Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Than Hồng Nam

40 1 0
Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Than Hồng Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỞ ĐẦU 5 1. Giới thiệu khái quát về công ty tnhh hồng nam 7 1.1.1. Lịch sử hình thành 7 1.1.2. Sự thay đổi của Công ty TNHH Hồng Nam cho đến nay 7 1.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 8 2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hồng Nam 9 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 9 3. Các chức năng quản trị cơ bản của công ty 10 3.1. Quản trị nhân lực 10 3.2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp 16 3.3. Quản trị chất lượng 20 3.4. Quản trị tài chính 22 3.5. Quản trị Marketing 25 4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 29 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 29 4.2. Kết quả các hoạt động khác 30 4.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 31 5. Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới và kế hoạch kinh doanh trong năm nới 33 KẾT LUẬN 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37   DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp HĐKD Hoạt động kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn LNST Lợi nhuận sau thuế   DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 8 Bảng 3.1: Bảng cơ cấu lao động trong công ty 10 Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng qua các năm 12 Bảng 3.3: Số lượng đào tạo nâng bậc công nhân năm 2023 13 Bảng 3.4: Số lượng cán bộ gửi đi đào tạo bên ngoài và đào tạo khác 14 Bảng 3.5: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo đơn vị 18 Bảng 3.6: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng 19 Bảng 3.7: Tình hình tài sản của Công ty qua 5 năm 2019 – 2023 22 Bảng 3.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2019 - 2023 24 Bảng 3.9: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng 26 Bảng 3.10: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 27 Bảng 4.1: Tình hình doanh thu qua các năm 2019 - 2023 29 Bảng 4.2: Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân 2019-2023 31   DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hồng Nam 9   MỞ ĐẦU Ngành khai thác than có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế hiện nay, bởi nó cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho các ngành công nghiệp nặng và sản xuất điện, là nền tảng quan trọng cho sự tăng trưởng và ổn định kinh tế. Sản xuất than không chỉ giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bằng cách giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả khu vực khai thác và cộng đồng xung quanh. Ngoài ra, ngành này cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước qua thuế và các khoản đóng góp tài chính, hỗ trợ cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Công ty TNHH Hồng Nam hoạt động chuyên về lĩnh vực khai thác và thu gom than cứng. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của công ty qua mỗi thời kỳ. Có thể thấy rằng kết quả kinh doanh rất quan trong đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục những thiếu sót còn tồn tại. Trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động mà kết quả kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng. Đánh giá kết quả kinh doanh giúp công tythấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được. Chính vì lý do đó em đã lựa chọn thực tập tại Công ty TNHH Hồng Nam. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hồng Nam em đã có cơ hội được ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã học vào thực tế của các hoạt động của công ty nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của ngành học. Ngoài ra em còn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ xã hội, tinh thần và trách nhiệm làm việc. Lần thực tập này rất có ý nghĩa đối với các nhân em vì nó giúp em có thể hiểu thấu đáo ý nghĩa của những con số thực tế trên sổ sách, từ đó hiểu hơn về mối quan hệ giữa lý luận và thực tế. Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của báo cáo được chia làm 5 phần chính như sau: 1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hồng Nam. 2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hồng Nam. 3. Các chức năng quản trị cơ bản của công ty. 4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 5. Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới và kế hoạch kinh doanh trong năm tới.   1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hồng Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành Thông tin công ty Tên DN (Tiếng Việt) : Công ty TNHH Hồng Nam Mã số thuế : 5700527591 Địa chỉ : Số nhà 37, phố Đông Hồ, tổ 2, khu 2A, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Người đại diện : Phan Văn Lý Điện thoại : 0982854688 Ngày hoạt động : 04/01/2005 Cơ quan quản lý : Chi cục Thuế Thành phố Hạ Long Loại hình DN : Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN Tình trạng : Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) Vốn điều lệ : 1.000.000.000 Việt Nam đồng 1.1.2. Sự thay đổi của Công ty TNHH Hồng Nam cho đến nay Công ty TNHH Hồng Nam có lịch sử khai thác được gần 20 năm. So với các mỏ hầm lò hiện nay, Công ty TNHH Hồng Nam có trữ lượng và quy mô sản xuất khá lớn. Toàn công ty là một dây chuyền hoàn chỉnh từ khâu kiến thiết cơ bản đến khâu khai thác vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2005, khi mới thành lập, công ty đã gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm quản lý trong cơ chế mới, năng lực tiếp cận thị trường chưa cao, khả năng đầu tư, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất còn chưa được chú trọng. Do vậy mà sản xuất đã có lúc bị đình đốn, trì trệ, than sản xuất ra không tiêu thụ được, công nhân có thời kỳ phải nghỉ không lương luân phiên. Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình, với tinh thần tự lực tự cường với các biện pháp và hướng đi phù hợp, ban lãnh đạo công ty cùng với tập thể công nhân viên đã tìm được hướng đi riêng cho mình, thúc đẩy phát triển, sản xuất kinh doanh. Trước hết, đổi mới lại công tác tổ chức, sắp xếp lại phòng ban đơn vị sản xuất. Hướng sản xuất công ty là lấy khai thác hầm lò làm trọng tâm, tích cực tận thu than lộ vỉa, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Với quan điểm đổi mới trong quản lý, áp dụng nhiều thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2016, Công ty TNHH Hồng Nam có 224 cán bộ công nhân viên trong đó 65 kỹ sư, cử nhân được đào tạo chính quy ở các trường kỹ thuật và kinh tế. Công ty có đội ngũ quản lý giỏi, các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, say mê tìm tòi, học hỏi và một lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề. Năm 2017, công ty mở rộng thị trường sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua ứng dụng máy móc, công nghệ cao, sản phẩm đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Ban lãnh đạo công ty ngày càng chú trọng, quan tâm hơn đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, giúp họ yên tâm hơn để làm việc một cách tích cực và hiệu quả. Năm 2018, công ty đã và đang chú trọng đến việc hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị tư vấn lớn, các viện nghiên cứu, viện khoa học, hợp tác chuyển giao công nghệ... nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư và các chuyên gia. Năm 2019 - 2021, do do dịch Covid -19 bùng phát nên công ty gặp không ít những khó khăn về nguồn lực, điều kiện sản xuất nhưng với sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt và nhạy bén của Ban lãnh đạo công ty, cùng với tinh thần vượt khó, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ, công nhân viên (CB - CNV) trong toàn công ty nên nhiều năm liền công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng lực sản xuất ngày càng phát triển, doanh thu, lợi nhuận tăng dần qua các năm, góp phần nâng cao đời sống CB-CNV của công ty. Năm 2022, Do dịch Covid – 19 dần được kiểm soát nên, kết quả kinh doanh của công ty đã có những bước hồi phục đáng kể. Năm 2023, công ty Công ty TNHH Hồng Nam đang từng bước phát triển mạnh, tiếp tục mở rộng thị trường do các chính sách và đường đi đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. Công ty TNHH Hồng Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong và nước ngoài, được tổ chức và hoạt động theo điều lê của công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt. 1.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh Công ty TNHH Hồng Nam có ngành nghề kinh doanh chính là Khai thác và thu gom than cứng. Ngoài ra các ngành nghề kinh doanh khác khá phù hợp với năng lực của Công ty được Nhà nước cho phép. Công ty TNHH Hồng Nam có các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động như sau: Bảng 1.1: Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh STT Mã ngành Ngành 1 0510 Khai thác và thu gom than cứng 2 0520 Khai thác và thu gom than non 3 0990 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác 4 1020 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 5 1629 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện 6 1910 Sản xuất than cốc 7 2395 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao (Nguồn: Công ty TNHH Hồng Nam) 2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hồng Nam 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy của công ty TNHH được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu công ty, mọi hoạt động tại công ty là Ban giám đốc, dưới đó là các phòng ban chức năng. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty như sau: Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hồng Nam (Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức) Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức công ty: Ưu điểm: - Rõ ràng và chuyên nghiệp: Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, giúp nhân viên biết rõ trách nhiệm và đóng góp của mình vào tổ chức. - Dễ dàng quản lý và kiểm soát: Ban Giám đốc có thể dễ dàng kiểm soát công việc thông qua từng phòng ban, từ đó đánh giá kết quả công việc một cách có hệ thống. - Phân chia công việc minh bạch: Việc phân chia công việc giữa các phòng ban giúp giảm thiểu tình trạng chồng chéo và mất hiệu quả. - Tối ưu hoá chuyên môn: Mỗi phòng ban có thể tập trung phát triển chuyên môn và kỹ thuật trong lĩnh vực của mình, từ đó nâng cao chất lượng công việc. Nhược điểm: - Cứng nhắc trong quy trình làm việc: Mô hình cứng nhắc có thể gây khó khăn khi công ty cần phản ứng nhanh chóng với những thay đổi từ môi trường kinh doanh. - Khó khăn trong trao đổi thông tin: Thông tin có thể bị trì hoãn khi chuyển qua nhiều cấp bậc, làm giảm hiệu quả ra quyết định. - Khả năng đổi mới kém: Mô hình tổ chức này có thể hạn chế sự sáng tạo và đổi mới khi mỗi đơn vị tập trung vào chức năng cố định của mình. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận • Ban lãnh đạo công ty - Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân về mọi hoạt động và quyền lợi, nghĩa vụ của công ty trước pháp luật nhà nước, quản lý điều hành hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về những quyết định của mình và mọi kết quả hoạt động kinh doanh công ty. + Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính về công tác tiền lương, nhân sự. + Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ về công tác kế toán. + Trực tiếp chỉ đạo phòng trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật về kế hoạch khai thác, thu mua. + Chỉ đạo công việc hành chính. - Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được Giám đốc phân công và ủy quyền theo văn bản, điều hành một hoặc một số hoặc một vài lĩnh vực hoạt động của công ty. Và chịu trách nhiệm trước nhà nước và giám đốc về việc đã được phân công phục trách. • Các phòng ban chức năng: - Phòng Hành chính – Tổ chức: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty làm các công tác sản xuất và diều hành quản lý sản xuất kinh doanh co phù hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và giám đốc điều hành về công tác tổ chức nhân sự và tính chính xác trong quá trình thực hiện. Soạn thảo các văn bản, quyết điịnh, quy định trong phạm vi công việc được giao. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho các cuộc họp ở công ty. Có rách nhiệm lưu giữ, bổ sung hồ sơ tài liệu và các văn bản hướng dẫn. - Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Chủ động xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm như kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Giám sát kỹ thuật các công trình thi công, lập phiếu giá thanh toán. - Phòng Kế toán - Tài vụ: Ghi chép đầy đủ các chứng từ ban đầu, cập nhạp sổ sách kế toán, phản ánh đầy đủ chung thực, chính xác và khách quan. Lập báo cáo tài chính đúng thời hạn theo quy định của nhà nước, công bố, công khai kết quả sản xuát kinh doanh, tài sản nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. - Đội khai thác: Tổ chức thi công, sản xuất các công trình, hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch cấp trên đề ra, đúng kỹ thuật và dự toán được lập. 3. Các chức năng quản trị cơ bản của công ty 3.1. Quản trị nhân lực 3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty Bảng 3.1: Bảng cơ cấu lao động trong công ty Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Tổng số 643 647 612 668 700 Lao động theo hình thức Lao động gián tiếp 232 233 238 235 246 Lao động trực tiếp 411 414 374 433 454 Lao động theo giới tính Lao động nữ 204 167 167 174 185 Lao động nam 439 480 445 494 515 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Nhận xét: Lao động trực tiếp trong công ty chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số lao động, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu thì đây là một cơ cấu lao động tương đối hợp lý. Năm 2021 số lao động trực tiếp giảm 37 người so với năm 2021, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh Covid – 19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa số lượng công nhân về hưu sau nhiều năm cống hiến cho công ty. Nhưng năm 2022, khi đại dịch Covid – 19 dần ổn định, công ty đã kịp thời bổ sung từ các nguồn tuyển dụng khác để đáp ứng đủ số lượng lao động trực tiếp cần thiết phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Lao động gián tiếp của công ty chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số lao động của công ty và ít có sự thay đổi qua các năm, chủ yếu là kỹ sư xây dựng, nhân viên quản lý, nhân viên ở các phòng chức năng… Xuất phát từ đặc thù của doanh nghiệp khai thác than nên lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của công ty. 3.1.2. Công tác tuyển dụng Công tác tuyển dụng lao động nhằm bổ xung, thay thế nguồn nhân lực đáp ứng tình hình sản xuất hiện tại và tương lai. Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động thủ trưởng các đơn vị lập kế hoạch tuyển dụng gửi về công ty (Phòng Hành chính – Tổ chức) bằng văn bản nêu rõ nhu cầu về trình độ, nghề nghiệp giới tính... Do tiền thân là doanh nghiệp nhà nước và ban lãnh đạo của công ty có quan điểm cổ điển về hoạt động tuyển dụng nên công ty chủ yếu tuyển dụng lao động từ bạn bè người thân của nhân viên trong doanh nghiệp. Các bước xét tuyển: Bước 1: Xác định như cầu tuyển dụng Do tính chất và yêu cầu của công việc, dẫn tới nhu cầu bổ sung hoặc thay đổi lao động, có thể đáp ứng được nhiệm vụ thì bộ phận có nhu cầu thêm nhân sự hoặc Phòng Hành chính – Tổ chức xét thấy cần thiết làm tờ trình đề nghị Giám đốc tuyển lao động bổ sung. Phòng Hành chính – Tổ chức có trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận đó xem xét nhu cầu và làm tờ trình để trình Giám đốc. Giám đốc sau khi xem xét nhu cầu nếu thấy không cần thiết tuyển thêm. Nếu xét thấy cần thiết thì phê duyệt giao cho Phòng Hành chính – Tổ chức tiến hành thông báo tuyển dụng lao động bằng các hình thức thông tin khác nhau. Bước 2: Thông báo tuyển dụng Việc soạn thảo nội dung, thiết kế thông báo tuyển dụng và đăng tin tuyển dụng do phòng Hành chính – Tổ chức đảm nhiệm. Nội dung của thông báo tuyển dụng được căn cứ vào phiếu đề nghị tuyển nhân sự mà bộ phận có nhu cầu bổ sung thêm nhân viên hoặc phòng Hành chính – Tổ chức đã trình duyệt Giám đốc. Thông báo tuyển bao gồm các nội dung sau: - Tên vị trí cần tuyển, số lượng cần tuyển - Điều kiện làm việc tại Công ty Các tiêu chuẩn nghề nghiệp, trình độ, tuổi, giới tính,... Các tiêu chuẩn này được xác định bởi trưởng bộ phận phòng ban. - Lương và các chế độ khác (nếu cần thiết) - Nơi nộp hồ sơ và hạn nộp hồ sơ Bản thông báo tuyển dụng này, đầu tiên được chuyển đến tất cả các bộ phận phòng ban trong Công ty để mọi người được biết, thông qua đó mọi người trong Công ty sẽ giới thiệu người thân, người quen đến nộp đơn xin việc. Nếu chưa tìm đủ người thì Công ty tiếp tục đăng thêm thông báo tuyển dụng trên tạp chí. Tờ báo được Công ty lựa chọn để đăng tin tuyển dụng là Báo người lao động. Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ tuyển dụng (Phòng Hành chính – Tổ chức của Công ty). - Lý lịch rõ ràng có xác nhận của địa phương (hộ khẩu thường trú) hoặc xác nhận của cơ sở đào tạo nghề. - Đơn xin làm việc. - Bản sao giấy khai sinh. - Giấy khám sức khoẻ (của trung tâm y tế, bệnh viện huyện trở lên) trong thời hạn 6 tháng. -Văn bằng chứng chỉ (bản công chứng) chuyên môn nghiệp vụ. Bước 4: Đối tượng dự tuyển phải qua sát hạch (tuỳ theo yêu cầu kiểm tra). Kiểm tra hồ sơ (Phòng TCTTBV). Kiểm tra lần 1 về trình độ chuyên môn, tay nghề và khả năng giao dịch được kiểm tra theo các lĩnh vực chuyên môn do phòng tổ chức thanh tra bảo vệ đề nghị. Những tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu phải có đủ điều kiện trình độ, khả năng theo từng lĩnh vực. Bước 5: Người trúng tuyển lấy từ cao xuống thấp và được bố trí vào làm việc tại công ty phải trải qua thời gian thử việc từ một đến ba tháng (tuỳ theo từng lĩnh vực). Hết thời gian thử việc cá nhân viết bản thu hoạch. Có ý kiến đánh giá của người chuyên môn thuộc lĩnh vực đó và người sử dụng lao động và đề nghị tổng giám đốc công ty xem xét ký hợp đồng lao động có thời hạn từ một đến ba năm hoặc không xác định thời hạn. Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng qua các năm Đơn vị: Người Năm Số lao động tuyển thêm 2019 70 2020 64 2021 0 2022 62 2023 76 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Dựa vào bảng 3.2 ta thấy: Có sự biến động trong số lượng lao động được tuyển thêm qua các năm. Năm 2019 ghi nhận số lượng lao động tuyển thêm là 70 người, sau đó có sự giảm nhẹ vào năm 2020 với 64 người. Đáng chú ý, năm 2021 không có sự tuyển dụng nào được thực hiện, nguyên nhân do đại dịch COVID-19. Sự tuyển dụng lại tiếp tục trong năm 2022 và 2023 với số lượng lần lượt là 62 và 76 người, cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng. 3.1.3. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển Công ty TNHH Hồng Nam tiến hành xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân sự trên cơ sở: - Phiếu mô tả công việc, bản phân công nhiệm vụ. - Đề xuất đào tạo của người quản lý. - Đơn xin đi học của cá nhân. - Quy định chức năng quyền hạn. - Những người mới được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm Hình thức đào tạo - Đào tạo nội bộ Công ty thực hiện đào tạo nội bộ, đào tạo nâng bậc công nhân hàng năm, đào tạo an toàn lao động khi có sự đổi mới công nghệ hoặc chế tạo sản phẩm mới. Việc đào tạo do những kỹ sư có khả năng của công ty giảng dạy. Khi tiến hành đào tạo giáo viên phải viết giáo án và trình giáo án để tổng giám đốc công ty phê duyệt. Công tác đào tạo chỉ bắt đầu khi có giáo trình được phê duyệt. Giáo viên đào tạo lý thuyết và thực hành theo hình thức tập trung hoặc kèm cặp trên lớp hay trên thực tế máy móc thiết bị, trên dây chuyền sản xuất. Người được đào tạo phải qua kì thi lý thuyết bằng hình thức phỏng vấn hoặc thi viết và thi thực hành. Đề thi do giáo viên soạn và phải được tổng giám đốc công ty hoặc cấp được uỷ quyền phê duyệt. Đào tạo nâng bậc công nhân hàng năm: Người lao động phải thi thực hành bảo vệ bậc và điểm thi phải đạt 6 điểm mới được học bổ túc thi nâng bậc công nhân (thời gian học bổ túc nâng bậc là 4 buổi, giải đáp 1 buổi) điểm thi lý thuyết nâng bậc phải 5 điểm mới được dự thi thực hành, điểm thi thực hành 5 điểm mới được tổng giám đốc hoặc cấp uỷ quyền quyết định nâng bậc. Bảng 3.3: Số lượng đào tạo nâng bậc công nhân năm 2023 TT Nghề dự thi Bậc lương cần đào tạo Số CN dự tuyển 1 2 3 4 5 6 7 1 Thợ khai thác than 23 2 9 7 7 11 59 2 Thợ sắt 4 2 6 2 2 16 3 Thợ hàn điện 1 5 10 1 1 1 19 4 Lái xe 5 5 10 5 CN bê tông thí nghiệm 1 2 1 4 6 Thợ vận hành máy xúc 2 1 3 7 Thợ vận hành máy đào 1 2 1 1 5 8 Thợ vận hành máy khai thác 2 2 9 Thợ lái cẩu 3 1 2 2 8 10 Thợ điện 6 1 1 8 11 Thợ sửa máy 1 2 3 12 Thợ vận hành lò hơi 2 1 3 13 Thợ móc cáp 1 1 1 1 4 14 Thợ gò 2 2 15 Thợ tiện 1 1 37 20 37 13 16 24 147 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) - Đào tạo bên ngoài (Gửi đi các trường lớp, trung tâm để đào tạo) Khi có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế mà công ty không thực hiện được hoặc theo yêu cầu của cá nhân. Do trưởng phòng Tổ chức – Hành chính công ty đề nghị tổng giám đốc công ty xem xét và quyết định. Bảng 3.4: Số lượng cán bộ gửi đi đào tạo bên ngoài và đào tạo khác Năm Số lượng cán bộ gửi đi đào tạo bên ngoài và đào tạo khác 2019 5 2020 8 2021 9 2022 14 2023 18 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) 3.1.4. Công tác tạo động lực cho người lao động Hiện tại trong nội bộ công ty đang áp dụng một số chính sách sau để tạo động lực cho nhân viên. Chính sách tiền lương Hiện nay công ty thực hiện hoạch toán nên tiền lương phụ thuộc vào kết quả SXKD và giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, tự tính lương cho người lao động theo quy chế trả lương của Công ty. Chế độ đóng bảo hiểm luôn được thực hiện nghiêm túc. Hiện nay Công ty đang thực hiện Quy chế quản lý tiền lương với những nội dung chính sau: Đảm bảo tỉnh công bằng, dân chủ, công khai, nhằm động viên CBCNV, người lao động trong Công ty nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tỉnh thần trách nhiệm, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. - Thực hiện phân phối theo lao động và kết quả SXKD; không vượt quá quỹ lương được duyệt (gồm quỹ lương từ SXKD, quỹ lương từ ngân sách như các dự án đầu tư, các đề tài nghiên cứu, hỗ trợ lương ngừng việc cho những người làm việc trên các dây chuyền sản xuất quốc phòng và quỹ BHXH); tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. - Quỹ lương từ SXKD được phân phối cho người lao động không dược vượt quá quỹ lương theo đơn giá tiền lương được cấp trên phê duyệt. Hàng năm sau khi kế hoạch SXKD của Công ty được phê duyệt, Công ty xây dựng và đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phê duyệt đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương làm cơ sở trả lương và quyết toán quỹ lương thực hiện vào cuối năm theo hiệu quả SXKD. - Quỹ lương của khối trực tiếp (công nhân sản xuất) thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, đơn giá tiền lương, sản phẩm nhập kho, sản phẩm dở dang (theo mức độ hoàn thành) có xác nhận về số lượng, chất lượng của các cơ quan chức năng. Quỹ lương được tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương. Phân phối quỹ lương hàng tháng cho người lao dộng do phụ trách đơn vị đề xuất theo ngày công làm việc, tay nghề, vị trí đảm nhiệm và đánh giá kết quả thực hiện công việc với hương theo lương sản phẩm tập thể hoặc số lượng sản phẩm hoản thành, đơn giá sản phẩm với hưởng theo sản phẩm cá nhân). Bộ phận quản lý của đơn vị, trên cơ sở quy chế, tính tiên lương trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành hoặc dở dang và đơn giá sản phẩm.... lập biểu báo cáo phòng Hành chính – Tổ chức thẩm định và Giám đốc phê duyệt. - Với việc tăng quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường, Công ty TNHH Hồng Nam nộp ngân sách mỗi năm hàng tỉ đồng. Cụ thể năm 2019 nộp thuế TNDN là 400 triệu đồng vào ngân sách, năm 2020 nộp 1.444 triệu đồng, sang tới năm 2021 số tiền nộp ngân sách là 2.061 triệu đồng, năm 2022 là 2.420 triệu đồng, năm 2023 là 1.696 triệu đồng. Tình hình nộp ngân sách có sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lợi nhuận trước thuế có sụt giảm. - Thu nhập bình quân đầu người Bảng 3.5: Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân 2019-2023 Các chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm2021 Năm 2022 Năm 2023 Lao động bình quân 643 647 612 668 700 Quỹ lương thưởng thực hiện (Nghìn đồng) 2.000 2.500 2.700 2.700 3.000 Bình quân thu nhập (nghìn đồng/người/tháng) 4.200 4.200 5.000 6000 6.500 (Nguồn Phòng Kế toán – Vật tư) Từ bảng 4.2 ta nhận thấy, quỹ lương thưởng thực hiện có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2019, quỹ lương thưởng là 2.000 triệu đồng, đến năm 2023, quỹ lương thưởng tăng lên 3.000 triệu đồng. Bình quân thu nhập của người lao động cũng tăng lên qua các năm. Đến năm 2023, BQ thu nhập đạt 6.500 triệu đồng/người/tháng. Phúc lợi Tiền ăn giữa ca và ca 3 Tiền ăn ca 3 Trường hợp thời gian làm việc thực tế quá 22h được hưởng xuất ca 3. Mức ăn tối thiểu theo quy định 5000 đồng/xuất. Ăn giữa ca (làm thêm giờ) Trường hợp trong ngày có khối lượng lớn liên tục trùng vào thời gian bữa ăn trưa, tối thì được hưởng mức thêm giờ: 5000 đồng/xuất. - Đối tượng được hưởng: Cán bộ điều hành, cán bộ bán hàng tại công trường, công nhân trực tiếp làm việc tại thời điểm đó, kể cả công nhân thuê ngoài. - Nguyên tắc được hưởng: Xí nghiệp uỷ quyền cho cán bộ điều hành ca đó, căn cứ vào điều kiện làm việc tại công trường xem xét đề nghị cho ăn giữa ca. Cán bộ điều độ sản xuất có trách nhiệm tổ chức bố trí để cán bộ công nhân viên được ăn tại chỗ sau đó chuyển chứng từ để xí nghiệp thanh toán. Bảo hộ lao động Căn cứ vào chế độ quy định và tiêu chuẩn cho các chức danh ngành nghề, hàng tháng xí nghiệp lập danh sách cho những trường hợp đến hạn nhận tại công ty hoặc xí nghiệp tự trang bị bảo hộ theo tiêu chuẩn ngành nghề. Hàng năm công ty chi cho công tác bảo hộ lao động là trên 900 triệu đồng. Tổ chức thi đua lập thành tích Công ty cổ phần bê tông Hà Nội thường xuyên phát động phong trào thi đua lập thành tích trong lao động sản xuất, nhằm tạo động lực, phát huy sáng kiến, tiến tới hợp lý hoá sản xuất kinh doanh. Công ty luôn ghi nhận các thành tích và có khen thưởng kịp thời, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên. Bảo hiểm xã hội Công ty đã thực hiện đăng ký nội quy lao động, thoả ước tập thể và đăng ký hệ thống thang bảng lương với Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh. Đến nay 100% cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty đều được ký kết hợp đồng lao động và đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Khen thưởng Khen thưởng kịp thời giúp cho người lao động luôn tích cực với công việc được giao, năng suất lao động tăng so với kế hoạch. Công ty tiến hành khen thưởng trong các trường hợp: - Chuyên cần trong sản xuất hàng ngày. - Đạt năng suất cao so với kế hoạch. - Tìm tòi và sáng tạo ra cách làm mới đạt hiệu quả cao hơn so với ban đầu. Chế độ khác Hàng năm công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan du lịch, nghỉ mát... Trợ cấp khó khăn, động viên thăm hỏi cán bộ công nhân viên trong công ty có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, cha mẹ già yếu. 3.2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai vấn đề quyết định đến sự tồn tại của Công ty. Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra, từ đó cho các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính cân đối và sự phù hợp với thực tế sản xuất trên cơ sở đó xác định phương hướng chiến lược sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. a. Phân tích sản lượng theo đơn vị sản xuất Công ty là đơn vị chủ yếu khai thác bằng phương pháp hầm lò 70,30% năm 2022 và 81,58% năm 2023 về sản lượng than sản xuất. Qua bảng 3.1 cho thấy tổng sản lượng sản xuất tăng so với năm 2022 là 21,59% tương ứng với con số tuyệt đối là 270.068 tấn, tăng so với kế hoạch là 8,64% (120.941 tấn). Than lộ vỉa tuy chiếm tỉ trọng không lớn là 18,42% nhưng trong năm đã có sản lượng tăng 14,49% (43.484 tấn) so với kế hoạch, tuy sản lượng giảm 34,99% (184.857 tấn) so với năm 2022, chứng tỏ tình hình sản xuất của Công ty về mặt khai thác lộ vỉa có sự thay đổi (giảm khai thác lộ vỉa, đầu tư phát triển khai thác hầm lò), sản lượng lộ vỉa vẫn đạt và vượt mức kế hoạch đã đề ra. Sản lượng than hầm lò trong năm 2023 đạt 1.520.941 tấn tăng 270.068 tấn (21,59%) đồng thời tỉ trọng cũng tăng 11,28% so với năm 2022. Nhưng so với kế hoạch đề ra sản lượng tăng 120.941 tấn (8,64%) còn tỉ trọng lại giảm 0,77%. Hầu hết các phân xưởng khai thác đều không đạt được mục tiêu đặt ra. Trong số các phân xưởng khai thác than thì chỉ có phân xưởng khai thác 3,6,8,12, phân xưởng lò đá là có sản lượng vượt so với kế hoạch năm 2023. Cụ thể là phân xưởng khai thác 3 có sản lượng than năm 2023 là 152.696 tấn 47.334 tấn (44,93%) so với thực hiện năm 2022 và tăng 16.591 tấn (12,19%) so với kế hoạch. Nhưng so với năm 2022 thì sản lượng một số phân xưởng tăng khá nhiều như phân xưởng 3, 5, 6, 8, 9, 11…Cụ thể: Sản lượng của năm 2023 tăng so với thực hiên 2022 là, phân xưởng 5 tăng 46.780 tấn (143,3%), phân xưởng 8 tăng 63,58% tương đương với 66.309 tấn, phân xưởng 9 tăng 41,61 % tương đương tăng 33.200 tấn,… Sản lượng khai thác một số phân xưởng không đạt chỉ tiêu đề ra so với kế hoạch đề ra nhưng tổng sản lượng thực hiện tốt hơn so với năm 2022 và kế hoạch (phân xưởng KT5, KT10). Sản lượng phân xưởng lò đá năm 2023 đạt 34.492 tấn (chiếm 1,85% tổng sản lượng sản xuất), vượt ngoài kế (3.257 tấn) so với năm 2022. Sản lượng phân xưởng KT7 năm 2023 đạt 99.374 tấn (chiếm 5,33% tổng sản lượng sản xuất), giảm 2,55% (5.826 tấn) so với năm 2022, đồng thời cũng giảm 5,54 % (2.602 tấn) so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của sự giảm này là do thời tiết không thuận lợi, máy móc sử dụng lâu năm năng suất kém, cũng là do phân xưởng thay đổi diện sản xuất nên tập trung công nhân di chuyển hệ thống giá đến diện sản xuất mới do đó sản lượng giảm. Nhìn chung, năm 2023 sản lượng khai thác của Công ty tăng so với năm 2022, tuy nhiên tăng không nhiều. Do Công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như diện tích sản xuất bị thu hẹp điều kiện địa chất của vỉa than phức tạp. Bảng 3.6: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo đơn vị STT Tên đơn vị TH 2022 (Tấn) KH 2023 TH 2023 So sánh TH 2023 với Sản lượng (Tấn) Kết cấu (%) Sản lượng (Tấn) Kết cấu (%) TH 2022 KH 2023 I Than hầm lò 1.250.873 1.400.000 82,35 1.520.941 81,58 21,59 8,64 1 Phân xưởng KT1 137.208 112.460 6,62 119.696 6,42 -12,76 6,43 2 Phân xưởng KT2 135.668 130.438 7,67 135.730 7,28 0,05 4,06 3 Phân xưởng KT3 105.362 136.105 8,01 152.696 8,19 44,93 12,19 4 Phân xưởng KT4 122.493 115.430 6,79 120.069 6,44 -1,98 4,02 5 Phân xưởng KT5 32.645 83.215 4,90 79.425 4,26 143,30 -4,56 6 Phân xưởng KT6 118.823 130.510 7,68 145.798 7,82 22,70 11,71 7 Phân xưởng KT7 101.976 105.200 6,19 99.374 5,33 -2,55 -5,54 8 Phân xưởng KT8 104.286 149.700 8,81 170.595 9,15 63,58 13,96 9 Phân xưởng KT9 79.784 110.640 6,51 112.984 6,06 41,61 2,12 10 Phân xưởng KT10 93.458 107.230 6,31 106.272 5,70 -13,71 -0,89 11 Phân xưởng KT11 112.054 141.000 8,29 149.900 8,04 33,77 6,31 12 Phân xưởng KT12 75.881 78.072 4,59 93.781 5,03 23,59 20,12 13 Phân xưởng lò đá 31.235 34.492 1,85 10,43 Than lộ vỉa 528.341 300.000 17,65 343.484 18,42 -34,99 14,49 Toàn công ty 1.779.214 1.700.000 100,00 1.864.425 100,00 (Nguồn: Phòng Kế toán – Vật tư) b. Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng Căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất của các mặt hàng và khả năng tiêu thụ trên thị trường mà Công ty đề ra phương hướng sản xuất cho phù hợp. Muốn có được số lượng này Công ty cần đầu tư công tác nghiên cứu thị trường, phải tổ chức thu thập thông tin kinh tế và tổ chức xử lý để có những kết luận đúng đắn về sản phẩm sản xuất. Sản phẩm của Công ty không chỉ bán than nguyên khai mà còn bán nhiều loại than khác như: Than cám, than cục… đã qua sơ tuyển để ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu tiêu dung của khách hàng. Có thể thấy rõ hơn chủng loại than sản xuất của Công ty qua bảng 3.6: Bảng 3.7: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng TT Tên chỉ tiêu Thực hiện 2022 Kế hoạch 2023 (Tấn) Thực hiện 2023 So sánh TH 2022 với Sản lượng (Tấn) Kết cấu (%) Sản lượng (Tấn) Kết cấu (%) TH 2022 (%) KH 2023 (%) 1 Than cục xô 29.776 1,86 43.000 23.782 1,56 -20,13 -44,69 2 Than cám 1.558.444 97,60 1.402.000 1.494.622 98,04 -4,10 6,61 -Than cám 5 694.144 43,47 884.000 625.046 41,00 -9,95 -29,29 -Than cám 6a 55.388 3,47 135.500 169.830 11,14 206,62 25,34 -Than cám 6b 769.608 48,20 365.500 702.186 46,06 -8,76 92,12 -Than cám 7a 38.585 2,42 17.000 -2.439 -0,16 -106,32 -114,35 -Than cám 7b 720 0,05 -100,00 3 Than bùn 8.566 0,54 6.098 0,40 -28,81 CỘNG 1.596.786 100,00 1.445.000 1.524.502 100,00 -4,53 5,5 (Nguồn: Phòng Kế toán – Vật tư) Năm 2023, Công ty áp dụng các biện pháp thúc đẩy sản xuất nên sản lượng than khai thác tăng, số lượng than sàng sạch của Công ty được chia làm 2 nhóm theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo tiêu chuẩn cơ sở. Qua bảng 3.6 cho thấy rằng than nguyên khai sản xuất năm 2023 là 1.864.425 tấn tăng 85.211 tấn (4,79%) so với năm 2022 và tăng so với kế hoạch là 164.425 tấn (9,67%). Xí nghiệp quản lý tốt, ổn định sản xuất. Sản lượng than sạch năm 2023 là 1.524.502 tấn giảm 180.160 tấn (4,53%) so với năm 2022, tăng 79.502 tấn (5,5%) so với kế hoạch đặt ra. Than sạch được chia làm 3 loại là than cục xô, than cám và than bùn: Than cục xô năm 2023 chiếm tỉ trọng 1,56%, giảm 20,13% (5.994 tấn) so với năm 2022, đồng thời cũng giảm 44,69 % (19.218 tấn) so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do điều kiện địa chất mỏ và nhu cầu về loại than này giảm. Than bùn là mặt hàng chủ yếu, năm 2023 sản lượng than bùn là 1.494.622 tấn (chiếm 98,04% tỉ trọng than sạch sản xuất), so với năm 2022 tỉ trọng than bùn tăng 0,44%, tuy nhiên sản lượng lại giảm 4,10% (63.822 tấn) đồng thời lại vượt mức kế hoạch 6,61% tương đương với con số tuyệt đối là 92.622 tấn. Trong than bùn, các mặt hàng chiếm tỉ trọng chính là than cám 5 (41%), than cám 6b (46,06%). Tuy nhiên lại có than cám 7a chiếm tỉ trọng -0,16%, không có than cám 7b, nguyên nhân do 2 mặt hàng này không còn phù hợp với nhu cầu thị trường. Theo kế hoạch đề ra, chỉ có than cám 6a và 6b vượt chỉ tiêu. Cụ thể như than cám 6a tăng 206,62% (114.442 tấn) so với năm 2022 và tăng 25,34% (34.330 tấn) so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên than cám 6b cũng vượt mức kế hoạch là 92,12% (336.686 tấn) nhưng lại giảm 8,76% (67.422 tấn) so với năm 2022. Còn lại các mặt hàng khác đều không đạt chỉ tiêu và giảm so với năm 2022. Đồng thời sản lương giảm kéo theo tỉ trọng cũng giảm. Qua phân tích trên cho thấy các mặt hàng than sạch năm 2023 đều giảm so với năm 2022 và tăng không nhiều so với kế hoạch, nguyên nhân do điều kiện địa chất và nhu cầu về thị trường giảm so với năm trước. 3.3. Quản trị chất lượng Quản trị chất lượng trong một công ty sản xuất than đặc biệt quan trọng do tính chất nguy hiểm và tác động môi trường của ngành. Đây là một ngành công nghiệp đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, không chỉ để đảm bảo an toàn cho nhân viên mà còn để bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cơ sở vật chất hạ tầng tại Công ty TNHH Hồng Nam tuy quy mô vừa nhưng vẫn luôn cập nhật bổ sung, lắp đặt những công nghệ tiên tiến của các tập đoàn lớn trong nước để có thể phát triển, phục vụ cho mô hình kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Tổng diện tích nhà máy và bãi chứa xỉ là 100 ha, diện tích chiếm dụng đất tạm thời làm bãi tập kết vật liệu thi công là khoảng 37,5 ha. Khu nhà máy chính bao gồm: - Lò hơi có kích thước mặt bằng 91,3x58,8m. Mỗi tổ máy gồm 1 lò hơi - Gian tua bin có kích thước mặt bằng 32 x 192m; - Kho than có kích thước 525x110m và 351x110m; - Bộ lọc bụi tĩnh điện ESP, ứng với mỗi tổ máy có 2 bộ khử bụi tĩnh điện. Tổng số bộ khử bụi tĩnh điện là 4 bộ, kích thước cho mỗi tổ máy là 67x31.3m; - Nhà điều khiển trung tâm cho mỗi tổ máy kích thước 21x27,25m, cao 16,5m, kết cấu bê tông cốt thép; - Nhà điều khiển ESP cho mỗi tổ máy, kết cấu bê tông cốt thép có kích thước 12x30m cao 9m; - Máy biến áp chính và máy biến áp tổ máy tựa trên móng cọc bê tông cốt thép với tường bê tông bao che; - Lò hơi và thiết bị phụ trợ. - Buồng đốt: Buồng đốt sẽ là kiểu bức xạ, vách ống hàn màng, làm mát bằng nước. Ống buồng đốt sẽ là ống xoắn trơn hoặc ống thẳng có rãnh xoắn trong tuỳ theo thiết kế của nhà sản xuất. - Các vách nước buồng đốt sẽ được chế tạo sẵn thành từng tấm (panel) tại xưởng chế tạo, cho phép rút ngắn thời gian lắp đặt tại hiện trường; - Áp suất thiết kế của buồng đốt, các vách nước, kết cấu tăng cứng buồng đốt sẽ phù hợp với qui phạm NFPA xuất bản mới nhất; - Kích thước buồng đốt được chọn sao cho có đủ không gian để phát triển ngọn lửa và đảm bảo cháy kiệt nhiên liệu trước khi rời buồng đốt. Tại các vị trí thích hợp trên các vách buồng đốt bố trí các cửa tiếp cận có kích thước thích hợp để phục vụ kiểm tra và bảo dưỡng bên trong, và các lỗ để bố trí thiết bị thổi bụi; - Trên trần buồng đốt bố trí các lỗ cáp với khoảng cách thích hợp để phục vụ treo giàn giáo, nâng chuyển vật tư thiết bị... trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng bên trong buồng đốt; - Lỗ thoát tro bên dưới buồng đốt sẽ có chiều rộng ít nhất 1,5 m; - Hệ thống vách buồng đốt sẽ được treo vào kết cấu thép chính của lò hơi và được thiết kế chịu được tải trọng vận hành và tải trọng thử nghiệm, kể cả các bộ phận gắn trên đó như hệ thống dầm tăng cứng, bảo ôn, và các bộ phận tương tự; - Trên vách buồng đốt cũng sẽ bố trí tại các vị trí dễ tiếp cận các cửa quan sát cho phép quan sát dưới góc nhìn rộng ngọn lửa và vách buồng đốt từ đáy đến đỉnh; - Buồng đốt sẽ được thiết kế để lắp đặt ít nhất hai bộ camera giám sát ngọn lửa và ít nhất hai bộ camera giám sát phễu tro. - Vòi đốt: Vòi đốt có thể bố trí kiểu tiếp tuyến trên vách hoặc ở góc buồng đốt, hoặc bố trí đối diện trên tường trước và tường sau của buồng đốt, tuỳ theo thiết kế của nhà sản xuất. Các vòi đốt than bột phải đáp ứng các yêu cầu sau: Là loại vòi phun NOx thấp, giảm thiểu NOx hình thành trong buồng đốt; Có các thiết bị đo lưu lượng gió. Các bộ điều chỉnh lưu lượng và van điều tiết gió vòi đốt sẽ được gắn các cơ cấu chấp hành bằng điện được thiết kế làm việc liên tục để cho phép điều chế lưu lượng gió vòi đốt. Trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến than, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSH) là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường là bắt buộc để giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất. Quản lý chất lượng sản phẩm thông qua kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra, cùng với việc đạt được các chứng nhận chất lượng như ISO 9001, là chìa khóa để sản phẩm than đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường. Cải tiến liên tục qua phương pháp PDCA (Plan-Do-Check-Act) và các sáng kiến Kaizen giúp công ty nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm một cách bền vững. Quản lý rủi ro, bao gồm phân tích và chuẩn bị kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp, cũng là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn và ổn định sản xuất. Ngoài ra, việc đào tạo và phát triển nhân viên về các tiêu chuẩn an toàn lao động và quy trình quản lý chất lượng đóng một vai trò quan trọng, đảm bảo rằng mọi người đều có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả. Tóm lại, quản trị chất lượng trong công ty sản xuất than không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp luật mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. 3.4. Quản trị tài chính Tình hình tài sản công ty: Bảng 3.8: Tình hình tài sản của Công ty qua 5 năm 2019 – 2023 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2022 Năm 2023 Tài sản ngắn hạn 74.234 82.449 111.041 123.535 123.833 Tài sản dài hạn 1.794 993 1.530 696 400 Tổng cộng tài sản 76.028 83.442 112.571 124.231 124.233 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Nhìn vào con số tổng thể ta nhận thấy tổng tài sản tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2019 tổng tài sản của công ty là 76.028 triệu đồng. Sang năm 2020 tổng tài sản tăng lên đạt 83.442 triệu đồng và tăng 9,75% so với năm 2019. Đến năm 2021 tổng tài sản là 112.571 triệu đồng, tăng 34,91% so với năm 2020. Năm 2022 tổng tài sản của công ty mạnh khi đạt khoảng 124.231 triệu đồng và tăng 11.660 triệu đồng so với năm 2021. Năm 2023 tổng tài sản của công ty lên đến hơn 124.233 triệu đồng, tăng khoảng 2 triệu đồng so với năm 2022. Với mức tăng như trên thể hiện quy mô của công ty ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó với mức tăng trưởng như vậy có thể là một dấu hiệu tốt khi sự sự gia tăng đều qua các năm sẽ làm cho thị phần ổn định duy trì hoạt động kinh doanh. Tình hình nguồn vốn: Bảng 3.9: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2019 - 2023 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Nợ phải trả 29.551 38,87 31.231 37,43 40.470 35,95 42.287 34,04 47.732 35,17 Vốn chủ sở hữu 46.477 61,13 52.211 62,57 72.101 64,05 81.944 65,96 87.986 64,83 Tổng nguồn vốn KD 76.028 100 83.442 100 112.571 100 124.231 100 135.718 100 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Chỉ tiêu So sánh năm 2020/2019 So sánh năm 2021/2020 So sánh năm 2023/2022 Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Nợ phải trả 1.680 5,69 9.239 29,58 5.445 12,88 Vốn chủ sở hữu 5.734 12,34 19.890 38,1 6.042 7,37 Tổng nguồn vốn KD 7.414 9,75 29.129 34,91 11.487 9,25   Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng nguốn vồn của Công ty tăng nhanh trong năm 2020 - 2021. Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2020 so với năm 2019 tăng 7.414 triệu đồng. Tương ứng tốc độ tăng là 9,75%, trong đó tăng nhiều nhất là vốn chủ sở hữu. Năm 2021 so với năm 2020, tổng nguốn vốn tăng 29.129 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 34,91%. Năm 2023 so với năm 2022, tổng nguồn vốn Công ty tăng 9,25%. Về chỉ tiêu nguồn vốn, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn với chỉ tiêu nợ phải trả. Năm 2019 tổng số nợ phải trả là 29.551 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 38,87%, đến năm 2023 tỷ trọng tăng lên 35,17% tương ứng số tiền là 47.732 triệu đồng. Ngược lại vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ 61,13% năm 2019 lên 64,83% năm 2023. Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng khởi sắc, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm và mức tăng tương đối cao. Giải thích về điều này là do công ty mở rộng quy mô hoạt động. Đây là dấu hiệu đáng mừng khẳng định các bước phát triển mới của công ty trong tương lai. 3.5. Quản trị Marketing Tình hình tiêu thụ sản phẩm a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng Trong cơ chế của Công ty là đơn vị tập trung khai thác than nguyên khai, vận chuyển giao cho Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng chế biến tiêu thụ trên thị trường. Đồng thời, Công ty có tiến hành sơ tuyển bằng các thao tác thủ công từ khối lượng than nguyên khai có chất lượng xấu để loại bỏ đá xít ngay trên bãi chứa than cửa lò, và than thu được một phần dùng để tiêu thụ nội bộ và phần lớn giao cho Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng. Dưới đây là bảng 3.3 phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Bảng 3.10: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng Đơn vị tính: Tấn TT Tên khách hàng Thực hiện năm 2022 Kế hoạch năm 2023 Thực hiện năm 2023 So sánh TH2023/TH2022 So sánh TH2023/KH2023 +/- % +/- % I Than bán qua Công ty Kho vận & Cảng 1.536.633 1.440.000 1.218.339 (318.294) (20,71) (221.661) (15,39) 1 Xuất khẩu 165.978 250.000 421.666 255.688 154,05 171.666 68,67 2 Hộ điện 696.642 759.000 430.307 (266.335) (38,23) (328.693) (43,31) 3 Hộ đạm 37.316 40.000 15.553 (21.763) (58,32) (24.447) (61,12) 4 Các đơn vị kinh doanh trong Vinacomin 636.697 391.000 350.813 (285.884) (44,90) (40.187) (10,28) II Bán cho Công ty kho vận Biển Đông 508.073 508.073 508.073 III Than bán tại Công ty 11.348 0 1.728 (9.620) (84,77) 1.728 1 Nội bộ doanh nghiệp 2.782 1.728 (1.054) (37,88) 1.728 2 Hộ khác 8.566 (8.566) (100) 0 Tổng cộng 1.547.981 1.440.000 1.728.141 180.160 11,64 1.728 0,12 (Nguồn: Phòng Kế toán – Vật tư)  Qua bảng 3.9, than tiêu thụ được bán qua Công ty Kho vận & Cảng, Cty kho vận Biển Đông và bán tại Công ty. Trong đó, bán qua Công ty Kho vận & Cảng là chủ yếu, năm 2023 sản lượng than là 1.218.339 tấn giảm 318.294 tấn (20,71%) so với năm 2022 và giảm 221.661 tấn (15,39%) . Sản lượng than bán qua Công ty Kho vận & Cảng giảm chủ yếu do hộ điện giảm 266.335 tấn (38,23%) so với năm 2022 và giảm 328.693 tấn (43,31%) so với kế hoạch đề ra, các đơn vị kinh doanh trong công ty giảm 285.884 tấn so với năm 2022 và giảm 40.187 tấn (10,28%) so với kế hoạch, tuy xuất khẩu tăng 255.688 tấn (154,05%) so với năm 2022 và vượt mức kế hoạch là 221.661 tấn (15,39%) nhưng không bù đắp được những khoản giảm trừ. Nguyên nhân do trên thị trường chung, ngành than đang gặp khó khăn. Than bán tại Công ty năm 2023 là 1.728 tấn và giảm 9.620 tấn (84,77%) so với năm 2022 nhưng vượt ngoài dự tính năm 2023, do sản lượng than bán qua Công ty Kho vận & Cảng bị giảm ngoài dự kiến. Đồng thời Công ty bán than cho công ty kho vận Biển Đông là 508.073 tấn để tránh tồn. Qua đó cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nắm bắt nhanh nhẹn thị trường, ứng phó nhanh với tình hình chung và chuyển biến hợp lý. b. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào khách hàng, đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để thấy rõ được tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, xét bảng 3.4: Bảng 3.11: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2022 TH 2023 So sánh TH2023 với TH2022 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) +/- % I Than cục xô Tấn 38.422 2,48 21.775 1,26 (16.647) (43,33) II Than cám Tấn 1.500.994 96,96 1.700.145 98,38 199.151 13,27 - Than cám 5 Tấn 696.642 45,00 639.931 37,03 (56.711) (8,14) -Than cám 6a Tấn 36.752 2,37 192.169 11,12 155.417 422,88 - Than cám 6b Tấn 726.862 46,96 860.269 49,78 133.407 18,35 - Than cám 7a Tấn 40.019 2,59 7.604 0,44 (32.415) (81,00) -Than cám 7b Tấn 720 0,05 0 (720) (100,00) III Than bùn Tấn 8.566 0,55 6.221 0,36 (2.345) (27,37) Tổng cộng 1.547.981 100,00 1.728.141 100,00 180.160 (11,64) (Nguồn: Phòng Kế toán – Vật tư) Qua bảng 3.10 cho thấy sản lượng than cám năm 2023 là 1.700.145 tấn tăng 199.151 tấn (13,27%) so với năm 2022. Trong đó than cám là chiếm tỉ trọng lớn 98,38% sản lượng than tiêu thụ, than cục xô chiếm 1,26% và than bùn chiếm 0,36%,tỷ trọng có sự chênh lệch này nguyên nhân là do nhu cầu của 3 loại than là khác nhau, nhu cầu than cám trên thị trường tăng rất mạnh. Tăng mạnh nhất là cám 6a sản lượng năm 2023 là 192.169 tấn tăng so với năm 2022 là 155.417 tấn (422,88%). Đồng thời tỷ trọng than cám 6a có sự thay đổi lớn, năm 2022 sản lượng chỉ chiếm 2,37% tổng sản lượng than tiêu thụ đến năm 2023 tỷ trọng lên là 11,12%, nguyên nhân do công nghệ sản xuất, máy móc mới, nhu cầu thị trường về loại than này vẫn cao. Than cám 5 và than cám 6b vẫn là 2 loại mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Than cám 5 so với năm 2022 tỷ trọng có giảm nhưng vẫn chiếm 37,03% tổng sản lượng than tiêu thụ trong năm 2023, do sản lượng giảm 56.711 tấn (8,14%). Năm 2023, sản lượng than cám 6b là 860.269 tấn tăng 133.407 tấn (18,35%) so với năm 2022, và tỉ trọng chiếm 49,78% cho thấy mặt hàng ngày càng được ưa chuộng, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh .

Trang 1

2 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hồng Nam 9

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 9

3 Các chức năng quản trị cơ bản của công ty 10

4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây .29 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 29

4.2 Kết quả các hoạt động khác 30

4.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 31

5 Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới và kế hoạch kinh doanh trong năm nới 33

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 3

DANH MỤC BẢ

Bảng 1.1: Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 8

Y Bảng 3.1: Bảng cơ cấu lao động trong công ty 10

Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng qua các năm 12

Bảng 3.3: Số lượng đào tạo nâng bậc công nhân năm 2023 13

Bảng 3.4: Số lượng cán bộ gửi đi đào tạo bên ngoài và đào tạo khác 14

Bảng 3.5: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo đơn vị 18

Bảng 3.6: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng 19

Bảng 3.7: Tình hình tài sản của Công ty qua 5 năm 2019 – 2023 22

Bảng 3.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2019 - 2023 24

Bảng 3.9: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng 26

Bảng 3.10: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 27

Bảng 4.1: Tình hình doanh thu qua các năm 2019 - 2023 29

Bảng 4.2: Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân 2019-2023 31

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hồng Nam 9

Trang 5

MỞ ĐẦU

Ngành khai thác than có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế hiện nay, bởi nó cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho các ngành công nghiệp nặng và sản xuất điện, là nền tảng quan trọng cho sự tăng trưởng và ổn định kinh tế Sản xuất than không chỉ giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bằng cách giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả khu vực khai thác và cộng đồng xung quanh Ngoài ra, ngành này cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước qua thuế và các khoản đóng góp tài chính, hỗ trợ cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

Công ty TNHH Hồng Nam hoạt động chuyên về lĩnh vực khai thác và thu gom than cứng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của công ty qua mỗi thời kỳ Có thể thấy rằng kết quả kinh doanh rất quan trong đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục những thiếu sót còn tồn tại Trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động mà kết quả kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng Đánh giá kết quả kinh doanh giúp công tythấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được Chính vì lý do đó em đã lựa chọn thực tập tại Công ty TNHH Hồng Nam

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hồng Nam em đã có cơ hội được ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã học vào thực tế của các hoạt động của công ty nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của ngành học Ngoài ra em còn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ xã hội, tinh thần và trách nhiệm làm việc Lần thực tập này rất có ý nghĩa đối với các nhân em vì nó giúp em có thể hiểu thấu đáo ý nghĩa của những con số thực tế trên sổ sách, từ đó hiểu hơn về mối quan hệ giữa lý luận và thực tế.

Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của báo cáo được chia làm 5 phần chính như sau:

1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hồng Nam.

2 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hồng Nam.3 Các chức năng quản trị cơ bản của công ty.

Trang 6

4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.5 Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới và kế hoạch kinhdoanh trong năm tới.

Trang 7

1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hồng Nam

1.1.1 Lịch sử hình thành

Thông tin công ty

Tên DN (Tiếng Việt) : Công ty TNHH Hồng Nam

Địa chỉ : Số nhà 37, phố Đông Hồ, tổ 2, khu 2A, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Người đại diện : Phan Văn Lý

Ngày hoạt động : 04/01/2005

Cơ quan quản lý : Chi cục Thuế Thành phố Hạ Long

Loại hình DN : Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN

Tình trạng : Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) Vốn điều lệ : 1.000.000.000 Việt Nam đồng

1.1.2 Sự thay đổi của Công ty TNHH Hồng Nam cho đến nay

Công ty TNHH Hồng Nam có lịch sử khai thác được gần 20 năm So với các mỏ hầm lò hiện nay, Công ty TNHH Hồng Nam có trữ lượng và quy mô sản xuất khá lớn Toàn công ty là một dây chuyền hoàn chỉnh từ khâu kiến thiết cơ bản đến khâu khai thác vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2005, khi mới thành lập, công ty đã gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm quản lý trong cơ chế mới, năng lực tiếp cận thị trường chưa cao, khả năng đầu tư, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất còn chưa được chú trọng Do vậy mà sản xuất đã có lúc bị đình đốn, trì trệ, than sản xuất ra không tiêu thụ được, công nhân có thời kỳ phải nghỉ không lương luân phiên Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình, với tinh thần tự lực tự cường với các biện pháp và hướng đi phù hợp, ban lãnh đạo công ty cùng với tập thể công nhân viên đã tìm được hướng đi riêng cho mình, thúc đẩy phát triển, sản xuất kinh doanh Trước hết, đổi mới lại công tác tổ chức, sắp xếp lại phòng ban đơn vị sản xuất Hướng sản xuất công ty là lấy khai thác hầm lò làm trọng tâm, tích cực tận thu than lộ vỉa, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động Với quan điểm đổi mới trong quản lý, áp dụng nhiều thành tựu

Trang 8

của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm 2016, Công ty TNHH Hồng Nam có 224 cán bộ công nhân viên trong đó 65 kỹ sư, cử nhân được đào tạo chính quy ở các trường kỹ thuật và kinh tế Công ty có đội ngũ quản lý giỏi, các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, say mê tìm tòi, học hỏi và một lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề

Năm 2017, công ty mở rộng thị trường sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua ứng dụng máy móc, công nghệ cao, sản phẩm đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao Ban lãnh đạo công ty ngày càng chú trọng, quan tâm hơn đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, giúp họ yên tâm hơn để làm việc một cách tích cực và hiệu quả.

Năm 2018, công ty đã và đang chú trọng đến việc hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị tư vấn lớn, các viện nghiên cứu, viện khoa học, hợp tác chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư và các chuyên gia

Năm 2019 - 2021, do do dịch Covid -19 bùng phát nên công ty gặp không ít những khó khăn về nguồn lực, điều kiện sản xuất nhưng với sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt và nhạy bén của Ban lãnh đạo công ty, cùng với tinh thần vượt khó, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ, công nhân viên (CB - CNV) trong toàn công ty nên nhiều năm liền công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng lực sản xuất ngày càng phát triển, doanh thu, lợi nhuận tăng dần qua các năm, góp phần nâng cao đời sống CB-CNV của công ty.

Năm 2022, Do dịch Covid – 19 dần được kiểm soát nên, kết quả kinh doanh của công ty đã có những bước hồi phục đáng kể.

Năm 2023, công ty Công ty TNHH Hồng Nam đang từng bước phát triển mạnh, tiếp tục mở rộng thị trường do các chính sách và đường đi đúng đắn của ban lãnh đạo công ty.

Công ty TNHH Hồng Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong và nước ngoài, được tổ chức và hoạt động theo điều lê của công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt.

Trang 9

1.1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH Hồng Nam có ngành nghề kinh doanh chính là Khai thác và thu gom than cứng Ngoài ra các ngành nghề kinh doanh khác khá phù hợp với năng lực của Công ty được Nhà nước cho phép Công ty TNHH Hồng Nam có các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động như sau:

Bảng 1.1: Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

10510Khai thác và thu gom than cứng

2 0520 Khai thác và thu gom than non

3 0990 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng

(Nguồn: Công ty TNHH Hồng Nam)

2 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hồng Nam

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Bộ máy của công ty TNHH được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu công ty, mọi hoạt động tại công ty là Ban giám đốc, dưới đó là các phòng ban chức năng Mô hình tổ chức bộ máy của công ty như sau:

Trang 10

Ban Giám đốc

Phòng Hành chính – Tổ chức Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Phòng Kế toán – Tài vụ

Đội khai thác Đội khai thác Đội khai thác Đội khai thác

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hồng Nam

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức)

Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức công ty:

Ưu điểm:

- Rõ ràng và chuyên nghiệp: Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, giúp nhân viên biết rõ trách nhiệm và đóng góp của mình vào tổ chức.

- Dễ dàng quản lý và kiểm soát: Ban Giám đốc có thể dễ dàng kiểm soát công việc thông qua từng phòng ban, từ đó đánh giá kết quả công việc một cách có hệ thống.

- Phân chia công việc minh bạch: Việc phân chia công việc giữa các phòng ban giúp giảm thiểu tình trạng chồng chéo và mất hiệu quả.

- Tối ưu hoá chuyên môn: Mỗi phòng ban có thể tập trung phát triển chuyên môn và kỹ thuật trong lĩnh vực của mình, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

Nhược điểm:

- Cứng nhắc trong quy trình làm việc: Mô hình cứng nhắc có thể gây khó khăn khi công ty cần phản ứng nhanh chóng với những thay đổi từ môi trường kinh doanh.

- Khó khăn trong trao đổi thông tin: Thông tin có thể bị trì hoãn khi chuyển qua nhiều cấp bậc, làm giảm hiệu quả ra quyết định.

- Khả năng đổi mới kém: Mô hình tổ chức này có thể hạn chế sự sáng tạo và đổi mới khi mỗi đơn vị tập trung vào chức năng cố định của mình.

Trang 11

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

• Ban lãnh đạo công ty

- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân về mọi hoạt động và quyền lợi, nghĩa

vụ của công ty trước pháp luật nhà nước, quản lý điều hành hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về những quyết định của mình và mọi kết quả hoạt động kinh doanh công ty.

+ Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính về công tác tiền lương, nhân sự + Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ về công tác kế toán.

+ Trực tiếp chỉ đạo phòng trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật về kế hoạch khai thác, thu mua.

+ Chỉ đạo công việc hành chính.

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được Giám đốc phân công

và ủy quyền theo văn bản, điều hành một hoặc một số hoặc một vài lĩnh vực hoạt động của công ty Và chịu trách nhiệm trước nhà nước và giám đốc về việc đã được phân công phục trách.

• Các phòng ban chức năng:

- Phòng Hành chính – Tổ chức: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám

đốc công ty làm các công tác sản xuất và diều hành quản lý sản xuất kinh doanh co phù hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kỳ Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và giám đốc điều hành về công tác tổ chức nhân sự và tính chính xác trong quá trình thực hiện Soạn thảo các văn bản, quyết điịnh, quy định trong phạm vi công việc được giao Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho các cuộc họp ở công ty Có rách nhiệm lưu giữ, bổ sung hồ sơ tài liệu và các văn bản hướng dẫn.

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Chủ động xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm

như kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ Giám sát kỹ thuật các công trình thi công, lập phiếu giá thanh toán.

- Phòng Kế toán - Tài vụ: Ghi chép đầy đủ các chứng từ ban đầu, cập nhạp sổ

sách kế toán, phản ánh đầy đủ chung thực, chính xác và khách quan Lập báo cáo tài chính đúng thời hạn theo quy định của nhà nước, công bố, công khai kết quả sản xuát kinh doanh, tài sản nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.

- Đội khai thác: Tổ chức thi công, sản xuất các công trình, hoạt động sản xuất

theo đúng kế hoạch cấp trên đề ra, đúng kỹ thuật và dự toán được lập.

Trang 12

3 Các chức năng quản trị cơ bản của công ty

3.1 Quản trị nhân lực

3.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực của công ty

Bảng 3.1: Bảng cơ cấu lao động trong công ty

Lao động trực tiếp trong công ty chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số lao động, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu thì đây là một cơ cấu lao động tương đối hợp lý

Năm 2021 số lao động trực tiếp giảm 37 người so với năm 2021, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh Covid – 19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hơn nữa số lượng công nhân về hưu sau nhiều năm cống hiến cho công ty Nhưng năm 2022, khi đại dịch Covid – 19 dần ổn định, công ty đã kịp thời bổ sung từ các nguồn tuyển dụng khác để đáp ứng đủ số lượng lao động trực tiếp cần thiết phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Lao động gián tiếp của công ty chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số lao động của công ty và ít có sự thay đổi qua các năm, chủ yếu là kỹ sư xây dựng, nhân viên quản lý, nhân viên ở các phòng chức năng…

Xuất phát từ đặc thù của doanh nghiệp khai thác than nên lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của công ty.

Trang 13

3.1.2 Công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng lao động nhằm bổ xung, thay thế nguồn nhân lực đáp ứng tình hình sản xuất hiện tại và tương lai Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động thủ trưởng các đơn vị lập kế hoạch tuyển dụng gửi về công ty (Phòng Hành chính – Tổ chức) bằng văn bản nêu rõ nhu cầu về trình độ, nghề nghiệp giới tính

Do tiền thân là doanh nghiệp nhà nước và ban lãnh đạo của công ty có quan điểm cổ điển về hoạt động tuyển dụng nên công ty chủ yếu tuyển dụng lao động từ bạn bè người thân của nhân viên trong doanh nghiệp.

Các bước xét tuyển:

Bước 1: Xác định như cầu tuyển dụng

Do tính chất và yêu cầu của công việc, dẫn tới nhu cầu bổ sung hoặc thay đổi lao động, có thể đáp ứng được nhiệm vụ thì bộ phận có nhu cầu thêm nhân sự hoặc Phòng Hành chính – Tổ chức xét thấy cần thiết làm tờ trình đề nghị Giám đốc tuyển lao động bổ sung Phòng Hành chính – Tổ chức có trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận đó xem xét nhu cầu và làm tờ trình để trình Giám đốc Giám đốc sau khi xem xét nhu cầu nếu thấy không cần thiết tuyển thêm Nếu xét thấy cần thiết thì phê duyệt giao cho Phòng Hành chính – Tổ chức tiến hành thông báo tuyển dụng lao động bằng các hình thức thông tin khác nhau.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Việc soạn thảo nội dung, thiết kế thông báo tuyển dụng và đăng tin tuyển dụng do phòng Hành chính – Tổ chức đảm nhiệm.

Nội dung của thông báo tuyển dụng được căn cứ vào phiếu đề nghị tuyển nhân sự mà bộ phận có nhu cầu bổ sung thêm nhân viên hoặc phòng Hành chính – Tổ chức đã trình duyệt Giám đốc Thông báo tuyển bao gồm các nội dung sau:

- Tên vị trí cần tuyển, số lượng cần tuyển - Điều kiện làm việc tại Công ty

Các tiêu chuẩn nghề nghiệp, trình độ, tuổi, giới tính, Các tiêu chuẩn này được xác định bởi trưởng bộ phận phòng ban.

- Lương và các chế độ khác (nếu cần thiết) - Nơi nộp hồ sơ và hạn nộp hồ sơ

Bản thông báo tuyển dụng này, đầu tiên được chuyển đến tất cả các bộ phận phòng ban trong Công ty để mọi người được biết, thông qua đó mọi người trong Công

Trang 14

ty sẽ giới thiệu người thân, người quen đến nộp đơn xin việc Nếu chưa tìm đủ người thì Công ty tiếp tục đăng thêm thông báo tuyển dụng trên tạp chí Tờ báo được Công ty lựa chọn để đăng tin tuyển dụng là Báo người lao động.

Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ tuyển dụng (Phòng Hành chính – Tổ chứccủa Công ty).

- Lý lịch rõ ràng có xác nhận của địa phương (hộ khẩu thường trú) hoặc xác nhận của cơ sở đào tạo nghề.

- Đơn xin làm việc - Bản sao giấy khai sinh.

- Giấy khám sức khoẻ (của trung tâm y tế, bệnh viện huyện trở lên) trong thời hạn 6 tháng.

-Văn bằng chứng chỉ (bản công chứng) chuyên môn nghiệp vụ.

Bước 4: Đối tượng dự tuyển phải qua sát hạch (tuỳ theo yêu cầu kiểm tra).

Kiểm tra hồ sơ (Phòng TCTTBV).

Kiểm tra lần 1 về trình độ chuyên môn, tay nghề và khả năng giao dịch được kiểm tra theo các lĩnh vực chuyên môn do phòng tổ chức thanh tra bảo vệ đề nghị.

Những tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu phải có đủ điều kiện trình độ, khả năng theo từng lĩnh vực.

Bước 5: Người trúng tuyển lấy từ cao xuống thấp và được bố trí vào làm việctại công ty phải trải qua thời gian thử việc từ một đến ba tháng (tuỳ theo từng lĩnhvực).

Hết thời gian thử việc cá nhân viết bản thu hoạch.

Có ý kiến đánh giá của người chuyên môn thuộc lĩnh vực đó và người sử dụng lao động và đề nghị tổng giám đốc công ty xem xét ký hợp đồng lao động có thời hạn từ một đến ba năm hoặc không xác định thời hạn.

Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng qua các năm

Trang 15

Dựa vào bảng 3.2 ta thấy: Có sự biến động trong số lượng lao động được tuyển thêm qua các năm Năm 2019 ghi nhận số lượng lao động tuyển thêm là 70 người, sau đó có sự giảm nhẹ vào năm 2020 với 64 người Đáng chú ý, năm 2021 không có sự tuyển dụng nào được thực hiện, nguyên nhân do đại dịch COVID-19 Sự tuyển dụng lại tiếp tục trong năm 2022 và 2023 với số lượng lần lượt là 62 và 76 người, cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng.

3.1.3 Công tác đào tạo và phát triển nhân lựcXác định nhu cầu đào tạo và phát triển

Công ty TNHH Hồng Nam tiến hành xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân sự trên cơ sở:

- Phiếu mô tả công việc, bản phân công nhiệm vụ - Đề xuất đào tạo của người quản lý.

- Đơn xin đi học của cá nhân - Quy định chức năng quyền hạn.

- Những người mới được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm

Hình thức đào tạo

- Đào tạo nội bộ

Công ty thực hiện đào tạo nội bộ, đào tạo nâng bậc công nhân hàng năm, đào tạo an toàn lao động khi có sự đổi mới công nghệ hoặc chế tạo sản phẩm mới.

Việc đào tạo do những kỹ sư có khả năng của công ty giảng dạy Khi tiến hành đào tạo giáo viên phải viết giáo án và trình giáo án để tổng giám đốc công ty phê duyệt Công tác đào tạo chỉ bắt đầu khi có giáo trình được phê duyệt.

Giáo viên đào tạo lý thuyết và thực hành theo hình thức tập trung hoặc kèm cặp trên lớp hay trên thực tế máy móc thiết bị, trên dây chuyền sản xuất.

Người được đào tạo phải qua kì thi lý thuyết bằng hình thức phỏng vấn hoặc thi viết và thi thực hành Đề thi do giáo viên soạn và phải được tổng giám đốc công ty hoặc cấp được uỷ quyền phê duyệt.

Đào tạo nâng bậc công nhân hàng năm: Người lao động phải thi thực hành bảo vệ bậc và điểm thi phải đạt 6 điểm mới được học bổ túc thi nâng bậc công nhân (thời gian học bổ túc nâng bậc là 4 buổi, giải đáp 1 buổi) điểm thi lý thuyết nâng bậc phải 5 điểm mới được dự thi thực hành, điểm thi thực hành 5 điểm mới được tổng giám đốc hoặc cấp uỷ quyền quyết định nâng bậc.

Trang 16

Bảng 3.3: Số lượng đào tạo nâng bậc công nhân năm 2023

- Đào tạo bên ngoài (Gửi đi các trường lớp, trung tâm để đào tạo)

Khi có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế mà công ty không thực hiện được hoặc theo yêu cầu của cá nhân.

Do trưởng phòng Tổ chức – Hành chính công ty đề nghị tổng giám đốc công ty xem xét và quyết định.

Bảng 3.4: Số lượng cán bộ gửi đi đào tạo bên ngoài và đào tạo khác

ngoài và đào tạo khác 3.1.4 Công tác tạo động lực cho người lao động

Hiện tại trong nội bộ công ty đang áp dụng một số chính sách sau để tạo động lực cho nhân viên

Chính sách tiền lương

Trang 17

Hiện nay công ty thực hiện hoạch toán nên tiền lương phụ thuộc vào kết quả SXKD và giá thành sản phẩm Trên cơ sở đó, tự tính lương cho người lao động theo quy chế trả lương của Công ty Chế độ đóng bảo hiểm luôn được thực hiện nghiêm túc.

Hiện nay Công ty đang thực hiện Quy chế quản lý tiền lương với những nội dung chính sau:

Đảm bảo tỉnh công bằng, dân chủ, công khai, nhằm động viên CBCNV, người lao động trong Công ty nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tỉnh thần trách nhiệm, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

- Thực hiện phân phối theo lao động và kết quả SXKD; không vượt quá quỹ lương được duyệt (gồm quỹ lương từ SXKD, quỹ lương từ ngân sách như các dự án đầu tư, các đề tài nghiên cứu, hỗ trợ lương ngừng việc cho những người làm việc trên các dây chuyền sản xuất quốc phòng và quỹ BHXH); tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

- Quỹ lương từ SXKD được phân phối cho người lao động không dược vượt quá quỹ lương theo đơn giá tiền lương được cấp trên phê duyệt Hàng năm sau khi kế hoạch SXKD của Công ty được phê duyệt, Công ty xây dựng và đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phê duyệt đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương làm cơ sở trả lương và quyết toán quỹ lương thực hiện vào cuối năm theo hiệu quả SXKD.

- Quỹ lương của khối trực tiếp (công nhân sản xuất) thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, đơn giá tiền lương, sản phẩm nhập kho, sản phẩm dở dang (theo mức độ hoàn thành) có xác nhận về số lượng, chất lượng của các cơ quan chức năng Quỹ lương được tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương Phân phối quỹ lương hàng tháng cho người lao dộng do phụ trách đơn vị đề xuất theo ngày công làm việc, tay nghề, vị trí đảm nhiệm và đánh giá kết quả thực hiện công việc với hương theo lương sản phẩm tập thể hoặc số lượng sản phẩm hoản thành, đơn giá sản phẩm với hưởng theo sản phẩm cá nhân) Bộ phận quản lý của đơn vị, trên cơ sở quy chế, tính tiên lương trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành hoặc dở dang và đơn giá sản phẩm lập biểu báo cáo phòng Hành chính – Tổ chức thẩm định và Giám đốc phê duyệt.

Trang 18

- Với việc tăng quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường, Công ty TNHH Hồng Nam nộp ngân sách mỗi năm hàng tỉ đồng Cụ thể năm 2019 nộp thuế TNDN là 400 triệu đồng vào ngân sách, năm 2020 nộp 1.444 triệu đồng, sang tới năm 2021 số tiền nộp ngân sách là 2.061 triệu đồng, năm 2022 là 2.420 triệu đồng, năm 2023 là 1.696 triệu đồng Tình hình nộp ngân sách có sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lợi nhuận trước thuế có sụt giảm.

- Thu nhập bình quân đầu người

Bảng 3.5: Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân 2019-2023

Các chỉ tiêuNăm 2019 Năm 2020 Năm2021Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn Phòng Kế toán – Vật tư)

Từ bảng 4.2 ta nhận thấy, quỹ lương thưởng thực hiện có xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2019, quỹ lương thưởng là 2.000 triệu đồng, đến năm 2023, quỹ lương thưởng tăng lên 3.000 triệu đồng.

Bình quân thu nhập của người lao động cũng tăng lên qua các năm Đến năm 2023, BQ thu nhập đạt 6.500 triệu đồng/người/tháng.

Phúc lợi

Tiền ăn giữa ca và ca 3 Tiền ăn ca 3

Trường hợp thời gian làm việc thực tế quá 22h được hưởng xuất ca 3 Mức ăn tối thiểu theo quy định 5000 đồng/xuất.

Ăn giữa ca (làm thêm giờ)

Trường hợp trong ngày có khối lượng lớn liên tục trùng vào thời gian bữa ăn trưa, tối thì được hưởng mức thêm giờ: 5000 đồng/xuất.

- Đối tượng được hưởng:

Trang 19

Cán bộ điều hành, cán bộ bán hàng tại công trường, công nhân trực tiếp làm việc tại thời điểm đó, kể cả công nhân thuê ngoài.

- Nguyên tắc được hưởng:

Xí nghiệp uỷ quyền cho cán bộ điều hành ca đó, căn cứ vào điều kiện làm việc tại công trường xem xét đề nghị cho ăn giữa ca.

Cán bộ điều độ sản xuất có trách nhiệm tổ chức bố trí để cán bộ công nhân viên được ăn tại chỗ sau đó chuyển chứng từ để xí nghiệp thanh toán.

Bảo hộ lao động

Căn cứ vào chế độ quy định và tiêu chuẩn cho các chức danh ngành nghề, hàng tháng xí nghiệp lập danh sách cho những trường hợp đến hạn nhận tại công ty hoặc xí nghiệp tự trang bị bảo hộ theo tiêu chuẩn ngành nghề Hàng năm công ty chi cho công tác bảo hộ lao động là trên 900 triệu đồng.

Tổ chức thi đua lập thành tích

Công ty cổ phần bê tông Hà Nội thường xuyên phát động phong trào thi đua lập thành tích trong lao động sản xuất, nhằm tạo động lực, phát huy sáng kiến, tiến tới hợp lý hoá sản xuất kinh doanh

Công ty luôn ghi nhận các thành tích và có khen thưởng kịp thời, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên.

Bảo hiểm xã hội

Công ty đã thực hiện đăng ký nội quy lao động, thoả ước tập thể và đăng ký hệ thống thang bảng lương với Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh Đến nay 100% cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty đều được ký kết hợp đồng lao động và đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội.

Khen thưởng

Khen thưởng kịp thời giúp cho người lao động luôn tích cực với công việc được giao, năng suất lao động tăng so với kế hoạch Công ty tiến hành khen thưởng trong các trường hợp:

- Chuyên cần trong sản xuất hàng ngày - Đạt năng suất cao so với kế hoạch.

- Tìm tòi và sáng tạo ra cách làm mới đạt hiệu quả cao hơn so với ban đầu.

Chế độ khác

Trang 20

Hàng năm công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan du lịch, nghỉ mát Trợ cấp khó khăn, động viên thăm hỏi cán bộ công nhân viên trong công ty có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, cha mẹ già yếu.

3.2 Quản trị sản xuất và tác nghiệp

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai vấn đề quyết định đến sự tồn tại của Công ty Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra, từ đó cho các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính cân đối và sự phù hợp với thực tế sản xuất trên cơ sở đó xác định phương hướng chiến lược sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm.

a Phân tích sản lượng theo đơn vị sản xuất

Công ty là đơn vị chủ yếu khai thác bằng phương pháp hầm lò 70,30% năm 2022 và 81,58% năm 2023 về sản lượng than sản xuất.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng sản lượng sản xuất tăng so với năm 2022 là 21,59% tương ứng với con số tuyệt đối là 270.068 tấn, tăng so với kế hoạch là 8,64% (120.941 tấn).

Than lộ vỉa tuy chiếm tỉ trọng không lớn là 18,42% nhưng trong năm đã có sản lượng tăng 14,49% (43.484 tấn) so với kế hoạch, tuy sản lượng giảm 34,99% (184.857 tấn) so với năm 2022, chứng tỏ tình hình sản xuất của Công ty về mặt khai thác lộ vỉa có sự thay đổi (giảm khai thác lộ vỉa, đầu tư phát triển khai thác hầm lò), sản lượng lộ vỉa vẫn đạt và vượt mức kế hoạch đã đề ra.

Sản lượng than hầm lò trong năm 2023 đạt 1.520.941 tấn tăng 270.068 tấn (21,59%) đồng thời tỉ trọng cũng tăng 11,28% so với năm 2022 Nhưng so với kế hoạch đề ra sản lượng tăng 120.941 tấn (8,64%) còn tỉ trọng lại giảm 0,77% Hầu hết các phân xưởng khai thác đều không đạt được mục tiêu đặt ra Trong số các phân xưởng khai thác than thì chỉ có phân xưởng khai thác 3,6,8,12, phân xưởng lò đá là có sản lượng vượt so với kế hoạch năm 2023 Cụ thể là phân xưởng khai thác 3 có sản lượng than năm 2023 là 152.696 tấn 47.334 tấn (44,93%) so với thực hiện năm 2022 và tăng 16.591 tấn (12,19%) so với kế hoạch Nhưng so với năm 2022 thì sản lượng một số phân xưởng tăng khá nhiều như phân xưởng 3, 5, 6, 8, 9, 11…Cụ thể: Sản lượng của năm 2023 tăng so với thực hiên 2022 là, phân xưởng 5 tăng 46.780 tấn

Ngày đăng: 23/04/2024, 15:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan