sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023

106 1 0
sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, nhận thức về tác động lớn của COPD đối với chất lượng cuộc sống của NB đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân trong các nghiên cứu liên quan.. Tại bệnh viện đa

Trang 1

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn và là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất COPD mạn tính đã gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm, nó đứng thứ 3 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới Trong những năm gần đây, nhận thức về tác động lớn của COPD đối với chất lượng cuộc sống của NB đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân trong các nghiên cứu liên quan Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của NB COPD ngoại trú cần được quan tâm đánh giá Tuy nhiên các nghiên cứu về COPD tại Quảng Ninh chưa nhiều Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài.

Mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2023 (2) Đánh giá sự thay đổi sự tự tin và chất lượng cuộc sống ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đánh giá trước – sau chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khoẻ trên một nhóm đối tượng Có 78 người bệnh COPD tham gia trả lời bộ câu hỏi về sự tự tin và chất lượng cuộc sống tại thời điểm ban đầu, sau can thiệp 4 tuần và 12 tuần.

Kết quả: Trước can thiệp sự tự tin đạt điểm 2,24±0,3 và có 8,97% đối tượngthấy tự tin, sau can thiệp giáo dục sức khỏe, tỷ lệ tự tin tăng từ 8,97% lên 75,21% sau4 tuần và lên 85,9% sau 12 tuần, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Về chấtlượng cuộc sống của NB có 7,69% NB có xếp loại chất lượng cuộc sống trung bình,có 92,31% đối tượng xếp loại chất lượng cuộc sống thấp trước can thiệp Tỷ lệ nàygiảm xuống còn 39,74% ở thời điểm 4 tuần sau can

Trang 2

thiệp giáo dục sức khỏe và 29,49% sau can thiệp 12 tuần, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết luận: Biện pháp can thiệp giáo dục sức khỏe đã nâng cao sự tự tinvà chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trịngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm học tập, tôi xin tri ân đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng các thầy, các cô giáo đã tạo điều kiện học tập, tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.

một giảng viên đầy nhiệt huyết đã ân cần hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, chia sẻ thông tin và giúp tôi hoàn thành luận văn này Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội đồng luận văn của tôi về những nhận xét và góp ý của các thành viên trong Hội đồng cho luận văn của tôi.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Ban lãnh đạo và và các khoa phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, đã hỗ trợ, dộng viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học và luận văn này.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng người thân yêu nhất đã dành cho tôi sự yêu thương, chăm sóc và động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày 12 tháng 8 năm 2023

Người viết

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những số liệu và kết quả trong luận văn này.

Học viên

Trang 5

TÓM TẮT i

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4

1.6 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 24

1.7 Khung nghiên cứu 24

1.8 Tóm tắt địa bàn nghiên cứu 27

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu 29

2.2 Thiết kế nghiên cứu 29

2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu 29

2.4 Công cụ thu thập số liệu 30

2.5 Công cụ can thiệp 32

Trang 6

2.8 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35

2.9 Các sai số và cách khắc phục sai số 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 37

3.2 Thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp giáo dục sức khỏe 40

3.3 Sự thay đổi sự tự tin của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe 44

3.4 Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe 51

Chương 4: BÀN LUẬN 53

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53

4.2 Thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống trước can thiệp giáo dục TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ TỰ TIN VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Phụ lục 2: NỘI DUNG CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Phụ lục 3: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ TỰ TIN CỦA NGƯỜI BỆNH Phụ lục 4: PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Phụ lục 5: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATS (American Thoracic Society): Hội lồng ngực Mỹ

COPD(ChronicObstructive : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Pulmonary Disease)

BTS (British Thoracic Society): Hội lồng ngực Anh

CAT (COPD Assessment Test): Bảng câu hỏi đánh giá COPD

CSES (COPD Self-Efficacy Scale)Thang đo sự tự tin của người bệnh COPD

(European Respiratory Society)

FEV1 (Forced expiratory volume in:Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên one second)

FVC (Forced vital capacity): Dung tích sống thở mạnh

(Global Initiativefor Chronic nghẽn mạn tính Obstructive Lung Disease).

MRC (Medical Research Council): Hội đồng nghiên cứu Y khoa

NHLBI (National Heart, Lung and: Viện nghiên cứu tim, phổi và huyết học

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Xếp loại sự tự tin của người bệnh 31

Bảng 3 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi 37

Bảng 3.2 Thời gian được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 40

Bảng 3.3 Thực trạng tự tin của đối tượng nghiên cứu theo từng nhóm 40

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định ANOVA về sự tự tin từng nhóm yếu tố theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.5 Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 44

Bảng 3.6 Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi có những ảnh hưởng tiêu cực 45

Bảng 3.7 Thay đổi sự tự tin của đối tượng nghiên cứu khi có kích thích cảm xúc mãnh liệt 47

Bảng 3.8 Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi gắng sức về thể chất 48

Bảng 3.9 Thay đổi sự tự tin của người bệnh liên quan đến thời tiết 49

Bảng 3.10 Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi có hành vi rủi do 50

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 Bảng thang điểm CAT 6

Hình 1.2 Khung khái niệm lý thuyết về tự chăm sóc của Orem 26

Hình 1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu 27

Hình 1.4 Thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh 28

Hình 2.1 Nhóm nghiên cứu thực hiện giáo dục sức khỏe 33

Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu 36

Hình 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 38

Hình 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống 38

Hình 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 39

Hình 3.4 Phân loại sự tự tin của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 42

Hình 3.5 Phân loại ảnh hưởng của COPD đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 43

Hình 3.6 Sự tự tin của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp 44

Hình 3.7 So sánh xếp loại chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứutrước và sau can thiệp 51

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease -COPD) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn và là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất COPD mạn tính đã gây ra 4,7 triệu ca tử vong vào năm 2020 [29], và hiện tại nó đứng thứ 3 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới [19] Người ta ước tính rằng tỷ lệ hiện mắc COPD là 12% trên toàn thế giới, và tỷ lệ hiện mắc COPD toàn cầu tăng 44% từ năm 1990 đến năm 2015 chủ yếu là do lão hóa [12] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, theo ghi nhận, mỗi tháng có khoảng trên 60 lượt khám bệnh về hô hấp, trong đó hơn 33% người COPD [4].

Trong những năm gần đây, nhận thức về tác động lớn của COPD đối với chất lượng cuộc sống của NB đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân trong các nghiên cứu liên quan Các nghiên cứu này đã đánh giá yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [26], [23], [18], [15] Giáo dục sức khỏe tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản cho NB để họ tự tin và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Nhiều người mắc COPD hình thành sự thiếu tự tin về khả năng tránh khó thở khi tham gia vào một số hoạt động nhất định, tuy nhiên nhu cầu thể chất của hoạt động có thể là tối thiểu Khi giảm sự tự tin, NB COPD có thể hạn chế nhiều hoạt động của cuộc sống thường ngày tại cộng đồng Xác định mức độ tự tin của NB sẽ phát triển các can thiệp cụ thể để tăng sự tự tin của họ trong những tình huống đó [30] Vì vậy, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của NB COPD ngoại trú cần được quan tâm đánh giá.

COPD là một bệnh mãn tính và tiềm ẩn nguy cơ tạo ra tác động lớn đến chấtlượng cuộc sống của người bệnh Bên cạnh những triệu chứng về hô hấp, COPD cũngcó thể ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm lý của người bệnh Sự tự tin và sự hài lòng cósự tương quan với mức độ năng lượng, hoạt động hàng ngày

Trang 11

và sự tham gia xã hội Chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD có ảnh hưởng đến tương tác xã hội với người khác Họ có cảm giác cô đơn, cảm thấy bị cách ly hoặc không thoải mái trong môi trường xã hội [20].

Các biện pháp hỗ trợ như chăm sóc y tế, tinh thần, và giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự tự tin của người bệnh COPD Cải thiện triệu chứng, cung cấp kiến thức và hỗ trợ tinh thần có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và sự tự tin của NB [20] Tuy nhiên các nghiên cứu về COPD tại Quảng Ninh chưa nhiều Năm 2017, tác giả Bùi Văn Cường có tiến hành nghiên cứu về sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc ở NB COPD sau giáo dục sức khỏe Nhưng chưa có nghiên cứu nào về cả sự tự tin và chất lượng cuộc sống

của NB COPD điều trị ngoiaj trú Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Sự tự

tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính saugiáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2023” với hai

mục tiêu như sau:

Trang 12

MỤC TIÊU

1 Mô tả thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

2.Đánh giá sự thay đổi sự tự tin và chất lượng cuộc sống ở người mắcbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoatỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo định nghĩa của GOLD (2014) COPD là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường ở đường hô hấp bởi các phần tử và khí độc hại [14] Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổi mãn tính, tiến triển dần theo thời gian và thường không thể chữa khỏi hoàn toàn COPD chủ yếu gây ra các vấn đề về đường hô hấp, bao gồm việc hạn chế luồng không khí ra và vào phổi Đây thường là kết quả của việc phổi bị tổn thương do hút thuốc lá, hít phải các chất gây ô nhiễm trong không khí, hoặc các yếu tố di truyền.

Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Việt Nhung trên 1.506 người không hút thuốc từ 40 tuổi trở lên ở Việt Nam và Indonesia cho thấy tỷ lệ mắc COPD là 6,9% trong đó nam mắc 12,9% và nữ mắc 4,4% Tỷ lệ mắc tại Việt Nam là 8,1% Chỉ có 6% số NB đã được chẩn đoán mắc COPD từ trước [24].

Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng than lớn nhất cả nước Lực lượng lao động trong ngành khai thác than là tương đối lớn Theo nghiên cứu của Nguyễn Liễu, Phạm Văn Tố tại Công ty Đông Bắc, Quảng Ninh: có 40,8% công nhân có bệnh phổi - phế quản (tỷ lệ cao nhất), bệnh da liễu 34,4%, suy nhược thần kinh 30%, bệnh dạ dày-tá tràng 28,4% và 27,7% có bệnh tai mũi họng [5].

1.2 Chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính

Trang 14

COPD nên được xem xét ở bất kỳ NB nào có triệu chứng khó thở, ho mạn tính hoặc khạc đờm, có/hoặc không có tiền sử phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Các tiêu chí chính trong chẩn đoán COPD:

-Khó thở: Tiến triển theo thời gian, nặng hơn khi tập thể dục và liên tục - Ho mạn tính: có thể không liên tục, có khi chỉ là ho khan

- Khạc đờm mạn tính: bất kỳ NB nào có khạc đờm mạn tính có thể chẩn đoán COPD.

- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái diễn.

- Tiền sử phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ: Khói thuốc lá (kể cả hít khói thuốc thụ động); bụi nghề nghiệp, khói, khí và chất hóa học …

- Tiền sử gia đình và/hoặc yếu tố thời thơ ấu: Ví dụ nhẹ cân, nhiễm trùng đường hô hấp thời thơ ấu [14].

Trước đây, COPD phần lớn được mô tả với triệu chứng khó thở Thang đo mMRC được xem như tương đương với các đánh giá triệu chứng, chúng phản tình trạng sức khỏe khác và dự đoán tỉ lệ tử vong trong tương lai của NB Tuy nhiên, COPD không chỉ ảnh hưởng tới NB ở khía cạnh khó thở Chính vì lý do đó, đánh giá toàn diện các triệu chứng được khuyến cáo hơn so với việc chỉ đánh giá mức độ khó thở Trong số các bộ câu hỏi đánh giá toàn diện có COPD assessment test (CAT - Test đánh giá COPD).

Test đánh giá COPD - CAT: gồm 8 câu hỏi, bác sĩ hướng dẫn NB COPDtự điền điểm thích hợp mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ(từ 0 đến 5 điểm) Tổng điểm từ 0 - 40 điểm, có tương đồng rất chặt chẽ vớithang điểm của bộ câu hỏi về hô hấp của St.Geogre (St.Geogre’s RespiratoryQuestionare - SGRQ).

Trang 15

Hình 1.1 Bảng thang điểm CAT

1.3 Chăm sóc và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.3.1 Chăm sóc

Tiêm phòng cúm có thể làm giảm các đợt cấp nặng Vaccin phòng phếcầu được khuyến cáo cho những NB COPD có tuổi > 65, và cho những ngườiCOPD trẻ hơn nhưng FEV1<40%.

Trang 16

Dùng kháng sinh ngoài mục tiêu điều trị bội nhiễm hiện không được khuyến cáo.

Phục hồi chức năng: giúp cải thiện khả năng gắng sức, cải thiện triệu chứng khó thở, mệt mỏi Thưởng một chương trình phục hồi chức năng thưởng kéo dài 6 tuần tuy nhiên càng kéo dài thì lợi ích càng rõ rệt và nên tiếp tục duy trẻ chương trình tập tại nhà.

1.3.2 Cách phòng bệnh

- Đề phòng hoặc tái phát COPD, NB cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khi, hóa chất, khỏi độc hại, bụi Nếu công việc phải tiếp xúc không thể tránh khỏi (do nghề nghiệp) cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn Cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ để không mắc bệnh đường hô hấp Nếu đã bị viêm phế quân mạn tính cần được khám bệnh và điều trị triệt để Tránh lạnh đột ngột (không tắm nước lạnh, không cho quạt xoáy vào người khi nằm ngủ ở phòng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng 26-27 độ) Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, nhất là hít thở không khi trong lãnh trước và sau khi ngủ đây NB COPD nên đi bộ và hít thở đúng cách Đi bộ nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và không cần gắng sức quá mức Thời gian đi bộ ít nhất 30 phút đến 1 giờ vào buổi sáng hoặc tối Hằng ngày tập hít thở kiểu thờ chùm môi hít vào bằng mũi (mim mỏi), thở ra từ từ bằng miệng (chùm mới lại như thời sao) Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hit vào Nếu hit sâu được thì càng tốt nhưng không cần gắng sức qua Khi nào khó thở khi vận động thì dùng cách hít thở ra.

- Hướng dẫn NB tự làm sạch địch ứng đọng ở phế quản tại nhà bằng cách uống nhiều nước (nếu chưa có suy tim), họ có hiệu quả, nằm tư thế dẫn lưu.

-Hướng dẫn NB điều trị triệt để những nhiễm khuẩn đường hô hấp theo đơn của thầy thuốc.

- Tránh những yếu tố gây kích thích niêm mạc đường hô hấp như bỏ thuốc

Trang 17

là thuốc lào, tránh thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh nơi không khi bị ô nhiễm - Khuyên NB ăn uống bồi dưỡng, tập luyện đúng mức để nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng của cơ thể [3].

1.4 Sự tự tin và chất lượng cuộc sống ở người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.4.1 Sự tự tin

1.4.1.1 Định nghĩa về sự tự tin

Sự tự tin của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể bị ảnh hưởng đáng kể do các triệu chứng và hậu quả của bệnh COPD có thể gây ra sự hạn chế về khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, gây ra khó khăn trong việc thở, và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của người mắc COPD bao gồm:

-Khó thở và mệt mỏi: Khó thở và cảm giác mệt mỏi liên tục có thể làm giảm sự tự tin của họ khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày hoặc xã hội.

- Hạn chế hoạt động: COPD có thể làm giảm khả năng vận động và thực hiện các hoạt động mà họ trước đây thích.

-Sự lo lắng và căng thẳng: Sự lo lắng về việc cần phải kiểm soát các triệu chứng và lo ngại về tương lai cũng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của họ.

- Thay đổi lối sống: Việc thay đổi lối sống để thích ứng với bệnh có thể làm giảm sự tự tin, bao gồm việc cần thiết phải sử dụng máy hỗ trợ hô hấp hoặc tuân thủ các chế độ ăn uống và lối sống khác.

- Tác động tâm lý: Sự suy giảm về sức khỏe và sự lo lắng về tương lai có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó làm giảm sự tự tin của người mắc COPD.

Tuy nhiên, có các biện pháp hỗ trợ và quản lý có thể giúp cải thiện sự tự tincủa người mắc COPD, bao gồm việc tuân thủ đúng liệu pháp điều trị, thực

Trang 18

hiện các bài tập hỗ trợ, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các nhóm cộng đồng Điều quan trọng là đặt mục tiêu hợp lý, tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết, và hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống [4].

Tự tin là một trạng thái tinh thần tích cực, tự tin vào khả năng của bản thân để đối phó với các thách thức, giải quyết vấn đề, và thể hiện bản thân một cách tích cực và mạnh mẽ trong nhiều tình huống khác nhau.

Một số đặc điểm quan trọng trong về tự tin:

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân: Tự tin bao gồm việc tin rằng bạn có khả năng thực hiện một công việc, vượt qua một thử thách hoặc đối mặt với một tình huống cụ thể.

- Tích cực và lạc quan: Tự tin thường kết hợp với một tinh thần tích cực và lạc quan, cho phép bạn nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn tích cực hơn.

- Sự đồng thuận với bản thân: Điều này có nghĩa là bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng với bản thân, với những kỹ năng và phẩm chất cá nhân mà bạn sở hữu.

- Khả năng chấp nhận rủi ro và thất bại: Tự tin không chỉ liên quan đến việc thành công, mà còn là khả năng chấp nhận rủi ro và học hỏi từ những trải nghiệm thất bại.

- Tác động đến hành động: Tự tin thường đi kèm với việc bạn dễ dàng thực hiện hành động mà không bị sợ hãi hoặc do dự quá mức.

Tự tin không chỉ là một tính cách, mà còn là kết quả của quá trình phát triển, trải nghiệm và sự tự nhận thức Nó có thể được cải thiện thông qua rèn luyện, quan trọng là thông qua việc đối mặt và vượt qua các thách thức [5].

1.4.1.2 Thang đo sự tự tin của người bệnh

Sự tự tin của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể được đolường thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả các thang đo về chấtlượng cuộc sống và trạng thái tinh thần Dưới đây là một số thang đo phổ

Trang 19

- St George's Respiratory Questionnaire (SGRQ): Đây là một công cụ phổ biến để đánh giá chất lượng cuộc sống của người mắc COPD SGRQ tập trung vào các khía cạnh như hoạt động vật lý, triệu chứng và tác động tâm lý của bệnh.

- Chronic Respiratory Disease Questionnaire (CRQ): đo lường chất lượng cuộc sống của người mắc các bệnh phổi mạn tính, bao gồm cả COPD Nó tập trung vào khả năng vận động, hoạt động hàng ngày, vấn đề hô hấp và tâm lý.

- Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS): HADS đánh giá các mức độ lo âu và trầm cảm Đối với người mắc COPD, nó có thể giúp đo lường tác động của bệnh tình lên tâm lý và cảm xúc của họ.

- COPD Assessment Test (CAT): CAT đo lường mức độ triệu chứng COPD từ góc nhìn của bệnh nhân Nó bao gồm các câu hỏi về ho, khó thở và các vấn đề khác liên quan đến COPD.

- Modified Medical Research Council (mMRC) Dyspnea Scale: Đây là một thang đo đánh giá mức độ khó thở từ góc độ của bệnh nhân Nó yêu cầu bệnh nhân đánh giá mức độ khó thở của họ khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

- Clinical COPD Questionnaire (CCQ): CCQ đo lường sự ảnh hưởng của COPD lên chất lượng cuộc sống, hoạt động hàng ngày và các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp tự đánh giá hiệu quả cho NB COPD so với những người khỏemạnh, hoạt động thể chất hàng ngày của NB COPD bị suy giảm nghiêm trọng khiếnhọ đi bộ ít hơn với cường độ thấp hơn và do đó có mức độ hoạt động thể chất khôngđủ Ở NB COPD, tình trạng thiếu hoạt động thể lực cũng có thể tồn tại trước khi khởiphát các cơn khó thở NB COPD vận động kém do

Trang 20

ảnh hưởng của các yếu tố về sinh lý, hành vi, xã hội, môi trường, văn hóa, v.v Sự thiếu tự tin trong các bài tập mà tác động lên cơ thể có thể bị bỏ qua được coi là hiệu quả bản thân thấp.

Tác giả Wigal và cộng sự lần đầu tiên đề xuất thang đo sự tự tin của NB COPD (COPD Self-Efficacy Scale - CSES) để đánh giá mức độ tự tin của NB mắc COPD Đối với những NB COPD được xác định là có tính tự tin thấp, cần có những can thiệp cụ thể để cải thiện tính tự tin của họ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị CSES bao gồm 34 trường hợp theo 5 nhóm yêu tố, bao gồm ảnh hưởng tiêu cực, căng thẳng tâm lý, gắng sức về thể chất, thời tiết/môi trường và các mối nguy hiểm về hành vi Thang điểm Likert 5 mức độ từ 1 điểm (hoàn toàn không tự tin) đến 5 điểm (hoàn toàn tự tin) từ cao xuống thấp Müller và cộng sự đã dịch thang đo CSES sang tiếng Đức (CSES-D) và tuyển dụng 199 NB mắc COPD để phân tích cấu trúc giai thừa của năm khía cạnh của CSES từ phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định, và cuối cùng đã xác nhận tính nhất quán bên trong tuyệt vời của căng thẳng tâm lý (α= 0,95) và mức gắng sức (α=0,92) Ngoài ra, các phiên bản thang đo CSES của Đan Mạch, Na Uy và Hàn Quốc cũng đã được phát triển và áp dụng rộng rãi cho NB COPD

ở các quốc gia khác nhau, với hệ số Cronbach 's α hệ số dao động từ 0,75 đến 0,94 vàđộ tin cậy kiểm tra lại từ 0,55 đến 0,75 hiệu quả của NB tham gia phục hồi chứcnăng phổi Có 15 mục trong thang đo sựu tự tin trong phục hồi chức năng phổi(Pulmonary Rehabilitation Adapted Index of Self-Efficacy PRAISE), bao gồm 10mục dành cho sự tự tin vào năng lực “chung” (từ thang GSES) Nghiên cứu củaAthina cho thấy rằng với giá trị dự đoán cao, PRAISE có thể góp phần xác địnhnhững người có năng lực bản thân cao để có thể đạt được những thay đổi hành vi sứckhỏe toàn diện hơn trong phục hồi chức năng phổi Ngoài ra, trên cơ sở CSES, nócũng đã rút ra thang năng lượng hiệu quả tự điều chỉnh tập thể dục (ExSRES), bảngcâu hỏi về năng lực bản thân khi đi

Trang 21

bộ, thang năng lượng tự hiệu quả chứng khó thở và thang năng lượng tự hiệu quả khi cai thuốc lá Chúng được sử dụng để đánh giá cụ thể khả năng tự tin vào một khía cạnh nhất định của NB COPD, nhưng ứng dụng rộng rãi của chúng vẫn chưa được thấy trong thực hành lâm sàng [34].

Thang đo sự tự tin CSES được phát triển bởi Wigal và cộng sự Để đánh giá mức độ tự tin của NB COPD liên quan đến khả năng quản lý hoặc tránh khó thở khi tham gia vào một số hoạt động nhất định Bộ công cụ bao gồm 34 cmục Phản hồi cho các câu hỏi được thực hiện trên thang điểm từ 1 (hoàn toàn không tự tin) đến 5 (rất tự tin) Các mục được phân loại thành tổng điểm và 5 nhóm nhân tố: (i) ảnh hưởng tiêu cực (12 mục), (ii) kích thích cảm xúc mãnh liệt (8 mục), (iii) gắng sức về thể chất (5 mục), (iv) thời tiết / môi trường (6 mục) và (v) các nhân tố rủi ro hành vi (3 mục) [30] Ảnh hưởng tiêu cực có liên quan đến cảm giác lo lắng và trầm cảm, chẳng hạn như bất lực, bất tài và thất vọng Kích thích cảm xúc mãnh liệt đại diện cho các thành phần của kích thích cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, đau khổ hoặc sợ hãi Gắng sức có liên quan đến khó thở liên quan đến gắng sức như khi leo cầu thang, vội vàng và vội vã Thành phần thời tiết / môi trường đề cập đến việc đối phó với các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng xoang và cúm, thay đổi thời tiết và nhiệt độ, và độ ẩm không khí Nguy cơ hành vi có liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều và kỹ thuật thở không đúng cách Điểm trung bình được tính cho mỗi thang điểm phụ, với điểm trung bình cao hơn cho thấy sự tự tin hơn để quản lý hoặc tránh khó thở Điểm trung bình tổng thể cũng được tính [9].

Gần đây, CSES đã được sử dụng trong một số nghiên cứu lâm sàng trên NBCOPD Những cải thiện đáng kể về hiệu quả bản thân được đo bằng CSES đã đượctìm thấy trong khoảng thời gian lên đến 6 tháng sau các chương trình phục hồi chứcnăng phổi được thiết kế cho COPD Một số nghiên cứu về NB COPD trải qua chươngtrình tự quản lý đã cho thấy điểm số trên CSES được

Trang 22

cải thiện đáng kể sau đó, so với trước đây, chương trình, trong khi những nghiên cứu khác không tìm thấy sự thay đổi tích cực như vậy Một nghiên cứu về NB COPD so sánh một nhóm đối chứng với một nhóm can thiệp đã báo cáo tổng điểm số trên CSES được cải thiện đáng kể sau một chương trình tự quản lý Nghiên cứu trước đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa các thang đo CSES khác nhau và khó thở, chức năng phổi, chức năng thể chất, lo lắng và trầm cảm Hơn nữa, trong một nghiên cứu của Garrod và cộng sự về NB COPD đang trải qua chương trình phục hồi chức năng phổi Phát hiện ra rằng tổng điểm CSES cao hơn ở mức ban đầu dự đoán khả năng tập thể dục được cải thiện đáng kể sau chương trình phục hồi chức năng phổi Một tác động tích cực như vậy đã không được tìm thấy đối với tình trạng sức khỏe [9] Nhờ thang đo CSES mà NB có khả năng xác định và đánh giá năng lực bản thân, nhờ đó hiệu quả của sự tự tin có thể định lượng được Nhân viên y tế có thể giúp những NB dễ bị tổn thương sử dụng sức mạnh của hiệu quả bản thân như một chiến lược đối phó trong các môi trường lâm sàng khác nhau.

Trong quá trình phát triển, CSES đã được quản lý hai lần cho 102 NB COPD(54 nam và 48 nữ, tuổi trung bình 66,8 tuổi) với khoảng thời gian 2 tuần giữa khảo sátlần 1 và lần 2 CSES đã được đánh giá về mặt tâm lý liên quan đến độ tin cậy của thửnghiệm - kiểm tra lại, tính nhất quán bên trong và cấu trúc bên trong Kết quả từ đánhgiá này cho thấy hệ số nhất quán nội bộ cho tổng điểm lần lượt là 0,95 và 0,96(Cronbach alpha) cho hai lần đánh giá Hệ số tương quan mô Pearson cho tổng điểmgiữa bài kiểm tra thứ nhất và thứ hai là 0,77 (p < 0,001) Chạy kiểm định T-test chothấy không có sự khác biệt đáng kể về sự tự tin được nhận thức của các đối tượnggiữa hai bài kiểm tra Để kiểm tra cấu trúc bên trong của CSES, một phân tích nhân tốvới xoay varimax đã được sử dụng Để xác định số lượng các yếu tố, tiêu chí củaeigenvalues lớn hơn 1 đã được sử dụng, kết hợp với các phán đoán Các mục thuđược tải từ 0,40 trở

Trang 23

lên chỉ được giữ lại dưới dạng các mục của nhóm yếu tố đó, dẫn đến sáu trong số 40 mục ban đầu bị loại bỏ chỉ còn 34 trường hợp [9].

1.4.1.3 Thực trạng sự tự tin ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Vì COPD gây khó thở nghiêm trọng, nhiều người mắc COPD phát triển sự thiếu tự tin về khả năng tránh khó thở trong khi tham gia một số hoạt động nhất định, tuy nhiên nhu cầu thể chất của hoạt động có thể ở mức tối thiểu [30] Sự thiếu tự tin này làm giảm chất lượng cuộc sống Một số NB COPD có thể hạn chế nhiều hoạt động thường ngày của cuộc sống hàng ngày [14] Cụ thể, những người mắc COPD bị khó thở nghiêm trọng có thể phát triển các kỳ vọng về hiệu quả bản thân thấp về khả năng quản lý hoặc tránh khó thở trong một số tình huống nhất định hoặc trong một số hoạt động nhất định; Hiệu quả bản thân thấp này góp phần vào việc hạn chế hoạt động của họ Do đó, sự tự tin và chất lượng cuộc sống có vai trò trung gian định lượng giữa bệnh COPD và hạn chế hoạt động không cần thiết [30].

Sự tự tin vào bản thân có liên quan mật thiết đến trình độ học vấn Những NBcó trình độ học vấn cao hơn sẽ hiểu sâu hơn về bệnh, nắm vững hơn các phương phápphục hồi chức năng và tự tin hơn trong quá trình điều trị Hơn nữa, năng lực bản thâncòn liên quan đến tình trạng kinh tế gia đình NB có gánh nặng tài chính nặng hơncho thấy khả năng hoàn thành điều trị kém hơn, và do đó có thể khiến bệnh tiến triểnnhanh hơn Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa sự tự tin vào năng lực bản thân của NBCOPD với mức độ nghiêm trọng của bệnh và chức năng sinh lý Kết quả nghiên cứucủa Liacos cho thấy các bài tập phục hồi chức năng phổi có thể cải thiện đáng kểchức năng phổi của NB COPD, do đó nâng cao hiệu quả của họ Hơn nữa, hiệu quảcủa bản thân cũng là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của phục hồichức năng phổi Điều đáng chú ý là điều kiện tâm lý cũng có ý nghĩa lớn Tỷ lệ caocác cảm xúc không lành mạnh như lo lắng và trầm cảm do khó thở, hạn chế các hoạtđộng

Trang 24

hàng ngày, dùng thuốc dài ngày và gánh nặng tài chính nặng nề đã được tìm thấy ở những NB mắc COPD Theo đó, trong điều trị NB COPD, việc theo dõi chặt chẽ diễn biến trạng thái tâm lý, chủ động giao tiếp và xử lý kịp thời những cảm xúc tiêu cực có thể giúp duy trì và giảm bớt tình trạng bệnh của họ Trải nghiệm triệu chứng là nhận thức của một cá nhân về tần suất, cường độ, mức độ đau khổ và bản chất của các triệu chứng NB COPD có trải nghiệm triệu chứng mạnh mẽ, nhưng trải nghiệm triệu chứng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm nhận thức tiêu cực về bệnh và làm giảm khả năng tự kiểm soát, sự tự tin và động lực của họ Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tự tin vào năng lực bản thân có tương quan nghịch với gánh nặng cảm giác bản thân và trải nghiệm triệu chứng, vì vậy việc củng cố sự tự tin vào năng lực bản thân của NB có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm triệu chứng của họ [14] Tại Việt Nam chưa có những nghiên cứu về sự tự tin của NB COPD.

1.4.2 Chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD1.4.2.1 Định nghĩa về chất lượng cuộc sống

Khái niệm chất lượng cuộc sống ra đời khá lâu, nhưng vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa Hiện tại, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng cuộc sống.

Theo tổ chức y tế thế giới: “Chất lượng cuộc sống” là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của người đó, theo những chuẩn mực về văn hoá và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà người đang sống Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm, lo lắng của người đó Theo trung tâm nâng cao sức khỏe của Canada: “Chất lượng cuộc sống được xem như mức độ bằng lòng của một người về những khả năng quan trọng của người đó” [4], [9].

Theo Vonda, chất lượng cuốc sống được xem như một phức hợp đo lường thểchất tinh thần và xã hội Đó là sự nhận thức tốt nhất của mỗi cá nhân và sự

Trang 25

thoả mãn sự hài lòng trong những lĩnh vực như sức khoẻ hôn nhân gia đình, nghề nghiệp, tài chính, cơ hội học tập, sự quan trọng của bản thân, nhận thức về nguồn gốc và độ tin cậy của người đó với những người khác [25] Còn theo Oleson M [13], [26]: Chất lượng cuộc sống là mức độ hài lòng, thoả mãn của con ngời trong những lĩnh vực mà họ cho là quan trọng nhất trong cuộc sống Đây là một khái niệm rộng và bị ảnh hởng bởi nhiều yếu tố như: Tình trạng kinh tế, chỗ ở, việc làm, tôn giáo, chính sách trợ cấp xã hội và tình trạng sức khoẻ Tuỳ theo lĩnh vực nào của cuộc sống được xem là quan trọng nhất và mức độ hài lòng, thoả mãn của một ngời với lĩnh vực đó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của họ Vì vậy, khi một người không hài lòng về một lĩnh vực không được họ xem là quan trọng thì chất luợng cuộc sống của người đó gần như không bị ảnh hưởng [26].

Mặc dù khái niệm về chất lượng cuộc sống còn rất trừu tượng, nhưng qua một số định nghĩa vừa nêu, có thể thấy rằng chất lượng cuộc sống là một khái niệm chủ quan, theo từng cá nhân và môi trường sống của họ Đó là cách sống, cách cảm nhận, đánh giá cuộc sống hay nói cách khác, định cho cuộc sống một giá trị nào đó Nhiều nghiên cứu chứng Minh giáo dục sức khỏe ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống Một chương trình giáo dục đầy đủ, toàn diện cho các NB giúp nâng cao nhận thức qua đó giúp cải thiện chức năng thể chất và sức khỏe tâm thần từ đó làm tăng chất lượng cuộc sống cho NB

[19] Ví dụ nghiên cứu về giáo dục sức khỏe cho NB thận mạn tính của BakarmanM.A và cộng sự (2019) Nhóm nghiên cứu tiến hành các bước giáo dục sức khỏe baogồm giới thiệu về bệnh thận mạn tính giải thích chạy thận nhân tạo chu kỳ, cách thứchoạt động và tầm quan trọng của việc tiếp nhận và tuân thủ thận nhân tạo chu kỳ; lờikhuyên về chế độ ăn uống hạn chế chất lỏng; cách chăm sóc vị trí truy cập mạchmáu Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm số

Trang 26

CLCS trước can thiệp 51,5 = 13,2 điểm, sau can thiệp tăng lên 64 4 = 12,2 điểm [13].

Nhìn chung, chất lượng cuộc sống là một tình trạng tinh thần hơn là sức khoẻ thể chất đơn thuần, phản ánh sự thoải mái, sảng khoái và những phản ứng chủ quan đối với sức khoẻ, phản ánh mối quan hệ gia đình, hoạt động xã hội, nghề nghiệp, đời sống tinh thần, sự sáng tạo, niềm hy vọng, sự thành đạt.

“Chất lượng cuộc sống” là một khái niệm rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực Do đó khi xem xét cạnh trên khí cạnh chăm sóc sức khoẻ người ta thường có khuynh hướng giới hạn những ghi nhận về chất lượng cuộc sống trên các khía cạnh thể chất, tinh thần và xã hội Chính vì thế nhà y học thấy cần phải tách riêng khái niệm cuộc sống liên quan sức khoẻ, bởi vì không thể bao quát hết mọi vấn đề của định nghĩa chất lượng cuộc sống vào các nghiên cứu sức khoẻ Mặt khác, đo lường chất lượng cuộc sống sẽ có nhiều ý nghĩa hơn khi gắn liền với sức khoẻ và bệnh tật Từ đó thuật ngữ chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ đó ra đời Chất lượng cuộc sống sức khoẻ bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến những đánh giá khách quan lẫn chủ quan của tình trạng sức khoẻ do bệnh tật, chấn thương hay một chế độ điều trị tạo ra Chất lượng cuộc sống sức khỏe đề cập đến những lĩnh vực của chất lượng cuộc sống có những ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi sức khoẻ Mục đích điều trị ngày càng mở rộng (nhất là đối với bệnh mạn tính), ngoài việc kéo dài thời gian sống cũn gồm cả việc giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống sức khỏe.

Qua nhiều y văn chất lượng cuộc sống sức khỏe là một cấu trúc có nhiều lĩnhvực Với nền tảng của định nghĩa sức khoẻ của WHO thì các lĩnh vực của chất lượngcuộc sống sức khoẻ được quan tâm là: Thể chất, tinh thần, xã hội Mỗi lĩnh vực đượcxem xét trên nhiều khía cạnh, các khía cạnh của lĩnh vực tinh thần: Suy nghĩ tích cực,suy nghĩ tiêu cực của hành vi Các khía cạnh của lĩnh vực xã hội: công việc, địa vị vàcác quan hệ cá nhân Khi có kỹ năng kiểm

Trang 27

soát tốt được tình trạng sức khỏe sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống sức khỏe [31].

Với những khái niệm có tính chất trừu tượng và tổng quát của chất lượng cuộc sống sức khoẻ nên việc tiếp cận chất lượng cuộc sống sức khoẻ khảo sát và lượng giá không phải dễ dàng Vì vậy một yêu cầu được đặt ra là tìm những biện pháp cụ thể, khoa học và có độ tin cậy cao để đo lường chất lượng cuộc sống sức khỏe Từ những năm 60, trong y văn thế giới đã có nhiều thang đo các chỉ số về lĩnh vực của chất lượng cuộc sống sức khỏe [16],[17] Các thang đo về chất lượng cuộc sống sức khỏe ngày càng được nghiên cứu và phát triển Tuy nhiên do đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, công sức, thời gian, kinh phí, để xây dựng một thang đo nên khuynh hướng phổ biến hiện nay là nghiên cứu sử dụng rộng rãi một số thang đo hiện có từ các tác giả Anh, Hoa Kỳ và dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau Điều này vừa kinh tế vừa giúp có thể so sánh giữa các nước khác nhau Sự lựa chọn thang đo tuỳ thuộc vào mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cũng như tính chất và giá trị của thang đo Có nhiều cách phân loại thang đo, nhưng hiện nay các tác giả thường chia ra 2 loại thang đo chất lượng cuộc sống sức khỏe chủ yếu là thang đo tổng quát và thang đo chuyên biệt [17].

* Thang đo chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thang đo chuyên biệt khảo sát các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống mà

các lĩnh vực này chuyên biệt cho một bệnh nào đó Do các lĩnh vực được khảo sát làđặc thù cho một bệnh lý cụ thể nên các thang đo chuyên biệt chính xác hơn và có độnhạy cao hơn khi đo lường hiệu quả điều trị Hiện tại, có rất nhiều thang đo chuyênbiệt được sử dụng trong nhiều chuyên nghành khác nhau như: Phổi học, phục hồichức năng, tim mạch học, nội tiết Hiện tại, có rất nhiều thang đo chất lượng cuộcsống chuyên biệt giành cho các bệnh hô hấp như: Chronic Respiratory DiseaseQuestionnaire (CRQ), St George’s (SGRQ), Breathing Problem Questionnaire(BPQ) Phần lớn các thang đo này đều khảo

Trang 28

sát các lĩnh vực giống nhau, thể hiện sự thống nhất về các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống bị giảm do các bệnh hô hấp [28].

Thang đo chuyên biệt được sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng cuộc sống của NB COPD đó là CAT Đây là thang đo được khuyến cáo sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế 2018 Thang CAT gồm 8 câu hỏi, NB COPD được hướng dẫn để tự điền điểm thích hợp mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ (từ 0 đến 5 điểm).

1.5 Các biện pháp nâng cao sự tự tin và chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.5.1 Trên thế giới

Các phương pháp cải thiện mức độ tự tin của NB mắc COPD NB COPD gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống, sự tự tin về khả năng tự quản lý và phục hồi củahọ Nhìn chung, các cách tiếp cận để nâng cao năng lực bản thân chủ yếu bao gồmbốn phương pháp: phương pháp trải nghiệm trực tiếp, trải nghiệm thay thế, thuyếtphục bằng lời nói và phương pháp điều chỉnh cảm xúc Phương pháp trải nghiệm trựctiếp đề cập đến việc một người hoàn thành thành công một hành vi nhất định và trảinghiệm cá nhân để có được khả năng, được coi là nguồn hiệu quả nhất của bản thân.Thứ hai là trải nghiệm thay thế, trong đó sự tự tin được xây dựng thông qua quan sáthiệu suất của người khác và đánh giá khả năng của một người có thể đạt được bằngcách quan sát hiệu suất của người khác vì kinh nghiệm cá nhân bị hạn chế Trảinghiệm thay thế có thể là thực hoặc tưởng tượng, và một trong những hình thức chínhcủa nó là hình ảnh của việc thực hiện nhiệm vụ [20] Thuyết phục bằng lời nói đề cậpđến việc sử dụng sự khuyến khích từ người khác để tăng sự tự tin Phương pháp kiểmsoát cảm xúc là cải thiện sự tự tin bằng cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và thiếtlập một thái độ lạc quan Phương pháp kiểm soát cảm xúc cũng là một phương phápphổ biến để cải thiện sự tự tin của NB Đó là một phương pháp

Trang 29

điều chỉnh tâm lý trong đó cá nhân duy trì ý chí của bản thân một cách có ý thức trong trải nghiệm bên trong hoặc bên ngoài hiện tại mà không có bất kỳ sự đánh giá nào về bản thân Nó khuyến khích NB duy trì thái độ cởi mở và chấp nhận, nâng cao ý chí đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và giải phóng họ khỏi gánh nặng của những cảm xúc tiêu cực.

Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Amy Blakemore và cộng sự đã phân tích, tổng hợp 10 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về giáo dục sức khỏe cho những người mắc bệnh COPD Nhóm nghiên cứu kết luận: giáo dục sức khỏe có thể có khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống sức khỏe và giảm nhập viện liên quan đến COPD cho những người mắc COPD [7].

Phương pháp kiểm soát cảm xúc chủ yếu bao gồm khả năng kiểm soát bảnthân bằng cách rèn luyện bài tập tự kiểm soát cơ thể, thư giãn, hít thở và rèn luyệnngũ quan Kara và Türkinaz đã tiến hành giáo dục có cấu trúc trên 60 NB mắc COPD.Các biện pháp cụ thể bao gồm bác sĩ và NB cùng xem xét lịch sử y tế của NB, khẳngđịnh hiệu suất tích cực của họ và điều chỉnh hiệu suất tiêu cực của họ, xây dựng cácgiao thức cá nhân (phương pháp trải nghiệm trực tiếp), phân phối hướng dẫn giáo dụcvà giải thích (thuyết phục bằng lời nói) cho họ, sự quan sát của NB đối với những NBkhác đã thành công trong việc hoàn thành các bài tập phục hồi chức năng (phươngpháp thực nghiệm thay thế), và tổ chức tư vấn tâm lý thường xuyên và giao tiếp vớicác thành viên trong gia đình để hiểu trạng thái cảm xúc của NB (phương pháp kiểmsoát cảm xúc) Kết quả là, những NB này có được sự tự tin được cải thiện đáng kể.Maddux đã áp dụng chế độ điều dưỡng dựa trên nhiệm vụ và chế độ điều dưỡng dựatrên năng lực bản thân để phân tích NB mắc COPD Chế độ trước đây bao gồm mộtkế hoạch phục hồi cụ thể cho NB và giám sát việc hoàn thành đúng hạn, và chế độsau khuyến khích NB tham gia các hoạt động xã hội, thể thao và các hoạt động khácngoài các bài tập phục hồi chức năng Kết quả cho thấy

Trang 30

không có sự khác biệt đáng kể về hiệu ứng PR giữa hai nhóm NB và khả năng hoạt động thể chất của NB tăng lên đáng kể dựa trên chế độ tự chăm sóc hiệu quả góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ [34].

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá chất lượng cuộc sống của NB COPD.

Shavro và cộng sự đã nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống sức khỏe với các chỉ số nghiêm trọng về bệnh khác ở NB mắc COPD ở Ấn Độ Có 73 NB COPD đến khám tại một phòng khám phổi ngoại trú đã trải qua đánh giá chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng bảng câu hỏi viết tắt QOL của Tổ chức Y tế Thế giới và Câu hỏi Hô hấp của St George (SGRQ) Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và mức độ khó thở được ước tính bằng Chỉ số mức độ nghiêm trọng của COPD và đánh giá của hội đồng nghiên cứu y tế, dữ liệu nhân khẩu học của NB đã được thu thập Thử nghiệm đo phế dung và đi bộ 6 phút đã được thực hiện để đánh giá chức năng phổi và tình trạng chức năng Nghiên cứu này cho thấy những NB người Ấn Độ mắc COPD đã giảm chất lượng cuộc sống.Thời gian mắc bệnh lâu hơn, nhận thức của NB về mức độ nghiêm trọng của bệnh và khó thở ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống [28].

Trong những năm gần đây, nhận thức về tác động lớn của COPD đối vớichất lượng cuộc sống của NB đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân trongcác nghiên cứu liên quan Các nghiên cứu này đã đánh giá yếu tố nào ảnhhưởng đến chất lượng cuộc sống nhiều nhất và đã xác định không chỉ các yếutố không thể điều chỉnh, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chức năng phổi, tìnhtrạng khó thở hoặc các bệnh kèm theo, mà còn các yếu tố có thể điều chỉnhđược, chẳng hạn như hút thuốc, giảm hoạt động thể lực, hoặc kiến thức vềbệnh [26], [23], [18], [15].

Trang 31

Năm 2016, Malik Shanawaz Ahmed và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang về chất lượng cuộc sống của 124 NB COPD trong cộng đồng tại Aligarh, Uttar Pradesh, Ấn Độ bằng bảng câu hỏi hô hấp của St George dành cho NB COPD (SGRQ-C) Đo phế dung được thực hiện để đánh giá chức năng phổi và chẩn đoán COPD Chỉ số mức độ nghiêm trọng của COPD được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và bảng câu hỏi của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa được sử dụng để đánh giá mức độ khó thở Dữ liệu xã hội học liên quan đến các NB cũng được ghi lại Kết quả nghiên cứu cho thấy: chất lượng cuộc sống của NB COPD giảm đáng kể Mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi và đánh giá của Hội đồng nghiên cứu y tế về khó thở và thời gian mắc bệnh cho thấy mối tương quan thuận đáng kể với chất lượng cuộc sống Có một mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa chức năng phổi và điểm SGRQ-C Tuổi ngày càng tăng, lượng thuốc lá tăng và tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn có tương quan với chất lượng cuộc sống thấp hơn Không có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và giáo dục, chỉ số khối cơ thể (BMI) và giới tính [20].

Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về sự tự tin của NB nói chung và cũng chưa có nhiều công cụ đánh giá sự tự tin của NB COPD nói riêng Khoảng 3 thập kỷ gần đây bắt đầu có thêm những nghiên cứu về vấn đề này và thang đo CSES được sử dụng [11], dịch sang các ngôn ngữ khác nhau sử dụng cho nghiên cứu [9], [10], [22].

Năm 2013, Michael Stellefson cùng cộng sự đã tiến hành đánh giá về tác độngcủa giáo dục tự quản lý COPD đối với sự tự tin vào năng lực bản thân và cho kết quảkhả quan Thang đo CSES gồm 34 trường hợp được sử dụng để đánh giá, đã chứngminh độ tin cậy thang đo tốt (r = 0,77), tính nhất quán bên trong tuyệt vời (α = 0,95)và cấu trúc năm yếu tố (ảnh hưởng tiêu cực, kích thích cảm xúc mãnh liệt, gắng sức,thời tiết / môi trường và các yếu tố nguy cơ

Trang 32

hành vi) Sau khi tìm kiếm tài liệu đầy đủ, nghiên cứu này chứng minh rằng chỉ có một số nghiên cứu hạn chế đã xem xét tác động của giáo dục tự quản lý đối với sự tự tin vào năng lực bản thân của người mắc bệnh COPD Sự tự tin vào năng lực bản thân của COPD đã bộc lộ tiền thân quan trọng đối với các ảnh hưởng sức khỏe ở NB; do đó, nó nên được đo lường, báo cáo và so sánh trong các nghiên cứu có kiểm soát kiểm tra tác động của tự kiểm soát bệnh của NB COPD trong quá trình quản lý bệnh của họ [20].

1.5.2 Tại Việt Nam

Ngày càng nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của NB COPD được tiến hành, góp phần đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

Năm 2014, Nguyễn Trần Tố Trân và Lê Thị Tuyết Lan đã tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống ở 113 NB cao tuổi mắc bệnh COPD bằng thang đo SGRQ và mối tương quan của nó với mức độ khó thở mMRC và FEV1 Kết quả cho thấy: tuổi trung bình của NB là 70,1± 7,5 Khó thở và khò khè là hai triệu chứng thường gặp (81,6% và 76,1%) Chất lượng cuộc sống của NB nhóm A cao hơn hai nhóm B và D (p<0,001) (phân loại GOLD 2011) Chất lượng cuộc sống có mối tương quan thuận rất chặt với mức độ khó thở mMRC (r=0,7, p<0,001) và tương quan nghịch mức độ trung bình với FEV1 (r= ‐0,4, p<0,001) Chất lượng cuộc sống của người COPD cao tuổi liên quan đến mức độ nặng triệu chứng, có sự tương quan với mức độ khó thở và FEV1 [4].

Năm 2017, La Văn Luân cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về thực trạngchất lượng cuộc sống và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến ở NB COPD điều trịngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Sử dụng bộ công cụWHOQOL - BREF (phiên bản tiếng việt được phát triển bởi Nguyễn Thanh Hương(2009) Kết quả thu được là: chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ở mứctrung bình (42,9 ± 6,9/100), lĩnh vực thể chất và tinh thần suy giảm nhiều hơn so vớimôi trường và xã hội Các yếu tố tuổi, giai đoạn

Trang 33

bệnh, khó thở, ho, mất ngủ có mối tương quan nghịch và thu nhập, mức hỗ trợ xã hội có mối tương quan thuận với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu Các biến này giải thích được 53,8 % chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (R2 = 0,538, p < 0,001) Mức dự đoán tốt nhất về chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu là yếu tố khó thở Từ đó nhóm nghiên cứu kết luận thực trạng chất lượng cuộc sống ở NB COPD điều trị ngoại trú ở mức trung bình Yếu tố khó thở là ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống của NB [2].

Năm 2021, Nguyễn Thị Khuyến và Đinh Thị Minh đã công bố kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở NB COPD tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang Kết quả: Ảnh hưởng của bệnh COPD lên chất lượng cuộc sống của NB dựa theo thang điểm CAT là rõ rệt Một số yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống của NB COPD gồm: Hoàn cảnh sống, thể trạng và giai đoạn của bệnh (p<0,05) Kết luận: Chất lượng cuộc sống của NB trong đợt cấp bệnh COPD bị ảnh hưởng rõ rệt [1].

Sự tự tin vào năng lực bản thân dành riêng cho bệnh tật là rất quan trọng trong việc quản lý bệnh của NB mắc bệnh COPD Tuy nhiên, chưa có công cụ nào để đo lường mức độ tự tin chuyên biệt cho NB COPD bằng tiếng Việt Vì vậy, tôi mong muốn thực hiện đề tài này để áp dụng thang đo CSES đánh giá sự tự tin của NB COPD trước và sau giáo dục sức khỏe.

1.6 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trang 34

Học thuyết điều dưỡng là kết quả của những khái niệm đã được xác định, được công nhận một cách có hệ thống qua các nghiên cứu khoa học điều dưỡng liên quan đến các hiện tượng, sự kiện chăm sóc và thực hành điều dưỡng.

Đề tài của tôi nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và sự tự tin của NB COPD đang điều trị ngoại trú vì vậy cần có khả năng tự chăm sóccũng như có kỹ năng kiểm soát một số vấn đề thường gặp như khó thở, biết accs biện pháp điều trị chung; cần ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ; tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp;

Mô hình tự chăm sóc theo lý thuyết của Orem được áp dụng cho nghiên cứu này Dorothea Orem’s (1971) xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc NB tự chăm sóc Orem khẳng định việc tự chăm sóc NB cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, NB sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp NB có năng lực tự chăm sóc Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi NB tự làm lấy tất cả (Orem, 2001).

Nội dung chính của mô hình tự chăm sóc của Orem bao gồm:

Tự chăm sóc (self-care): việc thực hành các hoạt động cá nhân một cách tự nguyện để chăm sóc bản thân duy trì cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc.

Khả năng tự chăm sóc (self care agency): là khả năng của một cá nhânmà “có thể tham gia thực hiện tự chăm sóc”, khả năng tự chăm sóc này bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng phát triển của đất nước, kinhnghiệm sống, định hướng văn hóa xã hội, sức khỏe và các nguồn lực có sẵn.Nhu cầu tự chăm sóc (self-care demands): là các hành động cá nhân cần phảithực hiện tại thời điểm nhất định hoặc qua một quá trình thời gian để duy trìcuộc sống sức khỏe và hạnh phúc và để đáp ứng tất cả các điều kiện tiên quyếttự chăm sóc của một cá nhân.

Trang 35

Hệ thống chăm sóc điều dưỡng và những thiếu hụt về tự chăm sóc: Các yếu tố tác động gồm các yếu tố tuổi giới sự phát triển của nhà nước, tình trạng sức khỏe, định hưởng của xã hội, các yếu tố của hệ thống chăm sóc sức khỏe, các yếu tố về gia đình, yếu tố môi trường, các nguồn lực sẵn có và đầy đủ [21].

Hình 1.2 Khung khái niệm lý thuyết về tự chăm sóc của Orem Nguồn: Wayne G (2014) Dorothea Orem’s Self-Care Theory [32] Trong lý thuyết

về tự chăm sóc bản thân, tác giả giải thích việc tự chăm

sóc là các hoạt động được thực hiện bởi cá nhân để duy trì sức khỏe của chính họ Sự thiếu hụt trong tự chăm sóc được xác định bởi điều dưỡng thông qua nhận định NB Sau khi xác định được nhu cầu của NB điều dưỡng lựa chọn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện hay một phần và giáo dục sức khỏe Do vậy, tư vấn giáo dục sức khỏe là một phần trong công việc thường ngày của điều dưỡng giúp NB bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt từ đó nâng cao khả năng tự quản lý và chăm sóc bản thân.

Từ tổng quan tài liệu, áp dụng học thuyết tự chăm sóc vào nghiên cứu:

Trang 36

Hình 1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu

1.8 Tóm tắt địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiền thân là bệnh viện được thành lập từ bệnh viện Than Hòn Gai và bệnh viện Tám Mái bãi Cháy vào đầu năm 1961.

Trang 37

Hình 1.4 Thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh là một trong những bệnh viện hạngI (2015) Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện có 34 khoa, phòng với 967 cán bộ, y bácsĩ, nhân viên Bệnh viện thường xuyên điều trị cho trên 1.000 NB nội trú 6tháng đầu năm 2022, bệnh viện khám bệnh 173.024 lượt, (năm 2021: 349.542lượt); điều trị cho 20.633 NB (năm 2021: 44.324 lượt) Trong đó phòng khámbệnh mạn tính của bệnh viện quản lý và điều trị ngoại trú cho khoảng 450 lượtNB COPD/năm.

Trang 38

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả NB COPD đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh thỏa mãn tiêu chuẩn:

* Tiêu chuẩn lựa chọn

- NB từ 18 tuổi trở lên, không trong giai đoạn cấp của bệnh - Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ

- NB mắc các bệnh tâm thần, có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù lòa, thể trạng suy sụp,…

- NB không thể đọc-hiểu câu hỏi phỏng vấn.

2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Phòng khám bệnh mạn tính - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2023 đến tháng 11/2023 - Thời gian thu thập số liệu từ tháng 25/4/2023 đến 25/7/2023 2.2 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá trước – sau chương trình can thiệp trên một nhóm đối tượng.

2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu

Tại phòng khám bệnh ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hiệntrong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2023 đang có khoảng hơn 100người bệnh COPD đang điều trị ngoại trú Chọn thuận tiện được 78 NB COPD đangđiều trị ngoại trú, có sổ khám chữa bệnh ngoại trú và tái khám

Trang 39

định kỳ tại phòng khám bệnh ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.

2.4 Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu gồm 3 phần:

-Phần I: Công cụ thu thập thông tin chung của NB gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi ở, trình độ học vấn, thời gian được chẩn đoán COPD.

- Phần II: Bộ công cụ thu thập sự tự tin trong tự chăm sóc ở NB COPD (COPD Self-Efficacy Scale - CSES) của tác giả Wigal và công sự Dựa theo phân nhóm của tác giả , bộ công cụ CSES có 34 câu hỏi chia thành 5 nhóm yếu tố: (i) ảnh hưởng tiêu cực (12 câu), (ii) kích thích cảm xúc mãnh liệt (8 câu),

(iii) gắng sức về thể chất (5 câu), (iv) thời tiết / môi trường (6 câu) và (v) các yếu tố rủi ro hành vi (3 câu) Người bệnh sẽ trả lời bằng cách lựa chọn mức độ tự tin theo thang điểm Likert 5: (1) Hoàn toàn không tự tin; (2) Không hẳn tự tin; (3) Hơi tự tin; (4) Tự tin) và (5) Rất tự tin [30].

Trước tiên, bộ câu hỏi CSES trong nghiên cứu đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt Thứ hai, một nhóm nhân viên y tế đã so sánh các phiên bản dịch và bản gốc cho sự tương đương về khái niệm Nhóm bao gồm nghiên cứu viên, một điều dưỡng và một bác sĩ tại khoa nội hô hấp, một kỹ thuật viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Sau đó bộ công cụ đã được khảo sát trên 30 NB COPD có đặc điểm giống đối tượng tham gia nghiên cứu Cronbach’s alpha của bộ công cụ là 0,81 .

Tổng điểm của thang đo mức độ tự tin là 170 điểm, điểm càng cao thìmức độ tự tin càng cao Thang đo Likert 5 để khảo sát với giá trị khoảng cáchlà 0,8, ý nghĩa của giá trị trung bình trong thang đo Likert 5 đo khoảng đượctính như sau:

Trang 40

Bảng 2.1 Xếp loại sự tự tin của người bệnh

1,0 - 1,80Hoàn toàn không tự tin

Trong nghiên cứu này, NB xếp loại tự tin với số điểm tự tin trung bình từ 2,61 trở lên và nhóm chưa tự tin với số điểm từ 2,60 trở xuống.

- Phần III: Bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của NB COPD (COPD assessment test - CAT) gồm 8 câu hỏi về tác động của bệnh COPD đến NB Thang CAT tiếp tuc được GOLD 2021 sử dụng để đánh giá NB COPD

[14] Thang điểm CAT là tổng điểm chung của các lĩnh vực nghiên cứu, trên thang điểm từ 0 đến 40, điểm càng cao phản ánh tình trạng sức khoẻ càng kém.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tổng điểm trung bình cho 8 lĩnh vực: Ho, khạc đờm, nặng ngực, khó thở, hạn chế hoạt động, sự tự tin trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, giấc ngủ, sức khoẻ Điểm trung bình tổng thể được tính bằng cách cộng lại điểm của 8 câu hỏi Điểm trung bình tổng thể càng thấp nghĩa là chất lượng cuộc sống càng tốt và được chia thành 4 mức độ vầ chất lượng cuộc sống của NB như sau [6]:

+ Chất lượng cuộc sống tốt:

CAT < 10 điểm: Ảnh hưởng nhẹ: COPD gây vài vấn đề và ngăn NB làm 1-2 việc họ muốn làm Chất lượng cuộc sống cao.

+ Chất lượng cuộc sống trung bình:

10 ≤ CAT ≤ 20 điểm: Ảnh hưởng vừa: COPD là một trong các vấn đề quan trọng nhất NB có Chất lượng cuộc sống trung bình.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan