Báo cáo thực tập Định hướng nghề nghiệp ngành luật

33 0 0
Báo cáo thực tập Định hướng nghề nghiệp   ngành luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 1 chuyên ngành Luật, vị trí thực tập là lãnh đạo phòng của một sở - là cơ quan quản lý nhà nước

Trang 1

M C L CỤC LỤCỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

1 Giới thiệu về cơ quan thực tập 3

1.1 Tên cơ quan thực tập: Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh – Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông 3

1.2 Bộ máy lãnh đạo: 3

1.3 Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ: 3

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: 6

2 Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập 6

2.1 Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập: 6

2.2 Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập: 6

2.3 Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập: 6

II NỘI DUNG 7

1 Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập 7

1.1 Mô tả khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập: 7

1.2 Mô tả khái quát chức năng nhiệm vụ của các vị trí nghề nghiệp 7

1.3 Nêu các điều kiện tối thiểu cần phải có để đảm nhiệm các vị trí: 8

2 Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu 10

2.1 Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp: 10

2.2 Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này: 11

2.3 Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện: .112.4 Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết Nêu chi tiết công việc đó là gì? 11

2.5 Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà em đã được tìm hiểu (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) Mô tả cụ thể công việc của họ Sau khi nêu khái quát công việc, trình bày công việc cụ thể của người đó trong 1 ngày làm việc hay trong 1 tuần 13

3 Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu 14

3.1 Mô tả chi tiết, cụ thể các công việc được cán bộ hướng dẫn hoặc các cán bộ, nhân viên trong cơ quan giao thực hiện (kể cả các công việc như đánh máy, sắp xếp tài liệu, giao nhận tài liệu…) hoặc được giao để tìm hiểu Nếu được giao nhiều việc hoặc tìm hiểu nhiều việc thì lần lượt mô tả chính xác, cụ thể các công việc đó Ví dụ được phân công đánh máy Kế hoạch công tác năm 2019 (Kế hoạch bao nhiêu trang, Gồm các nội dung gì, Sau khi thực hiện công việc rút ra được điều gì) 14

Trang 2

4 Nhận xét chung 23

4.1 Nêu các nhận xét của bản thân về các vị trí công việc đã được tìm hiểu; quá trình giải quyết các công việc đó 23

4.2 Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện 24

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về cơ quan thực tập

1.1 Tên cơ quan thực tập: Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh – Phòng

Quản lý chất lượng công trình giao thông.

1.2 Bộ máy lãnh đạo:

- Giám đốc Sở: Hoàng Quang Hải;

- Phó Giám đốc Sở thường trực: Bùi Hồng Minh; - Phó Giám đốc Sở: Hoàng Đình Sáu;

- Phó Giám đốc Sở: Phạm Thanh Bình; - Phó Giám đốc Sở: Vũ Văn Kinh.

1.3 Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ:

Căn cứ Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh.

1.3.1 Về cơ cấu tổ chức: Bao gồm Lãnh đạo Sở

Trang 4

- Lãnh đạo Sở: Lãnh đạo Sở gồm Giám đốc Sở và các Phó Giám đốc Sở b - Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở:

+ Các tổ chức tham mưu giúp việc: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Kế hoạch-Tài chính; Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông; Phòng Quản lý vận tải và phương tiện; Phòng Quản lý Đào tạo và Sát hạch; Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập: Trạm Quản lý vận tải quá cảnh đường bộ Việt – Trung; Trạm Kiểm tra tải trọng xe tỉnh Quảng Ninh; Trạm Đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa; Cảng vụ đường thuỷ nội địa Quảng Ninh; Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng; Trung tâm Sát hạch lái xe và Giám sát giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh; Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông;

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ

a Chức năng: Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.

b Nhiệm vụ và quyền hạn: - Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Dự thảo quyết định, quy định, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông vận tải và các văn bản khác theo phân

Trang 5

công của Ủy ban nhân dân tỉnh; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải;

+ Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải;

+ Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải;

+ Quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công;

+ Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải;

+ Dự thảo quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập do Sở Giao thông vận tải quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực giao thông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,

Trang 6

theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề: Về kết cấu hạ tầng giao thông; Về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; Về vận tải; Về an toàn giao thông; Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật;

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển:

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh thuộc Ngành giao thông Vận tải được thành lập vào Ngày 28/8/1945 Đến nay đã có quá trình hình thành và phát triển đến 77 năm, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển đất nước.

2 Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập

2.1. Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập:

- Họ và tên: Trương Hoàng Quang;

- Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông.

Trang 7

2.2. Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập:

Trưởng phòng quản lý chất lượng công trình giao thông là chức danh cán bộ được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về Luật công chức Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Phòng;

2.3. Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫnthực tập:

Quản lý, điều hành các thành viên trong phòng và giao nhiệm vụ trực tiếp cho phó phòng, các chuyên viên trong phòng triển khai công tác tham mưu theo chức năng nhiệm vụ và các chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Trực tiếp soát, ký phiếu trình các văn bản tham mưu của chuyên viên theo lĩnh vực phụ trách; đặc trách công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông; công tác xử lý kỹ thuật hiện trường; chủ trì nghiệm thu theo ủy quyền của Lãnh đạo Sở đối với dự án do Sở làm Chủ đầu tư; kiểm tra công tác nghiệm Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Lãnh đạo Sở phân công.

Trang 8

II NỘI DUNG

1 Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập.

1.1 Mô tả khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập:

Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; quản lý của chủ đầu tư về đầu tư xây dựng Các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập bao gồm:

- Trưởng phòng: Lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Phòng; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo.

- Phó Trưởng phòng: Điều hành các chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công, theo dõi tiến độ, chất lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các chuyên viên Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo.

- Các chuyên viên (06 chuyên viên): Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông theo quy định của pháp luật về Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công.

Trang 9

1.2 Mô tả khái quát chức năng nhiệm vụ của các vị trí nghề nghiệp.

- Trưởng phòng: Lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Phòng; Quản lý, điều hành các thành viên trong phòng và giao nhiệm vụ trực tiếp cho phó phòng, các chuyên viên trong phòng triển khai công tác tham mưu theo chức năng nhiệm vụ và các chỉ đạo của Lãnh đạo Sở.

- Phó trưởng phòng: Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công tư (PPP), thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hội đồng giám định

- Các chuyên viên:

+ Thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; + Thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình giao thông; + Tổng hợp và báo cáo đánh giá năng lực đối với các đơn vị nhà thầu, tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát thi công; phối hợp với phòng Kế hoạch tài chính tham gia quy hoạch về chuyên ngành giao thông vận tải;

+ Tổng hợp gửi đăng tin, bài trên cổng thông tin điện tử thành phần của Sở;

Trang 10

+ Tổng hợp số liệu định kỳ các công việc về văn phòng Sở và Sở Xây dựng để theo dõi; tổng hợp các loại phí thẩm định trong quá trình thẩm định liên quan đến phòng Quản lý các tài sản của phòng và tài sản được Sở giao quản lý (nếu có); công tác văn thư, văn phòng phẩm của phòng Là thành viên đề án cải cách hành chính của Sở (khi có yêu cầu), thực hiện báo cáo tổng hợp số liệu TTHC của phòng theo quy định Công tác ISO và quản lý hành chính của phòng;

+ Triển khai các văn bản qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, thông tư nghị định; Theo dõi pháp chế, đào tạo, tập huấn, triển khai các qui phạm pháp luật; phổ biến triển khai trong quá trình thực hiện công tác thẩm định, QLCL của

Là chức danh Lãnh đạo quản lý cấp phòng đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Theo quy định tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức quy định, căn cứ để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là: Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý - Tiêu chuẩn chung: Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo gồm:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.

Trang 11

+ Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.

+ Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập + Đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm: Được đề nghị bổ nhiệm lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm: Phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Được bổ nhiệm vào chức vụ mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm của chức vụ đó là dưới 05 năm: Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ; Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ: Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.

+ Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

- Mội số điều kiện cụ thể khác: Tốt nghiệp Đại học hoặc thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng cầu đường; Có chứng chỉ bồi dưỡng Lãnh đạo quản lý cấp phòng; Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; Có bằng tốt nghiệp Trung cấp chính trị trở lên;

Trang 12

1.3.2 Chuyên viên:

- Các chuyên viên là công chức nhà nước được tuyển dụng thông qua các hình thức thi tuyển, xét tuyển theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

Theo khoản 2 điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì “Công chức là côngdân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danhtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị –xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quânđội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phảilà sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảmtừ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

- Một số điều kiện cụ thể: Tốt nghiệp Đại học, Thạc sỹ chuyên ngành xây dựng cầu đường, Kinh tế xây dựng, có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Trang 13

2 Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu.

2.1 Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp:

Là một công chức đang công tác tại Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, tôi đã được quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông tại Quyết định số 2815/QĐ-SGTVT ngày 15/6/2022 của Sở Giao thông Vận tải Do đó, việc thực tập định hướng nghề nghiệp vị trí Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông là việc cần thiết để tiếp tục phát triển các kỹ năng về lãnh đạo quản lý cấp phòng.

2.2 Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị

trí nghề nghiệp này:

- Về các điều kiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức: Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức; Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP như đã nêu tại Mục 1.3 Phần II.

- Về điều kiện bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng:

+ Tốt nghiệp Đại học, Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Cầu đường, Kinh tế xây dựng;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng Lãnh đạo quản lý cấp phòng; + Bằng tốt nghiệp Trung cấp chính trị trở lên;

+ Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

Trang 14

+ Chứng chỉ tiếng anh B, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

2.3 Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:

Theo bản mô tả công việc được giao đối với chức danh Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông: Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công tư (PPP), thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hội đồng giám định Trực tiếp soát, ký các văn bản tham mưu của chuyên viên theo lĩnh vực phụ trách Điều hành mọi hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Lãnh đạo Sở phân công

2.4 Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp nàycần giải quyết Nêu chi tiết công việc đó là gì?

Theo bản mô tả công việc được giao đối với chức danh Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông đã nêu ở trên, chi tiết các công việc này thực hiện hằng ngày như sau:

- Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công tư (PPP): Chỉ đạo các chuyên viên thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông theo quy định tại Điều 56, 57, 58, 59, 82, 83, 84

Trang 15

Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 được sửa đổi bổ sung tại các Khoản 13, 14, 15, 16, 24, 25, 26 ĐIều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 và các quy định tại các Nghị định của Chính phủ: Số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 Quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng Bao gồm các công việc: Đôn đốc các chuyên viên thực hiện thẩm định đảm bảo đúng tiến độ; Chủ trì thực hiện công tác thẩm định; Kiểm tra hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và tổng mức đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; Rà soát Thông báo kết quả thẩm định trước khi trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định, dự thảo Quyết định phê duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo các quy định nêu trên.

- Thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hội đồng giám định theo quy định tại Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 Bao gồm các công việc: Kiểm tra kết quả thẩm tra an toàn giao thông; kiểm tra công tác thiết kế, thi công hệ thống báo hiệu đường bộ tại các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và dự thảo Thông báo kết quả thẩm định an toàn giao thông trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Trực tiếp soát, ký các văn bản tham mưu của chuyên viên theo lĩnh vực phụ trách: Rà soát, ký các văn bản tham gia ý kiến phối hợp với các SỞ chuyên ngành, công văn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản trả lời kiến nghị cử tri, văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quản lý

Trang 16

chất lượng công trình giao thông… do các chuyên viên trình trước khi trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định.

- Điều hành mọi hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng: Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Lãnh đạo Sở phân công: Thực hiện một số công việc do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo như: Là thành viên các tổ công tác đi kiểm tra, hướng dẫn tại các địa phương; chuẩn bị các tài liệu, báo cáo khi Lãnh đạo Sở đi họp, kiểm tra; Là thành viên trong tổ công tác theo nhiệm vụ do UBND tỉnh giao cho Sở Giao thông vận tải thực hiện….

2.5 Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết màem đã được tìm hiểu (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) Mô tả cụ thể côngviệc của họ Sau khi nêu khái quát công việc, trình bày công việc cụ thểcủa người đó trong 1 ngày làm việc hay trong 1 tuần.

Vị trí Phó Trưởng phòng của Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông có khối lượng công việc tương đối lớn, thường tập trung tại các mảng công việc như: Thẩm định dự án; Kiểm tra chất lượng nghiệm thu công trình xây dựng; tham mưu cho Lãnh đạo Sở giải quyết các công việc do các địa phương, Chủ đầu tư đề xuất Đối với vị trí này, các công việc được thực hiện theo trình tự như sau:

- Nhận nhiệm vụ do Lãnh đạo Sở, Trưởng phòng phân công giải quyết các văn bản đến của các cơ quan, đơn vị quá phiếu giao việc;

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan