tiểu luận môn học phân tích chuỗi cung ứng tại công ty vinamilk

18 0 0
tiểu luận môn học phân tích chuỗi cung ứng tại công ty vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng- Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY VINAMILK

Môn học: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG Học viên thực hiện: ĐỖ LÊ SƠN TÙNG

Mã số học viên: 2212QK20010

TP HCM, tháng 04 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY VINAMILK

Môn học: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG Học viên thực hiện: ĐỖ LÊ SƠN TÙNG

Mã số học viên: 2212QK20010 GVHD: TS Phạm Ngọc Dưỡng

TP HCM, tháng 04 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập và nghiên cứu, góp phần hoàn thành Tiểu luận này Em xin chân thành cảm ơn cùng sự biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Ngọc Dưỡng, đã hướng dẫn tận tình, chu đáo giúp em có những kiến thức vô cùng bổ ích, sát thực tiễn; chỉ ra những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành Tiểu luận Xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2023 Học viên

Đỗ Lê Sơn Tùng

Trang 4

MỤC LỤC

1/TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG - 1

1.1 Các khái niệm: - 1

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng - 1

1.1.2 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng: - 1

1.6 Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng. - 5

1.6.1 Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín: -6

1.6.2 Đơn giản hóa quá trình chủ yếu: - 6

1.6.3 Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ: - 6

1.6.4 Thiết kế sản phẩm chính: - 6

1.6.5 Chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba: -6

2/ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK - 7

2.1 Giới thiệu sơ lược về VINAMILK -7

2.2 Chuỗi cung ứng của Vinamilk -8

2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk: - 8

2.2.2 Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng: - 10

2.2.3 Một số phương pháp cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng của Vinamilk: 11

Tài liệu tham khảo: -13

Trang 6

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

- Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

- Mô hình chuỗi cung ứng điển hình như sau:

- Các yếu tố của chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà sản xuất, nhà phân phối (nhà bán sỉ), nhà bán lẻ, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ

- Ba điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng: + Có tính tương tác cao

+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu

+ Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả kênh phân phối

1.1.2 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:

- Quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai - Quản trị nhu cầu: là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng; là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing.

- Quản trị Logistics : nếu định nghĩa theo nghĩa hẹp thì Quản trị logistic là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng (khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài), còn hiểu theo nghĩa rộng thì đó là quản trị chuỗi cung ứng.

Trang 7

2 1.2 Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng

- Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch sản xuất những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới …

- Hệ thống đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ.

- Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên - Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết về các chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về mức độ tương tác cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng.

- Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải suôn sẻ và không gặp trở ngại.

1.3 Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng

- Để có được những cải tiến, cần tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với nhau Bằng một số cách sau:

+ Lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng,

+ Tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, + Cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn

+ Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn

- Cần thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng.

1.4 Các yếu tố tác động trực tiếp đế n hiệu quả của chuỗi cung ứng

- Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng yếu tố dẫn dắt và cách nó vận hành Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định Tiếp theo là phát triển cách đánh giá kết quả có được nhờ pha trộn những cách kết hợp khác nhau đối với các yếu tố dẫn dắt Chúng ta hãy tìm hiểu từng yếu tố dẫn dắt một.

1.4.1 Sản xuất

- Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra và tồn trữ sản phẩm Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho Quyết định cơ bản đặt ra cho các giám đốc khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu

Trang 8

3 sản phẩm đa dạng Mặt khác, công suất dư thừa không phát sinh lợi nhuận Vì thế càng tồn tại nhiều công suất thừa, sản xuất càng kém hiệu quả.

1.4.2 Hàng tồn kho

- Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọ i thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ Một lần nữa, các giám đốc phải quyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.

1.4.3 Vị trí

- Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng Nó cũng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện bởi từng phương tiện Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ qui mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.

- Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý cần xem xét một loạt nhân tố liên quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng Các quyết định về vị trí có xu hướng là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính của chuỗi cung cấp Sau khi xác định xong kích cỡ, số lượng và vị trí thiết bị, cũng cần quyết định các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuối cùng Các quyết định về vị trí cũng phản ánh chiến lược cơ bản của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường.

1.4.4 Vận chuyển

- Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng Trong vận chuyển, sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa chọn cách thức vận chuyển Các cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém, các cách thức vận chuyển chậm thì chi phí vừa phải nhưng không đáp ứng nhanh Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận chuyển cũng rất quan trọng.

Trang 9

- Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng.

- Trong từng công ty sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả có liên hệ đến việc lượng giá các lợi ích mà thông tin tốt có thể cung cấp so với chi phí để có được thông tin Thông tin chính xác, dồi dào có thể giúp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả và tiên đoán tốt hơn nhưng chi phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống phân phối thông tin cũng có thể rất cao.

- Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thông tin có thể chia sẻ với các công ty khác và lượng thông tin phải giữ bí mật Thông tin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì các công ty càng đáp ứng nhanh Tuy nhiên, công khai như thế nào là hợp lý là mối bận tâm của từng công ty vì e ngại thông tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó Điều này có thể gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty.

Sơ đồnăm yếu tốdẫn dắt chủyếucủa một chuỗicung ứngchính

Trang 10

5 1.5 Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng.

- Đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng.

- Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng: 1.5.1 Giao hàng:

- Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng.

1.5.2 Chất lượng:

- Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm Chất lượng có thể được đo lường qua 2 tiêu chuẩn sau:

+ Mức độ hài lòng của khách hàng mong đợi về sản phẩm + Lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm 1.5.3 Thời gian:

- Có 2 chỉ tiêu:

+ Số ngày tồn kho + Thời gian thu hồi công nợ.

- Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ 1.5.4 Chi phí:

- Có 2 cách để đo lường chi phí:

- Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho, và chi phí công nợ

- Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:

- Hiệu quả = (Doanh số - Chi phí Nguyên vật liệu)/(chi phí lao động + chi phí quản lý) 1.6 Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng.

- Có hai cách để cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng:

- Thay đổi cấu trúc: thay đổi về vật chất kỹ thuật ( Thay đổi máy móc thiết bị, công suất, kỹ thuật, và công nghệ…).Mang tính chất dài hạn và cần một nguồn vốn đáng kể.Thường là sự thay đổi lớn và sâu rộng.

- Thay đổi các bộ phận của chuỗi cung ứng: thay đổi về con người (Thay đổi con người, hệ thống thông tin, tổ chức, quản lý sản xuất và tồn kho, hệ thống quản lý chất lượng).Mang tính chất nhạy cảm.

Trang 11

6 - Có 5 phương thức để thay đổi cấu trúc:

1.6.1 Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín: - Nếu nhà sản xuất quyết định mua 1 công ty phân phối và phân phối sản phẩm của mình chỉ qua công ty đó thôi, thì sự thống nhất này là hướng về thị trường.

- Nếu nhà sản xuất mua một công ty cung ứng sản phẩm, thì sự thống nhất này là lùi về phía sau của chuỗi cung ứng.

- Nếu một công ty sở hữu cả chuỗi cung ứng thì công ty này được hợp nhất theo chiều dọc.

1.6.2 Đơn giản hóa quá trình chủ yếu:

- Được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp hay quá lỗi thời khi đó cần sự thay đổi Việc này dẫn đến những thay đổi lớn về trình tự và nội dung các công việc được tiến hành trong quá trình cũng như những thay đổi về hệ thống.

1.6.3 Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ: - Khi công ty nhận định rằng họ có quá nhiều nhà cung cấp và họ hướng đến việc giảm số lượng nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp tốt nhất để đảm bảo giao hàng đúng hạn và cung cấp nguyên vật liệu có nguồn gốc rõ ràng.

- Hoặc khi thị trường có sự thay đổi, nhiều công ty nhận thấy rằng họ cần có vài nhà máy và nhà kho ở địa điểm khác, do vậy họ định hình lại hệ thống phương tiện sản xuất và phân phối.

1.6.4 Thiết kế sản phẩm chính:

Được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng Trong thực tế, nhiều công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa, trong đó có vài loại bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm này phải được chọn lọc và thiết kế lại.

1.6.5 Chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba:

Vài công ty chỉ đơn giản là chọn phương án tốt nhất chuyển tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba.

- Có 5 phương thức thay đổi bộ phận

+ Sử dụng đội chức năng chéo: Được áp dụng rộng rãi.Để phối hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ phận chức năng của một công ty.Thường sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát lịch sản xuất.

+ Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội: Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo.Tính hợp tác giữa các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng liên kết bền chặt được thiết lập trong mối quan hệ kinh doanh lâu dài gắn liền với lợi ích của nhau.

+ Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị: Cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất Ngay khi kích thước của lô

Trang 12

7 hàng giảm, tồn kho sẽ giảm, hàng hóa sẽ được luân chuyển nhanh hơn, từ đó hàng hóa sẽ đáp ứng được với nhu cầu thị trường.

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin: Một trong những thay đổi xảy ra trong công nghệ là việc dành lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ứng.

+ Xây dựng các trạm giao hàng chéo: Việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau Những công việc này không tiêu tốn thời gian cho việc kiểm kê kho, cũng đơn giản cho việc di chuyển từ trạm này sang một trạm khác - Hiệu quả của việc vừa cải tiến cấu trúc, vừa cải tiến bộ phận của chuỗi cung ứng: Vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ra sự thay đổi chính trong chuỗi cung ứng Nó có thể giúp doanh nghiệp làm giảm tình trạng không chắc chắn, không rõ ràng hay giảm thời gian cung ứng Những sự thay đổi này rất có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong công ty và thông qua nhiều công ty khác nhau.

2/ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK 2.1 Giới thiệu sơ lược về VINAMILK

- Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.

- Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.

- Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euro monitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ nă m 1997 đến 2007 Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.

- Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan