Nghiên cứu chất lượng dòng vốn

161 0 0
Nghiên cứu chất lượng dòng vốn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CAM KÉT i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN NGHIÊN cứu ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.1.1. Các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 1.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI 17 1.1.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI 20 1.2. Đánh giá về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 24 1.2.1. Những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa 24 1.2.2. Khoảng trống của các nghiên cứu đã công bố 28 1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án 29 CHƯƠNG 2: cơ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG DÒNG VÓN ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƯƠNG 30 2.1. Một số cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI ..30 2.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế 30 2.1.2. Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 32 2.1.3. Mô hình Kim cương của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia (cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI có chất lượng) 39 2.2. Khung lý thuyết về chất lượng dòng vốn FDI vào các địa phương 44 2.2.1. Số và chất lượng dòng vốn FDI 44 2.2.2. Khái niệm, nội hàm và tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI 45 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương 65  CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÒNG VÓN ĐẦU Tư TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG THỦ ĐÔ 68 3.1. Khái quát chung dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô 68 3.1.1. Đặc điểm chung các tỉnh vùng thủ đô 68 3.1.2. Chủ trương, chính sách của các tỉnh vùng thủ đô về thu hút dòng vốn FDI ....70 3.1.3. Tình hình chung về dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô 71 3.2. Thực trạng chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội (theo các tiêu chí đánh giá) 72 3.2.1. Thực trạng cấu trúc dòng vốn FDI 72 3.2.2. Thực trạng tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng thủ đô: 87 3.2.3. Đánh giá chung chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô ....98 3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI vào vùng thủ đô Hà Nội (sử dụng mô hình định lượng để kiểm định và đánh giá) 102 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 102 3.3.2. Kết quả nghiên cứu 111 3.3.3. Đánh giá về kết quả nghiên cứu mô hình 123 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VÓN ĐẦU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG THỦ ĐÔ 126 4.1. Định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô 126 4.1.1. Dự báo xu hướng dòng vốn FDI vào Việt nam và vùng thủ đô 126 4.1.2. Định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội vùng thủ đô 128 4.1.3. Định hướng chung về thu hút dòng vốn FDI của vùng thủ đô thời gian tới 131 4.1.4. Định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô (quan điểm của luận văn) 133 4.2. Giải pháp thực hiện định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô 137 4.2.1. Giải pháp về nâng cấp kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đồng bộ 137  4.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng lao động 139 4.2.3. Giải pháp về chính sách thu hút FDI 141 4.3 Một số kiến nghị 148 4.3.1. Đối với Quốc hội 148 4.3.2. Đối với Chính phủ 149 4.3.3. Đối với Bộ ngành trung ưong 149 KÉT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 1 - DANH SÁCH KHẢO SÁT CHUYÊN GIA 161 PHỤ LỤC 2 - PHIẾU KHẢO SÁT NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 162 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI 25 Bảng 1.2: Tổng họp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốnFDI 27 Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá thành quả phát triển kinh tế 32 Bảng 2.2: Tổng họp các tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI vào địa phưong (do tác giả đề xuất) 60 Bảng 2.3: Tổng họp các tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI vào địa phưong (sau khi xin ý kiến chuyên gia) 63 Bảng 2.4: Tổng họp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI 67 Bảng 3.1: Số lượng các dự án FDI vào các tỉnh vùng thủ đô đến năm 2020 73 Bảng 3.2: Quy mô các dự án FDI vào vùng thủ đô đến năm 2020 74 Bảng 3.3: cấu trúc dòng vốn FDI phân theo quốc gia đầu tư đến năm 2020 75 Bảng 3.4: cấu trúc dòng vốn FDI phân theo quốc gia đầu tư trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô đến năm 2020 77 Bảng 3.5: cấu trúc dòng vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư đến năm 2020 80 Bảng 3.6: cấu trúc dòng vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô năm 2020 82 Bảng 3.7: Trình độ công nghệ doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đến năm 2020 86 Bảng 3.8: Đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng của địa phưong năm 2018 88 Bảng 3.9: Đóng góp của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng năng suất lao động năm 2020 89 Bảng 3.10: Đóng góp của dòng vốn FDI đến tốc độ thu nội địa của địa phưong năm 202090 Bảng 3.11: Đóng góp của dòng vốn FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương năm 2020 92 Bảng 3.13: Đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng thu nhập cho người lao động năm 2020 95 Bảng 3.14: Trình độ công nghệ doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế biến, chế tạo năm 2020 96 Bảng 3.15. Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp 103 Bảng 3.16. Phân tổ phiếu điều tra 104  Bảng 3.17: Hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dòng vốn FDI 106 Bảng 3.18 Dạng thang đo khoảng Likert 109 Bảng 3.19: Độ tin cậy của nhân tố vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông 111 Bảng 3.20: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và Trình độ lao động (NL) 112 Bảng 3.21: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và Trình độ lao động lần 2 (NL) 112 Bảng 3.22: Các ngành dịch vụ hỗ trợ (DVHT) 113 Bảng 3.23: Chiến lược thu hút FDI của các địa phương (CL) 113 Bảng 3.24: Mức độ cạnh tranh (CT) 114 Bảng 3.25: Cơ chế chính sách và cơ hội kinh doanh (CS) 114 Bảng 3.26: Chất lượng FDI (FDI) 115 Bảng 3.27: Kết quả kiểm định KMO các biến quan sát 116 Bảng 3.28: Kết quả ma trận xoay các biến quan sát (EFA) 117 Bảng 3.29: Kết quả kiểm định KMO các biến quan sát (lần 3) 118 Bảng 3.30: Ma trận nhân tố xoay (lần 3) 119 Bảng 3.31: Các hệ số hồi quy 121 Bảng 3.32: Tỷ lệ đóng góp của từng nhân tố đến chất lượng FDI 121 Bảng 3.33: Tóm tắt mô hình 122 Bảng 3.34: Phân tích phương sai 122 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter (mở rộng) 40 Hình 3.1: Bản đồ tự nhiên Vùng thủ đô Hà Nội 69 Hình 3.2: Số lượng các dự án FDI vào các tỉnh vùng thủ đô đến năm 2020 71 Hình 3.3: Các dự án FDI vào các tỉnh vùng thủ đô theo lĩnh vực đầu tư đến năm 2020 ....72

Trang 1

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐNĐẦU Tư TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊNĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ

NGÀNH KINH TÉ PHÁT TRIỂN

Trang 2

Người hưởng dẫn khoa học: GS.TS NGÔ THẮNG LỢI

HÀ NỘI - 2023

TI M

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước vận động, biến đổi không ngừng Trong bối cảnh đó, việc Việt nam gia nhập Tổ chức Thưong mại Thế giới (WTO) và đàm phán, ký kết các Hiệp định Thưong mại Tự do (FTA) đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt nam Nhiều quốc gia và các nhà đầu tư quan tâm đến Việt nam và đã đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế Sau hon 30 năm tiếp nhận, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (TOI) từ năm 1998 đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của Việt Nam Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020, cả nước đã có 33.070 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 384 tỷ USD vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 231,86 tỷ USD (bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực) Đã có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký trên 70,6 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư) Nhật Bản đứng thứ hai với gần 60,3 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông Các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 226,5 tỷ USD (chiếm gần 59% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 60,1 tỷ USD (chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 28,9 tỷ USD (chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư), vốn FDI đã có mặt ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phưong dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với 48,2 tỷ USD (chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Hà Nội với 35,9 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư); Bình Dưong với gần 35,5 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư).

Vùng Thủ đô Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 490/QĐ-TTg (tháng 5/2008) và được điều chỉnh theo quyết định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tháng 11/2012), bao gồm thủ đô Hà nội và 9 tỉnh xung quanh gồm: Hải Dưong, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang với quy mô diện tích toàn vùng là 24.314,7 km2, quy mô dân số khoảng 18,2 triệu người Đây là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dưong Đây cũng là vùng đầu mối tập trung hệ thống giao thông và hạ tầng

Trang 4

kỹ thuật quốc gia, có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng, là vùng phát triển kinh tế động lực của quốc gia, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước và thu hút lượng lớn dòng vốn FDI vào Việt Nam Trong thời gian qua, vùng thủ đô Hà Nội vẫn là khu vực thu hút được dòng vốn FDI khá lớn 80 với cả nước Thống kê tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tỉnh trong vùng thủ đô Hà Nội, tính đến năm 2020, đã có 8.521 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào vùng với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 85,3 tỷ USD, chiếm khoảng 38% về số dự án và 29% về số vốn đầu tư đăng ký so với cả nước (trong đó thủ đô Hà nội vẫn là địa phưong dẫn đầu về số dự án FDI và vốn đầu tư đăng ký, Hòa Bình là địa phưong có số dự án FDI và vốn đầu tư đăng ký thấp nhất vùng) Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: điện-điện tử; cơ khí chế tạo, du lịch nghỉ dưỡng Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của địa phương, chuyển giao công nghệ, tạo ra giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp, đóng góp ngân sách và tạo việc làm cho người lao động; góp phần vào kết quả phát triển kinh tế trong những năm qua của vùng thủ đô Hà nội.

Tuy vậy, còn nhiều bất cập về mặt chất lượng, như Nghị quyết số 50-NQ/TW đã nhận định chung: “trong thời gian qua, số lượng dự án quy mô nhỏ, công nghệ thấp, thâm dụng lao động còn lớn; phân bố không đều; tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký còn thấp Tỉ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước có xu hướng giảm Liên kết, tương tác với các khu vực khác của nền kinh tế thiếu chặt chẽ, hiệu ứng lan toả về năng suất và công nghệ chưa cao; tỉ lệ nội địa hoá còn thấp Các hiện tượng chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng" ngày càng tính vi và có xu hướng gia tăng” Cụ thể có thể thấy ở những biểu hiện chính cuả những bất cập này là: (i) dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, gia công lắp ráp, sử dụng nhiều lao động phổ thông, giá trị chuyển giao công nghệ thấp dẫn đến chưa tối đa hóa được lợi ích mà dòng vốn FDI có thể mang lại cho vùng thủ đô Hà Nội; (ii) Dòng vốn FDI dựa vào lợi thế so sánh về chi phí lao động giá rẻ và tài nguyên, tập trung ở những khâu có giá trị gia tăng thấp như gia công lắp ráp, ít có khả năng tạo ra những tác động lan tỏa tích cực về công nghệ; (iii) Chất lượng đầu tư thấp, kém hiệu quả, chưa phát huy được tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực; (iv) Môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ quá trình công nghiệp hóa, thu hút các dự án đầu tư, nhất là các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; (v) Giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn thiếu sự liên kết và hợp tác tạo thành các chuỗi giá trị toàn cầu.

Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao được hiệu ứng của dòng vốn FDI vào phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng được với xu thế phát triển của cách mạng CN 4.0 và yêu cầu của mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt nam giai đoạn 2021-2030 là dựa trên

Trang 5

khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cần phải có sự điều chỉnh dòng vốn này theo hướng nhấn mạnh đến chất lượng Quyết định số 667/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (02/6/2022) về phê duyệt chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, đã xác định rõ: (i)Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; (ii) Thúc đẩy họp tác đầu tư nước ngoài song hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng; (iii) Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; (iv) Nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn ĐTNN, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN trong phát triển kinh tế - xã hội, tưong xứng với những ưu đãi, hỗ trợ được hưởng;

Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược nói trên, điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá kỹ về chất lượng dòng vốn FDI vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng thủ đô Hà Nội Hiện nay, các nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sỹ một cách toàn diện về chất lượng dòng vốn FDI, nhất là đứng trên quan điểm của chủ thể tiếp nhận dòng vốn này nói chung và nói riêng đối với vùng Thủ Đô còn ít, cũng chưa có những đánh giá cụ thể nào về cấu trúc và hiệu quả dòng vốn tác động đến phát triển kinh tế các tỉnh vùng Thủ đô trong thời gian qua như thế nào.

Với cách đặt vấn đề như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “NGHIÊN cứu CHẤT LƯỢNG DÒNG

VÓN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG THỦ ĐÔHÀ NỘI” làm luận án tiến sĩ, nhằm nghiên cứu một cách khách quan, khoa học, toàn diện về

chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng thủ đô Hà Nội.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội Từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng thủ đô trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số khía cạnh lý luận về chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trang 6

- Phân tích, đánh giá chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô giai đoạn 2011-2020 thông qua số liệu của các cơ quan Nhà nước, điều tra khảo sát thực tiễn các Doanh nghiệp FDI, các chuyên gia về FDI Từ đó, rút ra được những kết quả đạt được chủ yếu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị của luận án

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô trong thời gian tới.

- Thứ nhất, hiện nay dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội có chất lượng cao hay thấp?

- Thứ hai, những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội?

- Thứ ba, làm thế nào để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội?

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội.

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội Tác giả lựa chọn vùng thủ đô Hà Nội để nghiên cứu bởi vì vùng thủ đô là khu vực có đóng góp quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt nam Vùng bao gồm thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh Do vậy, dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội sẽ có những điểm tương đồng nhau để nghiên cứu, phân tích và đánh giá.

- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chất lượng dòng vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2020 và đề xuất giải pháp kiến nghị đến năm 2030.

- Phạm vi về nội dung:

Thứ nhất, luận án nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI dưới góc độ chủ thể (địa phương) tiếp nhận dòng vốn FDI, cụ thể là các tỉnh, thành phố Vùng Thủ Đô

Trang 7

Thứ hai, Luận án tiếp cận nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI dưới góc độ đây là một nguồn vốn trong số các nguồn vốn đầu tư phát triển, chứ không nghiên cứu dưới góc độ FDI là một khu vực kinh tế.

Thứ ba, chất lượng dòng vốn FDI nghiên cứu dưới hai cách tiếp cận nói trên, bao gồm nghiên cứu cấu trúc dòng vốn (các bộ phận cấu thành nguồn FDI dưới các góc độ khác nhau phản ánh thuộc tính bên trong của dòng vốn) và hiệu quả dòng vốn FDI (được đánh giá dưới góc độ chủ thể tiếp nhận, dựa trên mục tiêu tiếp nhận dòng vốn LOI)

Luận án hệ thống lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân loại bản chất, đặc điểm, vai trò của dòng vốn LOI, cấu trúc và đóng góp của dòng vốn LOI đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phưong, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn LOI Quy trình và phưong pháp thu thập, xử lý số liệu thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn LOI trên cơ sở khảo sát các doanh nghiệp LOI và chuyên gia về LOI trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng thủ đô Cụ thể như sau:

(1) Thu thập số liệu thứ cấp: Trong luận án, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp Để thu thập số liệu thứ cấp tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp số liệu về cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư LOI, trình độ công nghệ, tốc độ tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, năng suất lao động, thu nhập, tại Tổng cục thống kê, Cục thống kê và các sở, ban ngành của 10 tỉnh, thành phố trong vùng thủ đô trong giai đoạn từ năm 2010-2020 Nguồn gốc các tài liệu được trích dẫn, chú thích rõ ràng.

(2) Thu thập số liệu sơ cấp: Trong luận án, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát đối với 220 doanh nghiệp LOI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau, có quy mô vốn và quy mô lao động khác nhau trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng thủ đô Tác giả thiết kế 2 mẫu phiếu khảo sát nhằm mục đích thu thập các thông tin, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, từ 2 nhóm đối tượng khảo sát là: (i) Các doanh nghiệp LOI đang hoạt động trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố vùng thủ đô và (ii) các chuyên gia trong việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp LOI Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo khoảng, thang đo định danh và thang đo thứ bậc Để đảm bảo tỷ lệ hồi đáp cao, quá trình điều tra được tiến hành kết hợp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn Online (qua nền tảng Google Lorm) Tất cả buổi phỏng vấn đều liên hệ trước với đối tượng điều tra nhằm gửi phiếu điều tra trước khi tới trao đổi và thu hồi phiếu Thời gian tiến hành điều tra chính thức từ 01/3/2022 đến 30/4/2022.

Trang 8

(3) Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tham khảo ý kiến chuyên gia về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI Các chuyên gia mà NCS tham khảo bao gồm các nhà khoa học, các giảng viên đại học, các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến FDI (phụ lục 1 kèm theo).

4.2.1 Phương pháp phân tích định tính

Từ số liệu thực tiễn về các chỉ tiêu phát triển KTXH của 10 tỉnh, thành phố vùng thủ đô trong giai đoạn 2010- 2020, tác giả sử dụng các phương pháp sau để tiến hành phân tích:

(1) Phương pháp thống kê mô tả: Là nghiên cứu mô tả số lượng và chất lượng dòng vốn FDI với các chỉ tiêu phát triển KTXH bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học số liệu thu thập được Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả thu thập từ các số liệu thứ cấp.

(2) Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối cũng như số tuyệt đối nhằm chỉ ra xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu Phương pháp này dùng để so sánh, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa chất lượng dòng vốn FDI với các chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020.

4.2.2 Phương pháp phân tích định lượng

Vấn đề nghiên cứu được xác định là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô là biến phụ thuộc Mô hình được kiểm định gồm có 6 biến độc lập gồm: (1) Vị trí địa lý và Cơ sở hạ tầng giao thông; (2) Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và Trình độ lao động; (3) Các ngành dịch vụ hỗ trợ (ngân hàng, diện, nước, viễn thông); (4) Chiến lược thu hút FDI của các địa phương; (5) Mức độ cạnh tranh của ngành; (6) Cơ chế chính sách và cơ hội kinh doanh.

Sau khi thu thập số liệu, dữ liệu sẽ được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 26.0 Độ tín cậy của các thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng Tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Bumstein, 1994) Do đó, hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao Theo Nunally & Bumstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo.

Sau khi loại các biến không phù họp thì các biến còn lại tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương pháp Principal Component với phép xoay vuông góc Varimax Theo Hair và các cộng sự (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practícal signitícance) Factor loading >

Trang 9

0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA Nếu 0,5<KMO<1 thì phân tích nhân tố là thích họp Nếu kiểm định KMO và Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Tổng phương sai trích cho mô hình đạt yêu cầu có giá trị tối thiểu là 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Quá trình phân tích hồi quy được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau thông qua ma trận hệ số tương quan Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là các biến độc lập phải không có tương quan cao hay đa cộng tuyến Theo John và Benet - Martinez (2000), khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập < 0,85 thì có khả năng đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến Nghĩa là, nếu hệ số tương quan > 0,85 thì cần xem xét vai trò của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này có được giải thích bằng một biến khác).

Bước 2: Phân tích hồi quy: Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến và hồi quy Binary Logistic theo phương pháp Enter, với mức ý nghĩa 5%, theo đó, tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

Khung nghiên cứu của luận án được thê hiện như sau:

Trang 10

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án, Nguồn: Nghiên cứu sinh

Trang 11

5 Những điểm mới và đóng góp của luận án

(1) Luận án không đặt vấn đề nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI dưới góc độ một khu vực kinh tế (mà dưới góc độ là một nguồn vốn đầu tư), và cũng không giải quyết vấn đề từ phía bản thân khu vực kinh tế này (các doanh nghiệp FDI) mà là ở góc độ chủ thể tiếp nhận dòng vốn (các địa phưong của Vùng Thủ Đô), đỉều này thể hiện sự khác biệt và mới hon của cách tiếp cận chuyên ngành Kinh tế Phát triển 80 với các nghiên cứu về chủ đề này dưới góc độ chuyên ngành Quản trị kinh doanh hay quản lý kinh tế.

(2) Với cách đặt vấn đề của chuyên ngành Kinh tế phát triển, luận án đã hướng nghiên cứu chất lưọng dòng vốn FDI theo hai nội hàm gắn với chất lưọng của phát triển, đó là cấu trúc dòng vốn và hiệu quả dòng vốn cấu trúc dòng vốn theo quan điểm nghiên cứu của luận án là phản ánh thuộc tính (bản chất) của dòng vốn chứ không phải cấu trúc cơ học của dòng vốn, vì thế nghiên cứu cấu trúc (cơ cấu) dòng vốn của luận án bao gồm: cấu trúc theo quy mô dòng vốn, theo nhà đầu tư, theo ngành kinh tế-kỹ thuật, theo trình độ công nghệ Hiệu quả dòng vốn cũng được đặt vấn đề là dòng vốn này có thỏa mãn với mục tiêu thu hút của bên tiếp nhận (các tỉnh vùng thủ đô), hay nói cách khác là hiệu quả kinh tế - xã hội của dòng vốn, chứ không phải là quả nội tại của dòng vốn này (hiệu quả kinh tế, tài chính của doanh nghiệp FDI) Đứng trên góc độ nhà tiếp nhận dòng vốn, luận án cũng loại bỏ các tiêu chí hay nội dung đánh giá hiệu quả về mặt 80 lượng (như giải quyết việc thiếu vốn hay giải quyết bài toán giải quyết việc làm, mà chủ yếu nhấn mạnh đến mục tiêu về chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay đóng góp vào hiệu quả phát triển của kinh tế, xã hội địa phương.

(1) Luận án đã phân tích, tính toán, đánh giá (qua các 80 liệu thống kê của các tỉnh vùng Thủ đô) theo các tiêu chí phản ánh chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng thủ đô Hà Nội dưới hai góc độ cấu trúc dòng vốn và hiệu quả dòng vốn (tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh, thành phố vùng thủ đô) Theo đó, luận án đã

rút ra được những kết luận: (i) Các góc độ cấu trúc dòng vốn FDI hiện nay ở các địa phươngvùng Thủ đô đều có vấn đề và chưa đáp ứng được mục tiêu tiếp nhận của địa phương, cần được

điều chỉnh lại phù họp với yêu cầu của thực hiện mô hình tăng trưởng nhanh, hiệu quả dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo; (ii) về hiệu quả dòng vốn, ngoài việc đóng góp tốt vào tăng trưởng GRDP và năng suất lao động của các địa phương thuộc vùng Thủ đô, nhưng các hiệu ứng về

Trang 12

chuyển dịch cơ cấu, tăng thu ngân sách và thực hiện tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp nội địa còn yếu và chưa đảm bảo yêu cầu của địa phương.

(2) Luận án phân tích thực nghiệm nhằm đánh giá 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI dựa trên số liệu sơ cấp và sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để kiểm định độ tín cậy của thang đo và phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 3 nhóm nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương vùng Thủ Đô và cũng là 3 nhân tố còn nhiều bất cập cản trở đến những dòng vốn FDI có chất lượng vào địa phương Ba nhân tố tác động mạnh nhất được sắp xếp theo thứ tự, đó là: Vị trí địa lý và Cơ sở hạ tầng giao thông; Trình độ lao động; các cơ chế chính sách định hướng và điều tiết dòng vốn.

(3) Luận án đưa ra được những định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào các tỉnh Vùng Thủ đô trong thời gian tới Các nội dung định hướng và giải pháp được đưa ra dựa trên quan điểm giải quyết những vấn đề bất cập và nguyên nhân, và có chú ý đến yêu cầu đặt ra của Quyết định số 667/QĐ-TTg (ngày 02/6/2022) về phê duyệt chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 Theo đó định hướng hoàn thiện chất lượng nhấn mạnh tới tái cấu trúc dòng vốn theo quy mô, nhà đầu tư, trình độ công nghệ, cải thiện hiệu ứng của dòng vốn FDI trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đóng góp vào ngân sách địa phương, tăng cường liên kết với doanh nghiệp nội địa trong tỉnh Các giải pháp tập trung vào giải quyết ba nguyên nhân hạn chế, đó là: cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực các địa phương và tăng cường các chính sách để định hướng và điều tiết dòng vốn theo hướng bảo đảm tốt chất lượng, phù họp với mục tiêu và yêu cầu tiếp nhận của địa phương

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương 3: Thực trạng chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội.

Chương 4: Định hướng và Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội.

Trang 13

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN cứu ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều các nghiên cứu quốc tế và trong nước về FDI và tác động của FDI tới kinh tế - xã hội của các quốc gia tiếp nhận Trong đó, nhiều nghiên cứu đã phân tích vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận, cũng như những chính sách mà quốc gia đó áp dụng trong việc thu hút và sử dụng dòng vốn FDI này Đa số các nghiên cứu đều thừa nhận sự cần thiết của FDI đối với quốc gia tiếp nhận bao gồm vốn, sở hữu công nghệ và trí tuệ, năng lực quản lý, chiến lược tiếp thị và phân phối sản phẩm, tham gia vào chuỗi giá trị và thưong mại toàn cầu Đây là một động lực quan trọng tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp nhận phát triển và tăng trưởng kinh tế (OECD, 2008) Theo UNCTAD (2009), FDI có thể hỗ trợ phát triển cho địa phưong bằng cách: (i) bổ sung các nguồn lực tài chính cho phát triển; (ii) đẩy mạnh cạnh tranh xuất khẩu; (iii) tạo ra việc làm và phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động; (iv) bảo vệ môi trường và tránh nhiệm xã hội; (v) tăng cường trình độ công nghệ (bao gồm chuyển nhưọng, khuếch tán, và tạo ra công nghệ) Có cùng quan điểm, OECD (2008) chỉ ra những lợi ích của nguồn vốn FDI và gợi ý việc chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI được thực hiện qua bốn kênh: (i) chuyển giao theo chiều dọc với nhà cung cấp ở nước sở tại; (ii) chuyển giao theo chiều ngang với các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty thuộc ngành phụ trợ; (iii) di chuyển các lao động có tay nghề cao; (iv) quốc tế hóa hoạt động R&D về động cơ của FDI, World Bank (2011), Rajan (2004) và nhiều nghiên cứu khác cho thấy có một xu thế chạy đua để thu hút FDI trên toàn thế giới, tuy nhiên các lý do thu hút FDI vào từng quốc gia không giống nhau Các nghiên cứu cũng đã tổng kết lại một số lý do hấp dẫn FDI chủ yếu bao gồm: (i) tím kiếm nguồn lực bao gồm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người; (ii) tìm kiếm thị trường; (iii) tìm kiếm hiệu quả đầu tư bằng cách giảm chi phí sản xuất, chi phí lao động; (iv) tìm kiếm tài sản chiến lược ở quốc gia tiếp nhận ví dụ công nghệ mới, thương hiệu, các kênh phân phối Theo đó, các nghiên cứu gợi ý rằng các quốc gia cần phải dựa trên tiềm lực và lợi thế riêng của mình, để có chính sách thu hút FDI cho phù hợp và hiệu quả.

Kojima Kiyoshi (1973), “A Macroeconomic Approach to Foreign Direct Investment” Hitotsubas Joumal of Econometrics, 14 (1), pp 1-21 Học thuyết đã phân

Trang 14

chia FDI thành hai hình thức: FDI định hướng thương mại (Nhật Bản) và FDI chống lại thương mại (Mỹ) Ông cho rằng FDI sẽ thúc đẩy việc nâng cấp cơ cấu công nghiệp của cả hai bên và do đó thúc đẩy thương mại giữa hai nước Đồng thời đã chỉ ra mối liên kết giữa FDI và sự tăng trưởng kinh tế, sự vận động của FDI có thể dẫn đến sự mở rộng sản xuất đến điểm cân bằng mới, tuy nhiên FDI, thông qua việc đào tạo và chuyển giao công nghệ, có ảnh hưởng từ từ đối với việc tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đặc thù tại quốc gia sở tại và cuối cùng là nâng cao khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đó Ngoài ra, hình thức FDI theo xu hướng thương mại (Nhật Bản) và ngược lại mục đích thương mại (Mỹ) có thể cùng xuất hiện trong một quốc gia, hoặc trong cùng một ngành.

Borensztein, E., De Gregorio, J., and Lee, J.w (1998), “How Does Foreign Direct Investment Affect Economic Growth?”, Joumal of International Economics 45, pp 115-135 Nghiên cứu phân tích mô hình mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế với FDI và các nhân tố cơ bản ở các nước đang phát triển Kết quả phân tích tác giả đề xuất mô hình thực nghiệm: g = cO + clFDI + c2FDI*H + c3H + c4Y0 +c5A Trong đó: g là TTKT, H là nguồn vốn nhân lực, YO là GDP trên đầu người, A là một tập hợp các biến khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (gồm các biến kiểm soát và chính sách thường là các yếu tố quyết định tăng trưởng trong các nghiên cứu xuyên quốc gia, như chi tiêu của chính phủ, chi phí không chính thức, thước đo bất ổn chính trị, lạm phát và thước đo chất lượng của các tổ chức) Biến FDI tính bằng tỷ lệ so với GDP.

Đào Thị Bích Thủy (2012), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và KD Nghiên cứu phân tích mô hình sự vận hành của nền kinh tế bao gồm hai khu vực sx là trong nước và nước ngoài với hàm sx Cobb-Douglas, đã cho thấy tầm quan trọng của vốn nhân lực như một nhân tố quyết định sự thành công của FDI đến tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cách thức phân bổ đầu tư sẽ đem lại những kết quả khác nhau Việc lựa chọn cách thức phân bổ tùy thuộc vào mục tiêu Nếu mục tiêu của nền kinh tế là tăng trưởng cao thì nên tập trung nguồn lực đầu tư cho vốn nhân lực Còn nếu mục tiêu là tạo nhiều việc làm cho lao động phổ thông thì nên tập trung nguồn lực đầu tư cho 8 vốn vật chất Tuy nhiên, khuôn khổ mô hình nghiên cứu còn hạn chế chưa tính đến tiến trình công nghệ và kênh chuyển giao công nghệ thông qua FDI.

Tại Việt Nam, có rất nhiều các nghiên cứu về FDI đã được thực hiện Trong đó, phần lớn là các nghiên cứu tập trung phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng, xuất khẩu và tạo việc làm; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý FDI ở các giai đoạn và chuyên ngành khác nhau như: Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Chí

Trang 15

Dũng (1996) “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Hoàng Văn Huấn (1995) “Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Thủy (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp CNH-HĐH ở Vệt Nam giai đoạn 1988-2005” Bên cạnh đó là một số nghiên cứu về chính sách thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư, luật đầu tư như: Luận án Tiến sĩ của Ngô Thu Hà (2009) “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Đỗ Nhất Hoàng (2002) “Sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Ái Liên (2011) “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”

Phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam đều cho rằng FDI đóng vai trò tích cực đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Thu Hà (2012) sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và ngược lại FDI góp phần kích thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận khác, một số nghiên cứu chỉ ra tác động không rõ nét, tính thiếu bền vững, bản chất hai mặt và những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh của FDI: Nghiên cứu của Trần Minh Tuấn (2010) chỉ ra bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu gây ô nhiễm môi trường ; Luận án Tiến sĩ của Trần Quang Thắng (2012) “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam”, cũng đã đi sâu phân tích tác động tiêu cực và tính khách quan của 9 vấn đề kinh tế xã hội đặc thù nảy sinh liên quan đến FDI Trên cơ sở luận giải, luận án đưa ra các giải pháp xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020 Thông qua các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010, nghiên cứu phần nào làm rõ tính thiếu bền vững nảy sinh từ khu vực này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung (2017) cho rằng FDI cỏ tác động tích cực đến tăng trưởng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn FDI không có tác động đến tăng trưởng Trong khi đó, nghiên cứu của Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014) chỉ ra rằng tính trạng chuyển giá, trốn thuế, tránh thuế để giảm thiểu nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp FDI rất phổ biến và gây thất thu lớn đối với ngân sách.

Trang 16

Đến nay, ở Việt Nam, chỉ có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của FDI, chủ yếu tới tăng trưởng: Nghiên cứu “Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án SIDA “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010” của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Cộng sự (2006) cho rằng FDI có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng GDP Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phưong Hoa (2011), Freeman (2002), Nguyễn Mại (2003), từ việc nghiên cứu tổng quát FDI tại Việt Nam, trên cơ sở sử dụng phương pháp định tính và dựa vào số liệu thống kê, đều đưa ra kết luận FDI có tác động tích cực tới tăng trường thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực; Lê Xuân Bá (2006), bằng cách tiếp cận hẹp, dựa vào khung khổ phân tích được vận dụng trên thế giới, phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn Kết quả từ việc kết họp cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng khẳng định FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tuy nhiên, tác động tràn xuất hiện rất hạn chế và chì thông qua hai kênh liên kết sản xuất và cạnh tranh, đồng thời chỉ thể hiện rõ ở doanh nghiệp tư nhân mà không rõ ở doanh nghiệp Nhà nước trong ngành chế biến thực phẩm.

Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định sự lan tỏa công nghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến Việt Nam, Lê Quốc Hội (2008) chỉ ra sự tham gia của doanh nghiệp FDI có tác động tích cực, lan tỏa công nghệ theo chiều dọc tới các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam Điều này có ý nghĩa, các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi lan tỏa công nghệ thông qua quan hệ thương mại, cung cấp sản phẩm đầu vào, hoặc trao đổi lao động Tuy nhiên, kết quả ước lượng cũng chỉ ra không có tác động của lan tỏa công nghệ theo chiều ngang, ngược lại, sự có mặt của doanh nghiệp FDI gây tác động tiêu cực tới doanh nghiệp trong nước cùng ngành Tác giả kết luận, có sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước ở các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam thông qua kênh thương mại và liên kết sản xuất; mức độ của lan tỏa công nghệ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Với mô hình kinh tế lượng và kiểm định tương quan, nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận về vai trò tích cực của FDI đối với nền kinh tế: Vũ Văn Hưởng (2007) cho rằng Tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến GDP trên đầu người và FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động XNK của Việt Nam; Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) chỉ ra, trong giai đoạn 2003-2007, FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có mối quan hệ hai chiều tích cực FDI có tác

Trang 17

động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tăng trưởng kinh tế cao là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

Bằng phân tích thực nghiệm, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trường kinh tế của Việt Nam: bài nghiên cứu của Trịnh Hoài Nam và Nguyễn Mai Quỳnh Anh (2015), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam” giai đoạn 1990-2013 đăng trên International Knowledge Sharing Platform chỉ ra FDI, đầu tư trong nước, mở cửa thị trường, giáo dục trung học có tác động tích cực đến tăng trường kinh tể, trong khi lạm phát, tiêu dùng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; qua phân tích OLS về ảnh hưởng của hai yếu tổ cạnh tranh giữa các tỉnh và sự thay đổi của luật pháp tới mối quan hệ giữa FDI và GDP hai khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, giai đoạn 2001-2010, Nguyễn Đình Chiến và Kezhong Zhang (2012), nhận thấy FDI và GDP ở hai khu vực này có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, kể cả ở những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt đúng với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lọi như Đà Năng Nghiên cứu chỉ ra, không có sự canh tranh mạnh mẽ giữa các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ vì có hiện tưọng các tỉnh có CPI cao hon nhưng lại thu hút được ít FDI hon trong giai đoạn 2001- 2010 Trong khi đó, sự công khai, minh bạch và khả năng tiếp cận thông tín trên trang thông tín điện tử, chất lưọng cơ sở hạ tầng, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và gia nhập các diễn đàn kinh tế, thương mại có tác động mạnh mẽ tới khả năng thu hút FDI Cụ thể, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005 và việc Việt Nam gia nhập WT0 năm 2007 góp phần gia tăng mạnh mẽ FDI đăng ký đầu tư vào hai khu vực này.

Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Thanh (2001), “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế bền vững của các nước Đông Á và bài học đối với Việt Nam” Thực chất Luận án đi vào phân tích các đóng góp của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới để rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất định hướng chính sách và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới chứ chưa đi vào làm rõ mối quan hệ, vai trò và những đóng góp trực tiếp của FDI đối với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước tiếp nhận Luận án chưa phân tích rõ nét yêu cầu, điều kiện bảo đảm FDI thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế bền vững để khuyến nghị chính sách phù hợp.

Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) và Nguyễn Mại (2003) đã có những nghiên cứu tổng quát về hoạt động FDI ở Việt Nam đến 2002 và đều đi đến kết luận rằng FDI

Trang 18

có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực Tác động của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh tranh Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), rút ra một số bài học cho Việt Nam bằng cách 80 sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979 - 2002 Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích đánh giá thực trạng của FDI ở Việt Nam, thời kỳ 1988 -2003 và cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế ở nước ta phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn ĐTNN, trong đó có FDI Nguyễn Thị Phưong Hoa (2004) đã sử dụng cả hai phưong pháp định tính và định lưọng đế đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh và mối quan hệ giữa FDI với xoá đói, giảm nghèo Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và góp phần vào xoá đói giảm nghèo ở một số địa phưong.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2014), “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu thuộc Chưong trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KX.01/11-15, mặc dù nghiên cứu tác động của FDI không phải nội dung chính của đề tài, đã dành một chưong (Chưong IV) nghiên cứu hiệu quả FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến 2013, đánh giá khá toàn diện về tác động của FDI tới kinh tế Việt Nam làm căn cứ đề xuất giải pháp điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam Việc đánh giá tính bền vững và mối quan hệ giữa FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam không phải là nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Đỗ Đức Bình (2010) thông qua việc phân tích thực trạng FDI của Việt Nam trong 3 năm (2007 - 2009), đã đưa ra nhũng đề xuất nhằm tái cơ cấu ĐTNN tại Việt Nam trong những năm tới Theo tác giả, cơ cấu FDI tại Việt Nam phải phù hợp với sự phát triển nhằm hạn chế các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo được; cần hướng mạnh FDI vào lĩnh vực nông nghiệp; thu hút FDI phải gắn với hiệu quả FDI, gắn với bảo vệ môi trường; tái cơ cấu FDI phải gắn với yêu cầu nâng cao mức độ tham gia và hiệu quả tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất, phân phối và giá trị toàn cầu; tái cơ cấu FDI phải gắn với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Thị Thoa (2014) trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của FDI tới đô thị hoá theo hướng bền vững ở Đà Nằng” đã đề xuất các chỉ tiêu đánh giá tác động của FDI tới đô thị hóa theo hướng bền vững, sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích thống kê thông qua các chỉ tiêu để đánh giá ảnh hưởng của FDI tới đô thị hóa của thành phố Đà Nằng.

Trang 19

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020 Đề án cho rằng sau 25 năm Luật ĐTNN đi vào hoạt động, bên cạnh những vai trò tích cực, Luật này đã bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính sách sao cho phù họp với xu thế phát triển Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút và quản lý hoạt động FDI của Việt Nam trong những năm qua, Đề án đã đề xuất những định hướng FDI đến năm 2020 Theo đó, về thu hút FDI, định hướng trong thời gian tới sẽ coi trọng hơn đến cơ cấu và chất lượng; thu hút FDI có hàm lượng carbon thấp hướng tới sự bền vững; ưu tiên các doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại; FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về FDI trên thế giới và trong nước rất phong phú và đa dạng từ những vấn đề về nguồn gốc của FDI, các nhân tố tác động đến lưu chuyển FDI, các hình thức FDI, hiệu quả thu hút và quản lý FDI, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa FD1 với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, nhiều tác giả đã khẳng định FDI có tác động đến nền kinh tế trên nhiều mặt FDI không chỉ bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, thúc đẩy hoạt động marketing, tăng khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư Các công trình nghiên cứu đều khẳng định mặt tích cực của FDI đến tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, song cũng nêu mặt trái của FDI tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng đều lý giải là do yếu kém trong quản lý của Nhà nước, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, chứ không cho là do bản chất của FDI gây ra Có một số ít thì cho rằng, FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường, nhưng phải có điều kiện.

1.1.2 Các nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI

Nghiên cứu của Paul Samuelson (1997) cho rằng FDI cung cấp một nguồn vốn quan trọng, bù đắp những thiếu hụt về vốn và khả năng tích lũy hạn chế của các nước đang phát triển, tạo cú huých từ bên ngoài nhằm phá vỡ “vòng luẩn quẩn của sự phát triển” Lall s và Streeten p (1977) đặt câu hỏi về khả năng cung cấp vốn FDI vì trên thực tế FDI cung cấp ít vốn và khá đắt, ngoài ra, sự thống trị của MNC trong nền kinh tế đang phát triển có thể gây bất lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Ngoài việc FDI cung cấp một nguồn vốn quan trọng, qua nghiên cứu thực nghiệm của Ấn Độ và sử dụng số liệu của bốn nước Nam Á khác là Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal,

Trang 20

Agrawal (2000) kết luận FDI làm tăng đầu tư trong nước rất nhiều lần, hàm ý tác động liên kết và bổ trợ giữa FDI và đầu tư trong nước, tạo động lực tăng trưởng.

Phân tích dữ liệu của Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn 1991-2007, Yilmazer (2010) không tìm thấy một quan hệ nhân quả chặt chẽ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu chỉ ra tác động FDI tới xuất khẩu và nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là rất nhỏ Trong khi Ekinci (2011), khi xem xét mối quan hệ lâu dài giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thời kỳ 1980-2010 cho thấy một mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhưng nghiên cứu không thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa FDI và việc làm.

Tác giả Nguyễn Xuân Trung (2012) đã đưa ra quan điểm về FDI có chất lưọng như sau: “FDI có chất lưọng hay nói gọn hon là FDI chất lưọng là FDI có đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trinh độ phát triển của đất nước trong hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể” Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng FDI của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn 2001-2010, theo tiêu chí phát triển bền vững, công trình đã đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI tại Việt Nam, những yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

Trong các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhã (2005) về thu hút FDI đã chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới các mặt thành công và hạn chế hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam Nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục xử lý để tăng cường thu hút FDI Điểm mới của luận án là khi tính lượng vốn FDI chỉ tính phần vốn đưa vào từ bên ngoài vào và luận giải một cách khoa học khái niệm “Hiệu quả các dự án FDI đã triển khai” (hiệu quả đứng về phía chủ đầu tư - một nhân tố tác động đến thu hút FDI của một quốc gia).

Tác giả Hà Thanh Việt (2007) trong nghiên cứu của mình về “Thu hút vốn FDI trên địa bàn Duyên hải miền Trung” đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế; khái quát được bối cảnh KT-XH của vùng Duyên hải miền Trung và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính trạng trên Từ đó, đề ra các nhóm giải pháp chung và đặc thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải miền Trung.

Tác giả Hà Quang Tiến (2014) đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997- 2014, qua các chỉ tiêu “tăng

Trang 21

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng, mở rộng kinh tế đối ngoại, thu ngân sách, việc làm, môi trường” Tuy nhiên, Luận án mới chỉ dừng lại trên góc độ phân tích thống kê mô tả định tính, chưa đi sâu phân tích định lượng tác động của FDI đến phát triển KTXH Tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2011) đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá vai trò và những hạn chế của FDI với chuyển dịch CCKT - xã hội, sử dụng hồi quy đa biến để đánh giá ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch CCKT ngành Tác giả sử dụng mô hình TTKT của Robert Solow và sử dụng hàm sx, Cobb - Douglas Yt= Kt a (AtLt)l - a (0).

Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006) đã phân tích, làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới Những vấn đề nảy sinh trong thu hút FDI được các tác giả đưa ra khá toàn diện và mặc dù, nghiên cứu không đê cập trực diện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững, nhưng những đánh giá về ảnh hưởng của FDI đã được xem xét toàn diện trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường.

Trần Thanh Bình (2008) đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI đối với PTBV về xã hội ở Việt Nam, một khía cạnh nghiên cứu mà theo tác giả là chưa có nhiều Trong đề tài, nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến mục tiêu PTBV xã hội ở Việt Nam được tác giả tập hưng nghiên cứu và đánh giá một số tác động chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và một số xung đột lợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này Theo tác giả, tác động của khu vực FDI đối với các mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt (bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực) Một mặt, FDI có xu hướng thúc đấy tầng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho một nhóm người này, nhưng mặt khác, nó lại dẫn đến thất nghiệp cho một nhóm người khác Hay FDI thúc đẩy tăng hưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên, nhóm dễ tổn thương lại có nguy cơ rơi vào tính trạng nghèo hoặc bị tái nghèo do ít có cơ hội hưởng lợi hoặc gián tiếp chịu thiệt hại

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2010) thừa nhận những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế và cho rằng vốn FDI là một phần quan trọng đối với kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và đối với các nước thế giới thứ 3, các nước đang phát triển như Việt Nam - nơi mà khả năng tích luỹ vốn còn rất hạn chế Mặt khác, tác giả cũng đi sâu phân tích những tác động ngược lại Những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư và cho rằng nguồn

Trang 22

vốn này không phải lúc nào cũng đảm bảo tính bền vững trong phát triển Để chứng minh cho nhận định này, tác giả liên hệ trường họp của Việt Nam bằng cách xem xét tính bền vững của nguồn vốn FDI trên ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường.

Đồng tính với quan điểm này của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Phan Minh Ngọc cho rằng FDI không phải luôn là liều thuốc bổ cho nền kinh tế Theo tác giả, FDI có thế làm thui chột sự phát triển của ngành nghiên cứu và triển khai trong nước; tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa trong việc thu hút vốn trong nước; đấy các doanh nghiệp trong nước vào bờ vực phá sản, bị rứt khỏi thị trường; bởi sự cạnh tranh giành độc quyền của các doanh nghiệp FDI bằng sử dụng những chiến lược kinh doanh không lành mạnh như phá giá, chèn ép và chuyển giá ngầm.

Nghiên cứu “Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điếm phát triển bền vững ở Việt Nam” được thực hiện trong khuôn khố dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chưong trình Nghị sự thế kỷ 21 của Việt Nam VIE/01/021 do UNDP tài trợ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môi trường điều hành Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và khá toàn diện Phần phân tích tác động, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững được phân tích một cách toàn diện, chi tiết trên cả ba khía cạnh: kinh tế -xã hội - môi trường và được phân tích trên hai góc độ: ảnh hưởng trực tiếp của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tới PTBV ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp qua khả năng bền vững của bản thân nguồn vốn FDI Qua phân tích tác động, công trình nghiên cứu cũng kết luận rằng FDI ở nước ta có tác động tích cực và tiêu cực về cả kinh tế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV Trong quá trình hoạt động của các dự án có thể nảy sinh những xung đột về xã hội và môi trường Tuy nhiên, các vấn đề về xã hội và môi trường không phải là cái giá phải trả để thu hút FDI Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động tích cực của FDI đến vấn đề kinh tế và xã hội là chủ yếu Các tác động tiêu cực về môi trường là do chưa được các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư quan tâm một cách đúng mức, lợi ích ngắn hạn còn được coi trọng hơn lọi ích dài hạn Ngoài ra, đa số các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường không chỉ là do FDI gây ra, mà là hậu quả chung của quá trình phát triển, quá trình CNH đất nước.

1.1.3 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng FDI phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của nước nhận đầu tư Do vậy nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng FDI Nhà nước cần có

Trang 23

những chính sách đối với FDI phù họp tạo ra những điều kiện cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của FDI Mặt khác cần phải có sự chọn lựa các dự án đầu tư có hiệu quả tốt nhất Bài viết phân tích của OECD (2008), “The social impact of foreign direct investment” đã đánh giá vai trò của FDI đối với kinh tế thế giới ngày càng tăng lên nhanh chóng Tổng nguồn vốn của FDI từ 8% tổng GDP nền kinh tế thế giới năm 1990 đã tăng lên 26% trong năm 2006 Từ giữa những năm 1990, FDI trở thành nguồn chính, chủ yếu đầu tư vào các nước đang phát triển FDI tạo ra việc làm, mức thu nhập cao cho người lao động trong nước, chuyển giao công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp nước sở tại, đẩy mạnh cạnh tranh của các trong nước để phát triển Tại các nước đang phát triển, doanh nghiệp FDI trả lưong cho người lao động cao hon so với các doanh nghiệp trong nước và tăng lưong bình quân cho người lao động trong ngắn hạn Điều này đã có hiệu ứng lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước Những lợi ích tiềm ẩn của FDI còn phụ thuộc vào lợi ích của doanh nghiệp và công nhân trong nước được hưởng từ dòng vốn này Để FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tốt nhất, chính phủ cần phải hạn chế các thủ tục pháp lý rườm rà cản trở FDI, chú trọng đến chất lượng các dự án FDI bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút FDI, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra.

- Cũng trong nghiên cứu của OECD và ILO (2008), “The Impact of Foreign Direct Investment On Wages And Working Conditions”, đã đánh giá tác động của FDI đến thị trường lao động và chỉ ra các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) có xu hướng tăng tiền lưong cho lao động trong các doanh nghiệp FDI, kéo theo sự tăng tiền lưong của lao động nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI Được thể hiện rõ nét ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển, là do khoảng cách về công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DN trong nước khá lớn.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến GDP, trường hợp Pakistan, Nadeem Iqbal và các cộng sự (2014) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas và theo lý thuyết của Bhagwati về tác động tích cực hon của FDI đối với GDP của các nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, phân tích số liệu trong 30 năm 1983-2012, cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa FDI và GDP của Pakistan Đồng nghĩa với việc giả định FDI tác động tích cực hon đối với nền kinh tế có chế độ thưong mại mở được chấp nhận trong trường hợp của Pakistan Nghiên cứu cũng chỉ ra, dường như văn hóa và điều kiện của nước tiếp nhận có ảnh hưởng tới mức độ tác động của FDI Do vậy, lợi ích kinh tế mà FDI mang lại là không thể dự đoán được.

Nghiên cứu dữ liệu của Trung Quốc nói chung, và chọn mẫu 29 tỉnh, giai đoạn 1989-1999, Buckley và cộng sự (2002) nhận định, điều kiện kinh tế và công nghệ ở

Trang 24

nước sở tại làm thay đổi quan hệ giữa FDI với tăng trưởng Các điều kiện của nước sở tại ảnh hưởng mạnh đến mối quan hệ tăng trưởng ở cấp trung ương và cấp tỉnh Kết quả nghiên cứu còn cho thấy FDI ảnh hưởng nhiều hơn tới tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh và đạt lợi ích đầy đủ của FDI khi có sự cạnh tranh gay gắt (cả với doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương) ở các thị trường địa phương Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả khuyến nghị cần xây dựng và hoàn thiện chính sách ở cấp tỉnh để tối đa hoá lọi ích tăng trưởng của FDI và cải cách thị trường là một chính sách chung rất thành công.

Nhóm tác giả Khachoo và Khan trong bài nghiên cứu chung “Determinants of FDI inflows to developing countries: a panel data analysis” (2012): nhóm tác giả sử dụng mẫu của 32 nước đang phát triển nhằm nghiên cứu tác động của quy mô thị trường, tổng trữ lượng, kết cấu hạ tầng, chi phí lao động và độ mở của thị trường đến dòng vốn FDI của các nước chủ nhà Sử dụng dữ liệu từ 1982 đến 2008, tác giả sử dụng hồi quy dữ liệu bảng, kết quả cho thấy quy mô thị trường, tổng trữ lượng, KCHT và chi phí lao động là những yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.

Abdul và cộng sự trong nghiên cứu “Factors affecting foreign direct investment in Pakistan” (2014): nhóm tác giả cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 06 yếu tố, bao gồm: (1) Tổng thu nhập quốc dân; (2) Xuất khẩu; (3) Nhập khẩu; (4) Nợ nước ngoài; (5) Chi tiêu cho quân sự; (6) Tích lũy tài sản Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thu thập dòng vốn FDI, vốn cổ phần, tổng thu nhập quốc dân, số liệu xuất khẩu, số liệu nhập khẩu, chi tiêu cho quân sự, nợ nước ngoài của Pakistan từ năm 1988 đến năm 2012 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các yếu tố như: tích lũy tài sản, xuất khẩu, tổng thu nhập quốc dân có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào Pakistan.

Nhóm tác giả Boateng trong công trình “Examining the determinants of inward FDI: Evidence from Norway” (2015): nhóm tác giả cho rằng dòng FDI chảy vào Na Uy chịu tác động trực tiếp bởi 07 nhóm yếu tố bao gồm: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu của UNCTAD về dòng FDI chảy vào Na Uy từ năm 1986 đến 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động bởi các nhóm yếu tố sau: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại.

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhuận trong bài “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng” (2017): dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Sông Hồng chịu tác động bởi các yếu tố

Trang 25

sau: (1) kết cấu hạ tầng đầu tư, (2) chính sách đầu tư, (3) chất lượng dịch vụ công, (4) nguồn nhân lực, (5) môi trường sống và làm việc, (6) chi phí đầu vào cạnh tranh, (7) lợi thế ngành đầu tư, (8) thưong hiệu địa phưong Tác giả đã sử dụng phưong pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 330 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lưọng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thưong hiệu địa phưong ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng.

Nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Bá Huyền trong công bố “Các yếu tố tác động đến dòng FDI chảy vào tỉnh Thanh Hóa” (2015) đã cho rằng, dòng vốn FDI chịu tác động bởi 06 yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố về chính sách, chính phủ; nhóm yếu tố về văn hóa - xã hội, nhóm yếu tố về kinh tế và thị trường; nhóm yếu tố về tài chính, nhóm yếu tố về nguồn lực và nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng đầu tư Tác giả đã sử dụng phưong pháp nghiên cứu định lưọng thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp của 41 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy: dòng vốn FDI chịu tác động bởi 02 nhóm yếu tố là: (i) yếu tố về kinh tế và thị trường và (ii) nhóm yếu tố kết cấu hạ tầng đầu tư.

Tác giả Phan Thị Quốc Hưong trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam” (2015) lại cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động trực tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách; nhóm yếu tố kinh tế; nhóm yếu tố chất lưọng thể chế; và nhóm yếu tố về thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được Tác giả đã sử dụng phưong pháp ước lưọng Moment tổng quát sai phân (DGMM) để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tác giả đã sử dụng dữ liệu biến phụ thuộc FDI được thu thập từ số liệu thống kê của tổ chức UNCTAD trong giai đoạn 2000-2012 Tác giả sử dụng các yếu tố khung chính sách, kinh tế và chất lưọng thể chế làm biến đại diện cho các biến độc lập Các biến này đều được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2000-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: 3 trong 6 giả thuyết không đủ cơ sở để bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, bao gồm tác động nhóm yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” (2015), tác giả Nguyễn Minh Tiến cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động của 07 yếu tố: Quy mô thị trường, nguồn nhân lực, Độ mở thương mại,

Trang 26

kết cấu hạ tầng, lao động có kỹ năng, chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 43 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2012 Thông qua phưcmg pháp ước lượng Moment tổng quát (hồi quy GMM Arellano-Bond) với bộ dữ liệu bảng và dựa trên ước lượng PMG Tác giả đã nghiên cứu tác động 22 của FDI và các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế của 6 vùng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012 Kết quả cho thấy giữa các vùng có những đặc tính hội tụ và đặc trưng đối với các tác động của các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế, mức độ hội tụ và đặc trưng giữa các vùng có sự khác biệt.

Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phưong trong bài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển” (2014) cho rằng dòng vốn FDI chạy vào các nước phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau: (1) Quy mô thị trường, (2) tổng dự trữ ngoại hối, (3) KCHT đầu tư, (3) chi phí lao động, (5) độ mở thưoTig mại của một quốc gia Nhóm tác giả đã sử dụng phưong pháp nghiên cứu định lượng, với bộ dữ liệu bảng của 30 nước trong khoảng thời gian 13 năm (từ 2000 - 2012) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quy mô thị trường, tổng dự trữ, yếu tố cơ sở vật chất được đại diện bởi biến tiêu thụ điện có tương quan cùng chiều với FDI.

Tác giả Đinh Phi Hổ trong bài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp” (2011) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tại Bình Phước Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào các KCN chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát 226 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN tại Việt Nam Tác giả đã sử dụng biến hài lòng của nhà đầu tư để thể hiện yếu tố thu hút đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của doanh nghiệp chịu tác động bởi 08 yếu tố: Chi phí cạnh tranh, chính sách đầu tư, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống, lợi thế đầu tư, lọi thế về lao động địa phương, năng lực lãnh đạo địa phương.

1.2 Đánh giá về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Những vẩn đề đã được giải quyết có thể kế thừa

Có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI vào một quốc gia hoặc vùng, địa phương nhằm mục đích tạo ra sự chuyển dịch hoặc thay đổi về kinh tế xã hội của địa phương đó theo các chiều hướng khác nhau, đặc biệt các tác giả nghiên

Trang 27

cứu sâu việc sử dụng dòng vốn FDI một cách có hiệu quả tại địa phương đó Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI của các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả sử dụng dòng vốn FDI dưới góc độ tiếp cận của địa phương Còn việc làm rõ nội hàm cấu trúc FDI như một dòng vốn để đi sâu phân tích chất lượng dòng vốn đó tác động ảnh hưởng tốt hay xấu, có hiệu quả như thế nào đối với địa phương tiếp nhận dòng vốn FDI thì có rất ít các công trình nghiên cứu đề cập hoặc phân tích sâu Chất lượng dòng vốn FDI bao gồm cấu trúc dòng vốn FDI và hiệu quả dòng vốn xét dưới địa phương tiếp nhận dòng vốn đó cấu trúc dòng vốn là thuộc tính bên trong phản ánh dòng vốn có chất lượng, cấu trúc dòng vốn FDI được phân loại, đánh giá theo quy mô dòng vốn, theo ngành nghề, theo nguồn gốc dòng vốn, theo công nghệ, theo chuỗi giá trị toàn cầu, Dưới góc độ địa phương tiếp nhận dòng vốn FDI, hiệu quả dòng vốn được thể hiện bao gồm 3 khía cạnh Hiệu quả về kinh tế gồm: tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, cơ cấu kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Hiệu quả về xã hội gồm: thu nhập, việc làm có năng suất cao Hiệu qủa về môi trường gồm: công nghệ sử dụng, lĩnh vực đầu tư

Tổng hợp các nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI có thể được liệt kê ở bảng sau:

Bảng 1.1: Tổng họp các nghiên cứu về chất lượng dòng vốn FDI

Cấu trúc dòng von FDI tínhtheo quy mô von đầu tư

Nguyễn Xuân Trung (2012); Hà Quang Tiến (2014); Nguyễn Đức Nhuận (2017); Phan Thị Quốc Hương (2014).

Cấu trúc dòng von FDI theonhà đầu tư

Nguyễn Xuân Trung (2012); Hà Quang Tiến (2014); Nguyễn Đức Nhuận (2017); Phan Thị Quốc Hương (2014)

Cẩu trúc dòng von FDI theongành, lĩnh vực đầu tư

Nguyễn Xuân Trung (2012); Hà Quang Tiến (2014); Nguyễn Đức Nhuận (2017); Phan Thị Quốc Hương (2014)

Cẩu trúc dòng von FDI theotrình độ công nghệ

Buckley và cộng sự (2002); Nguyễn Xuân Trung (2012); Phan Thị Quốc Hương (2014)

Trang 28

Tác động của dòng von FDIđến tăng trưởng kinh tê củađịa phương (bô sung vốn đầu

tư, đóng góp vào tăngtrưởng)

Ekinci (2011); All Riza Sandalcilar và Ali Altiner (2012); Nadeem Iqbal và các cộng sự (2014); Hà Quang Tiến (2014); Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006)

Tác động của dòng von FDIđến nâng cao hiệu quả trong

phát triền kinh tể (nâng caonăng suất lao động, tăng thu

ngân sách địa phương)

Hà Thanh Việt (2007); Trần Thanh Bình (2008)

Tác động của dòng von FDIđên chuyên dịch cơ cấu kinh

Tác động lan tỏa của dòngvon FDI đến các khu vựcxã hội (tạo việc làm, tăng thu

nhập cho người lao động)

Tác động của dòng von FDIđến bào vệ môi trường

Nguyễn Thị Kim Nhã (2005); Hà Quang Tiến (2014); Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006)

Nguồn: Tác giả tông hợp

Có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI xét từ nhiều góc độ khác nhau Thông qua các mô hình được kiểm định, các tác giả đã chứng minh các mối quan hệ giữa các nhân tố đó tới việc thu hút dòng vốn FDI góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của địa phương tiếp nhận Dưới góc độ địa

Trang 29

phương tiếp nhận dòng vốn FDI, có thể kể đến nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI như: (1) Vị trí địa lý và Cơ sở hạ tầng giao thông; (2) Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và Trình độ lao động; (3) Các ngành dịch vụ hỗ trợ; (4) Chiến lược và quy hoạch thu hút FDI của các địa phương; (5) Mức độ cạnh tranh của ngành; (6) Cơ chế chính sách và cơ hội kinh doanh Các nhân tố này có tác động ở các mức độ khác nhau đến chất lượng dòng vốn FDI đã được các nghiên cứu chỉ ra Có thể tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.2: Tổng họp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDISTT

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất

1 Vị trí địa lý và Cơ sở hạ tầng giao thông

Khachoo và Khan (2012); Nguyễn Đức Nhuận (2017); Lê Hoàng Bá Huyền (2015); Nguyễn Minh Tiến (2015); Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014); Đinh Phi Hổ (2011);

2 Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và Trình độ lao động

Khachoo và Khan (2012); Abdul và cộng sự (2014); Nguyễn Đức Nhuận (2017); Lê Hoàng Bá Huyền (2015); Nguyễn Minh Tiến (2015); Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014); Đinh Phi Hổ (2011);

3 Các ngành dịch vụ hỗ trợ Lê Hoàng Bá Huyền (2015); Nguyễn Đức Nhuận (2017); Đinh Phi Hổ (2011);

4 Chiến lược và quy hoạch thu hút FDI của các địa phương

Nguyễn Đức Nhuận (2017); Phan Thị Quốc Hương (2015); Nguyễn Minh Tiến (2015); Đinh

Nguyễn Đức Nhuận (2017); Lê Hoàng Bá Huyền (2015); Phan Thị Quốc Hương (2015); Nguyễn Minh Tiến (2015); Đinh Phi HỔ (2011);

Nguồn: Tác giả tông hợp

Trang 30

1.2.2 Khoảng trống của các nghiên cứu đã công bố

- Việc nghiên cứu chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trước đó Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc thu hút dòng vốn FDI ở Việt nam hoặc một số vùng, địa phưong trong cả nước mà không phân loại, đánh giá chất lượng các dòng vốn FDI này theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng Vùng thủ đô Hà Nội là một trong những vùng động lực tăng trưởng của cả nước, trong đó có dòng vốn FDI Do vậy, việc nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng thủ đô cũng đóng vai trò quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Quan điểm về chất lượng dòng vốn còn nhiều cách hiểu khác nhau cả về góc độ cấu trúc dòng vốn và hiệu quả dòng vốn Mỗi tác giả có một quan niệm hay góc nhìn khác nhau về chất lượng dòng vốn FDI, thậm chí dời rạc Tác giả hệ thống hóa và đưa ra quan niệm hay nội

hàm về chất lượng dòng vốn FDI: “chất lượng dòng von FDI bao gồm cấu trúc dòng von FDI và

hiệu quá dòng von xét dưới địa phương tiếp nhận dòng vốn đó”, cấu trúc dòng vốn là thuộc tính

bên trong phản ánh dòng vốn có chất lượng, cấu trúc dòng vốn FDI được phân loại, đánh giá theo quy mô dòng vốn, theo ngành nghề, theo nguồn gốc dòng vốn, theo công nghệ, theo chuỗi giá trị toàn cầu,

- Dưới góc độ địa phưong tiếp nhận dòng vốn FDI, hiệu quả dòng vốn được thể hiểu như thế nào cũng còn nhiều tranh luận Hiện nay bao gồm 3 khía cạnh: Hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về môi trường Hiệu quả về kinh tế gồm: tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, cơ cấu kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Hiệu quả về xã hội gồm: thu nhập, việc làm có năng suất cao Hiệu quả về môi trường gồm: công nghệ sử dụng, lĩnh vực đầu tư

- Tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn chưa được hệ thống dùng làm cơ sở để nghiên cứu về chất lượng dòng vốn trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Chưa có Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương xác định được các yêu cầu cụ thể.

Khoảng trống nghiên cứu ở đây là nội hàm chất lượng dòng vốn FDI chưa được làm rõ từ các nghiên cứu trước đó bao gồm cấu trúc dòng vốn và hiệu quả dòng vốn Tác giả sẽ nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà Nội bằng các thực nghiệm định tính và định lượng một cách khách quan, khoa học Từ đó đề ra Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương và các giải

Trang 31

pháp để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI khi chúng ta chuyển từ việc thu hút dòng vốn FDI tập trung vào quy mô sang thu hút dòng vốn FDI có chất lưọng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.3 Những vẩn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án

Một là, Làm rõ và đưa ra quan điểm của luận án về: khái niệm nội hàm và tiêu chí đánh

giá chất lưọng dòng vốn FDI và sử dụng bộ tiêu chí đề xuất để đánh giá chất lưọng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô, phát hiện những biểu hiện kém chất lưọng của dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô Hà nội.

Hai là, tổng hợp, hệ thống hóa và kết hợp giữa phân tích định tính với phân tích định

lưọng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lưọng dòng vốn FDI dựa trên các biến quan sát khác nhau đối với dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô, đánh giá và kết luận về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lưọng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh vùng thủ đô hiện nay.

Ba là, đề xuất thêm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lưọng dòng vốn FDI vào địa

bàn các tỉnh, thành phố vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch covid-19 vừa qua.

Trang 32

CHƯƠNG 2

Cơ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN ĐẦU TưTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƯƠNG

2.1 Một sổ cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI

2.1.1 Lý luận về phát triển kinh tế

- Nội hàm phát triển kinh tế: Khi nói về một xã hội phát triển, chúng ta thường hình dung ra một xã hội, ở đó mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài sản vật chất, có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, được sống trong một môi trường trong sạch và lành mạnh Chúng ta cũng nghĩ tới một xã hội không có sự phân biệt đối xử, với các mức độ công bằng cần thiết Một yêu cầu tối thiểu của một quốc gia phát triển là chất lượng cuộc sống vật chất của quốc gia đó phải cao và được phân phối một cách đồng đều thay vì chỉ giới hạn một cách bất hợp lý cho một bộ phận tối thiểu giàu có trong xã hội Cao hơn yêu cầu tối thiểu đó, một quốc gia phát triển còn đề cập các quyền và sự tự do của con người về mặt chính trị, sự phát triển về văn hóa và tri thức, sự bền vững của gia đình Từ những phân tích

trên đây cho chúng ta đi đến một khái niệm tổng quát nhất về phát triển nền kinh tế, “ đó là quá

trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia” (trang 15,

sách chuyên khảo Kinh tế phát triển, Ngô Thắng Lợi, 2013).

Như vậy, có thể hiểu nội hàm của quá trình phát triển nền kinh tế tựu trung lại bao gồm quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội cho con

người Theo logic biện chứng của quá trình phát triển, phát triển kỉnh tế được xem như là quá

trình biến đôi cá về lượng và về chất của nền kinh tế Mặt lượng của sự phát triển bao hàm ý

nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh tế Còn sự thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế và hiệu quả của nền kinh tế Hiệu quả nếu hiểu theo nghĩa hẹp là hiệu quả đối với chính bản thân của chủ thể trong nền kinh tế Hiệu quả hiểu theo nghĩa rộng là tác động đến các đối tượng hưởng lợi trong nền kinh tế đó.

- Tiêu chí đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội:

Tăng trưởng kỉnh tế là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là

điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển Tuy vậy, một quốc gia có tăng trưởng kinh tế

Trang 33

nhanh chưa chắc đã có sự tiến bộ xã hội Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không đủ để cải thiện mức sống của phần lớn dân số sống ở các nước có mức GNI bình quân đầu người thấp Nó cần thiết vì nếu không có tăng trưởng, cá nhân chỉ có thể khấm khá hơn khi có sự chuyển giao thu nhập hay tài sản từ người khác Ở một nước nghèo, ngay cả nếu có một bộ phận nhỏ trong dân số là giàu có thì khả năng phân phối lại kiểu này cũng cực kỳ hạn chế Tăng trưởng kinh tế giúp cho nhiều thậm chí tất cả mọi người trở nên khá giả hơn mà không nhất thiết phải có ai đó phải nghèo đi Tăng trưởng kinh tế đo lường thông qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển, tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước.

Cơ cấu kỉnh tế phản ánh bản chất của sự phát triển kinh tế và là dấu hiệu để đánh giá các

giai đoạn phát triển kinh tế Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thể hiện xu hướng phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và sự tiến bộ khoa học công nghệ Khi phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta không dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế mà các quốc gia đạt được mà thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế Một nền kinh tế được đánh giá trình độ phát triển càng thấp khi nền kinh tế đó có tỷ lệ nông nghiệp càng cao và hoạt động kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào nông nghiệp Nền kinh tế phát triển cao khi các hoạt động kinh tế tập trung vào phục vụ nhu cầu tiêu dùng hiện đại cho dân cư, tức là có tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm cao trong cơ cấu kinh tế Các nhà kinh tế cũng đã tổng hợp thành 5 dạng khác nhau về cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đó là: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông-công nghiệp-dịch vụ, nông-công-nông nghiệp-dịch vụ, nông-công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp và dạng cơ cấu dịch vụ-công nghiệp, thể hiện giai đoạn phát triển kinh tế cao nhất.

Tiến bộ xã hội song hành với phát triển kinh tế, thậm chí còn phải đặt ra những mục tiêu

cao hơn so với phát triển lĩnh vực kinh tế Phát triển lĩnh vực xã hội của nền kinh tế cần phải thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng nhìn tổng quát, đó là việc đảm bảo tiến bộ xã hội cho con người Nội hàm của việc bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người, xét trên bình diện các nước đang phát triển bao gồm: tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao mức sống dân cư bao gồm việc làm thế nào để nâng cao thu nhập dân cư, và quan trọng hơn là giải quyết vấn đề phân phối nguồn thu nhập đó một cách hợp lý; giữ gìn môi trường sống một cách hài hòa để chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên.

Trang 34

Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá thành quă phát triển kỉnh tế

Tỷ lệ % tăng trưởng GRDP năm sau so với năm trước.

Tổng vốn đầu tư phát triển

Tỷ lệ % tăng vốn đầu tư phát triển năm sau so với năm trước.

Nâng cao năng suất lao động

Tỷ lệ % tăng năng suất lao động năm sau so với năm trước.

Tăng thu ngân sách nhà nước

Tỷ lệ % tăng thu ngân sách nhà nước năm sau so với năm trước.

2 Chuyển dịch cơ cấu kinh

Tạo thêm việc làm cho người lao động

Số lao động được tạo ra việc làm hàng năm

Tăng thu nhập cho người lao động

Tỷ lệ % tăng thu nhập cho người lao động năm sau so với năm trước

Bảo vệ môi trường sống

Trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít phát thải ra môi trường

Nguồn: Tác giả xây dựng và tông hợp

* Ý nghĩa của lý thuyết: Lý luận về phát triển kinh tế được hệ thống trên đây làm cơ sở

cho việc nghiên cứu đề xuất nội hàm và tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn FDI ở khía cạnh tác động của dòng vốn đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, vùng hay quốc gia Cụ thể là: (1) Nội hàm chất lượng của dòng vốn FDI bao gồm cấu trúc và hiệu quả của dòng vốn (2) luận án dựa trên các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế để sử dụng xây dựng thước đo tác động của dòng vốn FDI đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

2.1.2 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.2.1.Khái niệm về FDI, dòng von FDI, so và chất lượng dòng von FDI

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia khác đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.

Trang 35

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa FDI là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”.

Tổ chức Thưong mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phưong diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”.

Theo Luật Đầu tư năm 2020 của Việt Nam thì khái niệm FDI đó là: “tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước CHXNCN Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” Cũng theo Luật này, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài là: “cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt nam”; khái niệm dự án đầu tư là: “tập họp các đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.

Như vậy, vốn FDI là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vốn đầu tư của một quốc gia, đó là phần vốn của người nước ngoài (cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài) được thực hiện sản xuất kinh doanh ở một quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận, và nó trở thành một khu vực kinh tế ở quốc gia này Ở Việt Nam, khu vực FDI là một trong 3 khu vực kinh tế (khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ xin của Đảng).

Vốn FDI khi được hiểu theo nghĩa vận động để hình thành, được hiểu là dòng vốn FDI Dòng vốn FDI đó là dòng vốn được chuyển vào một quốc gia (hay một địa phương cụ thể) từ các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, các chủ đầu tư thuộc các quốc gia khác để thực hiện trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận.

Dòng vốn FDI là sự di chuyển vốn quốc tế gắn liền với sự chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn vốn FDI phải phù hợp

Trang 36

với chiến lược phát triển kinh tế chung của từng địa phương, từng vùng và cả nước Thu hút dòng vốn FDI vào quốc gia hay địa phương đó chính là việc áp dụng các biện pháp, chính sách tạo động lực để các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn đến đầu tư trực tiếp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận.

Tác giả sử dụng khái niệm: “dòng von FDI vào địa phương là dòng von mà nhà đầu tư

nước ngoài dịch chuyên vốn (tiền và tài sán) vào địa phương, đồng thời nắm quyền quân lý, điềuhành với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ địa phương tiếp nhận đâu tư Dòng vôn FDI đượcthê hiện dưới dạng các dự án đâu tư do nhà đâu tư nước ngoài chuyên đên được cơ quan Nhànước có thâm quyên câp phép ”.

2.1.2.2.Đặc điềm của dòng von FDI

Như vậy, qua định nghĩa trên cho thấy dòng vốn FDI có một số đặc điểm quan trọng khác so với các dòng vốn đầu tư khác như sau:

Thứ nhất, FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đầu tư là

người nước ngoài, mang vốn và thực hiện hoạt động đầu tư ở nước khác, có nghĩa là doanh nghiệp tiếp nhận vốn FDI không thuộc quốc gia của chủ đầu tư Đặc đỉểm này có Hên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán, là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, FDI gắn liên với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia Các

yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị ), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ ) Ngoài ra, hoạt động FDI còn bao gồm cả hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư Do đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại.

Thứ ba, dòng vốn FDI vận động ở quốc gia hay địa phương được thực hiện thông qua

việc nhà đầu tư bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.

Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp đối với dòng vốn FDI phụ thuộc vào mức độ góp

vốn của chủ đầu tư vào vốn pháp định Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này do

Trang 37

pháp luật của từng nước qui định và là yếu tố quyết định tính chất trực tiếp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp của các nhà ĐTNN Theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định, đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp Trong trường họp góp 100% vốn pháp định, nhà ĐTNN có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc đảm bảo tỷ lệ sở hữu ở mức khống chế còn là cơ sở để các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trở thành những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư Đây là yếu tố làm tăng tính chất toàn cầu của mạng lưới các công ty đi đầu và tạo cơ sở để các công ty đó thực hiện hoạt động chu chuyển vốn, hàng hoá trong nội bộ công ty, tránh được hàng rào thuế quan, tiết kiệm chi phí giao dịch.

Thứ năm, dòng vốn FDI chủ yếu hoạt động với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận Vì thế, các

lĩnh vực sản xuất kinh doanh của dòng vốn này phần lớn là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Thứ sáu, dòng vốn FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên

quốc gia (TNCs) Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và danh tiếng trên toàn cầu; đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạt động sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao Các nước đang phát triển có thể tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạt động FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh,

2.1.2.3.Phân loại dòng von FDI

(1) Phân loại dòng vốn FDI theo quy mô vốn: Thông thường, dòng vốn FDI có thể vào

quốc gia hay địa phương với các quy mô vốn khác nhau Theo quy định tại Luật đầu tư công 2019 phân loại dự án theo các nhóm A, B và c Trong đó đối với các dự án sản xuất công nghiệp thông thường thì quy mô dự án nhóm A là trên 1.000 tỷ đồng, dự án nhóm B là từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng, dự án nhóm c là dưới 60 tỷ đồng Việc phân loại dự án theo quy mô vốn như vậy là phù họp và được các tổ chức quốc tế và trong nước áp dụng Tác giả dựa trên các số liệu thống kê để phân loại dự án FDI theo quy mô vốn gồm 3 loại: dự án quy mô lớn có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 45 triệu USD (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng); dự án quy mô vừa có tổng vốn đầu tư đăng ký từ 2,5 triệu USD đến dưới 45 triệu USD (tương đương khoảng từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng); dự án quy mô nhỏ có tổng vốn đầu tư đăng ký dưới 2,5 triệu USD (tương đương khoảng dưới 60 tỷ đồng).

Trang 38

(2) Phân loại dòng vốn FDI theo góc độ nhà đầu tư: là dòng vốn đến từ các nhà đầu tư

lớn so với tổng số các nhà đầu tư từ nước ngoài vào địa phưong Thu hút dòng vốn FDI từ những đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ tiên tiến thì tốc độ giải ngân thường đúng hạn và việc chuyển giao công nghệ cũng cao hon, đồng thời giúp địa phưong tiếp nhận được kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tăng năng suất lao động và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đối với môi trường, đối với kinh tế địa phưong và lợi ích của cộng đồng.

(3) Phân loại dòng von FDI theo ngành, lĩnh vực kinh doanh: là dòng vốn phân theo 3

lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và lĩnh vực dịch vụ Việc phân loại này sẽ cho biết được cơ cấu dòng vốn FDI trong từng lĩnh vực cụ thể Từ đó biết được xu hướng đầu tư của dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư như thế nào.

(4) Phân loại dòng vốn FDI theo trình độ công nghệ: bao gồm tỷ trọng dòng vốn FDI ở

các cấp độ công nghệ khác nhau (thấp, trung bình, cao), FDI dựa trên công nghệ sạch (không gây ô nhiễm, công nghệ tiêu tôn ít năng lượng) hay công nghệ bẩn (gây ô nhiễm môi trường lớn và tiêu tốn nhiều năng lượng) Chỉ tiêu này thường sử dụng đó là tỷ lệ dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao trong các dự án đầu tư vào địa phương; hoặc tỷ trọng công nghệ cao chiếm trong tổng loại hình công nghệ trên địa bàn địa phương khi không có và khi có FDI.

2.1.2.4.Mục tiêu thu hút dòng von FDI

Nhìn chung, các địa phương có nhu cầu thu hút dòng vốn FDI nhằm vào những mục tiêu chính sau đây:

Mục tiêu thứ nhất: Bổ sung nguồn lực tăng trưởng (vốn đầu tư) ở các địa phương:

Dòng vốn FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư của địa phương, nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển Hoạt động thu hút vốn FDI là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho địa phương, vốn FDI còn là một dòng vốn ổn định hơn so với các dòng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho địa phương tiếp nhận, do vậy ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lọi Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư tự làm, tự chịu trách nhiệm nên góp phần để tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trang 39

Mục tiêu thứ hai: Nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế địa phưong:

Khi các dự án FDI đi vào triển khai hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phưong Các doanh nghiệp FDI muốn tận dụng lọi thế về nhân công giá rẻ tại các địa bàn tiếp nhận đầu tư để giảm chi phí sản xuất, đồng thời trong quá trình lao động tại các doanh nghiệp FDI người lao động của địa phưong sẽ được đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, tác phong lao động chuyên nghiệp Chính vì vậy, sẽ góp phần tăng NSLĐ cho địa phưong Các doanh nghiệp FDI phần lớn có trình độ quản lý hiện đại, sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả, phát huy tối đa sức lao động của con người làm việc trong doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khu vực nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước nên sẽ nâng cao được năng suất lao động của địa phưong và tăng thu ngân sách của địa phưong thông qua các khoản nộp thuế của doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Với 2 mục tiêu này thông thường các địa phưong thường hướng tới thu hút được nhiều dòng vốn và khối lưọng vốn lớn, chưa chú ý đến dòng vốn đó là gì và hiệu quả như thế nào Hai mục tiêu trên thường gắn với giai đoạn phát triển thấp của địa phưong và chủ yếu nhằm vào mục tiêu sử dụng triệt để được lọi thế về lao động, tài nguyên hay đất đai của địa phưong, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu thứ ba: vốn FDI góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

và hiệu quả kinh tế của địa phưong.

Dòng vốn FDI kích thích chuyển giao công nghệ vào các địa phưong ở các nước đang phát triển Công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của một nền kinh tế Bởi vậy tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu vốn FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển công nghệ của địa phưong nhận đầu tư Khi triển khai các dự án FDI các chủ đầu tư không chỉ di chuyển vào đó vốn bằng tiền, máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà còn cả vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết kỹ thuật và quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường cũng như đưa vào chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực đó hoặc đào tạo chuyên gia của địa phưong để phục vụ dự án.

Mục tiêu thứ tư: vốn FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế địa

phương theo hướng bền vững.

Cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương luôn luôn thay đổi trong thời gian nhất định cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của địa phương đó Dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Trang 40

Với hai mục tiêu này, việc thu hút FDI hướng tới các dòng vốn có công nghệ ngày càng cao hơn, các dòng vốn xuất phát từ các nước phát triển mạnh hơn, từ các nhà đầu tư gốc hơn Mặt khác hướng tới các mục tiêu này, các địa phương bắt đầu có sự lựa chọn cơ cấu dòng vốn hợp lý hơn nhằm phát triển nền kinh tế địa phương theo chiều sâu, các dòng vốn đầu tư sạch hơn để bảo đảm vấn đề môi trường và xã hội tốt hơn

Mục tiêu thứ năm: Tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động

Dòng vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết việc làm, thông qua thu hút các dự án FDI để tạo việc làm cho người lao động địa phương Quan trọng hơn là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế FDI không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Có thể nói, kinh tế của mỗi địa phương là một bộ phận của nền kinh tế đất nước, việc phát triển kinh tế của mỗi địa phương góp phần làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển hơn Tuy nhiên, định hướng phát triển kinh tế của mỗi địa phương không thể nằm ngoài chính sách phát triển kinh tế của đất nước Trong điều kiện đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng như hiện nay, các địa phương cần có chính sách thu hút FDI sao cho vừa đảm bảo khung chính sách thu hút FDI chung của nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình Mỗi địa phương đều có những điều kiện riêng về tự nhiên, kinh tế, xã hội, do vậy việc vận dụng sáng tạo chính sách thu hút FDI của nhà nước và phát huy tối đa những thế mạnh riêng sẽ giúp cho địa phương thu hút được những dự án FDI có chất lượng, đem lại nhiều nguồn lợi góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển việc thu hút dòng FDI thường hướng tới mục tiêu 1 và 2, càng về sau khi địa phương đã phát triển, mục tiêu thứ 3, 4 và 5 được đặt ra cao hơn.

* Ý nghĩa của lý thuyết: Những quan niệm về mục tiêu thu hút FDI nói trên chính là cơ

sở để luận án có quan điểm về thế nào là FDI có chất lượng, là cơ sở để xác định cách nhìn nhận một dòng vốn FDI được xem như có chất lượng hay không, cụ thể là cấu túc dòng vốn có hợp lý không và tác động vào phát tiển kinh tế - xã hội của địa phương có hiệu quả không.

Ngày đăng: 23/04/2024, 07:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan