Nhìn các em hồ hởi tham gia các hoạt động chào mừng kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam tôi thật sự xúc động Càng yêu nghề, yêu mái trường đã cùng tôi suốt năm tháng “trồng người” Xin có đôi dòng muốn nói với các em!

MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Yêu sao Tiểu học Xuân Hồng Mái trường tươi đẹp bên đồng lúa xanh

Nơi đây không khí trong lành Muôn ngàn hoa lá nở quanh sân trường

Ngôi nhà chung mãi yêu thương Thầy cô soi sáng con đường tương lai

Bên trang giáo án miệt mài Dạy em tri thức – ngày mai xây đời

Chúng em ghi nhớ bao lời

Cô luôn khuyên bảo như người mẹ yêu Bên em sớm sớm chiều chiều Quan tâm chăm sóc, nâng niu, dỗ dành

Giờ chơi trò nhỏ vây quanh

Cùng cô trò chuyện lan nhanh tiếng cười Bao nhiêu hoạt động tuyệt vời Bông hoa cô tặng những người trò ngoan

Trang 18

Đó là kiến thức – hành trang

Giúp em vững bước ngày càng thành công Em luôn ghi nhớ trong lòng

Ơn cô lớn tựa biển Đông dạt dào.

TRƯỜNG EM

Trường em đẹp lắm, Xuân Hồng ơi! Thầy cô, bè bạn thật tuyệt vời! Ngày ngày, trò nhỏ say sưa học Giờ chơi lại rộn rã tiếng cười Những cánh chim non từ khắp nơi Tụ hội về đây lắng nghe lời

Thầy cô dạy dỗ như người mẹ Chăm chút, nâng niu suốt một thời Ơn thầy cô lớn như biển khơi Ghi nhớ lòng em suốt một đời Bao nhiêu bài học – bao kiến thức Sẽ cùng em bay khắp phương trời.

Cô giáo Đặng Thị Kim Chi-Giáo viên Tiểu học Xuân Hồng

Trang 19

21

Trang 21

Một bài truyền thông trong lĩnh vực giáo dục thì cần phải làm nổi bật thông điệp giáo dục bởi vì đây chính là yếu tố cốt lõi để tạo nên những giá trị sau đó Tôi đã hướng đồng nghiệp của mình khi viết nên gửi gắm thông điệp thật ngắn gọn Có thể là chỉ một câu, một ngữ nhấn mạnh hành động cần thực hiện và kết quả lợi ích có được khi thực hiện hành động đó Nhưng cũng có thể là một lời kết mở ra một tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn Thường thì chúng tôi

Trang 22

làm theo hướng này nhiều hơn bởi truyền thông trong nhà trường không mang tính lợi nhuận, quảng cáo.

Chẳng hạn khi đưa tin bài về sân chơi « Trạng nguyên Tiếng Việt », tôi đã gửi gắm tới các em một lời nhắn giản dị « Hy vọng rằng năm học học này nhà trường sẽ có nhiều em đạt các giải thưởng danh giá từ một cuộc đấu trí lành mạnh! Hãy cố gắng lên, các thầy cô luôn dõi theo và mong chờ kết quả đẹp từ các con nhé!” hay trong bài viết về một giờ học mĩ thuật, cô giáo Đặng Thanh Hương đã viết rất nhẹ nhàng: “Ứng dục giáo dục STEM đâu có gì cao siêu nhỉ! Ứng dụng giáo dục STEM chính là đây!”…

Đây cũng là một khâu hết sức quan trọng Phải đặt tên sao cho ngắn gọn, súc tích mà lại gây sự chú ý, tò mò của người đọc Chẳng hạn: khi tham dự một buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, từ cảm xúc thực tại tôi đã viết về nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn ấy và đặt tên với tiêu đề: Có những buổi sinh hoạt chuyên môn như thế! Hoặc “ Hội thi khép lại – kí ức còn đây” là tiêu đề khi tôi tham gia biên tập và viết bài trong lần tham dự tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện Hay cô giáo Đặng Thị Thanh Hương – GVCN lớp 5A3 trong một giờ học Mĩ thuật ngồi dưới lớp chấm bài, nghe GV dạy, xem các em học đã viết về giờ học đó và đặt tiêu đề bài viết rất ấn tượng: Giờ học mĩ thuật

trong tôi! Rồi khi tổ chức các hoạt động cho học sinh nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam, thầy giáo Đặng Hồng Trường – Tổng phụ trách Đội

cũng đã đưa tin với một tiêu đề bài viết độc đáo : Tháng 11- tháng của những

ước mơ ! Hay bài viết với tiêu đề“ Háo hức cho rồng con vượt vũ môn” của cô giáo Nguyễn Thị Phương Nam – Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng…

Có thể nói áp dụng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên trường tôi khi tham gia truyền thông theo hướng trên đã giúp cho giáo viên tự tin, hào hứng, chủ động hơn khi tham gia viết bài, đưa tin Số lượng tin, bài

viết trên trang website của nhà trường được đẩy mạnh với nhiều nội dung tích

cực, phong phú góp phần làm rạng danh hơn văn hoá giáo dục nhà trường

trong năm học 2022-2023!

2.6.Giải pháp 6: Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các lựclượng ngoài nhà trường tham gia công tác truyền thông.

Một nhà trường có nổi trội hay không phải nhận được sự nhận xét, đánh giá của các lực lượng bên ngoài nhà trường Muốn vậy thì mọi nề nếp, sinh hoạt, của nhà trường phải chuẩn mực, phải luôn tạo sự tươi mới để “mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui” Trong những năm học gần đây, việc xây dựng nét đẹp văn hoá nhà trường luôn là mục tiêu đặt lên hàng đầu được ban giám hiệu chú trọng Nhà trường luôn là địa chỉ tin cậy để cha mẹ học sinh gửi gắm niềm tin.

Đẩy mạnh văn hoá giáo dục nhà trường, ngoài việc tự thân vận động làm tốt, nhà trường còn phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong và

Trang 23

ngoài nhà trường: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cựu giáo chức xã… Chính vì thế hình ảnh nhà trường đã được các lực lượng truyền thông bên ngoài lan toả, có tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh nét đẹp văn hoá nhà trường Năm học

hay với tiêu đề “ Trường Tiểu học Xuân Hồng – nơi chắp cánh ước mơ cho các em học sinh”, đài truyền hình VTV2 đã có phóng sự về nhà trường trong việc thực hiện “chuyển đổi số” trong giáo dục Điều đó chứng tỏ rằng nét đẹp văn hoá của nhà trường không chỉ được các thầy cô giáo, các em học sinh, CMHS biết đến mà còn được rất nhiều các ban ngành, đoàn thể ghi nhận Dưới đây là một vài bài viết của các lực lượng truyền thông bên ngoài nhà trường!

Trang 25

Một số hình ảnh từ phóng sự trên đài truyền hình VTV2“Chuyển đổi số tại trường Tiểu học Xuân Hồng”

Trang 27

Bài viết về nhà trường qua trang fanfage của huyện

Trang 29

2.7 Giải pháp 7: Đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng, hàng kì.

Đây là khâu cuối cùng để làm tốt công tác truyền thông nhà trường Hàng tháng, trong phiên họp hội đồng giáo dục, tôi không quên đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác truyền thông nhà trường trên cơ sở đó đề cao, khuyến khích để các thành viên làm tốt hơn nữa trong các tháng tiếp theo Có như vậy việc truyền thông mới được nhân rộng và đẩy mạnh Nội dung này được tôi thay đổi theo từng tháng Tôi thường sử dụng 2 cách làm như sau:

+ Cách 1: Trực tiếp đánh giá rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó để giáo viên tự nhìn nhận và đúc rút kinh nghiệm Cách làm này được tôi áp dụng ở những ngày đầu khi ban truyền thông mới đi vào hoạt động.

+ Cách 2: Đánh giá được thông qua việc lắng nghe các thành viên trong

cơ sở đó, tôi thống nhất chung và giao cho các thành viên thực hiện theo kế hoạch đề ra Với cách này giáo viên vừa phát huy được khả năng sáng tạo của mình vừa được nghe ý kiến của nhiều thành viên Điều đó sẽ giúp giáo viên tự tin hơn khi tham gia hoạt động Thường thì tôi sử dụng cách này nhiều hơn.

III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

1 Hiệu quả kinh tế

tạo nên sự tốt đẹp trong nhận thức của mỗi giáo viên, tạo môi trường lành mạnh, giúp nét đẹp văn hoá nhà trường được lan toả và nhân rộng Và quan trọng hơn

mạnh công tác truyền thông trong nhà trường Đó chính là hiệu quả kinh tế lớn nhất mà nhà trường thu nhận được.

2 Hiệu quả về mặt xã hội

Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông ở trường Tiểu học Xuân Hồng” đạt hiệu quả thiết thực tại nhà trường giúp cho giáo viên, CMHS, cộng đồng có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về nhà trường, tạo ra chuyển biến tích cực trong tư duy, nhận thức của giáo viên về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục và đào tạo.

Việc làm tốt công tác truyền thông trong nhà trường đã góp phần nâng cao tri thức, kỹ năng toàn diện về kiến thức, về các hoạt động trải nghiệm, hoạt động chuyên môn của nhà trường, củng cố niềm tin, lòng yêu nghề, yêu trường, mến lớp, nâng cao tình thân ái cho thầy trò nhà trường, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Từ đầu năm học đến nay (tính đến cuối tháng 5/2023), nhà trường đã biên tập được trên 50 bài viết đăng tải lên trên website với nhiều chủng loại khác nhau trong đó bản thân cá nhân tôi đã biên tập được 25 bài viết Các thành viên trong ban biên tập đã phối kết hợp nhịp nhàng để đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh trường Tiểu học Xuân Hồng với nhiều nét riêng, độc đáo.

Trang 31

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN WEBSITE

Năm học 2022- 2023

1Sinh hoạt chuyên môn đầu năm học 2022-2023Ban biên tập

2Niềm vui ngày khai giảng năm học 2022- 2023Đặng Thị Lan

3Từ một sân chơi lành mạnh khởi đầu năm học mớiĐặng ThịLan

6Hiệu quả từ buổi tập huấn HĐCM cấp huyệnĐặng Thị Lan

9Tổ chức thành công phiên họp trưởng ban đại diện CMHS

các lớp bầu ban đại diện CMHS trường nhiệm kì 2022-2023Đặng Thị Lan

10Mở màn cho mùa SHCM cấp Tiểu học huyện Xuân trườngĐặng Thị Lan

11Trường THXH với hội nghị triển khai kế hoạch GDĐặng Thị Lan

12Khởi động tiết học đầu tiên hàng tuầnĐặng Thị Lan

13Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH cấp huyện khối 3- Môn

14Có những buổi sinh hoạt chuyên môn như thếĐặng Thị Lan

17Giáo dục truyền thống địa phương-nét đẹp ở trường THXH Đặng Thị Lan

Trang 32

18Cảm xúc về một tiết học TV lớp 5Nguyễn Thị Xuân Mai

19Yoga flow trong hội thi giai điệu Tuổi hồngĐào ThịNguyệt

20Nghĩ gì trong buổi tập huấn công tác chủ nhiệm lớp sáng

21Đại hội liên đội trường Tiểu học Xuân HồngĐặng Hồng Trường

22Háo hức chuẩn bị cho " Rồng con vượt vũ môn"Nguyễn Thị Phương Nam

23Phiên họp đầu năm học tại lớp 5A3Đặng Thị Thanh Hương

24Giờ ra chơi sân trường rộn vang tiếng cườiBan biên tập

26Những chiếc lá cây từ góc nhìn nghệ thuậtNguyễn Thị Phương Nam

29Bóng rổ-Môn Thể thao nên có trong trường Tiểu họcĐặng Thu Huyền

31Tiền đề cho hội thi giáo viên dạy giỏi cấp HuyệnĐặng Thị Lan

32Chặng đường đời đầu tiên của tôiNguyễn Thị Thu Thuỷ

33Tập huấn nghi thức đội-việc làm không thể bỏ quaĐặng Hồng Trường

34Hội thi khép lại, kí ức còn đâyĐặng Thị Lan

37Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn laoĐặng Thị Thanh Hương

38Hoạt động trải nghiệm với học sinh lớp 1Nguyễn Thị Thu Thuỷ

39Tập huấn bài giảng điện tử elearning với giáo viên Tiểu học

40Tổ chức các hoạt động ra chơi cho học sinh Tiểu họcPhạm Thanh Hùng

41Hướng đến cuộc thi viết" Bác Hồ với Nam Định, Nam Định

42Công khai quyết định giao ngân sách nhà nước năm 2023Ban biên tập

43Phong trào viết báo cáo SKKN ở trường Tiểu học Xuân

44Đến với cuộc thi TDTT miền 1 – cấp TH Xuân Trường.Đặng Thị Lan

45Giáo dục kĩ năng LĐVS cho HS có tác dụng gì?Phạm Thanh Hùng

46Đại hội CĐ lần thứ nhất – niềm tin vào sự đoàn kết và thành

49PGD&ĐT Xuân Trường sơ kết 1 năm thực hiện SGK lớp 3

Trang 33

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, việc thu thập các tư liệu là video trong các hoạt động chưa được nhà trường chú trọng với lý do kĩ năng quay video, xử lý video của các thành viên trong ban biên tập còn hạn chế Các nội dung chưa đề cập nhiều đến tấm gương người tốt, việc tốt để nhân rộng điển hình Nhà trường sẽ chú ý để nội dung này được đề cập tới trong thời gian còn lại sao cho công tác truyền thông của nhà trường được đẩy mạnh và có sức hút nhiều hơn.

Từ thực tế đã làm, để công tác truyền thông đạt hiệu quả, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

phân công đúng người đúng việc.

phú, chú ý cập nhật những nội dung thời sự để đưa tin kịp thời.

ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

3 Khả năng áp dụng và nhân rộng

Sáng kiến đã được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả thiết thực tại trường Tiểu học Xuân Hồng – nơi tôi công tác Các giải pháp tôi đã triển khai được thực hiện và đạt hiệu quả cao như đã nêu trong sáng kiến Tôi đã lan toả các biện pháp áp dụng tới các đồng nghiệp và được một số trường Tiểu học trong và ngoài tỉnh áp dụng Tôi hy vọng việc áp dụng và nhân rộng các giải pháp trên sẽ có hiệu quả cao hơn nữa với nhiều trường Tiểu học trong cơ sở giáo dục.

IV CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan 100% báo cáo trên là do mình trực tiếp làm trên cơ sở tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm từ các việc làm thực tế của đơn vị, không sao chép vi phạm bản quyền của bất kì tác giả nào Nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hồng, ngày 27 tháng 5 năm 2023

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đặng Thị Lan CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

chính sách trên nền tảng internet ở Việt Nam 2 zalo.me

Trang 35

MÙA THU – NGÀY KHAI TRƯỜNG

Hôm nay, hòa chung với niềm vui khai giảng của hàng triệu học sinh và các thầy cô giáo trên cả nước, tại 3 điểm trường, thầy và trò trường Tiểu học Xuân Hồng long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2022 – 2023.

Điểm trường Khu A

Điểm trường Khu B

Trang 36

Điểm trường Khu C

Ngay từ buổi sớm mai, các em học sinh đã háo hức đến trường từ rất sớm Nét mặt hân hoan, rạng ngời hạnh phúc Trong trang phục màu áo vàng truyền thống của nhà trường, những chú khỉ vàng 2016 bước vào trường trong sự chào đón nồng nhiệt của các thầy cô giáo Những nụ cười ấm áp, những cái đập tay đầy năng lượng từ thầy cô như tiếp thêm sự tự tin cho các em.

Nhìn lại năm học vừa qua với một chặng đường “đầy” đáng nhớ! Phải thực hiện nhiệm vụ kép: tổ chức các hoạt động giáo dục và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng thầy và trò nhà trường vẫn quyết tâm thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học Với vị trí thi đua xếp thứ 1/20 trường trong huyện chính là minh chứng sống khẳng định vững chắc cho định hướng phát triển toàn diện của nhà trường.

Khai giảng năm học mới, rất vinh dự cho nhà trường, ở cả 3 điểm trường, thầy và trò nhà trường đều được đón nhận những tình cảm và sự quan tâm, động viên đặc biệt của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban ngành đoàn thể xã Xuân Hồng cùng với các bậc cha mẹ học sinh nhà trường.

Trang 37

Ông Phan Thế Vinh - y viên BCH Đảng bộ huyện, Bí thư BCH Đảng bộ xã, Chủ tịch HĐND xã Xuân Hồng tặng hoa chúc mừng nhà trường!

tặng hoa chúc mừng nhà trường!

Trang 38

Ông Phạm Xuân Bảy thay mặt Cha mẹ học sinh tặng hoa chúc mừng nhà trường!

Ông Nguyễn Tiến Đặng thay mặt Cha mẹ học sinh tặng hoa chúc mừng nhà trường!

Trang 39

Bà Đinh Thị Miền thay mặt Cha mẹ học sinh tặng hoa chúc mừng nhà trường!

Tiếng trống trường đã điểm, với sự tự tin, sáng tạo của trò, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, tự giác, sáng tạo của thầy cô, chắc chắn năm học 2022 -2023 trường Tiểu học Xuân Hồng sẽ còn làm nên nhiều điều tươi mới hơn nữa!

Trang 40

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC Ở 3 ĐIỂM TRƯỜNG

Các đồng chí CBQL phụ trách các điểm trường đọc diễn văn khai giảng năm học mới!

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan