skkn ngữ văn thcs

22 0 0
skkn ngữ văn thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở sáng kiến này, tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc bài kiểu bài liên quan đến đơn vị kiến thức "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội".Việc dạy và học các đơn vị kiế

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Từ xưa đến nay, ngôn ngữ tiếng Việt được khẳng định là thứ ngôn ngữ “giàu và đẹp” Cũng theo lý luận ngôn ngữ học của Việt Nam đã khẳng định, tiếng Việt có 4 đặc trưng cơ bản là: đơn tiết, không biến hình, sử dụng hư từ, sử dụng trật tự từ, sử dụng trọng âm và ngữ điệu.

Tuy nghiên, ngoài 4 đặc trưng cơ bản về mặt lý luận trên, từ ngữ tiếng Việt có rất nhiều nguồn vốn từ được phát triển sau đó tồn tại hoặc không tồn tại do nhiều lý do khác nhau Có thể kể đến các lý do như sự những tác động từ môi trường sống, hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hoá vùng miền, thói quen của nhóm người hoặc cá nhân mỗi người…Tất cả nhưng nguyên nhân đó đều làm thành nguyên nhâncơ bản cho sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.

Trong sự phát triển của từ vựng tiếng Việt đó, nhiều từ ngữ tiếng Việt được làm mới, được dùng thay thế, hoặc là sự kết hợp giữa vốn từ cũ và vốn từ mới để làm thành nhóm từ ngữ có tính mới nói chung Ngược lại, có một số vốn từ đang dần bị mai một đi hoặc được sử dụng trên một vùng miền địa phương, một số đối tượng người nhất định và không được nhiều người biết đến Việc xuất hiện để tồn tại hay xuất hiện rồi mai một, biến mất của một số nhóm từ ngữ trong ngôn ngữ bất kì nào đó trên thế giới này cũng là một thứ quy luật tự nhiên Tuy nhiên, hành trình để xây dựng, bảo tồn và phát huy mặt tích cực trong vốn ngôn ngữ của mỗi dân tộc, quốc gia thì luôn là việc cần làm và phải làm của các nhà khoa học và của mỗi cá nhân đang sử dụng thứ ngôn ngữ đó.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đã nêu trên, bởi vậy, các nhà khoa học ngôn ngữ của Việt Nam đã nghiên cứu và đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn các cấp học đối với học sinh phổ thông nội dung mà người dạy và người học cần quan tâm để bảo toàn ngôn ngữ tiếng Việt Ở sáng kiến này, tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc bài kiểu bài liên quan đến đơn vị kiến thức "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội".

Việc dạy và học các đơn vị kiến thức liên quan đến từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng không cần thiết giảng dạy đơn vị kiến thức này ở chương trình giáo dục phổ thông nữa vì chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều thay đổi về kiến thức Tuy nhiên, theo khung chương trình chung chường trình GDPT 2018 mà Bộ GDĐT đã ban hành, thì kiến thức về "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" vẫn là đơn vị kiến thức cần có trong chương trình Như vậy, làm mới phương pháp giảng dạy, tăng cường hiệu quả đơn vị kiến thức, tăng cường tính ứng dụng của đơn vị kiến thức về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là điều kiện quan trọng để cá nhân tôi hình thành giải pháp trong sáng kiến này.

Trang 2

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

1.1 Thực trạng

Nhóm từ "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" là một kiểu từ ngữ đặc biệt được xác định bởi đặc điểm về không gian địa lí và đối tượng người sử dụng kiểu từ ngữ này Kiểu từ ngữ này không được dùng phổ biến, không thông dụng và gần như luôn có từ toàn dân tồn tại song song Bởi vậy cả người dạy và người học về đơn vị kiến thức này nhiều khi có thái độ chủ quan, xem nhẹ đơn vị kiến thức.

Nội dung kiến thức này được giới thiệu khái quát ở bậc học Tiểu học Đến bậc học Trung học cơ sở, kiến thức này được biên soạn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 theo chương trình sách giáo khoa năm 2016, tiếp tục được biên soạn tại các sách giáo khoa chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo chỉ đạo khung kế hoạch chung của Bộ GDĐT.

Nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng của việc dạy và học kiến thức này, dẫn đến tình trạng hiệu quả học tập chưa cao, đặc biệt chưa phát huy hết được tính tích cực của kiến thức trong việc tìm hiểu văn hóa vùng miền, nét đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, bản sắc của dân tộc Việt Hay nói cách khác, thực trạng của việc dạy và học "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" chưa có tính ứng dụng cao.

Thực trạng này được thể hiện cụ thể:

- Về phía giáo viên: Xem nhẹ việc soạn bài, lên lớp với đơn vị kiến thức này Giáo viên không tìm tòi, không có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài dạy cũng như phương pháp giảng dạy Hầu hết giáo viên có tâm lí là đây là bài dạy dễ, dạy hết kiến thức được trang bị từ sách giáo khoa đã biên soạn là đủ, không cần mở rộng kiến thức thực hành cho học sinh Chính bở vậy, bài dạy trôi qua một cách đơn điệu, không có nhiều lắng đọng, ấn tượng tốt đối với học sinh và với chính người dạy Thậm chí, nhiều đơn vị khi tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp (Hội giảng) đã loại bỏ các bài dạy liên quan đến "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội".

- Về phía học sinh: Xuất phát từ sự chủ quan của giáo viên nên trong giờ học về đơn vị kiến thức từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, học sinh không có nhiều cơ hội để khám phá kiến thức mới, bổ sung kiến thức và hiểu biết rộng, cao so với đơn vị kiến thức đã có trong sách giáo khoa Học sinh hờ hững đón nhận giờ học, xem nhẹ việc thực hành của giờ học Thậm chí, nhiều học sinh còn có thái độ cười cợt, chế nhạo một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mà giáo viên đưa ra làm ví dụ Một số học sinh thì rất khó khăn trong việc phân biệt giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội với những từ ngữ thô tục, nói bậy bạ trong ngôn ngữ nói hàng ngày tại một số địa phương, ở một số đối tượng người.

Trang 3

Sau giờ học, việc ứng dụng, thực hành đơn vị kiến thức về từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội gần như là không có đối với học sinh Học sinh không sử dụng nhóm từ này trong ngôn ngữ nói và viết nhiều Trong giao tiếp, với kĩ năng nghe nói nhóm từ này khi được đến giao lưu các vùng miền khác nhau trên đất nước, học sinh cũng bị hạn chế rất nhiều Các em nghe xong không hiểu tiếng nói, từ không hiểu nên không thể giao tiếp được với nhân dân các vùng khác, với một nhóm người khác trong xã hội Hiệu quả giao tiếp bằng ngôn ngữ không cao Nhiều học sinh rơi vào trạng thái thiếu tự tin trong những hoàn cảnh giao tiếp với người vùng miền khác, tầng lớp xã hội khác.

Ngoài hạn chế trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ liên quan đến "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" thì còn một hạn chế nữa liên quan đến việc

tiếp cận các tác phẩm văn chương của các học sinh Rất nhiều văn bản văn học

có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nhưng học sinh luôn cảm thấy có khó khăn trong việc tiếp cận, hiểu các nhóm từ đó Các tác giả tiêu biểu thành công trong việc sử dụng nhóm từ ngữ "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" trong các tác phẩm văn học của mình có thể kể đến như: Nguyễn Du, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Đoàn Giỏi…hoặc dân gian sử dụng nhiều "từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" trong các văn bản cao dao, tục ngữ…

Ví dụ: a)

“Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

– Không! Cháu không muốn vào Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về."

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) c)

"Rứa là hết! Chiều ni em đi mãiCòn mong chingày trở lại Phước ơi! Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.

Trang 4

Em len lét, cúi đầu, tay xách gói Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề

Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!"

(Tố Hữu, Đi đi em) Như vậy, việc không có kiến thức về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội của học sinh đã phần nào đó tước đi quyền được cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương mà các em lẽ ra phải có Đọc một tác phẩm văn chương hay của nước mình, do các tác giả Việt Nam viết mà lại có cảm giác cần người dịch nghĩa của từ hoặc không hiểu gì về những từ ngữ đang xuất hiện trong tác phẩm đó Như thế thì làm sao các em có thể cảm nhận hết về cái hay, cái đẹp của văn chương?

1.2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân trước tiên cần nhắc đến đó là: Tâm lý chủ quan của giáo viên khi dạy kiểu bài này Giáo viên đánh giá đây là kiểu bài dễ dạy, đơn giản Đơn vị kiến thức của bài dạy không có sức ảnh hưởng đến việc học sinh trong việc thực hành Thực tế hơn nữa, giáo viên khẳng định, đây là đơn vị kiến thức không tham gia các đề bài, câu hỏi trong các kì thi, kì khảo sát thậm chí giáo viên có tâm lý là tính ứng dụng của kiến thức về "từ ngữ địa phương và biệt ngữxã hội" trong cuộc sống cũng không nhiều, không thật sự cần thiết.

- Giáo viên chưa thật sự đổi mới trong công tác giảng dạy Hay nói cách khác, giáo viên đổi mới phương pháp một cách nửa vời, đôi khi chỉ mang tính hình thức, chung chung mà chưa có hiệu quả Trong các giờ lên lớp, còn xác định chưa đúng trung tâm của giờ học là học sinh, không phải là giáo viên Giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, nói nhiều, làm việc nhiều Học sinh làm việc ít và đặc biệt với các bài dạy đơn vị kiến thức về tiếng Việt thì giáo viên lại chưa quan tâm đúng mức đến việc tham gia thực hành của học sinh Theo định hướng dạy học mới thì giáo viên chưa chú ý phát huy năng lực, phẩm chất của cá nhân học sinh trong giờ học các đơn vị kiến thức có liên quan đến tính chất địa phương, vùng miền.

- Giáo viên chưa cung cấp các nội dung chuyên sâu, mang tính lý luận để học sinh hiểu rõ các đặc trưng cơ bản và tính ứng dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Mặc dù đây là những kiến thức mang tính lý thuyết, hàn lâm, song giáo viên cần coi đó là nền tảng để giúp các em tiếp cận kiến thức và thực hành một cách hiệu quả.

-Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến tính thực hành của bài dạy - Từ tâm lý chủ quan của giáo viên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và thực hành về đơn vị kiến thức từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Trang 5

Từ thực tế giảng dạy và chỉ đạo công tác chuyên môn trong các nhà trường những năm học qua, tôi đúc kết lại một số kinh nghiệm của bản thân muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi, để việc học tập kiến thức từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có hiệu quả, ý nghĩa hơn đối với cả giáo viên và học sinh.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Giải pháp 1: Cung cấp cho học sinh kiến thức cần thiết để hiểu về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Từ ngữ được phân ra thành nhiều loại khác nhau Nhiều từ ngữ được phân chia ra dựa vào quan hệ xã hội hoặc dựa vào màu sắc văn hoá của từng địa phương Từ ngữ ở mỗi vùng miền đôi khi giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau về ý nghĩa Trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, nếu người nghe, người viết không có những hiểu biết cơ bản thì nhiều người sẽ rất khó để phân biệt được Bởi vậy cần thiết có nhứng hiểu biết cơ bản, kiến thức mang tính lý luận cung cấp cho học sinh về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

* Khái niệm từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương không phải là nhóm từ tồn tại thường xuyên, cố định trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được sử dụng phổ biến, rộng rãi và thống nhất giữa mọi người trên cả nước Từ ngữ địa phương là từ chỉ dùng ở một số địa phương nhất định Khi nói từ ngữ địa phương một số người ở tỉnh khác sẽ không thể nào hiểu được Bởi chúng không được sử dụng phổ biến rộng rãi như từ ngữ toàn dân.

Theo nghiên cứu, trong tiếng Việt có một số loại từ ngữ địa phương nhất định Chúng được chia theo vùng miền khác nhau Ví dụ:

- Ở miền Bắc có các từ ngữ địa phương Bắc Bộ như: u-mẹ, thầy-bố;

-Ở miền Trung có các từ ngữ địa phương Trung Bộ như: mô-nào, chỗ nào;răng-sao, thế nào; rứa-thế,…

-Tại Nam Bộ có một số từ ngữ địa phương Nam Bộ như: heo-lợn, ghe-thuyền,…

Trên thực tế, có những kiểu từ ngữ địa phương nhất định Trong một số trường hợp từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với từ ngữ toàn dân Chẳng

hạn như: mô-chỗ nào, tru-trâu, tô-bát, cây viết-cây bút,… Một số từ ngữ địa

phương chỉ dùng để chỉ sự vật hay hiện tượng Tuy nhiên sau một thời gian lại trở thành từ ngữ toàn dân.

Một số từ ngữ địa phương thì tồn tại độc lập, không có từ ngữ toàn dân tồn

tại song song với nó Chẳng hạn như ở miền Bắc gọi là thúng, mẹt, sàng hay nia, ở miền Trung là nhút, chẻo-nước mắm,… Miền Nam thì gọi là sầu riêng hoặcmãng cầu, chôm chôm…

Trang 6

Tuy khá phức tạp về vấn đề lý luận, song giáo viên cũng cần tìm ra cách thức phù hợp giúp học sinh nhận diện rõ nhất từ ngữ địa phương.

Giáo viên có thế giúp học sinh áp dụng một số cách thức nhận diện sau:

a) Nhận diện bằng kinh nghiệm

Cách nhận diện dễ thấy nhất là bắt gặp trong sinh hoạt hàng ngày các từ trong các nhóm như:

Nhóm các từ cùng chỉ người mẹ: mẹ, mế, mạ, má, u, bu, bầm, đẻ

Nhóm các từ cùng chỉ người cha: bố, cha, cậu, thầy, thày, tía…

Nhóm các từ cùng chỉ cái thuyền: tàu, thuyền, nốc, nôốc, ghe…

Nhóm các từ cùng chỉ động vật: cá quả, cá chuối, cá sộp, cá tràu, cá lóc…vịt, ngan, vịt xiêm, lợn, heo…

Nhóm các từ chỉ các loại ngũ cốc: lúa, ló, gạo, ngô, bắp, sạu, đậu, đỗ, lạc, đậu phộng, vừng, mè, sắn, mì, khoai, môn…

Nhóm các từ chỉ các loại hoa quả: chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, na, lòn bon, lê ki ma, trứng gà, vú sữa, dứa, thơm…

Nhóm các đại từ xưng gọi: tôi, tui, tau, tao, qua; mày, mi, mầy, hắn, hấn,

nó; bay, bây…

b) Tiêu chí nhận diện từ địa phương

Trong các từ ở các nhóm trên, so với ngôn ngữ toàn dân đã được thừa nhận, có nhiều từ có thể liệt vào loại từ địa phương Tuy nhiên, việc xác định đâu là từ địa phương cũng không phải dễ dàng Do đó, cần phải tìm đến các tiêu chí phân biệt, trước hết đó là xác định một định nghĩa đủ rõ.

Nhìn chung, cho đến nay, các nhà Việt ngữ đều cho rằng: Từ địa phương là các từ được sử dụng ở các địa phương Điều này không sai, nhưng chưa đủ Nói là không sai, bởi vì ở các nhóm trên, các từ địa phương đều xuất phát từ các vùng miền trên cả nước.

Các từ để chỉ người mẹ như u, bu có ở các tỉnh phía Bắc của đồng bằng

Bắc Bộ; bầm ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc; mạ ở khu vực Bắc Trung

Bộ; má ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ; còn mẹ là từ thông dụng, có tính

toàn dân, ở vùng nào nghe cũng hiểu ngay.

Các từ chỉ “cái thuyền” thì nốc có ở Nghệ Tĩnh, nôốc dùng ở khu vực

Thừa Thiên – Huế, ghe phổ biến từ Đà Nẵng trở vào Nam, tàu và thuyền là

những từ phổ thông chung.

Còn nói là định nghĩa trên chưa đủ, có phần mơ hồ, là bởi lẽ ta không thể lấy chính sự xuất hiện hay hiện diện của từ nào đó ở địa phương nào đó để coi đấy là các từ địa phương Điều này có thể biện luận như sau:

Trang 7

+ Có nhiều từ (ngữ) được dùng ở mọi địa phương, nhưng không ai cho đó

là các từ (ngữ) địa phương, như: bác, chú, anh, em, con, cháu, bàn, ghế, đi, đứng,

mặn, chua, ngọt,…

+ Có nhiều từ (ngữ) được dùng ở địa phương, người ở các địa phương khác đều biết, nhưng không bao giờ được coi là các từ phổ thông,

kiểu: ba (bố), má (mẹ), heo (lợn), mè (vừng), khoai mì (sắn), thơm (dứa),… Đây

là các từ địa phương được xác định chắc chắn, không bao giờ gây tranh cãi hoặc lầm lẫn.

+ Có nhiều từ (ngữ) vốn xuất hiện và được dùng ở một địa phương nào đó, nhưng một khi có điều kiện, chúng dễ dàng đi vào vốn từ phổ thông chung Nguyên nhân ở đây nằm trong điều kiện xã hội, khi sự giao lưu giữa các vùng

miền trở nên thông suốt và dễ dàng Đó là các từ như: chôm chôm (một loại quảở Nam Bộ), măng cụt (một loại quả ở Nam Bộ), lòn bon (một loại quả ở NamTrung Bộ và Nam Bộ), mè xửng (một loại bánh kẹo ở Thừa Thiên–Huế), a ti sô(cây thuốc ở Lâm Đồng), chùm ngây (loại rau mới xuất hiện, ở Hà Nội), v.v…

Ngay trước khi thống nhất đất nước, các từ trên còn xa lạ hoặc chưa được biết đến và sử dụng tại miền Bắc.

Từ cách thức nhận diện nêu trên, giáo viên cũng nên cung cấp cho học sinh thông tin cơ bản về các nhóm từ địa phương

Về nguyên tắc, có thể có nhiều cách phân loại, phân nhóm vốn từ địa phương của một ngôn ngữ Điều này tùy thuộc vào mục đích của các nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, có thể thấy rằng cách phân loại nào đơn giản, lại chặt chẽ, logic thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn Với học sinh, càng đơn giản càng giúp các em dễ nhớ, dễ vận dụng đơn vị kiến thức về từ ngữ địa phương.

Có nhiều cách phân tách, song có thể phân chúng thành các nhóm sau:

từ ngữ sử dụng ở địa phương có sự “nói chạnh” đi so với từ trong tiếng phổ thông Ta dễ dàng nhận ra chúng là đơn vị cùng gốc với đơn vị tương đương

tiết: đờn (đàn), nhơn (nhân), nhá (nhé), quần soọc (quần soóc), thiệp (thiếp),

v.v… Đây là nhóm từ có số lượng lớn trong số các từ địa phương.

với từ gốc trong tiếng phổ thông Sự biến đổi nghĩa này có thể theo hướng mở

rộng hoặc thu hẹp so với đơn vị trong tiếng Việt đem so sánh Ví dụ: dì (vừa làem gái mẹ, vừa là chị gái mẹ, dùng trong phương ngữ Nam), chích (vừa là

Trang 8

trích/chích, vừa là tiêm, phương ngữ Nam), miếng (vừa là miếng cơm, vừa là ngụm nước, phương ngữ Nam), v.v… Đây là nhóm từ có số lượng không nhiều trong số các từ địa phương.

thể coi đây là nhóm từ “đặc địa phương”, nghĩa là tư cách “địa phương” của

(bố), bông trang (hoa mẫu đơn), đào/mận (roi), mè (vừng), đậu phộng (lạc),

trong tiếng Việt.

ngữ bất kỳ nào đó với nhiều nguyên nhân khác nhau như: vay mượn hoặc mới được tạo ra Cũng có thể đó là các từ xuất hiện ở địa phương, nhưng chưa được sử dụng nhiều Do là vốn từ có thể “dùng lâm thời, tức thì” trong hệ thống từ ngữ chung nhưng chúng dễ dàng đi vào vốn từ phổ thông như một sự đương nhiên Các ví dụ như các từ: chôm chôm, măng cụt, lòn bon, nhút, chẻo, rau chùm ngây, rau bò khai, mì quảng, hoành thánh, bánh đập, bánh pía, v.v…

Đối với học sinh lớp 8, lớp 9, khi đã có một vốn từ địa phương nhất định và đã bước đầu có kiến thức về từ địa phương, các em có thể tự phân biệt từ ngữ địa phương với từ ngữ phổ thông và phân chúng về các nhóm cụ thể Tính ứng dụng của đơn vị kiến thức trong bài học này sẽ được nâng cao ngay từ việc cung cấp cho học sinh những yếu tố cơ bản để nhận biết ra từ địa phương và biệt ngữ xã hội, cụ thể: Vốn từ ngữ của các em, theo lứa tuổi, chắc chắn sẽ ngày càng phong phú lên nhanh chóng Mỗi khi xem ti vi, đọc sách, đi siêu thị, đi nghỉ, về quê, hay đi đến một một nơi còn xa lạ nào đó…, các em sẽ gặp rất nhiều các từ ngữ là tên hoa quả, cây cỏ, bánh trái, món ăn, con vật, dụng cụ sản xuất, săn bắt, đồ dùng gia đình,… mà mình bắt gặp, các em sẽ rất dễ dàng nhận biết, hiểu nghĩa, hiểu được mục đích giao tiếp cụ thể.

Giáo viên có thể tùy hoàn cảnh của giờ chọ cụ thể mà cung cấp cho học

sinh hiểu biết về sự vận động, phát triển của từ địa phương

Từ ngữ địa phương tồn tại nhiều ở hình thức khẩu ngữ (ngôn ngữ nói) và nó cũng giống ngôn ngữ, phát triển không ngừng Sự phát triển “động” của vốn từ địa phương có thể khái quát theo hai hướng sau:

Phổ thông hóa là cách thay đổi lối nói theo hướng dùng từ phổ thông Đây là xu hướng chính trong sự vận động, biến đổi của các ngôn ngữ trên thế giới

Trang 9

nói chung, trong đó có tiếng Việt Tình trạng này được thấy ở mọi loại hình phương ngữ, từ thành thị tới nông thôn Điều nay là dễ hiểu bởi lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới “phẳng”, các phương tiện truyền thông như đài, ti vi, sách báo, Internet đang phát triển như vũ bão, các thông tin cập nhật nhanh chóng và chính xác, tri thức của người dân cũng ngày một nâng cao.

Sống trong môi trường xã hội như thế, các từ cũ, các cách nói cũ dần mất

đi nhanh chóng Ở các vùng Bắc Bộ và Thanh Hóa, cách xưng hô dì (em gái mẹ)thay bằng cô, dượng (chồng dì) thay bằng chú; trước kia gọi người đàn ông đẻ

bà đẻ ra mình là u, bu, bầm, đẻ xưng tôi thì giờ gọi là mẹ xưng con là phổ biến.

Tên gọi đồ vật, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, tên món ăn,… cũng thay đổi theo xu hướng này Nếu trước đây ít chục năm, ở Thanh Hóa người dân

gọi “bánh cuốn” là bánh bèo thì nay gọi bánh cuốn; trước gọi “bánh răng bừa”

quả hảng (to) thì nay gọi chung là quả đu đủ; trước kia gọi “vó tôm” bằng te thì nay gọi tó tôm; trước kia gọi “cái hom giỏ” bằng cái ton giỏ thì nay gọi cái hom

giỏ, v.v…

Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như toàn khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ,

cặp xưng gọi ba/má (chỉ bố/mẹ) tưởng như cách dùng ổn định, bền vững, giờ

cũng đang có xu hướng thay đổi Hai từ này có lẽ được mượn từ cách gọi bố mẹ của người Hoa (trong Từ điển Việt – Bồ – La in năm 1651 của A de Rhodes không thấy cặp từ này) Vậy giờ đây qua phim ảnh, cặp từ dùng để xưng hô với bố mẹ này đã đang chuyển thành ba/mẹ (chứ không phải là ba/má) như trước.

Ít lâu nay, xuất hiện một xu hướng hàng loạt các từ của phương ngữ Nam chỉ hàng hóa sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh vốn dần quen dùng với người dân cả nước: kem đánh răng, bột giặt, gạch bông, nước rửa chén, cơm chiên, cây, chỉ, lì xì… đang dần trở thành từ dùng chung, phổ thông hóa.

Ở bộ phận ngôn ngữ dân cư phía nam đồng bằng sông Hồng, một số từ ngữ địa phương đã dần mất đi, không còn tồn tại nữa Việc tái hiện nhóm từ ngữ này để học sinh ngày nay hiểu về một phần văn hóa địa phương cũng là trách nhiệm của các giáo viên lên lớp khi giảng dạy đơn vị kiến thức này Ví dụ, vốn từ ngữ đã dần mất đi như: dụng cụ đánh bắt cá: đăng, đó, vó, nơm, bũng, cụp, rợp…Nhóm từ ngữ chỉ mương dẫn nước, sông nhỏ: cừ, rạch…

Trang 10

-Xu hướng bảo thủ “địa phương” hoặc “địa phương hóa”

Địa phương hoặc địa phương hóa là cách nói vẫn tiếp tục phát triển theo lối nói địa phương Xu hướng này có vẻ yếu hơn lối nói phổ thông hóa, nhưng vẫn tồn tại Người dân ở các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn như thành phố Hồ Chí Minh của khu vực Nam Bộ, vốn là một “phương ngữ mạnh” trong tiếng Việt, vẫn bảo lưu cách dùng từ địa phương như vậy.

như ghe (thuyền), li (cốc), chén (bát), tô (bát to), vỏ (lốp xe), ruột (săm

Trong số từ địa phương ở đây, đáng chú ý là có rất nhiều từ mới, kể cả cách dịch các từ vay mượn của tiếng nước ngoài, cũng được người dân sử dụng phổ

biến theo lối riêng Ví dụ: quần soọc (quần soóc), xiệc (xiếc),quần xịp/sịp (xilíp), rề soọc (khu nhà nghỉ ven biển), hoặc gần đây là a móc (a

còng), v.v…

Nói chung, ta thật khó làm công tác “chuẩn hóa” các từ trên bởi thói quen nói năng của người dân cả một vùng rộng lớn, phát triển như vậy Cũng nên nhớ rằng đây là những từ ngữ thông thường, được sử dụng trong cách nói năng hàng ngày của nhân dân, không hoặc ít đụng chạm đến các phong cách “bậc trên” như “chính luận”, “hành chính – công vụ” hay “khoa học”, vốn có yêu cầu sử dụng từ ngữ khắt khe hơn.

* Khái niệm biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì.

Trong các văn bản văn học, đời sống quá khứ và hiện tại, biệt ngữ xã hội được sử dụng nhiều, làm nên màu sắc khá đặc biệt của ngôn ngữ tiếng Việt Chẳng hạn như:

- Trong thời kì phong kiến ngày xưa biệt ngữ xã hội trong triều đình như: Hoàng đế, trẫm, thần, băng hà, long thể,…

-Hay như lớp trẻ ngày nay sẽ có những biệt ngữ xã hội như: trẻ trâu, chém

gió, trúng tủ, trứng ngỗng…

Như vậy, giáo viên cung cấp các tri thức cơ bản cho học sinh là giúp các em có định hướng ban đầu đồng thời là các tri thức quan trọng trong việc nghe, nói, đọc, viết đối với đối tượng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Trang 11

Để cung cấp khái niệm về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cho học sinh, giáo viên có thể linh hoạt trong phương pháp giảng dạy Giáo viên có thể dùng phương pháp quy nạp là chủ yếu Tuy nhiên, phương pháp quy nạp có thể lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa, cũng có thể lấy một câu, một đoạn hoàn toàn mới mẻ bên ngoài, đọc và cho học sinh nêu cảm nhận về việc dùng từ ngữ trong câu đó Phương pháp đó vừa có thể dễ dạng đi đến khái niệm, vừa tạo hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò muốn khám phá thú vị của ngôn ngữ.

Ví dụ: Giáo viên đưa câu nói sau và hỏi học sinh có hiểu câu đó có nội dung gì không? “Bầy choa có chộ mô mồ.” Phần lớn học sinh ở vùng miền khác không dùng thứ ngôn ngữ này (Miền Bắc, miền Nam…) sẽ ngơ ngác, không hiểu Lí do đó là câu sử dụng từ địa phương và thậm chí sử dụng quá nhiều từ ngữ địa phương Từ tình huống có vấn đề đó, giáo viên dẫn dắt để đưa ra khái niệm, đơn

vị kiến thức cần triển khai đối với học sinh Câu đó có nghĩa là: "chúng tôi có thấy đâu nào." và thuộc vố từ địa phương của các tỉnh miền Trung Bộ.

Để thực hiện tốt giải pháp này, giáo viên cần chú ý đến việc chuẩn bị tài liệu, kế hoạch dạy học, chuẩn bị tốt tâm thế tiếp nhận đơn vị kiến thức cho học sinh.

Giải pháp thứ 2: Giáo viên giúp học sinh phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc nghề nghiệp.

Đối với biệt ngữ xã hội là nhóm từ ngữ sử dụng trong một tầng lớp người trong xã hội nhất định Đó có thể là tầng lớp học sinh, sinh viên hay tầng lớp phong kiến thời xưa,… Còn các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp được gọi là các từ ngữ chuyên ngành Đa số những người làm cùng một nghề sử dụng và hiểu chúng Đó là những từ ngữ biểu thị sản phẩm hay công cụ hoặc quy trình sản xuất Chúng đều có tính khác biệt và mỗi nghề sẽ có những nhóm từ ngữ khác nhau.

Ví dụ như nghề dệt may thường hay sử dụng những từ như: ống, sợi mộc, xa,…hay nghề mộc thì có những từ như: bào, đục, máy cưa, mùn cưa, mạt cưa… Như vậy, điểm giống nhau của 2 nhóm từ này là dùng cho một đối tượng người nhất định có thể hiểu được rõ nhất nghĩa của từ ngữ Điểm khác nhau là biệt ngữ xã hội phù hợp với đối tượng có thể từ hiểu từ ngữ theo cách đặc biệt của họ Còn từ ngữ thuộc nghề nghiệp không phải chỉ có đối tượng người trong tầng lớp nhất định hiểu được mà có thể nhiều người cùng hiểu, phạm vi nghề nghiệp có thể là lớn hơn so với phạm vi có thể hiểu nghĩa của các biệt ngữ xã hội.

Giải pháp thứ 3: Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng cách.

Khi đã có tri thức nhất định về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, đồng thời biết cách phân biệt được biệt ngữ xã hội và từ ngữ chỉ nghề nghiệp, giáo

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan