bài tập thực hành nhan xet luan van thac sy tỉnh uỷ kiên giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay

11 0 0
bài tập thực hành nhan xet luan van thac sy tỉnh uỷ kiên giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1:Nhận xét luận văn thạc sĩThông tin chung về công trình nhận xét:- Tên công trình: "Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịchTrong giai đoạn hiện nay".- C

Trang 1

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1:Nhận xét luận văn thạc sĩ

Thông tin chung về công trình nhận xét:

- Tên công trình: "Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịchTrong giai đoạn hiện nay".

- Chuyên ngành: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, mã số: 60 31 23 - Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Minh Thuỳ

- Nơi và năm bảo vệ: Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp Thạc sĩ năm2011 của Học viên Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Người hướng dẫn: TS Dương Trung Ý.

NGƯỜI NHẬN XÉT:

HỌC VIÊN CAO HỌC: XDĐ&CQNN KHOÁ 17.

Qua nghiên cứu đề tài trên của tác giả Đỗ Thị Minh Thuỳ, Tôi xin nhận xét chung về những mặt đã đạt được và mặt hạn chế của đề tài như sau:

1 Về tên đề tài

Vấn đề du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước nói

chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng Tác giả lựa chọn đề tài "Tỉnh uỷ KiênGiang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay" để

làm luận văn tốt nghiệp đã phản ánh đúng góc độ nghiên cứu của bộ môn và phản ánh được tính cấp thiết của vấn đề đang đặt ra trong đời sống hiện thực của đất nước Vì vậy, theo tôi tên đề tài rất hay và có khả thi Nhưng

Trang 2

có thể viết tên đề tài là: "Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tếdu lịch trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn năm 2015- 2020"

2 Về lý do và tính cấp thiết của đề tài

“ Ở nước ta, sau hơn 25 năm đổi mới, ngành du lịch đã có khởi sắc, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần hát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết nhều hơn về đất nước và con người Việt nam, đồng thời Việt Nam tranh thủ được thiện cảm và sự đồng tình ủng hộ của quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm đặc biệt đến ngành “công nghiệp không khói” này với chủ trương đưa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của đất nước Mục tiêu phấn đấu là “phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nược Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cở khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triền trong khu vực Trong tương lai, Việt Nam sẽ phát triển du lịch thân thiện và bền vững với môi trường, với các sản phẩm du lịch đa dạng Đó chính là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp xu thế khách quan và tiến trình phát triển của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kiên Giang là tỉnh năm ở tận cùng phía tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu long, có tiềm năng phát triển du lịch rất phong

Trang 3

phú và đa dạng Điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang những cảng sông, suối, bải biển, rừng nguyên sinh, Bên cạnh đó, Kiên giang còn có các di tích văn hoá, lịch sử mang đậm nét đặc trưng của đất và người Kiên Giang, tập trung ở các địa bàn như: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc, Kiên Lương, Hòn Đất và U Minh Thượng Đặc biệt, Phú Quốc là một huyện đảo có nhiều tiềm năng nhất để phát triển du lịch Chính vì vậy, ngày 05-10-2004 thủ Tướng chính phủ ra Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, tại Điều 2 ghi rõ: “ Từng bước xây dựng đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển) tầm cở khu vực và quốc tê với các hình thức du lịch chất lượng cao, thu hút nhiều khách quốc tế và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước” Các địa bàn bao gồm các huyện: Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất, Kiên Lương, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá còn được tổ chức UNESCO công nhận là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới vào ngày 27-10-2006, với tổng diện tích hơn 1,1 triệu ha, đây là điều kiện thuận lợi to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Có thể nói, Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch hơn nhiều so với các địa phương khác ở vùng đồng bằng sông Cửu long Nhưng năm vừa qua, du lịch đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, đến nay du lịch ở Kiên Giang mới được tập trung phát triển tại Hà Tiên và Phú Quốc còn tại các vùng giàu tiềm năng du lịch khác chưa được khai thác, các sản phẩm, du lịch còn rất nghèo nàn, đơn giản:

Du lịch tuy có khởi sắc nhưng còn chậm so với yêu cầu Việc triển khai các quyết định của chính phủ về phát triển đảo phú Quốc còn chậm Công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch

Trang 4

giải toả bồi hoàn và tái định cư mất nhiều thời gian nên nhà đầu tư không thể triển khai nhanh như dự án Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương về đầu tư xây dựng công trình, khai thác, bảo vệ các khu, điểm du lịch chưa đồng bộ Đội ngũ du lịch còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách.

Những hạn chế nêu trên là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chưa tận dụng được lợi thế, tiềm năng sẵn có của tỉnh để phát triển du lịch cũng như những bất cập trong hoạt động du lịch ở tỉnh kiên Giang thời gian qua Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tỉnh uỷ kiên Giang cần có chủ trương, biện pháp tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng của mình để phát triển hơn nữa ngành du lịch

Xuất phát từ những yếu tố trên, tác giả chọn đề tài: "Tỉnh uỷ KiênGiang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay" Làm

luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển du lịch ở địa phương trong giai đoạn hiện nay”.

Với sự lập luận lôgíc về tính cấp thiết của đề tài mà tác giả đã trình bày như trên Tôi đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn của đề tài khoa học và cho rằng đề tài đã thực hiện đúng với góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhờ xác định đúng vấn đề nghiên cứu và xác định rõ khách thể nghiên cứu là: Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay, do đó tôi cũng khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài là chưa được công bố trong các chuyên khảo lý luận chính trị - xã hội, trên lĩnh vực chuyên khảo của Xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 5

2 Về mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn2.1 Mục đích

“ Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn liên quan đến sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Kiên Giang đối với phát triển kinh tế du lịch, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ kiên Giang đối với du lịch nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển nhanh và bề vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm tới”.

2.2 Nhiệm vụ

“- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch và sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Kiên Giang đối với kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực đúng thực trạng kinh tế du lịch và thực trạng Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ thực tiễn.

- Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ kiên Giang đối với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh những năm tới”.

Tôi đánh giá cao sự xác định đúng mục đích và nhiệm vụ của đề tài như trên Đây chính là cơ sở và cũng là yêu cầu cần phải làm rõ trong đề tài mà tác giả nghiên cứu

3 Về nội dung đóng góp khoa học của luận văn

Trang 6

Một là, tác giả đã xác định và xây dựng cơ bản thành công cơ sở lý

thuyết của đề tài, tạo được nền tảng lý luận cơ bản cho quá trình triển khai các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Cụ thể như sau:

- Tác giả đã hệ thống và làm rõ được các khái niệm về "du lịch" và "kinh tế du lịch", tìm năng du lịch tỉnh Kiên Giang Tôi đánh giá cao những phân tích của tác giả nêu trong đề tài, bởi vì khái niệm du lịch là một khái niệm rộng và trừu tượng Vì vậy để làm rõ được nội hàm của các khái niệm khoa học này là điều rất khó, song tác giả của đề tài đã làm được điều này Đồng thời, tác giả đề tài cũng đã trình bày khá đầy đủ và rõ nét các khái niệm về tìm năng kinh tế du lịch của tỉnh Kiên Giang làm cho đề tài càng có thêm cơ sở lý luận sâu sắc.

- Mặt khác, tác giả đề tài đã nêu bật được vai trò của du lịch trong sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng Đặc biệt tác giả đã nắm chắc quan điểm của Đảng ta về vai trò của du lịch, thông qua các nghị quyết và văn kiện của Đảng ta.

Hai là, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của

đề tài; qua các Văn kiện Đại hội của Đảng và qua các nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Tỉnh Kiên Giang các khoá VI, VII, VIII, tác giả đã đánh giá và luận chứng khá sâu sắc thực trạng nền kinh tế du lịch của tỉnh Kiên Giang đế nay Trên cơ sở đó làm rõ tính khoa học của đường lối lãnh đạo phát triển nền kinh tế du lịch của Tỉnh uỷ Kiên Giang Tôi đánh giá cao nội dung này, chứng tỏ tác giả có logíc và dẫn chứng xác đáng để làm rõ tính đúng đắn đường lối lãnh đạo của Tỉnh uỷ Kiên Giang trong giai đoạn này

Ba là, tác giả đã phân tích khá rõ về các quan điểm, chủ trương và

quá trình thực hiện của Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang Cụ thể:

- Ở nội dung này, tác giả đề tài đã phân tích khá sâu sắc các nghị quyết của tỉnh uỷ về lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch Tôi đánh giá cao

Trang 7

khả năng phân tích, hiểu đúng, hiểu đủ về nội dung các nghị quyết về kinh tế du lịch.

- Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích và luận chứng được những thành tựu và hạn chế cơ bản của kinh tế du lịch tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay Thực trạng kinh tế du lịch được tác giả phân tích theo hai

hướng cơ bản: Thứ nhất là, những thành tựu và ưu điểm; thứ hai là, những

hạn chế yếu kém Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra được những phương hướng cơ bản để phát triển nền kinh tế du lịch của tỉnh Kiên Giang trong những năm tiếp theo Điều này đã chứng tỏ tác giả đã phân tích khá cô đọng và trọng tâm của đối tượng nghiên cứu là Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu đã làm rõ được các khái niệm khoa học cơ bản liên quan đến đề tài và đã làm rõ được thực trạng, nguyên nhân của kinh tế du lịch tỉnh Kiên giang trong giai đoạn hiện nay Về cơ bản đã góp phần giúp tác giả thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của việc nghiên cứu đề tài, tạo tiền đề cho việc xây dựng phương hướng phát triển nền kinh tế du lịch những năm tiếp theo

Tuy nhiên, về mặt nội dung của đề tài tác giả cũng đã mắc phải những hạn chế nhất định:

Một là, trong mục 1.1.1.2 của chương 1, tác giả còn lúng túng khi

phân tích hai khái niệm "du lịch" và "kinh tế du lịch" Tức là, trong quá trình phân tích tác giả còn mơ hồ, đôi khi lẫn lộn giữa du lich và kinh tế du lịch Do đó khi phân tích tiềm năng kinh tế du lịch tỉnh Kiên Giang tác giả đã khó phân tích đặc trưng nền du lịch của tỉnh Kiên Giang.

Hai là, Tác giả chỉ chú ý đến phân tích vai trò lãnh đạo của tỉnh uỷ

mà ít đề cập đến vai trò của lãnh đạo của thường trực Tỉnh uỷ trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Trang 8

4 Về kết cấu nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Về kết cấu của nội dung đề tài

- Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu 3 chương 6 tiết, kết cấu này có các ưu điểm sau:

Thứ nhất, kết cấu đó phù hợp với nội dung và hình thức của một đề

tài khoa học Đồng thời phù hợp với mục đích - mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Thứ hai, các nội dung phân tích và luận chứng trong mỗi chương, tiết

đã thể hiện tính khoa học tương quan với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Vì vậy, mà tính logíc của phép chứng minh các giả thuyết nghiên cứu được tuân thủ nghiêm túc.

Tuy nhiên, có một số kết cấu chưa hợp lý, theo tôi thì:

Một là, Trong chương 1, mục 1.1.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ

của tỉnh uỷ Kiên Giang phần vai trò của Tỉnh uỷ Kiên Giang cần đưa

quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam lên trên Điều này làm giảm tính logíc ở chương 1, bởi vì trong chương này, tác giả đang làm rõ quá trình

Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạnhiện nay.

Hai là, Cần đưa một số nội dung của Trang 27 qua phần chức năng

của Tỉnh uỷ để làm rõ hơn chức năng của Tỉnh uỷ Kiên Giang

Ba là, Tên tiểu tiết 2.1.2.1 Những ưu điểm, thành tựu đổi thành

Những thành tựu, ưu điểm để thống nhất với tên của phần tiểu tiết

4.2 Về hình thức và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Tác giả đã trình bày đúng quy cách, thể thức của một đề tài khoa học, trình bày đề tài khoa học, hợp lý, dễ nhìn, dễ đọc; có số liệu và hình

Trang 9

ảnh sinh động từ các bản đồ được trình bày ở những trang cuối của đề tài Đồng thời qua phân tích đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, tổng kết thực tiển và phương pháp chuyên gia… Tuy nhiên, cần chú ý một số điểm cơ bản đã mắc phải trong đề tài, đó là:

Một là, Tác giả cần khắc phục một số lổi kỹ thuận cần chỉnh sửanhư: Trang 41 dòng thứ 8 từ trên xuống tác giả viết “nhiệm vụ của từngloại hình chức cơ sở đảng trong phát triển kinh tế du lịch” được sữa lại

“nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng trong phát triển kinh tế

du lịch” Trang 42 dòng thứ 5 từ trên xuống tác giả viết “trong quán trình

lãnh đạo, chỉ đạo” được sửa lại “trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo”.

Hai là, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đề tài, tuy

nhiên tác giả không sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong khi nghiên cứu Theo tôi đây là hạn chế làm cho kết quả nghiên cứu đề tài giảm tính chân thực của nó Nếu tác giả tiến hành thu thập các thông tin từ việc lập bảng hỏi hoặc câu hỏi phỏng vấn, chắc chắn tác giả sẽ bám sát được thực trạng của nền kinh tế du lịch của tỉnh Kiên Giang dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong giai đoạn hiện nay.

5 Về nguồn tài liệu tham khảo của đề tài

Tôi đánh giá cao về khả năng thu thập tài liệu của tác giả đề tài, tác giả đã thu thập và tham khảo thông tin từ 62 danh mục tài liệu tham khảo Đây là hệ thống tài liệu tham khảo phong phú và rất tin cậy để thu thập thông tin Nhờ đó các kết quả nghiên cứu có thể khẳng định là tin cậy và có tính mới, phù hợp với khách thể nghiên cứu của đề tài Ví dụ: Tác giả đã tham khảo được các tài liệu do các nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam viết như "Tổng quan về du lịch" của Vũ Đức Minh (1999), Nxb Giáo dục,

Trang 10

Hà Nôi; hay "kinh tế du lịch" của tác giả GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hoà (2006), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nôi; Kiên Giang lịch sử, phát triển và kết nối (2010), Nxb Thời đại…

Tuy nhiên, trong danh mục tài liệu tham khảo còn chưa có nhiều tài liệu viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế du lịch tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay Vì vậy đã làm hạn chế một phần đối với kết quả của đề tài.

6 Một số ý kiến cần trao đổi

Đề tài tác giả nghiên cứu là rất hay, mới và cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là sự phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Kiên Giang Song tôi nêu ra 02 vấn đề trao đổi để tác giả đề tài làm rõ:

Một là, Tác giả nên làm rỏ thêm vai trò tham mưu của sở Văn hoá

-Thể thao - Du lịch cho cấp uỷ về vấn đề phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay

Hai là, Tác giả nên đưa thêm một số định hướng phát triển kinh tế du

lịch mang tính chất tầm nhìn đến giai đoạn 2015 -2020.

7 Kết luận của người nhận xét

Tác giả luận văn đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra Đề tài luận văn hoàn toàn phù hợp với mã ngành đào tạo Các kết quả nghiên cứu đủ để khẳng định luận án đáp ứng tốt các yêu cầu của luận văn thạc sĩ Tác giả luận văn Đổ Thị Minh Thuỳ xứng đáng nhận học vị thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày đăng: 23/04/2024, 13:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan