báo cáo mồn học giới thiệu kinh doanh sồ

68 0 0
báo cáo mồn học giới thiệu kinh doanh sồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh doanh số giúp hạn chế các rào cản đang hiện hữu trong doanh nghiệp, đồng thời nó còn là một xu hướng tất yếu và đang là mục tiêu chuyển đổi chung trong hầu hết các doanh nghiệp hiện

Trang 1

BỘ GIÁO D C VÀ ĐÀO T O ỤẠ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VI T NAMỆ

TRƯỜNG Đ I HẠ ỌC NGÂN HÀNG TP HỒỒ CHÍ MINH

GIỚI THI U KINH DOANH SỒỐỆCH ĐỀỒ: Ủ

NHÓM: 03

1 Phan Mai Anh ( Leader) 2 Nguyễn Ngọc Trường Sơn 3 Trần Diệu Ái

4 Nguyễn Thị Lan Anh 5 Mai Diễm Phương 6 Đinh Thị Nguyệt Quế

Mã Học Phần: DIM701_231_10_L33Giảng Viên Hướng Dẫn: TS Bùi Đức Sinh

Trang 2

TÊN THÀNH VIÊN

1 – PHAN MAI ANH 2 – NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG SƠN

3 - NGUYỄN THỊ LAN ANH 4 - ĐINH THỊ NGUYỆT QUẾ

5 - MAI DIỄM PHƯƠNG 6 - TRẦN DIỆU ÁI

Trang 3

BẢNG THÔNG TIN THÀNH VIÊN VÀ CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của phần 1

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của phần 1 - Làm minigame

9

3Nguyễn Thị

Lan Anh 050610220799 - Thuyết trình

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của phần 2 - Làm ppt

8.5

Trang 4

4Đinh Thị Nguyệt Quế

050610221267 - Thuyết trình

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của phần 2 - Soạn câu hỏi minigame

8.5

5Mai Diễm Phương

050610221251 - Thuyết trình

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của phần 3 - Soạn câu hỏi minigame

8.5

6Trần Diệu Ái 050610220774 - Thuyết trình

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của phần 3 - Làm minigame

9

M C L CỤỤ

Trang 5

PHẦẦN 1 : KINH DOANH SỐỐ (DIGITAL BUSINESSES) 7

CHƯƠNG 1 : Nội dung kinh doanh số 7

I Khái niệm kinh doanh số 7

II Các yếu tố thiết yếu trong kinh doanh số 7

7 Chiến lược kỹ thuật số: 9

8 Chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số: 9

III Lợi ích của kinh doanh số 9

1 Dữ liệu và phân tích: 9

2 Nâng cao năng suất: 9

3 Chi phí vận hành thấp: 9

4 Tiếp cận đối tượng lớn hơn và dễ mở rộng quy mô: 9

IV Cơ hội của kinh doanh số 10

1 Mở rộng khách hàng: 10

2 Mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ đối tác: 10

3 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: 10

V Thách thức của kinh doanh số 10

1 Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp: 10

2 Tính bảo mật và rủi ro 11

3 Tạo lòng tin: 11

4 Hỗ trợ khách hàng: 11

5 Thay đổi công nghệ và xu hướng: 11

VI Liệu kinh doanh số có phải là tương lai? 11

CHƯƠNG 2: CASE STUDY VỀ MC DONALD’S 12

I Tổng quan về công cuộc chuyển đổi số tại Mc Donald’s 13

Trang 6

II Nguyên nhân suy giảm 13

III Hậu quả 13

IV Cách thức chuyển đổi số của Mc Donald’s 14

1 Xây dựng nền tảng công nghệ linh hoạt 14

2 Triển khai phần mềm đặt hàng và giao nhận hàng 15

3 Quản lý bán hàng bằng công nghệ 16

4 Cải thiện trải nghiệm bằng Dự án Experience of the Future tại các nhà hàng 16

5 Phát triển mô hình Drive-through 17

V Bài học chuyển đổi số từ Mc Donald’s 17

1 Hãy luôn sẵn sàng chuyển đổi số 18

2 Coi khách hàng là trung tâm 18

3 Cố gắng cá nhân hóa bằng tất cả nỗ lực chuyển đổi số của mình 18

4 Liên kết với các đối tác mạnh trên thị trường để tận dụng thị phần và danh tiếng của họ 19

PHẦẦN 2: TH NG M I ĐI N T (E-COMMERCE)ƯƠ Ạ Ệ Ử 19 CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 19

I Khái niệm thương mại điện tử 19

II Lợi ích của thương mại điện tử 19

1 Mua sắm tiện lợi : 20

2 Giá cả linh hoạt : 20

3 Chi phí hoạt động không cao : 20

4 Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm : 20

5 Nâng cao trải nghiệm khách hàng : 20

III Các yếu tố thiết yếu 20

1 Tối ưu hóa hiệu suất của website và SEO 20

2 Hoàn thiện chiến lược marketing 21

3.Tương thích trên đa thiết bị 21

4.Triển khai Omnichannel (bán hàng đa kênh) 22

5 Đa dạng hóa đăng ký tài khoản người dùng 22

6 Thêm chức năng lọc tìm kiếm nâng cao 23

7 Đa dạng thanh toán và giao hàng 23

Trang 7

8 Tích hợp hệ thống quản lý nội dung CMS 23

9 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24

10 Tăng cường an toàn và độ bảo mật 24

IV Các hình thức phổ biến 24

1 Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 24

2 Doanh nghiệp với khách hàng (B2C): 25

3 Doanh nghiệp với chính phủ (B2G): 25

4 Khách hàng với khách hàng (C2C): 25

5 Khách hàng với Chính phủ (C2G): 25

6 Khách hàng với doanh nghiệp (C2B): 26

7 Doanh nghiệp với khách hàng (D2C): 26

V Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử 26

1 Ưu điểm của thương mại điện tử 26

2 Nhược điểm của thương mại điện tử 27

CHƯƠNG 2: CASE STUDY VỀ SHOPEE 28

I Tổng quan về Shopee: 28

II Bối cảnh gia nhập 28

III Chiến lược kinh doanh Shopee áp dụng 29

1 Xác định ứng dụng di động là “đấu trường ”chính 29

2 Lấy nền móng C2C làm nền móng đẩy mạnh B2C 29

3 Chiến lược truyền thông thông minh 30

4 Đa dạng về chất lượng và giá cả 31

5 Tích hợp nhiều tính năng khác 31

IV Kết quả đạt được 33

V Bài học rút ra từ sự thành công của Shopee 33

PHẦẦN 3: TH NG M I DI Đ NG (M-COMMERCE )ƯƠ Ạ Ộ 34 CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VỀ THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG 34

I Khái niệm thương mại di động 34

II Bản chất của thương mại di động 34

III Lợi ích của thương mại di động 34

1 Đối với khách hàng 35

Trang 8

2 Đối với doanh nghiệp 36

IV Ưu và nhược điểm của thương mại di động 38

7 Cung cấp nội dung và giáo dục: 44

8 Điều hướng và vận chuyển: 44

9 Thu thập dữ liệu khách hàng: 45

CHƯƠNG 2 : CASE STUDY VỀ MOMO 45

I Tổng quan về Momo 45

II Bối cảnh ra đời và lịch sử phát triển của Momo 45

III Chức năng của ví MOMO 46

1 Nạp tiền điện thoại dễ dàng 46

2 Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ 46

3 Chuyển tiền, nhận tiền ngay lập tức 47

4 Nạp và rút tiền từ các ngân hàng trong nước 47

IV Quá trình phát triển ví điện tử MoMo 48

Trang 9

1 Sự đổi mới công nghệ: 54

2 Hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng: 54

3 Tạo niềm tin và đồng hành cùng khách hàng 54

4 Sự hợp tác và kết nối công nghệ: 54

5 Đổi mới và sáng tạo không ngừng 55 PHẦẦN 4: CẦU H I MINIGAMEỎ 55

PHẦẦN 5 : TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 63

PHẦN 1 : KINH DOANH SỐ (DIGITAL BUSINESSES)

CHƯƠNG 1 : NỘI DUNG KINH DOANH SỐI Khái niệm kinh doanh số

Kinh doanh số là quá trình áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, từ việc phát triển, sản xuất sản phẩm đến tiếp thị, truyền thông, bán hàng Kinh doanh số giúp hạn chế các rào cản đang hiện hữu trong doanh nghiệp, đồng thời nó còn là một xu hướng tất yếu và đang là mục tiêu chuyển đổi chung trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Ví dụ:

Grab: Tận dụng sự bùng nổ của công nghệ và nhu cầu đi lại, ăn uống của con người, Grab đã phát triển thành công các dịch vụ đặt xe taxi, xe máy, giao hàng và giao thức ăn thông qua ứng dụng trên điện thoại di động Ứng dụng này cũng được xem là nền tảng kết nối mọi người và tài xế ở

Trang 10

quy mô lớn thông qua Internet, đồng thời tạo ra những trải nghiệm mới, thuận tiện và dễ dàng hơn cho người dùng.

Netflix: Ban đầu, Netflix chỉ sử dụng công nghệ để quản lý kiểm kê, gửi các bản sao của phim, chương trình, trò chơi, cho người khác qua hệ thống gửi thư tiêu chuẩn, mang lại trải nghiệm thuận tiện hơn, tuy nhiên về cơ bản thì vẫn khá giống với các cửa hàng cho thuê phim Cho đến khi họ cung cấp cho khách hàng tùy chọn phát trực tuyến video theo yêu cầu, Netflix thực sự đã thay đổi được cách mọi người xem phim và các phương tiện truyền hình Họ có thể xem bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu khi có kết nối Internet.

II Các yếu tố thiết yếu trong kinh doanh số

Đó là tất cả về việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực cốt lõi của một doanh nghiệp, dẫn đến những thay đổi cơ bản trong hoạt động kinh doanh Dưới đây là các thành phần quan trọng của khái niệm:

1 Kỹ thuật số: là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào thiết kế, phát triển và triển khai các sản

phẩm và dịch vụ Đây là xương sống của ngành kinh doanh số và là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường

2 Tiếp thị kỹ thuật số: Sử dụng công nghệ kỹ thuật số (Digital Marketing) vào trong kinh doanh

chính là một giải pháp chiến lược để thu hút, giữ chân khách hàng tiềm năng, đồng thời xây dựng mối quan hệ và tạo ra những giá trị cho họ nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh

Trang 11

3 Internet Of Things (IoT): Các thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với hệ thống

mạng Internet, có thể thu thập, trao đổi và chia sẻ dữ liệu Không thể phủ nhận, IoT là yếu tố quan trọng quyết định tới kinh doanh số khi nó có khả năng biến đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

4 Big data: Là các tập dữ liệu có khối lượng rất lớn và vô cùng phức tạp, đến mức các phần mềm

xử lý truyền thống sẽ không thể thu thập, quản lý và xử lý trong khoảng thời gian ngắn Big data là một nguồn tài nguyên quan trọng cho kinh doanh số và nó có thể được sử dụng để tạo ra những hiểu biết sâu sắc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.

5 Trí tuệ nhân tạo (AI): AI được sử dụng để tự động hóa hóa và cải thiện quá trình ra quyết

định, đồng thời cũng là yếu tố cốt lõi của hoạt động kinh doanh số Đây chính là nhân tố giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm và dịch vụ mới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

6 Hoạt động kỹ thuật số: Việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để quản lý vòng đời từ đầu

đến cuối của các sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả việc quản lý tài nguyên kỹ thuật số Nó sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được sự xuất sắc trong hoạt động và sự thân mật với khách hàng.

Trang 12

7 Chiến lược kỹ thuật số: Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số để đạt được các mục tiêu kinh

doanh Nó là nền tảng để tạo ra mô hình.

8 Chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số: Các công nghệ kỹ thuật số được sử dụng để tạo ra một

mô hình kinh doanh mới hoặc khác biệt mang lại giá trị được cải thiện cho khách hàng Đó là điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp có thể làm để cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số.

III Lợi ích của kinh doanh số

1 Dữ liệu và phân tích: nhờ có thông tin giá trị từ nguồn dữ liệu khổng lồ sẵn có cùng với các bộ

công cụ phân tích phù hợp, kinh doanh số giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng Điều này giúp đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh và tối ưu hóa

2 Nâng cao năng suất: áp dụng tự động hóa vào sản xuất giúp tối đa hóa năng suất làm việc của

nhân viên và cấp quản lý Mọi thao tác đều có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật một cách nhanh chóng, từ đó tiết kiệm thời gian công sức và tối ưu được chất lượng đầu ra.

3 Chi phí vận hành thấp: Thực hiện các quy trình và nhiệm vụ một cách thủ công làm tương đối

tốn thời gian và chậm hơn so với các kỹ thuật tự động Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần một lực lượng nhân sự lớn, tốn nhiều chi phí Do đó, kinh doanh số sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động.

4 Tiếp cận đối tượng lớn hơn và dễ mở rộng quy mô: Các doanh nghiệp kinh doanh số có thể

sử dụng Internet để kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu Điều này tối ưu hơn rất nhiều so với việc giới hạn khách hàng trong khu vực địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở Việc tiếp cận đối tượng lớn hơn cũng giúp doanh nghiệp xây dựng lượng khách hàng trung thành cũng như tìm thị trường mới cho sản phẩm, dịch vụ của họ Doanh nghiệp cũng không cần phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng mới hay thuê nhân viên khi mở rộng phát triển.

Tóm lại, kinh doanh số mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, từ việc mở rộng thị trường tới tiết kiệm chi phí và tăng tính cạnh tranh Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp hiện nay chuyển sang kinh doanh số và đầu tư vào việc phát triển nền tảng kinh doanh trực tuyến.

IV Cơ hội của kinh doanh số

Trang 13

1 Mở rộng khách hàng: với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, các DN đã xây dựng

các mô hình hoạt động tối ưu, có hiệu quả Mô hình kinh doanh số, cho phép DN tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, thậm chí là những khách hàng ở các vùng xa địa bàn DN hoạt động, đồng thời gia tăng năng suất vận hành và kiểm soát chi phí tốt.

2 Mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ đối tác: chuyển đổi số tạo điều kiện cho việc thiết

lập và củng cố mối quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương mại Thông qua mạng các DN có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau Nhờ đó mà sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục.

3 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: với sự trợ giúp của công nghệ

thông tin và truyền thông (ICT), nền tảng của chuyển đổi số sẽ làm tăng thêm tính cạnh tranh cho các DN, cho phép các công ty dễ dàng cung cấp cho khách hàng sự hiện diện toàn cầu Internet có xu thế tạo lợi nhuận cho cả công ty lớn và nhỏ.

V Thách thức của kinh doanh số

1 Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp: Kinh doanh số mở ra cơ hội tiếp cận khách

hàng rộng lớn, nhưng đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt Có rất nhiều doanh nghiệp trực tuyến cùng hoạt động trong ngành và tranh giành sự chú ý của khách hàng Để thành công, bạn cần phát triển một lợi thế cạnh tranh độc đáo và hiệu quả.

2 Tính bảo mật và rủi ro: Kinh doanh số đòi hỏi sự quản lý và bảo vệ dữ liệu khách hàng.

Nhưng môi trường trực tuyến cũng mở ra các rủi ro bảo mật như tin tặc, vi phạm dữ liệu và gian lận Vì vậy, cần đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho khách hàng và dữ liệu doanh nghiệp của bạn.

3 Tạo lòng tin: Trong kinh doanh trực tuyến, khách hàng không cảm nhận được sản phẩm hoặc

dịch vụ trực tiếp trước khi mua Điều này đặt ra thách thức với việc tạo lòng tin và thuyết phục khách hàng tin tưởng vào chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

4 Hỗ trợ khách hàng: Kinh doanh số yêu cầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chất lượng để

đảm bảo sự hài lòng và tránh mất khách hàng Điều này có thể bao gồm hỗ trợ thông qua email, trò chuyện trực tuyến, hoặc các kênh liên lạc khác Bạn cần đảm bảo có đội ngũ hỗ trợ khách hàng đủ chuyên nghiệp và tận tâm.

Trang 14

5 Thay đổi công nghệ và xu hướng: Kinh doanh số phụ thuộc mạnh vào công nghệ và thị

trường trực tuyến có xu hướng thay đổi nhanh chóng Điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn cập nhật với những xu hướng mới và sẵn sàng thích nghi với các công nghệ mới để duy trì sự cạnh tranh.

6 Vận chuyển và giao hàng: Khi kinh doanh trực tuyến, vấn đề vận chuyển và giao hàng trở

thành một thách thức quan trọng Bạn cần có quy trình giao hàng và vận chuyển hiệu quả để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và quản lý chi phí Tổng quan, kinh doanh số mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Để thành công, bạn cần tìm hiểu và đối mặt trực tiếp với những thách thức này và đưa ra các giải pháp phù hợp.

VI Liệu kinh doanh số có phải là tương lai?

Kinh doanh số chính là tương lai của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại và cuộc cách mạng 4.0 ngày nay Với sự bùng nổ của công nghệ, Internet, việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn, thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời mở rộng thị trường tiềm năng.

Kinh doanh số không chỉ là về công nghệ, đó là sự chuyển mình cả về tư duy, con người, văn hóa doanh nghiệp Do đó, để thành công, các doanh nghiệp cần tập trung tạo ra văn hóa đổi mới và cải tiến liên tục Các nhà quản lý phải trao quyền cho nhân viên sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để làm việc năng suất và hiệu quả hơn.

Vai trò và những lợi ích mà kinh doanh số mang lại là rất rõ ràng Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn và dễ dàng lấy khách hàng làm trung tâm hơn, họ có thể khai thác các thị trường mới cũng như tạo ra nguồn doanh thu mới cho tổ chức.

Tuy nhiên, việc kinh doanh số vẫn được xem là một thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp Họ phải xem xét cẩn thận về chiến lược, cấu trúc, quy trình cũng như văn hóa của họ Đồng thời cần đầu tư vào các kỹ năng và công nghệ kỹ thuật số phù hợp.

Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng, bằng cách áp dụng quy trình này, các tổ chức có thể có lợi thế cạnh tranh với đối thủ và phát triển mạnh trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số như ngày nay.

Trang 15

CHƯƠNG 2: CASE STUDY VỀ MC DONALD’S

Khi muốn đề cập đến những tấm gương chuyển đổi số thành công trong ngành F&B, người ta không thể bỏ qua cái tên McDonald’s – thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất nhì trên thế giới Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, tưởng chừng như McDonald’s sẽ đứng vững trước mọi “phong ba bão táp” Tuy nhiên, chính danh tiếng và lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền đã từng đẩy McDonald’s vào tình thế phải đối mặt với không ít khó khăn Cùng học hỏi cách McDonald’s áp dụng chuyển đổi số nhằm giải cứu chính mình khỏi giai đoạn khủng hoảng 5 năm liên tiếp trong phần phân tích dưới đây.

I Tổng quan về công cuộc chuyển đổi số tại Mc Donald’s

Nhắc tới chiếc bánh hamburger là nhắc với McDonald’s Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, thương hiệu lâu đời này đã gây dựng được cho mình hình ảnh mang tiếng biểu tượng khi nói về đồ ăn nhanh, không chỉ trong khuôn khổ nước Mỹ, mà còn là toàn thế giới với chuỗi cửa hàng có mặt tại hơn 118 quốc gia với chuỗi 35,000 nhà hàng tại khắp các châu lục Mỗi ngày, McDonald’s toàn cầu phục vụ hơn 70 triệu người tiêu dùng, không chỉ đảm bảo mang đến cho họ những bữa ăn ngon, an toàn vệ sinh, mà còn làm họ hài lòng với dịch vụ của McDonald’s.

II Nguyên nhân suy giảm

Trang 16

Thế nhưng, kể từ năm 2002, thương hiệu này bắt đầu nhận thấy dấu hiệu của sự suy giảm doanh thu đáng kể Nguy cơ này xuất hiện bởi nhà báo người Mỹ Eric Schlosser đã chỉ ra mối quan hệ giữa đồ ăn nhanh và bệnh béo phì, tim mạch trong cuốn sách Fast Food Nation (Tạm dịch: Quốc gia đồ ăn nhanh)

III Hậu quả

Lúc này, người tiêu dùng dần quay lưng với ngành công nghiệp đồ ăn nhanh quen thuộc để tìm kiếm những thực phẩm hữu cơ, tốt cho sức khỏe hơn Theo thời gian, xu hướng ăn uống lành mạnh ngày càng phát triển và lan rộng

Trước xu hướng này của khách hàng, doanh số của McDonald’s bắt đầu có dấu hiệu chững lại, và đỉnh điểm là tới giai đoạn 2013-2017, công ty đã chứng kiến những mức sụt giảm doanh thu đáng báo động: Từ 28 tỷ USD vào năm 2013 xuống 22 tỷ USD vào năm 2017.

Thế nhưng, ‘’làn sóng’’ này đặt McDonald’s vào bài toán khó khăn: không phải hương vị và giá cả mà thương hiệu phải thay đổi trải nghiệm, giữ chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới

Cuối cùng, McDonald’s đã quyết định lựa chọn phương hướng chuyển đổi số toàn diện để biến các cửa hàng đồ ăn nhanh đơn giản trước đây trở thành một nền tảng công nghệ ăn uống hiện đại, tiện lợi Quá trình chuyển đổi số tại McDonald’s thực sự đã mang lại những thành công rõ rệt qua nhiều hành động cụ thể dưới đây

IV Cách thức chuyển đổi số của Mc Donald’s1 Xây dựng nền tảng công nghệ linh hoạt

Từ năm 2013, McDonald’s đã tập trung phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử Tuy nhiên, do các bước triển khai còn rời rạc, thiếu đồng bộ nên giai đoạn này chưa đem lại nhiều chuyển biến

Đến năm 2017, chiến lược chuyển đổi số tại McDonald’s quyết tâm xây dựng hệ thống hoạt động mạnh mẽ hơn dựa trên mục tiêu nâng tầm trải nghiệm mua sắm bằng công nghệ tiên tiến Trong đó, chiến lược này đề cập đến 3 yếu tố chính là:

Trang 17

a Retain – Giữ chân tập khách hàng trung thành bằng việc củng cố và nâng tầm trảinghiệm của họ: McDonald’s sẽ sử dụng những cách thức truyền thông thành công vốn có như

mua hàng trực tuyến hay drive-through để khiến khách hàng cũ hài lòng hơn nữa.

b Regain – Đòi lại những khách hàng đã mất vào tay những đối thủ cạnh tranh: Đứng trước

thực tế bị nhiều đối thủ vượt qua và lấy mất nhóm thực khách quan trọng, McDonald’s đã lên kế hoạch cải tiến chất lượng cùng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp Kỳ vọng lớn nhất của thương hiệu là lấy lại độ quan tâm và tin tưởng của những khách hàng này McDonalds quyết tâm giành lại khách hàng bằng chất lượng dịch vụ.

c Convert – Chuyển đổi những khách hàng thông thường thành khách hàng thân thiết bằng

việc phát triển mạnh mẽ hơn ở các mảng dịch vụ mới, đồng thời cung cấp thêm nhiều ưu đãi hoặc chương trình tri ân khác biệt, vượt trội hơn đối thủ cùng phân khúc Điều này giúp khách hàng ghi nhớ và có thể tăng tỷ lệ quay lại, biến họ thành khách hàng thân thiết của thương hiệu

Như vậy, chuyển đổi số tại McDonald’s đã ứng dụng khéo léo công nghệ số hóa, tối ưu trải nghiệm người dùng với nhiều điểm chạm hơn trong hành trình mua hàng Đồng thời, việc xác định chính xác nhóm đối tượng mục tiêu cũng giúp thương hiệu chuyển đổi số đúng trọng tâm và phát huy kết quả cao nhất

2 Triển khai phần mềm đặt hàng và giao nhận hàng

Trang 18

Đầu năm 2015, McDonald’s chính thức cho ra mắt ứng dụng bán hàng trên điện thoại thông minh Mặc dù không phải là người tiên phong song đây là bước tiến lớn cho sự phát triển tiếp theo của chuỗi đồ ăn nhanh này

Vào đầu năm 2017, McDonald’s tiếp tục khiến thị trường dậy sóng khi cho phép người tiêu dùng trực tiếp đặt và giao hàng qua điện thoại Chỉ sau 6 tháng thử nghiệm, 45% khách hàng của McDonald’s đã cập nhật tiện ích và để lại những phản hồi tích cực Con số này sẽ còn tăng lên nếu nhiều hơn cửa hàng của McDonald’s chịu cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà.

Không chỉ dừng ở việc phát triển hệ thống giao nhận của riêng nhãn hàng, chiến lược chuyển đổi số tại McDonald’s còn khẳng định tầm nhìn xa khi ký kết hợp tác cùng đối tác giao hàng Uber Eats để tối ưu hóa mô hình vận chuyển Mục tiêu cải thiện sức mua và trải nghiệm người dùng Nhờ sự thuận tiện của ứng dụng Uber Eats, khách chỉ cần chọn món, ngồi tại nhà và chờ đồ ăn đưa tới Ngoài ra, họ còn có thể linh hoạt thanh toán qua các ứng dụng điện thoại di động mà không cần đến tiền mặt Tính đến 2019, khoảng 20 ngàn nhà hàng McDonald’s trên 75 quốc gia sử dụng dịch vụ vận chuyển giao hàng tận nhà, mang lại 3 tỷ USD doanh thu cho McDonald’s.

3 Quản lý bán hàng bằng công nghệ

Dựa trên những thành công bước đầu, McDonald’s tiếp tục ứng dụng hệ thống quản lý bán hàng để tự động hóa quy trình tại cửa hàng Cụ thể, thương hiệu dùng phần mềm cùng hệ thống hiển thị món ăn giúp nhân viên theo dõi và phục vụ khách hàng nhanh chóng Đồng thời, phần mềm cũng

Trang 19

tích hợp tất cả cả dữ liệu theo từng nhà hàng để nhà quản lý theo dõi tình hình doanh thu liên tục, tức thời, mọi lúc mọi nơi Nhờ đó, các quyết định mang tính quyết định thời cơ sẽ được đưa ra nhanh chóng và kịp thời.

4 Cải thiện trải nghiệm bằng Dự án Experience of the Future tại các nhà hàng

Experience of the Future (EOTF) – dự án phục vụ người dùng ngay tại cửa hàng với phong cách trải nghiệm đột phá đã được McDonald’s khởi động từ cuối năm 2017.

Các cửa hàng EOTF đều được lắp đặt quầy bán hàng tự động Nhờ đó, khách hàng sẽ không phải tương tác với nhân viên như trước đây Thay vì thế, họ sẽ được tha hồ thỏa mãn sự sáng tạo, chọn món theo sở thích tại các quầy tự động mà không bị bó buộc vào các món truyền thống cũ Với mô hình này, McDonald’s đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ Việc gọi món trở nên dễ dàng, thuận tiện và thoải mái hơn rất nhiều Không chỉ mang đến lợi ích cho khách hàng, nhân viên của McDonald’s cũng giảm bớt rất nhiều áp lực Tinh thần thoải mái giúp cho việc hỗ trợ cá nhân hóa đến từng khách hàng trở nên tốt hơn Làn gió tích cực từ mô hình EOTF đã khiến McDonald’s đưa ra quyết định chi 6 tỷ đô vào năm 2018 để tái thiết lại hầu hết nhà hàng tại Mỹ Tính đến 2019, số lượng nhà hàng triển khai EOTF lên tới 8000+, tăng 4,8% doanh thu của McDonald’s chỉ tính riêng mảng bán hàng trực tiếp.

5 Phát triển mô hình Drive-through

Drive-through là cách thức bán hàng không cần phải đỗ xe Dịch vụ này phù hợp với những người bận rộn vì chỉ cần dừng xe các ô cửa sổ bán hàng và nhận hàng trực tiếp tại chỗ Đây được xem là dịch vụ mũi nhọn của McDonald’s khi chiếm tới 60% doanh thu tập đoàn.

Toàn bộ các bước Drive-through được tối ưu hóa qua di động thông minh Nhân viên nhận order trực tiếp, xác nhận đơn, thanh toán và giao hàng được thực hiện liên tiếp đảm bảo thời gian chỉ từ 2 đến 3 phút Đây cũng chính là mô hình trọng tâm trong kế hoạch chuyển đổi số tại McDonald’s giữ chân khách hàng trung thành

Trang 20

Nước đi táo bạo nhất để hoàn thiện mũi nhọn này là quyết định thâu tóm hãng công nghệ trí tuệ nhân tạo nổi tiếng của Israel là Dynamic Yield vào tháng 3/2019 Tham vọng của vụ thâu tóm này là quyết tâm giữ chân các khách hàng trung thành, đồng thời chinh phục thêm nhiều khách hàng mới.

Dựa vào dữ liệu thu thập được từ hàng triệu khách hàng từng được phục vụ bởi McDonald’s, trí tuệ nhân tạo sẽ thiết kế ra thực đơn được cá nhân hóa triệt để Bên cạnh đó, công nghệ này còn đưa ra những lời giới thiệu về sản phẩm mới hay đi kèm phù hợp với món đồ khách lựa chọn Kết quả sau khi mua lại Dynamic Yield đến cuối năm 2019, McDonald’s đã có tổng cộng 9500+ điểm bán ứng dụng công nghệ mới, tăng 5% doanh số mảng Drive-thru cho tập đoàn Một con số ấn tượng thể hiện thương vụ đầu tư này là đúng đắn và thông minh.

Theo kỳ vọng của McDonald’s, tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai công nghệ Drive-through đa dạng hơn trên điện thoại, ki-ốt tự động… nhằm tạo nên một hệ thống đặt hàng thống nhất

V Bài học chuyển đổi số từ Mc Donald’s

Trang 21

Dù không phải là doanh nghiệp đón đầu làn sóng chuyển đổi số nhưng những gì McDonald’s làm được khiến không ít đối thủ dè chừng Dưới đây là một số bài học quan trọng nhất mà các doanh nghiệp F&B có thể rút ra được từ cuộc hành trình lật ngược thế cờ của McDonald’s:

1 Hãy luôn sẵn sàng chuyển đổi số

Nếu so với các ông lớn như Starbucks chuyển đổi số năm 2007, Domino Pizza năm 2008 hay như đối thủ Burger King năm 2012 thì McDonald’s rõ ràng là chậm chân Tuy nhiên, với sự đầu tư mạnh mẽ, có kế hoạch và định hướng rõ ràng, đúng đắn, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thể hiện mình vẫn luôn là thương hiệu khó lòng đánh bại.

Nhìn vào kinh nghiệm thực tiễn này, các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cần xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ cấp thiết Với một định hướng rõ ràng và phát huy mọi nguồn lực bên trong, doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh để bứt phá hơn

2 Coi khách hàng là trung tâm

Với một công ty kinh doanh dịch vụ, lại liên quan đến ẩm thực như McDonald’s, ngoài giá cả thì trải nghiệm khách hàng là yếu tố thiết yếu nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng doanh thu.

Và McDonald’s đã mang chuyển đổi số vào tận cốt lõi của mô hình kinh doanh Khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại cửa hàng, đặt đồ ăn giao tại nhà hay lái xe qua điểm bán để mua hàng cũng đều nhận được sự phục vụ tốt hơn cả mong đợi.

3 Cố gắng cá nhân hóa bằng tất cả nỗ lực chuyển đổi số của mình

Cá nhân hóa đang là từ khóa quan trọng trong các hoạt động chuyển đổi số của các tổ chức B2C, và dĩ nhiên McDonald’s cũng không nằm ngoài xu hướng này Tập đoàn đã có những bước đầu tư đắt giá tập trung vào việc nâng cao hoạt động cá nhân hóa như menu AI gọi món hay kiosk đặt hàng và phục vụ tự động

4 Liên kết với các đối tác mạnh trên thị trường để tận dụng thị phần và danh tiếng của họ

Trang 22

Với việc bắt tay cùng UberEats, McDonald’s đã tận dụng được hệ sinh thái giao hàng tiện lợi của đối tác này Sự hỗ trợ và giao hàng cho khách trở nên nhanh chóng, hiệu quả mà không cần mất nhiều tiềm lực để xây dựng đội ngũ giao hàng chuyên biệt.

VI Kết luận

Có thể nói, câu chuyện chuyển đổi số tại McDonald’s là minh chứng tiêu biểu cho thành công của việc chuyển đổi số toàn diện Dù đi sau nhiều đối thủ khác, nhưng nhờ cải tiến quy trình vận hành cùng mô hình kinh doanh mà McDonald’s đã khắc phục mọi khó khăn và khẳng định vị thế của một tập đoàn hàng đầu thế giới

PHẦN 2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (E-COMMERCE)

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬI Khái niệm thương mại điện tử

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch vụ thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."

Trang 23

Tóm gọn E-commerce (electronic commerce) là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và mạng Internet.

II Lợi ích của thương mại điện tử

1 Mua sắm tiện lợi : thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua sắm bất cứ khoảng

thời gian trong ngày, các trang bán hàng sẽ được mở 24/24 và tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ để phục vụ cho người tiêu dùng.

2 Giá cả linh hoạt : Mỗi một sản phẩm trên các trang thương mại điện tử sẽ có nhiều thương

hiệu cùng bày bán, vậy nên sẽ có đa dạng giá thành khác nhau tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

3 Chi phí hoạt động không cao : Các chi phí sẽ được tối ưu hóa khi mà quy trình được vận

hành từ khâu quản lý, vận đơn, xử lý hàng hóa, nên sẽ hạn chế được số lượng nhân viên, giảm tải chi phí Chính vì sự tối ưu hóa về chi phí hoạt động nên người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi về giá thành trong các giao dịch thương mại điện tử, khi mà giá sản phẩm thường sẽ rẻ hơn giá thành được bán trực tiếp tại cửa hàng hay siêu thị.

4 Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm : doanh nghiệp dễ dàng linh hoạt mở

rộng quy mô và phát triển sản phẩm bằng cách nâng cấp hệ thống, hay tăng thêm chi phí để tiếp cận tới nhiều khu vực khác nhau với khách hàng.

5 Nâng cao trải nghiệm khách hàng : Các quy trình từ việc đặt hàng, vận đơn, thanh toán,đến

giao hàng đã được hệ thống hóa giúp cho người tiêu dùng dễ dàng sử dụng một để tránh các lỗi phát sinh tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Trang 24

III Các yếu tố thiết yếu

1 Tối ưu hóa hiệu suất của website và SEO

Theo nghiên cứu của Think with Google, nếu một trang web mất tới 5 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 90% Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tối ưu hóa và đảm bảo website thương mại điện tử luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, tối ưu hoá SEO sao cho website có xếp hạng cao nhất có thể trên các công cụ tìm kiếm với các kỹ thuật và chiến lược cụ thể cũng cần được doanh nghiệp chú ý khi muốn tối đa hoá doanh thu trên website thương mại điện tử Một trong số đó là chiến lược chèn từ khóa vào nội dung được thêm vào website thương mại điện tử cũng như thông tin mô tả, tiêu đề và hình ảnh Nhiều doanh nghiệp quên rằng khách hàng có thể tìm thấy trang web thông qua tìm kiếm hình ảnh khi thêm mô tả “alt text” vào hình ảnh.

Đây cũng là một thiếu sót không nhỏ dẫn tới thất thoát lượng lớn khách hàng tiềm năng Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét nguồn lực nhân sự có chuyên môn về SEO vào giai đoạn đầu khi triển khai website thương mại điện tử Bởi các nhân viên SEO có thể khởi chạy website với các thẻ meta cần thiết (Meta Tags), tổ chức cấu trúc trang (Page Structure) và các liên kết nội bộ (Internal Links), tạo chiến lược nội dung, đề xuất thiết kế chức năng thân thiện với đa thiết bị, cải thiện tốc độ tải trang và nhiều khía cạnh quan trọng khác

2 Hoàn thiện chiến lược marketing

Một chiến lược Marketing tốt có thể tạo ra một khởi đầu thuận lợi cho những đơn đặt hàng đầu tiên trên cả offline lẫn online, đặc biệt là trong thương mại điện tử Việc phát triển chiến lược Marketing từ sớm giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần thiết phải bổ sung trong quá trình phát triển các hệ thống thương mại điện tử.

Ví dụ: Khi muốn thêm các tùy chọn chia sẻ chiến dịch khuyến mãi lên mạng xã hội hoặc thông báo đẩy (Push Notification) trên mobile app từ website thương mại điện tử, sẽ hiệu quả hơn nếu việc này nằm trong chiến lược Marketing và được lên kế hoạch thực hiện trong quá trình phát

triển website thương mại điện tử hơn là đề xuất phát triển sau khi website đã được khởi chạy

3.Tương thích trên đa thiết bị

Trang 25

Theo World Bank, 2/3 người trưởng thành trên toàn thế giới sử dụng thanh toán kỹ thuật số, tăng từ 35% vào năm 2014 lên 57% vào năm 2021 Mặc dù người dùng có xu hướng mua hàng trên ứng dụng di động (Mobile Apps) nhiều hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra chuyển đổi tốt hơn nếu giao điện thương mại điện tử dễ dàng thích ứng với web di động (Mobile Web) Ví dụ: Walmart Canada đã thành công tăng tỷ lệ chuyển đổi website lên 20% sau khi phát hành một thiết kế đáp ứng (Responsive Design) tối ưu hơn và cải thiện 98% tăng trưởng các đơn đặt hàng trên các thiết bị di động.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng khách hàng khắp nơi trên thế giới truy cập và mua sắm trên website thương mại điện tử mà không gặp sự cố khi sử dụng bất kỳ trình duyệt sẵn có nào.

4.Triển khai Omnichannel (bán hàng đa kênh)

Thuật ngữ Omnichannel ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại số hóa và trở thành một chiến lược kết nối chính giữa doanh nghiệp với khách hàng Mọi doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel) để kết nối với khách hàng, tăng lưu lượng truy cập, thúc đẩy doanh số bán hàng và tồn tại trước những thay đổi của thời đại.

Theo đó, triển khai Omnichannel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử Đồng thời, Omnichannel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Quy trình triển khai Omnichannel:

– Bước 1 Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…

– Bước 2 Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omnichannel hiệu quả

– Bước 3 Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng

– Bước 4 Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omnichannel

5 Đa dạng hóa đăng ký tài khoản người dùng

Trang 26

Phần lớn doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử đều yêu cầu khách hàng tạo tài khoản trên trang web để tiến hành mua hàng, vì điều này giúp doanh nghiệp lưu trữ lịch sử mua hàng, địa chỉ nhận hàng của khách để tạo thuận lợi cho việc phân tích nhân khẩu học, đánh giá hành vi mua hàng, phân tích doanh số và khuyến khích mua hàng lần sau thông qua các chiến dịch Marketing.

Chẳng hạn như yêu cầu khách hàng đăng nhập với tài khoản mạng xã hội hay một biểu mẫu thanh toán nhỏ với tên, email, số điện thoại, địa chỉ, v.v với cả hai cách này, hệ thống website thương mại điện tử sẽ tự động tạo tài khoản và gửi thông tin đăng nhập qua email của khách.

6 Thêm chức năng lọc tìm kiếm nâng cao

Ngay cả với các trang web không bán bất cứ thứ gì, người dùng vẫn thường xuyên sử dụng thanh tìm kiếm, đặc biệt với các doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử, thanh tìm kiếm phải cung cấp chức năng tìm kiếm nâng cao.

Ví dụ: tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh giúp người dùng tải lên ảnh của một mặt hàng ưa thích và để công cụ tìm kiếm của website thương mại điện tử trả về các sản phẩm giống, gần giống hoặc tương tự sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm.

7 Đa dạng thanh toán và giao hàng

Mua sắm online và thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến, vì thế việc cung cấp các tùy chọn thanh toán phù hợp khi triển khai website thương mại điện tử là rất quan trọng Theo Payment Methods Report 2019, chi phí giao hàng (55%) và quy trình thanh toán phức tạp (26%) là những lý do khiến nhiều người mua từ bỏ giỏ hàng.

Vì vậy, tùy vào sản phẩm và thị trường doanh nghiệp đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với đối tượng khách hàng, sản phẩm và khu vực.

8 Tích hợp hệ thống quản lý nội dung CMS

Hệ thống quản lý nội dung (CMS) giúp lưu trữ và quản lý tất cả nội dung bằng văn bản, hình ảnh và cả tài liệu ở cùng một nơi Doanh nghiệp có thể chỉnh sửa hoặc thêm thông tin mới và các thay đổi sẽ tự động được cập nhật trên website thương mại điện tử CMS cũng có thể hỗ trợ nhân viên phản ứng kịp thời với thông tin phản hồi của khách hàng.

Trang 27

9 Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Phần lớn người mua sắm trên Internet là thế hệ Millennials, Gen Y và Gen Z Các thế hệ này coi trọng tính cá nhân hóa chẳng hạn như những gợi ý, đề xuất hoặc giải pháp cá nhân từ đội ngũ hỗ trợ Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đang cố gắng đáp ứng điều này, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ giúp người mua giải quyết các vấn đề trong quá trình mua hàng, thanh toán, giao hàng, trả hàng, khiếu nại v.v.

10 Tăng cường an toàn và độ bảo mật

Với một website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ lượng lớn dữ liệu về người dùng và thông tin sản phẩm trên chính trang web đó, thế nên, an toàn và bảo mật là yếu tố quan trọng nhất đối với website thương mại điện tử Bất kỳ sự sơ suất nào có thể đưa doanh nghiệp đến rủi ro mất vĩnh viễn các dữ liệu quan trọng và thông tin khách hàng có thể bị đánh cắp và bán đi.

Chẳng hạn như yêu cầu khách hàng đăng nhập với tài khoản mạng xã hội hay một biểu mẫu thanh toán nhỏ với tên, email, số điện thoại, địa chỉ, v.v với cả hai cách này, hệ thống website thương mại điện tử sẽ tự động tạo tài khoản và gửi thông tin đăng nhập qua email của khách.

IV Các hình thức phổ biến

Thương mại điện tử được coi là cánh tay đắc lực của một nhà bán lẻ Các mô hình thương mại điện tử rất khác nhau và được chia ra như sau.

Trang 28

1 Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa

doanh nghiệp và doanh nghiệp Doanh nghiệp cho người tiêu dùng có nghĩa là việc mua bán diễn ra giữa một doanh nghiệp và người tiêu dùng, giống như khi bạn mua một tấm thảm từ một nhà bán lẻ trực tuyến Bạn có thể hiểu đơn giản đây là quá trình mua bán giữa: nhà sản xuất và người bán buôn, người bán buôn và người bán lẻ.

Các phần mềm kinh doanh như phần mềm bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được coi là B2B Ví dụ như các phần mềm của GoSELL bán cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ …

2 Doanh nghiệp với khách hàng (B2C): Bán lẻ trực tuyến B2C là khi một doanh nghiệp bán

hàng cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng, nhưng hoạt động kinh doanh được tiến hành trực tuyến chứ không phải tại một cửa hàng thực Đây được xem là hình thức phổ biến nhất trong E-commerce Ví dụ thực tế là việc bạn mua lẻ một gói mì hoặc gói kẹo đồng nghĩa với việc bạn đã tham gia vào loại hình B2C.

3 Doanh nghiệp với chính phủ (B2G): Mô hình B2G là khi một công ty tư nhân trao đổi hàng

hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng Thực chất, loại hình này là tập hợp con của B2B Tuy nhiên, ở loại hình này, doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm cho các khu vực công, cơ quan nhà nước của chính phủ.

Trang 29

Chẳng hạn, một công ty giám sát có thể đấu thầu trực tuyến một hợp đồng để làm sạch tòa án quận, một công ty CNTT có thể đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của thành phố hoặc nhà thầu quân sự cung cấp vũ khí theo hợp đồng với chính phủ, công ty xây dựng tham gia dự án cầu đường, xây trạm thu phí cho chính phủ.

4 Khách hàng với khách hàng (C2C): C2C hoạt động như các trang trao đổi, mua bán, đấu giá

qua internet trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau Đây có thể là những sản phẩm họ làm ra, chẳng hạn như đồ thủ công hoặc đồ cũ mà họ sở hữu và muốn bán.Ví dụ thực tế của C2C là việc giao dịch các mặt hàng Second Hand Các trang thương mại điện tử dành cho giao dịch này là: Shopee, Amazon, Ebay, Facebook.

5 Khách hàng với Chính phủ (C2G): Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến

trên thế giới, hiện tại cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam C2G được thực hiện khi người tiêu dùng có nhu cầu trả tiền: thuế, điện/nước, bảo hiểm,… qua nền tảng trực tuyến.

6 Khách hàng với doanh nghiệp (C2B): Hoạt động kinh doanh thương mại trực tuyến C2B

(người tiêu dùng đến doanh nghiệp) là khi người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B Tạo giá trị có thể có nhiều hình thức Chẳng hạn, C2B có thể đơn giản như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho một doanh nghiệp hoặc một trang web nhiếp ảnh mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia tự do Ngoài ra, C2B còn là các doanh nghiệp bán hàng secondhand đôi khi mua hàng hóa từ những người dùng internet bình thường.

7 Doanh nghiệp với khách hàng (D2C): Là một mô hình kinh doanh được hoạt động theo

nguyên tắc doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng Có thể phân phối trực tiếp qua cửa hàng chính hãng, website hoặc sàn thương mại điện tử mà không cần phải qua bất kì một bên thứ ba nào Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, sản xuất, marketing và phân phối.

V Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử1 Ưu điểm của thương mại điện tử

- Tiếp cận khách hàng rộng lớn: Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng

trên toàn cầu Không còn giới hạn về địa lý và thời gian, bạn có thể kinh doanh và bán hàng cho

Trang 30

khách hàng từ khắp mọi nơi Điều này mở rộng thị trường và tăng khả năng tìm ra khách hàng mới.

- Tiết kiệm chi phí vận hành: Kinh doanh trực tuyến giúp giảm bớt các chi phí liên quan đến mặt

bằng, trang trí, bảo trì và trả lương cho nhân viên bán hàng Bạn có thể tiết kiệm chi phí vận hành, điều này giúp tăng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tiện lợi và linh hoạt: Thương mại điện tử mang đến sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng Họ

có thể mua sắm và thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào trong ngày và từ bất kỳ nơi đâu chỉ với một kết nối Internet Việc này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.

- Trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa: Thương mại điện tử giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm

cho từng khách hàng Dựa trên dữ liệu và thông tin cá nhân, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh và gợi ý sản phẩm, dịch vụ phù hợp với sở thích và nhu cầu riêng của từng khách hàng Điều này mang lại trải nghiệm cá nhân hóa và tăng khả năng tương tác và chuyển đổi.

- Cạnh tranh và tăng doanh thu: Thương mại điện tử mở ra cánh cửa cho cạnh tranh lớn hơn.

Bằng cách tận dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng tìm thấy và thu hút khách hàng mới Sự cạnh tranh này có thể dẫn đến tăng doanh thu và mở rộng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp.

- Thu thập và phân tích dữ liệu: Thương mại điện tử cung cấp khả năng thu thập và phân tích dữ

liệu khách hàng một cách dễ dàng Bằng cách hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm, sở thích và thông tin cá nhân của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thương hiệu và hoạt động tiếp thị của mình để phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng, chi tiết đến từng ưu đãi đặc biệt và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa.

2 Nhược điểm của thương mại điện tử

- Có thể gặp vấn đề khả năng tương thích của phần mềm / phần cứng Ví dụ như phần mềm

Thương mại điện tử có thể không tương thích với một vài hệ điều hành hoặc một vài hợp phần.

- Chi phí khởi tạo: Chi phí để tạo / xây dựng ứng dụng Thương mại điện tử có thể rất cao Có thể

bị đình trệ trong việc vận hành hệ thống Thương mại điện tử do lỗi hoặc thiếu sót kinh nghiệm.

- Sự tin tưởng của người dùng: Người dùng có thể không tin tưởng các trang web hoặc người

bán vô danh, Mất lòng tin như vậy làm cho người dùng khó mà chuyển từ của hàng truyền thống sang cửa hàng ảo, cửa hàng trực tuyến.

Trang 31

- Bảo mật / Riêng tư: Khó mà đảm bảo sự bảo mật và sự riêng tư khi giao dịch trực tuyến.

- Khi mua sắm trực tuyến, bạn không thể chạm hoặc cảm nhận sản phẩm bằng các giác quan trên cơ thể.

- Không phải lúc nào người dùng đặt hàng cũng có sản phẩm/ dịch vụ ngay lập tức Khách

hàng phải chờ đợi vài ngày mới có thể nhận được hàng Mặc dù hầu hết các trang thương mại điện tử hiện nay cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày tuy nhiên chỉ dành cho một vài sản phẩm/ dịch vụ nhất định cũng như giá ship thông thường là rất cao.

CHƯƠNG 2: CASE STUDY VỀ SHOPEEI Tổng quan về Shopee:

Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến (Shopee Live), và sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015 với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên lĩnh vực thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Shopee hiện nay đã có mặt tại 7 quốc gia ở khu vực châu Á đó là: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan.và đặc biệt ngày 8/8/2016, Shopee đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.

Trang 32

II Bối cảnh gia nhập

Năm 2016, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được cho là tiềm năng nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro do phát triển quá nhanh.

Ở thời điểm hiện tại thị trường thương mại điện tử gần như được nắm giữ bởi các ông lớn như Lazada, Thế Giới Di Động và Sendo, Tiki, Nguyễn Kim.

Cả ba doanh nghiệp đứng đầu thị trường đều được hậu thuẫn bởi những đại gia lớn Nếu như Lazada mới được mua lại bởi Alibaba thì 2 doanh nghiệp nội địa cũng có thế mạnh từ việc kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam từ lâu đời Thế Giới Di Động đã phát triển hệ thống cửa hàng rộng khắp trên toàn quốc còn Sendo là một thành viên của tập đoàn FPT.

Thời điểm tháng 8/2016, Shopee gia nhập thị trường Việt Nam, để có được thị phần này thì Shopee cần đưa ra mô hình kinh doanh phù hợp.

III Chiến lược kinh doanh Shopee áp dụng1 Xác định ứng dụng di động là “đấu trường ”chính

Theo nghiên cứu của Google và Temasek, thời gian sử dụng Internet trên các thiết bị di động tại Đông Nam Á là cao nhất trên khu vực, lên tới 3,6 giờ/ngày/người Hơn nữa, Việt Nam là nước có dân số trẻ, số người sử dụng smartphone chiếm tỷ trọng lớn Nắm bắt được điều này, Shopee xác định thiết bị di động là “đấu trường” chính Shopee thu hút khách hàng của mình bằng cách tập trung phát triển ứng dụng được dành riêng cho từng quốc gia Đây là một phần trong chiến lược

Trang 33

địa phương hóa từng thị trường mà Shopee đang thực hiện Mặt khác, Sàn thương mại điện tử này cũng đẩy mạnh các chương trình ưu đãi nhằm khuyến khích người dùng tải ứng dụng di động của họ; như chiến dịch mua hàng 0 đồng cho khách hàng mới.

Bên cạnh đó, Shopee đã phát triển và tối ưu trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau Giao diện thiết kế web dựa theo thói quen sử dụng của khách hàng giúp việc trải nghiệm của khách hàng được tốt nhất.

2 Lấy nền móng C2C làm nền móng đẩy mạnh B2C

Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới mua bán giữa cá nhân với cá

nhân Báo cáo tài chính cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán, nhằm thu hút khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.

Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ, kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho Trái lại, Shopee còn tạo được hiệu ứng marketing truyền miệng khi sở hữu “chợ” sản phẩm đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua hàng online tăng lên chóng mặt Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp mô hình B2C, điển hình là Shopee Mall, cạnh tranh trực tiếp với Lazada – “gã khổng lồ” thương mại điện tử vào thời điểm đó.

3 Chiến lược truyền thông thông minh

Shopee tập trung truyền thông trên các nền tảng lớn và phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Google và Youtube Cùng với đó là xuất hiện nhiều trên các phương tiện giao thông công cộng, đẩy mạnh 3 chiến dịch chủ lực là:

a Chiến lược sử dụng người nổi tiếng

Kết hợp với chiến thuật sử dụng tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu như: Sơn Tùng MTP, Bảo Anh, Hương Giang hay thậm trí là BLACKPINK Những cái tên được giới trẻ Việt yêu mến, giúp Shopee thu hút sự chú ý.

b Miễn phí vận chuyển

Trang 34

Thông qua một vài khảo sát Shopee nhận thấy rằng phí vận chuyển hàng hóa là rào cản tương đối lớn với cả người mua hàng và bán hàng khi chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online.

Shopee đã xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp, vững chắc Đồng thời nhấn mạnh yếu tố “freeship” trong những chiến dịch quảng bá của mình Shopee sẽ gửi tặng khách hàng số lượng mã miễn phí vận chuyển nhất định trong tháng, kích thích hành vi mua sắm, điều này đánh trúng vào tâm lý của khách hàng khi mua hàng online Đây được coi là chiến lược kinh doanh của Shopee đem lại hiệu quả rõ nét.

Ngoài ra, những dịch vụ giao hàng của Shopee cũng góp vai trò quan trọng khẳng định vị thế của sàn thương mại điện tử này Shopee Express là dịch vụ giao hàng trong 24h kể từ khi lấy hàng thành công, chỉ áp dụng cho các đơn hàng được đặt và giao tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội Hay với Shopee 4H là dịch vụ giao hàng hỏa tốc của Shopee, siêu nhanh chỉ trong 4 tiếng là khách hàng có thể nhận được, cũng áp dụng cho các đơn hàng được đặt và giao tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

c Slogan của Shopee yếu tố hỗ trợ sự thành công

“Thích shopping, lướt Shopee” Câu Slogan ngắn gọn, dễ nhớ nhưng nghe rất bắt tai này tạo sự thích thú cho người nghe Mang thông điệp của Shopee gửi đến người dùng Shopee đã làm rất tốt khi khiến nhiều người tiêu dùng thuộc lòng câu slogan, dù chưa dùng Shopee.

Ngoài ra những chiến dịch sale vào những dịp lễ quan trọng, dịp cuối năm cũng được Shopee triển khai thường xuyên và đều đặn giúp gia tăng lượng khách hàng.

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan