Tiểu luận quan Điểm tôn giáo trong triết học immanuel kant

15 1 0
Tiểu luận  quan Điểm tôn giáo trong triết học immanuel kant

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôn giáo chính là một phần trọng yếu trong cuộc sống của con người. Cuộc sống của chúng ta gồm hai mặt: Vật chất và tinh thần. Tôn giáo chính là phần tâm linh mà con người có thể nương tựa. Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội, tôn giáo xuất hiện với nhiều sự thể hiện khác nhau theo từng thời kỳ, giai đoạn. Ngay từ trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn, bí ẩn , nên họ đã gắn cho thiên nhiên những sức mạnh huyền bí, quyền lực to lướn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó họ xây dựng nên biểu tượng tôn giáo để thờ cúng. Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, cũng chính là khi tư duy triết học ra đời từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, thì con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị, không giải thích được tội ác, bóc lột nên đành quy về số mệnh. Họ đã thần thánh hóa một số người thành thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác. Cũng từ thời kỳ tư duy triết học bắt đầu khơi nguồn thì kinh thánh của các giáo phụ trở nên độc quyền, chiếm lãnh một thời, có gia đoạn thì đầu óc con người sặc mùi thần thánh nhừ thời kỳ triết học kinh viện độc tôn trong xã hội. Mãi đến đến khi triết học ánh sáng ra đời thì triết học kinh viện mới nhường vị trí độc tôn đó cho chủ nghĩa duy lý. Con người hoài nghi về kinh thánh, hoài nghi về sự tồn tại của Thượng đế. Sự tồn tại của Thượng đến luôn là một vấn đề tranh cãi, luận bàn của các triết gia, và kéo dài cho đến hôm nay. Cùng với sự luận bàn về tôn giáo theo tư duy triết học, Immanuel Kant là một triết gia của nền triết học cổ điển Đức cũng đưa ra sự luận bàn, phê phán, tranh luận. kant đưa ra quan điểm về tôn giáo ngay từ thời gian bàn về triết học. Và đến 1793, thuật ngữ “ triết học tôn giáo” được ông sử dụng lần đầu tiên ở Đức trong tác phẩm “Tôn giáo chỉ trong giới hạn của lý tính thuần túy”. Quan điểm triết học của Kant về vấn đề tôn giáo góp phần quan trọng trong hệ thống triết triết học nói chúng và triết học tôn giáo nói riêng. Trong tiểu luận này, tác giả trình bày quan điểm tôn giáo trong triết học Kant qua một số tác phẩm tiêu biểu.

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Tôn giáo chính là một phần trọng yếu trong cuộc sống của con người Cuộc sống của chúng ta gồm hai mặt: Vật chất và tinh thần Tôn giáo chính là phần tâm linh mà con người có thể nương tựa Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội, tôn giáo xuất hiện với nhiều sự thể hiện khác nhau theo từng thời kỳ, giai đoạn Ngay từ trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn, bí ẩn , nên họ đã gắn cho thiên nhiên những sức mạnh huyền bí, quyền lực to lướn, thần thánh hóa những sức mạnh đó Từ đó họ xây dựng nên biểu tượng tôn giáo để thờ cúng Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, cũng chính là khi tư duy triết học ra đời từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, thì con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị, không giải thích được tội ác, bóc lột nên đành quy về số mệnh Họ đã thần thánh hóa một số người thành thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác Cũng từ thời kỳ tư duy triết học bắt đầu khơi nguồn thì kinh thánh của các giáo phụ trở nên độc quyền, chiếm lãnh một thời, có gia đoạn thì đầu óc con người sặc mùi thần thánh nhừ thời kỳ triết học kinh viện độc tôn trong xã hội Mãi đến đến khi triết học ánh sáng ra đời thì triết học kinh viện mới nhường vị trí độc tôn đó cho chủ nghĩa duy lý Con người hoài nghi về kinh thánh, hoài nghi về sự tồn tại của Thượng đế Sự tồn tại của Thượng đến luôn là một vấn đề tranh cãi, luận bàn của các triết gia, và kéo dài cho đến hôm nay Cùng với sự luận bàn về tôn giáo theo tư duy triết học, Immanuel Kant là một triết gia của nền triết học cổ điển Đức cũng đưa ra sự luận bàn, phê phán, tranh luận kant đưa ra quan điểm về tôn giáo ngay từ thời gian bàn về triết học Và đến 1793, thuật ngữ “ triết học tôn giáo” được ông sử dụng lần đầu tiên ở Đức trong tác phẩm “Tôn giáo chỉ trong giới hạn của lý tính thuần túy” Quan điểm triết học của Kant về vấn đề tôn giáo góp phần quan trọng trong hệ thống triết triết học nói chúng và triết học tôn giáo nói riêng Trong tiểu luận này, tác giả trình bày quan điểm tôn giáo trong triết học Kant qua một số tác phẩm tiêu biểu.

Trang 2

II QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC KANT QUAMỘT SỐ TÁC PHẨM

1 Triết học tôn giáo

Theo Mel Thomson: "triết học tôn giáo khảo cứu các tư tưởng và các nguyên tắc chung mà tôn giáo căn cứ trên đó Triết học này nghiên cứu những kỳ vọng nắm bắt chân lý mà tất cả các tôn giáo đều đề ra, và kiểm tra tính có logic chặ chẽ và ý nghĩa của những kỳ vọng ấy"1 Như vậy triết học tôn giáo xem xét niềm tin tôn giáo Triết học tôn giáo đã xuất hiện như một nhánh của triết học phương Tây, nghiên cứu kỳ vọng nắm bắt chânlys Triết học tôn giáo có quan hệ với các cách chứng minh cho tồn tại của Thượng đế và với vấn đề cái ác.

Immanuel Kant được xem là một triết gia quan trọng nhất trong thời kỳ triết học cổ điển Đức Tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học của Kant Triết học tôn giáo của ông ra đời trong bối cảnh, một mặt, I.Kant chứng kiến những biến động của Kitô giáo trong xã hội châu Âu trước và sau Cách mạng Pháp 1789-1794 với những khuynh hướng không quy phục Giáo triều Roma; mặt khác, bản thân I.Kant sinh ra và lớn lên trong một gia đình sùng đạo ở Koenigsberg, nơi mà đạo Tin Lành phát triển mạnh, xung đột giữa cộng đồng Công giáo và Tin Lành ở Đức vẫn kéo dài Tuy chưa bao giờ tỏ ra là người nhạt đạo, nhưng thực tế, I Kant chịu ảnh hưởng của mẹ ông vốn theo đạo Tin Lành Quan điểm về tôn giáo của Kant không hướng theo Thần học mà chủ yếu giải quyết theo hướng đạo đức học Triết học tôn giáo của Kant phát triển xuyên suốt trong quá trình hoạt động nghiên cứu của ông Ngay cả thời kỳ tiền phê phán, khi ông chủ yếu bàn về các vấn đề khoa học tự nhiên chưa đi sâu vào triết học thì tôn giáo vẫn tồn tại trong đó; Rồi sau đó từ năm 1970 – thời kỳ phê phán triết học tôn giáo của Kant là một hệ thống triết học lớn đóng vai trò quan trọng trong triết học tôn giáo.

2 Tôn giáo trong triết học I.Kant thời kỳ tiền phê phán

1 Mel Thomson, Triết học tôn giáo (Đỗ Minh Hợp dịch), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, trang 15-22.

Trang 3

Ngay từ thời kỳ này Kant đã luận bàn đến tôn giáo Kant đi sâu nghiên cứu lĩnh vực khoa học tự nhiên: Thứ nhất, tìm hiểu về sự hình thành vũ trụ bằng những cơn lốc và kết tụ các khối tinh vân; thứ hai, về anh hưởng lên xuống của thủy triều do lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng gây ra đã ảnh hưởng tới trái đát làm cho vòng xoay của trái đất quanh trục của nó mỗi ngày một chậm lại Nhưng cũng chính vì việc giải thích sự hình vũ trụ mà người ta cũng nhận ra rằng, thời kỳ này vẫn luận bàn đến sự tồn tại của Thượng đế

Lúc này, người ta cho rằng có sự mâu thuẫn ngay trong những quan điểm của ông Một mặt thì tồn tại quan niệm biện chứng, duy vật về giới tự nhiên, về nguồn gốc của vũ trụ nhờ sự hình thành từ các khối tinh vân; Mặt khác, Kant lại thừa nhận vai trò sáng chế của Thượng đế, nhờ Thượng đế mà chúng ta có được thế giới này Chỉ có điều, quan niệm của Kant khác với các nhà Thần học ở chỗ: Các nhà Thần học quan niệm về Thượng đế theo hướng thần học còn bản thân Kant chưa bao giờ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, nhưng Thượng đế trong quan điểm của ông lại bị duy lý hóa.

Năm 1763, tác phẩm “Cơ sở chứng minh duy nhất khả hữu về sự tồn

tại của Thượng đế” đã lý giải sự tồn tại của Thượng đế là hiển nhiên, tất yếu.

“Tồn tại một cái gì đó mang tính tất yếu Đó là một Đấng thuần khiết về bản chất và bản thể, mà về thực chất đó là cái tinh thần tồn tại vĩnh cửu và bất biến xét trong cả (in Ansehung) mọi khả năng và hiện thực Đó chính là Thượng đế (…) Điều mà tôi thể hiện ở đây cần phải được phân tích để người ta có thể học hỏi một cách thành thạo được”2 Kant bày tỏ ý kiến của ông về các phẩm chất của Thượng đế như sau: “Khi tôi nói, Thượng đế là toàn năng thì điều đó hợp lôgíc với Đức Chúa Trời với cái toàn năng và cái toàn năng bởi vì toàn năng chẳng qua là một đặc điểm của Chúa Trời mà thôi, không hề có hàm ý gì hơn ở đây, chưa hàm ý gì tới vấn đề liệu có Chúa Trời hay

2 I.Kant, Cách chứng minh duy nhất về sự tồn tại của Thượng đế Trong I.kant, các tác phẩm tII Hiệp hộixuất bản sách khoa học, Darmstadt, 1983, tr.651 (Trích từ bài viết: Triết học tôn giáo – PGS.TS NguyễnQuang Hưng, khoa Triết, Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trang 4

không, Chúa Trời là cái tuyệt đối hay cái gì đó đang hiện hữu”3 I.Kant phân tích nhiều cách chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế từ trước tới nay, rồi kết luận chỉ tồn tại một Thượng đế và cũng chỉ có thể có một cách biện thần duy nhất mà thôi “Chỉ có một Đấng Chúa Trời duy nhất và một cơ sở biện thần duy nhất mà thôi, qua đó sáng tỏ khả năng hiện hữu đồng thời nhận biết được tính tất yếu của Chúa Trời, và ngược lại, tất cả những gì phát biểu trái với điều đó đều bị coi là vô nghĩa (…) Mọi sự phủ nhận sự hiện hữu của Đấng Chúa Trời đều trở lên vô nghĩa và đó cũng chính là sự khác nhau phân biệt giữa sự hiện hữu của Chúa Trời đối với sự hiện hữu của các sự vật khác”4.

3 Tôn giáo trong triết học I.Kant thời kỳ phê phán

Sang thời kỳ phê phán, hệ thống triết học của Kant đề cập sâu đến triết học tôn giáo Điều đó thể hiện trong một số các tác phẩm tiêu biểu sau:

Tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” (1781)

Khi phê phán lý thuyết về Thượng đế, Kant phê phán những cách chứng minh trước kia của triết học về sự tồn tại của Thượng đế trong tác phẩm “ Phê phán lý tính thuần túy” xuất bản lần thứ nhất năm 1781 Các lý thuyết triết học trước đây đưa ra ba cách chứng minh: Cách chứng minh bản thể luận, cách chứng minh vũ trụ luận và cách chứng minh thần học – vật lý Kant cho rằng cả ba cách chứng minh này chỉ mang tính chất tư biện mà không có cư sở hiện thực Kant nói: “Thời nào người ta cũng hay nói về Hữu thể tuyệt đối – tất yếu nhưng lại không chịu bỏ công để tìm hiểu xem: Chỉ riêng việc suy tưởng về một sự vật thuộc loại như vậy có thể làm được hay không và làm bằng cách nào, chứ chưa nói đến sự chứng minh sự tồn tại của

3 I.Kant, Cách chứng minh duy nhất về sự tồn tại của Thượng đế Trong I.kant, các tác phẩm tII Hiệp hộixuất bản sách khoa học, Darmstadt, 1983, tr.633 (Trích từ bài viết: Triết học tôn giáo – PGS.TS NguyễnQuang Hưng, khoa Triết, Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

4 I.Kant, Cách chứng minh duy nhất về sự tồn tại của Thượng đế Trong I.kant, các tác phẩm tII Hiệp hộixuất bản sách khoa học, Darmstadt, 1983, tr.737 (Trích từ bài viết: Triết học tôn giáo – PGS.TS NguyễnQuang Hưng, khoa Triết, Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trang 5

nó”5 Để bảo vệ cho luận điểm của mình ông đưa ra sự bất lực trong mỗi cách chứng minh trên.

Cách chứng minh thứ nhất – Cách chứng minh bản thể luận: Đây là

luận cứ sâu xa nhất và Kant chọn để phân tích và phê phán trước tiên vì nó có ảnh hưởng đến hai luận cứ còn lại Luận cứ này với nội dung “Loại bỏ suy tư thường nghiệm để chỉ ra sự tồn tại của Thượng đế từ bản thân khái niệm thuần túy từ Hữu thế tối cao”6 Các nhà triết học trước đó tiêu biểu là Aslem hay Decac khi bàn về sự tồn tại của Thượng đế cho rằng Thượng đế là toàn mĩ, một đấng toàn năng và tồn tại thực sự dù ngay cả trong suy nghĩ của chúng ta.Nhưng sự bất lực trong phép chứng minh bản thể luận là đã đồng nhất khái niệm với sự tồn tại hiện thực mà Kant viết phản đối và phê phán sự tất yếu vô điều kiện của những phán đoán không phải là sự tất yếu vô điều kiện của những sự vật Việc phê phán lại phép chứng minh này, Kant lấy ví dụ về tam giác trong hình học Ông cho rằng: “Thiết định một hình tam giác rồi thủ tiêu ba góc của nó, là mâu thuẫn; Nhưng thủ tiêu cả hình tam giác và ba góc của nó thì không có mâu thuẫn nào Tình hình cũng giống vậy với một khái niệm về một Hữu thể tất yếu tuyệt đối Nếu các bạn thủ tiêu sự tồn tại của Hữu thể ấy, các bạn vừa thủ tiêu bản thân những sự vật cùng với tất cả những thuộc tính của nó, trong trường hợp đó mâu thuẫn từ đâu mà đến được?”7 Thượng đế là đấng toàn năng là một phán đoán tất yếu Vậy nên nếu nói rằng Thượng đế không phải là đấng toàn năng thì thật là mâu thuẫn Nhưng nếu cho rằng không có Thượng đế thì phủ nhận luôn cả vị từ là đấng toàn năng, nghĩa là không hề có mâu thuẫn nào Như vậy, nếu thủ tiêu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ thì một mâu thuẫn bên trong không thể nảy sinh bất kể đó là vị ngữ nào Và thế, chúng ta không thể đồng nhất khái niệm và hiện thực Kant viết: “ Các bạn đã phạm phải một sai lầm khi đưa khái niệm về sự tồn tại vào trong khái niệm về một sự vật mà các bạn mới chỉ đơn thuần suy tưởng về 5 I.Kant, Phê phán lý tính thuần túy (bản dịch Bùi Văn Nam Sơn), NXB Tri thức, tr.658.

6 I.Kant, Phê phán lý tính thuần túy (bản dịch Bùi Văn Nam Sơn), NXB Tri thức, tr.665.7 I.Kant, Phê phán lý tính thuần túy (bản dịch Bùi Văn Nam Sơn), NXB Tri thức, tr659.

Trang 6

mặt khả thể”8 Và khi nói “ Thượng đế tồn tại hay hay Thượng đế là” hay “Có thượng đế” chỉ là từ mang tính logic, không phải là thuộc tính có thật Vì vậy, nói “ Thượng đế là Đấng toàn năng” không thể quy về kết luận hiện thực rằng “ Có Thượng đế” Kant đã vạch ra sự thiếu chuẩn xác của luận cứ rằng không phải bản thân ý niệm về Thượng đế là sai mà nó sai ở chỗ cho rằng tồn tại là thuộc tính hoàn hảo Ông đã phê phán rằng luận cứ bản thể luận đã không thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế mà chỉ dung lý tính thuần túy để phân tích khái niệm, cũng không thể chứng minh được không tồn tại Thượng đế Muốn chứng minh sự tồn tại hiện thực của bất kỳ sự vật hiện tượng bất kỳ nào thì đều phải cần đến cả tri giác và kinh nghiệm.

Phê phán cách chứng minh thứ hai – luận cứ vũ trụ học: Về mặt lịch

sử, luận cứ này có nguồn gốc từ Platon, Arisstot, Decac Nhưng Kant quan tâm đến nội dung cuối cùng từ Leibniz Leibniz cho rằng mọi cái tồn tại đều phải có nguyên nhân Nguyên nhân này nối nguyên nhân khác và trong vũ trụ này cũng cần một nguyên ngân tất yếu tuyệt đối để làm điểm gốc, cơ sở cho mọi cái Và cái nguyên nhân tối cao đó chính là Thượng đế Kant đồng tình với việc mọi sự tồn tại, mọi vấn đề, mọi tồn tại đều có nguyên nguyên nhân nhưng câu hỏi lại đặt ra rằng Cơ sở nào để chứng minh được khi có cái tồn tại lại cần một một nguyên nhân tối cao là Thượng đế Bởi vậy ông phê phán hai vấn đề trong luận cứ này: Một là, nhân quả chỉ có trong cảm tính chứ không có ý nghĩa bên ngoài phạm vi cảm tính Cũng không thể ép Thượng đế là nguyên nhận tuyệt đối, tối cao vì nếu như thế bản thân Hữu thế tối cao cũng sẽ tự đặt ra câu hỏi mình có nguyên nhân từ đâu, nguồn gốc từ đâu Kant viết: “Người ta không thể tránh được, nhưng cũng không thể chịu đựng nỗi ý nghĩ rằng: Một Hữu thể được ta hình dung như là Hữu thể tối cao trong tất cả mọi hữu thể có thể có, hầu như tự nói với chính mình: “Ta đã có từ vĩnh hằng và sẽ còn đến vĩnh hằng, ngoài Ta ra không có gì hết nếu không phải đơn thuần do ý muốn của Ta, NHƯNG TA TỪ ĐÂU ĐẾN?” Ở đây [ với ý nghĩa này], 8 I.Kant, Phê phán lý tính thuần túy (bản dịch Bùi Văn Nam Sơn), NXB Tri thức,tr.660.

Trang 7

tất cả sụp đổ dưới chân ta, và cái hoàn hảo vĩ đại nhất lẫn cái hoàn hảo tế vi nhất đều mất hết chỗ tựa, chỉ còn trôi nổi chập chờn trước lý tính tư biện, và lý tính không tốn tí công sức và chẳng gặp chút trở ngại nào để cho cái này lẫn cái kia đều tan biến đi”9 Nghĩa là, điều này không chỉ không thể giái quyết được vấn đề mà còn đưa vào thế lưỡng nan, hố sâu không thể có câu trả lời; Hai là, một lần nữa luận cứ vũ trụ học lặp lại quan điểm từ luận cứ bản thể học khi công nhận một khái niệm dẫn đến công nhận một đối tượng tất yếu hiện thực để kết luận sự tồn tại của Thượng đế Trong khi, luận cứ bản thể luận đã bị Kant phê phán và phản đối trước đó.

Phê phán cách chứng minh thứ ba – Luận cứ thần học - vật lý: Luận

cứ này xuất phát từ kinh nghiêm, cảm tính của con người khi cảm nhận về giới tự nhiên Luận cứ chỉ ra rằng, mọi vật trong tự nhiên được sắp xếp trật tự và có mục đích nhờ vào sự sắp xếp của một đấng sáng tạo; Sự trật tự và tính hợp mục đích, sự hài hòa, hợp lý trong tự nhiên giúp cho tự nhiên trở nên hoàn hảo và tương ứng với nó là một đấng sáng tạo hoàn hảo chế tạo nên giới tự nhiên với sự hài hòa kỳ diệu; Và luận cứ này cũng khẳng định sự tồn tại của đấng sáng tạo tất yếu đó Nhanh Kant dù có cảm tình với luận cứ này vẫn đưa ra phê phán vì sự thiếu sót, sai lầm của nó ở những vấn đề: Thứ nhất, Kant cho rằng mọi vật trong tự nhiên nếu có những thứ không hài hòa nếu chúng không phải do Thượng đế sáng tạo ra thì sẽ ra sao? Thế nên chỉ có thể hiểu vũ trụ này do kiến trúc sư vũ trụ chứ không phải là Đấng tối cao sáng tạo nên; Thứ hai, vì đây là luận cứ dựa trên sự quan sát thông thường theo kinh nghiệm của con người nên dù cảm thấy nó kỳ diệu như thế nào thì vẫn hữu hạn, không thể bao quát hết sự hoàn hảo của Đấng sáng tạo tối cao Nếu chấp nhận tiền đề thường nghiệm này sẽ không thể chứng minh Thượng đế là đấng tối cao tất yếu Nếu không chấp nhận tiền đề thường nghiệm sẽ quay trở lại với thuần túy lý tính của luận cứ bản thể học, trong khi bản thể học đã bọ loại bỏ

9 I.Kant, Phê phán lý tính thuần túy (bản dịch Bùi Văn Nam Sơn), NXB Tri thức, tr.674.

Trang 8

Như vậy, Kant đã loại bỏ cả ba phép chứng minh sự tồn tại của Thượng đế trong thần học duy lý Khác với những triết gia trên, Kant tìm cách khác để lý giải và vận dụng trên cơ sở lý tính thuần túy nhưng không dựa vào tri thức khoa học mà lĩnh vực phạm vi này cần phải quan tâm tìm hiểu về đời sống tinh thần Ông đưa ra vấn đề về niềm tin, quy luật đạo đức.

Tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành” (1788)

Như đã nêu ở trên, Kant phá bỏ hết các quan điểm trước đây về việc minh chứng sự tồn tại của thượng đế Và thay thế vào đó là cách giải thích mới hơn hiểu về sự hy vọng và luân lý đạo đức Những điều này được Kant đưa vào tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành” xuất bản năm 1788 Trong tác phẩm này khi bàn về tôn giáo, ông quy về sự hy vọng và giải thích hành vi đạo đức con người Giải quyết những điều đó ông đưa ra định đề về sự bất tử của linh hồn và định đề về sự hiện hữu của Thượng đế Định đề thứ nhất, sự bất tử của linh hồn ở thế giới bên kia là ý chí thiêng liêng phán quyết hành động của mỗi chúng ta Định đề thứ hai, sự hiện hữu của Thượng đế cho rằng khi chúng ta nỗ lực luân lý chúng ta sẽ được đáp trả xứng đáng sự hạnh phúc Hơn nữa, chúng ta cần phải có niềm tin, hi vọng vào sự hiện hữu của Thượng đế Thượng đế ở trên kia sẽ soi xét cho hành vi của chúng ta và chúng ta sẽ nhận được phần hạnh phúc Thượng đế như một quan tòa phán xử công bằng mọi hành động trong cuộc sống của chúng ta.

Tác phẩm “Tôn giáo chỉ có trong giới hạn đơn thuần của lý tính”(1793)

Năm 1763, Kant cho ra đời tác phẩm đồ sộ và trọng tâm nhất khi luận bàn về hệ thống triết học của mình, tác phẩm “Tôn giáo chỉ có trong giới hạn đơn thuần của lý tính” Đây cũng là lần đầu tiên I.Kant đưa ra thuật ngữ “triết học tôn giáo” của nền triết học cổ điển Đức Khi trước đó, Kant bàn luận về mục đích luận trong tác phẩm “ Phê phán năng lực phán đoán” với hai khuynh hướng thần học vật lý và thần học đạo đức Nhưng ông quan tâm đến thần học đạo đức, và ta rõ ràng thấy xuyên suốt các quan điểm của Kant về triết học

Trang 9

tôn giáo ông lấy vấn đề luân lý đạo đức là mấu chốt khi nói về tôn giáo Và cụ thể hơn, sâu hơn trong tác phẩm “Tôn giáo chỉ có trong giới hạn đơn thuần

của lý tính”, Kant hướng đến chúng ta phạm trù niềm tin mà ông vẫn kỳ vọng

dùng để giải thích và vận dụng khi nói về sự tồn tại của Thượng đế, Đấng sáng tạo tối cao, hay Hữu thể tất yếu.

Kant định nghĩa tôn giáo như sau: “(Nếu xem xét một cách chủ quan) thì tôn giáo là sự nhận thức tất cả những nghĩa vụ của chúng ta như những điều răn của Chúa Những điều gì mà trước đây tôi cần biết rằng cái gì đó là một điều răn để nhận biết cái bổn phận của tôi thì đã được tôn giáo khải huyền (hay cần một sự khải huyền): Ngược lại những điều mà tôi có trách nhiệm phải biết trước đó là bổn phận hơn là thừa nhận như một điều răn thì đó chính là tôn giáo tự nhiên”10.

Khơi nguồn cho quan niệm của Kant, ông cho rằng: “Bản chất con người vốn ác” Nguồn gốc của cái ác trong bản tính con người được Kant lý giải như sau: “Khi chúng ta khảo cứu nguồn gốc hay căn nguyên của cái xấu, chúng ta thường không bắt đầu từ những điều mà vẫn còn đang ở dạng tiềm tàng (peccatum in potentia) hay còn ở dưới dạng khả năng mà thường phải xuất phát từ việc cái xấu đã hiển hiện chứa đựng trong các hành vi, từ trong tiềm tàng cái mà dẫn tới hành vi võ đoán hay tùy hứng Khi ta truy tìm nguồn gốc lý trí của một hành vi xấu nào đó thì cần xem xét lý do liệu có phải người ta từ chỗ tình trạng vô tội rơi vào hành vi xấu đó hay không”11 Theo Kant, con người khi sinh ra chưa phải là ác mà có khả năng làm điều ác Nghĩa là tính ác của con người nó là thứ tiềm tang sâu trong con người chứ không hiện 10 I.Kant, Tôn giáo chỉ có trong giới hạn đơn thuần của lý tính Trong: I.Kant, Các tác phẩm, t.IV, Hiệp hộixuất bản sách khoa học, Darmstadt, 1983, tr.822 (Nguồn đoạn trích từ bài viết: Triết học tôn giáo của I.kant -tác giả PGS.TS Nguyễn Quang Hưng, khoa Triết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội)

11 I.Kant, Tôn giáo chỉ có trong giới hạn đơn thuần của lý tính Trong: I.Kant, Các tác phẩm, t.IV, Hiệp hộixuất bản sách khoa học, Darmstadt, 1983, tr.690 (Nguồn đoạn trích từ bài viết: Triết học tôn giáo của I.kant -tác giả PGS.TS Nguyễn Quang Hưng, khoa Triết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội)

Trang 10

hữu Và nếu muốn trở thành người tốt thì chúng ta cần chống lại kẻ thù của cái tốt, cái thiện đó là cái ác Nhưng chúng ta lại phải sống trong một xã hội là có luật pháp, quy tắc xã hội, phong tục tập quán gọi là những ràng buộc đối với việc thực hiện hành vi của chúng ta, ràng buộc chúng ta với tự do Nếu muốn giải quyết việc hướng tới tự do đó, thì con người chúng ta không còn cách nào khác đó là tạo ra một niềm tin, thiết lập một điểm tựa Điểm tựa này như là ý chí của thần thánh, dùng để liên kết mọi người lại cùng một tập hợp, một khối thống nhất và đoàn kết Và lúc này, con người có niềm tin vào nơi thần thánh, hay nói cách cách khác, thần thánh làm cho chúng ta có niềm tin vào đó Dù thế nào, thì khi muốn hướng tới một cái gì về đạo đức thì chúng ta cần có niềm tin vào Thượng đế, tin rằng Thượng đế soi sáng và ban phát cho chúng ta những điều tốt đẹp, định hướng những hành vi của con người chúng ta Giáo hội là cái tên có thể dùng cho một tổ chức để quy tập tất cả chúng ta, và chúng ta có niềm tin trong đó Đồng thời, ông cũng nhận định rằng, bản thân mỗi con người chúng ta chính là lực cản lớn nhất cho việc hướng thiện, nghĩa là để hướng đến cái đạo đức thì phải vượt qua chính bản thân mình Quan điểm này của Kant đồng nhất với quan điểm trong Phật giáo; Một trong 14 điều răn của Phật là: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” Theo Kant cũng vậy, kẻ thù lớn nhất của cái xấu chính là con người chúng ta Con người phải thoát ra khỏi cái trạng thái tự nhiên về mặt đạo đức để có thể trở thành một bộ phận trong cuộc sống đạo đức chung.

Niềm tin của con người được Kant chia thành hai loại Một là niềm tin cưỡng chế, niềm tin này rất phong phú, ở mỗi giáo hội khác nhau thì sẽ khác nhau như: Hồi giáo, Kito giáo, Phật giáo Nhưng quan trọng nhất là niềm tin đạo đức, niềm tin này nhằm đến cứu lấy những con người, hướng đến sự thanh thảnh, yên lòng của con người Niềm tin đạo đức này xuất hiện khi con người cảm thấy bất lực trước những điều thiện, không có khả năng kháng cự chống đỡ, dễ dẫn đến những hành động, hành vi sai trái, phi đạo đức Khi đó,

Ngày đăng: 22/04/2024, 11:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan