HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT.DOC

32 792 0
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT.

Trang 1

MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU 2

I.1.Tên dự án 2

I.2.Địa điểm thực hiện dự án 2

I.3.Các cơ quan liên quan 2

II.SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2

II.1 Lý do đầu tư 2

II.2 Mục tiêu của dự án 2

II.3 Căn cứ pháp lý 3

III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 4

III.1 Hình thức đầu tư 4

III.2 Địa điểm xây dựng 4

III.3 Nhu cầu sử dụng đất 4

IV QUY MÔ DỰ ÁN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂYDỰNG: 5

IV.1 Quy mô dự án 5

IV.2 Điều kiện tự nhiên 5

IV.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 6

V.CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC - KỸ THUẬT 7

V.1 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 7

V.2 Giải pháp thiết kế quy hoạch 7

V.3 Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình 8

V.4 Giải pháp kết cấu 9

V.5 Giải pháp cấp nước 11

V.6 Giải pháp cấp điện và điện nhẹ 15

VI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 20

VI.1 Tiến độ thực hiện dự án: 20

VI.2 Hình thức tổ chức quản lý dự án 20

VII ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 21

VII.1 Nguồn gây ô nhiễm: 21

VII.2 Giải pháp giảm thiểu và khống chế các tác động tiêu cực: 24

VII.3 Kết luận: 25

VIII TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN VÀ TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG VỐN 27

VIII.1.Căn cứ xác định Tổng mức đầu tư 27

VIII.2.Thành phần của vốn đầu tư: 27

VIII.3.Tổng hợp vốn đầu tư 29

VIII.4.Nguồn vốn đầu tư và tiến độ huy động vốn: 29

IX PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH, XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 30

IX.1 Cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án 30

IX.2 Hình thức khai thác 30

IX.3 Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án 30

IX.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 31

X.KẾT LUẬN 32

Trang 2

THIẾT LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH “XÂY DỰNG NHÀ TRẺ VIỆT HƯNG”

I MỞ ĐẦU

I.1 Tên dự án.

NHÀ TRẺ MẪU GIÁO LÔ NT - 08I.2 Địa điểm thực hiện dự án.

- Khu đô thị mới Việt Hưng , quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

I.3 Các cơ quan liên quan.I.3.1 Chủ đầu tư:

- Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).

I.3.2 Đơn vị thiết kế, lập dự án đầu tư xây dựng:

- Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng (HUD-CIC).

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

II.1 Lý do đầu tư.

- Ngoài các công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà ở, Khu đô thị mới Việt Hưng còn được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu của nhân dân trong khu vực nói riêng và nhân dân Thủ đô nói chung Khu vực đô thị mới Việt Hưng đang trở thành một khu dân cư đô thị mới đã được định hình rõ nét, ngày càng trở nên đông đúc và sầm uất, nhu cầu về các loại hình dịch vụ, giáo dục không ngừng tăng lên cần phải có giải pháp để đáp ứng

- Theo quy hoạch chi tiết được UBND Thành phố phê duyệt, ngoài các công trình nhà ở và cơ quan, trong khu vực còn có các công trình nhà trẻ mẫu giáo phục vụ cho nhu cầu trông giữ trẻ của dân cư trong khu đô thị.

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, mức sống của người dân đô thị đã không ngừng được nâng cao, việc đòi hỏi một môi trường giáo dục và đủ tiêu chuẩn là nhu cầu cấp bách của cha mẹ các cháu trong khu đô thị Trong khi đó khu vực quận Long Biên mới được thành lập nên mạng lưới nhà trẻ mẫu giáo vẫn còn rất thưa thớt, một trường phải đáp ứng số lượng gấp 1,5 - 2 lần số lượng cho phép ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, do vậy việc đầu tư và xây dựng một trường mầm non trong khu đô thị mới Việt Hưng góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống đồng thời giãn bớt sức ép cho các trường hiện tại trong khu vực.

Trang 3

II.2 Mục tiêu của dự án.

- Cụ thể hoá quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Việt Hưng đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

- Đáp ứng nhu cầu cần thiết về chăm sóc trẻ em trong khu đô thị mới Việt Hưng, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục mầm non.

II.3 Căn cứ pháp lý.

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 03/2008/NĐ-CP "Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật đầu tư.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 về về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Quyết định số 08/2004/QĐ-UB ngày 14/01/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Việt Hưng - Huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) - Thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/500.

- Quyết định số 09/2004/QĐ-UB ngày 14/01/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Việt Hưng - huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) - Hà Nội, tỷ lệ 1/500.

Trang 4

- Công văn số 389/CP-CN ngày 25/3/2004 của Chính phủ về việc đầu tư Dự án cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Các quy định hiện hành về quản lý nhà ở và đất đai đô thị.

Trang 5

III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬDỤNG ĐẤT

III.1 Hình thức đầu tư

- Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà trẻ mẫu giáo lô NT - 08 được đầu tư theo hình thức đầu tư xây dựng mới.

III.2 Địa điểm xây dựng

- Địa điểm xây dựng công trình Nhà trẻ mẫu giáo lô NT - 08 - Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Vị trí giới hạn lô đất như sau:

+ Phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 17,5 m + Phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 11,5 m + Phía Tây giáp khu CX - 05.

+ Phía Bắc giáp khu Th - 04.

- Khu đất có vị trí rất đẹp, hiện là trung tâm của khu đô thị, tiếp giáp 02 mặt đường giao thông 1 mặt giáp khu cây xanh, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng và khai thác nhà trẻ.

III.3 Nhu cầu sử dụng đất

- Tổng diện tích khu vực nghiên cứu: 6.045 m2.

Trang 6

IV QUY MÔ DỰ ÁN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNGKHU ĐẤT XÂY DỰNG:

IV.1 Quy mô dự án

- Dự án Nhà trẻ mẫu giáo lô NT - 08 có quy mô chứa từ 250 - 300 cháu - Cấp công trình: Cấp IV, Nhóm B.

IV.2 Điều kiện tự nhiênIV.2.1 Khí hậu:

- Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa: Nắng nóng, ẩm ướt, mưa nhiều Mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm Hướng gió chủ đạo là Đông Nam (mùa hè).

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau, ít mưa, thời tiết rét, gió chủ đạo là Đông Bắc Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn cộng với giá rét là kết quả của các đợt gió mùa Đông Bắc cao áp từ Xibêri thổi về Sau đây là một số đặc trưng.

- Nhiệt độ trung bình của không khí : 23,4 0C - Nhiệt độ cao nhất trung bình năm : 28,7 0C - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm : 16,6 0C.

- Mưa:

+ Số ngày có mưa phùn trung bình năm : 38,7 ngày - Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm : 1.464 giờ - Gió:

+ Mùa hè : tốc độ gió trung bình 2,2 m/s + Hướng gió chủ đạo: Đông Nam.

+ Mùa Đông : Tốc độ gió trung bình 2,8 m/s + Hướng gió chủ đạo: Đông Bắc.

Trang 7

- Bão: Khu vực hàng năm chịu ảnh hưởng của một số cơn bão nhưng vận tốc nhỏ V= 20 m/s – 30 m/s.

- Bức xạ: Tổng lượng bức xạ trung bình năm 122 Kcal/cm2.

IV.2.2 Địa chất công trình:

- Theo Báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng HUD - CIC lập tháng 8 - 2009:

+ Lớp 1: Đất lấp - Cát, sét pha, màu xám nâu, xám đen, thành phần và trạng thái không đồng nhất.

+ Lớp 2: Sét pha, màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm.

+ Lớp 3: Cát pha màu xám nâu, xám ghi, đôi chỗ lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo + Lớp 4: Sét pha, màu xám nâu - xám ghi, trạng thái dẻo cứng.

IV.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh lô đất (đường giao thông, san nền, cấp điện, cấp nước, thoát nước sinh hoạt, thoát nước mưa, ) hiện đã được xây dựng theo dự án khu đô thị mới Việt Hưng đã được phê duyệt Cụ thể:

+ San nền: Mặt bằng lô đất tương đối bằng phẳng đã được san nền đến cao độ quy hoạch được duyệt.

+ Giao thông: Các tuyến đường giao thông xung quanh lô đất đã được thi công xây dựng hoàn chỉnh.

+ Cấp điện: Hệ thống điện lưới và điện chiếu sáng công cộng được hoàn chỉnh đến khu đất.

+ Cấp nước: Hệ thống cấp nước được đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tới tường rào công trình theo tiêu chuản thiết kế đô thị.

+ Thoát nước: Hệ thống thoát nước bên ngoài lô đất bao gồm các tuyến cống BTCT đã được thi công lắp đặt.

Trang 8

V CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC - KỸ THUẬT

V.1 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.

V.1.1 Các chỉ tiêu quy hoạch đã được duyệt:

V.2 Giải pháp thiết kế quy hoạch.

- Căn cứ theo các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, khu đất thiết kế có diện tích 6.045 m2 được giới hạn bởi các mốc 1, 2, 3, 4, 5, trùng với chỉ giới đường đỏ quy hoạch Phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 17,5 m, phía Tây giáp khu cây xanh CX-05, phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 11,5 m, phía Bắc giáp khu TH - 04 Phương án quy hoạch tổng mặt bằng lô đất được tổ chức bố trí hài hoà, cân đối thuận tiện cho việc học hành vui chơi của các bé và thuận lơi cho phụ huynh khi đến đón con Hệ thống lối ra vào lô đất được bố trí hợp lý, đảm bảo mối liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông của khu đô thị Lối vào cổng chính được bố trí ở trục đường chính rộng 17,5 m có vị trí đỗ xe rộng đủ để chỗ đậu xe cho phụ huynh khi đến đón cháu, lối vào cổng phụ được bố trí tại trục đường phụ rộng 11,5 m nhằm phục vụ cho các khu bếp ăn của nhà trẻ.

Trang 9

- Quy hoạch trong lô đất cũng tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm quy hoạch xây dựng Công trình được tổ hợp theo kiểu tập trung, các khối vây quanh nhau tạo ra khoảng sân trong là nơi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao, khai trường và vui chơi cho các cháu Sân trước giáp mặt đường 17,5 m là không gian tập trung khánh tiết, hoạt động thể và đón trả trẻ Các khối lớp học được tận dụng tối đa hướng gió Đông, các khối phụ trợ được bố trí cuối hướng gió Các nhóm lớp học có sân chơi chung bao gồm hố cát, sân tập ngoài trời, nơi trồng cây, khoảng sân chơi này được ngăn cách với đường giao thông nội bộ bằng bồn hoa cây xanh Ngoài ra còn có sân gia công, sân phơi quần áo, nhà để xe cho khách và nhà xe cán bộ công nhân viên Toàn bộ công trình được phân cách với khu vực xung quanh bằng hàng rào và cây xanh

V.3 Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình.

- Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc các công trình được nghiên cứu hài hoà với kiến trúc cảnh quan toàn Khu đô thị mới Hình thức kiến trúc các công trình được nghiên cứu thiết kế phù hợp với công năng của công trình là Nhà trẻ mẫu giáo

- Mặt đứng công trình được bố trí bởi các mảng màu sặc sỡ vui nhộn hợp với tâm lý trẻ thơ Hệ thống cửa sổ, vách kính được bố trí hài hoà đảm bảo đủ điều kiện lấy sáng cho các lớp học Hệ thống phào tường, mảng tường trang trí được bố trí hợp lý kết hợp với hệ mái dốc của công trình tạo cho công trình một hình ảnh đẹp mang dáng dấp hình thức kiến trúc dân tộc nhưng vẫn toát lên hình thức hiện đại phù hợp với ngôn ngữ kiến trúc của nhà trẻ.

- Khối nhà học, hiệu bộ và phụ trợ:

+ Công trình có quy mô 2 tầng, hợp khối, tại tầng 1 bố trí 05 nhóm lớp độ tuổi mẫu giáo và khối hiệu bộ, phụ trợ gồm: phòng khách, nhà bếp, kho, Chiều cao tầng 1 là 3,3m Tầng 2 bố trí 03 nhóm lớp độ tuổi mầm non và 02 nhóm lớp độ tuổi mẫu giáo, khối hiệu bộ và phụ trợ gồm các phòng làm việc của hiệu trưởng, giáo viên Chiều cao tầng 2 là 3,3 m.

+ Tầng áp mái cao 3,3 m, bố trí đặt bể nước mái và tạo khoảng không gian chống nóng cho không gian bên dưới.

+ Các nhóm lớp được thiết kế kiểu Block khép kín gồm: phòng sinh hoạt (phòng chơi kết hợp phòng ngủ) rộng 70 m2, kho để đồ rộng 10 m2, phòng trẻ mệt rộng 10 m2, phòng đón trẻ kết hợp phòng chia cơm (pha sữa) rộng 17 m2, phòng vệ sinh rộng 17,3m2, hiên chơi của các cháu rộng 25 m2.

+ Khối công trình chính bố trí hợp khối có sân trong, giao thông ngang là hành lang nhà cầu, giao thông đứng gồm 2 thang bộ.

- Khối hoạt động thể chất âm nhạc: khối hoạt động thể chất, âm nhạc bố trí thành một khối độc lập cao 02 tầng, tầng 1 cao 3,9 m có chức năng hoạt động thể chất, tầng 2 cao 3,9 m (tính đến trần giả) có chức năng dạy và học âm nhạc, múa và biểu diễn nội bộ Khối hoạt động thể chất, âm nhạc kết nối với khối chính bằng nhà cầu 02 tầng, có cầu thang bộ và 01 khối vệ sinh độc lập cho từng tầng.

Trang 10

- Các hạng mục phụ trợ khác:

+ Trong khuôn viên khu đất bố trí nhà để xe cán bộ, giáo viên và nhà thường trực + Một số hạng mục vui chơi ngoài trời: hố cát, bể vầy, đu quay, cầu trượt

V.3.1 Giải pháp hoàn thiện

- Vật liệu xây dựng và hoàn thiện chủ yếu được sản xuất trong nước với chất lượng và tính thẩm mỹ cao Tường ngoài, tường và trần được sử dụng sơn nước sau khi đã đánh nhẵn

- Đường ống cấp nước và dây điện, dây điện thoại, cáp truyền hình được chôn ngầm trong tường

V.4 Giải pháp kết cấu.

- Công trình Nhà trẻ mẫu giáo lô NT - 08 gồm các dẫy nhà 02 tầng , kích thước các nhịp, bước và chiều cao của các khối nhà tương đối giống nhau vì vậy tính toán cho một khối nhà điển hình rồi áp dụng thiết kế cho các khối nhà lân cận.

- Mẫu nhà chúng tôi chọn thiết kế là đơn nguyên số 1 (trục X9 - X21; Y1 - Y5).

V.4.1 Các tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn áp dụng:

- Tất cả các cấu kiện bê tông cốt thép đều được Thiết kế tính toán và kiểm tra theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

- TCVN 2737 - 95: Tiêu chuẩn thiết kế - Tải trọng và tác động.

- TCXDVN 356 - 2005: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu bê tông cốt thép - TCXDVN 338 - 2005: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu thép.

- TCXD 45 - 78: Tiêu chuẩn thiết kế - Nền, nhà và công trình.

V.4.2 Giải pháp vât liệu xây dựng:

- Gạch xây có mác không nhỏ hơn M75, vữa xây xi măng cát vàng M50.

- Dầm, cột, sàn dùng bê tông cốt thép đổ tại chỗ có cấp độ bền chịu nén B15 (tương đương mác 200), có Rb=8,5 MPa.

- Bê tông móng cấp độ bền chịu nén B15 (Tương đương mác 200), có Rb=8.5 MPa.

- Thép chịu lực dùng AII, có Ra=280MPa (D≥10) - Thép đai dùng loại AI, có Rs=225MPa(D<10).

Trang 11

Phòng chức năng dài hạnTT TCtiêu chuẩnTT vợt tảiHệ số tính toánTT

- Phương án kết cấu móng : thông qua tài liệu khảo sát địa chất, căn cứ vào tải trọng công trình lựa chọn phương án móng nông Sử dụng móng băng đặt trên lớp đệm cát đen dày 800 mm cho toàn bộ hệ móng, các kích thước băng móng lần lượt là 800m, 1000 mm, 1200 mm, 1500 mm, 1800 mm Chiều sâu đặt móng là 1,5 m tính từ cốt nền

- Phương án kết cấu phần thân :

+ Sử dụng kết cấu khung BTCT cho công trình.

+ Cột tiết diện 220x220mm ; 350x350, 220x300mm (xem mặt bằng kết cấu ) + Hệ dầm có kích thước 220x300, 220x400, 220x500, 220x600 mm, 220x350mm (xem mặt bằng kết cấu).

+ Sàn bê tông cốt thép dày 100 mm và 120 mm.

Trang 12

V.4.5 Kết cấu bao che và tường ngăn:

- Tường bao che xây bằng gạch dày 220 mm, tường ngăn 110 mm Gạch xây mác 75, vữa xây xi măng mác 50 Toàn bộ phần thân nhà được xây bằng gạch rỗng trừ tường khu vệ sinh và hàng gạch quay ngang.

V.5 Giải pháp cấp nướcV.5.1 Tài liệu cơ sở:

Tập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công phần cấp thoát nước của công trình được lập trên các cơ sở sau:

- Các bản vẽ phần tổng mặt bằng, kiến trúc và xây dựng của khu nhà - Các yêu cầu cấp nước, thoát nước của chủ đầu tư.

Các tiêu chuẩn và quy phạm về phần cấp thoát nước của Việt Nam được áp dụng: - Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình Nhà xuất bản xây dựng năm 2000.

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt nam, Tập VI 1997.

- Cấp nước bên trong nhà tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513-1988 - Thoát nước bên trong nhà tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-1988.

- Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế 2622-1995.

V.5.2 Hệ thống cấp nước sinh hoạt:

V.5.2.1 Lưu lượng tính toán:

- Lưu lượng tính toán cho các khu vệ sinh: * Đối với khu vệ sinh công cộng:

Qtt=0,2 N Trong đó:

+ Qtt: Lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống (l/s) + : Hệ số phụ thuộc vào chức năng của ngôi nhà

+ N: Tổng số đương lượng của dụng cụ vệ sinh trong đoạn ống tính toán * Tính toán chọn đường ống cấp nước cho các khu vệ sinh.

Trang 13

1 Khu WC1

Xí bệt, két xả 6l/1lần xả72,517,5

V.5.2.2 Mạng lưới đường ống cấp nước

- Cấp nước lạnh: nước cấp vào công trình dự kiến lấy từ ống cấp nước trên đường nội bộ, qua đồng hồ tổng vào bể chứa nước ngầm Hệ thống máy bơm đặt ở phòng bơm đưa nước từ bể chứa ngầm lên các bể mái và bể chứa ở tầng mái Hệ thống cấp nước sinh hoạt và cấp nước cứu hoả được thiết kế độc lập Căn cứ vào yêu cầu về lưu lượng và áp lực cần thiết tại mỗi khu vệ sinh chọn sơ đồ cấp nước là: nước từ bể ngầm được bơm lên két nước trên mái từ két nước trên mái qua đường ống cấp xuống các khu vệ sinh dùng nước.

V.5.2.3 Bể nước ngầm

BẢNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC

Trang 14

+ Wbc: dung tích bể chứa (m3).

+ Wsh: lượng nước cấp cho sinh hoạt trong một nhày đêm (m3) + Wsh = Qnđ = 20,65 m3/ngày.đ

+ Wcc: lượng nước cần cho chữa cháy(m3).

- Lượng nước dự trữ cho chữa cháy trong trường hợp có một đám cháy xảy ra trong 3 giờ với lưu lượng 2,5 l/s.

Wcc = 2,5x60x60*x3= 27 m3 - Dung tích bể chứa nước ngầm:

Wbc = Wsh + Wcc = 20,65 + 27=47,65 m3 *Chọn dung tích bể chứa nước ngầm:

- Chọn bể nước ngầm có dung tích hữu ích là 48 m3.

- Đường ống dẫn nước D50 vào bể và trong bể ngầm bố trí van phao D40 để khống WĐH lượng nước cho sinh hoạt.

n số lần bơm nước trong ngày.

Wk = (10,3 + 1,5) =11,8 m3 ~ 12 m3

Bố trí các két nước mái có tổng dung tích 12 m3 trong đó dung tích nước phục vụ sinh hoạt W=10,5 m3 và dung tích nước phục vụ cứu hoả trong 10 phút đầu W=1,5 m3

Vậy bố trí 5 két nước mái mỗi két 2,5 m3.

Trong két nước bố trí van phao điện nối với bơm để đảm bảo bơm cấp nước tự động làm việc khi mực nước sinh hoạt trong bể còn lại 1,5 m3 và tự động ngắt bơm khi bể đầy.

V.5.2.5 Bơm cấp nước sinh hoạt

- Chọn bơm cấp nước lên bể mái Q=9 m3/h - H=40m bơm liên tục trong 1h (1 bơm làm việc- 1 bơm dự phòng).

- Vậy ống đứng cấp nước lên bể mái là D50.

Trang 15

- Bơm được đặt ở chế độ bơm tự động: bơm sẽ tự động làm việc khi thể tích nước sinh hoạt trong các két nước trên mái còn W=1,5 m3 và bơm sẽ tự động ngắt khi đầy.

V.5.3 Hệ thống thoát nước:

V.5.3.1 Giải pháp thoát nước:

- Thoát nước mưa trên mái:

+ Nước mưa từ các mái, sân thượng, ban công được thoát theo các ống đứng xuống hệ thống rãnh thoát nước mưa quanh nhà sau đó thoát ra cống thoát nước thành phố.

+ Phễu thu nước mái bằng gang có lưới chắn rác, ống thoát nước mái bằng nhựa PVC Class 3.

+ Từ diện tích nhà theo tính toán ta bố trí 4 ống thu nước, mỗi ống D110 (chi tiết xem bản vẽ).

- Thoát nước thải sinh hoạt:

+ Hệ thống thoát nước trong nhà được thoát theo các tuyến riêng:

+ Nước thải từ các xí, tiểu, biđê thoát theo các tuyến ống riêng dẫn vào ngăn chứa của bể tự hoại.

+ Nước thải nhà bếp thoát vào ống thoát rửa

+ Nước thải tắm, giặt, nước rửa sàn được thoát vào hoặc hệ thống cống thoát nước bên ngoài công trình.

+ Toàn bộ các ống nhánh từ các khu WC ra ống đứng bằng nhựa PVC Class 3 + Các ống đứng thoát nước bằng nhựa U.PVC hoặc PVC Class 3.

+ Tất cả các ống thông hơi bằng nhựa PVC Class 1.

+ Tại đầu các tuyến ống nhánh phải có nắp thông tắc, trên ống đứng cách 2 tầng có 1 ống kiểm tra.

+ Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo, khung đỡ hay giá kê (trong hộp kỹ thuật) Các tuyến nhánh đặt với độ dốc 2% - 3% theo hướng thoát nước.

V.5.3.2 Lưu lượng tính toán thoát nước:

qT = qC + qdc (l/s) Trong đó:

qT - Lưu lượng nước thải tính toán (l/s) qC - Lưu lượng cấp nước tính toán (l/s).

qDC - Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất (l/s).

Độ dốc ống thoát nước :

Trang 16

- Đối với ống thoát nước thải chậu xí:

+ Ống nhánh thoát nước xí, tiểu độ dốc tối thiểu i=3%.

+ Ống nhánh thoát nước chậu rửa , thoát nước sàn độ dốc tối thiểu i=2%.

V.5.3.3 Bể tự hoại:

- Dung tích bể tự hoại được theo đương lượng các thiết bị vệ sinh theo bảng K2: ( Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình Nhà xuất bản xây dựng

Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng trong thiết kế: - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - 1997.

- 11 TCN - 18,19,21 - 2006 : Quy phạm trang bị điện

- TCXD 25-91 : Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - TCXD 27-91 : Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - TCVN-4756-89 : Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện

- TCXD-46-2007 : Chống sét cho các công trình xây dựng - Bản vẽ phương án thiết kế phần kiến trúc của công trình.

V.6.2 Các giải pháp kỹ thuật chính:

V.6.2.1 Nguồn điện:

Nguồn cung cấp điện của công trình là điện 3 pha 4 dây 380/220V được lấy từ phía hạ áp trạm biến áp khu vực N15-10(22)/0,4kV-2x750kVA.

V.6.2.2 Công suất điện:

- Các thiết bị sử dụng điện trong công trình bao gồm: hệ thống chiếu sáng, ổ cắm điện, bơm nước sinh hoạt, điều hòa không khí

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:00

Hình ảnh liên quan

BẢNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC - HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT.DOC
BẢNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng: TIẾNG ỒN VÀ MỨC ÁP ÂM PHÁT SINH TỪ MỘT SỐ NGUỒN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY LẮP - HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT.DOC

ng.

TIẾNG ỒN VÀ MỨC ÁP ÂM PHÁT SINH TỪ MỘT SỐ NGUỒN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY LẮP Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan