VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH

12 0 0
VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Học Tự Nhiên - Khoa học xã hội - Công nghệ thông tin VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH... (KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP KHÔNG AI QUA SÔNG VÀ CỐ ĐỊNH MỘT ĐÁM MÂY) TS. Kiều Thanh Uyên1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự nỗ lực của nhiều nhà lý luận và phê bình, nghiên cứu, cho đến nay, văn học nữ Việt Nam được nghiên cứu một cách thấu đáo trên nhiều bình diện. Trong đó, nữ tính là một trong những vấn đề đang được đặt ra trong nghiên cứu văn học dưới ánh sáng của lý thuyết nữ quyền. Hướng nghiên cứu này nhằm chỉ ra những điểm khác biệt và độc đáo trong quan niệm nhân sinh cũng như nghệ thuật của nhà văn nữ trong tương quan với các nhà văn nam. Bài viết định hướng nghiên cứu về vấn đề nữ tính, với ý nghĩa thể hiện đặc trưng về giới, hay nói cách khác là nét độc đáo của nữ giới so với nam giới trong các hoạt động văn hóa và xã hội. Những đặc trưng về giới sẽ trở thành những chỉ dẫn hiệu quả khi tiếp nhận cũng như nghiên cứu tác phẩm văn học. Liên ngành (inter - disciplinarity) trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội và nhân văn là một trong những xu hướng trong thế kỷ XXI. Phương pháp liên ngành giúp người nghiên cứu có thể tìm thấy sự đồng hiện của các đặc trưng đa chiều ở một sự vật, hiện tượng xã hội - nhân văn. Với hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học, bài viết mong muốn vừa chỉ ra đặc trưng nữ tính, vừa có thể nhận diện đặc điểm mang tính khu vực trong hoạt động sáng tác của một nhà văn nữ Việt Nam. Do dung lượng có hạn, bài viết chủ yếu khảo sát ở phương diện nội dung của hai tập truyện ngắn Không ai qua sông và Cố định một đám mây. Đây là hai tập truyện được xuất bản gần đây của Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều về nữ giới. 2. NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ TRUYỆN NGẮN VỀ NỮ GIỚI VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Tư (1976) sáng tác từ những năm 2000 với các thể loại truyện ngắn, ký, tản văn và tiểu thuyết. Thể loại mang đến nhiều thành công nhất cho Nguyễn Ngọc Tư là truyện ngắn. Tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư được biết đến nhiều hơn với tập truyện Cánh đồng bất tận năm 2005. Ngay trong năm đó, truyện vừa Cánh đồng Trường Đại học Đà Lạt. 312K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH bất tận đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Đến năm 2006, tập truyện này đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm đã được dịch sang tiếng Hàn và phát hành tại Seoul (Hàn Quốc). Đến năm 2008, tập truyện tiếp tục được dịch sang tiếng Thụy Điển với tên Fält utan slut. Sau đó, hai dịch giả Günter Giesenfeld và Marianne Ngo chuyển ngữ sang tiếng Đức với tựa Endlose Felder. Bản dịch này đã mang về cho Nguyễn Ngọc Tư giải thưởng LiBeraturpreis dành cho tác giả nữ đương đại tiêu biểu của khu vực châu Á ở Đức năm 2018. Đến nay, chỉ mới ngoài 40 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Tư có gia tài tác phẩm đáng kể với nhiều thể loại. Ngoài ra, các tác phẩm Cải ơi, Biển người mênh mông, Cánh đồng bất tận còn được chuyển thể sang phim truyền hình, điện ảnh và kịch. Không ai qua sông gồm 13 truyện ngắn - 13 câu chuyện khác nhau về thân phận con người. Theo thông thường, truyện ngắn chính sẽ là tên của nhan đề tập truyện nhưng với Không ai qua sông, truyện chính là Đất được xếp cuối tập truyện. Mười ba truyện ngắn của Không ai qua sông là những đoạn phim đặc tả trong cùng một bộ phim. Đó là những câu chuyện của những người phụ nữ trong gia đình, trong tình yêu trong Vực không đáy, Không ai qua sông, Chỉ gió trả lời câu hỏi, Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ, Mưa mây, Dây diều, Lời yêu, Đất. Người đọc có thể đọc “xuôi” (theo sắp xếp của mục lục) để từ những mảnh đời nhỏ bé đi đến một cảm quan toàn diện về Nhơn Thành, hoặc đọc “ngược” để từ bức tranh toàn cảnh của Đất, đi vào khám phá từng mảng màu riêng về con người được phác thảo qua từng truyện ngắn. Cố định một đám mây gồm 10 truyện ngắn do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2018 và đến cuối năm tái bản lần thứ nhất với 10.000 bản. Cố định một đám mây lấy bối cảnh vùng quê miền Đông Nam Bộ. Đó là câu chuyện về những người phụ nữ chờ đợi, ôm riết những kỷ niệm với chồng, con như Những biển, Cơn nước ngang qua, Thấm mệt. Là câu chuyện của những người phụ nữ dấn thân tìm kiếm bản ngã trong Cố định một đám mây, Bão đêm, Một mùa sương thức, Chớp mắt mịt mù. Với tập truyện ngắn này, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng lối trần thuật cầu kỳ từ cách kể đến ngôn ngữ. Có thể, độc giả sẽ xa lạ với một Nguyễn Ngọc Tư bình dị nhưng đây cũng là một thể nghiệm chứng tỏ năng lực của một nhà văn nữ trong bối cảnh hiện nay. Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ trưởng thành sau 1975 thành công với thể loại truyện ngắn vào khoảng đầu thế kỷ XXI. Bài viết này nhằm chỉ ra và phân tích những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của nhà văn nữ Việt Nam viết về nữ giới qua vấn đề nữ tính từ hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học. Qua đó, khẳng định tính độc đáo và định vị tác phẩm của nhà văn nữ Việt Nam trên diễn đàn văn học khu vực và thế giới. 313VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH... 3. VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC 3.1. Nữ tính và văn học Nữ quyền (Feminism) là một vấn đề gắn liền với ý thức hệ, chính trị, tôn giáo và văn hóa, đặc biệt là văn học. Phê bình nữ quyền (Feminist Criticism) trong văn học ngày càng phát triển mạnh mẽ và phân chia thành nhiều nhánh khác nhau. Một trong những biểu hiện của nữ quyền trong văn học là sắc thái nữ tính hay thiên tính nữ trong các tác phẩm của các nhà văn nữ hoặc viết về nữ giới. Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều công trình giới thiệu về chủ nghĩa nữ quyền và lý thuyết phê bình nữ quyền trong văn học. Đầu thế kỷ XXI, ở Mỹ, nền học thuật, phê bình và lý thuyết văn học nữ quyền đã hình thành một bộ phận của hệ thống tri thức được sản sinh trong lĩnh vực nghiên cứu nữ quyền. Theo Ellan Messer-Davidow trong bài Lý thuyết và phê bình nữ quyền: Từ phê bình xã hội đến phân tích diễn ngôn (1963 - 1973), “Việc đánh giá lại vị trí của người phụ nữ trong lịch sử văn học và phơi bày sự kì thị giới tính trong văn học, phê phán những mẫu hình cứng nhắc và xây dựng những mô hình mang tính nữ quyền, đã chuẩn bị sẵn sàng cho hướng đi của các lý thuyết nữ quyền sẽ định hình cho những sự hình thành chủ đề, xã hội và tri thức trong thập niên 80 của thế kỷ XX có thể kết hợp được với nhau” (Messer-Davidow, 2016, p. 42). Cùng quan điểm đó, S. Susan Lanser (Lanser, 2016) cũng cho rằng, khoảng cuối thế kỷ XX, phê bình nữ quyền đã phát triển khá mạnh mẽ trong nghiên cứu văn học. Dưới góc nhìn lý thuyết nữ quyền đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu trong văn học, đặc biệt là văn học nữ. Trong đó, vấn đề nữ tính được đặt ra nhằm khảo sát và chỉ ra nét đặc trưng về giới trong hoạt động sáng tác, phê bình, nghiên cứu văn học. Dựa vào những quan điểm ở trên, chúng tôi xác định tiêu chí để chọn mẫu khảo sát. Tiêu chí thứ nhất, đặc trưng nữ tính trong tác phẩm văn học. Với bài viết này, chúng tôi sẽ chọn tác giả nữ để có thể thấy rõ đặc trưng về nữ tính. Tất nhiên, tác giả nam cũng có thể viết về người phụ nữ và những vấn đề của nữ giới nhưng cũng là quan điểm mang tính chất của “giới thứ nhất” dành cho “giới thứ hai”. Cho nên, chọn tác giả nữ để có thể thấy điểm khác biệt trong tư duy phản ánh các vấn đề nữ giới trong tương quan với nam giới. Tiêu chí thứ hai được đưa ra để chọn mẫu là những truyện ngắn viết về vấn đề của nữ giới. Bởi theo Thái Phan Vàng Anh (Thái, 2016), chỉ những tác phẩm nào do các nhà văn nữ sáng tác với ý thức viết về (cho) mình giới mình mới là diễn ngôn của “giới thứ hai”. Cụ thể hơn, những truyện ngắn trong hai tập Không ai qua sông và Cố định một đám mây của Nguyễn Ngọc Tư mà bài viết khảo sát, chúng tôi tiến hành sàng lọc và lựa chọn những tác phẩm hướng đến những vấn đề thiết thân của nữ giới như ý thức phận vị nữ giới, khủng hoảng bản sắc và phủ định phái tính trong xã hội nam quyền, nỗ lực trên hành trình tìm kiếm bản ngã và khẳng định bản sắc nữ tính. 314K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 3.2. Nữ tính và Việt Nam học Việt Nam học là một trong những ngành nghiên cứu mang tính khu vực học. Nghiên cứu khu vực học (Area studies) là nghiên cứu xã hội đa ngành; tập trung nghiên cứu một khu vực địa lý cụ thể. Ngành khu vực học được hình thành vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX ở Mỹ. Ở Việt Nam, trong hai thập niên của thế kỷ XXI, hướng nghiên cứu này đang phát triển, không chỉ ở lĩnh vực xã hội nhân văn mà cả ở lĩnh vực khoa học tự nhiên. Là một ngành khoa học đa ngành và liên ngành, Việt Nam học nghiên cứu về Việt Nam theo từng chuyên ngành như Lịch sử, Địa lý, Ngôn ngữ, Văn hóa, Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Môi trường sinh thái… hay theo tính liên ngành của khu vực học. Những nghiên cứu về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu đặt trong bối cảnh khu vực về địa lý, không gian văn hóa, dân tộc, tâm lý đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam thuộc khu vực văn hóa Đông Á. Theo Ngô Đức Thịnh (Ngô, 2004) trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam , Việt Nam được phân thành 7 vùng văn hóa lớn, gồm: Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên - Trường Sơn, Nam Bộ. Việt Nam có những đặc trưng riêng mang tính khu vực về ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, hệ giá trị, truyền thống văn hóa và liên kết về kinh tế - chính trị. Với vị trí địa lý nằm ở Đông Nam Á nhưng cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Bắc Á, Việt Nam là quốc gia có văn hóa đa màu sắc. Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông với những đặc điểm như loại hình văn hóa nông nghiệp, phương thức tư duy nặng về tính tổng hợp và duy linh; phương thức sống trọng tĩnh, hướng nội, khép kín; quan hệ ứng xử nặng về cộng đồng, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm. Ngoài ra, bản sắc văn hóa của Đông Á còn coi trọng cộng đồng (cấu trúc tôn ti của xã hội Nho giáo); coi trọng giáo dục và học tập; coi trọng quyền lực (chế độ gia trưởng và coi trọng chính phủ); coi trọng các giá trị tinh thần (luân lí, đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ). Hơn nữa, xã hội phương Đông với những quan niệm truyền thống đã đặt ra những giới hạn về vai trò và vị trí của nữ giới. Vấn đề nữ quyền đã được đặt ra trong các tác phẩm văn học cũng như là vấn đề xã hội được quan tâm ở Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ XX. Đến nay, vấn đề về giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nữ giới đang được quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội nhân văn, đặc biệt là trong văn học. Qua các nghiên cứu về nữ giới, có thể thấy được quan niệm, tư tưởng, hệ giá trị và văn hóa của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề nữ tính trong tác phẩm văn học từ hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học có nhiều triển vọng. Từ hướng tiếp cận liên ngành này, chúng tôi mong muốn chỉ ra những đặc trưng nữ tính của nhà văn nữ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 315VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH... 4. VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN VIỆT NAM HỌC - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 4.1. Khủng hoảng và phủ định phái tính Từ những quan niệm và định kiến bất bình đẳng đối với nữ giới đã dẫn đến hệ quả phủ nhận phái tính. Một trong những hành vi biểu hiện của vấn đề này là nữ giới thường có xu hướng thay đổi diện mạo, ăn mặc, lối đi đứng, cư xử sao cho giống như nam giới để có vị trí bình đẳng. Sự khủng hoảng và phủ định phái tính được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng để khắc họa tâm lý các nhân vật nữ. Chẳng hạn, Đắng (Vào ngày linh ái mở) với công việc ở các trạm thu phí đường bộ hóa thành cỗ máy, khiến cho người khác và ngay cả chị cũng lãng quên phái tính của bản thân. Trong Cơn nước ngang qua, vợ Tam bỏ quên bản năng phái tính từ sau ngày đứa con nhỏ bệnh tật chết vì không có tiền chạy chữa. Những người phụ nữ trong Không ai qua sông luôn ước ao kiếp sau được sinh ra với thân phận là đàn ông để khỏi chịu cảnh bạo lực trong gia đình; những người đàn bà nhiều thế hệ như Cố Lem, bà nội, bà Huế Mười, bà Tư Phượng, mẹ trong truyện ngắn Đất thay nhau gồng gánh gia đình; những cô gái trẻ như Ái (Cố định một đám mây) tìm mọi cách thoát khỏi xóm nghèo; nhân vật em (Chớp mắt mịt mù) chạy trốn khỏi hôn nhân được sắp đặt trong cuộc đời bình lặng, “Bởi nếu em không rẽ phải trưa đó, giờ bồ đã là chồng, ngôi quan trọng đối với cuộc đời một người đàn bà” (Nguyễn N. T., Cố định một đám mây, 2018, p. 49). Sự khủng hoảng và phủ nhận phái tính được Nguyễn Ngọc Tư khắc họa như một phản ứng của nữ giới đối với những quan niệm mang tính định kiến về phận vị phụ nữ. Phản ứng này có thể thấy trong những bài thơ Nôm Hồ Xuân Hương (“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”) của văn học trung đại Việt Nam. Điều này không chỉ cho thấy Nguyễn Ngọc Tư khắc họa phản ứng tâm lý từ góc nhìn người cùng giới mà còn cho thấy đặc trưng của nữ giới Việt Nam trong xã hội truyền thống Á Đông. Sự phản ứng này trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang những sắc thái khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú của thế giới tâm lý nhân vật nữ. Nguyễn Ngọc Tư còn khắc họa sự khủng hoảng và phủ định phái tính bởi những tác động của hoàn cảnh cá nhân, nỗi niềm riêng trong cả tiềm thức và ý thức. Chẳng hạn Nhị (Những biển) trở nên cằn cỗi trong đời sống tình cảm bởi những nợ nần; Ngà (Thấm mệt) thản nhiên chia tay chồng với câu nói “Tụi mình là bạn mà” (Nguyễn N. T., Cố định một đám mây, 2018, p. 38); chị Nhã (Một mùa sương thức) tạm gác lại hạnh phúc vì đứa em trai sinh đôi bị liệt; Tím (Nút áo) tiêu phí cả thanh xuân vì muốn tìm bằng được kẻ đã hãm hiếp mình dưới chân cầu… Trong xã hội Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, nữ giới luôn bị xem “vật sở hữu” và có vị trí thấp hơn nam giới. Do vậy, khủng hoảng và phủ nhận phái tính 316K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH là trạng thái của nữ giới trong chặng khởi đầu của hành trình đấu tranh chống lại chế độ nam quyền. Tuy nhiên, trạng thái phủ nhận phái tính của những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được khắc họa với đặc trưng tính cách hy sinh và lòng bao dung của phụ nữ Việt Nam. Có thể thấy, các nhân vật nữ đều phản ứng và phủ nhận phái tính qua những hành động mang tính chịu đựng và im lặng. 4.2. Tìm kiếm bản ngã Đầu tiên, hành trình tìm kiếm bản ngã của các nhân vật nữ này bắt đầu với việc hình thành ý thức kháng cự nam giới, nhằm thoát khỏi sự chi phối của nam quyền. Tuy nhiên, ý thức kháng cự này ít chuyển hóa thành hành động phản kháng mà thường thể hiện qua sự thay đổi quan điểm. Dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, nam giới cũng hiện lên qua những hình ảnh mơ hồ và “bất toàn”. Trong truyện ngắn Những biển, từ khi lấy chồng, Nhị phải lo toan chăm bón vườn sầu riêng mất mùa, tính toán những khoản nợ. Ngược lại, người chồng không tên tuổi, dáng hình,… chỉ hiện lên qua ký ức của Nhị với sự ham chơi, hiếu thắng, lêu lổng, tùy hứng, bốc đồng, “Không thì cái thân xác nặng sáu mươi tư ký đó trở nên vô hình, chưa từng tồn tại” (Nguyễn N. T., Cố định một đám mây, 2018, p. 15). Những người chồng bất lực trước cái chết của đứa con trai đầu lòng như Tam (Cơn nước ngang qua); đánh đổi hạnh phúc gia đình để chạy theo sở thích cá nhân (Thấm mệt); Biền (Cố định một đám mây) chỉ loanh quanh “Suốt cả tuổi mười chín, Biền chỉ loay hoay mỗi một việc: Cố định Ái vào mình” (Nguyễn N. T., Cố định một đám mây, 2018, p. 55); Chín (Bão đêm) ghen tỵ, soi mói chồng của người yêu cũ. Điều này cũng có thể nhận thấy từ trong những sáng tác Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng cho tới những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… Nhưng Nguyễn Ngọc Tư thường đặt điểm nhìn ở nhân vật nữ khi miêu tả và đánh giá nhân vật nam. Cũng bởi lý do này mà hình ảnh “bất toàn” của nam giới trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường hiện lên qua những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vặt và có tác động trực tiếp đến tâm tư, cảm xúc của phụ nữ, chứ không phải là những điều to lớn như sự nghiệp, tài năng hay bản lĩnh. Chẳng hạn như những người tình, người chồng vô tâm trong Thấm mệt, Không ai qua sông, Vực không đáy “Điều đó có nghĩa ba không biết gì về người phụ nữ đêm đêm rúc dưới bụng mình” (Nguyễn N. T., Không ai qua sông, 2016, p. 10). Với vấn đề này, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được xử lý với một sắc thái nữ tính. Trước hết, có thể thấy, với tư cách là nhà văn nữ kể về câu chuyện của giới mình, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được đặc trưng củ...

Trang 1

TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH

(KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP KHÔNG AI QUA SÔNG VÀ CỐ ĐỊNH MỘT ĐÁM MÂY) TS Kiều Thanh Uyên*11 ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự nỗ lực của nhiều nhà lý luận và phê bình, nghiên cứu, cho đến nay, văn học nữ Việt Nam được nghiên cứu một cách thấu đáo trên nhiều bình diện Trong đó, nữ tính là một trong những vấn đề đang được đặt ra trong nghiên cứu văn học dưới ánh sáng của lý thuyết nữ quyền Hướng nghiên cứu này nhằm chỉ ra những điểm khác biệt và độc đáo trong quan niệm nhân sinh cũng như nghệ thuật của nhà văn nữ trong tương quan với các nhà văn nam Bài viết định hướng nghiên cứu về vấn đề nữ tính, với ý nghĩa thể hiện đặc trưng về giới, hay nói cách khác là nét độc đáo của nữ giới so với nam giới trong các hoạt động văn hóa và xã hội Những đặc trưng về giới sẽ trở thành những chỉ dẫn hiệu quả khi tiếp nhận cũng như nghiên cứu tác phẩm văn học.

Liên ngành (inter - disciplinarity) trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội và nhân văn là một trong những xu hướng trong thế kỷ XXI Phương pháp liên ngành giúp người nghiên cứu có thể tìm thấy sự đồng hiện của các đặc trưng đa chiều ở một sự vật, hiện tượng xã hội - nhân văn Với hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học, bài viết mong muốn vừa chỉ ra đặc trưng nữ tính, vừa có thể nhận diện đặc điểm mang tính khu vực trong hoạt động sáng tác của một nhà văn nữ Việt Nam Do dung lượng có hạn,

bài viết chủ yếu khảo sát ở phương diện nội dung của hai tập truyện ngắn Không ai

qua sông và Cố định một đám mây Đây là hai tập truyện được xuất bản gần đây của

Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều về nữ giới.

2 NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ TRUYỆN NGẮN VỀ NỮ GIỚI VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Tư (1976) sáng tác từ những năm 2000 với các thể loại truyện ngắn, ký, tản văn và tiểu thuyết Thể loại mang đến nhiều thành công nhất cho Nguyễn Ngọc Tư là truyện ngắn Tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư được biết đến nhiều hơn với

tập truyện Cánh đồng bất tận năm 2005 Ngay trong năm đó, truyện vừa Cánh đồng

Trang 2

bất tận đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ

Đến năm 2006, tập truyện này đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm xuất sắc Năm 2007, tác phẩm đã được dịch sang tiếng Hàn và phát hành tại Seoul (Hàn Quốc) Đến năm 2008, tập truyện tiếp tục được dịch sang tiếng Thụy

Điển với tên Fält utan slut Sau đó, hai dịch giả Günter Giesenfeld và Marianne Ngo chuyển ngữ sang tiếng Đức với tựa Endlose Felder Bản dịch này đã mang về cho

Nguyễn Ngọc Tư giải thưởng LiBeraturpreis dành cho tác giả nữ đương đại tiêu biểu của khu vực châu Á ở Đức năm 2018 Đến nay, chỉ mới ngoài 40 tuổi nhưng Nguyễn

Ngọc Tư có gia tài tác phẩm đáng kể với nhiều thể loại Ngoài ra, các tác phẩm Cải

ơi, Biển người mênh mông, Cánh đồng bất tận còn được chuyển thể sang phim truyền

hình, điện ảnh và kịch

Không ai qua sông gồm 13 truyện ngắn - 13 câu chuyện khác nhau về thân phận

con người Theo thông thường, truyện ngắn chính sẽ là tên của nhan đề tập truyện

nhưng với Không ai qua sông, truyện chính là Đất được xếp cuối tập truyện Mười ba truyện ngắn của Không ai qua sông là những đoạn phim đặc tả trong cùng một bộ

phim Đó là những câu chuyện của những người phụ nữ trong gia đình, trong tình yêu

trong Vực không đáy, Không ai qua sông, Chỉ gió trả lời câu hỏi, Đi thật xa mới đến

nhà bạn cũ, Mưa mây, Dây diều, Lời yêu, Đất Người đọc có thể đọc “xuôi” (theo

sắp xếp của mục lục) để từ những mảnh đời nhỏ bé đi đến một cảm quan toàn diện về

Nhơn Thành, hoặc đọc “ngược” để từ bức tranh toàn cảnh của Đất, đi vào khám phá

từng mảng màu riêng về con người được phác thảo qua từng truyện ngắn.

Cố định một đám mây gồm 10 truyện ngắn do Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành

năm 2018 và đến cuối năm tái bản lần thứ nhất với 10.000 bản Cố định một đám mây

lấy bối cảnh vùng quê miền Đông Nam Bộ Đó là câu chuyện về những người phụ

nữ chờ đợi, ôm riết những kỷ niệm với chồng, con như Những biển, Cơn nước ngang

qua, Thấm mệt Là câu chuyện của những người phụ nữ dấn thân tìm kiếm bản ngã

trong Cố định một đám mây, Bão đêm, Một mùa sương thức, Chớp mắt mịt mù Với

tập truyện ngắn này, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng lối trần thuật cầu kỳ từ cách kể đến ngôn ngữ Có thể, độc giả sẽ xa lạ với một Nguyễn Ngọc Tư bình dị nhưng đây cũng là một thể nghiệm chứng tỏ năng lực của một nhà văn nữ trong bối cảnh hiện nay.

Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ trưởng thành sau 1975 thành công với thể loại truyện ngắn vào khoảng đầu thế kỷ XXI Bài viết này nhằm chỉ ra và phân tích những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của nhà văn nữ Việt Nam viết về nữ giới qua vấn đề nữ tính từ hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học Qua đó, khẳng định tính độc đáo và định vị tác phẩm của nhà văn nữ Việt Nam trên diễn đàn văn học khu vực và thế giới.

Trang 3

3 VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC3.1 Nữ tính và văn học

Nữ quyền (Feminism) là một vấn đề gắn liền với ý thức hệ, chính trị, tôn giáo và văn hóa, đặc biệt là văn học Phê bình nữ quyền (Feminist Criticism) trong văn học ngày càng phát triển mạnh mẽ và phân chia thành nhiều nhánh khác nhau Một trong những biểu hiện của nữ quyền trong văn học là sắc thái nữ tính hay thiên tính nữ trong các tác phẩm của các nhà văn nữ hoặc viết về nữ giới Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều công trình giới thiệu về chủ nghĩa nữ quyền và lý thuyết phê bình nữ quyền trong văn học.

Đầu thế kỷ XXI, ở Mỹ, nền học thuật, phê bình và lý thuyết văn học nữ quyền đã hình thành một bộ phận của hệ thống tri thức được sản sinh trong lĩnh vực nghiên cứu nữ quyền

Theo Ellan Messer-Davidow trong bài Lý thuyết và phê bình nữ quyền: Từ phê bình xã hội

đến phân tích diễn ngôn (1963 - 1973), “Việc đánh giá lại vị trí của người phụ nữ trong lịch

sử văn học và phơi bày sự kì thị giới tính trong văn học, phê phán những mẫu hình cứng nhắc và xây dựng những mô hình mang tính nữ quyền, đã chuẩn bị sẵn sàng cho hướng đi của các lý thuyết nữ quyền sẽ định hình cho những sự hình thành chủ đề, xã hội và tri thức trong thập niên 80 của thế kỷ XX có thể kết hợp được với nhau” (Messer-Davidow, 2016, p 42) Cùng quan điểm đó, S Susan Lanser (Lanser, 2016) cũng cho rằng, khoảng cuối thế kỷ XX, phê bình nữ quyền đã phát triển khá mạnh mẽ trong nghiên cứu văn học Dưới góc nhìn lý thuyết nữ quyền đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu trong văn học, đặc biệt là văn học nữ Trong đó, vấn đề nữ tính được đặt ra nhằm khảo sát và chỉ ra nét đặc trưng về giới trong hoạt động sáng tác, phê bình, nghiên cứu văn học

Dựa vào những quan điểm ở trên, chúng tôi xác định tiêu chí để chọn mẫu khảo sát Tiêu chí thứ nhất, đặc trưng nữ tính trong tác phẩm văn học Với bài viết này, chúng tôi sẽ chọn tác giả nữ để có thể thấy rõ đặc trưng về nữ tính Tất nhiên, tác giả nam cũng có thể viết về người phụ nữ và những vấn đề của nữ giới nhưng cũng là quan điểm mang tính chất của “giới thứ nhất” dành cho “giới thứ hai” Cho nên, chọn tác giả nữ để có thể thấy điểm khác biệt trong tư duy phản ánh các vấn đề nữ giới trong tương quan với nam giới Tiêu chí thứ hai được đưa ra để chọn mẫu là những truyện ngắn viết về vấn đề của nữ giới Bởi theo Thái Phan Vàng Anh (Thái, 2016), chỉ những tác phẩm nào do các nhà văn nữ sáng tác với ý thức viết về (cho) mình/ giới mình mới là diễn ngôn của “giới thứ hai” Cụ thể hơn, những truyện ngắn trong hai tập

Không ai qua sông và Cố định một đám mây của Nguyễn Ngọc Tư mà bài viết khảo

sát, chúng tôi tiến hành sàng lọc và lựa chọn những tác phẩm hướng đến những vấn đề thiết thân của nữ giới như ý thức phận vị nữ giới, khủng hoảng bản sắc và phủ định phái tính trong xã hội nam quyền, nỗ lực trên hành trình tìm kiếm bản ngã và khẳng định bản sắc nữ tính

Trang 4

3.2 Nữ tính và Việt Nam học

Việt Nam học là một trong những ngành nghiên cứu mang tính khu vực học Nghiên cứu khu vực học (Area studies) là nghiên cứu xã hội đa ngành; tập trung nghiên cứu một khu vực địa lý cụ thể Ngành khu vực học được hình thành vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX ở Mỹ Ở Việt Nam, trong hai thập niên của thế kỷ XXI, hướng nghiên cứu này đang phát triển, không chỉ ở lĩnh vực xã hội nhân văn mà cả ở lĩnh vực khoa học tự nhiên Là một ngành khoa học đa ngành và liên ngành, Việt Nam học nghiên cứu về Việt Nam theo từng chuyên ngành như Lịch sử, Địa lý, Ngôn ngữ, Văn hóa, Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Môi trường sinh thái… hay theo tính liên ngành của khu vực học Những nghiên cứu về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu đặt trong bối cảnh khu vực về địa lý, không gian văn hóa, dân tộc, tâm lý đã đạt được những thành tựu đáng kể

Việt Nam thuộc khu vực văn hóa Đông Á Theo Ngô Đức Thịnh (Ngô, 2004)

trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Việt Nam được phân thành

7 vùng văn hóa lớn, gồm: Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên - Trường Sơn, Nam Bộ Việt Nam có những đặc trưng riêng mang tính khu vực về ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, hệ giá trị, truyền thống văn hóa và liên kết về kinh tế - chính trị Với vị trí địa lý nằm ở Đông Nam Á nhưng cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Bắc Á, Việt Nam là quốc gia có văn hóa đa màu sắc Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông với những đặc điểm như loại hình văn hóa nông nghiệp, phương thức tư duy nặng về tính tổng hợp và duy linh; phương thức sống trọng tĩnh, hướng nội, khép kín; quan hệ ứng xử nặng về cộng đồng, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm Ngoài ra, bản sắc văn hóa của Đông Á còn coi trọng cộng đồng (cấu trúc tôn ti của xã hội Nho giáo); coi trọng giáo dục và học tập; coi trọng quyền lực (chế độ gia trưởng và coi trọng chính phủ); coi trọng các giá trị tinh thần (luân lí, đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ) Hơn nữa, xã hội phương Đông với những quan niệm truyền thống đã đặt ra những giới hạn về vai trò và vị trí của nữ giới Vấn đề nữ quyền đã được đặt ra trong các tác phẩm văn học cũng như là vấn đề xã hội được quan tâm ở Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ XX Đến nay, vấn đề về giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nữ giới đang được quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội nhân văn, đặc biệt là trong văn học Qua các nghiên cứu về nữ giới, có thể thấy được quan niệm, tư tưởng, hệ giá trị và văn hóa của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Do vậy, nghiên cứu về vấn đề nữ tính trong tác phẩm văn học từ hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học có nhiều triển vọng Từ hướng tiếp cận liên ngành này, chúng tôi mong muốn chỉ ra những đặc trưng nữ tính của nhà văn nữ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Trang 5

4 VẤN ĐỀ NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN VIỆT NAM HỌC - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

4.1 Khủng hoảng và phủ định phái tính

Từ những quan niệm và định kiến bất bình đẳng đối với nữ giới đã dẫn đến hệ quả phủ nhận phái tính Một trong những hành vi biểu hiện của vấn đề này là nữ giới thường có xu hướng thay đổi diện mạo, ăn mặc, lối đi đứng, cư xử sao cho giống như nam giới để có vị trí bình đẳng Sự khủng hoảng và phủ định phái tính được Nguyễn

Ngọc Tư sử dụng để khắc họa tâm lý các nhân vật nữ Chẳng hạn, Đắng (Vào ngày

linh ái mở) với công việc ở các trạm thu phí đường bộ hóa thành cỗ máy, khiến cho

người khác và ngay cả chị cũng lãng quên phái tính của bản thân Trong Cơn nước

ngang qua, vợ Tam bỏ quên bản năng phái tính từ sau ngày đứa con nhỏ bệnh tật chết

vì không có tiền chạy chữa Những người phụ nữ trong Không ai qua sông luôn ước

ao kiếp sau được sinh ra với thân phận là đàn ông để khỏi chịu cảnh bạo lực trong gia đình; những người đàn bà nhiều thế hệ như Cố Lem, bà nội, bà Huế Mười, bà Tư

Phượng, mẹ trong truyện ngắn Đất thay nhau gồng gánh gia đình; những cô gái trẻ như Ái (Cố định một đám mây) tìm mọi cách thoát khỏi xóm nghèo; nhân vật em (Chớp

mắt mịt mù) chạy trốn khỏi hôn nhân được sắp đặt trong cuộc đời bình lặng, “Bởi nếu

em không rẽ phải trưa đó, giờ bồ đã là chồng, ngôi quan trọng đối với cuộc đời một người đàn bà” (Nguyễn N T., Cố định một đám mây, 2018, p 49) Sự khủng hoảng và phủ nhận phái tính được Nguyễn Ngọc Tư khắc họa như một phản ứng của nữ giới đối với những quan niệm mang tính định kiến về phận vị phụ nữ Phản ứng này có thể thấy trong những bài thơ Nôm Hồ Xuân Hương (“Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”) của văn học trung đại Việt Nam Điều này không chỉ cho thấy Nguyễn Ngọc Tư khắc họa phản ứng tâm lý từ góc nhìn người cùng giới mà còn cho thấy đặc trưng của nữ giới Việt Nam trong xã hội truyền thống Á Đông

Sự phản ứng này trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang những sắc thái khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú của thế giới tâm lý nhân vật nữ Nguyễn Ngọc Tư còn khắc họa sự khủng hoảng và phủ định phái tính bởi những tác động của hoàn

cảnh cá nhân, nỗi niềm riêng trong cả tiềm thức và ý thức Chẳng hạn Nhị (Những

biển) trở nên cằn cỗi trong đời sống tình cảm bởi những nợ nần; Ngà (Thấm mệt) thản

nhiên chia tay chồng với câu nói “Tụi mình là bạn mà” (Nguyễn N T., Cố định một

đám mây, 2018, p 38); chị Nhã (Một mùa sương thức) tạm gác lại hạnh phúc vì đứa em trai sinh đôi bị liệt; Tím (Nút áo) tiêu phí cả thanh xuân vì muốn tìm bằng được kẻ

đã hãm hiếp mình dưới chân cầu…

Trong xã hội Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, nữ giới luôn bị xem “vật sở hữu” và có vị trí thấp hơn nam giới Do vậy, khủng hoảng và phủ nhận phái tính

Trang 6

là trạng thái của nữ giới trong chặng khởi đầu của hành trình đấu tranh chống lại chế độ nam quyền Tuy nhiên, trạng thái phủ nhận phái tính của những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được khắc họa với đặc trưng tính cách hy sinh và lòng bao dung của phụ nữ Việt Nam Có thể thấy, các nhân vật nữ đều phản ứng và phủ nhận phái tính qua những hành động mang tính chịu đựng và im lặng

4.2 Tìm kiếm bản ngã

Đầu tiên, hành trình tìm kiếm bản ngã của các nhân vật nữ này bắt đầu với việc hình thành ý thức kháng cự nam giới, nhằm thoát khỏi sự chi phối của nam quyền Tuy nhiên, ý thức kháng cự này ít chuyển hóa thành hành động phản kháng mà thường thể hiện qua sự thay đổi quan điểm Dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, nam giới cũng

hiện lên qua những hình ảnh mơ hồ và “bất toàn” Trong truyện ngắn Những biển, từ

khi lấy chồng, Nhị phải lo toan chăm bón vườn sầu riêng mất mùa, tính toán những khoản nợ Ngược lại, người chồng không tên tuổi, dáng hình,… chỉ hiện lên qua ký ức của Nhị với sự ham chơi, hiếu thắng, lêu lổng, tùy hứng, bốc đồng, “Không thì cái thân xác nặng sáu mươi tư ký đó trở nên vô hình, chưa từng tồn tại” (Nguyễn N T., Cố định một đám mây, 2018, p 15) Những người chồng bất lực trước cái chết của

đứa con trai đầu lòng như Tam (Cơn nước ngang qua); đánh đổi hạnh phúc gia đình để chạy theo sở thích cá nhân (Thấm mệt); Biền (Cố định một đám mây) chỉ loanh quanh

“Suốt cả tuổi mười chín, Biền chỉ loay hoay mỗi một việc: Cố định Ái vào mình”

(Nguyễn N T., Cố định một đám mây, 2018, p 55); Chín (Bão đêm) ghen tỵ, soi mói

chồng của người yêu cũ

Điều này cũng có thể nhận thấy từ trong những sáng tác Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng cho tới những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… Nhưng Nguyễn Ngọc Tư thường đặt điểm nhìn ở nhân vật nữ khi miêu tả và đánh giá nhân vật nam Cũng bởi lý do này mà hình ảnh “bất toàn” của nam giới trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường hiện lên qua những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vặt và có tác động trực tiếp đến tâm tư, cảm xúc của phụ nữ, chứ không phải là những điều to lớn như sự nghiệp, tài năng hay bản lĩnh Chẳng hạn như những người tình,

người chồng vô tâm trong Thấm mệt, Không ai qua sông, Vực không đáy “Điều đó có

nghĩa ba không biết gì về người phụ nữ đêm đêm rúc dưới bụng mình” (Nguyễn N T., Không ai qua sông, 2016, p 10) Với vấn đề này, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được xử lý với một sắc thái nữ tính Trước hết, có thể thấy, với tư cách là nhà văn nữ kể về câu chuyện của giới mình, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được đặc trưng của tính cách phụ nữ là tỉ mỉ, chi tiết và có nhu cầu được chia sẻ từ người đồng hành.

Tiếp theo hành trình tìm kiếm bản ngã là khẳng định vị trí độc lập của bản thể, thoát khỏi sự phụ thuộc vào chế độ nam quyền và tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời

Trang 7

mình Ở chặng này, các nhân vật nữ thực hiện hai nhiệm vụ, đó là tìm lại tình yêu, ước mơ, xây dựng sự nghiệp và đối mặt với những xúc cảm cũng như nhu cầu mang tính bản năng sinh học của nữ giới Với Nguyễn Ngọc Tư, hành trình tìm kiếm bản ngã của các nhân vật nữ thường bắt đầu với những cuộc vượt thoát bằng chia tay hay chạy trốn khỏi thân phận của cô Tấm, “Một người bảo đàn bà tụi mình sao y như con Tấm, muốn ra đường phải nhặt thóc cho xong, mà giờ làm gì có Bụt” (Nguyễn N T., Không ai qua sông, 2016, p 18) Không thể kể hết nhân vật nữ cả chính và phụ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vượt thoát khỏi những ràng buộc mang tính nghĩa vụ trong mối quan hệ tình yêu hay hôn nhân, gia đình và con cái ghìm chặt cuộc đời họ:

Những người đàn bà không có chữ “thảnh thơi” trong từ điển cuộc đời, nên chẳng nấu nướng thì may vá, hay nằm lửa ở cữ, bửa củi, vớt bèo Chỉ đám đàn ông con trai bỗng dưng thấy tháng ngày dài quá, dài đến buồn nôn Ngâm mình trong rượu bã bợt như hèm, sục sạo giãy nảy trên thân thể đàn bà, cầm cây rượt đánh con cũng thấy

không làm sao hết ngày (Nguyễn N T., Không ai qua sông, 2016, p 109).

Nhiệm vụ thứ hai là đối mặt với những xúc cảm và nhu cầu mang tính bản năng của nữ giới Từ thời nguyên thủy cho đến trung đại, phụ nữ luôn phải nép mình và che giấu những xúc cảm cũng như những nhu cầu mang tính bản năng Do vậy, nữ giới thường e dè khi đối mặt với những xúc cảm và nhu cầu mang tính bản năng này, đặc biệt là ở môi trường văn hóa Đông Á nói chung So với các nhà văn nữ thế hệ trước, Nguyễn Ngọc Tư tập trung vào nhiệm vụ thứ hai khi xây dựng các nhân vật nữ trong

các truyện ngắn như Không ai qua sông với nhân vật Thiếp bỏ đi với nhân tình bằng một màn tự tử dàn dựng; Những biển với Nhị nhất quyết phải lấy được anh chồng lêu lổng mặc gia đình ngăn cản; Mưa mây với Ngò quyết giữ chân người đàn ông của đời mình bằng sự cam chịu; Nhổ quán với chị Mười di chuyển từ nơi này sang nơi khác miễn sao nơi đó có người đàn ông chị yêu; Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ với Miền

quyết làm mẹ đơn thân với mối tình “Chỉ là lơ đãng đi ngang qua đời nhau, da diết gì đâu mà giữ lại luôn một giọt máu, giỡn hoài” (Nguyễn N T., Không ai qua sông,

2016, p 71); những người phụ nữ trong Đất giữ đất bằng mọi cách để níu chân những

người đàn ông…

Ở đây, nếu nhìn từ phương diện lý thuyết nữ quyền, có đôi điều mâu thuẫn với ý thức kháng cự nam quyền Tuy nhiên, nếu nhìn từ vấn đề nữ tính thì không thể phủ nhận mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, nam giới và nữ giới Đây là mối quan hệ mang tính đặc trưng của quy luật tự nhiên Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư còn nhấn mạnh vào hành trình đối mặt và thành thực với cảm xúc cũng như nhu cầu mang tính bản năng sinh học của nữ giới Vì vậy, Nguyễn Ngọc Tư xây dựng nhân vật nữ với những sự chủ động tìm kiếm và trải nghiệm của hành trình này Thêm nữa, nếu nhìn từ hướng tiếp cận liên ngành Việt Nam học, có thể thấy, đặc trưng rất rõ của phụ nữ Á Đông với nền tảng

Trang 8

văn hóa được xây dựng từ tế bào gia đình Hơn nữa, nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vẫn thể hiện rõ nét tính cách nữ giới Việt Nam Dù thể hiện rõ ý thức kháng cự nam quyền nhưng không phủ nhận hoàn toàn, cũng không khẳng định vị thế độc tôn, mà chỉ mong muốn sự chia sẻ của người đồng hành

Trước hết, tìm kiếm bản ngã của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là hành trình từ thế giới tinh thần đến những trải nghiệm của thân thể Tiếp nữa, sự ý thức về thân thể của nữ giới qua những trải nghiệm tính dục nhằm đem lại xúc cảm chứ không mang ý nghĩa của sự ràng buộc hay lệ thuộc vào đàn ông Những

nhân vật nữ như Nhị (Những biển), Ngò (Mây mưa), Miền (Đi thật xa mới đến nhà

bạn cũ), Ngà (Thấm mệt), chị Mỹ (Một mùa sương thức), người mẹ (Vực không đáy),

Thiếp và Trầm (Không ai qua sông), chị Hằng (Chỉ gió trả lời câu hỏi), Ái (Cố định

một đám mây)… qua trải nghiệm tính dục đã tìm thấy bản ngã với nhu cầu và cảm xúc

cá nhân chứ không phải để “cố định” cuộc đời:

“Nhưng ý nghĩ cô bạn là của mình, chỉ ẩn hiện những lúc Biền đặt bàn tay cục cằn chiếm hữu cánh cổ muốt của cô bạn Bàn tay không bao giờ ngủ, canh giữ đứa con gái với sự si mê gần như độc lập với Biền (Nguyễn N T., Cố định một đám mây, 2018, p 55).

Vấn đề tính dục của nữ giới không phải là mới trong văn học hiện đại Việt Nam Tuy nhiên khi được chia sẻ từ góc nhìn nữ giới sẽ mang màu sắc riêng Hành trình tìm kiếm bản ngã này là minh chứng cho tinh thần nữ quyền nói chung và vấn đề nữ tính nói riêng Trong tương quan với nam giới, nữ giới cần được nhìn nhận như một bản thể độc lập với đầy đủ các quyền tự trị và nhu cầu cơ bản của con người Hơn nữa, Nguyễn Ngọc Tư cũng chú trọng đến môi trường văn hóa Á Đông ở Việt Nam khi khắc họa nhân vật nữ qua vấn đề tính dục.

Với vấn đề tìm kiếm bản ngã của nữ giới, Nguyễn Ngọc Tư đã chứng tỏ ưu thế so với các nhà văn nam Tự lực văn đoàn mô tả tâm lý phản ứng của nữ giới với sự bất bình đẳng trong xã hội mang nặng tư tưởng nam quyền Vũ Trọng Phụng khắc họa tâm

lý phụ nữ qua nhu cầu tính dục và lý giải bằng khoa học trong Số đỏ hay nhân vật Thị Mịch trong Giông tố Nguyễn Huy Thiệp cũng có nhắc đến qua truyện ngắn Huyền

thoại phố phường Tuy nhiên, hiếm có nhà văn nam nào nhìn từ vị trí của phụ nữ bằng

sự đồng cảm và nói lên tiếng nói của nữ giới

Thêm nữa, Nguyễn Ngọc Tư khẳng định quan điểm cá nhân cùng cá tính sáng tạo qua vấn đề này Nguyễn Ngọc Tư tập trung vào khắc họa sự thành thực khi đối mặt với những xúc cảm và nhu cầu mang tính bản năng của nữ giới Phụ nữ cần có bản lĩnh để vượt thoát khỏi những định kiến mang tính văn hóa cũng như những quan niệm trong tiềm thức được thiết lập từ những quy tắc trong giáo dục gia đình, xã hội Một lần nữa, hình ảnh các nhân vật nữ của Vũ Trọng Phụng như Thị Mịch, bà Phó Đoan, cô Hoàng

Trang 9

Hôn, cô Tuyết hay những nhân vật nữ của Tự lực văn đoàn tái hiện trên trang văn Tuy nhiên, các nhân vật nữ của Vũ Trọng Phụng được miêu tả nhằm phê phán tình trạng thiếu hiểu biết về tinh thần nữ quyền trong bối cảnh Âu hóa nửa vời của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Còn nhân vật của Tự lực văn đoàn nhằm minh họa cho luận đề hiện đại hóa về mặt tư tưởng của nhóm phái này Nhu cầu tính dục của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vừa là những trải nghiệm thân thể, vừa là hành trình tìm kiếm bản ngã Các nhân vật nữ không dùng thân thể để trói buộc hay giữ chân người đàn ông mà là cho chính những cảm xúc và hạnh phúc của bản thân mình Điều này thể hiện rõ nhất bản lĩnh của người phụ nữ với tư cách là một cá thể độc lập với quyền tự trị của nó

Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư đưa đến cái nhìn đa chiều và thấu suốt về hành trình tìm kiếm bản ngã của nữ giới Tuy nhiên, ở điểm này, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được bề sâu của xúc cảm và nhu cầu mang tính bản năng của phụ nữ Với Nguyễn Ngọc Tư, nữ giới cần sự sẻ chia, thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc của người tình, người chồng, hay nói chung là người đồng hành chứ không chỉ là sự sở hữu về mặt thân thể Tuy nhiên, những nhu cầu trải nghiệm tính dục của nữ giới được Nguyễn Ngọc Tư khắc họa qua những chuyển biến tâm lý và hành động ý nhị mang đặc trưng của phụ nữ Việt Nam

4.3 Khẳng định bản sắc nữ tính

Nhiệm vụ của nữ giới vừa phải định nghĩa về vai trò của giới mình vừa phải khẳng định bản sắc nữ tính, với ý nghĩa tự thân

Thứ nhất, với ý thức phận vị “giới thứ hai”, các nhân vật nữ có những phản ứng với nhiều sắc thái khác nhau nhưng chung quy đều hướng đến khẳng định vị trí của nữ giới trong gia đình và xã hội Nguyễn Ngọc Tư cũng xây dựng kiểu loại nhân vật nữ đảm nhận trách nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội Đó là những người phụ nữ

Cố Lem, bà nội, mẹ và em trong Đất Họ xây dựng và chăm sóc vun vén cho gia đình,

trong khi đó vai trò những người đàn ông trong gia tộc này mờ nhạt và đôi khi còn gây

ra những biến cố Và Đất cũng chính là truyện ngắn đặc sắc về giá trị của những người

phụ nữ Một kiểu loại nhân vật nữa cũng khá phổ biến và độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư đó lựa chọn đi chệch khỏi quỹ đạo đã được vạch sẵn Lựa chọn này của những nhân vật nữ được xem là chối bỏ quy chuẩn mang tính định kiến dành cho nữ giới để khẳng định vị trí của mình, “Thứ duy nhất ngăn em tức thì sà vào cuộc tình ngày đón dâu là sắc đỏ của đèn giao thông đang nhợt dần theo những giây sau cuối” (Nguyễn N T., Cố định một đám mây, 2018, p 132).

Thứ hai, khẳng định bản sắc nữ tính không đồng nghĩa với việc phủ nhận những đặc trưng thuộc về quy định của tự nhiên Simone de Beauvoir (Beauvoir, Giới nữ

Trang 10

(Le de Uxieme Sexe), 1996) đã chỉ ra con người là một thực thể lịch sử và sử dụng tự nhiên vào mục đích của mình Có nghĩa là nữ giới không chấp nhận thụ động những đặc trưng sinh học, mà phải chủ động trong việc thể hiện bản sắc nữ tính qua các mối quan hệ với gia đình, xã hội và thế giới Trong đó, mối quan hệ bản chất nhất là với nam giới Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, những nhân vật nữ như Nhị

(Những biển), Ngà (Thấm mệt), mẹ (Vực không đáy, Chỉ gió trả lời câu hỏi), chị Mười (Nhổ quán)… không dịu dàng nhưng thể hiện rõ bản sắc nữ tính qua sự nhạy cảm và

chăm sóc đối với người đàn ông mà họ yêu:

“Cái kiểu đàn ông này không bao giờ nói cần ai, nhưng vô tình để cho Mười bắt gặp những hộp cơm còng quéo, mớ mì tôm rơi vãi khi ông gặm chúng mà không thèm nấu, hay mớ quần áo dồn đống đầu giường đợi đem phơi mưa cho sạch Và khi nhìn thấy cái nồi cháy, Mười nghe từ khét đen tiếng kêu thất thanh của người đàn ông không thể sống một mình” (Nguyễn N T., Không ai qua sông, 2016, p 35).

Truyện ngắn Đất của Nguyễn Ngọc Tư với hình ảnh người phụ nữ bản lĩnh từ Cố

Lem đến bà nội và mẹ Nhưng sự bản lĩnh đó không phải chỉ để giữ đất - gia sản mà là để giữ chân những người đàn ông của họ Mặc dù, nếu không có những người đàn ông này họ vẫn có thể sống rất tốt Tuy nhiên, không thể phủ định những quy định đặc trưng của tự nhiên, nam giới cần nữ giới và ngược lại Đó là mối quan hệ cần - có -

nhau của hai giới Nhân vật Ngò trong Mây mưa ám ảnh bởi câu nói “Đất này không

giữ được đàn ông” (Nguyễn N T., Không ai qua sông, 2016, p 92) của dì Dũng để lý giải cho những đổ vỡ hôn nhân của nhiều thế hệ trong gia đình Bởi vậy, Ngò cam chịu để giữ chân Lì, hay ít nhất là giọt máu của Lì “Chút tin ấy giúp Ngò nằm im chịu trận trong vũng mồ hôi, giữ tụi lăng quăng của Lì ở lâu trong người được chút nào hay

chút ấy” (Nguyễn N T., Không ai qua sông, 2016, p 95) Hay Miền trong Đi thật xa

mới đến nhà bạn cũ, bước qua mối tình lơ đãng với Vĩnh nhưng cũng quyết giữ lại

đứa con của hai người

Thứ ba, nữ giới vẫn gắn với những đặc trưng về mặt tâm sinh lý như tĩnh tại, thụ động, yếu đuối thể chất, dịu dàng, có nhu cầu được săn sóc, chia sẻ và nhiều nét tính cách đặc trưng khác Là nhà văn nữ nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn giữ được sự tỉnh lạnh khi phản ánh vấn đề Đó là khẳng định vị thế nữ giới với sự bản lĩnh và dấn thân nhưng vẫn giữ bản sắc nữ tính Hơn ai hết, là nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư đã thấu hiểu cũng như nhìn ra được những mong muốn và khát khao của phụ nữ, “Em ngờ rằng sâu thẳm trong cái sự chực ào vào đời người lạ của những chị chủ quán, là cơn khát chân trời mà chính họ cũng không nhận ra” (Nguyễn N T., Cố định một đám mây, 2018, p 139) Dù trong hành trình khẳng định vị thế và bản sắc nữ giới nhưng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư vẫn giữ được nét dịu dàng và bao dung của phụ nữ Việt Nam

Ngày đăng: 22/04/2024, 15:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan