Dự Án nhà máy sản xuất than sinh học

66 0 0
Dự Án nhà máy sản xuất than sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline: 0918755356 - 0936260633 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN - Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng - Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn dự án đầu tư - Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư - Tư vấn giấy phép môi trường - Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án - Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - Tư vấn các thủ tục môi trường Website: http://lapduandautu.com.vn/ Website: http://www.lapduan.com.vn/ Homepage: http://duanviet.com.vn/ Email: lapduanviet@gmail.com Hotline: 0918755356 - 0903034381 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Địa Chỉ: 28B Mai Thị Lựu - Phường Đakao – Quận 1 – Tp. HCM Dự Án Việt – nơi bắt đầu của những thành công vượt bậc!

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THAN SINH HỌC

Địa điểm:

, tỉnh Nghệ An.

Trang 2

DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THAN SINH HỌC

Địa điểm:, tỉnh Nghệ An.

CHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG

Giám đốc

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 8

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 9

5.1 Mục tiêu chung 9

5.2 Mục tiêu cụ thể 9

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 11

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 11

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 11

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 12

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 14

2.1 Nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam 14

2.2 Than sinh học 15

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 16

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 16

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 18

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 21

4.1 Địa điểm xây dựng 21

Trang 4

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 23

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 23

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 23

2.1 Quy trình sản xuất than sinh học 23

2.2 Hệ thống xử lý khói bụi 27

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 29

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 29

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 29

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 29

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 29

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 29

2.1 Các phương án xây dựng công trình 29

2.2 Các phương án kiến trúc 30

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 31

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 31

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 31

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 33

I GIỚI THIỆU CHUNG 33

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 33

III SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 34

IV NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 35

4.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 35

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 36

V PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 40

Trang 5

VI BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 40

6.1 Giai đoạn xây dựng dự án 40

6.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 46

VII KẾT LUẬN 48

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 49

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 49

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 51

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 51

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 52

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 52

2.4 Phương ánvay 52

2.5 Các thông số tài chính của dự án 53

KẾT LUẬN 56

I KẾT LUẬN 56

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 56

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 57

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 57

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 58

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 59

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 60

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 61

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 62

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 63

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 64

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 65

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:

Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:

“Nhà máy sản xuất than sinh học”

Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Nghệ An.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 10.000,0 m2 (1,0 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 17.911.110.000 đồng

(Mười bảy tỷ, chín trăm mười một triệu, một trăm mười nghìn đồng)

Trong đó:

+ Vốn tự có (60%) : 10.746.666.000 đồng + Vốn vay - huy động (40%) : 7.164.444.000 đồng Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Sản xuất than sinh

I SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Nguồn nguyên liệu hóa thạch trên trái đất đang ngày càng khan hiếm và chúng trở nên càng đắt đỏ, từ đó chi phí sản xuất nhiên liệu cũng như phân bón cũng tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá lương thực thế giới Loài người đang đối mặc với nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực trước tình trạng giá lương thực cao và nguồn cung đáp ứng không đủ nhu cầu.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng từ khí thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt quá lớn, khai thác tài nguyên

Trang 7

đất cạn kiệt dẫn đến bạc màu, xói mòn dẫn tới năng suất nông nghiệp giảm sút, diện tích trồng trọt thu hẹp do hiện tượng sa mạc hóa.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm,thức ăn, phân bón hóa chất độc hại cho cây trồng và vật nuôi để tăng năng suất đã và đang làm gia tăng các bệnh tật nguy hiểm ở con người, suy giảm tuổi thọ, nòi giống.

Đối mặt với các vấn đề như vậy thì việc thế giới ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống, đến môi trường sạch, an toàn là điều tất yếu Và cuộc cách mạng xanh lần thứ 3 diễn ra chỉ còn là vấn đề về thời gian, trong đó lựa chọn ưu tiên số 1 đó là than sinh học (Biochar).

Lợi ích từ việc sử dụng than sinh học

Than sinh học (biochar) là loại than được hình thành khi nhiệt phân các chất hữu cơ ở nhiệt độ khoảng (400 – 500) độ C trong điều kiện yếm khí Thuật ngữ biochar trở nên thông dụng trong ngành nông nghiệp để chỉ loại than được tạo ra từ các loại chất thải hữu cơ trong sản xuất nông lâm nghiệp như trấu, rơm rạ, thân cà lá cây, vỏ hạt cà phê, đậu đỗ, cùi bắp, mùn cưa, phoi bào, gỗ vụn… với cấu trúc cacbon xốp tồn tại bền vững và có tác dụng tăng độ phì nhiêu cho đất đặc biệt với các loại đất nghèo, đất axit (độ pH thấp).

Theo ông Nguyễn Hà Huế - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT), than sinh học được tạo ra từ các loại phế, phụ phẩm trong nông nghiệp Tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu này rất dồi dào, khoảng trên 120 triệu tấn/năm nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để.

Việc ứng dụng than sinh học tại Việt Nam sẽ giúp hướng đến mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải nhà kính 10% so với năm 2020”, cùng với đó là thúc đẩy thương mại hóa công nghệ nhiệt phân tại Việt Nam, chuyển đổi chất thải nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê) thành năng lượng sạch và than sinh học có giá trị cao.

Trang 8

Than sinh học còn được mệnh danh là “vàng đen” vì những tác dụng quý báu của nó đối với nông nghiệp và môi trường Với đặc tính như một bể chứa Cacbon tự nhiên, than sinh học giúp cô lập và giữ khí CO2 trong đất và đặc tính xốp giúp đất giữ nước, dưỡng chất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho đất Khi chôn dưới đất, sau phân hủy sẽ cho ra một loại phân bón hữu cơ, đây là một loại phân bón tốt và thân thiện môi trường Bên cạnh đó, than sinh học còn có tác dụng khử mùi và khử trùng hoặc có thể sử dụng kết hợp với chế phẩm vi sinh để làm lớp thảm sinh học cho các trại chăn nuôi gia cầm.

Theo đó, than sinh học có đặc tính là cải thiện dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng; đẩy mạnh quá trình rửa trôi muối, ức chế sự xâm nhập của Na+ cải thiện và phục hồi đất nhiễm mặn, tăng sức chống chịu của cây trồng; tăng giữ nước, giữ dinh dưỡng trong đất Đồng thời, việc sử dụng than sinh học trong trồng trọt cho thấy việc bón phân than sinh học sản xuất từ nguồn phụ phẩm rơm rạ, trấu, lõi bắp, thân, lá, cành các loại cây trồng… có sẵn làm tăng độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng và giảm chi phí đầu tư phân bón, góp phần giảm phát thải nhà kính

Hiện nay, nguồn nguyên liệu sản xuất than sinh học ở Việt Nam rất phong phú và giá thành rẻ như: Xương động vật, vỏ cua, vỏ ốc hến, tro bếp, xác của các loại động thực vật, các loại cây thủy sinh (tảo, bèo ), vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ đậu phụng, bã mía, vỏ dừa, vỏ ca cao cho đến cây tre, lau sậy, phế thải từ khai thác rừng, cùng rất nhiều các chất thải xanh khác Tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú, sẵn có, rẻ tiền, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước dựa trên yếu tố cạnh tranh về chi phí.

Vì vậy, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tham vấn từ các chuyên gia,

nhà khoa học, Công ty chúng tôi xin được đề xuất thực hiện dự án“Nhà máy

tỉnh Nghệ Anlà hướng đi đúng để phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp sản xuấtnói chung và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng.

Trang 9

hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021.

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIII.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Nhà máy sản xuất than sinh học” theohướng chuyên

nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm than sinh học chất lượng, có năng suất, hiệu

Trang 10

quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhcông nghiệp sản xuất than,phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực huyện Đô Lương.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Nghệ An.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

III.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhcông nghiệp sản xuấtchuyên nghiệp, hiện đạigóp phần cung cấp sản phẩmthan sinh họcchất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.

 Cung cấp sản phẩm than sinh học cho thị trường khu vực tỉnh Nghệ An và

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Nghệ Annói chung.

Trang 11

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

DỰ ÁN

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý

Nghệ An là một tỉnh ven biển nằm ở gần cực bắc khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lãnh thổ lớn nhất Việt Nam.

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.

Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Phía đông giáp Biển Đông

Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào

Trang 12

Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.Tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 419 km trên bộ và đường bờ biển ở phía đông dài 82 km.

Địa hình

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.

Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

Kinh tế

Tăng trưởng kinh tế năm 2022 của tỉnh Nghệ An ước đạt 9,08%, là mức tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 22 của cả nước Đây là mức tăng cao nhất trong 12 năm qua, từ 2011 đến 2022 Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, như khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, năm 2022 đã bật dậy mạnh mẽ Điều này cho thấy sự tăng trưởng khá đồng đều và toàn diện của kinh tế tỉnh Nghệ An.

Trong mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,78%, đóng góp 11,43% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,96%, đóng góp 37,69%; khu vực dịch vụ tăng 10,77%, đóng góp 49,67%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,13%, đóng góp 1,21%.

Trang 13

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 năng suất và sản lượng lúa giảm do lúa vụ Xuân bị sâu bệnh, tuy nhiên hầu hết sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu khác đều tăng khá, ngành chăn nuôi, lâm nghiệp phát triển ổn định nên tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt khá Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 4,16%, đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp tăng 9,07% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,18 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 5,22%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2022 tăng 13,87% so với năm trước, đóng góp 2,37 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,65%, đóng góp 1,19 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 33,74%, đóng góp 1,06 điểm phần trăm; khai khoáng tăng 8,11%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm trong mức tăng chung Ngành xây dựng tăng 7,45%, cao hơn mức tăng 5,46% của năm 2021, đóng góp 1,06 điểm phần trăm.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng vượt trội so với năm 2021 nhờ vào sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động du lịch trong nước, quốc tế dần khôi phục mạnh mẽ và sôi động trở lại Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong năm 2022 đạt 10,77%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 3,05% của năm 2021 Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2022 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 18,67% so với cùng kỳ, đóng góp 1,08 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 14,57%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 39,43%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,64%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,03%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 30,39%; khuvực dịch vụ chiếm 41,80%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,78%.

Dân cư

Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh Cùng thời điểm này, Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.

Trang 14

Qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra, tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, tỉnh Nghệ An có 848.977 hộ với 3.327.791 người và là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước Như vậy, sau 10 năm từ 2009 đến 2019, dân số tỉnh Nghệ An đã tăng 415.750 người (dân số năm 2009 là 2.912.041 người), tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,33%.

Dân cư ở Nghệ An phân bố không đồng đều, tại khu vực các huyện đồng bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai có mật độ cao, hơn 500 người/km² Đối với các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ thì mật độ dân số trung bình khá đông, khoảng 130-250 người/km², nhưng ở những huyện này mật độ cao chỉ tập trung ở các khu vực thung lũng, các nơi ở sâu trong núi thì rất thưa thớt Các huyện phía Tây có mật độ trên dưới 50 người/km² như: Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đều có mật độ dân số rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn Trong số các huyện đồng bằng ven biển thì huyện Diễn Châu là đông dân nhất, Thanh Chương là huyện miền núi có dân số lớn nhất, là huyện miền núi duy nhất ở Việt Nam có dân số vượt ngưỡng hơn 250.000 người Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 đạt 33%.

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNGII.1 Nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam

Bộ Công Thương mới đây đã đưa ra dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam.

Theo thông tin tại dự thảo này, với nhu cầu sử dụng than tiếp tục tăng, đạt đỉnh vào 2030-2035, Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.

Số liệu cho thấy than tiêu thụ trong nước tăng nhanh từ 27,8 triệu tấn năm 2011 (chiếm 62,2% tổng lượng than tiêu thụ) lên 38,77% triệu tấn năm 2015 (chiếm 96,8%) và khoảng 53,52 triệu tấn năm 2021 (chiếm 96,7%).

Như vậy, khối lượng than tiêu thụ hiện nay tăng gấp trên 2 lần so với năm 2011; trong đó, chủ yếu là than cho sản xuất điện có tốc độ tăng trưởng lớn, gần 4 lần và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các hộ tiêu thụ than.

Bộ Công Thương dự báo Việt Nam là nước đang phát triển, do đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp, trong đó có than thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao đạt

Trang 15

Theo dự báo, nhu cầu than sẽ ngày càng tăng cao đến năm 2035 từ 94-127 triệu tấn/năm, chủ yếu do sự gia tăng nhu cầu cho sản xuất điện và các ngành kinh tế như xi măng, luyện kim, hóa chất, sau đó sẽ giảm dần còn từ 73-76 triệu tấn vào năm 2045.

Trong khi đó, than thương phẩm sản xuất trong nước chỉ duy trì khoảng 45-47 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn 42-44 triệu tấn/ năm vào 2045.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất, dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50-83 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn khoảng 32-35 triệu tấn vào năm 2045.

Bộ Công Thương nhận định tiềm năng tài nguyên than là có hạn, mức độ thăm dò hạn chế; điều kiện khai thác ngày càng khó khăn do khai thác xuống sâu, đi xa hơn dẫn đến chi phí sản xuất than và giá thành sản phẩm than tăng cao.

Bên cạnh đó, ngành than không thể gia tăng đột biến sản lượng khai thác và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên

II.2 Than sinh học

Theo IBI, tính đến cuối 2013 có gần100 viện nghiên cứu trên thế giớitập trung nghiên cứu than sinh học Các hoạtđộng nghiên cứu và triển khai về than sinh học phát triển mạnh ở các viện nghiêncứu và trường đại học có thể nhậnbiết qua số lượng các tài liệu về than sinh học gia tăng nhiều trong những năm gầnđây, đồng thời số tham khảotài liệu liên quan đến than sinh học cũng giatăng mạnh.

Trang 16

Bảng xu hướng nghiên cứu về than sinh học.

Theo thống kê năm 2020, trên toàn cầu có hàng nghìn nhà máy sản xuất và cung ứng sản phẩm than sinh học, trong đó nước Mỹ có 135 nhà máy, sản xuất ra 45.000 tấn than sinh học/năm, Trung Quốc 110 nhà máy, sản xuất ra 200.000 tấn/năm Tại Việt Nam có khoảng hơn 100 công ty hiện đang áp dụng công nghệ nhiệt phân để sản xuất sản phẩm than sinh học phục vụ xuất khẩu hoặc sản xuất phân bón

Sử dụng than sinh học là xu hướng của thế giới và là một trong những chiếnlược mới nhằm chống lại sự cạn kiệt của nguồn đất, giúp việckhôi phục và giữ lại carbon trong lòng đất, đồng thời giảmthiểu đáng kể lượng CO2 cho 1.000 năm tới và nhiều hơn nữa.

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

4 Trạm biến áp, máy phát điện 20,0 1 20,0 m2

5 Giao thông nội bộ, sân bãi 3.000,0 - - m2

Trang 18

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)

Trang 19

IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng1.268.166

1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,757 (GXDtt+GTBtt) *ĐMTL% 108.756 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,261 (GXDtt+GTBtt) *ĐMTL% 181.164

5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,098 (GXDtt+GTBtt) *ĐMTL% 14.079 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,281 (GXDtt+GTBtt) *ĐMTL% 40.370

V Chi phí vốn lưu độngTT936.000

Trang 20

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 21

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Nhà máy sản xuất than sinh học” được thực, tỉnh Nghệ An.

Vị trí thực hiện dự án

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

TTNội dungDiện tích (m2)Tỷ lệ (%)

Tổng cộng10.000100,00%

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Vị trí thực hiện dự án

Trang 22

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

4 Trạm biến áp, máy phát điện 20,0 1 20,0 m2

5 Giao thông nội bộ, sân bãi 3.000,0 - - m2

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆII.1 Quy trình sản xuất than sinh học

Trang 23

Sơ đồ sản xuất than sinh học

Bước 1: Tuyển chọn nguyên liệu

Nguyên liệu để sản xuất than sinh học được tuyển chọn từ nguồn phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp như: vỏ trấu, vỏ dừa, tre, gỗ, mùn cưa,… Tiếp đến, nguyên liệu được chuyển qua bộ phận sàng lọc cơ bản để loại bỏ các tạp chất, tránh ảnh hưởng tới chất lượng mẻ than

Bước 2: Quá trình than hóa

Dây chuyền thiết bị sản xuất than sinh học hoàn toàn liên tục

Nguyên liệu sau khi được sàng lọc kỹ lưỡng và đạt đủ điều kiện để sản xuất than sinh học sẽ được cho vào lò nung đốt liên tục Lò nung sẽ gia nhiệt, sử dụng nhiệt năng phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong vật chất, biến chúng về dạng carbon và làm bay hơi bớt các hợp chất hữu cơ để tạo lỗ xốp cho than.

Trang 24

Môi trường nung diễn ra trong điều kiện thiếu không khí, nhiệt cao từ 400 – 600 độ C và diễn ra trong 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi nước có trong nguyên liệu, giúp nguyên liệu khô đều Nếu sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi khô hoặc sấy khô trước thì quá trình than hóa sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn và tăng hiệu quả của mẻ than thành phẩm.

– Giai đoạn 2: Sau khi nước đã bay hơi hết ra khỏi nguyên liệu, các hợp chất hữu cơ hấp thu nhiệt lớn, diễn ra phản ứng phân hủy, biến đổi công thức và bắt đầu giải phóng khí.

– Giai đoạn 3: giai đoạn carbon hóa Nguyên liệu được đưa về dạng carbon, các chất hữu cơ nhẹ bay hơi ra khỏi vật chất rắn, tạo thành những lỗ hổng (lỗ xốp) trong nguyên liệu, trở thành than sinh học.

Sau khi nguyên liệu đã biến đổi hoàn toàn thành than sinh học, quá trình nhiệt phân kết thúc Đợi than hạ nhiệt có thể lấy nguyên liệu ra và để nguội.

Trang 25

Thiết bị sản xuất than sinh học hoàn toàn liên tục

Sản phẩm thu được của quá trình sản xuất than sinh học đó chính là than sinh học chất lượng cao, màu sắc đen đồng đều, ít lẫn tạp chất Các thành phần của than không bị ảnh hưởng, chỉ thấy sự thanh đổi mạnh của cấu trúc, ảnh hưởng tới độ xốp Vật chất sau khi nhiệt phân trở thành carbon, không phải dạng gỗ

Trang 26

Than sinh học thành phẩm (làm từ nguyên liệu vỏ dừa)

Than sinh học làm từ mùn cưa

Trang 27

II.2 Hệ thống xử lý khói bụi

Hệ thống xử lý khói bụiCyclone

Tại dự án này, chúng tôi sử dụng hệ thống xử lý khói bụi Cyclone để xử lý khói bụi trong quá trình sản xuất than sinh học Cyclone là thiết bị lọc bụi hình trụ tròn, trong đó hình thành lực ly tâm để tách bụi ra khỏi không khí Thân hình trụ là phần chính của cyclone, nơi diễn ra sự thu gom bụi và tách không khí sạch Hệ thống hút bụi cyclone được sử dụng phổ biến để xử lý bụi có đường kính ≥5μm, chịu được khí thải có áp suất, độ mài mòn và nhiệt độ cao.m, chịu được khí thải có áp suất, độ mài mòn và nhiệt độ cao.

Hệ thống xử lý bụi cyclone có kết cấu đơn giản, giá thành thấp, độ bền cao, hiệu quả lọc bụi đạt từ 75 - 90%.

Hệ thống chuyên dùng để hút bụi trong các ngành công nghiệp chế biến gỗ, xi măng, gốm sứ, than đá, giấy… và những ngành sản xuất có quá trình, đập, nghiền, sàng phát sinh ra bụi.

Trang 28

Các thành phần của hệ thống hút bụi cyclone bao gồm: - Quạt ly tâm

- Hệ thống ống dẫn theo các phương tiếp tuyến - Các ống dẫn vào theo đường ống xoắn

- Van xả bụi.

- Bồn chứa bụi

Trang 29

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

I.1 Chuẩn bị mặt bằng

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.

I.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.

I.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHII.1 Các phương án xây dựng công trình

4 Trạm biến áp, máy phát điện 20,0 1 20,0 m2

5 Giao thông nội bộ, sân bãi 3.000,0 - - m2

Trang 30

Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.

II.2 Các phương án kiến trúc

Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án Cụ thể các nội dung như:

1 Phương án tổ chức tổng mặt bằng.

2 Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng 3 Thiết kế các hạng mục hạ tầng.

Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:

 Hệ thống giao thông

Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.

 Hệ thống cấp nước

Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.

 Hệ thống thoát nước

Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.

 Hệ thống xử lý nước thải

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý hiện đại, tiết kiệm diện tích, đạt chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống tiếp nhận.

 Hệ thống cấp điện

Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án Căn cứ vào nhu cầu sử dụng

Trang 31

điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆNIII.1 Phương án tổ chức thực hiện

Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động.

Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này.

Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)

2 Nhân viên kỹthuật 1 10.000 120.000 25.800 145.800 3 Nhân viênvăn phòng 4 8.000 384.000 82.560 466.560 4 Nhân viên sảnxuất 12 7.000 1.008.000 216.720 1.224.720 5 Bảo vệ, tạp vụ 2 6.500 156.000 33.540 189.540

Cộng20164.000 1.968.000423.120 2.391.120

III.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý

Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư.

Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:

+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng

+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng.

Trang 32

STTNội dung công việcThời gian

1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý II/2023 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ

3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý III/2023 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng

5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý I/2024 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê

7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép

8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng

Quý III/2024 đến Quý

II/2025

Trang 33

CHƯƠNG I ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I GIỚI THIỆU CHUNG

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Nhà máy

sản xuất than sinh học ”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực

ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

Ngày đăng: 22/04/2024, 09:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan