báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy xử lý rác thải tây ninh điều chỉnh

273 0 0
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy xử lý rác thải tây ninh điều chỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năm 2017, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh tiến hành nâng công suất, bổ sung loại hình xử lý chất thải nguy hại theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 về việc điều ch

Trang 3

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 6

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM 8

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 10

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 17

1.1 Thông tin chung về dự án 17

1.1.1 Tên dự án 17

1.1.2 Chủ dự án 17

1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 17

1.1.4 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án 20

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

1.3.1 Nhu cầu nguyên liệu của dự án 45

1.3.2 Nhu cầu về nhiên liệu, năng lượng và hóa chất sử dụng 48

Trang 4

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 90

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 90

2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 95

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 95

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 95

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 96

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 96

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 97

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành thương mại 99

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 99

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 145

3.2 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 180

3.2.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 180

3.2.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường 180 3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 181

3.2.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 181

3.2.2 Độ tin cậy của các đánh giá 181

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 183

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 184

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án 184

5.1.1 Mục tiêu 184

5.1.2 Nội dung chương trình quản lý môi trường 184

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ Dự án 189

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 191

Trang 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO 195

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 1 Toạ độ địa lý của Khu đất dự án (Hệ toạ độ VN2000) 16

Bảng 1 2 Hiện trạng sử dụng đất của nhà máy 19

Bảng 1 3 Quy mô và công suất dự án 22

Bảng 1 4 Các hạng mục công trình của dự án 23

Bảng 1 5 Danh mục máy móc thiết bị của dự án 27

Bảng 1 6 Thiết bị hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt bằng phân compost (2 dây chuyền) 28 Bảng 1 7 Thiết bị, máy móc hệ thống lò đốt rác sinh hoạt 2 tấn/giờ 30

Bảng 1 8 Thiết bị, máy móc hệ thống lò đốt 4 tấn/giờ 32

Bảng 1 9 Thiết bị, máy móc hệ thống sản xuất hạt nhựa tái chế 33

Bảng 1 9 Thiết bị, máy móc hệ thống sản xuất viên nén RDF 33

Bảng 1 10 Thiết bị, máy móc hệ thống sản xuất hạt nhựa tái chế 35

Bảng 1 11 Danh mục máy móc thiết bị của các hệ thống xử lý chất thải nguy hại 36

Bảng 1 12 Danh mục các hạng mục chính của hệ thống XLNT 40

Bảng 1 13 Danh mục thiết bị của hệ thống XLNT 41

Bảng 1 15 Thiết bị hệ thống xử lý khí thải lò đốt 2 tấn/giờ 42

Bảng 1 16 Thiết bị hệ thống xử lý khí thải lò đốt 5 tấn/giờ 42

Bảng 1 17 Thành phần chất thải đưa vào hệ thống lò đốt CTNH 44

Bảng 1 18 Thành phần chất thải đưa vào hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang 47

Bảng 1 19 Thành phần chất thải đưa vào hệ thống hóa rắn 47

Bảng 1 20 Thành phần chất thải đưa vào hệ thống xử lý sơ bộ bình ắc quy chì thải 47

Bảng 1 21 Nhu cầu về hóa chất sử dụng 47

Bảng 1 22 Chi tiết nhu cầu sử dụng nước 48

Bảng 1 23 Thành phần rác thải sinh hoạt bình quân 57

Bảng 1 24: Tiến độ thực hiện 87

Bảng 1 25: Khái toán chi phí vốn đầu tư 87

Bảng 1 26: Thông số của hệ thống xử lý nước thải rửa nhựa, công suất 24 m3/giờ 166

Bảng 2 1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 106

Bảng 2 2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí môi trường làm việc tại các xưởng sản xuất 108

Trang 8

Bảng 2 3 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt quý IV/2019 và quý I/2020

109

Bảng 2 4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt ngày 22/4/2020 110

Bảng 2 5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất 111

Bảng 2 6: Danh sách doanh nghiệp đầu tư vào KCN 113

Bảng 2 7 Lượng nước cấp và nước thải của các đơn vị đã phát sinh nước thải trong KCN tháng 3/2020 117

Bảng 2 8 Chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào của modul 10.000 m3/ngày đêm của khu công nghiệp 117

Bảng 2 9 Chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào của modul 6.000 m3/ngày đêm của KCN 118 Bảng 3 1: Đối tượng và quy mô tác động môi trường được tóm tắt trong bảng sau: 96

Bảng 3 2: Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong trong giai đoạn vận hành dự án 98

Bảng 3 3: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án 100

Bảng 3 4: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động vận chuyển chất thải 101

Bảng 3 5: Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình xay, nghiền nhựa 103

Bảng 3.6 Hệ số ô nhiễm đối với một số loại hình công nghệ sản xuất nhựa 103

Bảng 3 7 Nồng độ các chất ô nhiễm chưa qua hệ thống xử lý của lò đốt rác sinh hoạt 104 Bảng 3 8: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động vận chuyển chất thải 105

Bảng 3 9: Thành phần nguy hại của một số CTNH thu gom 106

Bảng 3 10: Nồng độ chất ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực lưu chứa chất thải 107

Bảng 3 11: Thành phần chính của đèn huỳnh quang dài 1,2m đã qua sử dụng 108

Bảng 3 12 Hệ số phát thải và tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ lò đốt của dự án 109

Bảng 3 13 Nồng độ các chất ô nhiễm từ lò đốt khi không áp dụng biện pháp xử lý 110

Bảng 3 14 Tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm từ lò đốt của dự án 111

Bảng 3 15 Tổng hợp các nguồn phát sinh nước thải khu xử lý chất thải sinh hoạt 112

Bảng 3 16 Tải lượng ô nhiễm của từng thành phần nước rỉ rác tại khu ủ compost 114

Bảng 3 17 Lượng nước thải phát sinh từ khu vực xử lý CTNH 115

Bảng 3 18 Bảng nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng 117

Trang 9

Bảng 3 19 Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải vào TXLNT của nhà máy 118

Bảng 3 20 Thành phần CTR trong bóng đèn huỳnh quang 1,2m thải 121

Bảng 3 21 Thành phần tro xỉ trong lò đốt chất thải 121

Bảng 3 22 Độ ồn phát sinh từ máy móc, thiết bị của dự án 123

Bảng 3 23 Ma trận đánh giá tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn vận hành 127

Bảng 3 24 Các nguồn gây ra sự cố trong giai đoạn vận hành của dự án 133

Bảng 3 25 Đối tượng, quy mô bị tác động bởi sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án 139

Bảng 3 26 Ma trận tác động do sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động dự án 143

Bảng 3 27 Đặc tính kỹ thuật hệ thống xử lý khói thải 151

Bảng 3 28 Tổng hợp các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải tại nguồn 153

Bảng 3 29 Danh mục các hạng mục chính của hệ thống XLNT 162

Bảng 3 30 Danh mục thiết bị của hệ thống XLNT 163

Bảng 3 31 Lượng bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải 163

Bảng 3 32 Kinh phí đầu tư, xây dựng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 179

Bảng 3 33 Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá 180

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án 184

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1 1 Bản đồ vị trí Công ty CP Công nghệ Môi trường Tây Ninh 19

Hình 1 2 Sơ đồ vị trí Công ty CP Công nghệ Môi trường Tây Ninh 20

Hình 1 3 Sơ đồ quy trình thu gom và vận chuyển chất thải 50

Hình 1 4 Sơ đồ quy trình phân loại rác thải của Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh 52Hình 1 5 Quy trình công nghệ sản xuất phân sinh học hữu cơ chất lượng cao (ủ phân compost) 55

Hình 1 6: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Dự án 91

Hình 3 1: Máy ép bùn thải từ hệ thống XLNT sản xuất và bùn sau ép 158

Hình 3 2: Sơ đồ thu gom, thoát nước thải xây dựng của dự án 167

Hình 3 3 Hệ thống hút bụi tại xưởng chuẩn bị 172

Hình 3 4 Phương án thoát nước của Dự án 175

Hình 3 5: Bơm tăng áp bơm NTSH 177

Hình 3 6: Đồng hồ đo NTSH 178

Hình 3 7: Đồng hồ đo và hệ thống thoát nước thải sau xử lý 180

Hình 3 8 Bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc 181

Hình 3 9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất 185

Hình 3 10: Kho chứa chất thải rắn của nhà máy 189

Hình 3 11: Kho chứa CTNH 145,25 m2 tại tầng 2 xưởng nhuộm 190

Hình 3 12: Kho chứa CTNH 12m2 tại phía Tây nhà máy 191

Hình 3 13: Một số thiết bị PCCC đã trang bị 197

Hình 3 14: Kho chứa hóa chất tại dự án 200

Hình 3 15: Sơ đồ bố trí hệ thống hút bụi 224

Hình 3 16: Cấu tạo thiết bị lọc bụi túi vải 225

Hình 3 17: Phương án thoát nước của Dự án 227

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh hiện đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4073002357 chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 23/8/2019

Dự án “Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh” tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1207/QĐ – UBND ngày 22/06/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh

Năm 2017, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh tiến hành nâng công suất, bổ sung loại hình xử lý chất thải nguy hại theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 về việc điều chỉnh dự án nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường điều chỉnh tại Quyết định số 2512/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 16/10/2017 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án “Nâng công suất, và bổ sung loại hình xử lý Nhà máy xử lý rác

thải Tây Ninh

Từ thời điểm đầu tư dự án năm 2012 và quá trình điều chỉnh dự án năm 2017 đến hiện tại Nhà máy chỉ hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt, riêng hạng mục dây chuyền xử lý chất thải nguy hại, Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị tuy nhiên chưa hoạt động

Để tối ưu hoá quá trình xử lý chất thải và đáp ứng công suất xử lý rác thải sinh hoạt với công suất 300 tấn/ngày theo Quyết định số 2512/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 16/10/2017 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án “Nâng công suất, và bổ sung loại hình xử lý Nhà máy xử lý rác

thải Tây Ninh

Công ty tiến hành đầu tư thêm dây chuyền tái chế hạt nhựa công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm và dây chuyền sản xuất viên nén RDF; công suất 2,5 tấn sản phẩm/giờ

Căn cứ theo Mục b, Khoản 2, Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định của Chính Phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường, Công ty CP Công nghệ môi trường Tây Ninh tiến hành lập lại Báo cáo ĐTM cho Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh

Căn cứ quy định tải điểm b khoản 3 Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm I, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Loại hình dự án: Dự án điều chỉnh

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh là cơ quan phê duyệt dự án đầu tư

UBND tỉnh Tây Ninh là cơ quan phê duyệt chứng nhận đăng ký đầu tư

Trang 12

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh (điều chỉnh) thực hiện tại ấp Tân Lợi, xã Tân

Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, vị trí nhà máy phù hợp với:

Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030;

Quyết định 15/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 01 năm 2021 về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Tân Châu;

Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 21.11.2013 của UBND tỉnh phê duyệt Đồ án quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản luật liên quan a Luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013 và hiệu lực từ 01/7/2014

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013

- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 21/11/2007

- Luật số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020 do Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 và Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14; có hiệu lực từ ngày 1/7/2021

Trang 13

- Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014;

b Nghị định

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/09/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

c Thông tư

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

e Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến môi trường

Các tiêu chuẩn về môi trường không khí:

Trang 14

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

Các tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung:

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nước, đất:

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

Quy chuẩn về chất thải rắn:

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước;

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy:

- QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng

kỹ thuật;

- TCVN 3254:1989 - An toàn cháy -Yêu cầu chung;

- TCVN 5040:1990 - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy;

- TCVN 5760:1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt;

- TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 3890:2023 - Phòng cháy chữa cháy-phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình-trang bị, bố trí

Trang 15

- TCVN 4317-1986 - Nhà kho nguyên tắc cơ bản để thiết kế;

- TCVN 7336:2021 - Phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

- TCXDVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

- TCVN 7957:2023 – Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài – yêu cầu thiết kế

- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác:

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 3900906473 đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 7 năm 2010, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 12 tháng 05 năm 2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh Cấp

- Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc điều chỉnh dự án nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh

- Giấy chứng đăng ký đầu tư số 4073002357 chứng nhận lần đầu ngày 17/8/2010, chứng nhận thay đổi lần thứ 4 ngày 23/8/2019 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp

- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CO 560053 do Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 12/9/2018

- Quyết định số 2512/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày

16/10/2017 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nâng

công suất, và bổ sung loại hình xử lý Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh”

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số QLCTNH:72000471.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 17/11/2014

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 127/TDPCCC do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 21/8/2019

- Văn bản số 01/TBKQTĐCS-TKC ngày 26/4/2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh về việc thông báo kết quả thẩm định quy trình vận hành hệ thống lò đốt rác thải thông thường

- Văn bản số 699/KHCN-CN ngày 01/12/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh về việc thẩm định công nghệ dự án xây dựng lò đốt rác thải thông

Trang 16

thường và nguy hại công suất 03 tấn/giờ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Văn bản số 2769/STNMT-CCBVMT ngày 06/6/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh về việc vận hành chính thức lò đốt chất thải rắn sinh hoạt có công suất xử lý 02 tấn rác sinh hoạt/giờ

2.3 Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh Dự án đầu tư

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nâng công suất, và bổ sung loại hình xử lý Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh” đã được phê duyệt

- Báo cáo giám sát môi trường của Nhà máy hiện hữu

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án

Báo cáo ĐTM của Dự án “Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh (điều chỉnh)” do Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ môi Trường Thế Kỷ

Thông tin về Chủ Dự án

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh

- Người đại diện: Ông Huỳnh Thanh Trà Chức vụ: Tổng Giám đốc - Địa chỉ liên hệ: ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - Điện thoại: 0666555655

Thông tin về đơn vị tư vấn

- Người đại diện: Ông Lê Hữu Hải Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Số 5A ngõ 168 Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 0902123322

3.2 Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM

Danh sách cán bộ tham gia thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh (điều chỉnh)” được trình bày trong bảng sau:

Trang 17

Bảng 1 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM

Họ tên Cơ quan công

Chức vụ Nội dung thực hiện Chữ ký

I Chủ Dự án: Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh

quá trình thực hiện Dự án Đồng thời, báo cáo giúp cho CĐT có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của người dân trong khu vực và giảm thiểu các tác động khác có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Dự án

Trang 18

Bước 1: CĐT cung cấp các số liệu, tư liệu liên quan đến Dự án cho đơn vị tư

vấn

Bước 2: Xác định phạm vi nghiên cứu lập báo cáo ĐTM

Bước 3: Khảo sát hiện trạng điều kiện tự nhiên, KT-XH, tài nguyên và môi

trường khu vực thực hiện Dự án

Bước 4: Đơn vị tư vấn đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi

trường đất, nước và không khí nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Đây là số liệu “nền” để so sánh, đánh giá tác động của Dự án đến môi trường trong các quá trình: chuẩn bị thi công, quá trình thi công các hạng mục công trình của Dự án cũng như quá trình đưa các công trình Dự án đi vào hoạt động

Bước 5: Dựa trên các tài liệu, dữ liệu đã có của Dự án, phân tích, đánh giá các

tác

động đến môi trường trong quá trình thực hiện Dự án, dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp, trước mắt và lâu dài do hoạt động của Dự án gây ra đối với môi trường vật lý (không khí, nước, đất, tiếng ồn), đối với tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật - động vật và thực vật), đối với môi trường kinh tế - xã hội (sức khỏe cộng đồng hoạt động kinh tế, sinh hoạt…)

Bước 6: Từ những phân tích các tác động môi trường ở trên, từ đó CĐT đưa ra

các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án

Bước 7: Thống kê các công trình xử lý môi trường đã đề xuất, đánh giá công

trình xử lý nước thải sinh hoạt, chương trình quản lý và giám sát môi trường của toàn bộ Dự án

Bước 8: Lập báo cáo ĐTM tổng hợp

Bước 9: CĐT kết hợp với đơn vị tư vấn ĐTM tiến hành tham vấn cộng đồng

cũng như các tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án và giai đoạn vận hành tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu

Bước 10: CĐT và tư vấn nộp hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường lên Bộ

Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM 4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

* Phương pháp liệt kê/danh mục môi trường:

Phương pháp liệt kê được sử dụng nhằm liệt kê khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án: liệt kê các loại máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ thi công dự án (chương 1); liệt kê các hoạt động của Dự án cùng các tác động đến môi trường (Chương 3) Phương pháp liệt kê có vai trò lớn trong việc xác định và làm rõ các nguồn phát sinh cùng các tác động đến môi trường

* Phương pháp đánh giá nhanh:

Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập được sử dụng trong tính toán tải lượng, nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí

Trang 19

(Chương 3) Phương pháp này nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt

động của Dự án, sử dụng hệ số phát sinh các chất ô nhiễm bao gồm TSP, SO2, NO2, CO, định lượng các nguồn phát thải và nhận dạng các tác động từ đó đánh giá, dự báo các tác động tới kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng

* Phương pháp mô hình hóa:

Phương pháp mô hình hóa để đánh giá dự báo phạm vi, mức độ tác động đến các đối tượng bị tác động trong từng hoạt động của Dự án Các mô hình được áp dụng bao gồm: Mô hình tính toán dự báo các tác động do bụi, khí thải: Mô hình “hộp cố định”; Mô hình cải biên Sutton; Mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn; Mô hình tính toán tiếng ồn tổng cộng; Mô hình tính toán ô nhiễm nước mưa chảy tràn bề mặt… Phương pháp được áp dụng chủ yếu tại Chương 3 Đánh giá dự báo lan truyền ô nhiễm đối với khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và rung động từ các hoạt động của Dự án

4.2 Các phương pháp khác

* Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường

Khảo sát hiện trường khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu vực thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc nhận định các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi các hoạt động của Dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý và giám sát môi trường… Quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi (chương 2)

* Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng:

Tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường là hoạt động của chủ Dự án, theo đó chủ Dự án tiến hành trao đổi thông tin, lắng nghe trao đổi, tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư trong khu vực Dự án có tác động trực tiếp về báo cáo đánh giá tác động môi trường Trên cơ sở ý kiến của người dân, chủ đầu tư sẽ hoàn thiện báo cáo , làm cơ sở cho việc triển khai thực tế, qua đó hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người

Để thu thập các ý kiến và các đề xuất đóng góp của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại khu vực dự kiến xây dựng dự án (Chương 6)

Tham vấn trực tiếp: họp cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án; Tham vấn gián tiếp: gửi văn bản đến chính quyền địa phương xin ý kiến đóng góp; đăng tải thông tin trên Cổng TTĐT của BTNMT

* Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình đánh giá hiện trạng môi trường nền trước khi xây dựng Dự án (Chương 2) và so sánh mức độ ô nhiễm do Dự án gây ra với các Dự án có quy mô tương tự (Chương 3) Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tiến hành so sánh các chỉ tiêu môi trường tại Dự án với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam, đánh giá các thông số ô nhiễm của nguồn gây ảnh hưởng từ hoạt động của Dự án

* Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung Kế thừa các kết quả nghiên cứu,

Trang 20

các tài liệu tham khảo và báo cáo đã thực hiện là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đạt được trước đó, đồng thời phát triển tiếp những mặt còn hạn chế và tránh những sai lầm khi triển khai thực hiện Dự án (Các nguồn tài liệu được đính kèm ở phần Tài liệu tham khảo) Phương pháp này làm tăng tính trung thực của báo cáo và được thực hiện trong phần đánh giá tác động môi trường (chương 3)

* Phương pháp chồng xếp bản đồ (GIS)

Phương pháp chập bản đồ là phương pháp đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch xây dựng, trong đó dựa trên cơ sở của hệ thống thông tin địa lí (GIS) là công cụ quan trọng, có thể hỗ trợ tốt cho quá trình đánh giá, phân tích môi trường vùng và quy hoạch xây dựng Phương pháp chập bản đồ được áp dụng trong các bản vẽ quy hoạch để sử dụng trong báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, từ đó đánh giá được các tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu cho Dự án

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 5.1 Thông tin chung

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: “Nhà máy xử lý chất thải Tây Ninh (điều chỉnh)”

- Địa điểm thực hiện: ấp Tân Lộc, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh

- Địa chỉ liên hệ: ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

5.1.2 Phạm vi, quy mô của dự án:

5.1.2.1 Vị trí dự án

Dự án “Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh (điều chỉnh)” đươc thực hiện tại địa bàn ấp Tân Lộc, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh Vị trí nhà máy nằm cách kênh Tân Hưng khoảng 600m về hướng Tây Bắc và cách đường K48 800m về hướng Bắc

Công ty đã được UBND tỉnh Tây Ninh giao đất tại Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số BA 021607 ngày 03/08/2011 Đất có mục đích sử dụng là đất bãi thải, xử lý chất thải Thời hạn sử dụng đến ngày 17/08/2060

5.1.2.2 Quy mô dự án

Công suất xử lý 300 tấn rác sinh hoạt/ngày; 36,6 tấn chất thải nguy hại/ngày

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

5.1.3.1 Các hạng mục công trình chính của dự án

Dự án có các hạng mục sau:

- Nhà văn phòng: có diện tích khoảng 159m²

- Xưởng ủ phân và sản xuất phân bón 1: có diện tích khoảng 6.097 m²

Trang 21

- Xưởng ủ phân và sản xuất phân bón 2: có diện tích khoảng 2.658 m² - Khu tiếp nhận phân loại rác: có diện tích khoảng 957 m²

- Khu tập kết chờ đốt: có diện tích khoảng 1.361,5 m² - Nhà tiếp liệu chứa rác: có diện tích khoảng 489 m²

- Xưởng sản xuất hạt nhựa + xưởng xử lý bình ắc quy chì thải, bóng đèn huỳnh quang: có diện tích khoảng 4.828 m²

- Nhà xưởng lò đốt: có diện tích khoảng 918 m²

- Lò đốt rác sinh hoạt 03 tấn/giờ: có diện tích khoảng 600 m² - Lò đốt rác thải 05 tấn/giờ: có diện tích khoảng 153 m² - Nhà chứa rác chờ đốt: có diện tích khoảng 834 m²

- Nhà xưởng phụ trợ chứa rác chờ đốt: có diện tích khoảng 1.700 m²

- Nhà xưởng sản xuất gạch bê tông (hệ thống hoá rắn) 2: có diện tích khoảng 1.950

Các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công gồm: Nhà bảo vệ cổng 2, nhà bảo vệ cổng 1, trạm điện 560kVA, trạm cân điện tử, bãi đỗ xe, SATADO 20 m3 + giếng khoan, bể nước PCCC 100 m3, nhà kho vật tư, thiết bị, nhà rửa xe rác

5.1.3.3 Các hạng mục bảo vệ môi trường

Các hạng mục bảo vệ môi trường gồm: Hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý nước rửa nhựa tái chế, kho chứa chất thải nguy hại, hồ sinh thái 2000 m2

x 4 m, hồ sự cố, hệ thống xử lý khí thải lò đốt, hệ thống xử lý khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang, hệ thống xử lý khí thải của hệ thống xử lý ắc quy

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

+ Hoạt động của phương tiện giao thông ra vào dự án + Hoạt động xử lý chất thải

+ Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án + Hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị

Trang 22

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư

5.3.1 Nước thải, khí thải

5.3.1.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

- Nước thải từ khu phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 29,2m3/ngày.đêm

- Nước thải từ khu xử lý chất thải nguy hại phát sinh khoảng 11,65 m3/ngày.đêm - Nước thải từ khu văn phòng phát sinh với lưu lượng khoảng 12 m3/ngày

5.3.1.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

- Khí thải từ khu phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt;

Tiếng ồn, độ rung tại khu vực dự án chủ yếu phát sinh từ hệ thống hoá rắn, xe vận chuyển và thiết bị nâng cẩu,

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

5.4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải

- Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa từ mái nhà văn phòng, nhà xưởng… được thu gom bằng ống dẫn đặt dọc theo mái nhà đến mương dẫn bằng bê tông hở Nước mưa tập trung về hố ga tự thấm, nước mưa thoát nước ra vườn cây vì hiện trạng tại khu vực xung quanh dự án vẫn chưa có hệ thống thoát nước chung

- Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải của dự án là hệ thống thoát nước riêng, độc lập với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống thoát nước, các hố ga thu và trạm xử lý nước thải

Mạng lưới cống thoát nước là các cống bê tông D200, đáy chống thấm được thiết kế với chế độ tự chảy có độ dốc nhỏ nhất là 0,0015 và vận tốc tự chảy tối thiểu là 0,7

Trang 23

m/s Các hố ga được đặt tại các điểm thay đổi dòng chảy hay tại những vị trí thu nước thải ra

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung: Trạm xử lý nước thải của Công ty đã xây dựng công suất 60 m3/ngày đêm Trạm xử lý nước thải của Công ty xử lý các loại nước thải: nước thải rỉ rác, nước thải từ các lò đốt của dự án, nước thải từ quá trình vệ sinh phương tiện, thiết bị của dự án trong quá trình hoạt động,

- Hệ thống xử lý nước thải rửa nhựa: Trạm xử lý nước thải rửa nhựa đã xây dựng công suất 24 m3/giờ

- Hồ sinh thái: Sử dụng chứa nước sau hệ thống xử lý nước thải để tái sử dụng dần trong sản xuất, và tưới cây Diện tích hồ sinh thái là khoảng 2.000 m2 x 4 m

5.4.1.2 Đối với xử lý khí thải

- Hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác thải sinh hoạt 2 tấn/giờ

Quy trình: Khí thải  Giải nhiệt bằng nước  Tách bụi bằng cyclone kiểu ướt  tháp hấp thụ  tháp hấp thụ 2  ống khói cao 25m

- Hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác thải sinh hoạt 5 tấn/giờ

Quy trình: Khí thải  Giải nhiệt bằng nước  Tách bụi bằng cyclone kiểu ướt

- Hệ thống xử lý từ hệ thống sản xuất nhựa tái chế

Quy trình: Khí thải Chụp hút  Hấp phụ bằng than hoạt tính  Ống khói

5.4.2 Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, bùn thải

5.4 2.1 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường

- CTR sinh hoạt: Được thu gom bằng các thùng nhựa có nắp đậy, tại khu vực văn phòng, nhà xưởng và chuyển về khu vực xử lý rác sinh hoạt của nhà máy

- Xử lý rác thải tái chế (Ni lông, bao bì, chai Pet, nhựa, kim loại…) có khối lượng là khoảng 6 tấn/ngày sẽ được vận chuyển đến khu vực tập kết, tái chế hạt nhựa

- Khối lượng rác: Ni lông, bao bì, vãi, giấy có nhiệt trị cao phát sinh trong quá trình phân loại được thu gom chuyển qua dây chuyền sản xuất RDF

- Khối lượng tro đáy phát sinh từ lò đốt rác sẽ được định kỳ tháo bỏ, sau đó vận chuyển đến khu vực hoá rắn

- Đối với bùn thải từ bể tự hoại: Bùn thải sẽ được hút định kỳ với tần suất 12 tháng/lần Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng

Trang 24

5.4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH

- Chất thải nguy hại được thu gom vào khu lưu giữ tạm thời của công ty sau đó hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định và định kỳ báo cáo về cơ quan chức năng

5.4.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành, Dự án phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn và độ rung đạt các quy chuẩn: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

5.4.4 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng và tách biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải Hướng thoát nước mưa theo hướng dốc chính địa hình tự nhiên của toàn Dự án và được thực hiện theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt

- Lập phương án phòng cháy, chữa cháy trình cơ quan chức năng để tham gia ý kiến và phối hợp với các đơn vị quản lý thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ về phòng cháy chữa cháy theo quy định

5.4.5 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Thực hiện các phương án phòng cháy chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trang bị, lắp đặt đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

- Xây dựng, vận hành các công trình xử lý nước thải theo đúng quy mô thiết kế: bể điều hòa được thiết kế có thời gian lưu nước 8,5 giờ; thiết kế hệ thống van chặn tại các bể chứa thành phần để tăng thể tích lưu chứa đảm bảo thời gian lưu chứa tối đa trong trường hợp xảy ra sự cố

- Bố trí máy phát điện cho trạm xử lý nước thải tập trung; thiết kế, lắp đặt các thiết bị dự phòng để đảm bảo sẵn sàng thay thế ngay khi xảy ra sự cố; bố trí nhân viên quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải, giám sát vận hành hàng ngày và tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho các trạm xử lý nước thải của Dự án; thường xuyên tập huấn cho nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải về chương trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống

5.5 Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

- Một (01) hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 300 m3/ngày.đêm - Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa

Trang 25

5.6 Chương trình giám sát môi trường

a Đối với khí thải

TT Ký hiệu Vị trí Thông số giám sát/

Tần suất giám sát Quy chuẩn

Cacbon monoxyt (CO), Lưu huỳnh dioxyt (SO2), NOx (tính theo kim loại nặng khác (As, Sb, Ni, Co, Cu, Cr, Sn,

a Đối với nước thải:

- Giám sát định kỳ chất lượng nước thải sau xử lý:

+ Vị trí giám sát: 01 điểm sau vị trí đấu nối đầu ra của trạm xử lý nước thải tập trung trước cửa xả ra ngoài môi trường

+ Chỉ tiêu giám sát: Các thông số theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (trừ các thông số đã được giám sát tự động)

Trang 26

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A với hệ số K =1,0

b Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại:

- Nội dung giám sát: Lượng chất thải phát sinh và công tác thu gom, lưu giữ, bàn giao xử lý chất thải

- Vị trí giám sát: Tại các vị trí lưu giữ tạm thời và công trường thi công - Tần suất giám sát: Thường xuyên

Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

c Đối với bùn thải từ trạm xử lý nước thải:

- Vị trí: 1 vị trí tại bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước thải tập trung - Tần suất giám sát: 06 tháng/lần

- Thông số giám sát: As, Cd, Pb, Zn, Ni, Hg, Cr6+, CN- , tổng dầu, Phenol

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

Trang 27

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh

- Địa chỉ liên hệ: ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Dự án “Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh (điều chỉnh)” đươc thực hiện tại địa bàn ấp Tân Lộc, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh Vị trí nhà máy nằm cách kênh Tân Hưng khoảng 600m về hướng Tây Bắc và cách đường K48 800m về hướng Bắc

Công ty đã được UBND tỉnh Tây Ninh giao đất tại Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số BA 021607 ngày 03/08/2011 Đất có mục đích sử dụng là đất bãi thải, xử lý chất thải Thời hạn sử dụng đến ngày 17/08/2060

Ranh giới khu đất Công ty được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc: giáp bãi chôn lấp rác thải do Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Tây Ninh quản lý;

- Phía Tây Nam và Tây Bắc: giáp vườn cao su và vườn mãng cầu; - Phía Đông Nam: vườn cao su và rừng tràm;

Diện tích khu đất dự án là 100.009,3 m2 (10 ha) được giới hạn và khép góc bởi các điểm A, B, C, D, A Theo hệ tọa độ VN 2000, Khu đất xây dựng dự án có tọa độ địa lý như sau:

Bảng 1 1.Toạ độ địa lý của Khu đất dự án (Hệ toạ độ VN2000)

Trang 28

Stt Điểm góc Toạ độ X Toạ độ Y

Nguồn: Công ty CP Công nghệ Môi trường Tây Ninh

Trang 29

Sơ đồ vị trí khu đất được thể hiện trong các hình sau:

Hình 1 1 Bản đồ vị trí Công ty CP Công nghệ Môi trường Tây Ninh

Trang 30

Hình 1 2 Sơ đồ vị trí Công ty CP Công nghệ Môi trường Tây Ninh 1.1.4 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án

(1) Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất nhà máy xử lý chất thải Tây Ninh nằm tại ấp Tân Lộc, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, có diện tích 100.009,3 m2 theo Giấy chứng nhận

Trang 31

- Nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh hiện đang hoạt động với công suất xử lý khoảng khoảng 180 tấn/ngày

- Đối với dây chuyên xử lý chất thải nguy hại, Công ty đã lắp đặt máy móc thiết

bị nhưng chưa đi vào hoạt động

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

(1) Các đối tượng tự nhiên

- Trong bán kính 02 km không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử văn hóa, sông, suối, vực nước

- Xung quanh khu vực dự án là rừng cao su, tràm

- Cách dự án khoảng 500m là Kênh Tân Hưng, tuy nhiên hiện tại khu vực không có điểm xả thải Nước thải từ dự án sau khi xử lý được tái sử dụng vì thế việc hoạt động của dự án hầu như không liên quan đến con kênh này

(2) Các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh dự án

Giao thông:

Khu vực nhà máy gần đường lộ 10 Quá trình vận chuyển chất thải vào nhà máy qua đường lộ 10 vào nhà máy, đường trải nhựa rộng 10m và các tuyến đường liên thôn, liên xã nằm dưới phía Nam của khu vực Dự án

Đường giao thông nội bộ thuận tiện cho vận tải: tốc độ thiết kế 20km/h có kết cấu đường là bê tông chất lượng cao

Khu dân cư và các đối tượng sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Khu vực dự án không nằm trong khu dân cư Dân cư chủ yếu tập trung hai bên đường số 7, Đ.lộ 10 và các tuyến đường liên thôn, liên xã nằm dưới phía Nam của khu vực Dự án Gần kênh Tân Hưng số hộ dân rất ít và sống rải rác nằm ở phía Bắc dự án Khu dân cư gần nhất cách dự án khoảng 800m thuộc địa bàn xã Tân Hưng, huyện Tân Châu

Khu vực nhà máy hiện hữu phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương như: xa khu dân cư, xa trường học và trung tâm, xa các di tích, đền chùa, tài nguyên sinh vật nghèo và ít giá trị đảm bảo giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động của Nhà máy xử lý rác đến môi trường và đời sống người dân xung quanh khu vực Nhà máy

Lân cận dự án có một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình phục vụ nhu cầu nhân dân trong xóm làng và công nhân làm việc trong khu công nghiệp Các công trình nhà văn hóa của các thôn trong xã, trụ sở UBND – trạm y tế - trường học của hai xã Tân Hưng và Thạch Tân nằm ở phía Nam và Đông dự án Cách dự án 4,5km về phía Đông nam là Cơ sở khoan giếng 9 Hùng

Các di tích lịch sử:

Gần khu vực dự án nhất có khu Di tích lịch sử Văn hóa – Danh thắng và du lịch núi Bà Đen, cách khoảng 10 km (đường chim bay) về phía Đông Nam khu vực Dự án

Trang 32

Vị trí này đảm bảo an toàn cho vùng núi Bà Đen tránh khỏi các tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra

Hệ thống cấp nước:

Khu vực chưa có hệ thống cấp nước Nhà máy xử lý rác thải hiện tại đang sử dụng nước cấp từ giếng khoan

Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước mưa: Khu vực hiện tại chưa có hệ thống thoát nước mặt Nước mưa khu vực dự án thoát ra vườn cây vì hiện trạng tại khu vực xung quanh dự án vẫn chưa có hệ thống thoát nước chung

Khu vực không có hệ thống thoát nước thải Cách dự án khoảng 500m là Kênh Tân Hưng, tuy nhiên hiện tại khu vực không có điểm xả thải Nước thải từ dự án sau khi xử lý được tái sử dụng vì thế việc hoạt động của dự án hầu như không liên quan đến con kênh này

Nước thải sau hệ thống xử lý của nhà máy đạt cột A QCVN 40:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải công nghiệp và được tuần hoàn, tái sử dụng trong khuôn viên Công ty Nước thải đầu ra được tái sử dụng, và trong tương lai khi khu vực dự án có điểm xả thải, nước thải sẽ được xả thải ra kênh Tân Hưng

Hệ thống cấp điện:

- Trong khu vực có hệ thống tuyến điện 35KV chạy qua cấp điện cho khu vực dân cư xung quanh

Đánh giá sự phù hợp của vị trí thực hiện dự án

- Vị trí dự ấn phù hợp với quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực song Đồng Nai đến năm 2030

- Địa hình tại khu vực huyện Tân Châu tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho thu gom và vận chuyển chất thải Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tân Châu nói chung và xã Tân Hưng nói riêng có địa hình tương đối cao, hầu như chưa xảy ra ngập lụt trong thời

- Bổ sung công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ tái chế hạt nhựa, sản xuất viên nén nhằm nâng cáo năng lực sản xuất đáp ứng xử lý 300 tấn rác sinh hoạt/ngày

- Công suất xử lý 300 tấn rác sinh hoạt/ngày; 36,6 tấn chất thải nguy hại/ngày

1.1.6.2 Quy mô dự án

Trang 33

Bảng 1 3.Quy mô và công suất dự án

Công nghệ của dự án là công nghệ xử lý rác thải qua các phân đoạn:  Thu gom, vận chuyển

 Xử lý rác thải sinh hoạt

- Phân loại: Rác sinh hoạt  Cân  Băng tải 1  Băng tải 2

Trang 34

- Ủ phân compost: Rác hữu cơ  Phân loại theo kích thước  Ủ mù  phân loại  Mùn ủ lên men  Thành phẩm  Cân, đóng bao  Nhập kho

- Sản xuất gạch Bê tông từ rác thải: Rác thải, tro  trộn bê tông (xi măng, cát, đá, sỏi, phụ gia)  ép khuôn  thành phẩm

- Đốt chất thải sinh hoạt

- Tái chế hạt nhựa từ nhựa phế liệu: Nylon, nhựa dẻo  Băm, rửa  Phơi  Ép nhựa Thành phầm hạt nhựa (Công nghệ bổ sung)

- Sản xuất viên nén RDF: Rác nguyên liệu  Nghiền thô  Tách kim loại từ tính  Tách thành phần Tách kim loại từ tính  Tách 4 thành phần  Vật nhẹ  Tách thành phần  Vật liệu đung viên  Ủ khô  Sàng  Tách nguyên liệu RDF  Nghiền tinh  Tiếp liệu  Đùn viên  Viên nén,

 Xử lý chất thải nguy hại

Theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 06/03/2017 về việc điều chỉnh dự án nhà máy xử lý rác thải Tây Ninh tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh và Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số BA 021607 cấp ngày 03/08/2011, hiện nay Công ty đã hoàn thành xây dựng các công trình cụ thể sau:

5 Khu vực tập kết chờ đốt

Trang 35

STT Hạng mục công trình Diện tích hiện

6 SATADO 20m3 + Giếng

III Hạng mục bảo vệ môi trường

Trang 36

STT Hạng mục công trình Diện tích hiện hữu (m2

) Tỷ lệ (%) Hiện trạng

tái chế

(1) Khu xử lý rác thải thông thường

- Xưởng ủ phân và sản xuất phân bón

- Khu tiếp nhận, phân loại rác: diện tích 957 m 2 Chức năng xưởng phân loại rác thải sinh hoạt

- Khu vực tập kết chờ đốt, diện tích 1.361,5 m2 Chức năng xưởng phân loại rác thải sinh hoạt

- Nhà tiếp liệu chứa rác, diện tích 489 m2

- Xưởng ủ phân và sản xuất phân bón diện tích 6.097 m2 và 2.658 m2

- Khu vực lò đốt rác thải sinh hoạt 3 tấn/giờ và lò đốt CTNH 600 m2 - Khu vực lò đốt rác thải sinh hoạt 5 tấn/giờ 153 m2

Trang 37

Công trình được xây dựng kiểu nhà thép tiền chế kiểu zamil với khung kèo rộng 20m nhịp cột 5m Hệ kết cấu chịu lực bằng BTCT bao gồm móng, cột, đà kiềng, đà giằng; tường xây gạch, kết cấu mái bằng khung kèo thép tiền chế có cáp giằng kèo, mái lợp tole có độ dốc thoát nước cao, máng xối inox

- Tường công trình được xây bằng gạch nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình vì trong điều kiện làm việc có nhiều hơi ẩm nếu dùng tole làm vách thì tuổi thọ ngắn

- Kiến trúc nhà xưởng được thiết kế theo hình thức kiến trúc hiện đại với nóc gió vừa đem lại bầu không khí mát mẻ trong lành cho nhà xưởng vừa tạo nên vẻ thẩm mỹ

- Công trình được thiết kế theo kiến trúc nhà thép tiền chế kiểu zamil với khung kèo rộng 20m nhịp cột 5m Hệ kết cấu chịu lực bằng BTCT bao gồm móng, cột, đà kiềng, đà giằng; tường xây gạch, kết cấu mái bằng khung kèo thép tiền chế có cáp giằng kèo, mái lợp tole có độ dốc thoát nước cao, máng xối inox

- Tường công trình được xây bằng gạch nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình vì trong điều kiện làm việc có nhiều hóa chất ăn mòn nếu dùng tole làm vách thì tuổi thọ ngắn

- Kiến trúc nhà xưởng được thiết kế theo hình thức kiến trúc hiện đại với nóc gió vừa đem lại bầu không khí mát mẻ trong lành cho nhà xưởng vừa tạo nên vẻ thẩm mỹ cho công trình

(b) Xưởng xử lý CTCN và CTNH

- Diện tích chiếm đất xây dựng 1.484 m2

- Xưởng xử lý CTNH bố trí khu phân loại CTNH (500m2), kho lưu giữ CTNH (500m2), hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang (100m2) và hệ thống xử lý sơ bộ ắc quy chì thải (384m2)

- Công trình được thiết kế theo kiến trúc nhà thép tiền chế kiểu zamil với khung kèo rộng 20m cho kho nguyên liệu lỏng và 10m cho kho thành phẩm, nhịp cột là 5m Hệ kết cấu chịu lực bằng BTCT bao gồm móng, cột, đà kiềng, đà giằng; tường xây gạch; kết cấu mái bằng khung kèo thép tiền chế có cáp giằng kèo, ty giằng xà gồ, mái lợp tole có độ dốc thoát nước cao, máng xối inox

- Tường công trình được xây bằng gạch nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình - Công trình giáp với đường nội bộ rộng 5m, kế bên nhà lò đốt CTNH thuận tiện cho các xe chở hàng và tiết kiệm được thời gian sản xuất

(c) Xưởng đóng rắn

- Diện tích chiếm đất xây dựng 998 m2

- Xưởng đóng rắn bố trí hệ thống đóng rắn và khu vực lưu chứa thành phẩm

Trang 38

- Công trình được thiết kế theo kiến trúc nhà thép tiền chế kiểu zamil với khung kèo rộng 20m, nhịp cột là 5m Hệ kết cấu chịu lực bằng BTCT bao gồm móng, cột, đà kiềng, đà giằng; tường xây gạch; kết cấu mái bằng khung kèo thép tiền chế có cáp giằng kèo, ty giằng xà gồ, mái lợp tole có độ dốc thoát nước cao, máng xối inox

- Tường công trình được xây bằng gạch nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình - Công trình giáp với đường nội bộ rộng 5m, kế bên Xưởng xử lý CTNH thuận Kết cấu: bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép

Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ mặt bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong bể trong thời gian sử dụng cho đến khi đóng bể

Diện tích sử dụng cho toàn bộ khu vực xây dựng bể đóng kén: 900 m2

1.2.1.2 Hạng mục máy móc thiết bị

May móc thiết bị của dự án hiện đã lắp đặt toàn bộ, bao gồm các thiết bị máy móc đang hoạt động và chưa hoạt động, bao gồm:

Bảng 1 5.Danh mục máy móc thiết bị của dự án

TT Thiết bị, vật tư Đơn vị Số lượng Hiện trạng

Trang 39

TT Thiết bị, vật tƣ Đơn vị Số lƣợng Hiện trạng

(1) Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt bằng phân compost

Bảng 1 6.Thiết bị hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt bằng phân compost

Trang 40

STT Hạng mục thiết bị Số Lƣợng Công Suất

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:07

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan