skkn toán tiểu học

31 0 0
skkn toán tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong dạy học môn Toán, giáo viên cần có những giải pháp cụ thể nhằm tạo ra động lực học cho học sinh.. Mặc dù, giáo viên đã ít nhiều quan tâm được tầm quan trọng và sự cần thiết của việ

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Theo cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Mỹ Terrel Bell: “Có ba điều cần nhớ trong giáo dục Điều đầu tiên là động lực học Điều thứ hai là động lực học Điều thứ ba vẫn là động lực học tập.”

Động lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của việc học Khi có động lực học, học sinh có thái độ và hành vi tích cực hơn, có ý thức học, kiên trì vượt qua khó khăn để thành công Ngược lại, nếu không có động lực thúc đẩy, học sinh thấy mệt mỏi, không cố gắng hết sức khi gặp khó khăn trong việc học Do vậy, theo Giordan (2010): “Nhiệm vụ chủ chốt của giáo dục nói chung, của giảng dạy trong trường học nói riêng nên là một nghệ thuật, một công việc tạo ra động lực, truyền cảm hứng, kích thích sự tò mò, sự mong muốn khám phá vốn có nơi trẻ”

Có thể nói, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực học cho học sinh Người giáo viên không còn đơn thuần là người truyền kiến thức, mà trở thành người định hướng, dẫn đường và truyền cảm hứng học tập Nhà văn William A Waard đã nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”

Cùng với các môn học khác, môn Toán ở trường Tiểu học đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra Trong dạy học môn Toán, giáo viên cần có những giải pháp cụ thể nhằm tạo ra động lực học cho học sinh Đây là vấn đề cốt lõi góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng

Tuy nhiên, từ thực tiễn ở trường Tiểu học, có thể nhận thấy: Việc tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5 còn nhiều hạn chế Mặc dù, giáo viên đã ít nhiều quan tâm được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tạo động lực học môn Toán cho học sinh nhưng chưa có biện pháp cụ thể Giáo viên còn nhồi nhét vào đầu người học rất nhiều bài học mà quên đi niềm thích thú cũng như động lực của người học Học sinh học tập máy móc, thái độ học tập thiếu nghiêm túc, không hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán Thực trạng này không những ảnh hưởng đến kết quả của học sinh mà còn khó đạt chuẩn đầu ra về các dạng năng lực theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông

Chính vì lý do trên, tôi đưa ra giải pháp nhằm Tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5

Trang 2

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến a Về phía học sinh

Đa số học sinh được điều tra thích học môn Toán (chiếm 84% số học sinh được điều tra) Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn khoảng 16% số học sinh được điều tra không thích học môn Toán

Trong phần khảo sát, tôi có tìm hiểu về động cơ học tập môn Toán của học sinh lớp 5 Kết quả thu được như sau:

1 Muốn thầy cô, bố mẹ hài lòng 52% 40% 8% 2 Thích nhận được lời khen, sự

yêu quý từ thầy cô, bạn bè

Từ bảng trên, ta nhận thấy động cơ học tập môn Toán của học sinh được biểu hiện rất đa dạng Dễ dàng nhận thấy học sinh đã có những động cơ bên ngoài cao như: muốn được bố mẹ, thầy cô hài lòng, thích nhận được lời khen, sự yêu quý từ thầy cô, bạn bè; mong muốn thoát khỏi sự trách phạt; có một số động cơ học tập bên trong: biết được nhiều kiến thức mới, thích được suy luận những vấn đề liên quan đến Toán, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống nhưng tỉ lệ chưa cao

b Về phía giáo viên

100% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực học môn Toán cho học sinh Tuy nhiên, một số giáo viên đang quan tâm nhiều truyền đạt cho các em tri thức khoa học mà chưa chú ý nhiều đến việc hình thành cho

Trang 3

các em động cơ học tập đúng đắn, chưa khơi gợi cho các em niềm hứng thú say mê học tập

c Đánh giá chung - Ưu điểm:

Về phía học sinh: Học sinh hứng thú với môn học Bước đầu có những động cơ học tập bên trong: học Toán để biết được nhiều kiến thức mới, thích được suy luận những vấn đề liên quan đến Toán, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống nhưng tỉ lệ chưa cao

Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò của của việc tạo động lực học tập môn Toán, đã quan tâm đến các biểu hiện và bước đầu triển khai một số giải pháp nhằm tạo động lực cho học sinh trong dạy học môn Toán: tạo môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh khi học Toán, có những biện pháp kích thích tìm tòi, khám phá của các em,…

- Hạn chế và nguyên nhân:

Về phía học sinh: Một số học sinh chưa tích cực học tập, còn hổng kiến thức cơ bản nên không hứng thú với môn học Một số học sinh có động cơ học tập bên ngoài như học để được khen, học để không bị trách phạt,…dẫn đến khi không đạt được mục tiêu đề ra thì nản chí

Về phía giáo viên: Giáo viên chưa có giải pháp tích cực để tạo động lực cho học sinh trong dạy học môn Toán Giáo viên còn nhồi nhét vào đầu người học rất nhiều bài học mà quên đi niềm thích thú cũng như động lực của người học.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Vai trò của động lực học tập

Động lực học tập của học sinh không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập của bản thân học sinh mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên

Đối với học sinh: Khi có động lực học tập, học sinh sẽ hăng hái, tích cực học tập; học sinh sẽ hứng thú, say mệ học tập, chủ động học tập Thêm vào đó, động lực học tập giúp học sinh nỗ lực, kiên trì vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Đối với giáo viên: Khi học sinh có động lực học tập, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc khai thác tiềm năng của các em; dễ dàng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thu hút các em vào bài học Thái độ học tập tích cực của học sinh có thể tác động ngược trở lại với giáo viên, làm cho giáo viên hứng thú, nhiệt tình giảng dạy

Trang 4

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh

Động lực học tập của học sinh được hình thành và phát triển dưới tác động của nhiều yếu tố, chia thành 3 loại như sau:

Các yếu tố thuộc về cá nhân học sinh: nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tính cách, năng lực của học sinh…

Các yếu tố thuộc về hoạt động học tập: mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả học tập

Các yếu tố thuộc về môi trường học tập: mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, các điều kiện vật chất phục vụ học tập…

2.3 Tính mới của biện pháp

Từ thực tiễn giảng dạy và nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn áp dụng những giải pháp nhằm tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5 Tính mới của giải pháp:

- Nghiên cứu và ứng dụng thành công tháp nhu cầu của Maslow trong dạy học Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, việc áp dụng tháp nhu cầu của Maslow giúp giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sự khó khăn của học sinh đang gặp phải để điều chỉnh phương pháp, cách thức dạy học Từ đó, tạo động lực học tập cho học sinh

- Sáng tạo bộ Thẻ toán học Bộ thẻ là sự sáng tạo của cá nhân của học sinh Theo cách này, học sinh sẽ viết một câu hỏi ở mặt trước thẻ và một câu trả lời ở mặt sau thẻ

2.4 Một số giải pháp góp phần tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5

2.4.1 Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow hiệu quả trong dạy học Toán

Abraham Maslow lần đầu tiên đưa ra khái niệm về hệ thống phân cấp nhu cầu/tháp nhu cầu trong bài báo năm 1943 của ông với tựa đề "Lý thuyết về Động lực của Con người" và trong cuốn sách "Động lực và Tính cách" (Motivation And Personality) Tháp nhu cầu của Maslow là một trong những lý thuyết động cơ nổi tiếng nhất thế giới Lý thuyết của Maslow nói rằng hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi một số nhu cầu sinh lý và tâm lý, tiến triển từ cơ bản đến phức tạp:

Tháp nhu cầu của Maslow được biểu diễn giống như một kim tự tháp gồm năm tầng tương ứng với năm cấp độ nhu cầu của con người:

Tầng 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological) Tầng 2: Nhu cầu an toàn (Safety)

Trang 5

Tầng 3: Nhu cầu kết nối (Social Connection) Tầng 4: Nhu cầu được tôn trọng (Esteem)

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self – Actualization)

Tháp nhu cầu được áp dụng hiệu quả trong giáo dục Qua đó, bản thân mỗi giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sự khó khăn của học sinh đang gặp phải để có thể có những thay đổi, điều chỉnh và rút ra những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng của học sinh Từ đó, tạo động lực học tập cho học sinh

a Đáp ứng nhu cầu sinh lý của học sinh trong dạy học Toán

Nhu cầu sinh lý là nhu cầu được Maslow biểu diễn dưới đáy của kim tự tháp Theo đó, ông cho rằng các nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu về: nơi ở, không khí, nghỉ ngơi, ăn uống… là nhóm nhu cầu cơ bản nhất mà một cá thể cần đáp ứng để tồn tại

Trong dạy học không tách rời mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh Để đáp ứng nhu cầu sinh lý cho học sinh, giáo viên cần liên hệ với các bậc phụ huynh trong việc đáp ứng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ở nhà hợp lý

Bên cạnh đó, trên lớp, bản thân tôi luôn cố gắng xây dựng lớp học hạnh phúc, tạo bầu không khí học tập thoải mái trong mỗi tiết học nhằm tạo hứng thú, động lực cho học sinh trong mỗi giờ học Toán

* Thiết kế nội quy trong giờ học Toán

- Mục đích: Học sinh tự đặt nôi quy trong giờ học Toán để giờ học diễn ra hiệu quả, không khí học tập thoải mái

Cách tiến hành:

Trang 6

- Ngay từ đầu năm học, tôi cùng học sinh xây dựng nội quy trong giờ học Toán trên cơ sở đề xuất của học sinh và thảo luận của lớp, tư vấn của giáo viên

- Học sinh được chia sẻ, cùng nhau xây dựng nội quy trong giờ học Toán mà không phải là sự áp đặt từ phía giáo viên

Trang 7

* Tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán

- Mục đích: Các trò chơi Toán học vừa giúp học sinh ôn lại kiến thức đã được học, vừa là thời gian để học sinh được nghỉ ngơi sau giờ học

Ví dụ 1: Bài: So sánh số thập phân Tên trò chơi: Phản xạ nhanh

Cách tiến hành:

Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng và cho 1 số thập phân bất kì 3,86

Khi học sinh thứ nhất hô một số Nếu số đó lớn hơn 3,86 thì học sinh cả lớp đứng lên

Cứ như vậy lần lượt học sinh thứ hai hô Nếu học sinh hô một số lớn hơn 3,86 thì cả lớp vẫn đứng Nếu số đó nhỏ hơn 3,86 thì cả lớp ngồi

Trong quá trình tham gia thử thách nếu phát hiện học sinh đứng lên, ngồi xuống không đúng, học sinh đó sẽ phải tham gia thử thách của cả lớp

- Giáo viên đưa cho bạn đứng một hình học bất kì

- Học sinh đứng nhìn hình và miêu tả đặc điểm hình cho bạn ngồi ghế đoán ra Quy định là không được nói từ đó ra, nếu vi phạm sẽ không được tính

Trang 8

- Sau thời gian quy định, nhóm nào đoán đúng sẽ giành phần thưởng

b Đáp ứng nhu cầu an toàn cho học sinh trong dạy học môn Toán An toàn – thành tố làm nên trường học hạnh phúc: an toàn về mặt thể chất và an toàn về tinh thần

Trong giáo dục, cần xây dựng môi trường học tập không bạo lực học đường Bên cạnh đó, bản thân giáo viên cần chú ý từng hành động, lời nói, cử chỉ để tránh làm tổn thương tinh thần học sinh

* Tấm thẻ sẻ chia và poster động lực

Mục đích: Học sinh chia sẻ những khó khăn khi học Toán Từ đó, giáo viên tìm hiểu và giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn, từng bước giúp đỡ học sinh bằng tình yêu thương, cho các em cảm giác an toàn

Cách tiến hành:

- Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu được những khó khăn của học sinh khi học Toán để có những biện pháp giáo dục phù hợp

- Học sinh viết lại những khó khăn của bản thân khi học Toán

Trang 9

- Sau đó, thiết kế những poster động lực thể hiện một câu nói truyền cảm hứng nỗ lực mà các em tâm đắc nhất để có động lực vượt qua những khó khăn trong học tập môn Toán

Một vài khó khăn của học sinh khi học Toán:

Poster động lực:

Trang 10

* Thiết kế các dạng bài tập phân hóa

Học sinh không cảm thấy áp lực về tinh thần khi học Toán nếu được học tập phù hợp với năng lực bản thân Việc thiết kế bài tập phân hóa là giải pháp thiết thực:

Phân loại các bài tập toán học theo mức độ nhận thức như sau :

+ Loại bài tập nhận biết: Học sinh xác định được một đơn vị kiến thức và tái hiện được nội dung của đơn vị kiến thức đó

+ Loại bài tập thông hiểu: Học sinh sử dụng một đơn vị kiến thức để giải thích một khái niệm, quan điểm, nhận định, liên quan trực tiếp đến kiến thức đó + Loại bài tập vận dụng thấp: Học sinh xác định và vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc

+ Loại bài tập vận dụng cao: Học sinh xác định và vận dụng được kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống mới

Ví dụ : Liên quan đến hình chữ nhật - Loại bài tập ở mức độ nhận biết :

Hãy phát biểu công thức tính diện tích hình chữ nhật? - Loại bài tập ở mức độ thông hiểu:

a) Hãy giải thích tại sao lại thiết lập được công thức tính diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng

b) Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm, chiều rộng là 10cm - Loại bài tập ở mức độ vận dụng thấp

Một mảnh vườn hình chữ nhật có trung bình cộng hai chiều của mảnh vườn là 100 m, chiều dài hơn chiều rộng là 20 m Tính diện tích mảnh vườn

- Loại bài tập ở mức độ vận dụng cao

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng Nếu bớt chiều dài hình chữ nhật 15m, tăng chiều rộng hình chữ nhật 15 m, thì được hình vuông Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu

c Đáp ứng nhu cầu kết nối cho học sinh trong dạy học môn Toán Theo Maslow, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống của mỗi con người Đáp ứng nhu cầu kết nối cho học sinh trong dạy học Toán giúp cá nhân mỗi học sinh trở nên tự tin và phát triển hơn

* Thiết kế những trò chơi đồng đội

Mục đích: Các trò chơi đồng đội giúp học sinh mạnh dạn giao tiếp

Trang 11

Ví dụ: Bài: Ôn tập: Nhân, chia nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000,… Trò chơi: Thẻ bài may mắn

Chuẩn bị: Các thẻ bài Cách tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm 12 thẻ bài

- Mỗi học sinh sẽ viết lên thẻ bài 3 phép tính nhân số thập phân với số tự nhiên và ghi kết quả

- Nhóm trưởng thu các tấm thẻ bài và cùng các bạn tham gia trò chơi Luật chơi như sau: Bạn trưởng nhóm chia thẻ bài Mỗi lượt chơi, học sinh sẽ đặt 1 thẻ bài xuống Nếu thẻ nào có giá trị lớn hơn, người giữ tấm thẻ ấy sẽ chiến thắng và thu toàn bộ thẻ của người thua

* Thiết kế những hoạt động nhóm

Mục đích: Thiết kế bài tập nhóm để giúp học sinh phát triển giao tiếp, phát triển năng lực sáng tạo

Ví dụ: Bài: Luyện tập (Ôn tập: Hình học không gian) Cách tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm

- Yêu cầu các nhóm học sinh đo các đồ vật và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình có dạng hình lập phương, hình hộp chữ nhật

Trang 12

d Đáp ứng nhu cầu tôn trọng học sinh trong dạy học môn Toán

Khi con người dần ý thức được giá trị của bản thân thì nhu cầu được tôn trọng sẽ dần xuất hiện Dù ở bất kỳ tình huống nào, mỗi người đều có nhu cầu được người khác tôn trọng, yêu quý và công nhận bản thân Sự tôn trọng tiếp thêm động lực, sự tự tin và sức mạnh giúp học sinh vượt qua mọi rào cản trong học tập môn Toán

* Tạo ra các bài tập nhiều cách giải

Trong cuốn sách được viết năm 1945 của nhà toán học Hungary George Polya, ông viết: “Học tập trước tiên là để học sinh tự suy nghĩ, tự đánh giá” Kết quả học tập sẽ thay đổi tích cực nhờ kĩ năng giải quyết vấn đề Khi bài toán được đưa ra, các thầy cô không giải mẫu ngay từ đầu mà để học sinh tự mày mò Từng em tìm cách giải theo ý mình Sau đó, giáo viên bày tỏ: “Ồ đó là cách nghĩ của em à?”, “Cách này có vẻ hiệu quả đấy chứ?”

Ví dụ 1: Ôn tập các phép tính với số thập phân Bài tập: Tính 1,7 x 4 + 1,7 x 5 + 1,7

Học sinh 1:

Học sinh 2:

Trang 13

Mỗi học sinh có cách giải quyết khác nhau, giáo viên tôn trọng suy nghĩ của từng cá nhân học sinh

Trang 14

*Khen thưởng học sinh: Khen thưởng là việc ghi nhận, tôn vinh, tuyên dương khuyến khích các cá nhân, nhóm có thành tích tốt trong quá trình làm việc Khen thưởng tạo động lực cho các em, từ đó mang đến cho các tinh thần học tập tốt hơn

Khen thưởng bằng lời nói: Khen ngợi những ý kiến hay, sự tiến bộ của học sinh là điều cần làm Giáo viên có thể nói: “Cô rất vui vì hôm nay con đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến”, “Con đã trả lời rất tốt, phát huy nhé!”

Khen thưởng bằng hình thức viết tên lên bảng: Tôi vẽ một bức tranh, treo lên bảng và nói với học sinh: “Trong tiết học hôm nay, nếu bạn nào học tốt cô sẽ viết tên bạn đó lên bảng” Thay vì trách phạt và ghi tên học sinh cá biệt, giáo viên ghi tên học sinh ngoan, có hành vi tốt kèm theo lời khen sẽ thúc đẩy học sinh tốt hơn

Khen thưởng bằng sticker: Giáo viên chuẩn bị các sticker dùng để khen thưởng học sinh có tiến bộ, có thành tích tốt trong học tập Đi kèm với sticker là lời khen của giáo viên Kết thúc 1 tháng hoặc 1 kì, giáo viên có thể tổng kết số sticker học sinh đạt được và quy đổi thành các phần thưởng như sách, bút hoặc giấy chứng nhận:

Trang 15

e Đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của học sinh trong dạy học môn Toán

Cùng một lứa tuổi nhưng khả năng, sự phát triển trí tuệ của mỗi em là khác nhau hay nói cách khác mỗi học sinh đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau Là giáo viên, bản thân tôi luôn cố gắng khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện để học sinh phát triển theo thế mạnh của bản thân, lôi cuốn và tích cực hóa hoạt động của học sinh Từ đó, tăng thêm sự tự tin, nâng cao động lực học tập của các em

Năm 1983, Howard Gadner sau thời gian nghiên cứu nhiều mặt về trí tuệ đã công bố nghiên cứu bằng một lý thuyết tâm lý học mới, đó là lý thuyết về nhiều dạng trí tuệ mà ông gọi tắt là MI (Theory of Multiple Intelligences) Theo đó, ông đưa ra 8 dạng trí tuệ khác nhau: Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic - toán, trí tuệ vận động, trí tuệ nội tâm, trí tuệ về thiên nhiên, trí tuệ giao tiếp:

Ví dụ: Học sinh có trí tuệ ngôn ngữ

Để học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, giáo viên có thể có thể sử dụng các hình thức như cho học sinh thuyết trình, kể chuyện hoặc cho học sinh sáng tạo các câu chuyện Toán học liên quan đến nội dung bài học, sử dụng phiếu viết

Ngày đăng: 24/04/2024, 04:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan