Sáng kiến giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục atgt cho học sinh tại trường thcs tam thanh

38 1 0
Sáng kiến giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục atgt cho học sinh tại trường thcs tam thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mới nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức, rèn thói quen, kỹ năng tuân thủ luật giao thông. Xem đây là một tiêu chí giáo dục đạo đức, văn hóa con người hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội. Những giải pháp được áp dụng với nhiều đối tượng nhằm tạo ảnh hưởng tác động tích cực, nhiều chiều, toàn diện tới học sinh. Trong đó đối tượng chính là HS với những trải nghiệm tích cực trong giờ học chính khóa về ATGT ở môn GDCD lớp 6 và Mỹ thuật lớp 7, dạy học tích hợp trong các tiết học ở môn GDCD lớp 6,7,8,9; Địa lý lớp 7,8,9; Mỹ thuật lớp 8,9; các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo. Đối với HS vi phạm, áp dụng các hình thức xử phạt mang tính giáo dục khi HS vi phạm như khuyến khích HS, nhân dân ghi hình HS vi phạm thông tin để nhà trường xử lý, nhà trường kết hợp giáo dục tại trường với tại địa bàn cư trú của HS với phường xã, khối phố. Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về Luật, giúp học sinh hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; giáo dục tính cộng đồng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Qua đó chú trọng việc rèn thói quen, ý thức tự nguyện thực hiện theo Luật tạo nền tảng xây dựng văn hóa giao thông ngay từ khi còn nhỏ đồng thời giúp hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức rất cần thiết của con người trong thời điểm hiện nay: trung thực, tự giác, dũng cảm, yêu thương người khác tạo ra những con người có kiến thức, kỹ năng, đạo đức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐTRƯỜNG THCS TAM THANH

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh tại trườngTHCS Tam Thanh

Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học giáo dục

Tác giả: Dương Thanh Hải

Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Nơi công tác: Trường THCS Tam Thanh Điện thoại liên hệ: 0948 267 886

Địa chỉ thư điện tử: thanhhailangson@gmail.com

TP Lạng Sơn, năm 2020

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Phòng GD&ĐT thành phố Lạng Sơn Hội đồng sáng kiến UBND thành phố Lạng Sơn

Tôi ghi tên dưới đây: 1Dương Thanh Hải 27/10/1981 Trường THCS

Tam Thanh Phó Hiệutrưởng Đại học

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dụcATGT cho học sinh tại trường THCS Tam Thanh

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 503 - Khoa học giáo dục

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 20 tháng 9 năm 2019- Mô tả bản chất của sáng kiến: Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dụcATGT cho học sinh tại trường THCS Tam Thanh

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tại trường THCS, đủ điều kiện về cơ sởvật chất để tiến hành các hoạt động.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ýkiến của tác giả: Học sinh được cung cấp kiến thức về Luật giao thông đường bộ, có kỹ năng,có văn hóa tuân thủ theo đúng Luật khi tham gia giao thông

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ýkiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):Giúp giáo dục học sinh tham gia giao thông có văn hóa Từ đó giảm thiểu các vụ tai nạn giaothông xuất phát từ nguyên nhân thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng, thiếu ý thức của học sinh vớicộng đồng khi tham gia giao thông.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toànchịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lạng Sơn, ngày 28 tháng 02 năm 2020

Người nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Thanh Hải

Trang 3

III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sángkiến

1.1 Điều chỉnh khung chương trình giáo dục, nâng caochất lượng dạy học chính khóa các môn có nội dung về an toàngiao thông

1.1.1 Điều chỉnh khung chương trình giáo dục, xác định rõmục tiêu dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp dạy ở các tiết vềATGT trong khung chương trình giáo dục

1.1.2 Tăng cường dạy tích hợp trong các tiết học ở môn 1.2 Tổ chức các hình thức truyền thông có sức cuốn hút,phù hợp lứa tuổi học sinh

1.2.1.Thi diễn tiểu phẩm về giáo dục ATGT

11 11 1.2.2.Thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền ATGT 11

1.2.3.Thi sáng tác khẩu hiệu về ATGT 11

1.2.4.Thi tuyên truyền viên giỏi về ATGT

1.3 Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức chấphành luật giao thông của học sinh

1.4 Kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhàtrường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm Luật giaothông đường bộ

11 12 13 1.5 Kết quả nghiên cứu 14

2 Thảo luận, đánh giá kết quả thu được

Trang 4

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mới nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức, rèn thói quen, kỹ năng tuân thủ luật giao thông Xem đây là một tiêu chí giáo dục đạo đức, văn hóa con người hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội Những giải pháp được áp dụng với nhiều đối tượng nhằm tạo ảnh hưởng tác động tích cực, nhiều chiều, toàn diện tới học sinh Trong đó đối tượng chính là HS với những trải nghiệm tích cực trong giờ học chính khóa về ATGT ở môn GDCD lớp 6 và Mỹ thuật lớp 7, dạy học tích hợp trong các tiết học ở môn GDCD lớp 6,7,8,9; Địa lý lớp 7,8,9; Mỹ thuật lớp 8,9; các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo Đối với HS vi phạm, áp dụng các hình thức xử phạt mang tính giáo dục khi HS vi phạm như khuyến khích HS, nhân dân ghi hình HS vi phạm thông tin để nhà trường xử lý, nhà trường kết hợp giáo dục tại trường với tại địa bàn cư trú của HS với phường xã, khối phố Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về Luật, giúp học sinh hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; giáo dục tính cộng đồng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt Qua đó chú trọng việc rèn thói quen, ý thức tự nguyện thực hiện theo Luật tạo nền tảng xây dựng văn hóa giao thông ngay từ khi còn nhỏ đồng thời giúp hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức rất cần thiết của con người trong thời điểm hiện nay: trung thực, tự giác, dũng cảm, yêu thương người khác tạo ra những con người có kiến thức, kỹ năng, đạo đức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT giáo dục và đào tạo

HĐNDLL hoạt động ngoài giờ lên lớp

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Kết quả đánh giá kiến thức về Luật giao thông đường bộ của học sinh trường THCS Tam Thanh

14 Bảng 2 Kết quả số liệu học sinh vi phạm Luật giao

thông đường bộ theo thống kê của Công an phường Tam Thanh

I – MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn sáng kiến

Trang 6

Tai nạn giao thông là một vấn nạn của xã hội Việt Nam hiện nay bởi những tổn thất nặng nề mà nó để lại cho mỗi gia đình và toàn xã hội về vật chất, tinh thần, về sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội Theo thống kê tại hội nghị Công an toàn quốc về tình hình tai nạn giao thông của Bộ Công an: Trong năm 2018 toàn quốc xảy ra hơn 18700 vụ, làm hơn 8200 người chết và khoảng 14800 người bị thương.Trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông và khiến 23 người tử vong.Trong đó, có nhiều vụ tai nạn giao thông bắt nguồn từ việc học sinh tham gia không đúng luật gây nên những vụ tai nạn nghiêm trọng, thảm khốc

Như vậy, bên cạnh việc giáo dục học sinh về đức trí thể mỹ thì một yêu cầu cấp bách đặt ra lúc này là cần nâng cao hiểu biết, nhận thức, rèn thói quen, kỹ năng tuân thủ luật giao thông Xem đây là một tiêu chí giáo dục đạo đức, văn hóa con người hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội Giáo dục văn hoá giao thông là văn hoá trước hết là giáo dục người trực tiếp tham gia giao thông với những biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt

Mặc dù trên thực tế, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm Những năm qua, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai, đạt nhiều kết quả Nhưng để thể hiện đạo đức, lối sống văn hoá của thế hệ trẻ bằng hành động khi tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng, sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh tôi đã nghiên cứu và triển khai thực hiện: "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh tại trường THCS Tam Thanh".

2 Mục tiêu của sáng kiến

Đề xuất một số giải pháp mới mang tính hệ thống, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh tại trường THCS Tam Thanh

3 Phạm vi của sáng kiến

- Đối tượng: Học sinh trường THCS Tam Thanh.

- Không gian: Trong và ngoài trường THCS Tam Thanh - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020.

II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN1 Cơ sở lý luận

Trang 7

Việt Nam là nhà nước pháp quyền, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và công dân đều thực hiện trên cơ sở pháp luật Do vậy, mỗi học sinh cần được giáo dục về pháp luật từ khi còn nhỏ, nhất là Luật giao thông Vì các em, ở lứa tuổi THCS thường tự mình tham gia giao thông nên những hành vi của các em sẽ có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người tham gia giao thông.

Đảng và nhà nước rất quan tâm tới giáo dục Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” Đây là quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta là xác định GD&ĐT không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là một trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển

Trong chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông từ Tiểu học đến THPT, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy Chẳng hạn, từ bậc Tiểu học đến THCS, học sinh đã được làm quen với một số biển báo và những kiến thức cơ bản cần thiết khi tham gia giao thông Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng rất ít từ các tiết học chính khóa (Toàn bộ cấp THCS chỉ có tổng số 4 tiết dạy chính khóa về ATGT ở 2 môn GDCD lớp 6 và Mỹ thuật lớp 7) và một số hoạt động ngoại khóa nên việc nắm bắt, hiểu và thực hiện theo luật giao thông của học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập Cùng với đặc thù tâm sinh lý của học sinh đã có nhiều thay đổi Với tâm lý muốn thể hiện, khẳng định mình đã là “người lớn”, dễ làm phát sinh ở lứa tuổi này những hành động bột phát, nông nổi, thiếu kiểm soát Vì thế việc trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh ở bậc học THCS là rất cần thiết.

2 Cơ sở thực tiễn

Thực tế tình trạng học sinh vi phạm luật lệ giao thông khá phổ biến Trước các cổng trường vào thời điểm trước và sau mỗi buổi học, không khó để nhìn thấy cảnh tượng học sinh tụ tập đông gây ách tắc, cản trở giao thông; tình trạng học sinh đi xe đạp, xe đạp điện dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe đạp điện; xe máy đến trường không có giấy phép lái xe, còn chở hai, chở ba, lạng lách đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, dừng ở phần làn đường dành cho các phương tiện được phép rẽ phải ở vị trí đèn báo giao thông…

Trong đó, bên cạnh một số học sinh có hiểu biết cơ bản về Luật thì còn nhiều học sinh thiếu kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đúng Luật Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần trang bị kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đúng luật cho học sinh, xem đây như là một tiêu chí đánh giá đạo đức, văn hóa của mỗi người Hay nói cách khác giáo dục luật giao thông cho học sinh không chỉ chú trọng trang bị những kiến thức về luật pháp mà cần quan tâm nhiều hơn, đúng mức hơn đến việc giáo dục thái độ và hành vi tự giác thực hiện luật của học sinh Từ đó phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi, đảm

Trang 8

bảo an toàn tính mạng cho các em và những người tham gia giao thông mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến

1.1 Điều chỉnh khung chương trình giáo dục, nâng cao chất lượng dạyhọc chính khóa các môn có nội dung về an toàn giao thông

Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức dạy học ở các tiết chính khóa Kiểm tra giáo án, dự giờ để rút kinh nghiệm Đưa vào thục hiện các chuyên đề chuyên sâu để thể nghiệm, thảo luận, đánh giá về hiệu quả mang lại, hạn chế còn tồn tại Nhân rộng những tiết học có chất lượng, đổi mới, sáng tạo trong giáo dục ATGT cho HS Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, có ý kiến hoặc văn bản phối hợp các tổ chức, lực lượng phối hợp trong và ngoài nhà trường (Đội cảnh sát giao thông - Công an thành phố lạng Sơn, Công an phường Tam Thanh, y tế phường Tam Thanh, Đoàn thanh niên phường Tam Thanh) để nâng cao chất lượng dạy học, tạo ảnh hưởng chuyển biến tích cực tới nhận thức và tư tưởng của HS.

1.1.1 Điều chỉnh khung chương trình giáo dục, xác định rõ mục tiêu dạyhọc, đổi mới hình thức, phương pháp dạy ở các tiết về ATGT trong khung

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo giao thông thông dụng.

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông

Trang 9

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc

Nâng cao hiểu biết cho HS về luật an toàn giao thông, thấy được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia.

- Kỹ năng:

Vẽ được một bức tranh về đề tài an toàn giao thông

Trang 10

Tích cực tự giác trong chấp hành luật ATGT (Bất cứ thời điểm nào, ở đâu, có CSGT giám sát, kiểm tra hay không)

Giải pháp tình trạng ách tắc giao thông tại cổng trường trước và sau giờ học trên địa

Tự giác khi tham gia giao thông là một biểu hiện nếp sống văn hóa của mỗi công dân hiện đại

- Thực hiện đúng luật ATGT là biểu hiện của người có văn hóa

- Xử lý tình huống khi gặp người bị tai

Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân từ phía sử dụng các phương tiện khi tham gia giao thông

8 26 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Giới thiệu một số cung đường đèo dốc thường xảy ra tai nạn và cách phòng tránh

Trang 11

- Cách tham gia giao thông tránh ách tắc giờ tan tầm tại khu vực ngã 4, cầu Kỳ Cùng, Cầu Đông Kinh trên địa bàn thành phố lạng Sơn - Đặc điểm địa hình đường núi đèo dốc trên

tuyến đường thành phố Lạng Sơn đi Bắc Sơn,

Vẽ và trình bày ý tưởng về những bức tranh cổ động về ý thức tham gia giao thông an toàn với thông điệp đơn giản và thực tế

Đề tài tự chọn (tiết 2)

Gợi ý cho Hs một trong những chủ đề trong giờ học là vẽ tranh về đề tài ATGT Qua đó giáo dục ý thức tự giác tham gia giao thông 9 18 Đề tài tự chọn Thiết kế thông điệp về ATGT qua tranh

1.2 Tổ chức các hình thức truyền thông có sức cuốn hút, phù hợp lứatuổi học sinh.

Với mục tiêu để HS tích cực, chủ động, tự giác tìm hiểu các kiến thức về Luật giao thông đường bộ, có kỹ năng quan sát, lái xe, đi bộ an toàn khi tham gia giao thông

1.2.1 Thi diễn tiểu phẩm về giáo dục ATGT

- Mỗi lớp tự viết và biểu diễn 1 tiểu phẩm về chủ đề ATGT với thời gian dự thi không quá 10 phút.

- Tiểu phẩm thể hiện được các lớp kịch, mỗi lớp kịch phải thể hiện được xung đột và tạo ra mâu thuẩn Thể hiện rõ từng bối cảnh của từng lớp kịch phù hợp.

- Nội dung cốt truyện tạo được cao trào, hướng giải quyết xung đột của nhân vật trung tâm, bộc lộ tư tưởng chủ đề; định hướng tuyên truyền giáo dục nêu rõ hiểm họa và hậu quả tai nạn vi phạm trật tự ATGT đảm bảo như việc người tham gia giao thông lạm dụng rượu bia; không đội mũ bảo hiểm, chạy xe quá tốc độ, đánh võng, lạng lách, tụ tập đông người trước cổng trường hoặc nơi công cộng gây ùn tắc giao thông; chở người quá quy định; việc ứng xử.

- Có ý tưởng sáng tạo, mang tính giáo dục Diễn xuất tự nhiên, đúng nội tâm nhân vật Trang phục phù hợp với nội dung tiểu phẩm

1.2.2.Thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền ATGT

- Chủ đề: Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật khi tham gia giao thông; Quy tắc giao thông; Đội mũ bảo hiểm; Không uống rượu bia trước khi tham gia

Trang 12

giao thông; tuân thủ quy định về luật giao thông với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

- Tác phẩm dự thi vẽ trên khổ giấy A3; không hạn chế chất liệu màu sắc và hình thức thể hiện, là tác phẩm mới, chưa tham gia các cuộc thi khác và chưa phổ biến dưới bất cứ hệ thống nào.

- Ban tổ chức lựa chọn những tranh có chất lượng, tiếp tục tổ chức thi thuyết trình trước toàn trường.

- Đối với phần vẽ tranh: Đúng chủ đề trên khổ giấy A0 Bố cục dựng hình cân đối, đẹp mắt Màu sắc có sự chuyển đổi giữa các gam màu; pha trộn hài hòa giữa màu nóng và lạnh Nội dung phải mang thông điệp rõ ràng, có khẩu hiệu, tiêu đề, chuyển tải được ý nghĩa cuộc thi Có tính sáng tạo với ý tưởng hay hoặc lạ, đem lại ấn tượng mạnh, sâu sắc.

- Đối với phần thuyết trình: Nội dung có bố cục rõ ràng, trình bày trọng tâm, cập nhật các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan đến vấn đề Phong thái tự tin, sử dụng ngôn ngữ cơ thể Nói truyền cảm, tốc độ vừa phải, nhấn giọng ở những điểm quan trọng; đúng thời gian; trả lời tốt những câu hỏi BGK đưa thêm.

1.2.3 Thi sáng tác khẩu hiệu về ATGT

- Chủ đề: khẩu hiệu dành cho học sinh tham gia giao thông

- Khẩu hiệu phải được viết bằng Tiếng Việt, dài tối đa 20 từ, là sáng tác mới, chưa được công bố và sử dụng dưới bất cứ hình thức nào Khẩu hiệu phải cô đọng, giàu ý nghĩa, dễ nhớ, dễ hiểu có ý nghĩa trong việc tác động đến ý thức của người tham giao thông trong việc nâng cao ý thức tự giác tham gia giao thông.

- Mỗi cá nhân có thể tham gia dự thi nhiều khẩu hiệu Người dự thi phải chịu trách nhiệm về bản quyền khẩu hiệu của mình Quyền tác giả của các tác phẩm đạt giải thuộc về đơn vị tổ chức Thông tin cá nhân của người dự thi được Ban tổ chức quản lý và sử dụng trong trường hợp cần thiết để xét chọn và trao giải.

- Mục đích: nâng cao trách nhiệm, vai trò của mỗi học sinh trong việc tuyên truyền về ATGT Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT trong toàn trường

- Mỗi lớp chọn 1 học sinh dự thi + Phần 1: Thi Kiến thức

Thí sinh dự thi bắt thăm gói câu hỏi và trả lời (trong bộ câu hỏi Ban tổ chức gửi trước cho thí sinh để thí sinh nghiên cứu và chuẩn bị tốt) + Phần 2: Thi Kỹ năng thuyết trình

Các thí sinh dự thi được tự lựa chọn chủ đề thuyết trình phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương thời gian tối đa không quá 5 phút

Thí sinh có thể thuyết trình cùng với các dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ để trình bày như: tranh ảnh, chiếu clip…

+ Phần 3: Thi năng khiếu

Các thí sinh tự chọn và đăng ký với Ban Tổ chức Hội thi thể loại phù hợp với năng khiếu của mình (hát, múa, ngâm thơ, diễn nhạc cụ, tấu hài, tiểu

Trang 13

phẩm…) Thí sinh được sử dụng thêm lực lượng hỗ trợ phần biểu diễn tiết mục Thời gian tối đa không quá 7 phút.

1.3 Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức chấp hành luậtgiao thông của học sinh.

Xác định rõ gia đình là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người Hơn nữa học sinh tham gia giao thông thuộc về phạm vi quản lý ngoài nhà trường, trách nhiệm chính phải là vai trò của phụ huynh học sinh trong việc hình thành thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ Từ việc trang bị cho con phương tiện đi lại là xe đạp điện, xe đạp thì cần trang bị kèm theo là những thiết bị an toàn như mũ bảo hiểm đúng quy cách, giữ an toàn khi qua đường, khi rẽ, khi điều khiển phương tiện trên trục đường nhỏ hay có nhiều làn đường … Bởi vậy, nhà trường cần trang bị cho phụ huynh học sinh kiến thức về ATGT, phương pháp giáo dục ATGT có hiệu quả cho con tại gia đình.

Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong các cuộc họp phụ huynh, cuộc gặp gỡ, trao đổi tại trường và tại nhà với phụ huynh để truyền thông, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục học sinh bằng nghiệm vụ, đúng với tâm lý lứa tuổi của các em Đây là điều mà một số phụ huynh còn vướng mắc Lưu ý phụ huynh làm tốt vai trò nêu gương cho con cái Bên cạnh đó, Tổ tư vấn tâm lý học đường, ban pháp chế thực hiện những chuyên đề cung cấp kiến thức, phương pháp giáo dục ATGT cho học sinh theo từng chủ đề, từng lứa tuồi, chú trọng đối với phụ huynh có con học lớp 8,9 là những lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý như: “Dạy con sử dụng xe đạp điện an toàn”, “Cùng con an toàn trên mọi tuyến đường”.

1.4 Kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường tuyêntruyền, kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Nhà trường phát huy vai trò của nhân dân trong việc kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của học sinh như có đường dây nóng, công khai rộng rãi số điện thoại của ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, 21 giáo viên chủ nhiệm để nghe nhân dân thông tin, phản ánh kịp thời về các trường hợp vi phạm Khuyến khích học sinh chụp hình, quay clip ghi lại những vi phạm của học sinh trường mình hoặc các trường khác để gửi về cho Ban an toàn giao thông nhà trường xử lý Sau khi nhận các thông tin, Ban an toàn giao thông nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để xác nhận làm rõ tính chính xác thông tin và tiến hành giáo dục, xử lý học sinh vi phạm nghiêm khắc có tác dụng răn đe với toàn bộ học sinh trong nhà trường Trường hợp là học sinh trường khác, ban giám hiệu tiến hành trao đổi thông tin, hình ảnh để trường bạn tự xử lý học sinh vi phạm Đây là giải pháp có tính phòng ngừa, giáo dục và tác động hiệu quả tới học sinh toàn trường.

Trang 14

Trong cuộc họp giao ban tại Phường Tam Thanh, Ban giám hiệu thông báo học sinh vi phạm với lãnh đạo Phường, các khối trưởng, bí thư khối phố để tiếp tục quan tâm, giáo dục tại gia đình, địa phương.

Đội cờ đỏ, thường xuyên kiểm tra khu vực ngoài cổng trường, nhắc nhở HS tuân thủ Luật ATGT, thông tin cho GVCN các lớp có HS vi phạm, như không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện, chở quá số người quy định, tụ tập trước cổng trường gây ách tắc giao thông…

Ban pháp chế, tổ tư vấn tâm lý học đường đẩy mạnh nội dung, hình thức tuyên truyền Luật ATGT Cung cấp kiến thức về Luật, cách xử lý các tình huống thường gặp trên cung đường khó, tầm nhìn bị che khuất hay nhiều phương tiện lưu thông khi HS tới trường để phòng tránh gây tai nạn Như cách rẽ từ đường Lê Hồng Phong vào đường Ngô Thì Vị ở vị trí, cách thức quan sát, tốc độ di chuyển, khoảng cách xin đường để chuyển đường an toàn Hay khúc rẽ chuyển từ đường Ngô Thì Vị vào đường Ngô Thì Nhậm do đường cua ngắn, có góc khuất, tầm nhìn bị bức tường bê tông của Trung tâm phục hồi chức năng che khuất tầm nhìn, trong khi hướng ngược chiều thường đi tốc độ nhanh, lấn làn đường thì HS cần di chuyển ở vị trí và giữ tốc độ an toàn Khuyến khích, nhân rộng những hành vi đẹp, phê phán những hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.

1.5 Kết quả nghiên cứu

Bảng 1 Kết quả đánh giá kiến thức về Luật giao thông đường bộ của học sinh trường THCS Tam Thanh:

Trang 15

Bảng 2 Kết quả số liệu học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ theo thống kê của Công an phường Tam Thanh:

Nâng cao chất lượng giáo dục ATGT trong giờ học chính khóa Từ việc tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức dạy học ở các tiết chính khóa Kiểm tra giáo án, dự giờ để rút kinh nghiệm Nhân rộng những tiết học có chất lượng, đổi mới, sáng tạo trong giáo dục ATGT cho HS Huy động các tổ chức ngoài nhà trường để tổ chức giờ học chính khóa về ATGT để nâng cao chất lượng dạy học, tạo ảnh hưởng chuyển biến tích cực tới nhận thức và tư tưởng của HS.

Tổ chức nhiều hình thức truyền thông, các hoạt động có sức cuốn hút, phù hợp lứa tuổi học sinh, tạo sự lan tỏa, tác động tới đông đảo HS, phụ huynh HS Đặc biệt, với giải pháp mỗi HS là một tuyên truyền viên ATGT tại khối phố, khi tham gia giao thông để nâng cao văn hóa giao thông của cả cộng đồng.

Áp dụng các giải pháp xử lý mạnh, tác động vào danh dự, lòng tự trọng của mỗi cá nhân khi kết hợp với khối phố, phường xã để giáo dục HS vi phạm Vừa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe không chỉ với bản thân HS vi phạm mà với cả những HS khác, với các tầng lớp nhân dân.

- Sáng kiến có tính sáng tạo: Vận dụng các giải pháp cụ thể để giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh thông qua dạy học chính khóa, ngoại khóa và các giải pháp tác động vào tâm lý của HS, phụ huynh HS Không chỉ là những kiến thức về Luật giao thông đường bộ, kỹ năng khi tham gia giao thông mà cơ bản, cốt lõi là giáo dục văn hóa giao thông, tính cộng đồng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng Qua đó, giúp hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức rất cần thiết của con người trong thời điểm hiện nay đào tạo những con người có kiến thức, kỹ năng, đạo đức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trang 16

2.2 Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến2.1.1 Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng:

- Các giải pháp đã được áp dụng thử tại trường THCS Tam Thanh với 769 học sinh

- Phạm vi áp dụng: Trong trường THCS

- Giải pháp còn có khả năng áp dụng cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố.

- Các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng một cách hiệu quả:

+ Điều chỉnh khung chương trình giáo dục có tiết dạy chính khóa, ngoại khóa về ATGT

+ Xây dựng kế hoạch HĐNDLL, kế hoạch công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Kế hoạch Hội đồng GVCN có các hoạt động về giáo dục ATGT.

+ Ban pháp chế, tổ tư vấn tâm lý nhà trường có kế hoạch truyền thông về ATGT

2.1.2 Khả năng mang lại lợi ích thiết thực:

- Lợi ích xã hội:

Học sinh được cung cấp, nâng cao hiểu biết những kiến thức cần thiết về Luật ATGT, có kỹ năng khi tham gia giao thông an toàn, có đạo đức, văn hóa khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng Mỗi học sinh tham gia giao thông có văn hóa sẽ tạo tâm lý thoải mái cho những người khác cùng tham gia giao thông, hạn chế xảy ra tai nạn giao thông Từ đó, góp phần giữ gìn, đảm bảo trật tự ATGT cho toàn xã hội.

III – KẾT LUẬN

Với mục tiêu phát triển toàn diện học sinh, đặc biệt là các kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong mật độ các phương tiện giao thông ngày càng lớn như hiện nay là một yêu cầu cấp bách Trải qua việc áp dụng các giải pháp nhằm giáo dục kiến thức, kỹ năng, đạo đức khi tham gia giao thông của học sinh trong gần một năm qua tôi thấy đây là một hướng đi đúng Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên” Như vậy việc phát huy vai trò của mỗi học sinh ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường để xây dựng nền tảng văn hoá khi tham gia giao thông là tất yếu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước Với các giải pháp đồng bộ, có chiều sâu đã bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt tại đơn vị áp dụng sáng kiến Học sinh không chỉ được cung cấp kiến thức về Luật, có kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đúng Luật mà còn rèn thói quen, đạo đức, văn hóa góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn đẹp đẽ có tính truyền thống của người Việt trong thời kỳ mới Tạo ra con người hội tụ đủ đức - trí - thể - mỹ đáp ứng yêu cầu của đất nước trong hôm nay và tương lai.

Trang 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất, Vũ Thị Tươi, NXB Giao thông vận tải, 2018

2 Cẩm nang an toàn giao thông đường bộ, TS Trương Thành Trung, NXB Giao thông vận tải, 2018

Trang 18

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Một số hình ảnh minh họa sáng kiến áp dụng trong thực tế

Ảnh 1 Diễn tiểu phẩm về ATGT trong giờ Sinh hoạt lớp

Ảnh 2 Tuyên truyền viên an toàn giao thông

Ảnh 3 Học sinh vẽ tranh cổ động ATGTtrong giờ học chính khóa môn Mỹ thuật

Ảnh 4 Học sinh sôi nổi trong giờ họctích hợp giáo dục ATGT

Trang 19

Ảnh 5 Hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh sử dụng xe đạp điện

Ảnh 6 Học sinh nghe nói chuyện về giá trị, các phẩm chất con người biểu hiện qua hành vi tham gia giao thông

Ảnh 7 Nghe đồng chí Ma Thanh Bẩy – Trưởng Công an Phường TamThanh truyền thông và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Ngày đăng: 20/04/2024, 11:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan