Skkn lv ptct nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ lớp lá bumlanh tr mn ng t minh khai phạm thị hiển

22 0 0
Skkn  lv ptct  nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ lớp lá bumlanh tr mn ng  t  minh khai   phạm thị hiển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM " MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON"

Trang 1

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.1 Lý do chọn đề tài: 2

1.2 Mục đích nghiên cứu : 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 4

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 4

2 PHẦN NỘI DUNG 4

2.1 Cơ sở lý luận: 4

2.2 Thực trang 6

2.3 Các biện pháp đã thực hiện để Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ lớp lá BuMBLanh B Trường Mầm non Nguyễn Thị Minh Khai 9

2.4 Kết quả thu được khi nghiên cứu sáng kiến 16

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 17

3.1 Kết luận 18

3.2 Kiến nghị 19

Trang 2

1.1Lý do chọn đề tài.

Ông bà ta thường nói “ Sức khoẻ là vàng” để nói về tầm quan trọng của sức khoẻ đối với con người Nhưng trải qua bao phấn đấu miệt mài để xây dựng, phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống chắc chắn nhiều người có cùng nhận định với tôi là “ Sức khoẻ còn quý hơn cả vàng” Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người sức khỏe tốt thì bạn mới có thể làm việc, mới tạo ra của cải vật chất Sức khỏe tốt là nền tảng cho một tinh thần tốt Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh con người mới có thể có được cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng trong cuộc sống Chúng ta ai cũng mong muốn mình được khoẻ mạnh, và không phải khi chúng ta hiểu “ Sức khoẻ quý hơn vàng” thì sẽ không bao giờ bị bệnh Nhưng khi chúng ta hiểu được vai trò của sức khoẻ thì chúng ta sẽ biết làm thế nào để hạn chế tối đa những yếu tố nguy hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ Có rất nhiều mối nguy hại với sức khoẻ con người như di truyền, môi trường, lối sống, dinh dưỡng…thì dịch bệnh là một trong những mối đe doạ vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh tới sức khoẻ của chúng ta? Là một giáo viên mầm non ta cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh đối với trẻ trong lớp, trong trường của mình? Trong khi cơ thể trẻ còn non nớt sức đề kháng còn yếu, sự hiểu biết về những nguy hại với sức khoẻ còn hạn chế Mà đối với trẻ tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ Điều đó lý giải nguyên nhân vì sao trẻ em là một trong những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng nếu dịch bệnh xảy ra Vì thế những người chăm sóc, giáo dục trẻ cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ Cũng như hình thành cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và ý thức phòng chống dịch bệnh.

Hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh đối với trẻ mầm non khiến tôi càng trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh xảy ra ở lớp mình Những suy nghĩ đó chính là lí do tôi lựa

chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ lớpLá BuMLanh trường Mầm Non Nguyễn Thị Minh Khai”, nhằm góp một

Trang 3

phần của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của lớp, của trường mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ lớp Lá BuMLanh trường Mầm Non Nguyễn Thị Minh Khai” Nhằm giúp trẻ hình thành những thói quen tốt về vệ sinh cá nhân như đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách giữ gìn vệ sinh môi trường Nhận biết và nói với cô giáo một số dấu hiệu khi bị ốm, biết đeo khẩu trang đúng cách… Hình thành và duy trì những thói quen tốt về vệ sinh cá nhân Thực hành tốt các kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng Tập tự phục vụ trong sinh hoạt Biết lợi ích của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết Biết làm gì khi trong nhà có người ốm Biết hợp tác với bác sĩ khi được khám chữa bệnh Phụ huynh ý thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ và cách phòng tránh lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm cơ bản Phối hợp cùng giáo viên thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh

1.3 Đối tượng nghiên cứu

37 cháu học sinh lớp Lá BuMLanh trường mầm non Nguyễn Thị Minh Khai, xã ĐăkR’Tih - Tuy Đức - Đăk Nông.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

a/ Phương pháp điều tra

Điều tra bằng phiếu điều tra trên phụ huynh của trường MN Nguyễn Thị

Ghi lại các kết quả quan sát Xử lí các cứ liệu thu nhâp được.

Trang 4

d/ Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn một số phụ huynh về một số dịch bệnh thường gặp và cách

phòng tránh

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống

dịch bệnh cho trẻ lớp lá BuMBLanh B Trường Mầm non Nguyễn Thị Minh Khai” bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.

2 PHẦN NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận

Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt kết quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học

Trẻ em sức đề kháng còn yếu, cơ thể còn non nớt rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao Những nhận thức về việc phòng tránh dịch bệnh còn hạn chế Môi trường, khí hậu thay đổi làm cho virus xuất hiện những chủng mới, nguy hiểm và khó phòng tránh hơn làm con người “trở tay không kịp” Có những bệnh sẽ chuyển biến nặng, nhẹ tuỳ theo sự thay đổi của thời tiết, thay đổi theo mùa Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,… Tất cả những điều đó đều liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Hiện nay có rất nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh Thuỷ đậu, bệnh Tay -chân – miệng, bệnh Sởi, bệnh Sốt xuất huyết, … Riêng bệnh Bạch hầu theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ tháng 6/2020 đến nay, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó một bệnh nhi đã tử vong Trong khi cả tỉnh đang dốc mọi nguồn lực để giảm thiểu sự gia tăng của các ca bệnh bạch hầu thì dịch bệnh Covid 19 lại quay lại với những hậu quả nặng nề hơn Tính đến ngày 4/4/2021 Bộ Y Tế thống kê về tình hình dịch Covid 19 trên thế giới có 109.469.508 ca mắc và số ca tử vong 2.413.158 Ở Việt Nam có 2626 ca nhiếm và 35 ca tử vong Cho đến nay, dịch bệnh Covid -19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thì ảnh hưởng và sự lây lan của dịch

Trang 5

Covid – 19 tại Việt Nam cơ bản đã được khống chế nhưng những ca nhiễm, ca tử vong đang tăng lên từng ngày trên toàn thế giới làm cho nước ta như một “lòng chảo” dịch bệnh có thể tràn vào bất cứ lúc nào nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác Trên thực tế lượng vắc-xin điều trị chưa được sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của người dân trên toàn thế giới Trước thực trạng đó buộc Việt Nam và các quốc gia phải sử dụng các biện pháp như cách ly, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh

Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, ho gà , cúm viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tiêm chủng nhưng đối với những xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn với đa số người dân là người đồng bào thiểu số như xã ĐăkR’tih thì nhiều người dân vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm chủng để phòng bệnh nên trẻ càng có nhiều khả năng mắc bệnh truyền nhiễm.

2.2 Thực trạng a) Thuận lợi

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp sát sao của phòng Giáo dục, ban giám hiệu nhà trường cùng với chuyên môn trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.

Trường Mầm non Nguyễn Thị Minh Khai là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 được xây dựng sạch đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động luôn được nhà trường quan tâm chú trọng Cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vệ sinh, ăn uống, học tập của trẻ Nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về phòng dịch bệnh cho trẻ

Trường có một nhân viên y tế đạt chuẩn về chuyên môn, năng động, nhiệt tình và luôn quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ.

Lớp được phân công 2 cô phụ trách, 2 cô đều có trình độ trên chuẩn, tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ tận tình với công việc.

Trang 6

Bản thân là một giáo viên đã có hơn 10 năm đứng lớp, 5 năm phụ trách lớp 5 - 6 tuổi nên nắm bắt được khả năng nhận thức cũng như tâm lý trẻ ở độ tuổi này Tham gia đầy đủ các chuyên đề của ngành học mầm non, của trường tổ chức Có tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày đặc biệt là việc nâng cao kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

b) Khó khăn

Đa số trẻ trong lớp chưa học qua các lớp học mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi nên kiến thức về vệ sinh cá nhân để phòng bệnh của trẻ còn nhiều hạn chế.

Lớp có 37 trẻ, một số trẻ hiếu động, Bên cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế trong khi trẻ chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh cho con ngay từ khi còn nhỏ Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường cũng như ở nhà.

Xã ĐăkR’Tih là một xã có gần 10km tỉnh lộ 681 đi qua địa bàn, chính vì đặc thù như vậy nên rất nhiều khả năng gây bệnh cho người dân trong xã, trẻ em có nguy cơ mắc các dịch bệnh là rất cao nếu có người từ vùng khác đi xe khách qua địa bàn.

Lớp học nằm ở điểm lẻ nên việc sơ cứu, can thiệp của nhân viên y tế còn hạn chế vì nhân viên chủ yếu trực tại điểm chính.

Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài:

Để nắm bắt được khả năng của từng trẻ về kỹ năng phòng chống dịch bệnh thông qua việc thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân trong mọi hoạt động

Trang 7

trên 37 trẻ ở lớp, tôi đã tiến hành khảo sát ngay từ đầu năm học và thu được kết quả cụ thể như sau:

Trước khi áp dụngsáng kiếnSố trẻ đạtTỷ lệ %

1 Trẻ biết tự lau mặt, đánh răng đúng cách 11/37 30% 2 Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước 10/37 27% 3 Trẻ biết tự thay quần áo khi bị bẩn, ướt, biết lợi

ích của việc mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

4 Biết phối hợp với bác sĩ khi được khám chữa bệnh, biết một số việc cần làm khi bị bệnh.

5 Trẻ biết một số đặc điểm, cách phòng ngừa một số dịch bệnh theo mùa, bệnh truyền nhiễm

Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu,tranh ảnh, kiến thức cho trẻ về các dịch bệnh xảy ra theo mùa và cáchphòng chống.

Muốn thực hiện được các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì tự bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng trang bị cho mình hệ thống kiến thức chính xác, phong phú kèm những kinh nghiệm tích luỹ từ thực tế.

Nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có thói quen và kỹ năng trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải cung cấp chuẩn xác kiến thức về các dịch bệnh thường gặp theo mùa và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ, qua tài liệu nghiên cứu tôi đã giúp trẻ nhận biết được các dịch bệnh xảy ra theo mùa và cách phòng chống như sau:

Ví dụ: Vào mùa lạnh (mùa mưa, mùa đông), khí hậu ẩm thấp tạo điều kiện

cho vi khuẩn, siêu vi, nấm, phát triển Khi đó vì hệ miễn dịch kém nên trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, hen suyễn, tay chân miệng,

Trang 8

sốt xuất huyết, đau mắt đỏ,… Đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ phát thành dịch nếu không có cách phòng ngừa tốt Khi phát dịch, bệnh có thể lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các dịch mũi, miệng, qua tiếp xúc các nốt phỏng trên da, qua phân của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của bảo mẫu.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên nhắc nhở trẻ nên ăn chín uống sôi và sử dụng đồ chơi đã được khử khuẩn, chơi ở môi trường trong sạch không rác thải và bụi bẩn Không tiếp xúc với người bệnh tránh dịch bệnh lây sang Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lí, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.

Vào mùa hè khí hậu nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu, nguồn nước khó đảm bảo an toàn, không chỉ gây khó chịu cho mọi người mà còn tiềm ẩn nhiều loại bệnh nguy hiểm như: thủy đậu, sởi, thương hàn, vàng da, quai bị… ĐăkNông là một xã vùng đặc biệt khó khăn với hơn 50% là người dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn, nhận thức kém nên việc tiêm chủng chưa thực hiện triệt để Nên dân cư xã tôi còn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh bạch hầu đây là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi Bệnh Bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gặp ở người lớn nếu chưa có miễn dịch Bệnh lây truyền ở cuối thời kì ủ bệnh ngay thời kì phát bệnh Bệnh dễ bùng phát ở nơi có vệ sinh không đảm bảo vùng sâu vùng xa nơi người dân không được tiêm phòng đầy đủ và nơi có mật độ dân số đông

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine đầy đủ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Trang 9

Và dịch bệnh đang hoành hành gây ảnh hưởng lớn nhất, mức độ lây lan

nhanh nhất là dịch bệnh Covid 19 do Virus Corona gây ra đây là một loại virus

đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh Virus corona phát triển mạnh trong môi trường nhiệt độ thấp và ẩm, thường không quá 25 độ Trong môi trường bên ngoài cơ thể người, nếu vừa có nắng, vừa nhiệt độ cao, thì coronavirus có thể chết chỉ sau 3 - 5 phút.

Trong khi cơ chế lây bệnh của Virus Corona tăng chóng mặt trên phạm vi toàn thế giới mà lượng vacxin chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng khổng lồ

của con người thì Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực

hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 5k là: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung đông người – Khai báo y tế

Biện pháp 2: Lập kế hoạch, nâng cao kỹ năng phòng chống dịch bệnhcho trẻ

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp, của trường nơi mình công tác Ngay đầu năm học mới tôi lập ra kế hoạch giáo dục để nâng cao kỹ năng vệ sinh cho trẻ cụ thể, rõ ràng Bắt đầu từ kế hoạch trọng tâm tôi chia nhỏ thành kế hoạch từng tháng, kế hoạch đưa ra phải phù hợp với khả năng và sự phát triển của trẻ, từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều.

Tháng 9 : Làm kí hiệu riêng cho từng cá nhân trẻ như: Ly uống nước, khăn

mặt, bàn chải đánh răng… Tôi đặc biệt chọn những ký hiệu bằng chữ cái, bằng số Sau đó hướng dẫn trẻ nhận biết các kí hiệu và sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình, giải thích cho trẻ biết việc không nên sử dụng chung đồ dùng hay chia sẻ đồ ăn, thức uống với bạn bè vì vi khuẩn và virut rất dễ dàng truyền qua nước bọt khi ta tiếp xúc với thức ăn và nước uống chung Đặc biệt là trong mùa lạnh và mùa thường xảy ra dịch cúm cần tránh các hình thức chia sẻ vì nó có thể khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.

Trang 10

Hướng dẫn trẻ biết để đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi đúng nơi quy định, khi chơi xong phải biết cất gọn gàng lên kệ Hướng dẫn trẻ cách lựa chọn quần áo cho phù hợp với thời tiết và lợi ích của việc lựa chọn trang phục phù hợp

Tháng 10: Nâng cao cho trẻ các kỹ năng vệ sinh phòng chống dịch bệnh

như: Tự giác rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch( rửa tay theo quy trình rửa tay 6 bước) , lau mặt, đánh răng đúng cách, chải đầu, thay quần áo khi bị ướt và bẩn chẳng hạn như:

Giúp trẻ nhận biết được các thời điểm cần thực hiện vệ sinh như: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, sau khi chơi xong và những lúc tay bẩn và tự thực hành vệ sinh Nhắc nhở và giải thích cho trẻ biết trong khi ăn không được nói chuyện, che miệng khi ho, hắt hơi.

Tháng 11: Tiếp tục nâng cao kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ, hướng dẫn

trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi

Giúp trẻ nhận biết sự nguy hiểm của một số dịch bệnh xảy ra hiện nay và sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh thân thể.

Cho trẻ tham gia thực hành kỹ năng vệ sinh thông qua các chuyên đề do trường, tổ chuyên môn tổ chức như: Chuyên đề bé rửa tay, bé mặc và gấp quần

Tuỳ từng tháng tôi sẽ nhắc nhở phụ huynh cho các cháu đi tiêm phòng hoặc uống vitamin A, sổ giun theo thông báo của trạm y tế

Biện pháp 3: Nâng cao kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ thôngqua các hoạt động trong ngày

Nâng cao kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ là nội dung hết sức quan trọng cho trẻ góp phần nâng cao kỹ năng sống, phát triển thể lực, thẩm mỹ, giúp

Trang 11

trẻ biết giữ gìn đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, biết thu dọn và cất giữ đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, giữ nhà cửa sạch sẽ Chính vì thế vào những ngày đầu năm học tôi luôn chú ý hướng dẩn tỉ mĩ các thao tác vệ sinh hàng ngày cho trẻ và lồng ghép chúng vào tất cả các hoạt động

Giờ đón trẻ: Vào mỗi buổi sáng trước khi vào lớp, tôi thường quan sát thật

kỹ xem cháu nào quần áo, đầu tóc, chưa gọn gàng, mặt mũi chưa sạch sẽ Tôi chải đầu, buộc tóc, sửa sang quần áo lại cho trẻ sau đó trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng thức dậy: Bé thường làm những gì? Vì sao phải làm như thế ? Làm như thế nào? Để trẻ có thể thoải mái chia sẻ những ý kiến của mình và cô nhắc nhở lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ thể để lần sau trẻ thực hiện

Ví dụ: Vì trẻ chưa qua lớp 3-4 tuổi và 4-5 tuổi nên tôi đã dạy trẻ cách lau

mặt, chải răng đúng cách: Tôi vừa làm vừa giải thích: “ Khi chải răng con phải làm súc miệng làm ướt khoang miệng, sau đó lấy kem vừa đủ Khi chải răng con phải chải hết hàm dưới, hàm trên, mặt trước, trong và mặt nhai của răng…con phải chải răng sau trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Cách làm này không những giúp trẻ phòng chống được các bệnh răng miệng mà còn giúp trẻ có một hơi thở thơm tho, sạch sẽ, nâng cao cho trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân tốt luôn giữ gìn vệ sinh khuôn mặt của mình sạch sẽ, đặc biệt luôn dặn dò trẻ không được chạm tay vào mắt và miệng vì tay ta thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và các mầm bệnh khi chạm phải vào vật dụng và người đang bị mắc bệnh về mắt và các bệnh lây nhiễm khác Nếu đưa tay lên dụi mắt hoặc đưa vào miệng vi khuẩn, virus sẽ theo đường đó mà lây sang người chúng ta.

Thường xuyên nhắc nhở trẻ cắt móng tay, móng chân sạch sẽ hạn nhằm chế vi khuẩn tiếp xúc lên da Do vậy sau giờ điểm danh xong, tôi cho trẻ chơi một số trò chơi như: “Tay thơm tay ngoan”, “giấu tay”, mục đích là để kiểm tra vệ sinh trẻ trước khi vào lớp, nếu tay bạn nào chưa cắt móng gọn gàng thì nhắc nhở trẻ hoặc chân bẩn thì trẻ phải đi rửa chân và lau khô đặc biệt là các kẽ của ngón

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan