skkn tiếng việt tiểu học

56 0 0
skkn tiếng việt tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên cạnh đó, trước áp lực về thi cử, lượng kiến thức quá lớn mà học sinh cần phải nắm được, nhiều giáo viên luôn cảm thấy căng thẳng, dạy học theo kiểu “nhồi nhét” để hoàn thành nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1

A ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1

B MÔ TẢ GIẢI PHÁP 3

I Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3

1 Về phía giáo viên 3

2 Về phía học sinh 4

II Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 4

1 Giúp học sinh hiểu, xác định được mục tiêu, lợi ích của bài học 4

2 Điều chỉnh nội dung học tập gần gũi, phù hợp với tâm lí học sinh 8

2.1 Điều chỉnh các nội dung trong sách giáo khoa hiện hành 8

2.2 “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học ra cuộc sống” 19

3 Điều chỉnh phương pháp dạy học để tạo hứng thú 22

3.1 “Vào bài” hấp dẫn……… 22

3.2 Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực……… 24

3.3 Tăng cường sự tương tác với học sinh trong lớp học……… 26

3.4 Quan tâm đến tổ chức các trò chơi……… 26

4 Tạo cơ hội để học sinh được vận động trong lớp học 32

4.1 Làm tốt các hoạt động khởi động 32

4.2 Tích hợp các hoạt động trong các tiết học 33

4.3 Tăng cường sự hợp tác trong các giờ học 34

4.4 Quan tâm đến các hoạt động chuyển tiếp 36

5 Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân mật với học trò 38

5.1 Lắng nghe HS trò chuyện để hiểu thêm về tâm lí trẻ 38

5.2 Điều tra về sở thích, thói quen 40

5.3 Tham gia các trò chơi, hoạt động của trẻ trong và ngoài học 42

5.4 Động viên, khen thưởng kịp thời 43

5.5 Trao quyền chủ động cho trẻ trong một số hoạt động của lớp 47

C HIỆU QUẢ ĐEM LẠI 48

D CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN 56

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

A ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Chúng ta không thể phủ nhận rằng: Đưa cho đứa trẻ một chiếc điện thoại thông minh thì chỉ sau một thời gian ngắn, chúng dễ dàng sử dụng thành thạo chiếc điện thoại đó mà không cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ hay người lớn Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn không biết hết tính năng và còn lúng túng khi khai thác các ứng dụng của chiệc điện thoại đó Câu hỏi đặt ra: “Vì sao đứa trẻ lại có thể làm được điều đó?” Một trong những lí do quan trọng để đứa trẻ có thể say sưa, mò mẫm cách sử dụng chiếc điện thoại vì chiếc điện thoại đó quá hấp dẫn, chúng quá hứng thú với việc khám phá nó

Một câu chuyện khác Cậu con trai tôi trước đây rất ngại học Tiếng Anh Mỗi lần nhắc đến môn học này cậu bé tỏ ra chán nản Vì thế, kết quả môn Tiếng Anh của cháu khá tệ Con sợ hãi mỗi khi nhắc đến hai chữ “Tiếng Anh” Cho đến một ngày, con gặp được một cô giáo và cô giáo này đã truyền được “lửa” cho con và con bắt đầu lao vào học tiếng Anh một cách say sưa, không cần phải để nhắc nhở và đương nhiên, kết quả học tập môn Tiếng Anh của cháu cũng được cải thiện rõ rệt Cậu bé đã nói với tôi rằng “Con đã bắt đầu có hứng thú đối với môn Tiếng Anh.”

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo

Nhiệm vụ của người thầy là phải làm cho học sinh thích học Khi học sinh có hứng thú với môn học, bài học, các em sẽ chủ động khám phá, tự giác học và năng lực tự học sẽ được hình thành và phát triển Tuy vậy, hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi Có những tiết học, học sinh thật sự sôi nổi, hợp tác, tích cực nhưng cũng

Trang 3

cần được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV Có như vậy, việc dạy học mới thực sự có hiệu quả

Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng, giúp học sinh có được những kĩ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ để tiếp tục học tập và trưởng thành trong cuộc sống Tuy nhiên, hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở tiểu học chưa thật cao Nhiều em học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, viết câu Kĩ năng đọc của các em, đặc biệt là đọc diễn cảm còn rất hạn chế hay vốn từ của học sinh còn rất nghèo nàn Thực tế cho thấy nhiều học sinh tiểu học không có hứng thú trong học tập, đặc biệt đối với môn Tiếng Việt Với các em, môn học này “không hấp dẫn” vì phải viết quá nhiều, phải nghe quá nhiều” Điều này được xem như là một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Bên cạnh đó, trước áp lực về thi cử, lượng kiến thức quá lớn mà học sinh cần phải nắm được, nhiều giáo viên luôn cảm thấy căng thẳng, dạy học theo kiểu “nhồi nhét” để hoàn thành nội dung, mục tiêu bài học dẫn đến học sinh không còn hứng thú và kết quả học tập không cao

Trong Chương trình GDPT 2018, một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh Việc học sinh có hứng thú đối với môn học không chỉ giúp các em hoàn thành mục tiêu, yêu cầu cần đạt mà còn góp phần quan trọng trong việc hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề; là tiền đề để các em có thể tiếp tục học ở các cấp học cao hơn

Tiếng Việt lớp 4 được đánh giá là một trong những môn học khó, với lượng kiến thức khá “nặng”, nhiều khái niệm trừu tượng đối với học sinh Nếu người

Trang 4

giáo viên không khéo léo thay đổi phương pháp, hình thức dạy học rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh chán nản vì không hiểu bài, vì không làm được bài…

Từ những vấn đề trên, là một giáo viên tham gia giảng dạy nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, chủ động học tập môn học này, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiên sau:

“Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy và học Tiếng Việt 4 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018”

B MÔ TẢ GIẢI PHÁP

I Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1 Về phía giáo viên

- Nắm vững quy trình dạy học các phân môn của Tiếng Việt Với một một phân môn đều vận dụng các phương pháp phù hợp với dặc thù của môn học, kiểu bài cụ thể

- Trong những năm gần đây, giáo viên đã quan tâm nhiều hơn tới các nội dung dạy học có yếu tố thực tiễn, những nội dung kiến thức mang đậm yếu tố ứng dụng trong thực tế cuộc sống Đối với mô hình trường tiểu học mới VNEN đã có nội dung Hoạt động ứng dụng Đây là một hoạt động rất tốt giúp cho học sinh bước đầu có khái niệm vận dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế cuộc sống

- Bên cạnh đó, các nội dung học tập cũng đã dần được quan tâm với những nội dung kiến thức xuất phát từ thực tiễn, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề có thật xung quanh cuộc sống của các em học sinh Đây chính là những tín hiệu rất tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong quá trình dạy và học tại các nhà trường

- Do lượng kiến thức của phân môn Luyện từ và câu; Tập làm văn của lớp 4 khá nặng nên giáo viên thường tập trung thời gian vào 2 môn học này Các phân môn Kể chuyện, Chính tả thường được dạy qua loa hoặc để học sinh tự đọc truyện, tự viết chính tả

- Việc thay đổi hình thức dạy học; đổi mới phương pháp dạy học không

Trang 5

dự giờ Một phần do thời lượng của tiết học không đủ, một phần do việc chuẩn bị cho các tiết mất nhiều thời gian trong khi lượng công việc của mỗi giáo viên lại khá nhiều

- Giáo viên quá nghiêm khắc, thiếu tin tưởng ở học sinh dẫn đến tậm lí nặng nề của cả thầy và trò trong giờ học

2 Về phía học sinh

- Học sinh còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, phụ thuộc quá nhiều vào các thầy cô giáo

- Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều trong các lớp học Có em nhận thức tốt, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian ngắn nhưng cũng có những em lại làm bài rất chậm, đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để giúp học sinh hiểu bài

- Các em bị ảnh hưởng nhiều từ các thiết bị thông minh, các chương trình truyền hình hay các bộ phim hoạt hình nên hứng thú với việc học tập bị hạn chế

- Vốn sống của các em còn hạn chế nên giáo viên khó khai thác khi muốn đổi mới phương pháp dạy học

- Học sinh không hứng thú với môn học do các em không hiểu bài, ngại viết vì phải viết nhiều…

II Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

1 Giúp học sinh hiểu, xác định được mục tiêu, lợi ích của bài học

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân Hứng thú có tính lựa chọn Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với cá nhân Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với môn học, bài học nếu cá em thấy được lợi ích của việc học bài đó, môn học đó Vì thế, việc xác định mục tiêu bài học là vô cùng cần thiết Căn cứ vào mục tiêu, người giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp Một bài học không có mục tiêu chẳng khác nào dẫn các em học sinh vào một khu rừng rậm mà chưa biết phải đi đâu, làm gì.Trong dạy học, nếu không có mục tiêu xác định, sẽ không có bất kì cơ sở nào để lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và càng không thể đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài giảng,

Trang 6

môt khóa giảng hay cả một chương trình Tuy nhiên, hiện nay, việc xác định mục tiêu phần lớn đang là của giáo viên nên việc xác định mục tiêu này vẫn chưa thật sự tạo được hứng thú cho học sinh Để giúp các em hiểu được mục đích thực sự của mỗi bài học, tôi thường tạo cơ hội để học sinh chủ động, tự mình xác định được mục tiêu

Để làm được điểu này, tôi đã hướng dẫn các em làm thế nào để xác định mục tiêu, mục tiêu thế nào là phù hợp Một mục tiêu bài học phải đảm bảo nguyên tắc SMART:

1 Thứ nhất: Specific (cụ thể)

2 Thứ hai: Mesurable (có thể đo được) 3 Thứ ba: Attainable (có thể đạt được) 4 Thứ tư: Relevant (liên quan/phù hợp) 5 Thứ năm: Time-bound (giới hạn thời gian)

Thời gian đầu, cô trò cùng nhau thảo luận để xá định mục tiêu Khi các em đã quen, tôi để các em xác định mục tiêu theo nhóm Như vậy, căn cứ vào năng lực mỗi nhóm, các em có thế xây dựng được mục tiêu phù hợp

Để xác định được mục tiêu đó, trước hết các em phải đọc trước bài học đó, ghi lại những băn khoăn, mong muốn của mình ở bài học và trao đổi cùng nhau

VD1: Khi xác định mục tiêu cho bài tập đọc “Những hạt thóc giống”- SGK TV4/46, các em đã xác định như sau:

Nhóm 1:

- Đọc trôi chảy bài tập đọc, không bị vấp, sai quá 1 từ

- Đọc đúng giọng của chú bé Chôm và nhà vua Nhấn giọng các từ ngữ cần thiết

- Hiểu các từ: truyền ngôi, dốc công, hiền minh, trung thực

- Hiểu được ý nghĩa câu truyện: trung thực là đức tính quý nhất của con người Từ đó biết sống trung thực

Nhóm 2:

Trang 7

- Đọc đúng giọng của chú bé Chôm và nhà vua - Hiểu các từ: truyền ngôi, nô nức, ôn tồn

- Hiểu được ý nghĩa câu truyện: ca ngợi trung thực là đức tình quý nhất của con người

VD2: Khi xác định mục tiêu cho bài MRVT chủ đề “Trung thưc – Tự trọng” - SGK TV4/48, các em đã xã định như sau:

Nhóm 1:

- Biết ít nhất 5 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với trung thực - Hiểu thế nào là trung thực, tự trọng

- Đặt câu với các từ thuộc chủ để Trung thực Nhóm 2:

- Biết ít nhất 3 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với trung thực - Hiểu thế nào là trung thực, tự trọng

- Đặt câu với các từ thuộc chủ để Trung thực

Sau khi đã xác định được mục tiêu, các em sẽ chủ động tiếp thu bài học và cuối giờ, mỗi nhóm lại cùng nhau đánh giá lại mục tiêu của nhóm mình xem nhóm đã đạt được mục tiêu chưa Nếu chưa, các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu này

Với cách làm này, hoc sinh hiểu rằng mục tiêu đó là của các em, phụ thuộc nào khả năng của mỗi nhóm nên sẽ đưa ra mục tiêu phù hợp với năng lực của nhóm mình Nhờ đó, các em sẽ không cảm thấy quá áp lực và thấy mình phải có trách nhiệm với mục tiêu đề ra

Ngoài việc xác định mục tiêu chung cho toàn bài học, với mỗi bài tập nhỏ, tôi lại cùng các em đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn Nhờ đó mà hứng thú của các em cũng được duy trì suốt buổi học

VD: Với bài tập 1 trang 79 sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1, các em đưa ra mục tiêu:

- Tìm được các tên riêng viết sai chính tả - Viết lại đúng các tên đó theo quy tắc

Trang 8

Bên cạnh đó, hứng thú của học sinh sẽ có được khi các em hiểu “Tại sao phải học bài đó, kiến thức đó” Vì thế, trong các giờ học, với mỗi bài học cụ thể, tôi thường đưa các kiến thức thực tế để học sinh hiểu vai trò và ý nghĩa của Tiếng Việt trong cuộc sống, nhận ra lợi ích của kiến thức trong cuộc sống của chính các em

VD: Khi cho các em viết chính tả, nhiều em viết rất xấu Tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện Cao Bá Quát giúp bà cụ viết đơn kiện nhưng vì chữ xấu nên không thành công để các em thấy được ý nghĩa của việc luyện chữ

Hay cũng là các tiết chính tả, để các em thấy được ý nghĩa của việc viết chữ cẩn thận, tôi kể thêm các câu chuyện liên quan đến các bài thi của HS Bài viết không cẩn thận, giám khảo không đọc được nên bị điểm kém…

Nhiều em thắc mắc sau này dùng máy tính rồi, không cần viết tay nữa Tôi đưa ra những tinh huống buộc phải dùng chữ viết tay Bên cạnh đó, tôi cũng không quên giới thiệu cho các em những bài viết chữ đẹp để làm động lực cho các em luyện viết

Hứng thú của học sinh cũng được khơi dậy từ việc các em hiểu cái hay, cái đẹp của một từ, một câu, một biện pháp nghệ thuật hay từ ý nghĩa câu chuyện Chẳng hạn: Tiếng hót của chim chiền chiện không phải “ríu rít”, “thánh thót” mà “ngọt ngào”, “long lanh”, “chan chứa” thì mới gây ấn tượng Tại sao lại so sánh Trái đất với “quả bóng xanh”; tại sao hoa sầu riêng nở “tím ngát” chứ không phải chỉ “tím ngắt” hay “ngan ngát” Vì thế, trong mỗi giờ dạy, tôi thường lồng vào đó những câu hỏi, những gợi mở để các em cảm nhận rõ ý nghĩa của mỗi từ ngữ, mỗi tín hiệu nghệ thuật Ngoài ra, tôi cũng hay kể cho các em nghe những mẩu chuyện lí thú về Tiếng Việt để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ đó có ý thức hơn trong việc học Tiếng Việt

VD: Từ 5 từ: sao, nó, không, bảo, đến, các em sẽ săp xếp để tạo thành những câu khác nhau Và kết quả thật bất ngờ, các em có thể xếp được gần 30 câu khác nhau:

+ Sao bảo nó không đến

Trang 9

+ Sao nó đến không bảo + Sao đến nó không bảo + Bảo sao nó không đến

2 Điều chỉnh nội dung học tập gần gũi, phù hợp với tâm lí học sinh 2.1 Điều chỉnh các nội dung trong sách giáo khoa hiện hành

Nội dung dạy học có vai trò quan trọng trong việc định hướng cách dạy của giáo viên Môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn với những mảng kiến thức, kĩ năng khác nhau Để điều chỉnh nội dung dạy học, tôi đã chủ động điều chỉnh lệnh của các bài tập cũng như ngữ liệu của các bài học

Trong Tiếng Việt có hiện tượng “chuyển từ loại” Cùng một từ những trong trường hợp này là danh từ nhưng trong trường hợp khác lại có thể là tính từ, động từ Vì thế, khi dạy học, tôi chủ động đưa ra những tình huống để giúp các thấy sự phong phú của Tiếng Việt

VD: Xác định từ loại của từ Việt Nam trong câu: - Việt Nam là quê hương tôi

- Anh ấy là người nước ngoài nhưng lại có một tâm hồn rất Việt Nam

Trong câu thứ nhất, Việt Nam là danh từ nhưng trong câu thứ 2, Việt Nam lại là tính từ Để xác định được từ loại của hai từ “Việt Nam” trong ví dụ trên thì các em cần phải nắm được khả năng kết hợp của danh từ, tính từ với các từ ngữ khác Nếu GV không điều chỉnh ngữ liệu thì HS rất dễ bị nhầm lẫn trong trường hợp này

Trang 10

Khi dạy bài “Danh từ” – SGK Tiếng Việt 4 trang 52, trong phần Nhận xét có đưa ra yêu cầu: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Lâm Thị Mỹ Dạ

Tuy nhiên tôi nhận thấy yêu cầu này khá khó đối với học sinh và không thật cần thiết để hình thành khái niệm “Danh từ”, vì thế, tôi đã điều chỉnh yêu cầu, không sử dụng ngữ liệu của SGK mà chỉ yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ sự

Với yêu cầu này, HS dễ dàng vận dụng kiến thức đã học ở lớp dưới để hoàn thiện Từ đó, GV mới khái quát thành tên gọi Danh từ Nhờ đó, khái niệm danh từ không còn quá trừu tượng đối với học sinh

Mục tiêu của dạy miêu tả cây cối là HS viết được bài văn tả cây cối Vì thế, cũng có khi, để các em hiểu một bài văn miêu tả cây cối cần làm gì, thay vì dạy theo đúng tuần tự các tiết trong SGK, tôi đã gộp miêu tả cây cối thành chủ đề Tiết đầu tiên, thay vì tìm hiểu SGK, tôi yêu cầu các em vẽ bất kì một cái cây em thích Có em vẽ cây hoa, có em vẽ cây ăn quả, có em vẽ cây bóng mát Có em chỉ vẽ 1 cây, có em vẽ cả các cây xung quanh, có em vẽ cả mặt trời, ong bướm… Từ những bức tranh như thế của học sinh, tôi mới đặt câu hỏi để các em hình dung miêu tả cây cối là miêu tả các bộ phận của cây, các sự vật liên quan đến cây (nắng, gió, ong bướm, con người…) để làm nổi bật vẻ đẹp của cây Có cây đứng một mình, có cây đứng cùng các cây khác Sau khi HS hiểu

Trang 11

Khi dạy bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối”, nhận thấy ngữ liệu trong phần nhận xét không thực sự điển hình cho cấu tạo một bài văn miêu tả cây cối, không sát với phần kết luận mà SGK đưa ra nên tôi đã lựa chọn một ngữ liệu khác rõ ràng giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dung và có sự thống nhất cùng với các bài học tiếp theo và đặc biệt là tiếp cận được chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( Bài viết 1 – bài 3: Như măng mọc thẳng – Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1, Bộ Cánh diều)

Trang 12

Sân trường của em luôn ngập tràn bóng mát của nhiều loài cây khác nhau như cây phượng, cây bằng lăng…Nhưng có lẽ loài cây em yêu thích nhất là cây bàng

Cây bàng được trồng ngay trước cửa lớp em Em không biết cây có từ bao giờ, chỉ được nghe thầy hiệu trưởng kể lại rằng nó đã có từ rất lâu rồi từ những ngày đầu trường mới được thành lập Gốc bàng rất to.Thân cây sần sùi màu nâu sẫm vòng tay em ôm không xuể Phía trên thân là những cành cây đan cài vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che mát một khoảng sân trường Lá bàng hình bầu dục Xuân tới lá bàng xanh non màu nõn chuối, bóng nhẫy Hè tới,lá bàng xanh đậm hơn, dày hơn Những chùm hoa trắng ngà phơi mình trên những tán lá Nhưng chỉ sau một thời gian những chùm hoa ấy đã được thế chỗ bởi những quả bàng dẹt, nhọn đầu màu vàng tươi Mùa thu sang,lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ Mùa đông những cơn gió thổi qua làm những chiếc lá lìa cành để lại những cành cây trơ trụi, gầu guộc mày nâu xám Trên cành cây lúc này chỉ còn lại một vài chiếc lá đỏ vẫy vẫy trong cơn gió lạnh

Vào những giờ ra chơi em thường cùng bạn bè ngồi dưới tán cây bàng kể cho nhau nghe những câu chuyện cười, cùng nhau chơi đuổi bắt, nhảy dây

Cây bàng đối với em như một người bạn thân thiết Nó không chỉ che bóng mát mà còn chứa đựng những kỉ niệm của tuổi học trò Em rất yêu cây bàng

Hay khi dạy tiết “Luyện tập về từ ghép và từ láy”- SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 43, ở bài tập 3:

Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp : Cây nhút nhát

Gió rào rào nổi lên Có một tiếng động gì lạ lắm Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ Cây xấu hổ co rúm mình lại Nó bỗng thấy xung quanh lao xao He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần

Với yêu cầu của bài tập, học sinh có thể xếp các từ láy vào các nhóm tuy nhiên, các em chưa hiểu được giá trị, ý nghĩa của từ láy nên sẽ cảm thấy đây chỉ

Trang 13

cao, hiểu được ý nghĩa, vai trò của từ láy, học sinh dễ dàng vận dụng, sử dụng từ láy trong việc viết câu văn sinh động Vì thế, ngoài yêu cầu của SGK, tôi thường yêu cầu các em nói rõ mỗi từ láy đó giúp em hình dung được gì, gợi tả gì?

VD: từ rào rào, lạt xạt, lao xao đều là các từ gợi tả âm thanh

+ rào rào: từ mô phỏng những tiếng động xen lẫn vào nhau đều đều, liên tiếp

+ lạt xạt: Từ mô phỏng tiếng động va vào nhau, nghe không rõ, thường là của những vật khô như lá cây…

+ lao xao: có nhiều âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều

Với bài “Danh từ chung và danh từ riêng”- SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 57, ở bài tập 1 phần nhận xét đưa ra bài tập:

1 Tìm các từ có nghĩa như sau :

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến

d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta

Với câu hỏi b và d, tại thời điểm học bài này, các em khó trả lới vì liên quan đến kiến thức lịch sử, địa lí các em chưa được tìm hiểu vì thế, tôi đã điều chỉnh bài tập này như sau:

Nối câu trả lời phù hợp với câu hỏi:

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó

b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh

d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập

Trang 14

Một nội dung dạy học mà tôi khá tâm tắc đó là dạy thành ngữ, tục ngữ Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nội dung này đã được lược bỏ trong quá trình giảng dạy vì bị cho là “khó” đối với học sinh Trong khi đó, các thành ngữ, tục ngữ lại có giá trị rất lớn trong việc thể hiện cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt cũng như góp phần giáo dục giá trị thẩm mĩ, hình thành phẩm chất cho học sinh Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi vẫn khuyến khích các em tìm hiểu về các thành ngữ, tục ngữ, thậm chí bản thân tôi cũng thường xuyên sử dụng thành ngữ tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày đối với học sinh Cô trò tôi đã cùng nhau lên kế hoạch “mỗi tuần một câu thành ngữ, tục ngữ”

Mục đích của việc dạy thành ngữ tục ngữ cho học sinh là để các em có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày Mỗi câu thành ngữ, tục ngữ đều mang một kinh nghiệm sống, một quy tắc ứng xử của cha ông Vì thế, để các em dễ dàng tiếp nhận và hiểu thành ngữ, tục ngữ, tôi luôn chia sẻ với các em nguồn gốc của những câu tục ngữ, thành ngữ Những câu chuyện đơn giản đó lại giúp các em thấy thành ngữ, tục ngữ thật gần gũi

VD: Với câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, tôi giúp học sinh hiểu câu tục ngữ khuyên chúng ta nên tìm học trong thực tế cuộc sống

Ngày là nói về thời gian; đàng (đường) là nói về không gian Ngày đàng kết hợp với nhau tạo nên một nghĩa bao quát là đi vào cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống, mở mang tầm nhìn, hiểu biết của bản thân Nhưng tại sao lại nói là “một sàng khôn” mà không phải một bị khôn, thúng khôn… Sàng là một vật dung đan bằng tre, hình tròn như cái mâm, nông và thưa Ở nông thôn, sau khi xay thóc xong, người ta dùng sàng để làm sạch trấu và cám, chỉ giữ lại gạo Vì vậy, trong cuộc sống, không phải thấy điều gì cũng học vì có điều hay điều dở Chúng ta phải sàng lọc để chỉ học những điều hay, điều khôn mà thôi

VD: Tuần 24, tiết Tập làm văn “ Tóm tắt tin tức” đã được giảm tải , thay vào đó, để giúp các em tiếp cận gần với chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đưa cuộc sống vào bài học cho các em có những trải nghiệm mới và lay động

Trang 15

trái tim học sinh tạo cảm xúc, nguồn cảm hứng trong viết văn, tôi tổ chức cho học sinh: Viết đoạn văn về một nhân vật

Tôi đã kể và cho các em xem các bài báo, những hình ảnh về ba chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy trên đường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vào tháng 8 /2022 Trước lúc hi sinh, các anh đã hướng dẫn và đưa 8 người ra an toàn Sau đó, họ tiếp tục quay lại tìm kiếm, cứu nạn nhưng không may thang sập xuống, chặn vòi chữa cháy…

Sau khi nghe câu chuyện, các em cùng kể lại và nêu suy nghĩ của mình về sự hi sinh anh dũng của ba chiến sĩ

Hình ảnh ba chiến sĩ phòng cháy chữa cháy đã hi sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ được một họa sĩ vẽ lại

Cô giáo rất ngạc nhiên với những câu hỏi ban đầu có vẻ ngây thơ: “Thưa cô, vì sao các chú lính cứu hỏa đều biết nếu mình đi chữa cháy, cứu người, có thể mình sẽ bị kẹt, bị chết, mà họ vẫn làm vậy cô?”

“ Vì các chú là lính cứu hỏa, con ạ Ừ phải rồi, vì đó là công việc của các chú, lựa chọn của các chú và cả đức tin của các chú ấy nữa” – Cô giáo trả lời

Trang 16

Như hiểu ra mọi chuyện, cô đã bắt gặp được những dòng suy nghĩ rất sâu sắc về câu chuyện :

“ Có người giúp đỡ người khác vì được dạy “ ở hiền gặp lành”, đối tốt với mọi người, họ sẽ tốt lại với mình

Có người giúp đỡ người khác bởi mong rằng họ sẽ tiếp tục giúp đỡ những người khác nữa

Có người giúp đỡ người khác với niềm tin rằng khi người thân yêu của mình gặp khó khăn, ai đó cũng sẽ giang tay giúp họ

Có người giúp đỡ ngưới khác đơn giản chỉ vì thấy đó là việc nên làm, bởi đức tin và con người vốn dĩ là của họ

Em nghiêng mình tiếc thương sự hi sinh của các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy và cũng không quên nghiêng mình trước gia đình của họ Chắc hẳn họ được nuôi dưỡng, được lớn lên, được nhận sự giáo dục tuyệt vời cùng tình yêu thương lớn như thế nào, để không nguôi tắt ý chí và sẵn sàng cống hiến cho công việc nhiều rủi ro và nguy hiểm này.”

Hay một suy nghĩ của học sinh khác : “ Xưa nay, cứu hỏa luôn được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới Khi người ta tìm mọi cách thoát ra khỏi ngọn lửa đang bốc lên ngùn ngụt thì họ lao vào thật nhanh, không chần chừ, không do dự Thời điểm ấy có lẽ những người anh hung của chúng ta không nghĩ tới bất cứ điều gì, tới người mẹ đang ngóng, người vợ đang trông, những đứa con thơ dại, tới cảm giác bỏng rát khắp da thịt mình Chỉ hướng về một và chỉ một mục tiêu: lao nhanh vào lửa, cứu người Là sẵn sàng chọn cái chết mang lại sự sống người khác Khi chứng kiến quá nhiều người tốt ra đi, có lẽ phải tự an ủi rằng thế giới bên kia hẳn an bình lắm, rằng ông trời thường chọn “hái” những bông hoa đẹp nhất trong một rừng hoa Xin cúi đầu tưởng nhớ và biết ơn”

VD: Sau khi học bài tập đọc: “Tuổi Ngựa” , tuần 15, tôi sẽ tổ chức cho học sinh tìm hiểu : Em tuổi gì? ( Góc sáng tạo – bài 1: Chân dung của em – Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1, Bộ Cánh diều)

Trang 17

Một điểm sáng ở trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, bộ Cánh Diều là trong mỗi tuần sẽ có “ Góc sáng tạo” giúp các em thỏa sức sáng tạo, tư duy tưởng tượng phát triển, thể hiện được những tiềm năng của bản thân

Trang 18

Sự khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong môn Tiếng Việt lớp 4 là thể loại văn tưởng tượng đã được đưa vào giảng dạy Chính vì thế, để giúp học sinh có thể nắm bắt kịp thời kiến thức nhưng vẫn tạo hứng thú trong quá trình học cho các em, tôi đã linh hoạt đưa bài dạy vào chương trình nhưng thay bằng những đề bài có tính chân thực và giáo dục cao

VD: Tuần 27, tiết “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia” giảm tải nên tôi đã thay thế bằng nội dung bài: “Viết đoạn văn tưởng tượng” (Bài viết 3 – Bài 6 : Ước mơ của em, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1- Bộ sách Cánh Diều)

VD: Tuần 29, phân môn Tập làm văn, tiết “ Cấu tạo bài văn miêu tả con vật”, thay vì đưa ra phần bài học đơn điệu như trong SGK, tôi đã sử dụng Sơ đồ tư duy để giúp các em dề hình dung về cấu tạo của một bài văn tả con vật

Trang 19

Hay cũng tuần 29, tiết Tập làm văn “ Luyện tập tóm tắt tin tức” được giảm tải thay bằng bài : “Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng” ( Bài viết 3, bài 7: “Họ hàng, làng xóm” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1, bộ Cánh Diều)

Bổ sung thêm các đề bài để học sinh yêu thích lựa chọn chủ đề mình mong muốn và đưa câu chuyện gần thực tiễn cuộc sống:

Trang 20

Đề 3: Mùa hè sang gọi bao nhiêu là trái ngọt Trước sân trường em cũng có một cây xoài nhỏ xinh nhưng đã đơm hoa và ra trái non Em hãy đóng vai là cây xoài để kể lại câu chuyện của mình

Đề 4: Để giúp chúng em có thêm tình yêu với sách, nhà trường đã thiết kế những “Những thư viện di động” thật đáng yêu quanh sân trường Vậy mà một buổi chiều, trong lúc đợi bố mẹ đến đón, em đã nghe thấy tiếng “ Thư viện di động” thở dài…

Vì sao “ Thư viện di động” lại thở dài? Em hãy kể lại hoàn chỉnh câu chuyện của bạn ấy nhé!

2.2 “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học ra cuộc sống”

Với tinh thần đổi mới của Chương trình GDPT 2018, Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, để hướng tới việc "Học đi đôi với hành", không còn việc thầy đọc trò chép, hay học rập khuôn, máy móc

Bên cạch việc học kiến thức trong sách, giáo viên lồng ghép cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ, giúp các em có đời sống tinh thần phong phú, củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên lớp qua các hoạt động vui chơi Phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình giáo dục toàn diện Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể ) Tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, yêu quê hương, đất nước… và vận dụng tốt khi làm bài tập cũng như hình thành tình yêu Tiếng Việt

Trang 21

Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ

Sau khi, học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ, giáo viên có thể đưa ra các nhiệm vụ phù hợp

Đề bài: Các em đã từng được mặc trên mình chiếc áo xanh chú bộ đội hay khoác trên mình chiếc cáo cầu thủ mang màu áo 4A6, với bạn nữ có khi là tà áo

Trang 22

dài truyền thống thướt tha hoặc là chiếc áo đồng phục niềm tự hào của Trần Nhân Tông,… Em hãy tả lại chiếc áo mà em ấn tượng nhất

Đề bài: Có lần, em đã làm được một đồ vật do chính mình tạo ra Em hãy tả lại đồ vật đó

Đề bài: Trong các dịp lễ của năm, em đã nhận được rất nhiều món quà chứa đựng biết bao tình cảm của người tặng Em hãy tả một món quà khiến em ấn tượng nhất

Đề bài: Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao ( một buổi biểu diễn văn nghệ) mà em được chứng kiến hoặc tham gia

Trang 23

Nhờ có các hoạt động ngoài giờ, học sinh hoàn thành nhiệm vụ với tất cả niềm vui thích Các em hào hứng làm bài một cách say mê và tư duy sáng tạo phát triển

3 Điều chỉnh phương pháp dạy học để tạo hứng thú

3.1 “Vào bài” hấp dẫn

Một trong những hoạt động quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh chính là cách “vào bài” của mỗi giáo viên Người ta nói: “đầu xuôi đuôi lọt” Việc tạo ra sự hấp dẫn, động lực học tập ở đầu bài góp phần hoàn thiện và tăng hiệu quả tiết học Vì thế, tôi đã quan tâm đến hoạt động này nhiều hơn Có nhiều cách vào bài: + Đặt câu hỏi để huy động kiến thức của học sinh Với cách làm này, tôi đã mới dẫn dắt để vào bài học : “Sa Pa là thế, vậy đường đến Sa Pa như thế nào? Cô trò mình cùng theo chân nhà văn Nguyễn Phan Hách khám phá điều này qua bài tập đọc “Đường đến Sa Pa” nhé.”

+ Tạo tình huống bất ngờ

VD: Khi dạy bài “Câu khiến”, ngay khi bước vào lớp, tôi đã yêu cầu các em làm một loạt việc: đóng cửa lớp, lên bảng, lấy vở toán, đứng lên… Và trước những yêu cầu “vô lí” của tôi, các em ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra Khi đó, tôi mới hỏi lại các em để dẫn đến bài học “Câu khiến”

Và sau đó, khi hiểu ra vấn đề, các em òa lên thích thú, không chỉ thế, các em hiểu rẳng câu khiến được sử dụng hàng ngày, thường xuyên trong chính cuộc sống của các em và sẵn sàng chia sẻ, vận dụng vào bài học

+ Tham gia hoạt động vận động

VD: Khi dạy bài “Câu cảm”, tôi đã cho học sinh cả lớp làm biểu cảm của các trạng thái: vui, buồn, ngạc nhiên, đau đớn… Các em đều hào hứng tham gia và rất vui khi thấy cách biểu cảm của các bạn xung quanh Sau đó, giáo viên mới dẫn dắt ngoài việc biểu cảm bằng nét mặt, khi nói, cũng cần thể thiện cảm xúc Từ đó dẫn đến bài học “Câu cảm”

+ Sử dụng tranh ảnh Trong thời đại công nghệ, việc tìm kiếm một bức ảnh phù hợp để “vào bài” không quá khó đối với giáo viên Với ưu thế hình ảnh đẹp, màu sắc bắt mắt rất dễ tạo cảm hứng cho người học

Trang 24

VD: Khi dạy bài tập đọc “Bài ca về trái đất”, tôi đã cho các em quan sát bức ảnh chụp Trái đất Các em đưa ra những nhận xé về hình ảnh được giới thiệu và từ đó GV dẫn dắt đến bài thơ của Định Hải

Khi dạy tập đọc bài “Con sẻ”, tôi đã cho HS quan sát tranh trong SGK, yêu cầu các em giới thiệu về bức tranh Từ đó dẫn dắt: Chuyện gì đã xảy ra với chú chim sẻ? Cô trò mình cúng nhau tìm hiểu qua câu chuyện “Con sẻ” nhé

Hình ảnh hai chú chim sẻ để dẫn dắt câu chuyện.

+ Bắt đầu bằng một câu chuyện Tâm lí của trẻ là rất thích nghe chuyện, vì thế, tôi cũng thường xuyên sử dụng cách này để vào bài Nếu có thể kết hợp câu chuyện cũng với hình ảnh minh họa thì hiệu quả của phần vào bài sẽ vô cùng ấn

Trang 25

VD: Khi dạy bài MRVT “Hạnh phúc”, tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện “Hãy đánh thức tôi ở Miền đất hạnh phúc” Câu chuyện kể về một ông cụ cả cuộc đời đi khắp thế gian để kiếm tìm Miền đất Hạnh phúc Ông không thật sự biết miền đất đó ở đâu, vì vậy ông lên hết chuyến tàu này đến chuyến tàu khác từ tàu hỏa, taxi, xe điện, lạc đà, lừa, xe đạp và cả khinh khí cầu…, từ miền đất này sang miền đất khác, châu Á sang châu Âu, từ thị thành cho tới đồng quê, từ nơi phồn hoa tới nơi tĩnh lặng, tịch mịch…Trên tay ông luôn là tờ giấy đề “Đánh thức tôi ở Miền đất Hạnh phúc” với hy vọng nếu tàu có dừng lại ở đây mà ông lại ngủ quên mất, thì những người khác sẽ đọc thấy tờ giấy nhắn mà gọi ông dậy… Chỉ có điều vì ông luôn “ngủ gật” trong cuộc hành trình của mình nên đã để tuột mất những niềm vui và hạnh phúc diễn ra xung quanh

Cùng với hình ảnh trình chiếu, thuyết minh đi kèm, các em đã bị cuốn hút vào câu chuyện và sẵn sàng đi tìm “hạnh phúc” của riêng mình

3.2 Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Việc dạy học phát triển năng lực cùng với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã được triển khai ở tất cả các trường học Không thể phủ nhận hiệu quả của các biện pháp kĩ thuật dạy học đó Tuy nhiên, nếu giáo viên chỉ vận dụng máy móc các phương pháp, kĩ thuật dạy học đó thì rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh Vì thế, tôi đã điều chỉnh, vận dụng linh hoạt các biện pháp này

* Kĩ thuật KWL

Một trong những kĩ thuật dạy học mà tôi rất thích trong quá trình dạy học đó chính là kĩ thuật KWL Kĩ thuật này vốn được dùng để dạy đọc hiểu tuy nhiên tôi đã vận dụng kĩ thuật này trong hầu hết các phân môn của môn Tiếng Việt với sự điều chỉnh thích hợp Sau một số lần áp dụng kĩ thuật này theo đúng nội dung được tập huấn, tôi nhận thấy nếu làm như thế thì tiết học trở nên nặng nề, nhàm chán Trong một tiết học, các em chỉ làm việc theo một chu trình: thảo luận nhóm để chia sẻ điều mình đã biết (KNOW), trình bày điều mình đã biết; thảo luận nhóm chia sẻ điều mình muốn biết (WANT), trình bày điều mình muốn biết; thảo luận nhóm chia sẻ điều mình đã học được(LEARN), trình bày điều mình đã học được Vì thế, khi vận dụng phương pháp này, tôi đã linh hoạt,

Trang 26

không vận dụng toàn bộ kĩ thuật cho một bài học và chỉ vận dụng từng nội dung: có khi chỉ vận dụng kĩ thuật để học sinh chia sẻ điều đã biết (KNOW); có khi để học sinh thảo luận chia sẻ điều muốn biết (WANT) và có khi chia sẻ điều em đã học được

Đôi khi, cũng là kĩ thuật này, với nội dung chia sẻ điều em đã biết, thay vì tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, tôi đã cho học sinh phát biểu cá nhân theo câu hỏi “Em biết gì về…” để tiết kiệm thời gian và huy động được nhiều ý kiến hơn của học sinh Và trong trường hợp học sinh chưa biết huy động vốn hiểu biết của mình như thế nào, giáo viên kịp thời đưa ra các câu hỏi gợi mở

VD1: Khi dạy bài tập đọc “Kéo co”- SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 155, tôi đã vận dụng kĩ thuật này để huy động vốn hiểu biết của học sinh Một số câu hỏi gợi mở để HS dễ hình dung hơn: trò chơi thường diễn ra ở đâu? Có mấy đội chơi? Mỗi đội có bao nhiêu người? Luật chơi như thế nào? Để chơi được kéo co thì cần có những gì?

Đối với các em HS thì trò Kéo co không xa lạ nên khi được hỏi, các em thi nhau trả lời, bên cạnh đó, các em còn bàn tán với nhau về những lần mình tham gia nên đã tạo nên một không khí vô cùng thoải mái để bắt đầu vào bài học

VD2: Khi dạy Miêu tả cây cối, trên cơ sở học sinh đã có những hiểu biết về miêu tả, miêu tả đồ vật, tôi khuyến khích các em chia sẻ những điều em muốn biết khi miêu tả cây cối Từ đó, các em chia sẻ những điều mình muốn học qua chủ đề: Tả cây cối cần tả những gì? làm thế nào để làm tốt bài văn miêu tả cây cối? một bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần?.…

* Kĩ thuật XYZ

Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng và thời gian theo đúng quy tắc XYZ Các thành viên trình bày ý kiến của mình, hoặc gởi ý kiến về cho thư ký

Trang 27

Để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, tôi thường vận dụng trong việc mở rộng vốn từ và tìm ý cho bài văn

VD: Tìm các từ ngữ miêu tả cây cối

Tôi chia lớp thành các nhóm 4 và phát cho mỗi thành viên một tờ giấy và yêu cầu mỗi bạn viết 3 từ Vòng đầu tiên, sau 30 giây GV sẽ hô chuyển để các thành viên trong nhóm chuyển cho bạn bênh cạnh Vòng 2, các thành viên sẽ viết thêm 3 từ vào phiếu của bạn nhưng không được lặp lại từ mà bạn đã viết… Cứ như vậy cho đến khi phiếu quay trở về với bạn đầu tiên Sau khi đã kết thúc phần ghi từ, các em sẽ chia sẻ các từ có trong phiếu của mình và nêu một từ em thích nhất trong số các từ đó

Với cách làm này, học sinh được làm việc liên tục và buộc phải đọc để không ghi lại các từ mà bạn đã ghi trước đó Bên cạnh đó, áp lực về thời gian buộc các em phải tích cực hơn trong việc tìm từ, suy nghĩ…

3.3 Tăng cường sự tương tác với học sinh trong lớp học

Trong mỗi giờ học, giáo viên thường xuyên gọi học sinh trả lời các câu hỏi: nếu lúc nào cũng gọi tên các em thì sẽ rất nhàm chán Vì thế, tôi thay đổi cách gọi học sinh Có khi tôi gọi theo số thứ tự trong danh sách ( VD: Cô mời bạn số 15, 16 ); có ghi gọi theo quy luật của dãy số thứ tự ( VD: Bạn số 5, 10, 15, 20, 25…); gọi theo ngày, tháng của tiết học đó (VD: Thứ 2 ngày 14 tháng 5 thì tôi sẽ gọi các bạn có số thứ tự là 2, 14, 5…); gọi theo tháng sinh nhật…; gọi theo vị trí ngồi của học sinh (VD: Bạn ngồi bàn 2, dãy trong cùng…)

3.4 Quan tâm đến tổ chức các trò chơi

Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh

Thông qua trò chơi được đánh giá cao vì những ưu điểm của nó: a, Phát triển các giác quan

Trang 28

Trong quá trình tham gia trò chơi, học sinh phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, do đó mà các giác quan trở nên linh hoạt hơn, tư duy trừu tượng phát triển và sử dụng ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn

Tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới

Từ việc tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, thông qua trò chơi, học sinh còn có thể phát hiện ra nhiều vấn đề mới khác so với nhiệm vụ ban đầu Bằng việc vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo để chơi trò chơi, học sinh nhanh chóng phát triển những kiến thức nền tảng thành những kiến thức mới, thú vị hơn b, Tăng khả năng ghi nhớ

Việc sử dụng trò chơi để thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn Từ đó, tạo cho học sinh sự tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức

Học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát các kiến thức một cách thoải mái và thú vị hơn Điều này giúp học sinh có ấn tượng với kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn

c, Tạo tâm thế chủ động cho học sinh

Giáo viên chỉ là người đưa ra nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh cách thực tham gia, còn học sinh sẽ là người tham gia, chủ động tìm tòi kiến thức và giải quyết vấn đề Từ đó, luyện tập cho học sinh sự tự tin và sự sẵn sàng, tích cực khi đón nhận những kiến thức mới

VD: Khi học phân môn kể chuyện, tôi tổ chức trò chơi đóng vai, giúp các ghi nhớ tốt câu chuyện, tạo tâm thế chủ động, giúp học sinh tự tin hơn, khả năng sáng tạo xử lý tình huống được phát huy

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan