Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam - Đề Tài - Bản Sắc Văn Hóa Nam Bộ

11 0 0
Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam - Đề Tài - Bản Sắc Văn Hóa Nam Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1 Nguồn gốc của vùng đa dân tộc.

Nam Bộ là nơi có nhiều nền văn hoá cổ Ở suối Gia Liêu, ở Hang Gòn (Đồng Nai), ở Dầu Giây (Lộc Ninh, Bình Phước), đã phát hiện những công cụ đá của người vượn, niên đại khoảng 300.000 năm trước

Khoảng 5.000-4.000 năm trước, người Indonesian đã đến đây khai phá, tạo nên văn hoá Đồng Nai Khoảng 3.000 năm trước, người Indonesian đã dựng nên trung tâm văn hoá kim khí lớn, gồm 4 vùng kinh tế - dân c ư ở miền Đông Nam Bộ hợp thành, hoàn chỉnh nền văn hoá Đồng Nai.

Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII, người Indonesian và nhiều lớp người ngoại nhập (Thiên Trúc, Nguyệt Thị, Nam Dương ) tạo lập nền văn hoá Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ và Đông Campuchia, dựng nên vương quốc Phù Nam hùng mạnh.

Vào khoảng năm 550, vương quốc Chân Lạp tiêu diệt Phù Nam Nền văn hoá Óc Eo vẫn còn tiếp diễn ở một số nơi trên đồng bằng sông Cửu Long nhưng đến cuối thế kỷ VIII thì tàn lụi hẳn, trùng hợp với các cuộc tấn công tàn phá của người Java.

Trang 2

Khoảng cuối thế kỷ XVI, đã có những người Việt đầu tiên vượt biển tới khai phá vùng đất này Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đàng Trong và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé).

Tóm lại, vào đầu thế kỷ XVI, ngoại trừ vùng cư trú của các tộc người bản địa Stiêng, Chrau, Mạ ở Đông Nam Bộ, hầu hết đất đai Nam Bộ đều là hoang hoá Kể từ thời điểm đó, các cộng đồng lưu dân người Khmer, người Việt, người Hoa, người Chăm mới nối tiếp nhau tiến vào Nam Bộ, chia nhau khai khẩn, đào kinh, canh tác, định cư, buôn bán, dần dần biến một vùng đất hoang vu rộng lớn thành những vùng nông nghiệp trù phú và những đô thị sầm uất.

2 Dân số và cơ cấu dân số.

Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người thiểu số là cư dân bản địa: Stiêng, Chrau, Mạ, hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thổ Người Stiêng cư trú ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, có dân số là 66.425 người

Trang 3

Người Mạ cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng, ở Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ chỉ có 2.482 người.

Người Khmer cư trú ở Sóc Trăng (350.000 người, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh, 32,1% tổng số người Khmer cả nước), Trà Vinh (290.900 người, chiếm 30,1% d ân số toàn tỉnh, 27,6% số người Khmer cả nước), An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tây Ninh , với dân số 1.055.174 người

Người Hoa cư trú ở thành ph ố Hồ Chí Minh (428.576 người), Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu , với dân số khoảng 800 ngàn người Người Chăm cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh (5.192 người), Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bình Dương thuộc địa bàn Nam Bộ cũng có 24.288

Trang 5

Sóc Trăng 3311,6 1301,9 393

Nguồn: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNKINH TẾ MIỀN NAM

Do vậy, Nam Bộ cũng là một vùng đất đa tộc người Tuy nhiên, chủ thể văn hoá chính c ủa toàn vùng vẫn là người Việt, tộc người đa số mà dân số ở riêng Nam Bộ lên đến hơn 26 triệu người, chiếm 90,9% dân số của vùng Riêng ở tiểu vùng Tây Nam Bộ, chủ thể văn hoá chính bên cạnh người Việt còn có người Khmer và người Hoa Người Khmer là một tộc người thiểu số đông dân, xếp thứ 5 trong 54 tộc người ở Việt Nam, và có trình độ kinh tế - xã hội phát triển Người Hoa cũng là một tộc người thiểu số đông dân, xếp thứ 6 trong 54 tộc người ở Việt Nam, và có trình độ kinh tế - xã hội phát triển.

3 Kinh tế-xã hội.

3.1 Vùng Đông Nam Bộ.

Hiện nay dân số vùng Đông Nam Bộ là 10,9 triệu người.

Trang 6

Vùng này có mức tăng dân số cơ học cao (bình quân 2-2,4%/năm) Mật độ dân số trung bình ở Đông Nam Bộ là 465 người/km2, tập trung cao ở các đô thị và các khu công nghiệp (riêng Tp Hồ Chí Minh là 2.615 người/km2).

Hệ thống đô thị của vùng gồm 3 thành phố là Tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, và 4 thị xã là Đồng Xoài, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa cùng 40 thị trấn.

Dân số nữ nhiều hơn nam Tỷ lệ nữ ở Đông Nam B ộ là 51,1%, ở Tp Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 51,9% (trong khi toàn quốc là 50,8%) Tỷ lệ dân số biết chữ ở độ tuổi từ 15 trở lên là 98%.

Đông Nam Bộ là địa bàn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 7 tỉnh, thành phố là Tp H ồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước với hạt nhân là tam giác "Tp Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu".

Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác.

Trong vùng có hai trung tâm công nghiệp đáng chú ý là:

Trang 7

Thành phố Hồ Chí Minh là địa khu dẫn đầu cả nước về số lượng các xí nghiệp sản xuất (1/2 số lượng xí nghiệp của vùng) với 80% giá trị sản lượng công nghiệp là hàng tiêu dùng.

Trung tâm công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai): rộng trên 300ha, các chủ tư nhân thuê để xây dựng các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng : giấy, đường, thủy tin, luyện kim, cơ khí.

Hai trung tâm công nghiệp này đều có tận dụng những ưu điểm sẵn có là nguồn nhân lực dồi dào có tay nghề, thuận lợi về giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy), gần Sài Gòn (trung tâm khoa học – kỹ thuật – kinh tế và thương mại lớn của Việt Nam).

Về Nông nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước các cây như lạc,đâu, là thế mạnh của vùng.Ngành chăn nuôi gia sú,gia cầm được chú trọng,ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế.

Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực Được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông", Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả

Trang 8

Bà Rịa Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác lọc -hóa dầu khí trọng điểm Nhắc đến Bà Rịa - Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản.

3.2 Vùng Tây Nam Bộ

Trang 9

Vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) Về thành phần dân tộc, chủ yếu là người Việt (Kinh), người Khmer chiếm 6,1%, người Hoa chiếm 1,7%, các dân tộc còn lại chiếm 0,2% Đây là vùng có truy ền thống tôn giáo rất phong phú và đa dạng.

Vùng Tây Nam Bộ có mức đô thị hoá thấp Cả vùng có 5 thành phố (Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau, Cao Lãnh), 13 thị xã và 109 thị trấn Trung bình cứ 414 km2 mới có một điểm đô thị.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khu vực I chiếm 33,1%, khu vực II chiếm 25,25%, khu vực III chiếm 41,65%) Sản lượng lúa ước đạt 25,69 triệu tấn, đã xuất khẩu được

Trang 10

6,24 triệu tấn gạo, giá trị đạt 2,65 tỷ USD.

Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3,89 triệu tấn, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 1,4 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng gần 2,5 triệu tấn.

Chăn nuôi: tổng đàn heo là 3,57 triệu con, chiếm 13% tổng đàn heo của cả nước, sản lượng thịt là 538,75 nghìn tấn; tổng đàn gia cầm là 60,24 triệu con, chiếm 17,8% tổng đàn gia cầm cả nước; đàn bò đạt 713,8 nghìn con, tăng 5,3% so cùng kỳ và chiếm 13% tổng đàn bò cả nước.

Hoạt động xuất, nhập khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Trang 11

Về giáo dục - đào tạo: Toàn vùng có 6.958 trường mầm non và phổ thông Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang được công nhận đạt chuẩn.

Về phát triển thị trường lao động - việc làm, chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội, ưu đãi người có công: Toàn vùng tạo việc làm cho khoảng 323,5 nghìn lao động Tuy nhiên, chất lượng việc làm chưa cao do đối tượng vay vốn chủ yếu là hộ gia đình ở khu vực nông thôn.

Ngày đăng: 20/04/2024, 12:50

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan