Tiểu Vùng Văn Hóa Xứ Huế ( Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam )

38 4 0
Tiểu Vùng Văn Hóa Xứ Huế ( Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Vị trí địa lý

Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông

Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 101 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâuChân Mây 50 km.

Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người.[1]

Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh

Khí hậu

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C,

Trang 2

cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.

Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.

5.Tài nguyên thiên nhiêna Tài nguyên đất

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 505.399 ha, trong đó diện tích đất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.124 ha Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

Đất đai tại đây khá đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất bằng bao gồm đất thung lũng chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá).

b Tài nguyên nước

Tài nguyên nước dưới đất tại Thừa Thiên Huế khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, khu vực thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế.

Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh phân bố từ vùng rừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, đã được phát hiện ở Thừa Thiên Huế Đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng.

c Tài nguyên rừng

Phần lớn núi rừng tại Thừa Thiên Huế nằm ở phía tây Vùng núi rừng thuộc vùng núi có độ cao từ 250m trở lên, chủ yếu phân bố ở phía Tây của tỉnh và kéo dài từ ranh giới Quảng Trị ở phía

Trang 3

Bắc đến ranh giới tỉnh Quảng Nam về phía Nam Địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn Bắc thuộc núi cao trung bình và núi thấp với đỉnh cao nhất là động Ngại 1.774m Tổng diện tích vùng núi rừng chiếm khoảng 308.825ha.

d Tài nguyên khoáng sản

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn (khoảng 5 triệu m3), chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc, với trữ lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.

Con người

Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm, Người ta còn bị “ cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế 

Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng nói đến say lòng người Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các

khách du lịch đến Huế

Khách đi  tour du lịch miền Trung   đến Huế có thể cảm nhận

được sự gần gũi thân thiện của con người nơi đây

Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác, bạn sẽ

cảm nhận được sự quan tâm, hỏi han giúp đỡ tận tình của người

dân xứ Huế Nó tạo nên một vẻ đẹp cho vùng đất du lịch Huế Theo  kinh nghiệm du lịch Huế , người Huế kín đáo và trầm

lắng, ít nói, hết sức kín đáo trong lời ăn tiếng nói hằng ngày Nhưng chính điều đó lại làm nên sự thu hút đối với du khách

đến du lịch Huế.

Trang 4

DANH LAM THẮNG CẢNH1 Chùa Thiên Mụ

Chùa có tầm nhìn nhìn xuống sông Hương lãng mạn, yên bình

Du khách đến du lịch Huế có thể book tàu đi trên sông Hương

để tham quan chùa trong vòng 2h Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long, đi thẳng đường chính Kim Long là tới.

2 Chùa Huyền Không 

Nếu đã đặt chân lên cố đô Huế, đừng bỏ phí cơ hội trở về Huyền Không Sơn Thượng, để hoà mình vào với thế giới tâm linh huyền bí Từ bờ Nam sông Hương, bạn vòng qua cầu Tràng Tiền, dọc theo con đường rợp bóng phượng vĩ ngược lên vùng ngoại ô Kim Long, đi ngang chùa Thiên Mụ, men theo con đường đất đẹp như tranh vẽ sẽ tới được núi Chằm, nơi toạ lạc của chùa Huyền Không Sơn Thượng Không gian tự nhiên, cộng bàn tay con người chăm chút, tạo dáng nên ẩn trong sự hoang dã từ cổng chùa đến khuôn viên Một địa điểm du lịch Huế không thể bỏ qua.

SÔNG HƯƠNG

Sông Hương như một dải lụa hiền hoà miên man chảy rồinhư một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng, rồi đột ngột rẽ vào sông Bạch Yến tới bến Huyền Không để phiêu diêu cùng với gió mây, với thế giới của hoa trơm trái ngọt và thiền giữa một không giancổ kính… Nhắc đến du lịch Huế thì không ai là không nhớđến vẻ đẹp sông Hương.

NÚI BẠCH MÃ

Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách có thể thu vào tầmmắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố

Huế vào ban đêm

CẦU TRÀNG TIỀN

Trang 5

còn được gọi là Cầu Trường Tiền, là chiếc cầu dài

402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúcGô tích, bắc qua sông Hương Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế thuộc Việt Nam.

TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ

Nằm bên bờ Sông Hương, một ngôi trường cổ kính, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc đẹp, có truyền thống vẻ vang nhất nước ta Từ ngày thành lập đến nay, Quốc học Huế luôn là điểm hội tụ, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước…

Cách đây 117 năm, ngày 17/9 năm Thành Thái thứ 8 (tức ngày 23/10/1896) trường được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái Trường Quốc học thời đó là trường chính của toàn xứ Trung kỳ với 4 lớp tiểu học và 4 lớp trung học Tuy là trường chính của toàn xứ, mà chỉ là hai dãy nhà tranh sơ sài Nếu trước cổng không có tấm biển chạm sơn son thếp vàng 6 chữ Hán “Pháp tự Quốc học trường môn” thì không ai biết đó là trường học Nhận xét ấy đâu phải là quá đối với hai căn nhà xiêu vẹo, dựng trên khu sân lầy lội Nhà tranh, vách đất, mái rạ lợp cẩu thả, mà thời tiết Huế lại mưa nắng bất thường nên ngày mưa, cũng như ngày nắng cả thầy và trò phải đội nón trong lớp Đến năm 1914, Trường Quốc học được xây dựng bằng gạch ngói, khánh thành vào năm 1918 và tồn tại đến nay.

Ngoài ra còn một số địa danh như Chùa Từ Đàm, Chùa Thiền Lâm Chùa Từ Hiếu Đền Huyền trân công chúa Đại Nội Huế, Nhà giam Chín Hầm, Thiền viện Trúc Lâm, Lăng Khải Định , Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Núi Ngự Bình, Nhà Vườn Huế, Đồi Vọng Cảnh, Đan viện Thiên An, Bãi Biển Thuận An, Bãi Biển Cảnh Dương, Bãi Biển Lăng Cô, Điện Hòn Chén, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Trường Quốc học Huế, Suối A Lin, Bảo Tàng Hồ Chí Minh

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT XỨ HUẾ

Trang 6

Văn học nghệ thuật ở Huế không chỉ làm nên cái đẹp, linh hồn, bản sắc rất riêng của Huế mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong dòng chảy văn học nghệ thuật của nước ta.

I.VĂN HỌC

1 Ca Dao

 Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO

'Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách HợpĐất Hương Cần ngọt quýt thơm cam'

     Những câu ca dao như thế thường xuất phát từ xúc cảm của con người trước thiên nhiên và cuộc sống, rồi vì lời hay ý đẹp nên lan dần trong dân gian, và truyền tụng từ đời này sang đời khác Ca dao cũng biến đổi theo thiên nhiên, con người, và những thăng trầm của thế sự.

'Thương em anh cũng muốn vôSợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang'

     Rồi thì qua một cuộc bể dâu, ca dao lại đổi khác  

Phá Tam Giang ngày rày đã cạnTruông Nhà Hồ nổi táng, cấm nghiêm'

     Đó là những câu ca dao nói về đoạn đường gian khổ, khó khăn, khi từ Bắc vào Huế Ngày nay, phá Tam Giang được bồi đắp dần dần và trở thành những mảnh đất màu mỡ cho con người canh tác Ngày xưa, từ Bắc vào Nam đã khó, nhưng từ Nam ra Huế cũng chẳng dễ dàng.

 Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp, và từ đời sống thiên nhiên đó, ca dao đã được hình thành Cứ mỗi địa danh, gần như có một câu ca dao Ví dụ cụ thể như chúng ta đi từ thượng nguồn sông Hương về hạ nguồn sông Hương, thì sẽ thấy có những câu ca dao như là:

Trang 7

'Thuyền về Đại LượcDuyên ngược Kim LongĐến nơi đây là ngả rẽ của lòng

Biết nơi mô bến đục, bến trong cho em nhờ?'

     Rồi Phú Văn Lâu, rồi Cầu Trường Tiền, rồi Chợ Đông Ba, tất cả đều có một giòng chảy của ca dao Và, có nhiều nhà thơ, nhà nho, cũng đã làm cho nền ca dao phong phú lên Cụ thể như những câu hò mái nhì, những câu ca dao của Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng đã làm cho nền văn học dân gian trở nên sinh động, và nó đi vào trong tâm thức của con người Cụ thể như câu hò mái nhì:

'Chiều chiều, trước Bến Văn LâuAi ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảmAi thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông

Thuyền ai thấp thoáng bên sôngĐưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non'

Bao nhiêu tinh hoa của nhiều thế kỷ đã hội tụ về miền sông Hương, núi Ngự, để tạo nên một vùng đất văn hoá vô cùng đặc sắc Vì thế, qua ca dao, người ta có thể thấy được ba yếu tố: Thiên Nhiên, Kiến Trúc, và Con Người Huế, đã hoà quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau, để Huế trở nên một vùng đất của Thơ, bầu trời của Nhạc, và thế giới của Tâm Hồn Là mảnh đất vô cùng màu mỡ để làm nên sự đa dạng và phong phú cho nền văn học dân tộc.

2 Văn xuôi và thơ

Bên cạnh âm nhạc và một số lĩnh vực khác, Huế còn có mảng văn học dành cho thiếu nhi khá phong phú, nối tiếp qua nhiều thế hệ Có thể kể ra những cái tên tiêu biểu cho dòng chảy văn học trong vắt này như: Phùng Quán, Lâm Thị Mỹ Dạ,

Trang 8

Nguyễn Loan, Đỗ Văn Khoái, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Nguyễn Trương Khánh Thi

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, bên cạnh nhiều bài thơ xuất sắc in dấu vào di sản thơ, mảng viết về thiếu nhi cũng mang tầm cả

một sự nghiệp Trong đó bài thơ Trắng trong đã cùng với những

nốt nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên bay ngoài sức tưởng tượng của chính tác giả.

Nói riêng về mảng viết về thiếu nhi, nhà văn Phùng Quán thực sự là một tác giả lớn Những người thân quen nhà thơ hồi trước cho hay ông từng viết hàng chục cuốn truyện tranh Dấu

ấn đặc biệt nhất là tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được in tập đầu

năm 1983, (toàn bộ dày 800 trang) trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc để đời, Thông qua những đứa trẻ trong Vệ Quốc Đoàn đang tuổi rong chơi với những giấc mơ đẹp nơi xứ Huế thơ mộng, góc nhìn chiến tranh trở nên bi tráng. 

Không chỉ thế, những cảnh đẹp nên thơ của xứ Huế cũng chảy tràn vào văn học Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết rất hay về một xứ Huế mộng mơ và xinh đẹp trong tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

NGHỆ THUẬT

1 Các công trình kiến trúc

Kinh đô Huế - một kiến trúc quyến rũ

Tọa lạc bên bờ sông Hương xanh biếc êm đềm vốn xưa nay vẫn chảy lững lờ qua lòng đô thị chính là quần thể kiến trúc nghệ thuật Kinh đô Huế được xây dựng dưới triều Nguyễn Ở bờ Bắc dòng là Kinh thành – Hoàng thành và Tử Cẩm Thành với hàng chục cung điện vàng son lộng lẫy Xa xa ở phía Nam sông Hương là những lăng tẩm của các vị vua từ Gia Long đến Khải Định, và Đàn Nam Giao (nơi vua tế trời đất) Đây được xem như những công trình nghệ thuật tuyệt đẹp giữa chốn đồi núi linh thiêng này Sự hài hòa giữa kiến trúc thiên nhiên của kinh thành Huế đã đạt đến mức tuyệt diệu và hoàn chỉnh Kinh

Trang 9

thành được xem là một thành lũy có hình ngôi sao mà về đêm trông như một vì tinh tú đẹp lung linh huyền ảo.

Kinh thành Huế được thiết kế như một thành lũy với cả một hệ thống phức hợp các công trình kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính phòng thủ vững chắc, bao gồm các bộ phận chính kể từ thành ra bên ngoài như: luỹ, pháo đài, tường bắn, pháo nhãn, phòng lộ, hào, thành giai, con đường kín.Hình khối kiến trúc của những công trình trong kinh thành Huế là mái thẳng, đường nét thanh nhã phù hợp với những cấu kiện gỗ hướng đến chiều cao được xác định phù hợp với tỷ lệ Rõ ràng, sự hài hoà giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hoà tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường tồn đến hôm nay.

Và quần thể di tích của Cố đô này đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO.

Ngoài ra, Huế còn rất nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng khác như Chùa Thiên Mụ, Nghênh Lương Đình, Cung An Định, Điện Hòn Chén, Điện Voi Ré, Hổ Quyền, Đàn Nam Giao, Võ Miếu,… làm nên một xứ Huế rất riêng.

2 nghệ thuật uống trà

Trước hết, uống trà theo kiểu cung đình Huế thì phải có một bộ đồ trà đúng kiểu dùng cho suốt cả 4 mùa, đặc biệt có bốn loại chén trà dành cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Người Huế uống trà theo mùa còn gọi là thời trà Trong bộ đồ trà ấy, những chén Tống, chén quân, dầm, bàn … đều có những qui định riêng, chức năng riêng Người Huế uống trà như là một

hình thức lễ nghi, dẫu uống một người (độc ẩm), hai người (đối

ẩm), ba người, bốn người hay nhiều người (quần ẩm) thì mọi

thao tác vẫn được giữ nguyên, kể cả những cung cách pha trà, rót trà, nâng ly trà.

Trang 10

Về nguyên liệu chỉ có hai loại đó là trà và nước Sự cầu kỳ, công phu ở đây không bút mực nào tả xiết, từ việc hái chè xanh ở hướng nào, giờ nào, cách ngắt ngọn ra sao, người thiếu nữ hái chè để móng tay dài bao nhiêu, cho đến việc ngâm tẩm, phơi, sao khô là cả những qui trình nghiêm ngặt Cho nên mới có những câu chuyện về Trảm mã trà, Hầu trà, Trùng điệp trà, Tiên khai trà … Nước để pha trà cũng có những câu chuyện dài, nước mưa hứng từ đâu , nước giếng thì giếng phải sâu như thế nào, nước suối thì lấy ở đoạn nào: đầu nguồn, giữa nguồn hay cuối nguồn … Sự công phu ấy cho thấy trà không đơn thuần là một thức uống mà người ta đã lồng vào đó bao công sức và tâm huyết để nâng lên thành một nghệ thuật

3 Các loại hình nghệ thuật khácNHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình

thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

VŨ KHÚC CUNG ĐÌNH

Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng, nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam đã thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của nước ta Ngoài ra nó cũng đạm chất nghệ thuật, thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức của độc giả.

CA HUẾ

Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp"

Trang 11

bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị,Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

TUỒNG HUẾ

Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. 

Nghệ thuật tuồng Huế đã trải qua ba thế kỷ phát triển trong dòng truyền thống văn hóa Phú Xuân và phát triển rực rỡ dưới triều đại các vua nhà Nguyễn. Vua Tự Đức đã từng tổ chức hàng ngũ sáng tác tuồng bao gồm những tác gia lỗi lạc trong nước, đứng đầu là Đào Tấn, sau này là tác giả kiệt xuất của nhiều vở tuồng nổi tiếng Tuồng đã được biểu diễn trong nhà hát ở Đại nội như: Duyệt Thị đường,Tĩnh Quang viện, Thông Minh đường, Khiêm Minh đường

Một số lễ hội chỉ có ở HuếHội vật làng Sình:

Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế) Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người bản địa Các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn.

Lễ hội làng Chuồn:

Lễ hội Làng Chuồn được tổ chức vào các ngày 15, 16 và 17/7 âm lịch, tại xã Phú An, huyện Phú Vang là một lễ hội còn giữ được nhiều nét văn hóa cổ truyền.

Trang 12

Lễ hội đền Huyền Trân:

Lễ hội đền Huyền Trân công chúa được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 1 Âm lịch, tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế Đây là một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước trong việc mở mang bờ cõi.

Tết Cơm Mới ( Lễ Aza ):

Lễ Aza được tổ chức ở Huyện A Lưới, đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới Thời gian tiến hành lễ Aza của mỗi làng có khác nhau vì ngày tổ chức do làng quyết định, tuy nhiên, Aza của tất cả các làng đều được tổ chức trong tháng 10 âm lịch Nếu ngày đã chọn vẫn chưa tổ chức được thì làng sẽ tổ chức lễ Aza sau đó 18 ngày.

Lễ Rước Hến:

Lễ rước hến được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, tại phường Vĩ Dạ, thành phố Huế Đây là một loại lễ hội theo phong tục, có tính chất hương lễ, chỉ có dân làng phường Giang Hến cử hành và tham dự.

Lễ hội làng bún Phú Đô:

Lễ hội làng bún Phú Đô được tổ chức vào ngày 22 tháng 1 âm lịch hàng năm, tại Đền thờ Bà Bún, làng Vân Cù, huyện Hương Trà Lễ hội được tổ chức để cầu một năm mới may mắn, sung túc và bình an cho dân làng và người dân thập phương.

Lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi:

Hàng năm, lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên-Huế được tổ chức sau Tết âm lịch Thường thì từ 3-5 năm người ta mới tổ chức một lần vào những năm có những sự kiện quan trọng như: tạ ơn Yang (Trời) về việc liên tục được mùa hoặc cầu được mùa nếu mùa màng thất bát, cầu sức khoẻ

Lễ Hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ:

Lễ Hội Cầu Ngư là hội của nhân dân làng Thai Dương Hạ xã Hương Hải làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú

Trang 13

Vang tỉnh Thừa Thiên Huế Hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công biệt danh của Trương Thiều, người gốc miền Bắc, có công bày cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ Hội Điện Hòn Chén:

Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng 2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng 7, Điện Hòn Chén tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế lại tấp nập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh mẫu.

Lễ hội Cầu ngư ở Cửa Hội:

Lễ hội Cầu Ngư là một trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của ngư dân vùng cửa biển Nó gắn với các tín ngưỡng thờ cá - là vật tổ từ xa xưa của cha ông ta trong những ngày đầu di dân về phía biển Lễ hội được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng vào ngày mồng 3 tết hàng năm

Tôn giáo – tón ngưỡng

Một thời Huế là kinh đô của cả nước, chính nơi đây, Phật giáo sớm trở thành một tôn giáo chính thống trong đời sống tâm linh của người dân Điều đó thể hiện rất rõ khi ngược dòng thời gian cũng như hiện hữu kể từ khi Phật giáo được du nhập vào xứ Thuận Hóa và trải qua bao biến cố của dòng chảy lịch sử mà Phật giáo ở Huế không thể ngoài cuộc Chính trong dòng chảy đó của lịch sử, Phật giáo ở Huế đã không phải ngẫu nhiên trở thành một trong các trung tâm Phật giáo của cả nước Không có nơi nào như Huế, đa phần người dân theo đạo Phật (trên 60%) Từ thành phố, thị tứ, đồng bằng đến những nơi xa xôi hẻo lánh A Lưới, Nam Đông… đều có các cơ sở và hoạt động Phật pháp trong bầu không khí an lành, hướng thiện Chỉ tính riêng một phường nhỏ Thủy Xuân - Huế đã có hơn 50 ngôi chùa và niệm Phật đường; trên các sân trường vẫn thấp thoáng màu áo lam và nhiều chú tiểu tóc còn để chỏm.

Trang 14

 Trong các trào lưu tư tưởng lớn đã ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống xứ Đàng Trong, ta thấy Phật giáo là trào lưu nỗi bật nhất Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung quốc, Phật giáo Luy Lâu, Phật giáo Đồng Dương đều có mặt trên đất Huế.

1 Sự truyền bá phật giáo vào xứ Huế

Phật giáo vào xứ Huế vào đời vua Trần Nhân Tông Vào lúc đó, ở vùn nam bộ là đất của người Chăm Để giữ vững hòa khí của nước ta và nước Chăm, tránh cảnh chiến tranh vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, vua Chế Mân đã cắt 2 châu Ô và Lý để làm quà cưới.Khi đó nhu cầu khi khẩn đất đai mở rộng phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Việt đến 2 châu này và những người đi đến 2 châu này là những người dân đi làm kinh tế mới, họ đến đâu thì đem theo văn hóa tín ngưỡng của mình đến đó và trong đó có Phật giáo.

2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến con người xứ Huế

Tư tưởng thiền, trầm lắng, sâu thẳm, có mà như không, không mà như có đã thấm vào trong xương, trong tủy của con người xứ Huế đã tạo ra đức tính điềm tĩnh, cái sâu lắng, trầm tư của người Huế Tinh thần thiền hoc của Phật giáo đã khiến cho Huế có sữ gạn lọc kĩ càng ki tiếp thu các cái mới bên ngoài

Nhờ sự ảnh hưởng của Phật giáo người Huế có khả năng tự tin, có khả năng đối phó, tin vào cái vốn có của mình, cho nên có khả năng khắc phục được những hoàn cảnh khắc nghiệt từ bên ngoài

Trang 15

Người Huế chịu ảnh hưởng của đạo Phật vì vậy có đức tính ít đua đòi và biết vừa đủ Quan trọng là chỗ ta sống với nhau bằng tấm lòng chứ không phải tiền bạc

Tư tưởng giáo học cũng ảnh hưởng đến người dân Huế Người Huế rất hiếu học, họ không học ở trường thì học học ở nhà, không thầy dạy thì học trong sách vở

Con người Huế sống chịu ảnh hưởng của luật lệ Luật lệ là giới về mặt tổ chức, luật là giới về phần hành chính điều này ảnh hưởng sâu sắc đến vào người Huế về mặt đạo đức, lối sống.

3 Một số tín ngưỡi của người dân xứ Huế

- Thờ cúng tổ tiên : tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chủ yếu thể hiện rõ nét ở người Việt( Kinh) từ Bắc vào Nam thông qua những nghi lễ, thiết chế tương đối quy củ và chặt chẽ

Về tục lệ thờ cúng tổ tiên ở Huế, đây là truyền thống lâu đời ở Huế từ khi sinh sống trên mảnh đất này Tuy mỗi thời điểm, mỗi cộng đồng dân cư đều có những hình thức thờ cúng khác nhau nhưng đều là cách con người ta tưởng nhớ về những người đã khuất, bất kì mọi tầng lớp xuyên suốt các thời kì lịch sử thu hút hầu như 100% dân cư.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn, vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành, quở trách khi làm những điều tội lỗi và cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta

Trang 16

Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và điều kiện gia chủ Nhìn chung bàn thờ tổ tiên thường có những thứ sau đây : bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm hoa quả…và thường được làm bằng sành, sứ

Việc thờ cúng tổ tiên được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niêm linh hồn vẫn bên cạnh người sống Bản chất của việc thờ cúng là từ niềm tin người sống vẫn cũng như người chết vẫn có sự hỗ trợ lẫn nhau.

Sau khi cúng giỗ gia đình thường dọc thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc tiền nhân, bạn bè than thuộc cũng được mời đến dung bữa

- Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương :

danh xưng, thần tích các nữ thần Mẹ Nằm, Thiên Y A Na, các nữ thần trong ñiện thần thờ Mẫu; Thiên Hậu Thánh Mẫu và Kỳ Thạch Phu Nhân - Tùy vào tầm vóc thượng ñẳng, trung ñẳng hay hạ ñẳng của vị thần ñược thờ, vùng ven sông Hương có các loại kiến trúc thờ tự sau: am, miếu, ñình làng, ñiện, phủ, cung Tuy số lượng và quy mô lớn nhỏ tùy theo ñẳng cấp khác nhau, nhưng ñã góp phần thể hiện vị trí nữ thần trong ñời sống người dân Kiến trúc thờ tự gồm miếu Mẹ Nằm, ñình làng Hải Cát, ñiện Hòn Chén, ñiện 252 Chi Lăng, các am, ñiện, miếu thờ dọc sông, Thiên Hậu Cung và các hội quán, miếu Kỳ Thạch Phu Nhân - Nghi thức thờ cúng là phương tiện, cầu nối ñể con người giao tiếp với các nữ thần Thông qua trình tự thờ cúng cũng như các

Trang 17

vật cúng tế, kể cả các bài văn 9 tế, từ ñó con người thể hiện sự tôn kính, ca ngợi công ñức vị thần mà mình thờ phụng Nghi thức thờ cúng thường chỉ diễn ra trong không gian của kiến trúc thờ tự Lịch tế lễ và thờ cúng, nghi thức ñọc văn tế, dâng lễ vật ñược giữ nguyên từ xưa ñến nay Nghi thức quan trọng nhất, ñiển hình nhất trong việc thờ cúng các Mẫu chính là nghi thức lên ñồng, hầu ñồng - Theo ngày tháng âm lịch, trong năm, vùng ven sông Hương có rất nhiều lễ hội thờ nữ thần Ngoài hai ngày sóc vọng hàng tháng , ứng với mỗi ngày vía vị nữ thần sẽ có một buổi lễ ñược tổ chức long trọng Các ñiểm di tích thờ chư vị trong tín ngưỡng thờ Mẫu có nhiều ngày vía nhất nhưng lễ vía có tổ chức hay không là tùy từng nơi

Riêng các ngày lễ chính thì ña số các di tích ñều có tổ chức lễ cúng với các nghi thức thờ cúng theo truyền thống Trong lịch lễ hội vùng ven sông Hương, lễ hội lớn nhất trong năm là hai lễ hội tháng Ba và tháng Bảy âm lịch, gọi tắt là lễ hội ñiện Hòn Chén. 

Tín ngưỡng thờ nữ thần là sự tôn vinh những giá trị nhân bản sâu sắc của người phụ nữ Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương giữ vai trò cố kết các cộng ñồng người trên một vùng ñất ñầy những thăng trầm lịch sử Tín ngưỡng thờ nữ thần góp phần lưu truyền những giá trị tư tưởng, tinh thần và vật chất từ thế hệ này sang thế hệ khác Tín ngưỡng thờ nữ thần và ñời sống lễ hội ñáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa tinh thần, tâm linh của con người.

Độc đáo tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo

Trang 18

Thiên Tiên Thánh giáo là một tín ngưỡng dân gian củaHuế, tích hợp Đạo giáo Trung Hoa đã thoái hóa với tínngưỡng thờ Mẫu và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác củangười Việt Với nguồn gốc đó, tín ngưỡng này có nhữngbiểu hiện về việc thờ cúng, nghi thức, khiêng cử và kiếntrúc khá đặc biệt

Vua là “đồ đệ” của Thánh Mẫu

Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất phát từ sự gắn kết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam thời Nguyễn Hội Sơn Nam là những người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn Tín ngưỡng đặc trưng của hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo giáo đã thoái hóa (không thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng, Huyền Thiên, Xương Văn, Thái Ất) Còn Huệ Nam điện vốn là ngôi đền thờ PoNagar của người Chăm (hiện tọa lạc tại núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo, người Việt đã “bản địa hóa” nữ thần PoNagar thành nữ thần Thiên Y A Na, tôn làm “thượng đẳng thần”

Đến thời Nguyễn, ngôi điện này được gọi là “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi Ngọc Trản) Năm Nhâm Tuất 1802, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long tấn phong cho Mẫu danh hiệu “Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi” Năm 1886, vua Ðồng Khánh cho xây lại Ngọc Trản Sơn Từ và đổi tên là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cho mình làm vua Và vua đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ, tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu.

Tín ngưỡng tự phát, tự túc, tự nguyện

Người theo đạo Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế thờ Tam Phủ. Theo họ, thế giới có ba cõi là Thượng thiên, Thượng ngàn và Thủy phủ. Mỗi cõi như thế do một vị Thánh Mẫu cầm đầu, đó là Mẫu

Trang 19

Trung Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thủy Phủ. Dưới mỗi Mẫu lại có các Thánh bà hầu hạ mà người ta thường gọi là các Đức Chầu. Dưới quyền sai phái của Mẫu còn có năm vị Quan Lớn từ Đệ Ngũ tới Đệ Nhất, 10 ông Hoàng, 12 Tiên cô, các cậu Quận và những vong linh chết non (sút sảo, tảo vong) hiển linh thường được gọi là các cô Bé hay các Cậu Ngoài ra, tín ngưỡng này còn thờ cả Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Quan Công, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lẫn Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương Thiên Tiên Thánh giáo không kinh điển cùng luật lệ chính thức Sinh hoạt của tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo mang tính tự phát, tự túc, tự nguyện Dăm bảy hoặc vài chục người họp thành “phổ”, cứ đến ngày 14, rằm, 30, mùng 1 âm lịch mỗi tháng thì các tín đồ tới một am miễu nhất định để dâng lễ, cúng cầu, hầu giá Họ chỉ cữ kiêng vài loại thực phẩm vì “ăn sợ mắc tội” như thịt chó, thịt trâu, bồ câu, cá chép Tín ngưỡng này còn có nghi thức khá độc đáo là lên đồng.

PHONG TỤC – TẬP QUÁN

Người dân ở thôn quê Huế từ những ngày xa xưa đã có những

tục lệ, những tập tục và những cữ kiêng nho nhỏ chi phối cuộc

sống hàng ngày của họ.Ngoài những nét chung về phong tục

tập giống với các vùng miền khác trên đất nước như làng

phường, giao thiệp, giỗ tết tế lễ,Tết nguyên đán,tục ăn trầu, hút thuốc lào,cúng giỗ, cưới hỏi,vv…thì những tập tục và những cữ kiêng nho nhỏ chi phối cuộc sống hàng ngày của họ cũng dần trở thành một bản sắc văn hóa của người dân xứ Huế Họ tin tưởng và cữ kiêng về nhiều thứ, từ nếp sống riêng tư trong ngôi nhà và trong ngôi vườn của họ cho đến cách thức họ ứng xử trong xóm ngoài làng, đến cả cách thức họ trồng trọt ngoài đồng ruộng, đâu đâu họ cũng đều có những tin tưởng và những cữ kiêng riêng biệt Lâu ngày những cữ kiêng đó đã trở thành những tập tục và con cháu họ đã phải sinh sống trong khuôn khổ những tục lệ đó.

- “Ăn uống nơi sáng sủa”: Khi ăn hay khi uống phải quây mặt về phía đèn “để được sáng sủa, thông minh”: Mục đích của các Cụ có thể là để cho con cháu nên ăn uống dưới ánh sáng để biết

Ngày đăng: 20/04/2024, 12:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan