Thông qua nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc gia trong thếgiới đương đại, cần đổi mới chế định chủ tịch nước ở việt nanthế nào

24 0 0
Thông qua nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc gia trong thếgiới đương đại, cần đổi mới chế định chủ tịch nước ở việt nanthế nào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

LỚP HÀNH CHÍNH 45A2SINH VIÊN: BÙI BÍCH NGA

MSSV: 2053801014155

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ:

THÔNG QUA NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG THẾGIỚI ĐƯƠNG ĐẠI, CẦN ĐỔI MỚI CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC Ở VIỆT NAN

Trang 3

3 Trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm nhưng có người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày đương sự nhận được bản án 1

4 Đến ngày mở phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm 2

5 Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì chưa được đưa ra thi hành 2

6 Hội đồng xét xử phúc thẩm có trách nhiệm tiến hành hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm.

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

- Hơn 35 năm qua, Đảng ta đã đưa ra và đồng lãnh đạo chiến dịch đổi mới, mang lại những thành tựu lịch sử đáng kể Mặc dù những kết quả này rất đáng tự hào, song so với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, sự tiến bộ của chúng ta vẫn còn chênh lệch lớn về mặt trình độ, tốc độ và chất lượng phát triển Nguy cơ tụt hậu vẫn đe dọa và đây là một thách thức không dễ dàng Vấn đề xã hội, văn hóa và môi trường ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ cấu máy móc chưa linh hoạt, gặp nhiều khó khăn Sự hiệu quả và hiệu lực của hệ thống vẫn chưa đạt đến mức cao nhất; phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa vẫn chưa đồng bộ với tiềm năng tiến bộ của chúng ta.

- Ở Việt Nam, thể chế chính trị, đặc biệt là nguyên thủ quốc gia, chưa được nghiên cứu đầy đủ cả ở mức lý luận và tổng kết thực tiễn Cho đến thời điểm hiện tại, các văn bản tài liệu chính thức của Đảng và Nhà nước chủ yếu tập trung vào khía cạnh chủ trương và đường lối chung Chế định về NTQG còn thiếu đi sự cụ thể ngay từ khái niệm, cách tổ chức, phương pháp thực hiện cho đến nội dung chi tiết Thực tế cho thấy, chế định về nguyên thủ quốc gia tại Việt Nam ngày nay là kết quả của quá trình chuyển đổi liên quan đến lịch sử hào hùng của Đảng, với hơn một thế kỷ lịch sử thành lập, đấu tranh, xây dựng và phát triển Nhà nước Việt Nam - chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa từ thời kỳ cách mạng Tháng Tám năm 1945 Qua những giai đoạn khó khăn như kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế định về NTQG tại Việt Nam đã không ngừng thay đổi, được thể hiện qua những văn kiện quan trọng như Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.

- Mô hình NTQG trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu từ khi sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam, đã trải qua 30 năm triển khai, trong đó Hiến pháp 2013 đã có 10 năm thực hiện Tuy nhiên, chế định về Chủ tịch nước vẫn tồn tại nhiều nội dung bất cập, và các nghiên cứu cũng như đánh giá pháp lý về Chủ tịch nước cho thấy mức độ này là thấp nhất trong hệ thống chính trị Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu tổng thể về những hạn chế này, đặc biệt là từ góc độ chính trị học Trong lĩnh vực nghiên cứu về chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới, còn thiếu đi sự kết hợp liên ngành với các ngành khoa học khác, khiến cho cái nhìn tổng thể và đa chiều về chế định này chưa được hình thành Đặc biệt, ít có nghiên cứu về chế định nguyên thủ quốc gia ở các nước đang chuyển đổi và xã hội chủ nghĩa, cũng như không nhiều tham chiếu đến giá trị của chế định NTQG trên thế giới cho các nước này Kinh nghiệm đổi mới chế định NTQG đã diễn ra tại nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước xã hội chủ nghĩa tương

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

đồng với Việt Nam Sự đổi mới này đã mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước và vai trò của NTQG Việc nghiên cứu không chỉ cần tiếp thu những bài học thành công, mà còn cần xem xét những hạn chế để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chế định Chủ tịch nước Tiền lệ thay đổi về mô hình chính thể của chế định NTQG ở Việt Nam cần được phân tích rõ ràng với việc nhấn mạnh cả ưu điểm và hạn chế, đặt ra bởi tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc.

- Vì vậy, thông qua việc nghiên cứu chế định NTQG trên thế giới để học hỏi những giá trị nhằm hoàn thiện cũng như đổi mới chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chế định người đứng đầu nhà nước, NTQG ở các nước trên thế giới, tiểu luận đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt, những điểm mạnh và yếu của từng mô hình chế định NTQG; trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chế định người đứng đầu nhà nước ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định người đứng đầu nhà nước trong tổ chức và thực thi QLNN Thứ hai, phân tích chế định người đứng đầu nhà nước một số nước trên thế giới hiện nay (qua lựa chọn một số mô hình nhà nước điển hình); khái quát những giá trị tham chiếu cho Việt Nam Thứ ba, phân tích khái quát thực trạng chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam, tiểu luận đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp vận dụng những giá trị tham chiếu về chế định NTQG trên thế giới vào quá trình hoàn thiện chế định NTQG ở Việt Nam.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chế định NTQG trên thế giới và Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu chế định NTQG trên thế giới thông qua một số quốc gia tiêu biểu, trong đó tập trung vào chế định này ở một số mô hình chính thể (cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp, quân chủ lập hiến, cộng hòa XHCN - mô

2

Trang 6

hình Xô Viết) Từ đó, rút ra được những bài học hữu ích để đổi mới cũng như hoàn thiện chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam.

- Về thời gian: Tiểu luận chủ yếu thông qua nghiên cứu chế định NTQG trên thế giới và những điều cần đổi mới trong chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Lý luận

- Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các lý thuyết của khoa học chính trị về tổ chức và thực thi QLNN về người đứng đầu nhà nước

- Tiểu luận sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Tiểu luận còn được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận của của khoa học chính trị về tổ chức và thực thi QLNN, một số khoa học khác, bao gồm các cách tiếp cận sử học, luật học, cách tiếp cận hệ thống, cấu trúc và chức năng…vv

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích hệ thống: Dùng để phân tích vị tri, vai trò, địa vị chính trị, pháp lý của chế định NTQG trong tính chính thể của BMNN và trong HTCT

- Phương pháp phân tích cấu trúc chức năng: Vận dụng phương pháp này để làm rõ chức năng của chế định NTQG trong HTCT nói chung, trong BMNN nói riêng

- Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa mô hình HTCT, mô hình chính thể và chế định NTQG trên thế giới và Việt Nam, từ đó lựa chọn những giá trị tham chiếu cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định Chủ tịch nước của Việt Nam.

- Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích bản chất của các khái niệm, nội dung cấu thành chế định NTQG, phân tích sự tác động của các yếu tổ kinh tế- xã hội, lịch sử và văn hóa chính trị đến quá trình hình thành chế định NTQG trên thế giới và ở Việt Nam

Trang 7

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người có kiến thức và sự am hiểu sâu rộng về vấn đề của luận án.

5 Đóng góp mới về khoa học

- Tiểu luận trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NTQG và chế định NTQG

- Khái quát những giá trị tham chiếu cho việc hoàn thiện chế định NTQG ở Việt Nam - Những luận chứng, luận cứ cho việc đổi mới chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa khoa học

- Để gia tăng trí thức chuyên ngành và hệ thống hóa kiến thức về nguyên thủ quốc gia và chế định nguyên thủ quốc gia, có thể tiếp cận thông qua một số lý thuyết và cách tiếp cận được áp dụng trên thế giới Nghiên cứu so sánh các mô hình chính thể cũng sẽ giúp làm rõ thực tiễn tổ chức chế định nguyên thủ quốc gia.

- Có thể tham khảo trong nghiên cứu đổi mới hoàn thiện HTCT nói chung xây dựng NNPQ nói riêng ở Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của tiểu luận sẽ cung cấp những điểm cần đổi mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, đổi mới và hoàn thiện chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 2 chương.

4

Trang 8

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐCGIA

1.1.Lịch sử phát triển của chế định nguyên thủ quốc gia

- Nguyên thủ quốc gia và chế định nguyên thủ quốc gia có nguồn gốc từ rất lâu đời, và quá trình hình thành, phát triển của chúng gắn liền với lịch sử phát triển của nhà nước Ở Việt Nam, hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo nên một hành trình lịch sử độc đáo, với các đời vua và người đứng đầu nhà nước đóng vai trò quan trọng.

- Thời kỳ Hùng Vương và An Dương Vương, những đời vua như Vua Hùng đã khắc sâu dấu ấn vào tâm hồn và tiềm thức của người dân Việt Nam Các vị vua này được coi là nguồn gốc tổ tiên của dân tộc, đặt nền móng cho việc xây dựng và giữ nước Trong thời kỳ này, quyền lực tập trung vào tay vua, và sự "cha truyền con nối" đã trở thành một giá trị lớn trong tư tưởng xã hội.

- Trong suốt thời kỳ trung đại, từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, xu hướng tập trung quyền lực vẫn là chủ đạo tại Việt Nam (Đại Việt) Một trong những nguyên nhân sâu xa của xu hướng này là bối cảnh lịch sử đặc biệt, khi nhà nước Việt Nam phải liên tục đối mặt với thách thức của việc chống giặc ngoại xâm, trị thủy, và kiểm soát thiên tai để ổn định cuộc sống của nhân dân Trong tình hình này, việc tập trung quyền lực được coi là cần thiết, đòi hỏi sự đoàn kết cao và thống nhất, với quan điểm rằng "không tập quyền thì không tài nào đủ sức để tổ chức làm được" Tuy nhiên vua ở các triều đại sau này đã có những biến đổi theo xu thế dân chủ chung của thế giới, hạn chế quyền lực hơn mặc dù vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế, phong kiến tập quyền

- Cách mạng tháng 8 năm 1945, thành công vang dội, đã mở ra một trang mới trong lịch sử Việt Nam, mang lại độc lập và tự do cho dân tộc Việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, là nhà nước dân chủ đầu tiên trong khu vực Đông Á, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ vua chúa nắm quyền Qua 40 năm của các giai đoạn cách mạng, nhà nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch Hội đồng nhà nước, luôn đổi mới và điều chỉnh chế định của mình trong các bản hiến pháp khác nhau Sự linh hoạt này phản ánh sự thích ứng với bối cảnh, yêu cầu của tình hình nội địa và quốc tế Mục tiêu xuyên suốt của

Trang 9

những chế định này vẫn là xây dựng một xã hội độc lập, dân chủ, và tiến bộ, nơi nhà nước không chỉ là của dân, mà còn do dân và vì dân.

- Để hiểu rõ về vai trò, vị trí, và chức năng cuảNTQG, cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá đối với hình thức nhà nước cũng như mô hình chính thể cụ thể "Chức vị của NTQG thường phụ thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước." Hình thức nhà nước bao gồm hình thức chính thể và hình thức cấu trúc Hình thức chính thể là cách tổ chức và thiết lập các cơ quan cấp cao của nhà nước Có hai dạng chính thể đại diện chính là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa Trong mỗi loại chính thể, có nhiều biến thể khác nhau, ví dụ như chính thể quân chủ có thể là quân chủ tuyệt đối, quân chủ đại nghị, hay quân chủ lập hiến Sự khác biệt cơ bản giữa chúng thường nằm ở các quy định liên quan đến tổ chức bộ máy, thực thi quyền lực, và việc thành lập các cơ quan QLNN cao nhất, trong đó có chức vụ NTQG.

1.2.Khái niệm, phân loại chế định nguyên thủ quốc gia

1.2.1 Khái niệm nguyên thủ quốc gia và chế định nguyên thủ quốc gia1.2.2 Khái niệm nguyên thủ quốc gia

- Thuật ngữ "nguyên thủ quốc gia" được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới Trong một số quốc gia, NTQG gia thường kiêm trách nhiệm đứng đầu cơ quan hành pháp, trong khi ở các quốc gia khác, NTQG có thể đồng thời là người đứng đầu đảng phái Ví dụ như ở Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Cuba, v.v., chức vụ như Tổng thống hoặc Chủ tịch đều là người đứng đầu chính phủ.

- Tuy nhiên, cũng có các quốc gia mà NTQG không có quyền lực thực sự đối với chính phủ, chỉ giữ một chức vụ danh dự với những quyền lực hạn chế Trong những trường hợp như này, vai trò của họ thường chỉ là đại diện cho quốc gia trong các sự kiện quan trọng, thực hiện các nghi lễ chính trị, phong thưởng các tước hàm cao cấp, ký các sắc lệnh và tuyên bố tình trạng chiến tranh Các quyền lực của NTQG trong các trường hợp này thường mang tính chất biểu tượng và trang trí.

- Ở Việt Nam, thuật ngữ "Nguyên thủ quốc gia" không được đề cập chính thức trong các bản hiến pháp, nhưng gần đây, trong các văn bản của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đặc biệt là tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII, đã xác nhận vai trò của "Chủ tịch nước với tư cách là NTQG." Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sửa đổi bổ sung năm 2013, tại Điều 86 cũng thể hiện một khái niệm tương tự: "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại." Mặc dù thuật ngữ "Nguyên thủ quốc gia" không được sử dụng chính thức, nhưng theo định nghĩa phổ biến hiện

6

Trang 10

nay và theo quan điểm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Việt Nam thực sự đóng vai trò như một NTQG Tóm lại, NTQG thường là người đứng đầu quốc gia, đại diện cho nhà nước trong các hoạt động đối nội và đối ngoại, tùy thuộc vào hình thức cụ thể của nhà nước.

1.2.3 Phân loại các mô hình chế định nguyên thủ quốc gia Phân loại theo hệ tư tưởng :

- Nếu phân loại theo hệ tư tưởng, trên thế giới hiện nay có 2 mô hình chính đó là mô hình các nước tư bản chủ nghĩa và mô hình các nước XHCN

Phân loại theo hình thức chính thể:

- Dựa theo mô hình chính thể, trên thế giới hiện nay hình thức chế định NTQG gắn với 2 hình thức chính thể lớn là quân chủ và cộng hòa Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) vào NTQG (vua, nữ hoàng ) theo nguyên tắc thừa kế Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.

1.2.4 Phân loại theo mức độ thẩm quyền :Nguyên thủ quốc gia có quyền lực hình thức:

- Thường thấy trong chính thể đại nghị gồm quân chủ đại nghị và cộng hoà đại nghị Trong các chính thể này, NTQG không còn toàn quyền, độc quyền mà quyền lực có sự giảm bớt trên các nhánh quyền

Nguyên thủ quốc gia có thực quyền

- Trong các hình thức chính thể, quân chủ tuyệt đối, đặc biệt là vua trong các nhà nước chủ nô và các chế độ phong kiến tập quyền, nổi bật với đặc điểm là QLNN tập trung mạnh vào NTQG, tức là vua, hoàng đế, quốc vương NTQG ở đây sở hữu quyền lực tuyệt đối, có quyền uy không giới hạn và là người duy nhất có thẩm quyền đặt ra và hủy bỏ các quy định pháp luật Các sắc phong, chiếu chỉ của vua được xem như thánh chỉ, có giá trị pháp lý tối cao và được xem là nguồn gốc của quyền lực NTQG trong hình thức này đảm nhận vai trò điều hành và quyết định mọi vấn đề trong BMNN Quyền lực của họ bao trùm lên tất cả các nhánh quyền, bao gồm cả quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp Điều này tạo ra một hệ thống quyền lực tập trung và chuyên chế, nơi nguyên thủ quốc gia là trung tâm của quyền lực và có ảnh hưởng tối đa đối với quyết định và chính sách của nhà nước.

Trang 11

1.3.Những đặc điểm phổ biến của chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo

Cơ chế lựa chọn cách thức thành lập nguyên thủ quốc gia

a Do thừa kế

Cơ chế thừa kế NTQG xuất hiện và duy trì chủ yếu trong hình thức chính thể quân chủ, đặc biệt là ở những quốc gia có vua, nữ hoàng, nữ vương, hoàng đế như Nhật Bản, Anh, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Brunei, Thái Lan, v.v Trong cơ chế này, NTQG thường được "thừa kế chức vụ" từ đời trước trong thân tộc hoặc dòng họ, được biết đến như là "cha truyền con nối" Sự thừa kế này giúp NTQG giữ cương vị không giới hạn về thời gian và có thể là suốt đời Quy định về thừa kế có thể được xác định trong các phong tục, truyền thống cổ xưa và cũng có thể được quy định trong luật lệ và hiến pháp của các nước Không chỉ xuất hiện trong các nền quân chủ, mô hình này cũng được duy trì ở một số quốc gia chính thể cộng hoà, như Triều Tiên, nơi NTQG được truyền ngôi thừa kế.

b Do Quốc hội bầu

Cơ chế bầu cử NTQG là một hình thức thể hiện dân chủ trực tiếp trong các chính thể dân chủ Người dân có quyền tham gia chứng kiến và lựa chọn đại diện của mình cho vị trí NTQG, vì nhà nước được coi là quyền lực của nhân dân và được nhân dân trao quyền Nhiều Hiến pháp của các nước khẳng định rõ quyền lực cao nhất là của nhân dân, thông qua việc trưng cầu dân ý và bầu cử tự do Ví dụ, Hiến pháp Liên bang Nga (tại Điều 3) nhấn mạnh việc trưng cầu dân ý và bầu cử tự do là hình thức cao nhất thể hiện quyền lực của nhân dân Cơ chế này thường được áp dụng trong các chính thể cộng hòa, nơi NTQG, thường là tổng thống, được bầu cử trực tiếp thông qua hai vòng bầu cử Có những trường hợp đặc biệt nơi việc bầu cử NTQG kết hợp cả bầu cử trực tiếp và thông qua đại cử tri Mỗi cách thức đều phản ánh cơ cấu và chính thể của nhà nước, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo tính khách quan, dân chủ và sự hài lòng của nhân dân trong quá trình thực hiện.

c Do dân bầu

Cơ chế bầu NTQG do dân bầu gọi là hình thức bầu cử dân chủ trực tiếp Người dân có quyền thể hiện chứng kiến, sự lựa chọn của mình đối với người đại diện cho đất nước Vì xét cho cùng, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân, nhân dân trao quyền cho nhà nước Vì vậy trong thực hiện quyền của mình, nhân dân phải có quyền được bầu cử NTQG

8

Trang 12

2.3.2 Vị trí, vai trò, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia

Tùy theo mỗi nước, mà NTQG có địa vị pháp lý, vị trí, vai trò, thẩm quyền khác nhau Có rất nhiều cách phân chia vai trò, chức năng của NTQG được nhiều tài liệu phân tích Có thể phân theo các nhóm chức năng cơ bản của lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp.

a Đứng đầu nhà nước:

Nguyên thủ quốc gia thường mang đặc điểm nổi trội và không thay đổi tùy thuộc vào thể chế chính trị, hình thức chính thể hay giai đoạn lịch sử cụ thể Điều này có nghĩa là nguyên thủ quốc gia luôn đảm nhận vai trò đứng đầu nhà nước, bất kể hình thức chính thể là gì Vị trí đặc biệt của nguyên thủ quốc gia trong BMNN và đối với quốc gia là rất quan trọng NTQG không chỉ là người đại diện cao cấp nhất của quốc gia trong và ngoài nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc quy tụ tinh thần và lực lượng quốc gia Vị trí này thể hiện đậm nét về tính đại diện của NTQG, biểu tượng hóa quốc gia và dân tộc NTQG còn đóng vai trò trung tâm trong việc đoàn kết lực lượng và điều hòa sức mạnh của quốc gia để đạt được mục tiêu chung.

b Thực hiện chức năng lập pháp

Lập pháp cùng hành pháp, tư pháp là 3 chức năng của nhà nước, hợp thành QLNN Việc phân tách QLNN theo 3 nhóm như vậy bắt nguồn từ học thuyết tam quyền phân lập của John Locke và tiếp tục được Montesquieu phát triển Lập pháp là quyền lực do nhân dân ủy thác trực tiếp cho nghị viện nhằm ban hành các văn bản có hiệu lực cao nhất của quốc gia chứa đựng các quy tắc xử sự chung của toàn bộ đời sống nhà nước và xã hội3 Lập pháp theo nghĩa rộng bao gồm vừa làm hiến pháp, vừa làm luật và sửa đổi luật Chức năng lập pháp liên quan trực tiếp và là thẩm quyền chính của nghị viện (quốc hội), tuy nhiên, tại nhiều chính thể, nghị viện chia sẻ phần nào chức năng này cho NTQG

c Thực hiện chức năng hành pháp

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan