báo cáo đánh giá tác động môi trường titan thiện ái 2

252 0 0
báo cáo đánh giá tác động môi trường titan thiện ái 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục I của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản pháp luật liên quan, chủ dự án đã phối hợp với đơn

Trang 3

1.1 Thông tin chung về dự án 7

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư 9

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch phát triển tỉnh, các quy định khác 9

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 10

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 10

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 12

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 13

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 14

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 14

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 17

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 17

5.4 Các công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 24

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 28

CHƯƠNG 1 : THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 30

1.1 Thông tin về dự án 30

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 41

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 44

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 51

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 60

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 62

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI và hiện trạng môi trường KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 65

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 65

Trang 4

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực

hiện dự án 84

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 86

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 88

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng (XDCB) 88

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 88

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 146

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 149

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 151

4.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường 151

4.2 Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường 158

4.3 Kế hoạch thực hiện 164

4.4 Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 167

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 179

5.1 Chương trình quản lý môi trường 179

5.2 Chương trình giám sát môi trường 182

CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN 187

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 188

Trang 5

DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo 16

Bảng 1.2 Tổng quy hoạch mặt bằng của dự án 20

Bảng 1 3: Thống kê tóm tắt các hoạt động và tác động tới môi trường của dự án 21

Bảng 1 4: Tóm tắt quy mô, tính chất các chất thải phát sinh tại dự án 21

Bảng 1.5 Tọa độ các điểm góc diện tích khai thác 30

Bảng 1.6 Trữ lượng địa chất trong tầng cát xám 37

Bảng 1.7 Trữ lượng địa chất trong tầng cát xám 38

Bảng 1.8 Trữ lượng khai thác của dự án 38

Bảng 1.9 Trữ lượng để lại trong bờ dừng 38

Bảng 1.10: Tổng hợp trữ lượng tại mỏ 39

Bảng 1.11 Chỉ tiêu về trữ lượng khai trường 39

Bảng 1 12: Bảng so sánh Quy mô dự án sau khi nâng công suất 40

Bảng 1.13: Các thông số của biên giới khai trường 41

Bảng 1 14 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 45

Bảng 1 15 Bảng nhu cầu điện sinh hoạt tại mỏ 45

Bảng 1.16 Bảng nhu cầu điện cho sản xuất tại mỏ 45

Bảng 1 17 Nhu cầu sử dụng nước sản xuất 48

Bảng 1.18 Thông số hồ chứa nước tạm 51

Bảng 1.19 Bảng chia khoảnh khai thác 52

Bảng 1.20 Bảng tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác 53

Bảng 1 21 Bảng tổng hợp khối lượng cát thải hàng năm 59

Bảng 1.22 Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tại dự án 60

Bảng 1.23 Tiến độ thực hiện dự án dự kiến 62

Bảng 1.24 Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án 63

Bảng 1.25 Biên chế lao động khi mỏ nâng công suất 64

Bảng 2.1 Thống kê kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý trong TQ 1 (Cát xám) 68

Bảng 2.2 Thống kê kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý trong TQ 2 (Cát đỏ) 69

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Đơn vị tính: 0C) 71

Bảng 2 2: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (Đơn vị tính: %) 72

Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (Đơn vị tính: mm) 72

Bảng 2.4: Lượng mưa các tháng trong năm 73

Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2021 77

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2022 77

Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất năm 2021 78

Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất năm 2022 78

Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước tại moong sau tuyển quặng năm 2021 79

Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại moong sau tuyển quặng năm 2022 79

Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại moong sau tuyển quặng năm 2023 80

Bảng 2.9 Kết quả đo giá trị mức phông phóng xạ năm 2021 80

Bảng 2.10 Kết quả đo giá trị mức phông phóng xạ năm 2022 81

Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả đo giá trị mức suất liều phóng xạ 82

Bảng 2.12 Các đặc trưng thống kê của giá trị suất liều bức xạ gamma đo được tại khu vực bên trong và bên ngoài khu vực mỏ tại thời điểm hiện tại 83

Bảng 3.1: Các tác động chính, đối tượng, quy mô bị tác động giai đoạn vận hành 89

Bảng 3.2: Tải lượng bụi phát sinh do hoạt động xúc bốc 90

Bảng 3.3 Hệ số ô nhiễm từ quá trình vận chuyển (kg/kmvc) 91

Bảng 3.4 Tải lượng bụi từ hoạt động vận chuyển trong giai đoạn vận hành 91

Trang 7

Bảng 3.5 Nồng độ bụi lan truyền theo hướng gió 92

Bảng 3.6: Nguồn phát sinh khí ô nhiễm 92

Bảng 3.7 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí 93

Bảng 3.8: Dự tính lượng rác thải phát sinh lớn nhất tại mỏ 94

Bảng 3.9: Dự tính khối lượng chất thải có thể phát sinh lớn nhất 95

Bảng 3.10: Dự tính lượng CTNH lớn nhất phát sinh tại dự án trong giai đoạn vận hành 96

Bảng 3.11: Dự tính lượng sinh khối phát quang 97

Bảng 3.12: Lượng nước mưa rơi vào khu vực dự án 99

Bảng 3.13: Tải lượng các chất ô nhiễm chính có trong nước thải sinh hoạt 102

Bảng 3.14: Lượng NTSH phát sinh trong giai đoạn vân hành 102

Bảng 3.15 Nồng độ các chất ô nhiễm NTSH trong giai đoạn vận hành 102

Bảng 3.16: Độ ồn dự tính tại khu vực khai thác 103

Bảng 3.17: Mức ồn suy giảm theo khoảng cách 105

Bảng 3.18: Đặc tính rung của các loại phương tiện, thiết bị 105

Bảng 3.19 Kết quả đánh giá liều chiếu xạ hàng năm đối với nhân viên làm việc tại khu vực khai thác và tuyển thô và đối với người dân sống gần đó 117

Bảng 3.20 Bảng thống kê khả năng thu gom xử lý NTSH 126

Bảng 3.21 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 146

Bảng 3.22 Các hạng mục công trình BVMT điều chỉnh, thay đổi so với ĐTM 147

Bảng 3.23 Dự toán kinh phí thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 147

Bảng 3.24 Dự toán chi phí hoạt động bảo vệ môi trường 148

Bảng 4.1: Chi phí cải tạo PHMT theo PA1 153

Bảng 4.2: Kết quả tính toán chỉ số Ip theo PA1 153

Bảng 4.3: Diện tích cải tạo mặt bằng theo PA2 154

Bảng 4.4: Chi phí cải tạo PHMT theo PA2 154

Bảng 4.5: Kết quả tính toán chỉ số Ip theo PA2 155

Bảng 4.6 Bảng so sánh các tiêu chí lựa chọn phương án 155

Bảng 4 7: Dự tính lượng cây trồng trên diện tích đã được san gạt 159

Bảng 4.8: Bảng các hạng mục công trình phụ trợ tháo dỡ 160

Bảng 4.9: Thống kê các khối lượng tháo dỡ các công trình dân dụng 161

Bảng 4.10: Tổng hợp khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường 162

Bảng 4.11: Nhu cầu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu 163

Bảng 4.12: Bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của mỏ 165

Bảng 4.13: Bảng mức hao phí nhân công trồng 01 ha cây phi lao 168

Bảng 4.14: Chi phí nhân công trồng cây phi lao (đ/cây) 169

Bảng 4.15: Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Phi lao 170

Bảng 4.16: Định mức dụng cụ thủ công trồng 1.000 cây phi lao 170

Bảng 4.17: Tổng hợp chi phí trồng cây Phi lao 171

Bảng 4.18 Bảng dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường 174

Bảng 4.19: Chi phí dự phòng cho các yếu tố khối lượng phát sinh 177

Bảng 4.20: Tổng hợp dự toán công trình cải tạo, phục hồi môi trường không bao gồm yếu tố trượt giá 177

Bảng 4.21: Số tiền công ty đóng ký quỹ hằng năm chưa tính đến yếu tố trượt giá 178

Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 180

Bảng 5.2: Vị trí lấy mẫu giám sát không khí giai đoạn vận hành 182

Bảng 5.3: Vị trí lấy mẫu giám sát nước thải sản xuất giai đoạn vận hành 182

Bảng 5.4: Vị trí lấy mẫu giám sát nước ngầm 183

Bảng 5.5: Vị trí lấy mẫu giám sát không khí giai đoạn CTPHMT 185

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí địa lý dự án 33

Hình 1.2: Vị trí các hộ dân so với khu vực dự án 36

Hình 1 3 Sơ đồ cân bằng nước 49

Hình 1.4 Sơ đồ dẫn nước từ kênh thủy lợi về moong khai thác 50

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ tuyển trọng lực tại mỏ 54

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ khai thác dùng bơm hút quặng trực tiếp, tuyển vít xoắn (đặt trong moong khai thác), thải bằng bơm bùn 55

Hình 1 7 Sơ đồ công nghệ tuyển thô 56

Hình 3.1: Các vị trí điểm giao thông bị tác động nhiều nhất 110

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn 124

Hình 3.3: Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt 125

Hình 3.4: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 125

Hình 3.5: Sơ đồ tuần hoàn nước tuyển thô 127

Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 149

Hình 4.1: Sơ đồ quản lý công tác cải tạo, phục hồi môi trường 164

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Mỏ titan - zircon tại khu vực Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nằm trong Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 của Chính phủ theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013

Ngày 30 tháng 01 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép thăm dò khoáng sản số 186/GP-BTNMT cho phép Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh thăm dò sa khoáng titan - zircon Thiện Ái 2

Trên cơ sở trữ lượng đã được phê duyệt theo quyết định số 670/QĐ- HĐTLKS ngày 29/07/2009 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản "V/v phê duyệt trữ lượng khoảng vật quặng titan – zircon trong Báo cáo thăm dò sa khoáng titan-zircon Thiện Ái 2, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận" (trong tầng cát xám)

Ngày 20/01/2011, Mỏ titan - zircon tại khu vực Thiện Ái 2 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác số 91/GP-BTNMT cho Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh; diện tích khu vực khai thác 64,5 ha; cote khai thác đến +40m (mức khai thác thấp nhất); trữ lượng được phép khai thác: 44.617 tấn khoáng vật nặng; khối trữ lượng khai thác: khối 1-121, 1-122, 2-122, 3-122 và 4-122; công suất khai thác: 3.186,93 tấn/năm; thời hạn giấy phép khai thác 14,5 năm, kể từ ngày ký giấy phép

Mỏ hoạt động khai thác từ năm 2013 đến năm 2022 với sản lượng đã khai thác là: 20.525 tấn khoáng vật nặng Trữ lượng còn lại theo Giấy phép khai thác số 91/GP- BTNMT ngày 20/01/2011 là 24.092 tấn khoáng vật nặng

Trong quá trình khai thác, Công ty đã phát hiện ở phần đáy của các moong khai thác là lớp cát màu vàng, đỏ nhạt đến đỏ tươi bị nén ép khá chặt có quặng sa khoáng với hàm lượng tương đối đồng đều

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng trữ lượng của mỏ và không bỏ sót tài nguyên, ngày 20/05/2015 Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh đã có công văn số 16 CV/CTY-KS báo cáo Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về hiện trạng mỏ đang khai thác và xin được thăm dò nâng cấp trữ lượng, nhằm khai thác phần quặng sa khoáng nằm trong tầng cát đỏ trên diện tích mỏ đã được cấp phép Ngày 30/7/2015, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có Công văn số 2183/ĐCKS-KS, về việc cho phép Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh triển khai thăm dò nâng cấp trữ lượng khối tài nguyên titan sa khoáng nằm trong ranh giới, độ sâu (đến mức + 40m) mỏ Thiện Ái 2, tỉnh Bình Thuận đã được cấp phép khai thác cho Công ty theo giấy phép số 91/GP-BTNMT ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và

Trang 10

văn số 2837/ĐCKS-KS ngày 08/10/2015 của Tổng cục Địa chất và Khoảng sản Việt Nam về việc thăm dò nâng cấp trữ lượng quặng titan trong diện tích mỏ đã được cấp phép khai thác

Kết quả thăm dò nâng cấp được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia thẩm định và phê duyệt trữ lượng khoảng sản tại Quyết định số 1019/QĐ-HĐTLQG ngày 12/5/2016, với trữ lượng tổng khoảng vật quặng cấp 121+122 là 219.800 tấn khoáng vật nặng (gọi là trữ lượng mới) Như vậy hiện nay tổng trữ lượng cũ và thăm dò mới là 243.892 tấn khoáng vật nặng

Quyết định số 1019/QĐ-HĐTLQG ngày 12/05/2016 của Hội đồng đánh giá trữ lượng về việc “Phê duyệt trữ lượng khoáng sản quặng Titan – Zircon trong Báo cáo kết quả thăm dò mỏ Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” của Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh đến cote+40m

Hiện nay, căn cứ nhu cầu thị trường, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và căn cứ Phụ lục III.2 của quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh lập hồ sơ điều chỉnh công suất khai thác mỏ titan - zircon bằng phương lộ thiên tại khu vực Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là 10.000 tấn KVN/năm Để dự án được đi vào hoạt động, Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật với Đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh về việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên mỏ sa khoáng titan - zircon khu vực Thiện Ái 2 thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận công suất 10.000 tấn KVN/năm

Dự án thuộc loại hình nâng công suất Do vậy, căn cứ theo điểm a, khoản 4, điều 37, Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 và điểm a, khoản 2, điều 27, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường khi có sự thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường

Căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều 35, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi Trường

Theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục I của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản pháp luật liên quan, chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến thành lập báo cáo đánh giá tác động môi

trường của dự án “Dự án đầu tư nâng công suất khai thác sa khoáng titan – zircon mỏ

Thiện Ái 2 tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Công suất khai thác từ 3.186,93 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm” trên cơ sở báo cáo Nghiên cứu khả thi của dự án

để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt theo quy định

Trang 11

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án là UBND tỉnh Bình Thuận

Dự án đầu tư được Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh phê duyệt; Đơn vị cấp giấy phép khai thác khoáng sản là Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Điều 82, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch phát triển tỉnh, các quy định khác

Dự án đang hoạt động phù hợp với Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 của Chính phủ theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 (mục b, STT 1.X – Phụ lục III Danh mục các dự án khai thác titan giai đoạn đến năm 2030) Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trữ lượng và cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 91/GP-BTNMT ngày 20 tháng 01 năm 2011

Dự án nâng công suất nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ theo Quyết định số 866/2023/QĐ-TTg ngày 18/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ (mục b, số TT 9.2, phụ lục III.2 – Danh mục các dự án khai thác quặng Titan thời kỳ 2021 - 2030)

Dự án còn phù hợp với một số quy hoạch phát triển khác của tỉnh Bình Thuận như:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định 2532/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính Phủ

- Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Bắc Bình theo Quyết định số 199/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận ngày 30/01/2023

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận và quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của Chính Phủ là tập trung phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến sâu quặng sa khoáng titan Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Gắn khai thác với chế biến sâu theo kế hoạch, lộ trình phù hợp, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ môi trường, Thăm dò, khai thác quy mô lớn nguyên liệu quặng titan - zircon để cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu tại khu vực Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigmen, titan xốp, titan kim loại) theo hướng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường Hình thành ngành công

Trang 12

nghiệp khai khoáng titan - zircon tương xứng với tiềm năng tài nguyên Từng bước xây dựng Bình Thuận trở thành Trung tâm năng lượng và Trung tâm chế biến sa khoáng titan lớn của cả nước Đến 2020 từng bước hình thành ngành công nghiệp titan với các sản phẩm chế biến sâu từ xỉ titan trở lên Đến năm 2030 phát triển ngành công nghiệp titan ổn định và bền vững với trung tâm khai thác, chế biến quặng titan quy mô lớn công nghệ tiên tiến; tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm pigment, titan xốp, titan kim loại và titan hợp kim phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Như vậy, việc nâng công suất của mỏ Titan – Zircon Thiện Ái 2 của Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển của Chính phủ và địa phương, là điểm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu Titan tại địa phương và trong cả nước

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp luật Văn bản luật

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020

- Luật Thuỷ lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017;

- Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2017

- Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

Trang 13

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001;

Nghị định

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai

- Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC

- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành luật đất đai

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

Thông tư, Quyết định

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình - Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 Ban hành định mức xây dựng;

Trang 14

một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 2532/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Các văn bản do địa phương ban hành:

- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 30/01/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Bắc Bình

- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 30/01/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Bắc Bình

- Quyết định số 283/QĐ-SXD ngày 30/11/2022 của Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Quyết định số 284/QĐ-SXD ngày 30/11/2022 của Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận về việc công bố đơn giá ca máy và thiết bị thi công năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Quyết định số 870/TB-SXD ngày 05/04/2024 của Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận về việc công bố giá vật liệu xây dựng tháng 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

Môi trường nước

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

Môi trường không khí

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếp xúc tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi amiăng, bụi chứa silic, bụi không chứa silic, bụi bông và bụi than - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

Trang 15

- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

Quy chuẩn, TCVN các lĩnh vực khác

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất; - QCVN 09:2023/BTNTMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 01:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 04:2009/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;

- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- TCXD 13606:2023: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình, yêu cầu thiết kế;

- TCVN 5326:2008: Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định số 670/QĐ-HĐTLKS ngày 29/07/2009 của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt trữ lượng khoáng vật nặng titan – zircon trong “Báo cáo thăm dò sa khoáng titan - zircon Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

- Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 26/05/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

- Công văn số 400/VPCP-KTN ngày 19/01/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc cấp phép khai thác sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2, tỉnh Bình Thuận

- Giấy xác nhận số 04/GXN-STNMT ngày 16/03/2013 của Sở TNMT tỉnh Bình Thuận về việc xác nhận đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình

- Quyết định số 1019/QĐ-HĐTLKS ngày 12/05/2016 của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia về phê duyệt trữ lượng tổng khoáng vật nặng, khoáng vật nhóm titan và zircon theo “Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng quặng titan sa

Trang 16

khoáng trong diện tích được cấp phép khai thác theo Giấy phép số 91/GP-BTNMT ngày 20/01/2011 mỏ Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Báo cáo thăm dò sa khoáng titan - zircon Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2009

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2009

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2010

- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2010

- Báo cáo xác nhận đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2013

- Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng quặng titan sa khoáng trong diện tích được cấp phép khai thác theo Giấy phép số 91/GP-BTNMT ngày 20/01/2011 mỏ Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” Năm 2016

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư nâng công suất khai thác mỏ sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2023

- Kết quả phân tích, đo đạc chất lượng môi trường không khí, nước mặt thực hiện vào năm 2023

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nâng công suất khai thác sa khoáng titan – zircon mỏ Thiện Ái 2 tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Công suất khai thác từ 3.186,93 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm được Công ty phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh triển khai thực hiện

* Các bước tiến hành triển khai đánh giá tác động môi trường:

Bước 1: Thu thập tài liệu và các văn bản cần thiết liên quan đến dự án

Bước 2: Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường như: khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, không khí trong khu vực của dự án

Bước 3: Tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện tham vấn cộng đồng

Bước 4: Bảo vệ trước hội đồng thẩm định

Trang 17

- Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh

+ Địa chỉ: 528/5A Vườn Lài, phường An Phú Đông, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

+ Người đại diện: Dương Hoàng Thành Chức vụ: Giám đốc

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0309915436 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp, đăng ký lần đầu ngày 10/04/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 22/03/2022

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS 241 cấp lần 2 theo Quyết định số 608/QĐ-BTNMT ngày 30/03/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Trang 19

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

(1) Phương pháp lập bảng liệt kê

Được sử dụng khá phổ biến và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống Bao gồm 2 loại chính:

− Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá tại mục 3.2.1;

− Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động tại mục 3.1.1;

(2) Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) được sử dụng để tính tải lượng ô nhiễm nước thải và không khí tại khu vực Dự án tại mục mục 3.2.1 Phương pháp do Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề nghị đã được chấp nhận sử dụng ở nhiều quốc gia Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu của WHO (Rapid Inventory techniques in Environmental pollution, World Health Oranization, Geneva 1993) và Sách Bảo vệ môi trường khai thác mỏ lộ thiên (Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa)

Phương pháp đánh giá nhanh được sử dụng để ước tính tải lượng ô nhiễm của bụi khí thải, nước thải trong giai đoạn xây dựng và vận hành của dự án (xem các mục 3.1.1)

(3) Phương pháp tính toán

- Sử dụng công thức tính toán để dự báo tải lượng bụi tại các mục 3.2.1; - Sử dụng công thức tính toán để tính toán, dự báo tiếng ồn tại các mục 3.2.1

(4) Phương pháp chồng ghép bản đồ (GIS)

Chồng ghép các bản đồ quy hoạch của dự án lên bản đồ hiện trạng để đánh giá các tác động môi trường từ dự án Chồng ghép phạm vi chịu tác động về bụi, giao thông để xác định các đối tượng chịu tác động trên bản đồ hiện trạng tại các mục 3.2.1;

4.2 Các phương pháp khác

(1) Phương pháp thống kê, kế thừa nguồn số liệu sẵn có

Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng dự án (tại Chương 2)

Trang 20

Sử dụng để kế thừa các nguồn số liệu điều tra, khảo sát, thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, số liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình tại Chương 2

(2) Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, đất, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh (áp dụng tại Mục 2.2, kết quả mẫu được đính kèm tại phụ lục I-2 của báo cáo) Các phương pháp lấy mẫu, phân tích được thực hiện theo các tiêu chuẩn hướng dẫn hiện hành Cơ quan thực hiện lấy mẫu, phân tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường

(3) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan của Việt Nam (QCVN, TCVN) cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan Phương pháp được áp dụng tại mục 2.2; Các mục 3.1.1 – 3.2.1

(4) Phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp là phương pháp thống kê, thu thập số liệu, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Phương pháp sử dụng tại mục 5.1 Chương trình quản lý môi trường để tổng hợp đánh giá, biện pháp tác động từ Chương 3, 4; bảng tổng hợp khối lượng công tác cải tạo PHMT

(4) Phương pháp khảo sát hiện trường, thực địa

Phương pháp khảo sát hiện trường là phương pháp kiểm tra thực địa môi trường và các yếu tố xung quanh dự án tại mỏ Đây là điều bắt bược khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất dự án (thảm thực vật, công trình) và các đối tượng lân cận Phương pháp thể hiện hình ảnh thực tế và số liệu tại mục 2.1

(4) Phương pháp đo đạc, bản đồ

Phương pháp đo đạc, bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc Các bản đồ được sử dụng trong dự án chủ yếu là các bản đồ phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác khoáng sản Các bản đồ được thể hiện đính kèm tại phụ lục I-4

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

Trang 21

- Tên dự án: Dự án đầu tư nâng công suất khai thác sa khoáng titan – zircon mỏ Thiện Ái 2 tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Công suất khai thác từ 3.186,93 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận - Chủ dự án: Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh

+ Địa chỉ: 28 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

- Quy mô của dự án: Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 64,5ha, bao gồm: diện tích khai thác là 64,5ha, diện tích công trình phụ trợ là 1,5ha nằm trong ranh giới khai trường

- Phạm vi của dự án: Ranh giới của dự án thuộc phạm vi diện tích đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày

26/05/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận và Giấy phép khai thác khoáng sản số 91/GP-BTNMT ngày 20/01/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường

- Loại hình dự án: thuộc công trình khai thác mỏ lộ thiên, dự án đầu tư nâng công suất khai thác

- Trữ lượng khoáng sản: Tổng trữ lượng khoáng vật nặng huy động vào khai thác là 226.825 tấn khoáng vật nặng, trong đó tầng cát xám (thân quặng 1) là 34.699 tấn (trung bình 17%); tầng cát đỏ (thân quặng 2) là 169.414 tấn (trung bình 83%)

- Tiến độ thực hiện dự án: 22,6 năm - Tổng vốn đầu tư là 38.703.480.420 đồng

- Công suất khai thác: 10.000 tấn KVN/năm Công suất của dự án được tính theo sản lượng quặng sau tuyển thô Hàm lượng khoáng vật nặng có ích (KVN) có trong quặng thô là 90%

5.1.3 Công nghệ sản xuất

Công nghệ khai thác tại dự án là phương pháp khai thác lộ thiên, khai thác bằng sức nước, sử dụng bãi thải trong, khai thác theo lớp bằng, kiểu cuốn chiếu Chia khai trường thành nhiều khoảnh khai thác, tiến hành khai thác dứt điểm từng khoảnh để tạo diện đổ thải trong Hỗn hợp cát quặng và nước được bơm trực tiếp lên vít xoắn để tuyển quặng thô bằng công nghệ tuyển trọng lực trong môi trường nước Sản phẩm sau khi tuyển thô là khoáng vật nặng được tách ra có hàm lượng KVN 90% được thu gom, xúc bốc lên ô tô tải vận chuyển về nhà máy chế biến tuyển tinh Cát thải được bơm trở về bãi thải là moong đã khai thác để hoàn thổ mặt bằng

Trang 22

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

5.1.3.1 Các hạng mục công trình của dự án

Các hạng mục công trình tại dự án bao gồm:

Bảng 1.2 Tổng quy hoạch mặt bằng của dự án

Các hoạt động tại dự án bao gồm:

- Hoạt động khai thác khoáng sản: công tác khai thác khoáng sản tại mỏ bao gồm Phát quang thực vật Làm tơi cát quặng bằng tia Bơm lên vít xoắn để tuyển thô bằng phương pháp tuyển trọng lực tập kết tại bãi chứa trong khai trường

- Hoạt động vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ: Quặng sau tuyển thô xúc bốc lên ô tô Tiêu thụ

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khu vực thực hiện dự án và xung quanh khu vực không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Điều 28 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Trang 23

Các tác động môi trường chính của dự án được tóm tắt cụ thể theo bảng sau:

Bảng 1 3: Thống kê tóm tắt các hoạt động và tác động tới môi trường của dự án

- Nước chảy tràn nhiễm bẩn Tuyển quặng Sử dụng 03 cụm vít xoắn hoạt động thường xuyên và 01 cụm vít xoắn dự phòng cho công tác tuyển thô - Tiếng ồn, độ rung

Hoạt động của công nhân viên làm

việc tại mỏ - 28 công nhân viên làm việc tại mỏ - Chất thải rắn sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt Hoạt động sửa chữa máy móc, thiết

bị

Chỉ sửa chữa nhỏ, việc thay thế phụ tùng thiết bị

được thực hiện bên ngoài - Chất thải nguy hại Thoát nước mỏ

- Công ty tiến hành bố trí hố lắng tại đáy moong theo lịch trình khai thác và lắng trước khi bơm cưỡng bức về tái sử dụng, không xả thải ra môi trường

- Nước bị nhiễm bẩn

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Bảng 1 4: Tóm tắt quy mô, tính chất các chất thải phát sinh tại dự án

Nước thải sinh hoạt

- Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 28 cán bộ công nhân viên tại dự án

- Khối lượng phát sinh khoảng 13,44 m3/ngày - Thời gian chịu tác động là 22,6 năm

- Thành phần: chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật

- Thông số ô nhiễm đặc trưng: pH, TSS, BOD5, COD, Amoni, Nitrat, Dầu

- Nguồn nước mặt trong khu vực - Nguồn nước dưới đất trong khu vực vự

Trang 24

Loại chất thải Nguồn phát sinh Quy mô Thành phần/Tính chất Phạm vi tác động

Nước mưa chảy tràn,

- Nước mưa chảy tràn phát sinh chủ yếu từ lượng nước mưa rơi trực tiếp vào khu vực dự án

- Nước mưa chảy tràn phát sinh chủ yếu từ lượng nước mưa rơi trực tiếp vào khu vực dự án

- Thời gian chịu tác động là 22,6 năm

- Thành phần: chủ yếu chứa chất rắn

lơ lửng (bụi đất có kích thước nhỏ, không tan), có nguy cơ nhiễm dầu mỡ khi các thiết bị cơ giới làm rơi

quặng - Nước tuyển quặng thô từ cụm vít xoắn

- Lượng nước sử dụng cho công tác tuyển thô tại mỏ với công suất hiện hữu khoảng 1.139.861 m3/năm tương đương 3.800

- Bụi phát sinh từ quá trình khai thác diễn ra trên quy mô không gian rộng, môi trường thông thoáng, phân tán, không có dòng thải sau hướng gió

Khí thải - Hoạt động của máy móc, thiết bị tại dự án

- Hoạt động của máy móc, thiết bị tại dự án - Hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm đi tiêu thụ

- Thời gian chịu tác động là 22,6 năm

- Tro bụi, SO2, CO, NO2,

+ Chất thải rắn sinh hoạt: từ hoạt động sinh hoạt ăn uống của công nhân viên tại Dự án + Đất cát thải tại dự án thực hiện trong 22,6 năm, khối lượng cát thải từ quá trình tuyển khoảng 12.575.849 m3

- Thời gian chịu tác động là 22,6 năm

- Thành phần:

Tính chất: chất rắn cơ học

+ Chất thải rắn sinh hoạt: hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa của công nhân + Thực vật bóc phủ: Chủ yếu là cây bụi Tính chất: chất hữu cơ dễ phân hủy

- Phát sinh từ hoạt động sữa chữa máy móc, thiết bị tại khu vực dự án

- Khối lượng phát sinh khoảng 795kg/năm - Thời gian chịu tác động là 22,6 năm

- Thành phần chủ yếu là chất thải nguy hại, chất thải rắn phải kiểm soát - Tính chất: khó phân hủy, nguy hại

- Trong phạm vi khu vực dự án

Trang 25

5.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

a Tiếng ồn

- Tiếng ồn phát sinh tại khu vực moong khai thác: từ hoạt động của máy móc thiết bị trong khu vực dự án Trong đó, tiếng ồn phát sinh từ hệ thống cụm vít xoắn là liên tục và gây ảnh hưởng nhiều nhất tới người lao động Tuy nhiên, do các máy móc hầu như không hoạt động cùng lúc nên tiếng ồn được đánh giá không cao

- Tiếng ồn phát sinh trên tuyến đường vận chuyển: Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ sẽ gây ra tiếng ồn tức thời tại dọc theo tuyến đường vận chuyển

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

b Tác động do rung động

- Các nguồn gây ra rung động bao gồm: các phương tiện như ô tô, máy đào, máy

xúc, cụm vít xoắn, … Mỗi nguồn đều có 1 tần số rung, cường độ rung khác nhau - Quy chuẩn áp dụng: QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng về độ rung

c Tác động tới giao thông vận tải khu vực

Quá trình hoạt động của dự án sẽ gây gia tăng áp lực lên tuyến đường vận chuyển chung từ mỏ ra tỉnh lộ ĐT.716 Các tác động chủ yếu: xuống cấp đường giao thông, gia tăng lưu lượng xe lưu trông trên đường gây ách tắc giao thông, gia tăng bụi gây ảnh hưởng tới các hộ sống dọc tuyến đường vận chuyển

d Tác động do ô nhiễm phóng xạ

Việc khai thác titan trong sa khoáng ven biển sẽ làm tăng nồng độ phóng xạ là điều không tránh khỏi Tuy nhiên, mỏ chỉ thực hiện khai thác tuyển thô, không chế biến sâu nên mức độ ô nhiễm phóng xạ hoàn toàn có thể kiểm soát được Khu vực cần kiểm soát chặt chẽ là tại hố chứa quặng thô sau tuyển.Công ty cần có các biện pháp hạn chế tiếp xúc của lao động với khu vực hố chứa quặng để giảm thiểu tác động từ phóng xạ lên sức khỏe con người

e Tác động tới cảnh quan địa hình

Hoạt động khai thác sẽ thay đổi hoàn toàn cảnh quan trong khu vực khai trường, địa hình hiện trạng và hệ sinh thái trong diện tích khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoàn toàn Sau khi khai thác, nếu không có hướng cải tạo phục hồi thích hợp sẽ tác động tiêu cực gây mất cảnh quan khu vực

f Tác động tới an ninh xã hội

Việc tập trung số đông lao động sẽ gây tác động về mặt vệ sinh môi trường và an

Trang 26

nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, ma tuý… hoặc gây mâu thuẫn xung đột với nhân dân địa phương, làm mất an ninh trật tự cho khu vực

g Tác động tới dân cư xung quanh

Hoạt động của dự án phát sẽ tác động ảnh hướng lớn nhất là các hộ dân sống gần khu vực mỏ và ven đường từ mỏ đi tiêu thụ Đây là tuyến đường vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ của dự án Đặc biệt tuyến đường vận chuyển đi qua một số khu vực giao cắt đông dân cư Nếu không tuân thủ quy định về thời gian làm việc cũng như các quy định về bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân

Tuy nhiên, hiện trạng khu vực xung quanh khu vực mỏ chỉ có 01 nhà tạm của người dân canh tác nông nghiệp Mật độ dân cư xung quanh khu vực tuyến đường vận chuyển rất ít Do vậy, mức độ tác động từ hoạt động của dự án tới dân cư xung quanh không cao và hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua thực hiện các biện pháp giảm

thiểu tác động

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm, thu nhập cho một số lao động địa phương, ngăn chặn tình trạng khai thác lậu, ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường và làm thất thoát tài nguyên

h Các rủi ro, sự cố môi trường, tại nạn lao động do dự án gây ra

Khi dự án hoạt động sẽ tiềm ẩn một số rủi ro, sự cố như:

- Tai nạn giao thông: do các phương tiện vận chuyển sản phẩm của dự án: trên

tuyến đường giao thông từ dự án ra đường tỉnh lộ ĐT.715 và từ ĐT.715 đi tiêu thụ, đặc biệt là những khu vực đi qua khu tập trung đông dân cư

- Tai nạn lao động trong quá trình vận hành thiết bị: Do công nhân làm việc trực

tiếp tại mỏ không vận hành đúng quy trình kỹ thuật máy móc thiết bị, bất cẩn trong lao động, không thực hiện các biện pháp an toàn khi thi công khai thác, vận hành máy móc

- Sự cố cháy nổ, phòng cháy chữa cháy: do chập điện, bất cẩn trong việc dùng lửa

tại khu vực dễ xảy ra cháy nổ như kho chứa nhiên liệu, trạm biến áp

- Sự cố liên quan đến hệ thống xử lý nước thải: Nguy cơ bồi lấp hồ lắng sau thời

gian vận hành, vỡ hồ chứa nước gây tràn ra môi trường, ngập moong khai thác

- Các sự cố tai biến địa chất môi trường: Một số hiện tượng như trượt lở, cát bay,

cát nhảy do quá trình khai thác làm mất lớp phủ thực vật

5.4 Các công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

a Đối với nước mưa chảy tràn

Theo phương án thoát nước của mỏ cụ thể như sau:

Trang 27

Xây dựng bao ngăn nước mặt chảy tràn vào khu vực moong khai thác, không cho nước mặt chảy tràn, tác động bờ mỏ Nước mưa rơi trực tiếp trong moong khai thác sẽ theo địa hình chảy tự nhiên về vị trí thu gom của hố lắng nước Nước từ hố lắng sẽ được lắng cơ học trước khi bơm tái sử dụng cho công tác tuyển quặng

+ Hố lắng nước được bố trí tại đáy moong khai thác, vị trí thay đổi theo sự phát triển của tuyến công tác, thuận lợi cho việc tuần hoàn tái sử dụng, bơm tuyển quặng Hồ

b Đối với NTSH

Khối lượng nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn (có kích thước

trung Công ty sẽ phối hợp với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định Nước thải sinh hoạt không xả thải ra môi trường tại khu vực dự án

Bùn thải từ bể tự hoại sẽ được công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để được hút đi xử lý

c Đối với nước thải phát sinh từ quá trình tuyển quặng thô

Nước thải từ quá trình tuyển quặng sẽ được thu gom tự chảy về hố lắng nước để xử lý trước khi tái sử dụng Nước thải phát sinh từ quá trình tuyển không xả thải ra ngoài môi trường

5.4.2 Công trình giảm thiểu bụi và khí thải

Các công đoạn phát sinh ô nhiễm bụi, khí thải sẽ được giảm thiểu bằng các giải pháp sau:

- Công tác khai thác và vận chuyển trong dự án: Phân bổ kế hoạch hợp lý; trang bị xe bồn tưới nước dập bụi tại các tuyến đường nội mỏ; Khai thác theo hình thức cuốn chiếu, hoàn thổ và trồng cây xanh trên diện tích đã khai thác

- Công tác vận chuyển ngoài dự án: Bố trí các bạt che phủ trên các xe tải; tưới nước trên tuyến đường vận chuyển; thường xuyên duy tu bảo dưỡng phương tiện và máy móc; phân bổ thời gian làm việc hợp lý; Tưới rửa bánh xe

5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTR thông thường

a) Công trình, biện pháp xử lý giảm thiểu thực vật bóc phủ:

+ Các loại cây lấy gỗ Công ty sẽ thỏa thuận cho các hộ dân thu hoạch các cây này về làm gỗ hoặc làm chất đốt

+ Rác thải, sinh khối được thu gom, thuê đơn vị có chức năng xử lý

b) Công trình, biện pháp xử lý đất cát thải:

- Cát quặng tại mỏ được sử dụng để hoàn thổ khu vực moong khai thác Dự án bố trí bãi thải đặt trong ranh giới khai thác, khai thác theo hình thức cuốn chiếu

Trang 28

c) Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải sinh hoạt:

+ Bố trí các thùng rác thải sinh hoạt tại khu vực văn phòng, nhà nghỉ, bếp ăn nhằm tránh trường hợp vứt rác bừa bãi Bố trí 8 thùng đựng rác thải sinh hoạt để thu gom và phân loại rác thải

+ Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng quy định

5.4.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH

bằng tôn, nền lắng xi măng chống thấm, có mương hố ga thu gom dầu tràn, nền cao hơn xung quanh 20cm, kết cấu đúng quy cách và đặt biển báo thông báo đặc tính nguy hại của từng loại chất thải theo đúng quy định theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

+ Bố trí 6 thùng đựng CTNH (dung tích 70 lít, chất liệu nhựa HDPE) như dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu…tại các khu vực phát sinh

+ Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định

5.4.5 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

a Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung động do hoạt động của máy móc thiết bị tại mỏ

Để giảm thiểu tác động từ tiếng ồn, rung động dự án bố trí thời gian hoạt động phù hợp theo quy định Ngoài ra, công ty thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, máy móc thiết bị tại dự án

b) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động đến giao thông

Để giảm thiểu tác động lên hệ thống giao thông trong khu vực, công ty thực tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về an toàn trong giao thông đường bộ; bố trí xe bồn tưới nước dập bụi; đưa ra các quy định và tuyên truyền đội ngũ lái xe chấp hành an toàn; bố trí công nhân điều tiết xe tại các điểm cắt, giao lộ nhằm hạn chế tắc nghẽn giao thông

c) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm phóng xạ

Để giảm thiểu tác động do ô nhiễm phóng xạ trong quá trình khai thác titan, công ty sẽ thực hiện các biện pháp như sau: Phân bổ thời gian làm việc hợp lý; Giảm thiểu thời gian làm việc cho các công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực khai thác, đặc biệt là các công nhân làm việc trực tiếp tại hố chứa quặng thô; Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động; Lắp đặt biển cảnh báo, nghiêm cấm các lao động không liên quan tiếp xúc với các khu vực tiềm ẩn nguy cơ chứa phóng xạ; Thực hiện hoàn thổ đúng cách, khai thác đến đâu hoàn thổ kịp thời đến đấy; Phối hợp với đơn vị có chức năng thực hiện lấy mẫu giám sát phóng xạ tại khu vực mỏ và khu vực dân cư xung quanh

Trang 29

d) Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiêu cực đến đời sống dân cư quanh dự án

Tuân thủ nghiêm chỉnh việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình vận hành; phối hợp với chính quyền địa phương về các công tác bảo vệ môi trường và khắc phục đền bù thiệt hại khi có sự cố xảy ra

e) Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố tai nạn lao động

- Đối với các sự cố do cháy nổ: Thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCC;

hướng dẫn, đào tạo lao động làm việc tại dự án thực hiện các biện pháp PCCC; thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống điện, các khu vực dễ cháy nổ và thiết bị PCCC

- Tai nạn lao động: Ban hành nội quy về an toàn lao động; bố trí các biển báo

khu vực nguy hiểm; thường xuyên kiểm tra an toàn của các thiết bị điện; tổ chức tuyên truyền giáo dục về an toàn cho người lao động

- Các sự cố liên quan đến tai biến địa chất, sự cố môi trường: Thực hiện đảm

bảo các thông số của hệ thống khai thác đã được phê duyệt; bố trí cán bộ kỹ thuật giám sát bờ moong để kịp thời xử lý, không gây sạt lở bờ moong, … để xử lý để đảm bảo an toàn; tiến hành đo vẽ định kỳ địa hình hiện trạng; phối hợp chính quyền khắc phục khi có sự cố xảy ra

5.4.6 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ được lựa chọn là hoàn thổ mặt bằng khai thác, trồng cây phi lao trên diện tích hoàn thổ Đối với phương án này các công việc và công trình sẽ thực hiện là :

+ Thực hiện 1 số hạng mục cải tạo, PHMT ngay trong giai đoạn khai thác (giai đoạn 1): Lắp đặt biển báo, San gạt mặt bằng, Trồng cây xanh trên diện tích hoàn thổ

+ Sau khi kết thúc khai thác (giai đoạn 2): Tháo dỡ thiết bị khai thác - Đối với Khu phụ trợ:

+ Chủ yếu thực hiện trong giai đoạn 2: Tháo dỡ các công trình dân dụng, Vận chuyển thiết bị sau tháo dỡ ra khỏi dự án

- Đối với các công tác cải tạo khu vực khác:

+ Thực hiện trong giai đoạn 2: Tu sửa đường vận chuyển, Đo vẽ địa hình sau kết thúc cải tạo, Xử lý chất thải

Công tác ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường:

- Tổng số tiền ký quỹ PHMT tại thời điểm tính dự toán chưa tính đến yếu tố trượt giá là 8.644.209.571 đồng

Trang 30

- Số tiền công ty đã thực hiện ký quỹ theo Phương án cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 26/05/2010 là 1.340.742.037 đồng

- Số tiền còn lại công ty cần ký quỹ phục hồi môi trường bổ sung là 6.517.630.300 đồng

+ Số lần ký quỹ bổ sung là 23 lần

+ Số tiền ký quỹ bổ sung lần đầu là 977.644.545 đồng

+ Số lần ký quỹ bổ sung từ lần thứ 2 tới 23 là 251.817.534 đồng

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Chương trình quản lý môi trường

Công tác quản lý môi trường được triển khai song song với công tác khai thác tại dự án Dựa trên các tác động môi trường sẽ bố trí lao động phụ trách về công tác môi trường trong từng khâu vận hành

Công ty sẽ giao cho Giám đốc điều hành mỏ kiêm phụ trách chung các vấn đề về môi trường của mỏ để thực hiện công tác:

- Quản lý chất lượng nước thải phát sinh

- Quản lý hoạt động của hệ thống giảm thiểu ô nhiễm không khí: theo dõi bảo trì thiết bị xử lý ô nhiễm không khí và các hoạt động bảo vệ môi trường

- Quản lý chất thải: thực hiện công tác thu gom, đưa về khu vực lưu giữ theo quy định của mỏ và thống kê lượng chất thải phát sinh theo thời gian (tháng/quý/năm) Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định

- Phòng, chống các sự cố môi trường: Quản lý các vấn đề về sạt lở, sự cố môi trường

- Thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong khai thác: Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đăng ký quản lý chất thải nguy hại, thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường, thực hiện giám sát môi trường định kỳ

5.5.2 Chương trình giám sát môi trường

a Chương trình GSMT giai đoạn thi công xây dựng và vận hành khai thác:

Để đảm bảo trong quá trình vận hành của dự án giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường đề xuất như sau:

- Đối với môi trường chất thải tại nguồn: giám sát môi trường không khí với tuần suất 3 tháng 1 lần (tại điểm giám sát: khu vực khai trường moong 1, khu vực khai trường moong 2, khu vực phụ trợ, đường vận chuyển ngoài dự án); giám sát môi trường nước thải sản xuất tần suất 3 tháng 1 lần (tại điểm giám sát: Tại hồ lắng nước moong 1, tại hồ lắng nước moong 2)

Trang 31

- Đối với chương trình giám sát khác: giám sát nước ngầm với tần suất giám sát 3 tháng 1 lần (tại điểm giám sát: giếng quan trắc của mỏ), giám sát nước mặt với tần suất giám sát 3 tháng 1 lần (tại điểm giám sát: hồ nước gần khu mỏ), giám sát môi trường phông xạ tự nhiên (tại khu vực mỏ và xung quanh mỏ)

- Ngoài ra, công ty sẽ thực hiệm giám sát về các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại (hằng ngày); giám sát đo vẽ địa hình khai thác và giám sát sạt lở bờ moong (6 tháng/01 lần)

b Chương trình GSMT giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường:

Để đảm bảo các hoạt động của dự án trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh chương trình giám sát chất lượng môi trường thì chủ dự án sẽ thực hiện chương trình giám sát môi trường như sau: - Đối với môi trường chất thải tại nguồn sẽ giám sát với tần suất giám sát 3 tháng 1 lần: 04 vị trí môi trường không khí (tại điểm giám sát: khu vực khai trường moong 1, khu vực khai trường moong 2, khu vực phụ trợ, đường vận chuyển ngoài dự án); 02 vị trí môi trường nước thải sản xuất (tại điểm giám sát: Tại hồ lắng nước moong 1, tại hồ lắng nước moong 2)

- Đối với chương trình giám sát khác: giám sát nước ngầm với tần suất giám sát 3 tháng 1 lần (tại điểm giám sát: giếng quan trắc của mỏ), giám sát nước mặt với tần suất giám sát 3 tháng 1 lần (tại điểm giám sát: hồ nước gần khu mỏ)

- Ngoài ra, công ty sẽ thực hiệm giám sát về các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại (hằng ngày); giám sát đo vẽ địa hình khai thác và giám sát sạt lở bờ moong (6 tháng/01 lần)

Trang 32

CHƯƠNG 1 : THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

Dự án đầu tư nâng công suất khai thác sa khoáng titan – zircon mỏ Thiện Ái 2 tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Công suất khai thác từ 3.186,93 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm (Sau đây xin gọi tắt là Mỏ titan Thiện Ái 2)

1.1.2 Chủ dự án

- Chủ dự án: Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh

- Địa chỉ: 28 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên số 0305084195 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp, đăng ký lần đầu 29/06/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 05/10/2022

- Nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án:

+ Nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư cho dự án được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư của Công ty và vốn vay bên ngoài (nếu có) Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án 38.703.480.420 đồng

+ Tiến độ thực hiện dự án: Thời gian khai thác theo Giấy phép khai thác số 91/GP-BTNMT ngày 20/01/2011 là 14,5 năm, kể từ ngày ký giấy phép Thời gian khai thác công suất 10.000 tấn KVN/năm là 22,6 năm

1.1.3 Vị trí địa lý

a Khu vực khai trường khai thác

Khu vực khai thác thuộc địa phận thôn Hồng Hải, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Trung tâm diện tích mỏ cách Quốc lộ 1 khoảng 20 km về phía Đông, cách TP Phan Thiết khoảng 40 km về phía Đông Bắc

Mỏ nằm cạnh đường tỉnh lộ ĐT.715 nối với Quốc lộ 1 khoảng 17km Mỏ có diện tích là 64,5ha giới hạn bởi các điểm góc có toạ độ được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.5 Tọa độ các điểm góc diện tích khai thác

Trang 33

(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của dự án Năm 2023)

Tứ cập tiếp giáp của dự án: chủ yếu là đất đồi cát Cách một số đối tượng kinh

tế - xã hội trong khu vực như sau:

- Phía Bắc cách tuyến đường tỉnh lộ ĐT.715 khoảng 110m

- Phía Nam tiếp giáp khu vực khai thác mỏ titan Thiện Ái của Công ty Đường Lâm

- Phía Đông cách tuyến đường tỉnh lộ ĐT.716 khoảng 200m

- Phía Tây nằm liền kề tuyến đường 135 đường cấp phối nối đường tỉnh lộ ĐT.706 và tỉnh lộ ĐT.715

Trang 34

Hình 1.1 Vị trí địa lý dự án

Trang 35

Hình 1 2 Vị trí địa lý dự án trên google earth

Trang 36

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của dự án

Tổng diện tích nhu cầu sử dụng đất của mỏ là 64,5ha Hiện trạng quản lý, sử dụng đất và thủ tục pháp lý đất đai của cơ sở như sau:

- Diện tích khai trường khai thác: Tổng diện tích khai thác là 64,5 ha theo giấy

phép khai thác khoáng sản số Giấy phép khai thác số 91/GP-BTNMT ngày 20/01/2011 Công ty đã thực hiện mở moong khai thác khoảng 20ha nằm trong diện tích đất đã hoàn thành thủ tục pháp lý đất đai, cao độ trong khu vực mở moong khai thác thấp nhất là +40m

Trong 64,5ha diện tích đã được cấp phép khai thác, hiện trạng quản lý đất như sau:

59,36ha Công ty đã được UBND tỉnh cho thuê đất để thực hiện dự án khai thác quặng titan - zircon sa khoáng tại khu vực Thiện Ái 2 thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình theo Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 27/07/2016 Công ty đã ký hợp đồng thuê đất với Sở TNMT tỉnh Bình Thuận tại các hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ ngày 25/03/2013

khoáng sản

Hiện nay, Công ty đang triển khai giải phóng mặt bằng và thực hiện các thủ tục thuê đất

tích còn lại đang giải phóng mặt bằng là 16.052,50 thuộc diện tích thửa đất số 270, tờ bản đồ số 23 và thửa đất số 271, tờ bản đồ số 28, bản đồ địa chính xã Hòa Thắng

- Diện tích khu văn phòng phụ trợ: nằm trong phần diện tích khai trường đã được

công ty giải phóng mặt bằng và hợp đồng thuê đất

Công ty cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục để hoàn thành pháp lý đất đai

của mỏ đối với diện tích còn lại theo đúng quy định

1.1.5 Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khu vực thực hiện dự án và xung quanh khu vực không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Điều 28 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Khu vực dự án cách điểm tập trung dân cư gần nhất khoảng 700m về phía Tây Bắc, cách khu vực tập trung đông dân cư của xã Hòa Thắng khoảng 1,3km về phía Tây, cách UBND xã Hòa Thắng khoảng 1,7km về phía Tây Bắc

Trang 37

Hiện nay dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, trong khu vực dự án không có đất hay công trình của người dân Tuy nhiên gần dự án có có một số đối tượng kinh tế xã hội gần mỏ cần lưu ý khi triển khai dự án như sau:

+ Cách khu vực dự án khoảng 100m về Bắc có 01 hộ người dân xây dựng nhà tạm và trồng cây nông nghiệp hằng năm

+ Cách khu vực dự án khoảng 130m về phía Đông có trạm điện của xã Hòa

Trang 38

Hình 1.3: Vị trí dự án so với đối tượng xung quanh

100m

220m 200m 100m

Trang 39

1.1.5 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.5.1 Mục tiêu của dự án:

Khi mỏ nâng công suất khai thác sẽ đem lại các mục tiêu, lợi ích kinh tế xã hội như sau:

- Cung cấp nguồn nguyên liệu sa khoáng titan cho ngành công nghiệp chế biến sâu quặng titan trong tỉnh Bình Thuận cũng như trên cả nước

- Khai thác tối ưu trữ lượng khoáng sản titan trong diện tích đã được cấp phép, giảm thiểu lãng phí tài nguyên

- Giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận lao động của công ty và lao động tại địa phương khi được tuyển dụng; tăng thu nhập cho người lao động

- Thúc đẩy phát triển các ngành nghề dịch vụ lân cận dự án

- Đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách Nhà nước và địa phương, góp phần phát triển kinh tế của khu vực

1.1.5.2 Quy mô, phạm vi, loại hình dự án

- Quy mô của dự án: Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 64,5ha, bao gồm: diện tích khai thác là 64,5ha, diện tích công trình phụ trợ là 1,5ha nằm trong ranh giới khai trường

- Phạm vi của dự án: Ranh giới của dự án thuộc phạm vi diện tích đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày

26/05/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận và Giấy phép khai thác khoáng sản số 91/GP-BTNMT ngày 20/01/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường

1.1.4.3 Trữ lượng, công suất và tuổi thọ mỏ a Trữ lượng mỏ

a.1 Trữ lượng địa chất

Trữ lượng địa chất của mỏ titan Thiện Ái 2 bao gồm cấp trữ lượng địa chất trong tầng cát xám đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt tại Quyết định số 670/QĐ-HĐTLKS ngày 29/07/2009 và trữ lượng địa chất trong tầng cát đỏ được phê duyệt theo quyết định số 1019/QĐ-HĐTLKS ngày 12/05/2016 Cụ thể như sau:

- Trữ lượng địa chất trong tầng cát xám là 44.617 tấn KVN, bao gồm:

Bảng 1.6 Trữ lượng địa chất trong tầng cát xám

Trang 40

- Trữ lượng địa chất trong tầng cát đỏ là 219,8 nghìn tấn KVN

Bảng 1.7 Trữ lượng địa chất trong tầng cát xám

(Nguồn: Báo cáo thăm dò sa khoáng titan – zircon Thiện Ái 2, năm 2016)

Tổng trữ lượng địa chất sa khoáng thuộc phạm vi diện tích mỏ như sau

Bảng 1.8 Trữ lượng khai thác của dự án

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi mỏ Thiện Ái 2, năm 2023) a.2 Trữ lượng đã khai thác

Căn cứ theo báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản hằng năm

Trữ lượng đã khai thác: Trữ lượng đã khai thác từ khi cấp phép đến 31/12/2023 là 24.165 tấn

a.3 Trữ lượng tổn thất do để lại trong bờ dừng

khai thác, ranh giới phía Nam mỏ sẽ được thông moong với mỏ Thiện Ái Trữ lượng tổn thất bờ dừng được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.9 Trữ lượng để lại trong bờ dừng

Ngày đăng: 22/04/2024, 09:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan