BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022 TECHCOMBANK - KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC

14 2 0
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022 TECHCOMBANK - KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Bất động sản 1 TECHCOMBANK – KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022 Tăng trưởng tích cực KẾT QUẢ NỔI BẬT  Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 25,6 nghìn tỷ đồng (tăng 10 NN).  Tổng thu nhập hoạt động tăng 10,3 so với cùng kỳ, đạt 40,9 nghìn tỷ đồng.  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 24,8 NN nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng IT, mở rộng giải pháp, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng.  Tỷ lệ an toàn (CAR) theo Basel II đạt 15,2, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tiếp tục ở vị thế đầu ngành, đạt 3,2. Ngày 30 tháng 01 năm 2023, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank” hoặc “Ngân hàng”) công bố kết quả kinh doanh, duy trì đà tăng trưởng bền trong cả năm 2022, bất chấp một số thách thức trong quý 4. “Techcombank khép lại năm 2022 nhiều biến động, kiên định đà phát triển bền bất chấp những ảnh hưởng không thuận lợi trong một số lĩnh vực kinh doanh chính của Ngân hàng. Chúng tôi cho rằng một số thách thức này có khả năng vẫn tiếp diễn, đặc biệt trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên chúng tôi tự tin vào đà tăng trưởng và khả năng duy trì thế mạnh nổi trội như chất lượng tài sản, vị thế thanh khoản và hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời của Ngân hàng. Trong quý 4 năm 2022, chúng tôi ghi nhận mức tăng trưởng tiền gửi khách hàng đạt 12 so với quý trước và có thêm 373.000 khách hàng mới, trong khi vẫn giữ tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn (CAR) ở mức lành mạnh. Chúng tôi đã ký hợp tác chiến lược dài hạn với Adobe để trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có thể cung cấp những trải nghiệm khách hàng siêu cá nhân hóa. Chương trình tri ân khách hàng với hàng nghìn phần thưởng có tổng giá trị lên tới 100 tỷ đồng “Mèo Đại Cát” cùng với việc đồng hành tổ chức giải chạy marathon tại TP HCM và Hà Nội, hỗ trợ tích cực trong việc tăng cường sự gắn 2 kết bền vững với khách hàng, qua đó giúp Techcombank đạt chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng (NPS) ở mức đầu ngành trong cả năm 2022.” - Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2022  Thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ (không bao gồm thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư) trong năm 2022 tăng trưởng mạnh, đóng góp chính nâng tổng thu nhập hoạt động lên 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3 so với cùng kỳ năm trước.  Thu nhập từ lãi đạt 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) được quản lý ở mức 5,1. Biên lãi thuần giảm do chi phí vốn tăng 64 điểm phần trăm so với cùng kỳ, lên mức 2,9. Nguyên nhân chính của chi phí vốn tăng đến từ việc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tăng mạnh lãi suất nhiều lần trong năm 2022 và thanh khoản trong hệ thống bớt dồi dào hơn (so với những năm trước). Điều này ngân hàng Việt Nam, dẫn tới việc tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, tăng chi phí vốn trên cả thị trường 1 và thị trường 2 cũng như làm giảm số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong tổng cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng.  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ1 tăng 24,8 so với cù ng kỳ năm ngoái, đạt 9,7 nghìn tỷ, đóng góp bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ cốt lõi:  Thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 1.980,6 tỷ đồng (tăng 83,5 so với cùng kỳ): Techcombank đã khẳng định vị thế dẫn đầu về thanh toán khi kết thúc năm với vị trí số 1 về giá trị thanh toán trên tất cả các loại thẻ chính (như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ). Trong lĩnh vực thẻ tín dụng, lần đầu tiên Ngân hàng dẫn đầu về giá trị thanh toán và số lượng thẻ phát hành mới trong tất cả các quý của năm. Việc làm mới các sản phẩm và tăng cường hợp tác với các đối tác, đã giúp Ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn ở các phân khúc được lựa chọn, đáp ứng sát với nhu cầu của khách hàng như thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, dịch vụ ăn uống, thời trang và chi tiêu hàng ngày. Techcombank cũng tiếp tục đẩy mạnh số hóa các giải pháp thanh 3 toán thông qua việc trở thành Ngân hàng đầu tiên triển khai Google Pay và triển khai thanh toán không tiếp xúc trên các loại thẻ Marster và Visa. Nhờ đó, Ngân hàng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá nhờ dẫn đầu về nhiều hạng mục như giá trị về thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thanh toán không tiếp xúc.  Thu phí từ dịch vụ bảo hiểm (đạt 1.750,6 tỷ đồng, tăng 12,3 so với cùng kỳ năm ngoái): Trong năm 2022, Techcombank đã ghi nhận mức phí bảo hiểm quy năm (APE) đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0 so với cùng kỳ năm ngoái. Chiến lược tập trung tăng cường sự thâm nhập vào phân khúc khách hàng thu nhập cao (AFF) đã giúp APE của phân khúc này tăng trưởng 57 so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm “MLV Legacy”, ra mắt vào giữa năm 2022 với đề xuất giá trị dành riêng cho khách hàng như kế hoạch chuyển giao tài sản cho thế hệ tiếp theo, đã được đón nhận tích cực và chiếm 39 trong tổng mức APE của khối bán lẻ trong năm Bước sang 2023, chúng tôi tự tin vào khả năng đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu của khách hàng hơn nữa, trong trọng tâm phát triển quản lý gia sản toàn diện.  Thu từ thư tín dụng (LC) (đạt 2.016,0 tỷ đồng, tăng 154,0 NN), tiền mặt các khoản thanh toán (đạt 467,7 tỷ đồng, tăng 76,2 NN): Kết quả tích cực này đến từ việc tăng cường số hóa và cá nhân hóa sản phẩm, bao gồm những giải pháp tối ưu cho ngoại hối và giao dịch, và ứng dụng hàng đầu mới cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (BB). Sau 7 tháng từ ngày ra mắt, tổng khối lượng giao dịch trên nền tảng số của tập khách hàng BB tăng 33,5 so với cùng kỳ, chiếm 78,4 tổng giá trị thanh toán của phân khúc này trong năm 2022. Song song với đó, Ngân hàng tiến tới việc cung cấp các khoản vay được phê duyệt trước thông qua kênh số hóa với tổng giá trị lên tới 1 nghìn tỷ đồng, đã cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dần dần trở thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng.  Trong năm 2022, thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) giảm 28,1 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,6 nghìn tỷ. Tâm lý kém tích cực của nhà đầu tư, các thay đổi mới trong quy định liên quan đến thị trường trái phiếu, bất động sản hay lãi suất 4 tăng cao v.v. đặc biệt trong quý 4 đã ảnh hưởng kép tới kết quả và thanh khoản thị trường cũng như tư vấn trái phiếu của Ngân hàng, đặc biệt trong nửa cuối năm. Nhìn về tương lai, chúng tôi hoan nghênh những thay đổi trong khung pháp lý và vẫn tin tưởng vào tiềm năng của mô hình kinh doanh cũng như khả năng xây dựng và củng cố vị trí đứng đầu của Ngân hàng trong sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.  Chi phí hoạt động tăng 19,9 so với cùng kỳ, đạt 13,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào chi phí marketing và công nghệ. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) trong năm 2022 được quản lý ở mức 32,8. Nhìn chung, tổng chi phí hoạt động được quản lý chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng, theo đó tập trung ưu tiên đầu tư cho ba trụ cột chính nhằm triển khai chiến lược số hóa trong giai đoạn 2021-25.  Chi phí dự phòng tiếp tục trong xu hướng giảm, xuống mức 1,9 nghìn tỷ đồng, giảm 27,3 so với cùng kỳ năm trước, nhờ việc hoàn nhập dự phòng một số chi phí đã trích trước cho các khoản vay tái cơ cấu do COVID-19 trong năm 2020-21, BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tổng tài sản đạt 699,0 nghìn tỷ đồng tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, tăng 22,9 so với cùng kỳ năm ngoái. Danh mục tín dụng tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng:  Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 3 năm 2022 đạt 444,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5 so với đầu năm 2022. Nhu cầu tín dụng được ghi nhận ở tất cả các lĩnh vực, theo đó Ngân hàng tiến hành giải ngân phù hợp với hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp.  Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 40,1 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 226,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,1 danh mục tín dụng của Ngân hàng (tăng từ mức 39,4 tại ngày 31 tháng 12 năm 2021). Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3 so với cùng kỳ, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng. Trong năm, Techcombank đã cân đối theo chỉ tiêu tín dụng 14,5 được NHNN cấp, theo đó tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao 5 gồm cho vay và trái phiếu) giảm 9,9, đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9 dư nợ tín dụng toàn Ngân hàng. Tỷ trọng này giảm so với mức 44,8 tại ngày 31 tháng 12 năm 2021.  Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 358,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 225,9 nghìn tỷ đồng, tăng 44,9 so với cùng kỳ và số dư CASA đạt 132,5 nghìn tỷ đồng. Như đã đề cập, bối cảnh môi trường lãi suất cao trên toàn cầu, thanh khoản hệ thống bớt dồi dào và tâm lý tiêu cực về thị trường bất động sản và trái phiếu đã góp phần khiến số dư CASA sụt giảm, do khách hàng có xu hướng giảm nắm giữ tiền mặt để đầu tư hay chi tiêu và tăng mở tài khoản tiết kiệm. Trong bối cảnh này, mức tăng trưởng mạnh mẽ của số dư tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt quý 4 tăng 32.3 so với quý trước, đã cho thấy sự quyết liệt trong hành động thức thời của Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn trong nước khi chi phí đi vay từ thị trường quốc tế bị tác động kép (do ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá), cũng như đã thể hiện sự tin tưởng cao của khách hàng vào thương hiệu và an toàn hệ thống cũng như hoạt động của Techcombank. THANH KHOẢN VÀ VỐN  Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn3 ở mức 28,8, thấp hơn nhiều so với giới hạn mới 34 theo quy định hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022.  Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,2 vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0 của trụ cột I, Basel II, tăng 18 điểm phần trăm so với đầu năm 2022. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN  Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 ở mức 0,9 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, đạt 125,0. Tỷ lệ nợ xấu của riêng Ngân hàng và trước ảnh hưởng của CIC giữ ổn định ở dưới mức 0,6.  Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 0,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,1 tổng dư nợ, giảm từ mức 1,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,5 tổng dư nợ ở thời điểm đầu năm. 6  Các đánh giá định kỳ bao gồm các kiểm tra căng thẳng đều cho kết quả tích cực liên quan đến chất lượng tài sản của Ngân hàng, ngay cả khi có sự thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực trong môi trường kinh doanh, dẫn đến việc một số khách hàng có thể phải điều chỉnh kế hoạch dòng tiền trả nợ. Theo đó, trong năm 2023, Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu sẽ được quản lý ở mức phù hợp với môi trường kinh tế chung và những thay đổi trong cơ cấu danh mục cho vay. CÁC CÔNG TY CON  Lũy kế cả năm 2022, doanh thu TCBS đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3 so với cùng kỳ năm trước. Mảng kinh doanh sản phẩm đầu tư mang lại doanh thu cao nhất cho TCBS, đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8,7 so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt mức 3,1 nghìn tỷ đồng (giảm 19,9 so với cùng kỳ), do ảnh hưởng sụt giảm phí ngân hàng đầu tư (IB) đề cập phía trên. Tuy nhiên TCBS vẫn tiếp tục đứng đầu về lợi nhuận quý 4 cũng như lợi nhuận cả năm 2022, khẳng định vị thế đầu ngành trong các công ty chứng khoán. Trước đấy cổ đông của ngân hàng mẹ đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn khủng, 10 nghìn tỷ đồng, trong năm 2023, nhằm thực hiện hóa tham vọng trở thành công ty Wealthtech hàng đầu khu vực trong giai đoạn 2021-25.  Với kỳ vọng phục hồi vào năm 2023 cùng tri ển vọng trung và dài hạn của thị trường chứng khoán, bao gồm việc nâng hạng bởi MSCI đưa VN-Index vào rổ thị trường mới nổi, TCBS đã ra mắt hàng loạt các chương trình nổi bật để quảng bá cho các sản phẩm và hỗ trợ khách hàng. TCBS là công ty chứng khoán đầu tiên ra mắt “Zero Fee” từ 112023, chương trình miễn phí giao dịch cổ phiếu, phái sinh, chứng quyền và chứng chỉ quỹ niêm yết cho tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới, cùng các gói cho vay ký quỹ đa dạng với lãi suất hấp dẫn, chỉ từ 0,5năm.  Bên cạnh đó, TCBS đẩy mạnh triển khai hàng loạt các chương trình tư vấn, cập nhật kiến thức đầu tư tài chính cho khách hàng trên các kênh mạng xã hội như Youtube, iWealth Club, Facebook, Zalo.  Theo đuổi chiến lược Wealthtech, TCBS không ngừng cải tiến hệ thống công nghệ để đáp ứng linh hoạt các nhu cầu đầu tư của khách hàng. Năm 2022, TCBS được vinh danh liên tiếp tại hạng mục giải thưởng công nghệ của các tổ chức quốc tế 7 như “Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất” tại Finance Asia Country Awards, Giải thưởng “Công nghệ xuất sắc Việt Nam về dữ liệu lớn” tại Asian Technology Excellence Awards, “Ứng dụng Blockchain sáng tạo nhất” và “Quản lý tài sản tốt nhất trong ngân hàng đầu tư” tại IBS Intelligence Global FinTech Innovation Awards. Bên cạnh đó, TCBS còn được đánh giá cao trong công tác quản trị tài chính với các giải thưởng về Tài chính bền vững như “Nhà tư vấn trái phiếu tốt nhất” và “Nhà môi giới tốt nhất” tại The Asset Country Awards 2022. KHÁCH HÀNG VÀ CÁC DẤU ẤN KINH DOANH KHÁC TRONG KỲ Tập khách hàng mới và giao dịch qua kênh điện tử Techcombank khép lại quý 4 năm 2022 với 10.8 triệu khách hàng, thu hút thêm 373.000 khách hà...

Trang 1

TECHCOMBANK – KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022 Tăng trưởng tích cực

KẾT QUẢ NỔI BẬT

 Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 25,6 nghìn tỷ đồng (tăng 10% N/N)

 Tổng thu nhập hoạt động tăng 10,3% so với cùng kỳ, đạt 40,9 nghìn tỷ đồng  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 24,8% N/N nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ

tầng IT, mở rộng giải pháp, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng

 Tỷ lệ an toàn (CAR) theo Basel II đạt 15,2%, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tiếp tục ở vị thế đầu ngành, đạt 3,2%

Ngày 30 tháng 01 năm 2023, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank”

hoặc “Ngân hàng”) công bố kết quả kinh doanh, duy trì đà tăng trưởng bền trong cả năm 2022, bất chấp một số thách thức trong quý 4

“Techcombank khép lại năm 2022 nhiều biến động, kiên định đà phát triển bền bất chấp những ảnh hưởng không thuận lợi trong một số lĩnh vực kinh doanh chính của Ngân hàng Chúng tôi cho rằng một số thách thức này có khả năng vẫn tiếp diễn, đặc biệt trong nửa đầu năm 2023 Tuy nhiên chúng tôi tự tin vào đà tăng trưởng và khả năng duy trì thế mạnh nổi trội như chất lượng tài sản, vị thế thanh khoản và hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời của Ngân hàng

Trong quý 4 năm 2022, chúng tôi ghi nhận mức tăng trưởng tiền gửi khách hàng đạt 12% so với quý trước và có thêm 373.000 khách hàng mới, trong khi vẫn giữ tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn (CAR) ở mức lành mạnh Chúng tôi đã ký hợp tác chiến lược dài hạn với Adobe để trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có thể cung cấp những trải nghiệm khách hàng siêu cá nhân hóa Chương trình tri ân khách hàng với hàng nghìn phần thưởng có tổng giá trị lên tới 100 tỷ đồng “Mèo Đại Cát” cùng với việc đồng hành tổ chức giải chạy marathon tại TP HCM và Hà Nội, hỗ trợ tích cực trong việc tăng cường sự gắn

Trang 2

kết bền vững với khách hàng, qua đó giúp Techcombank đạt chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng (NPS) ở mức đầu ngành trong cả năm 2022.”

- Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2022

 Thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ (không bao gồm thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư) trong năm 2022 tăng trưởng mạnh, đóng góp chính nâng tổng thu nhập hoạt động lên 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước

 Thu nhập từ lãi đạt 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) được quản lý ở mức 5,1% Biên lãi thuần giảm do chi phí vốn tăng 64 điểm phần trăm so với cùng kỳ, lên mức 2,9% Nguyên nhân chính của chi phí vốn tăng đến từ việc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tăng mạnh lãi suất nhiều lần trong năm 2022 và thanh khoản trong hệ thống bớt dồi dào hơn (so với những năm trước) Điều này ngân hàng Việt Nam, dẫn tới việc tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, tăng chi phí vốn trên cả thị trường 1 và thị trường 2 cũng như làm giảm số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong tổng cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng

 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ1 tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 9,7 nghìn tỷ, đóng góp bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ cốt lõi:

 Thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 1.980,6 tỷ đồng (tăng 83,5% so với cùng kỳ): Techcombank đã khẳng định vị thế dẫn đầu về thanh toán khi kết thúc năm với vị trí số 1 về giá trị thanh toán trên tất cả các loại thẻ chính (như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) Trong lĩnh vực thẻ tín dụng, lần đầu tiên Ngân hàng dẫn đầu về giá trị thanh toán và số lượng thẻ phát hành mới trong tất cả các quý của năm Việc làm mới các sản phẩm và tăng cường hợp tác với các đối tác, đã giúp Ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn ở các phân khúc được lựa chọn, đáp ứng sát với nhu cầu của khách hàng như thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, dịch vụ ăn uống, thời trang và chi tiêu hàng ngày Techcombank cũng tiếp tục đẩy mạnh số hóa các giải pháp thanh

Trang 3

toán thông qua việc trở thành Ngân hàng đầu tiên triển khai Google Pay và triển khai thanh toán không tiếp xúc trên các loại thẻ Marster và Visa Nhờ đó, Ngân hàng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá nhờ dẫn đầu về nhiều hạng mục như giá trị về thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thanh toán không tiếp xúc

 Thu phí từ dịch vụ bảo hiểm (đạt 1.750,6 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái): Trong năm 2022, Techcombank đã ghi nhận mức phí bảo hiểm quy năm (APE) đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0% so với cùng kỳ năm ngoái Chiến lược tập trung tăng cường sự thâm nhập vào phân khúc khách hàng thu nhập cao (AFF) đã giúp APE của phân khúc này tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm ngoái Sản phẩm “MLV Legacy”, ra mắt vào giữa năm 2022 với đề xuất giá trị dành riêng cho khách hàng như kế hoạch chuyển giao tài sản cho thế hệ tiếp theo, đã được đón nhận tích cực và chiếm 39% trong tổng mức APE của khối bán lẻ trong năm Bước sang 2023, chúng tôi tự tin vào khả năng đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu của khách hàng hơn nữa, trong trọng tâm phát triển quản lý gia sản toàn diện

 Thu từ thư tín dụng (LC) (đạt 2.016,0 tỷ đồng, tăng 154,0% N/N), tiền mặt & các khoản thanh toán (đạt 467,7 tỷ đồng, tăng 76,2% N/N): Kết quả tích cực này đến từ việc tăng cường số hóa và cá nhân hóa sản phẩm, bao gồm những giải pháp tối ưu cho ngoại hối và giao dịch, và ứng dụng hàng đầu mới cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (BB) Sau 7 tháng từ ngày ra mắt, tổng khối lượng giao dịch trên nền tảng số của tập khách hàng BB tăng 33,5% so với cùng kỳ, chiếm 78,4% tổng giá trị thanh toán của phân khúc này trong năm 2022 Song song với đó, Ngân hàng tiến tới việc cung cấp các khoản vay được phê duyệt trước thông qua kênh số hóa với tổng giá trị lên tới 1 nghìn tỷ đồng, đã cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dần dần trở thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng

 Trong năm 2022, thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) giảm 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,6 nghìn tỷ Tâm lý kém tích cực của nhà đầu tư, các thay đổi mới trong quy định liên quan đến thị trường trái phiếu, bất động sản hay lãi suất

Trang 4

tăng cao v.v đặc biệt trong quý 4 đã ảnh hưởng kép tới kết quả và thanh khoản thị trường cũng như tư vấn trái phiếu của Ngân hàng, đặc biệt trong nửa cuối năm Nhìn về tương lai, chúng tôi hoan nghênh những thay đổi trong khung pháp lý và vẫn tin tưởng vào tiềm năng của mô hình kinh doanh cũng như khả năng xây dựng và củng cố vị trí đứng đầu của Ngân hàng trong sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam

 Chi phí hoạt động tăng 19,9% so với cùng kỳ, đạt 13,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào chi phí marketing và công nghệ Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) trong năm 2022 được quản lý ở mức 32,8% Nhìn chung, tổng chi phí hoạt động được quản lý chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng, theo đó tập trung ưu tiên đầu tư cho ba trụ cột chính nhằm triển khai chiến lược số hóa trong giai đoạn 2021-25

 Chi phí dự phòng tiếp tục trong xu hướng giảm, xuống mức 1,9 nghìn tỷ đồng, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, nhờ việc hoàn nhập dự phòng một số chi phí đã trích trước cho các khoản vay tái cơ cấu do COVID-19 trong năm 2020-21,

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tổng tài sản đạt 699,0 nghìn tỷ đồng tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái Danh mục tín dụng tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng:

 Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 3 năm 2022 đạt 444,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm 2022 Nhu cầu tín dụng được ghi nhận ở tất cả các lĩnh vực, theo đó Ngân hàng tiến hành giải ngân phù hợp với hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp

 Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 226,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,1% danh mục tín dụng của Ngân hàng (tăng từ mức 39,4% tại ngày 31 tháng 12 năm 2021) Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng Trong năm, Techcombank đã cân đối theo chỉ tiêu tín dụng 14,5% được NHNN cấp, theo đó tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao

Trang 5

gồm cho vay và trái phiếu) giảm 9,9%, đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% dư nợ tín dụng toàn Ngân hàng Tỷ trọng này giảm so với mức 44,8% tại ngày 31 tháng 12 năm 2021

 Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 358,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 225,9 nghìn tỷ đồng, tăng 44,9% so với cùng kỳ và số dư CASA đạt 132,5 nghìn tỷ đồng Như đã đề cập, bối cảnh môi trường lãi suất cao trên toàn cầu, thanh khoản hệ thống bớt dồi dào và tâm lý tiêu cực về thị trường bất động sản và trái phiếu đã góp phần khiến số dư CASA sụt giảm, do khách hàng có xu hướng giảm nắm giữ tiền mặt để đầu tư hay chi tiêu và tăng mở tài khoản tiết kiệm Trong bối cảnh này, mức tăng trưởng mạnh mẽ của số dư tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt quý 4 tăng 32.3% so với quý trước, đã cho thấy sự quyết liệt trong hành động thức thời của Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn trong nước khi chi phí đi vay từ thị trường quốc tế bị tác động kép (do ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá), cũng như đã thể hiện sự tin tưởng cao của khách hàng vào thương hiệu và an toàn hệ thống cũng như hoạt động của Techcombank

THANH KHOẢN VÀ VỐN

 Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn3 ở mức 28,8%, thấp hơn nhiều so với giới hạn mới 34% theo quy định hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022

 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,2% vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, tăng 18 điểm phần trăm so với đầu năm 2022

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

 Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 ở mức 0,9% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, đạt 125,0% Tỷ lệ nợ xấu của riêng Ngân hàng và trước ảnh hưởng của CIC giữ ổn định ở dưới mức 0,6%

 Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 0,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,5% tổng dư nợ ở thời điểm đầu năm

Trang 6

 Các đánh giá định kỳ bao gồm các kiểm tra căng thẳng đều cho kết quả tích cực liên quan đến chất lượng tài sản của Ngân hàng, ngay cả khi có sự thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực trong môi trường kinh doanh, dẫn đến việc một số khách hàng có thể phải điều chỉnh kế hoạch dòng tiền trả nợ Theo đó, trong năm 2023, Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu sẽ được quản lý ở mức phù hợp với môi trường kinh tế chung và những thay đổi trong cơ cấu danh mục cho vay

CÁC CÔNG TY CON

 Lũy kế cả năm 2022, doanh thu TCBS đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước Mảng kinh doanh sản phẩm đầu tư mang lại doanh thu cao nhất cho TCBS, đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt mức 3,1 nghìn tỷ đồng (giảm 19,9% so với cùng kỳ), do ảnh hưởng sụt giảm phí ngân hàng đầu tư (IB) đề cập phía trên Tuy nhiên TCBS vẫn tiếp tục đứng đầu về lợi nhuận quý 4 cũng như lợi nhuận cả năm 2022, khẳng định vị thế đầu ngành trong các công ty chứng khoán Trước đấy cổ đông của ngân hàng mẹ đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn khủng, 10 nghìn tỷ đồng, trong năm 2023, nhằm thực hiện hóa tham vọng trở thành công ty Wealthtech hàng đầu khu vực trong giai đoạn 2021-25

 Với kỳ vọng phục hồi vào năm 2023 cùng triển vọng trung và dài hạn của thị trường chứng khoán, bao gồm việc nâng hạng bởi MSCI đưa VN-Index vào rổ thị trường mới nổi, TCBS đã ra mắt hàng loạt các chương trình nổi bật để quảng bá cho các sản phẩm và hỗ trợ khách hàng TCBS là công ty chứng khoán đầu tiên ra mắt “Zero Fee” từ 1/1/2023, chương trình miễn phí giao dịch cổ phiếu, phái sinh, chứng quyền và chứng chỉ quỹ niêm yết cho tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới, cùng các gói cho vay ký quỹ đa dạng với lãi suất hấp dẫn, chỉ từ 0,5%/năm  Bên cạnh đó, TCBS đẩy mạnh triển khai hàng loạt các chương trình tư vấn, cập

nhật kiến thức đầu tư tài chính cho khách hàng trên các kênh mạng xã hội như Youtube, iWealth Club, Facebook, Zalo

 Theo đuổi chiến lược Wealthtech, TCBS không ngừng cải tiến hệ thống công nghệ để đáp ứng linh hoạt các nhu cầu đầu tư của khách hàng Năm 2022, TCBS được vinh danh liên tiếp tại hạng mục giải thưởng công nghệ của các tổ chức quốc tế

Trang 7

như “Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất” tại Finance Asia Country Awards, Giải thưởng “Công nghệ xuất sắc Việt Nam về dữ liệu lớn” tại Asian Technology Excellence Awards, “Ứng dụng Blockchain sáng tạo nhất” và “Quản lý tài sản tốt nhất trong ngân hàng đầu tư” tại IBS Intelligence Global FinTech Innovation Awards Bên cạnh đó, TCBS còn được đánh giá cao trong công tác quản trị tài chính với các giải thưởng về Tài chính bền vững như “Nhà tư vấn trái phiếu tốt nhất” và “Nhà môi giới tốt nhất” tại The Asset Country Awards 2022

KHÁCH HÀNG VÀ CÁC DẤU ẤN KINH DOANH KHÁC TRONG KỲ Tập khách hàng mới và giao dịch qua kênh điện tử

Techcombank khép lại quý 4 năm 2022 với 10.8 triệu khách hàng, thu hút thêm 373.000 khách hàng mới trong quý và 1,2 triệu khách hàng mới trong năm 2022 Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 4 năm 2022 đạt 238,7 triệu giao dịch (tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên giá trị giao dịch giảm nhẹ 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,5 triệu tỷ đồng

“Mèo Đại Cát” – chương trình tri ân khách hàng lớn nhất từ trước đến nay với trò chơi tương tác trên ứng dụng ngân hàng đầu tiên ra mắt

Trong tháng 11, Techcombank đã triển khai đại chương trình bốc thăm trúng thưởng kéo dài nhiều tháng trên ứng dụng di động với những giải thưởng hấp dẫn lên đến 100 tỷ đồng cùng sự hỗ trợ linh vật đáng nhớ “Mèo Đại Cát”, tượng trưng cho năm Quý Mão may mắn Chỉ cần thực hiện một số thao tác ngân hàng thường ngày (như kiểm tra ứng dụng, thanh toán qua mã QR, duy trì số dư CASA nhất định hoặc mở tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn trực tuyến), khách hàng có thể thu thập phiếu để mở hộp bí ẩn trên ứng dụng Techcombank Mobile, từ đó giành giải thưởng tiền mặt ngay lập tức hoặc iPhone 14 Pro Nếu thu thập được trên 15 vé trong vòng 1 tuần, khách hàng còn được mời tham gia quay số may mắn hàng tuần được phát trực tiếp trên Techcombank Mobile và có cơ hội trúng các giải thưởng danh giá như ô tô Mercedes, xe tay ga Honda SH hay 50 lượng vàng

Trang 8

Trong bảy (7) tuần đầu tiên, chương trình quay số may mắn “Mèo Đại Cát” đã thành công trong việc tăng cường tương tác với khách hàng và giúp lượng sử dụng ứng dụng Techcombank Mobile tăng lên đáng kể Kể từ khi chương trình được triển khai, hơn 2,1 triệu khách hàng đã tham gia trò chơi và số lần đăng nhập hàng ngày vào ứng dụng di động đã tăng lên hơn 20% Trò chơi cũng tạo ra tiếng vang lớn trên mạng xã hội, giúp Techcombank nằm trong số hai ngân hàng đứng đầu tại Việt Nam về mức độ hiện diện trên mạng xã hội trong tháng 11, đồng thời giúp tăng điểm số cảm xúc +0,25 điểm so với tháng 10

Techcombank hợp tác cùng với Adobe nhằm nâng trải nghiệm cá nhân cho khách hàng

Adobe, công ty hàng đầu thế giới về cung cấp nền tảng trải nghiệm khách hàng, đặc biệt trải nghiệm số, và Techcombank vừa công bố quan hệ hợp tác dài hạn có giá trị hàng triệu đô, giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ra mắt nền tảng công nghệ xuyên suốt hành trình trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng

Việc Techcombank đầu tư vào Adobe Experience Cloud và Adobe Real-Time Customer Data Platform (CDP) sẽ hỗ trợ việc cung cấp những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa ở mức cao tức thì trên tất cả các nền tảng trực tiếp và trực tuyến

Điều này được thực hiện nhờ một nền tảng công nghệ tích hợp nhằm phân tích hành vi người dùng cũng như định vị rõ nét hơn về chân dung khách hàng Nhờ vậy, toàn bộ trải nghiệm của khách hàng sẽ được cá nhân hóa và số hoá hoàn toàn và tương tác của khách hàng sẽ được diễn ra ngay lập

Bên cạnh đó, Tehcombank cũng hợp tác cùng Adobe ra mắt Trung tâm Xuất sắc (CoE), nhằm nâng cao kỹ năng của nhân tài trong lĩnh vực số, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong Ngân hàng và hỗ trợ phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Techcombank hợp tác cùng MISA hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Techcombank và Công ty Cổ phần MISA đã ký kết hợp tác toàn diện nhằm mang đến những giải pháp thanh toán tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Những giải pháp này sẽ mang tới trải nghiệm thanh toán liền mạch và đối soát tự động ngay trong phần mềm

Trang 9

MISA hay trên Ngân hàng số của Techcombank Qua đó, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro vận hành và chi phí hoạt động Ngoài ra, các giải pháp quản lý dòng tiền, tài trợ nhanh chóng cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tối ưu lợi tức cũng như nguồn vốn

Theo đó, MISA sẽ cung cấp và tích hợp các giải pháp phần mềm, các dịch vụ phi tài chính vào hệ sinh thái trải nghiệm khách hàng của Techcombank như: Hợp tác đánh giá tín dụng (credit scoring), các sản phẩm và phần mềm Kế toán tài chính và Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, phần mềm Quản lý bán hàng, Quản trị nhân sự, Quản lý điều hành, số hóa và các công cụ số hóa

Techcombank hoàn thành giao dịch Bảo lãnh vay vốn trị giá 300 triệu USD cho Vinfast

Ngày 3/11/2022, Techcombank đã hoàn thành giao dịch Bảo lãnh cho Vinfast Singapore với khoản vay nước ngoài lên tới USD 300 triệu, thu xếp bởi Deutsche Bank Đây là giao dịch đầu tiên bảo lãnh cho công ty ở nước ngoài của Techcombank và cũng là giao dịch Bảo lãnh tài trợ vốn lớn nhất thị trường 2022

Techcombank đồng hành cùng giải marathon TP.HCM và Hà Nội truyền cảm hứng “Vượt trội hơn mỗi ngày”

Techcombank tự hào khi được đồng hành cùng Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm thứ hai liên tiếp Giải marathon TP.HCM lần thứ 5 thu hút khoảng 12.000 vận động viên từ khắp nơi trên thế giới, với các các cự ly chạy 5km, 10km và 42km trong sự cổ vũ của đông đảo khán giả Năm nay, chúng tôi tiếp tục tích cực thúc đẩy lối sống lành mạnh thông qua việc hỗ trợ giải Marathon Hà Nội Techcombank lần đầu tiên, bên cạnh giải chạy Marathon Hồ Chí Minh truyền thống Với mục tiêu lan tỏa thông điệp “Vì một Việt Nam vượt trội”, hơn 7.000 vận động viên đến từ 38 quốc gia đã tham gia sự kiện Mục tiêu của chúng tôi khi đồng hành cùng các cuộc thi marathon ở TP.HCM và Hà Nội là đóng góp cho cộng đồng thông qua việc nỗ lực, lan tỏa nhận thức về lối sống lành mạnh và giúp mọi người “vượt trội hơn mỗi ngày”

Trang 10

GIẢI THƯỞNG VÀ CÁC GHI NHẬN KHÁC

Techcombank chính thức trở thành ngân hàng nội địa Việt Nam đầu tiên được tổ chức quốc tế GPTW chứng nhận là “Nơi làm việc xuất sắc 2022”

Trong khuôn khổ Hội nghị Khách hàng do Visa tổ chức (Visa Client Forum), Techcombank đã được vinh danh ở 7 giải thưởng lớn, trở thành một trong số ít ngân hàng tư nhân tại Việt Nam sở hữu nhiều nhất các giải thưởng mà Visa trao tặng: Tổng Doanh số thanh toán thẻ; Doanh số giao dịch trực tuyến xuyên biên giới; Tổng doanh số giao dịch trên dòng Thẻ Cao cấp; Doanh số giao dịch trực tuyến nội địa; Giao dịch thanh toán chạm; Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ năm 2022; Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm Năm 2022 cũng là năm thứ hai liên tiếp Techcombank dẫn đầu ở doanh số giao dịch thanh toán chạm nhờ những dấu ấn vượt trội

Trong quý 4, Techcombank cũng được vinh danh trong một số giải thưởng về thương hiệu và nhân sự Cụ thể, Techcombank giữ vững vị trí số một trong bảng xếp hạng Sức khỏe thương hiệu ngân hàng Việt Nam 2022, đồng thời xuất sắc giành được giải thưởng “Ngân hàng được yêu thích nhất” do Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam trao tặng Techcombank được tổ chức uy tín Forbes Việt Nam trao giải Top 2 Thương hiệu tài chính dẫn đầu

Cũng trong quý 4, Techcombank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được vinh danh giải thưởng Best Run Awards for SEA, được tổ chức bởi SAP, cho hạng mục “The Most Transformation Award - The Game Changer” Giải thưởng đã vinh danh hành trình chuyển đổi số ấn tượng của Techcombank và việc triển khai quản lý sự thay đổi nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Ngoài ra tại Mỹ, Techcombank được vinh dành là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất giành giải thưởng The Best In Tech 2022, hạng mục “Integrated Learning” do Pluralsight trao tặng

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan