đề bài vai trò của quản lý đối với học viện tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế

31 0 0
đề bài vai trò của quản lý đối với học viện tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của quản lý và những nhân tố tăng vai trò của quản lý:...81.Vai trò của quản lý:...82.Những nhân tố tăng vai trò của quản lý:...10CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI

Trang 1

BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝHình thức thi: Tiểu luận

Thời gian thi: 3 ngày

Đề bài: Vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội

1.Tính cấp thiết của đề tài: 4

2.Phương pháp nghiên cứu: 5

3.Mục đích: 5

4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 5

5.Kết cấu của đề tài: 5

NỘI DUNG 7

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ 7

I Khái niệm về quản lý: 7

II Vai trò của quản lý và những nhân tố tăng vai trò của quản lý: 8

1.Vai trò của quản lý: 8

2.Những nhân tố tăng vai trò của quản lý: 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 12

I Tổng quan về Học Viện Tài Chính 12

II Đánh giá vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quátrình hội nhập quốc tế 13

1.Thực trạng vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính 132.Những thành tựu và kết quả đạt được: 21

3.Hạn chế còn tồn tại: 25

4.Nguyên nhân của hạn chế: 26

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hội nhập quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới hay giữa các quốc gia và những tổ chức khác trong khu vực và toàn cầu về mọi mặt Hội nhập quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Đây cũng được xem là định hướng chiến lược của Đảng ta trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ trật tự an ninh quốc gia Vì vậy, việc xác định rõ và nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức do hội nhập quốc tế mang đến, đặt ra trọng trách cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong nhận thức và đổi mới tư duy đạt tầm chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững

Đặc biệt, trên lĩnh vực giáo dục, hội nhập quốc tế có một vị thế quan trọng Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), vì đây là quốc sách hàng đầu Đảng ta cũng nhiều lần nhấn mạnh, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, cần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD&ĐT, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; đồng thời, GD&ĐT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước Và Học viện Tài Chính cũng không nằm ngoài quá trình này Với vị thế là một trong những trường đào tạo về tài chính – kế toán hàng đầu nước ta, Học viện Tài Chính không chỉ tập trung trong lĩnh vực giáo dục mà yếu tố quản lý cũng được chú trọng đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính luôn coi trọng việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế Bên cạnh những mối quan hệ truyền thống sẵn có, Học viện đã khai thác và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều Trường đại học, Học viện, các cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu uy tín trên thế giới Minh chứng cho điều đó là tỷ lệ sinh viên

Trang 4

ra trường có việc làm và làm việc trong những tổ chức quốc tế đạt hơn 90% Tuy nhiên, với sự đa dạng trong lĩnh vực giáo dục ngày nay, các trường đại học và các trường đào tạo về lĩnh vực kinh tế ngày càng nhiều Vì vậy, vấn đề câu hỏi đặt ra là làm sao để thu hút số lượng sinh viên, giảng viên hàng năm đến với Học viện Tài Chính và điều gì khiến cho Học viện luôn là sự lựa chọn hàng đầu giữa vô vàn các trường đào tạo về lĩnh vực kinh tế khác? Đó chính là bởi phương thức quản lý tại Học viện Tài Chính Chính vì vậy, em quyết định chọn

đề tài: “Vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội

nhập quốc tế” để làm bài tiểu luận.

2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong bài tiểu luận, để nghiên cứu về đề tài này em sẽ sử dụng phương pháp phân tích, thu thập số liệu, thống kê và so sánh để bóc tách bản chất của vấn đề từ đó làm rõ và sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu.

3 Mục đích:

Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là hệ thống hóa những lý luận liên quan đến vai trò của quản lý Từ đó, đưa ra những đánh giá về thực trạng vai trò của quản lý đối với Học viện Tài Chính: những kết quả đã đạt được và hạn chế, thách thức của Học viện Trên cơ sở thực trạng đó để đưa ra một số những giải pháp khắc phục nhằm đưa Học viện phát triển hơn nữa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta.

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Về phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận: có không gian là tại trường Học viện Tài Chính và thời gian từ năm 2010 đến nay.

Về đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận: là vai trò của quản lý đối với Học viện Tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế.

5 Kết cấu của đề tài:

Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của quản lý

Trang 5

Chương II: Thực trạng vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội nhập quốc tế

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tại Học Viện Tài Chính trong quá trình hội nhập Quốc tế

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝI.Khái niệm về quản lý:

Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau Có thể nêu ra một số cách tiếp cận sau:

Tiếp cận kiểu kinh nghiệm: Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự.

Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân: Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người

Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định Sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý

Tiếp cận toán học: Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình toán học Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình logic, thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các mô hình toán học Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất

Trang 7

Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thực tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì

Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về

Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối t ợng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt độngƣ trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).

Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

II Vai trò của quản lý và những nhân tố tăng vai trò của quản lý:1 Vai trò của quản lý:

Trang 8

Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung Ngay từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người đã sớm biết quy tụ nhau thành bầy, nhóm để tồn tại và phát triển Sự cộng đồng sinh tồn này dẫn đến sự hình thành các tổ chức với nội dung liên kết con người cùng hoạt động theo một định hướng với những mục tiêu xác định Quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho cộng đồng xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mô lớn hơn, với tính phức tạp ngày càng cao hơn, đòi hỏi phải có sự phân công và hiệp tác để liên kết những con người trong tổ chức.

Chính từ sự phân công chuyên môn hoá và hiệp tác lao động đã làm xuất hiện một dạng lao động đặc biệt - lao động quản lý C.Mác đã chỉ rõ: “Bất cứ một lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà các hoạt động cá nhân Một nghệ sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (C.Mác, Tư bản, quyển 1 tập 2 trang 28 - 30 NXB Sự thật Hà Nội 1993).

Như vậy, quản lý là một tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, bất kể hình thái kinh tế- xã hội nào Nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất, không thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố của lao động sản xuất.

Quản lý cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình, một đơn vị dân cư đến một quốc gia và những hoạt động trên phạm vi khu vực và toàn cầu Quản lý chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của quốc gia và các tổ chức Vai trò của quản lý đối với các tổ chức thể hiện trên các mặt:

- Quản lý nhằm tạo sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ chức, thống nhất giữa người quản lý với người bị quản lý,

Trang 9

giữa những người bị quản lý với nhau Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổ chức mới hoạt động có hiệu quả.

- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức đó vào việc thực hiện mục tiêu chung đó.

- Quản lý phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (nhân sự, vật lực, tài chính, thông tin ) để đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao

Mục đích của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức - Môi trường hoạt động của tổ chức luôn có sự biến đổi nhanh chóng Những biến đổi nhanh chóng của mỗi trường thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ Quản lý giúp tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ từ môi trường, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức.

2 Những nhân tố tăng vai trò của quản lý:

Quá trình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý Những yếu tố sau đây làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:

Thứ nhất, Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả về quy mô, cơ cấu và trình độ khoa học - công nghệ làm tăng tính phức tạp của quản lý, đòi hỏi trình độ quản lý phải được nâng cao tương ứng với sự phát triển kinh tế.

Thứ hai, Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao và quy mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu khiến cho quản lý có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự phát huy tác dụng của khoa học- công nghệ với sản xuất và đời sống Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển theo nhiều hướng như vật liệu mới, năng lượng mới, điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học đã tạo ra những khả năng to lớn về kỹ thuật và công nghệ Tuy nhiên, khoa học - công nghệ không thể tự động xâm nhập vào sản xuất với hiệu quả

Trang 10

mong muốn, mà phải thông qua quản lý Muốn phát triển khoa học – công nghệ, kể cả việc tiếp nhận, chuyển giao từ nước ngoài vào và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, Nhà nước và các tổ chức phải có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp.

Thứ ba, trình độ xã hội và các quan hệ xã hội ngày càng cao đòi hỏi quản lý phải thích ứng Trình độ xã hội và các quan hệ xã hội thể hiện ở các mặt:

- Trình độ giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn và trình độ văn hóa nói chung của đội ngũ cán bộ, người lao động và của các tầng lớp dân cư.

- Nhu cầu và đòi hỏi của xã hội về vật chất và tinh thần ngày càng cao, càng đa dạng và phong phú hơn.

- Yêu cầu dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội, yêu cầu của người lao động được tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quyết định những vấn đề quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước cũng như công việc của mỗi tổ chức

Thứ tư, Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng Theo xu thế này, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nói chung, các tổ chức nói riêng đang đứng trước những cơ hội to lớn để phát triển như: mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ; thu hút vốn đầu tư; tiếp thu công nghệ tiên tiến Bên cạnh những cơ hội đó là những thách thức lớn do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên cả thị trường thế giới và trong nước Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơ chế quản lý phù hợp để phát triển một cách hiệu quả và bền vững

Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác về kinh tế và xã hội cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý ở Việt Nam như: sự phát triển

Trang 11

dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu; yêu cầu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái và môi trường xã hội trong phát triển.

Trang 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚIHỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾI.Tổng quan về Học Viện Tài Chính

Ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài Chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài Chính - Kế toán Hà Nội (trước đây là Trường cán bộ Tài Chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập năm 1963, năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Tài Chính - Kế toán, sau đó là Trường Đại học Tài Chính – Kế toán Hà Nội), Viện Nghiên cứu Tài Chính (thành lập năm 1960) và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài Chính (thành lập năm 1996).

Figure 1: Logo của Học Viện Tài Chính

Học viện có trụ sở chính tại: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, với sứ mệnh "cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính – kế toán chất lượng cao cho xã hội", Học viện Tài Chính ngày càng lớn mạnh, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao về Tài chính – Kế toán quan trọng cho đất nước

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa; 12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến

Trang 13

31/3/2020 là 671, trong đó có 446 giảng viên; 295 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ Có 02 GS, 53 PGS, 146 TS, 359 ThS và 04 NGND, 23 NGƯT

Học viện thực hiện chức năng đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về Kinh tế, tài chính - kế toán.

II Đánh giá vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội nhập quốc tế.

1 Thực trạng vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính

1.1 Tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong Học viện.

Để Học Viện Tài Chính hoạt động hiệu quả, trở thành một trong những trường đại học đứng đầu về khối ngành kinh tế thì đòi hỏi việc quản lý của Học viện phải tạo được sự thống nhất ý chí và hành động từ cấp cao xuống cấp dưới Và trong thời gian qua, Học Viện Tài Chính đã thực hiện việc này vô cùng hiệu quả, đặc biệt là trong việc thống nhất nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp.

* Hội đồng trường:

Hiện nay, Hội đồng trường là cơ quan cao nhất của Học viện với chức năng là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường; Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động, huy động nguồn lực cho Trường; thực hiện giám sát các hoạt động của Trường, gắn Trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường theo quy định của pháp luật Chính vì vậy, Hội đồng trường là nơi thông qua các quyết nghị, thực thi những nhiệm vụ và quyền

Trang 14

hạn mà Bộ trưởng Bộ Tài Chính giao cho Tất cả những quyết nghị đều được sử dụng con dấu của và bộ máy tổ chức của trường để thực hiện.

Dưới Hội đồng trường là Ban giám đốc của Học viện gồm: 1 giám đốc và 3 phó giám Ban giám đốc là cơ quan trực tiếp điều hành, ra quyết định về hoạt động của các tổ chức trực thuộc gồm: các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị chức năng, các khối Đoàn thể và các khoa.

* Giám đốc:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Học viện; quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện; bổ nhiệm có thời hạn chức danh Phó Giám đốc Học viện.

- Quyết định thành lập hoă …c giải thể các hô …i đồng, các bộ môn thuộc khoa,

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc và trực thuô …c Học viện.

- Ban hành quy chế phối hợp công tác giữa các đơn vị của Học viện; quy chế sử dụng, điều động cán bô …, công chức, viên chức và các văn bản khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm đảm bảo viê …c điều hành, kiểm tra, giám sát mọi hoạt đô …ng của Học viê …n theo quy định của pháp luâ …t

- Quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ cán bô …, công chức, viên chức của Học viện theo quy định của pháp luâ …t và quy định về phân cấp quản lý cán bô … của Bô … Tài chính: Bổ nhiệm có thời hạn, điều đô …ng, luân chuyển, miễn nhiệm chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện; Tuyển dụng viên chức; ký kết các hợp đồng lao động; Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập ở trong nước và nước ngoài theo thẩm quyền được phân cấp,

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của Học viện; Tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học trong

Trang 15

Học viện; xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện.

- Giám đốc là chủ tài khoản của Học viện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng của đơn vị; tổ chức thực hiê …n công tác quản lý chính, tài sản và đầu tư theo đúng các quy định của pháp luâ …t, của Bộ Tài chính và quy chế nội bộ Học viện

- Phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức quần chúng khác trong Học viện thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng; thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan; tổ chức tốt đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người học trong Học viện.

* Phó giám đốc:

- Giúp viê …c cho Giám đốc Học viê …n có các Phó Giám đốc Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và miễn nhiệm các Phó Giám đốc trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện.

- Giúp Giám đốc Học viê …n trong viê …c quản lý và điều hành các hoạt đô …ng của Học viê …n; trực tiếp phụ trách mô …t số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết các công viê …c do Giám đốc Học viê …n giao.

- Khi giải quyết công viê …c được Giám đốc giao, Phó Giám đốc thay mă …t Giám đốc và chịu trách nhiê …m trước Giám đốc về kết quả công viê …c được giao.

* Các đơn vị chức năng và đơn vị sự nghiệp, các Khối Đoàn thể và cáckhoa:

Ví dụ như:

Ban Tài chính – Kế toán:

- Thực hiện kiểm tra nội bộ và tổng hợp, xét duyệt tình hình sử dụng kinh phí đối với các đơn vị có thu & các đơn vị trực thuộc; kiểm tra & giám sát các hồ sơ mua sắm tài sản và sửa chữa lớn nhà cửa

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan