luận án tiến sĩ kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh hải dương

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa .... Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN VĂN DUY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN VĂN DUY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phạm Văn Hùng 2 TS Nguyễn Nghĩa Biên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng công bố trong các luận án, luận văn và các công trình khác

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Văn Duy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện, các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Học viện và hoàn thành khóa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Phạm Văn Hùng và TS Nguyễn Nghĩa Biên đã định hướng, chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong

suốt quá trình thực hiện luận án

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, các chú, anh, chị thuộc các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này

Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và toàn thể bạn đọc

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Duy

Trang 5

Trích yếu luận án xii

Thesis abstract xiv

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Đóng góp mới, ý nghĩa và thực tiễn của đề tài 5

Phần 2 Tổng quan tài liệu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 6

2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 6

2.1.1 Một số khái niệm 6

2.1.2 Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13

2.1.3 Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 22

2.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 26

Trang 6

2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trên thế giới 26

2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 31

2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa 42

2.3 Những nghiên cứu liên quan 43

Tóm tắt phần 2 48

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 50

3.1 Hướng tiếp cận và khung phân tích 50

3.1.1 Hướng tiếp cận 50

3.1.2 Khung phân tích 51

3.2 Chọn điểm nghiên cứu 52

3.2.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương 52

3.2.2 Những thuận lợi, khó khăn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 53

3.2.3 Chọn huyện nghiên cứu 55

3.3 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 56

3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 56

3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 58

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 60

3.5 Các phương pháp phân tích số liệu, thông tin 61

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả 61

3.5.2 Phương pháp so sánh 61

3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá 61

3.5.4 Phân tích hồi quy 63

3.5.5 Phương pháp phân tích SWOT 64

3.5.6 Phương pháp ma trận GE 64

3.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 66

Tóm tắt phần 3 68

Trang 7

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 69

4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Hải Dương 69

4.1.1 Tình hình chung về các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương 69

4.1.2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 78

4.1.3 Khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 83

4.1.4 Đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 86

4.1.5 Trình độ nhân lực và khả năng quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 90

4.1.6 Nghiên cứu và phát triển thị trường của cá doanh nghiệp nhỏ và vừa 93

4.1.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 101

4.1.8 Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 103

4.1.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 105

4.1.10.Phân tích ma trận GE 106

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh hải dương 110

4.2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 110

4.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 114

4.2.3 Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hải Dương 120

4.2.4 Đánh giá chung kết quả và hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương 125

4.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh hải dương 126

4.3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương 126

4.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hải Dương 132

Tóm tắt phần 4 145

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 147

5.1 Kết luận 147

5.2 Kiến nghị 149

Trang 8

5.2.1 Đối với nhà nước 149

5.2.2 Đối với cơ quan, chính quyền địa phương 149

5.2.3 Đối với hiệp hội doanh nghiệp 150

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 162

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thế giới 11

2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia, khu vực 12

2.3 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 13

2.4 Các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

3.1 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua 5 năm 53

3.2 Thu thập thông tin thứ cấp 57

3.3 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương năm 2014 58

3.4 Số lượng mẫu điều tra 59

3.5 Các biến đưa vào phân tích nhân tố khám phá 62

3.6 Ma trận SWOT 64

3.7 Ma trận GE – Chiến lược các ô 65

4.1 Số lượng văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực đến tháng 12 năm 2016 70

4.2 Đóng góp của các doanh nghiệp ở Hải Dương vào thu ngân sách 74

4.3 Đóng góp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 75

4.4 Số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 76

4.5 Sự cải thiện các tiêu chí về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 78

4.6 Đăng kí tiêu chuẩn chất lượng và gắn nhãn hiệu cho sản phẩm 79

4.7 Phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 81

4.8 Thay đổi giá sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiêp nhỏ và vừa 82

4.9 Tình hình vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hải Dương 84

4.10 Đánh giá khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 85

4.11 Đánh giá khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 87

4.12 Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin 88

4.13 Đánh giá tầm quan trọng của công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 88

4.14 Một số chỉ tiêu về lao động bình quân trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 90

Trang 11

4.16 Khả năng cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 93

4.17 Nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 94

4.18 Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Dương 96

4.19 Đánh giá của doanh nghiệp về tăng thị phần của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2013 –2015 99

4.20 Phân phối sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 100

4.21 Đánh giá khả năng phát triển thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 101

4.22 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 102

4.23 Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 105

4.24 Lợi nhuận bình quân/ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua 3 năm 106

4.25 Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về mức độ hấp dẫn của thị trường 107

4.26 Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về vị thế cạnh tranh 108

4.27 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 109

4.28 Ma trận GE của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương 110

4.29 Khó khăn trong quá trình vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 111

4.30 Đánh giá của chủ/cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa về chất lượng lao động 112

4.31 Nguồn lực về đất đai của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 114

4.32 Đánh giá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về khó khăn khi làm thủ tục hành chính 115

4.33 Những cản trở về đất đai đối với doanh nghiệp 116

4.34 Tình hình kiểm tra, thanh tra 116

4.35 Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chất lượng cơ sở hạ tầng 118

4.36 Đánh giá về tiếp cận văn bản pháp luật, thủ tục hành chính 119

4.37 Ma trận các nhân tố theo thành phần chính 120

4.38 Yếu tố ảnh hưởng đến ROA và ROE 124

4.39 Phân tích ma trân SWOT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 131

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

4.2 Tình hình thay đổi mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 83

4.3 Cơ cấu vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa 85

4.4 Đánh giá của doanh nghiệp về hệ thống công nghệ thông tin 89

4.5 Đánh giá kinh nghiệm của lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa 92

4.6 Tình hình quảng cáo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 95

4.7 Dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương 97

4.8 Mức phân bổ thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Dương 98

4.9 Đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương 103 4.10 Tỷ lệ chi phí đầu tư cho công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương 113

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

3.1 Khung phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa 51

Trang 14

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên tác giả: Nguyễn Văn Duy

Tên Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Hải Dương

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu

Hướng tiếp cận Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là tiếp cận hệ thống, tiếp cận

ngành và tiếp cận vùng Dựa trên hướng tiếp cận này, chúng tôi xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu đề tài Phương phương pháp thu thập dữ liệu gồm (1) Thu thập dữ liệu thứ cấp là thu thập những dữ liệu đã được công bố qua sách báo, niên giám thống kê, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu; Các tài liệu ở các sở, ban, ngành liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương (2) Dữ liệu sơ cấp điều tra được thu thập từ các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đối tượng khảo sát gồm Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, và Lãnh đạo các phòng ban của các DNNVV Đây là các đối tượng đều am hiểu về hoạt động SXKD của DNNVV và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của các DNNVV Số lượng mẫu điều tra gồm 290 DNNVV, trong đó có 92 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CN-XD; 31 doanh nghiệp thuộc Nông – Lâm – Thủy sản, và 167 doanh nghiệp lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ Chúng tôi sử dụng công cụ Excel và các phần mềm SPSS và STATA để thực hiện xử lý số liệu và ước lượng hàm hồi qui Để phản ánh thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Hải Dương chúng tôi sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp ma trận GE; phương pháp nhân tố khám phá và sử dụng mô hình hàm hồi qui

Kết quả chính và kết luận

Trong luận án, những lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được luận giải và làm sáng tỏ, từ đó khung phân tích về nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV đã được xây dựng để làm cơ sở nghiên cứu đề tài

Trang 15

Đề tài đã đánh giá được năng lực canh tranh của các DNNVV tỉnh Hải Dương trên từ các nội dung khác nhau Các DN đã cải thiện chất lượng sản phẩm với hơn 2/3 số DN đã gắn nhãn sản phẩm riêng và trên ½ số DN đã đăng lý tiêu chuẩn Gần ½ DNNVV tăng số loại sản phẩm và hơn 62% số DN thay đổi mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay Chính sách giá ngày càng phù hợp với thị trường trong tỉnh Doanh nghiệp đã theo xu hướng của thị trường để điều chỉnh giá phù hợp trong từng giai đoạn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DNNVV Năng lực về tài chính cũng đang dần được cải thiện, cơ cấu số lượng vốn tự có ngày càng được tăng lên (trên 60% so với tổng vốn) Công nghệ ngày càng được các DNNVV áp dụng nhiều hơn, nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả trong quản lý cũng như kinh doanh Đặc biệt các DNNVV cũng dần nâng cao chất lượng lao động, ưu tiên tuyển những người có trình độ trung cấp và đaị học Cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp đã được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý Các DNNVV đang dần tạo được hệ thống kinh doanh bền vững và hiệu quả, xây dựng hệ thống các kênh phân phối, hệ thống đại lý cấp 1, cấp 2 Năng lực về vốn và tài sản của các DNNVV đang dần được cải thiện, nhưng mức độ thay đổi còn chậm Nhìn chung các sản phẩm, dịch vụ của DNNVV ở Hải Dương đã và đang có xu thế cạnh tranh trên thị trường ở khu vực miền Bắc cũng như trong nước Các DNNVV ở Hải Dương sản xuất kinh doanh có lợi nhuận tương đối cao Hầu hết các DNNVV đều kinh doanh có lãi, có rất nhiều DNNVV đạt hoặc vượt mức kế hoạch đặt ra Đây chính là điều làm cho năng lực cạnh tranh cho DNNVV được nâng lên

Bên cạnh đó còn một số DNNVV chưa chú ý tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều khía cạnh khác nhau, như chưa chú ý tới việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm, tạo những thương hiệu riêng cho mình Chưa xây dựng được hệ thống phân phối tốt Chưa cố gắng tìm các nguồn tài chính và nhân lực tốt từ ưu đãi của tỉnh

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhóm giải pháp được đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV ở Hải Dương Cụ thể các nhóm giải pháp chính là: (i) Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, gồm nâng cao về chất luơng, giá, thương hiệu; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính; (iii) Áp dụng công nghệ cho các DNNVV ở tỉnh Hải Dương; (iv) Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, quản lý cho các DNNVV; (v) Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị trường cho các DNNVV; (vi) Tăng khả năng liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp; và (vii) Giải pháp về chính sách và thể chế của Nhà Nước

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan