2023 olympic 30 4 lớp 11

9 1 0
2023 olympic 30 4 lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi olympic lớp 11 (sinh học,tham khảo ) 2023 cho học sinh trung học phổ thông ...................................

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Lưu ý: - Thí sinh làm mỗi câu trên một tờ giấy riêng và ghi rõ câu số mấy ở trang 1 của mỗi tờ giấy thi.- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Câu 1 (4,0 điểm)

1.1 Áp suất âm trong mạch gỗ (xylem) do những yếu tố nào tạo nên? Trong mô xylem của thân cây, áp suất âm thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn?

1.2 Cây cacao (Theobroma cacao) là một loài

thực vật thường xanh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Mexico Trên lá cây có một loài sinh vật đơn bào

là Phytophthora và một loài nấm cùng sinh sống Các

nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để nghiên

cứu về sự tác động của loài nấm trên và Phytophthora

đến sự sinh trưởng của thực vật Kết quả thu được được hiển thị ở hình 1.

a Trong thí nghiệm này, nấm và

Phytophthora đã tác động đến cây cacao như thế nào?

Giải thích.

b Dự đoán mối quan hệ giữa nấm và

Phytophthora trên cây cacao Giải thích.

c Nếu khu vực đất trồng cây cacao được xử lí

với thuốc diệt nấm thì kết quả thí nghiệm có thay đổi không? Giải thích.

Hình 1

1.3 Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:

Trồng các cây A, B, C (cùng 1 giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc như nhau Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí nghiệm, chiếu sáng với các bước sóng khác nhau, cụ thể là:

- Cây A: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 400 nm đến 500 nm - Cây B: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 500 nm đến 600 nm - Cây C: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 600 nm đến 700 nm Thời gian chiếu sáng là như nhau ở tất cả các chậu cây.

a Cây nào hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất? Giải thích.

b Căn cứ vào bước sóng ánh sáng cung cấp cho các cây như trên, hãy dự đoán khả năng sinh trưởng

của các cây A, B, C sẽ khác nhau thế nào? Giải thích.

1.4 Mối tương quan giữa cường độ quang hợp với cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa

trong hình 2 dưới đây Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2 cây hấp thụ (đo tại thời điểm hấp thụ)

Trang 2

(1), (2) và (3) là các đường biểu diễn cường độquang hợp của ba nhóm thực vật khác nhau

Hình B

Hình 2

a Trong khoảng nhiệt độ từ 15°C đến 25°C, Io có thể trùng với điểm 0 không? Giải thích

b Có thể dựa vào Im để phân biệt thực vật C3 và C4 không? Giải thích.

c Đường cong (1), (2) và (3) tương ứng với cường độ quang hợp của nhóm thực vật nào trong các

thực vật C3, C4 và CAM? Giải thích.

Câu 2 (4,0 điểm)

2.1 Một người đàn ông khỏe mạnh có lưu lượng tim lúc nghỉ

ngơi là 6300 ml/phút Hình 3 biểu diễn sự thay đổi huyết áp và thể tích máu ở tâm thất trái trong một chu kì tim của người đàn ông này

a Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn nào của chu kì tim?

b Van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở tại thời

điểm R và thời điểm S? Giải thích.

c Khoảng cách từ S đến P sẽ thay đổi như thế nào khi van

động mạch chủ bị hẹp?

d Nhịp tim lúc nghỉ ngơi của người này là bao nhiêu?

e Lượng máu vào mạch vành tăng lên ở giai đoạn nào trong 4

giai đoạn PQ, QR, RS, SP?

Hình 3

2.2 a Bảng 1 thể hiện sự có mặt và vắng mặt của ba chất A, B, C khác nhau ở một số vị trí quan trọng

của cơ thể trưởng thành khỏe mạnh.

Bảng 1

Hãy cho biết mỗi chất A, B, C tương ứng với chất nào sau đây Giải thích.

b Ba loại thuốc A, B và C có tác dụng khác nhau đối với cơ thể:

- Thuốc A gây co động mạch thận.

- Thuốc B ức chế đồng vận chuyển Na+ và Cl- trên nhánh lên quai Henle - Thuốc C gây ức chế bơm Na – H ở tế bào thận.

Người có chức năng thận bình thường sẽ có khối lượng nước tiểu và huyết áp thay đổi như thế nào khi được tiêm riêng rẽ từng loại thuốc vào cơ thể? Giải thích.

2.3 Có hai bệnh nhân (kí hiệu từ H1 và H2) bị rối loạn chức năng của đường dẫn khí ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí qua màng phế nang và mao mạch phổi Người H1 bị hẹp đường dẫn khí ở thời kì hít vào Người H2 bị hẹp đường dẫn khí ở thời kì thở ra

a Thời gian hít vào gắng sức của người H1 khác biệt gì so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng giới và mức dung tích sống tương đương? Giải thích.

b Nhịp thở của người H2 khác biệt gì so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng giới và mức dung tích sống tương đương khi đang thông khí cơ bản (không gắng sức)? Giải thích.

Trang 3

Câu 3 (4,0 điểm)

3.1 Để nghiên cứu tác động của quang chu kì đến khả năng ra hoa của một loài thực vật trong điều

kiện ngày ngắn (số giờ sáng trong ngày là 10,5 giờ), cây được trồng ở đồng ruộng với điều kiện ánh sáng tự nhiên có hoặc không có chiếu sáng bổ sung Ở một lô thí nghiệm, cây được chiếu sáng liên tục từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc vào sáng hôm sau Ở các lô thí nghiệm khác, cây được chiếu sáng nhân tạo từ lúc 0 giờ (nửa đêm), rồi tắt đèn tại các thời điểm khác nhau sao cho số giờ chiếu sáng bổ sung từ 0,5 đến 5 giờ Lô đối chứng không được chiếu sáng bổ sung Tỉ lệ ra hoa trung bình ở các lô thí nghiệm được xác định sau 20

a Hãy cho biết loài cây trong thí nghiệm thuộc cây ngày dài hay cây ngày ngắn? Giải thích.b Giải thích kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2

3.2 Nghiên cứu trên hạt giống lúa mạch đen (Secale cereale) mùa đông, một loại hạt cần xử lí lạnh ở 1

-2oC thì cây mới sinh trưởng và ra hoa cho thấy: thời gian xử lí lạnh (1 - 2oC) càng dài thì sự ra hoa của cây lúa mạch đen càng sớm Nếu hạt của giống lúa mạch đen này được giữ ở nhiệt độ lạnh (1 - 2oC) trong 1 tháng, rồi được chuyển ngay sang nhiệt độ cao (40oC) và giữ trong 2 ngày thì cây sinh trưởng nhưng không ra hoa

a Tại sao thời gian xử lí lạnh càng dài thì sự ra hoa của cây lúa mạch đen mùa đông càng sớm?

b Tại sao xử lí hạt ở nhiệt độ cao (40oC) ngay sau khi xử lí lạnh thì cây lúa mạch đen sinh trưởng nhưng không ra hoa?

c Với giống lúa mạch đen mùa đông này, để cây sinh trưởng và ra hoa, có thể sử dụng phytohormone

thay thế xử lí lạnh không? Giải thích.

3.3 a Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) M và N để xử lí hạt cây

rau cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm Ông đã bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 hạt đồng đều về kích thước và chất lượng Mỗi chất M và N được sử dụng riêng rẽ ở nồng độ, thời gian thích hợp.

- Lô I: không được xử lí (lô đối chứng) - Lô II: được xử lí với chất M.

- Lô III: được xử lí với chất N.

Kết quả về tỉ lệ nảy mầm (sau 24 giờ xử lí hạt) và đặc điểm sinh trưởng của thân cây mầm (4 ngày tuổi)

nảy mầm (%) Đặc điểm sinh trưởng của thân cây mầm

Mỗi chất điều hòa sinh trưởng M và N thuộc nhóm nào? Giải thích.

b Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũy trong các bộ phận của cây mà con

người sử dụng như: củ, quả, thân, hạt Có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng chủ đạo nào để nâng cao năng suất kinh tế của cây cà chua, cây lúa, cây mía? Giải thích.

Câu 4 (4,0 điểm)

4.1 Hình A cho thấy nơron X trực tiếp nhận tín hiệu từ ba đầu mút thần kinh b, c và d Nơron Y nhận

tín hiệu từ đầu mút a Hình B cho thấy các điện thế sau xinap khác nhau ghi được ở nơron X sau khi nhận tín hiệu trực tiếp từ các đầu mút b, c, d và gián tiếp từ a Hình C cho thấy điện thế hoạt động ghi được ở nơron Y sau khi nhận tín hiệu từ đầu mút a.

Trang 4

A B C

Hình 4

a Nếu kích thích đồng thời lên hai đầu tận cùng c và d thì cơ có co không? Tại sao?b Nếu kích thích đồng thời lên ba đầu tận cùng b, c và d thì cơ có co không? Tại sao?

4.2 Hai nơron A và B cùng loại đều có nồng độ Na+ bên trong nơron là 15 mM và bên ngoài nơron là 150 mM Nồng độ K+ bên trong hai nơron đều là 150 mM và bên ngoài nơron là 7 mM.

a Cho một chất làm suy yếu hoạt động của kênh K+ tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên nơron B Khi tác động một kích thích trên ngưỡng thì biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích.

b Cho một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động

lên nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.

4.3 Hình 5 biểu thị sự biến đổi về nồng độ hormone

trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm hành kinh (ngày 1) của phụ nữ nhưng người này có sử dụng một trong ba thuốc X, Y và Z ở một thời điểm trong khoảng thời gian trên Cho biết X là chất làm giảm mức nhạy cảm của tế bào nang trứng với FSH, Y là chất ức chế vùng dưới đồi tiết LH, Z là chất phong bế và bất hoạt thụ thể đặc hiệu với LH ở buồng trứng

a Hãy cho biết mỗi loại hormone 1 và 2 là hormone

nào trong số ba loại: LH, estrogen và progesteron? Tại sao?

b Hãy cho biết phụ nữ này sử dụng loại thuốc nào

trong số ba loại thuốc X, Y và Z và dùng ở thời điểm nào trong vòng 30 ngày nói trên? Giải thích

Hình 5Câu 5 (4,0 điểm)

5.1 Ở một loài động vật, 3 cặp gen A/a, B/b và D/d tương ứng quy định 3 cặp tính trạng về màu mắt,

màu thân và hình dạng cánh Các gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường, bản đồ mô tả vị trí của 3 gen được xác định như sau:

Hiện tượng nhiễu xảy ra trong sự trao đổi chéo của hai cặp gen liền kề với hệ số 0,6 Cho (P) con cái mắt đỏ, thân đen, cánh cụt lai với con đực mắt tím, thân xám, cánh dài, thu được F1 toàn bộ đều mắt đỏ, thân xám, cánh dài Lai các con cái F1 với con đực mắt tím, thân đen, cánh cụt thu được 1000 cá thể ở F2 Theo lí thuyết, hãy xác định số lượng cá thể mang các kiểu hình tương ứng ở đời F2.

5.2 Ở ruồi giấm, người ta thấy tính trạng màu mắt có 3 trạng thái gồm mắt màu đỏ, mắt màu hồng và

mắt màu trắng Để nghiên cứu sự di truyền của tính trạng này, người ta tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho (P) con cái mắt đỏ thuần chủng lai với con đực mắt hồng, thu được F1 100% ruồi mắt đỏ.

Thí nghiệm 2: Lấy từng cặp ruồi đực cái ở F1 trong thí nghiệm 1 cho lai riêng để thu nhận đời con của mỗi cặp và tính tỉ lệ phân li kiểu hình Trong số các cặp lai, thấy có một cặp lai thu được F2 tỉ lệ phân li kiểu hình 6 ruồi cái mắt đỏ : 3 ruồi đực mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt hồng : 1 ruồi đực mắt trắng.

Thí nghiệm 3: Cho lai các con ruồi có mắt hồng với nhau thì người ta luôn thu được đời con có tỉ lệ phân

li kiểu hình là 2 ruồi mắt hồng : 1 ruồi mắt trắng.

a Giải thích cơ chế di truyền chi phối tính trạng màu mắt ở ruồi giấm b Xác định phép lai ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3.

c Ở thí nghiệm 2, ngoài tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở trên, còn có thể thu được tỉ lệ kiểu hình nào

Trang 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.1Lực hút từ ngọn do thoát hơi nước là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp suất âm, lực kết dính của nước ở thân giúp duy trì áp suất âm ở cột nước, lực đẩy từ rễ làm giảm áp suất âm khi nó tạo lực đẩy từ dưới lên.

Áp suất âm tăng dần theo hướng từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm

và lực đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất âm.

0.251.2 a - Khi không có Phytophthora, mặc dù có hay không xuất hiện nấm thì cây đều

không bị chết lá Nhưng khi có Phytophthora xuất hiện thì cây có biểu hiệnchết lá, điều này chứng tỏ Phytophthora là tác nhân gây hại cho cây làm lá chết.- Nấm là yếu tố làm giảm ảnh hưởng xấu của Phytophthora, thể hiện ở tỉ lệ láchết giảm 15% khi cùng có P và nấm (E+P+: 23% lá chết, E-P+: 8% lá chết).

0.25b - Phytophthora là tác nhân làm lá chết nên chúng có thể là vật kí sinh sống trên

cây lấy dinh dưỡng và gây độc cho cây.

- Nấm có thể đã cộng sinh với tế bào trong lá cây, làm ức chế khả năng gây hại

của Phytophthora.

0.250.25c Không

Vì cả nấm và Phytophthora đều sống trên lá cây, do đó khi đất được xử lí với

thuốc diệt nấm thì cả hai loài đều không bị ảnh hưởng → kết quả không thay đổi

0.250.251.3 a - Cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất là cây A

- Vì trong khoảng bước sóng 400 – 500nm có các điểm cực đại hấp thu của cả diệp lục A, B và một số carrotenoit Đây cũng là miền ánh sáng có bước sóng ngắn, mức năng lượng cao.

0.250.25b - Có thể so sánh khả năng sinh trưởng của cây A và cây C với cây B nhưng

chưa đủ điều kiện để so sánh 2 cây A và C với nhau.

- Vì ánh sáng có bước sóng 400 – 500 nm (thí nghiệm với cây A) có miền xanh tím; ánh sáng 600 – 700nm (thí nghiệm với cây C) có miền đỏ Diệp lục hoạt động tốt ở cả 2 miền này Trong khi đó, ánh sáng có bước sóng 500 – 600nm (thí nghiệm với cây B) có miền ánh sáng lục và vàng, diệp lục hoàn toàn không hấp thu ánh sáng ở các miền này Kết quả là cây A và C sẽ sinh trưởng tốt hơn cây B.

0.250.25

1.4 a - Trong khoảng nhiệt độ 15°C – 25°C, điểm bù ánh sáng Io không thể trùng với điểm 0 Vì khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì cường độ quang hợp bằng 0 nhưng cường độ hô hấp vẫn khác 0.

0.25b - Được Vì điểm bão hòa ánh sáng Im của thực vật C3 có giá trị thấp khoảng 1/3

ánh sáng mặt trời toàn phần còn thực vật C4 có Im cao hơn gần với ánh sáng mặt trời toàn phần.

0.25c - Đường cong (1) thực vật CAM; đường cong (3) thực vật C4; đường cong (2)

thực vật C3.

- Vì: Thực vật CAM mở khí khổng vào ban đêm nên thời điểm hấp thu CO2 có nhiệt độ thấp và cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3 và C4.

Thực vật C4 cường độ quang hợp cao nhất trong 3 nhóm C3, C4 và CAM đồng

0.25

Trang 6

thời nhiệt độ tối ưu cho quang hợp cũng cao nhất (trên 35 °C) Thực vật C3

cường độ quang hợp của nhóm thực vật này thấp hơn thực vật C4 và nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở gần 30 °C.

Từ P đến Q áp lực tâm thất trái tăng nhẹ còn thể tích máu lại tăng rất lớn (từ 60ml lên 130ml), chứng tỏ đây là giai đoạn tâm thất trái giãn và máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái.

0.25b - Van bán nguyệt ở động mạch chủ mở tại R và đóng tại S.

Giải thích:

- Khi tâm thất trái co với áp lực đủ lớn sẽ làm van bán nguyệt mở giúp máu chảy từ tâm thất trái lên động mạch chủ Khi tâm thất trái bắt đầu giãn, van bán nguyệt đóng lại để máu ở động mạch chủ không chảy ngược về tim.

Qua phân tích biểu đồ cho thấy: Từ Q đến R là giai đoạn tâm thất co (áp lực tăng mạnh thể tích máu không đổi); từ R đến S là giai đoạn tống máu lên động mạch chủ (áp lực tăng nhẹ, thể tích máu giảm mạnh); từ S đến P là giai đoạn giãn của tâm thất Chứng tỏ, tại R, van bán nguyệt bắt đầu mở và tại S van bán nguyệt bắt đầu đóng.

c Van động mạch chủ bị hẹp → huyết áp tâm thất trái tăng, thể tích máu trong tâm thất trái lúc tâm trương cao hơn bình thường → khoảng cách S đến P tăng.

0.25d Biểu đồ cho thấy thể tích tâm thu ở sinh viên này là: 130 – 60 =70ml

Vậy nhịp tim lúc nghỉ ngơi của sinh viên này là: Nhịp tim = cung lượng tim/thể tích tâm thu = 6300/70 = 90 lần/phút.

2.2 a A là protein vì chất này không đi qua được màng lọc ở cầu thận nên chỉ có trong tiểu động mạch đến.

B là ure vì chất này được thải ra theo nước tiểu nên có mặt ở cả ba nơi.

C là glucose và axit amin vì 2 chất này đi qua màng lọc ở cầu thận nhưng sau đó được tái hấp thu ở ống lượn gần.

0.250.250.25b - Thuốc A làm giảm áp suất lọc ở cầu thận, gây tăng tiết aldosterone, tăng tái

hấp thu Na+ kèm nước đẫn đến tăng thể tích máu, tăng huyết áp và giảm lượng nước tiểu.

- Thuốc B gây giữ Na+ và Cl- trong dịch lọc trong nhánh lên quai Henle Hai ion này mất theo nước tiểu kéo theo nước, do vậy nước tiểu thải ra nhiều và huyết áp giảm.

- Thuốc C ức chế bơm Na – H làm giảm tái hấp thu Na+ ở ống thận, giảm Na+ trong máu, gây giảm huyết áp Na+ mất theo nước tiểu kéo theo nước làm tăng khối lượng nước tiểu.

0.250.25

0.252.3 a Thời gian hít vào gắng sức của người H1 dài hơn

Vì: Hẹp đường dẫn khí ở thời kì hít vào làm giảm lưu lượng không khí hít vào phổi của người H1 so với người bình thường Thời gian đạt được thể tích phổi tối đa (trước khi kích thích trên các thụ thể áp lực ở thành phế quản) cũng kéo dài hơn.

0.250.25b Nhịp thở của người H2 cao hơn

Vì: Hẹp đường dẫn khí ở thời kì thở ra làm tăng lượng khí cặn (giàu CO2) nên làm tăng áp suất CO2 ở phế nang → giảm trao đổi khí nên áp suất CO2 trong máu cũng tăng → khuếch tán và làm tăng nồng độ H+ trong dịch não tủy → pH dịch não tủy giảm kích thích tăng nhịp thở.

0.250.25Câu

3.1a Cây ngày dài.

Vì cây này không ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (lô đối chứng) Nhưng nếu được chiếu sáng bổ sung ban đêm (các lô thí nghiệm) thì cây ra hoa.

0.250.25b - Với cây ngày dài muốn ra ra hoa trong điều kiện ngày ngắn thì phải chiếu

sáng trong đêm và trong thí nghiệm này, cây có 20 ngày trong điều kiện ngày dài khi thời gian tắt đèn tăng thì tỉ lệ ra hoa tăng.

- Khi thời gian bật đèn tăng dần (từ 0,5 đến 3 giờ) sau thời điểm chiếu sáng, tỉ lệ ra hoa tăng do tỉ lệ phytochrom dạng nhận tia đỏ (Pr) và phytrochrom dạng nhận tia đỏ xa (Pfr) thay đổi theo hướng thích hợp cho sự ra hoa Với thời gian bật đèn trên 4 giờ thì tỉ lệ này đã đủ, dẫn đến tỉ lệ ra hoa đạt tối đa.

0.25

Trang 7

3.2a - Thời gian xử lí lạnh càng dài thì tác động lạnh được nhân của các tế bào phân chia sau ghi nhớ

- Nếu xử lí trong thời gian ngắn, yếu tố lạnh không còn đủ để tác động lên các tế bào ở các lần phân chia sau (để cây tạo hoa).

Do các hạt của Lô II có tỉ lệ nảy mầm cao so với lô đối chứng, thân mầm dài và thẳng chứng tỏ các hạt trong lô này chịu tác động của một chất ĐHST vừa có tác dụng kích thích nảy mầm, vừa có tác dụng kéo dài chồi

- N là êtilen.

Các thân mầm ở lô III có kích thước ngắn, mập lại uốn cong là biểu hiện của cây mầm trong điều kiện có êitlen.

0.250.250.250.25b - Cây cà chua cần tăng số lượng và khối lượng quả, do đó sử dụng nhóm chất

kích thích sinh trưởng auxin để tăng cường tỉ lệ đậu hoa, đậu quả, kích thước quả

- Cây lúa cần làm tăng số nhánh và khối lượng bông lúa, cần sử dụng nhóm cytokinin để kích thích sự đẻ nhánh, làm chậm sự hóa già và tăng cường hoạt động của lá đòng để kéo dài thời gian quang hợp.

- Cây mía cần tăng cường sinh trưởng thân, nên sử dụng nhóm gibberellin để kích thích sinh trưởng chiều dài thân và lóng.

4.1 a - Nếu kích thích đồng thời lên các đầu tận cùng c và d thì cơ co.

Giải thích: khi kích thích đồng thời c và d sẽ gây ra cộng gộp → làm thay đổi điện thế màng nơron X đạt ngưỡng → xuất hiện xung thần kinh trên nơron X nên gây co cơ.

0.250.25b - Nếu kích thích đồng thời lên các đầu tận cùng b, c và d thì cơ không co.

Giải thích: Hình C cho thấy kích thích a sẽ gây ra xung thần kinh ở nơron Y, nhưng nếu kích thích đồng thời a + c thì không làm thay đổi điện thế màng nơron X → nếu kích thích đồng thời b + c cũng không làm thay đổi điện thế màng nơron X, kích thích vào d làm thay đổi điện thế màng nơron X nhưng chưa đạt ngưỡng Do đó, kích thích đồng thời cả b, c và d không xuất hiện xung thần kinh trên nơron X nên không gây co cơ.

0.250.25

4.2 a - Biên độ điện thế hoạt động của nơron B lớn hơn nơron A.

- Do hoạt động của kênh K+ suy yếu, làm giảm tính thấm của màng đối với K+, làm giảm sự chênh lệch của điện thế nghỉ → khi kích thích đạt ngưỡng thì biên độ điện thế hoạt động của noron A giảm.

0.250.25b - Nồng độ ion K+ ở trong nơron A lớn hơn so với nơron B.

- Chất ức chế chuỗi chuyền điện tử làm giảm số lượng ATP được tạo ra từ ti thể ở nơron B → làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K trong việc bơm K+ vào trong tế bào → nồng độ ion K+ ở trong nơron B nhỏ hơn so với ở trong nơron A.

0.250.254.3 a(1) Estrogen

(2) LH

Vì nồng độ 2 hormone đạt đỉnh ở khoảng ngày 15 của chu kì, hormone (1) tăng cao trước chứng tỏ (1) là Estrogen tăng cao kích thích tuyến yên giải phóng

- Ở 15 ngày đầu của chu kì kinh nguyệt, nồng độ 2 hormone bình thường Sau khi rụng trứng, nồng độ hormone LH giảm nhưng cao hơn so với bình thường nên thuốc không ức chế vùng dưới đồi

- Chất làm giảm nhạy cảm tế bào nang trứng với FSH chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng ở nửa chu kì đầu

- Ngay sau khi rụng trứng, nồng độ hormone Estrogen giảm đột ngột xuống thấp, không đạt đỉnh lần 2 ở khoảng ngày 21-22 của chu kì → Estrogen không

0.250.250.250.25

Trang 8

được tiết ra từ thể vàng sau khi rụng trứng, do bất hoạt thụ thể đặc hiệu với LH ở buồng trứng làm buồng trứng teo nhỏ lại (thuốc Z).

→ F1 dị hợp 3 cặp gen và có kiểu gen là BaD

bAd Con đực lai với F1 là

5.2 a Phép lai 2 thu được tỉ lệ (6 + 3) : 2 : 1 = 9 : 2 : 1 = 12 tổ hợp → Chứng tỏ tính

Tỉ lệ này là biến dạng của tỉ lệ 12 : 3 : 1 → tương tác át chế và có 1 gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội Điều này được khẳng định ở phép lai 3 luôn thu

Cũng trong phép lai 2, F2 có hiện tượng tính trạng không phân đều ở 2 giới nên cặp gen Aa nằm trên NST giới tính X (nếu Bb nằm trên X thì tỉ lệ kiểu hình sẽ

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan