skkn quản lý tiểu học

34 0 0
skkn quản lý tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

liệu CSDL ngành GD dùng riêng của tỉnh Nam Định kết nối với CSDL của tỉnh và CSDL toàn ngành của Bộ GDĐT; xây dựng kho học liệu số dùng chung trong toàn ngành; xây dựng hệ thống quản lý

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vàoquản trị trường tiểu học.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2023 4 Tác giả:

Nơi thường trú: Nam Tiến Nam Trực, Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ công tác: Hiệu trưởng

Nơi làm việc: Trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0969846555

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5 Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

-Trường Tiểu học Nam Tiến Địa chỉ: Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định -Trường Tiểu học Nghĩa An Địa chỉ: Nghĩa An, Nam Trực, Nam Định

-Trường Tiểu học Nghĩa Thịnh Địa chỉ: Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN TRỊ

TRƯỜNG TIỂU HỌC A.ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của một đất nước luôn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập nên việc tiếp nhận những thành tựu mới của nhân loại, nhất là thành tựu về công nghệ thông tin (CNTT) là một điều tất yếu Ứng dụng CNTT trong GD đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) triển khai từ rất sớm (Năm 2009, Bộ GDĐT đã có Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục (GD) giai đoạn 2008 – 2012 và từ năm học 2015-2016 trở lại đây, năm học nào Bộ GDĐT cũng có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT cho các cơ sở GD) nhưng phải sau khiThủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 03/6/2020 và sau diễn biến kéo dài của dịch bệnh covid19 thì ngành GDĐT mới đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào quản trị trường học nói chung, dạy và học nói riêng

Thực tế những năm gần gần đây cho thấy, ứng dụng CNTT vào dạy, học đã giúp người dạy và người học phát huy được khả năng sáng tạo, sự chủ động và nâng cao hiệu quả học tập, giảng dạy Sử dụng CNTT để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập giúp người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn Mô hình lớp học tập trung với GV đứng lớp trực tiếp đã dần được thay bằng mô hình dạy học trực tuyến Sự bùng nổ về công nghệ GDđã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền GD vì con người Như vậy, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT và CĐS trong GDĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ GDĐT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 Ngày 10/05/2022 Bộ GDDT cũng đã ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT và CĐS trong GDĐT giai đoạn 2022-2025.

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Bộ GDĐT về tăng cường ứng dụng CNTT và CĐS trong GDĐT giai đoạn 2022-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã chỉ đạo ngành GDĐT tỉnh triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ

Trang 3

liệu (CSDL) ngành GD dùng riêng của tỉnh Nam Định kết nối với CSDL của tỉnh và CSDL toàn ngành của Bộ GDĐT; xây dựng kho học liệu số dùng chung trong toàn ngành; xây dựng hệ thống quản lý (QL) thi tuyển sinh trung học phổ thông, QL thi HS giỏi trực tuyến; xây dựng Đề án “Số hoá dữ liệu ngành GD” thực hiện số hóa các văn bản, tài liệu của ngành, các đối tượng, các quy trình trong quản trị và QL cơ sở GD như thông tin về tuyển sinh, thông tin về tốt nghiệp…

Là một QL cơ sở GD tiểu học, trước những cơ hội và thách thức mà yêu cầu của GDđặt ra, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, tôi đã rất quan tâm, tích cực tìm hiểu, ứng dụng CNTT vào quản trị nhà trường và đã đạt được kết quả khá tốt Tôi xin tổng kết lại “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào quản trị trường tiểu học” để được chia sẻ và tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.

B NỘI DUNG BIỆN PHÁP

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

1.1 Căn cứ chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản trị trường học

Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD vàđào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch số 480/KH-SGDĐT ngày 08/4/2021 của Sở GDĐT tỉnh Nam Định về chuyển đổi số ngành GDĐT Nam Định giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1282 /QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD và đào tạo giai đoạn 2022-2025;

Hướng dẫn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GDĐT về việc triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông;

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT, CĐS năm học 2022-2023;

Công văn số 329/PGDĐT ngày 20/10/2022 của Phòng GDĐT Nam Trực về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT, CĐS năm học 2022-2023;

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng các công cụ và phương pháp để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải và sử dụng thông tin CNTT kết hợp giữa các khía cạnh của khoa học máy tính, điện tử và viễn thông để nghiên cứu,

Trang 4

phát triển và áp dụng các công nghệ liên quan đến thông tin.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực và hoạt động khác nhau trong xã hội Các ứng dụng của CNTT bao gồm phần mềm, phần cứng, mạng máy tính, truyền thông, công nghệ, web, trí tuệ nhân tạo, ….

Với sự phát triển của CNTT, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và Internet of Things đã mở ra nhiều cơ hội mới và thay đổi cách chúng ta làm việc, giao tiếp và tiếp cận thông tin Công nghệ thông tin đã trở thành một ngành học và ngành nghề quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và góp phần vào sự phát triển của xã hội và kinh tế.

1.2.2 Quản trị trường học

Quản trị trường học là quá trình QL và điều hành hoạt động của một trường học để đảm bảo việc cung cấp một môi trường học tập hiệu quả và an toàn cho học sinh (HS) và giáo viên (GV), nhân viên (NV) Điểm mấu chốt của quản trị trường học sẽ nằm ở vai trò của người hiệu trưởng Hiệu trưởng được biết đến là nhà quản trị.Khoản 8 Điều 3 Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở GD phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành, có hiệu lực từ 04/9/2018, quản trị nhà trường được quy định như sau: Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, GD HS thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu GD của nhà trường.

Nội dung cơ bản của quản trị trường học gồm:

- QL tài chính: Điều hành nguồn lực tài chính của trường bao gồm việc lập kế hoạch ngân sách, QL chi phí và theo dõi các hoạt động tài chính của trường để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của trường.

- QL nhân sự: Đảm bảo có đủ và phù hợp nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và QL, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển đội ngũ của trường.

- QL chương trình học: Lập kế hoạch chương trình học, đảm bảo chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn GD và nhu cầu của HS Bên cạnh đó, quản trị chương trình học còn đảm bảo có đủ tài liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy hiệu quả.

- QL HS: Đảm bảo xây dựng được quy trình và chính sách để QL HS, bao gồm việc tiếp nhận HS mới, theo dõi tiến trình học tập, giải quyết các vấn đề học tập và xử lý vi phạm nội quy của HS.

- QLcơ sở vật chất: Đảm bảo cung cấp và duy trì các cơ sở vật chất phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập và an toàn của HS và GV, NV, bao gồm việc QL và bảo trì

Trang 5

trang thiết bị, thư viện, phòng học và các tiện ích khác.

- Quan hệ cộng đồng: Quản trị trường học tham gia vào việc xây dựng và duy trì quan hệ với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác.

Quản trị trường học là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi sự kỷ luật, tổ chức và khả năng lãnh đạo Thực hiện tốt quản trị trường học sẽ giúp cho các trường học năng động, không ỷ lại, tự chịu trách nhiệm trong tự chủ, trong QL, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở GD Trong bối cảnh GD hiện nay thì tự chủ trường học được xem là vấn đề tất yếu.

1.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường học

Ứng dụng CNTT trong quản trị trường học mang lại nhiều lợi ích và cải thiện quy trình QLtrong môi trường GD CNTT được ứng dụng trong quản trị trường học ở các nội dung cơ bản sau đây:

- Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường: Hỗ trợ nhà trường đưa ra các dự báo trong tương lai về các thay đổi của bối cảnh bên trong và bên ngoài nhà trường; Hỗ trợ nhà trường thực hiện phân tích hiện trạng của nhà trường về điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức một cách nhanh chóng thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ một cách khoa học về: quy mô, chất lượng GV; quy mô, chất lượng HS, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học; Giúp nhà quản lí lấy ý kiến của các bên liên quan trong nhà trường về dự thảo kế hoạch trước khi được phê duyệt; ban hành và phổ biến, triển khai kế hoạch đến cán bộ (CB), GV, NV và có thể là HS, phụ huynh.

- Quản trị hoạt động dạy học, GD: Hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá trong các môn học, hoạt động GD; triển khai phương thức dạy học trực tuyến; triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá; Giúp xây dựng học liệu dạy học trực tuyến, xây dựng bài giảng e-Learning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, sách điện tử tương tác, … đóng góp vào kho bài giảng e-Learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số; Quản lí hoạt động giảng dạy, GD như: xây dựng kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, …

-Quản trị nhân sự nhà trường: Lập và quản lí các danh mục về tổ chức bộ máy, chức vụ lãnh đạo quản lí; danh mục bảng lương, phụ cấp lương…; Tổng hợp, xây dựng

thực hiện một số quy trình nghiệp vụ, gồm: cập nhật hồ sơ CB, nâng lương thường xuyên, luân chuyển nội bộ, đào tạo, bồi dưỡng…; Cập nhật và lưu giữ các thông tin của CB, GV như thông tin về thi đua, khen thưởng, kỉ luật, đánh giá viên chức, ….… và những thông tin khác cần thiết theo định hướng nội dung quản trị.

Trang 6

-Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường:Hỗ trợ thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường; Xây dựng kế hoạch, quy chế, chính sách; Đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; công khai, minh bạch mọi thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị, GV thực hiện và giám sát; Quản lí văn bản toàn diện, quản lí tài liệu chuyên nghiệp, điều hành công việc toàn diện, phân công, xử lí công việc, xử lí văn bản từ xa ở mọi nơi, mọi lúc.

- Quản trị tài chính nhà trường: Hỗ trợ tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch GD, kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp của CB QL, GV; Quản lí thu, chi các nguồn trong và ngoài ngân sách theo đúng Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả; Thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định về chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo những quy định hiện hành; Thực hiện công khai, minh bạch tài chính, công khai dân chủ theo đúng quy định.

-Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, GD HS của nhà trường: Quản lí về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Công khai, minh bạch công tác quản lí, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị; Lưu trữ và cập nhật một cách kịp thời, từng bước đầy đủ thông tin về hiện trạng, biến động của các phương tiện, thiết bị.

- Quản trị chất lượng GD trong nhà trường: Thu thập, xử lí, lưu trữ thông tin minh chứng; Giúp phối hợp tốt giữa các nhóm đánh giá; Tạo điều kiện cho các thành viên, GV trong trường dễ dàng truy cập, đánh giá, góp ý, điều chỉnh cho báo cáo tự đánh giá được hoàn thiện hơn; Khảo sát, lấy kiến của đối với hoạt động quản lí của nhà trường.

- Xây dựng hình ảnh, quản trị thương hiệu nhà trường: Xây dựng và giới thiệu hình ảnh, thương hiệu của nhà trường đến với các bên có liên quan; Thực hiện các khảo sát, đánh giá nhu cầu học tập để dự báo số lượng tuyển sinh đầu vào cũng như triển khai các thông báo tuyển sinh, các thông tin có liên quan đến việc lan tỏa các hoạt động của trường gắn với mục tiêu quảng bá hình ảnh; Mô tả chân dung và các hoạt động của trường như: dạy học, GD, ngoại khóa, các điều kiện hỗ trợ dạy học, GD như: đội ngũ, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, … thông qua website, fanpage, …

2 Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào quản trị trường học tại trường Tiểu học Nam Tiến.

Trường Tiểu học Nam Tiến có 2 điểm trường, quy mô 30 lớp với 970 HS, trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, chuẩn Xanh sạch, đẹp, an toàn và kiểm định chất lượng đạt mức độ 3

Năm học 2021-2022, hiện trạng việc ứng dụng CNTT của nhà trường như sau:

Trang 7

Tên ứng dụngTriển khai Chưa triển khaiỨng dụng CNTT trong quản lí, điều hành

Ứng dụng quản lí thông tin đội ngũ (GV, CB…) X Ứng dụng quản lí quá trình học tập, rèn luyện HS X

Phần mềm ứng dụng quản lí dùng chung của ngành X Các ứng dụng quản lí nội bộ khác…

Ứng dụng CNTT trong đ i mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra

đánh giá

Ứng dụng soạn bài giảng điện tử (authoring tools) X

Ứng dụng hỗ trợ dạy - học và kiểm tra, đánh giá khác x

Phòng học bộ môn, phòng đa năng ứng dụng CNTT X

Các thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học X Các thiết bị CNTT phục vụ quản lí, điều hành X

Các thiết bị, giải pháp dạy học trên lớp hoặc qua mạng

Nhà trường đã ban hành quy định về sử dụng website, nhóm zalo, nhóm facbook,

Trang 8

thư nội bộ, … của trường, phân công phụ trách bảo quản, bảo dưỡng các phòng học bộ môn, các thiết bị CNTT cho từng CB, GV, NV.

GV, NV của trường được phổ biến, quán triệt Luật An ninh mạng, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật An ninh mạng, được hướng dẫn tìm kiếm thông tin, tài liệu an toàn, hữu ích trên internet; được tập huấn thường xuyên việc ứng dụng CNTT để thực hiện nhiệm vụ.

2.1 Điểm mạnh

-Nhà trường có 2 GV tin học có trình độ cử nhân, 40/50 CB, GV, NV của trường (chiếm 90%) được đào tạo, bồi dưỡng về tin học đạt trình độ B hoặc ứng dụng tin học cơ bản, trong đó có 20/49 đồng chí sử dụng thành thạo, hiệu quả CTTT trong thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tự học, cập nhật các ứng dụng CNTT mới Nhà trường có 1 GV tin học kiêm nhiệm công tác CNTT.

-Cơ sở hạ tầng CNTT của trường được đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT theo quy định tại văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GDĐT ở mức cơ bản Nhà trường có 3 đường truyền internet (2 đường truyền cho khu chính và 1 đường truyền cho khu lẻ); hệ thống mạng LAN, wifi được lắp đặt đến 100% các phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc; trường có 2 phòng tin học với 42 máy tính bàn thường xuyên được bảo dưỡng để sử dụng tốt; có 8 máy tính xách tay, 5 máy chiếu, 21 ti vi thông minh để phục vụ cho các phòng học, phòng học bộ môn và phòng làm việc

-Nhà trường sử dụng nhiều phần mềm, nhiều ứng dụng CNTT trong việc giao dịch, điều hành, phối hợp, triển khai thực hiện với các tập thể, cá nhân liên quan nên đã xây dựng được môi trường tích cực trong việc ứng dụng CNTT; HS được làm quen với tin học từ lớp 1.

-Nhà trường đã ứng dụng CNTT để xây dựng và thực hiện được một số quy trình đảm bảo chất lượng GD như: quy trình xây dựng kế hoạch GD nhà trường, quy trình khai thác và sử dụng thiết bị dạy học; quy trình kiểm tra nội bộ trường học; quy trình kiểm kê tài sản, tài chính; quy trình mượn trả sách thư viện; quy trình huy động tài trợ, quy trình bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, …

-Bước đầu số hóa được một số các minh chứng để phục vụ kiểm định chất lượng -Đã ứng dụng CNTT để kịp thời công khai về chất lượng GD về các điều kiện đảm bảo chất lượng, cam kết chất lượng; lấy ý kiến đóng và truyền thông về kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch GD hàng năm, …

-Đã ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học trực tuyến, để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD.

2.2 Điểm yếu

Trang 9

Phụ trách CNTT của nhà trường là GV tin học kiêm nhiệm, tuy trình độ chuyên môn tốt nhưng do khối lượng công việc lớn nên triển khai một số nội dung ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường chưa được kịp thời và hiệu quả.

Vẫn còn một số GV chưa chịu khó học hỏi, ngại đổi mới nên chưa thành thạo việc ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Mặc dù cơ sở hạ tầng CNTT của được đầu tư tương đối đầy đủ song được bổ sung qua nhiều năm nên chưa đồng bộ và hiện đại.

II NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP

1 Nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, NV và HSvà cha mẹ HS của trường.

Ứng dụng CNTT trong GDĐT là một yêu cầu đặt ra trong những chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường học đang là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay Ứng dụng CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong trường, đặc biệt trong vai trò của người QL Chính vì vậy, biện pháp tiên quyết nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào quản trị trường học phải là nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, NV và HS và cha mẹ HS của trường.

Mục tiêu của biện pháp: Giúp cho đội ngũ nhà giáo, NV, HS và cha mẹ HS của trường thấy được sự cần thiết của ứng dụng CNTT vào các hoạt động của trường Trên cơ sở đã nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận và phối hợp tốt trong triển khai thực hiện, đồng thời thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng, chủ động tìm tòi những biện pháp ứng dụng CNTT hiệu quả trong các hoạt động của đội ngũ nhà giáo, NV trong trường

Để nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, NV, HS và cha mẹ HS của trường, tôi đã tập trung vào các nội dung sau đây:

-Quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT, CĐS của các cấp và của ngành GD

-Truyền thông về xu thế, thành tựu CNTT cũng như hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào quản trị nhà trường của thế giới, của các đơn vị trong nước, trong tỉnh, trong huyện.

Có nhiều hình thức tổ chức để quán triệt cũng như truyền thông nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, HS và cha mẹ HS về ứng dụng CNTT trong quản trị trường học Sau đây là một số hình thức, tôi đã thực hiện:

-Tổ chức các hội nghị triển khai các nghị quyết, chỉ thị, văn bản hướng dẫn ứng

Trang 10

dụng CNTT trong quản trị trường học.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động của trường Gắn trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức thực hiện lộ trình triển khai ứng dụng CNTT vào quản trị nhà trường

-Tổ chức cho GV, NV tham gia vào các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm về triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị trường học do các MIEE của Việt Nam tổ chức.

-Động viên, khuyến khích, thúc đẩy GV tham gia vào nhóm GV sáng tạo của MicrosoftNam Định.

-Lồng ghép giới thiệu trong các hội nghị, các buổi tập huấn các sản phẩm, các các cá nhân, tập thể ứng dụng CNTT hiệu quả.

2 Làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho đội ngũ, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản trị trường học

Một trong những khó khăn cơ bản của việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị trường học là tâm lí ngại khó, ngại thay đổi của đội ngũ GV, NV, đặc biệt là GV, NV lớn tuổi Vì vậy, muốn triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị trường học hiệu quả, muốn được tất cả các GV, NV đồng thuận, hưởng ứng thì phải làm thế nào cho GV, NV thấy việc ứng dụng CNTT không quá khó đối với họ và họ có thể thực hiện được Điều này phụ thuộc lớn vào trình độ tin học của họ Có thể nói, trình độ tin học của đội ngũ nhà giáo, NV của trường là yếu tố quyết định chất lượng việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động, lĩnh vực quản trị trường học Xác định được vấn đề nêu trên, tôi đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, các kĩ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, NV của trường Các việc cụ thể tôi đã triển khai:

2.1 Xây dựng đội ngũ cốt cán: Tôi đã tiến hành rà soát và khảo sát lại trình độ tin học của toàn bộ đội ngũ để lựa chọn GV, NV có trình độ, năng lực tin học tốt, có tinh thần cầu thị, có thái độ học tập tích cực, thành lập Ban CNTT của trường Ban CNTT của trường có 7 thành viên do tôi trực tiếp phụ trách Tất cả các thành viên trong Ban CNTT đều có trình độ tin học cơ bản, nắm vững kiến thức cơ bản về CNTT, thực hiện được các thao tác cơ bản trên máy tính, sử dụng thành thạo các kỹ năng Microsoft Word, Xcel, Powerpoint, biết khai thác internet an toàn Ban CNTT đã tự học, tham gia nhiều buổi tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào quản trị trường học do các thành viên của nhóm GV sáng tạo của Microsoft Việt Nam tổ chức Năm 2021, tất cả các thành viên trong Ban CNTT của trường đều được công nhận là MIE của Microsoft Việt Nam Bên cạnh đó, Ban CNTT của trường còn được cử tham dự tất cả các buổi tập huấn về ứng dụng CNTT do cấp trên tổ chức Tôi đã

Trang 11

lập nhóm zalo riêng cho Ban CNTT để trao đổi, giới thiệu và chia sẻ tài liệu với nhau.

Zalo của nhóm giáo viên sáng tạo trường Tiểu học Nam Tiến

Chia sẻ tại liệu trong nhóm giáo viên sáng tạo của trường Tiểu học Nam Tiến

Trang 12

Tham gia buổi tập huấn trực tuyến về ứng dụng CNTT trong quản trị trường học

Trang 13

2.2 Tổ chức tập huấn đại trà cho 100% CB, GV, NV: Lấy Ban CNTT làm nòng

cốt, phát huy nội lực để triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ GV, NVcủa trường Có hơn 40/50 chiếm 80% CB, GV, NV của trường có chứng tin học từ trình độ B trở lên, song trên thực tế, kĩ năng sử dụng máy tính của một số GV, NVcòn rất hạn chế Trong việc tổ chức tập huấn đại trà cho GV, tôi đã lưu ý một số nội dung sau:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho GV bắt đầu từ những kĩ năng đơn giản nhất và tập trung vào những kĩ năng mà GV cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như: tra cứu và tìm kiếm thông tin, sử dụng học liệu điện tử, chuyển đổi phông chữ, bảng mã, chuyển đổi file pdf sang file word, cách quay màn hình máy tính, thiết kế bài tập trên goole form, thiết kế bài tập quizz, cách sử dụng máy chiếu, tivi thông minh, máy quay phim, chụp ảnh, các bước soạn một bài trình chiếu, sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh đơn giản, cách làm một video,

- Có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bồi dưỡng kiến thức CNTT cho GV, NV; cung cấp chương trình, tài liệu bồi dưỡng, yêu cầu về CNTT phù hợp với từng nhóm đối tượng bồi dưỡng

Trang 14

- Phân công các thành viên trong Ban CNTT phụ trách từng tổ khối, kèm cặp 1-1 với những GV, NV còn hạn chế.

- Tạo cơ chế động viên, khuyến khích, thúc đẩy GV, NV tự học, sẵn sàng chia sẻ, cầu thị tiến bộ, tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.

2.3 Tổ chức cho CB, GV, NV và HS tham gia các cuộc thi, sân chơi có ứng dụng CNTT: Tôi đã tổ chức cho CB, GV, NV tham gia một số cuộc thi, sân chơi có

ứng dụng CNTT như thi thiết kế thiết bị dạy học số, thiết kế bài giảng e-Learning, xây dựng thể lệ cuộc thi sáng tạo STEM robotic; tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi robotic, giới thiệu sách thực tuyến, IOE, Violympic, Trạng nguyên Tiếng Việt, đấu trường toán học, thi toán, khoa học bằng tiếng Anh, … Việc tham gia và tổ chức cho HS tham gia vào các cuộc thi, sân chơi có ứng dụng CNTT sẽ giúp GV, NV có thể trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau

https://drive.google.com/file/d/1GdLf 5awYGi_w28NJ3495dHs6xCb4U-/view?usp=sharing

3 Xây dựng kế hoạch dài hạn, xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường.

Ứng dụng CNTT trong dạy quản trị trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng phải phù hợp và đồng bộ thì mới đạt được hiệu quả Muốn vậy, lãnh đạo mỗi một nhà trường cần xây dựng kế hoạch dài hạn và đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của kế hoạch

Để xây dựng được kế hoạch với các yêu cầu nêu trên, tôi đã cùng với Ban CNTT của trường nghiên cứu kỹ Công văn số 5807/BGDĐT- CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ

Trang 15

GDĐT về hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông; các văn bản hướng dẫn hàng năm của Sở GDĐT, Phòng GDĐT và tình hình thực tế của nhà trường Sau đây là mục tiêu chúng tôi đã xác định cho đơn vị của mình trong kế hoạch giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

Nội dung ứng dụng

Yêu cầu mức cơ bảnYêu cầu mức nâng cao

Nội dung yêu cầu Thời gian

hoàn thànhNội dung yêu cầu Thời gian

1.1a Có Website trường học để cung cấp, công khai thông tin ra xã hội, cung

1.4a Triển khai sổ điện tửvà liên lạc điện tử giữa nhà

1.6a Triển khai các hệthống thông tin theo yêu

Trang 16

giáo viên có năng lực thiết kế bài giảng

2.4a Tối thiểu 15% số tiết

học có ứng dụng CNTT Đã đạt 2.4b dùng chung trong toàn Có thư viện số trường bao gồm: kho tài liêu, giáo án, bài giảng điện tử, học liệu điện tửtrực tuyến được tuyển kiểm tra, đánh giá cótính tương tác cao quavụ quản lý, điều hành (tối thiểu 02 bộ máy tính và 01 máy in, 1 webcam 02 bê máy tính, 01 máy in và 01 webcam; mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính

3.2a Có kết nối Internet (tối thiểu cáp quang

Trang 17

Internet hỗ trợ dạy học.cao (tối thiểu cáp quang FTTH).

3.3a Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các

3.4a Phân công cán bộđược giao nhiệm vụ triển xuyên tham gia các khóa tập huấn chuyên môn qua mạng.

20223.6b Triển khai giải pháp lưu trữ, sử dụng tài nguyên dùng chung (chia sẻ tài liệu điện tử, làm việc, công tác qua mang LAN và Internet) phục vụ nội bộ nhà trường.

3.7a Có ban hành quy chế, quy định về quản lý, khai của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông)

Nhờ có lộ trình và có mục tiêu rõ ràng mà chất lượng ứng dụng CNTT vào các nội dung quản trị nhà trường của chúng tôi ngày một nâng cao.

4 Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong trường học.

Thực hành thường xuyên sẽ giúp nâng cao trình độ tin học cũng như chất lượng ứng dụng CNTT của CB, GV, NV vào các hoạt động quản trị nhà trường Xác định

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan